Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

phân tích báo cáo tài chính ngân hàng tmcp kiên long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.46 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG
GVHD : TS. Trương Quang Thông
SVTH : Lớp TCDN Đêm 2 – K19
1. Lê Thị Mỹ Dung
2. Lê Thị Thúy Hằng
3. Lê Thị Thu Hồng
4. Đinh Thị Nguyệt
5. Trần Chu Huy Phong
6. Nguyễn Huy Phương
7. Nguyễn Thị Bích Tuyền
8. Võ Đỗ Thanh Xuân
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2010
MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG 1
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1
1.2 Sản phẩm và dịch vụ 2
1.3 Ngân hàng liên kết 2
1.4 Nguồn nhân lực 3
1.5 Sơ đồ tổ chức 3
2. PHÂN TÍCH CƠ CẤU, TĂNG TRƯỞNG TÀI SẢN, NGUỒN VỐN, THU NHẬP 4
2.1 Cơ cấu tài sản 5
2.2 Cơ cấu nguồn vốn 6
2.3 Cơ cấu thu nhập và chi phí trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh 7
3. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 8
3.1. Hệ số an toàn (Capital adequacy) 8
3.2. Chất lượng tài sản (Asset quality) 10
3.3. Khả năng sinh lời (Earnings) 11


3.4. Khả năng thanh khoản và huy động (Liquidity and Funding) 15
4. KẾT LUẬN 16
Phân tích Báo cáo tài chính Kiên Long Bank GVHD: TS.Trương Quang Thông
1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlong Bank) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng
10/1995 tại Kiên Giang. Qua hơn 15 năm hoạt động, Kienlong Bank trở thành một ngân
hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin của khách hàng.
Từ một ngân hàng hoạt động tín dụng tại các vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long
với số vốn điều lệ ban đầu 1,2 tỷ đồng, đến nay vốn điều lệ của Ngân hàng đã lên trên 1.000
tỷ đồng. Theo lộ trình đề ra, đến cuối năm 2010 Kienlong Bank sẽ có vốn điều lệ tăng trên
3.000 tỷ đồng. Hiện tại, Kienlong Bank đã có mạng lưới hoạt động tại các vùng trọng điểm
trong cả nước với 61 chi nhánh và phòng giao dịch. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ có 100 chi
nhánh và phòng giao dịch trong cả nước.
Thành tích và giải thưởng lớn:
• Kienlong Bank được Thủ tướng Chính phủ trao tặng bằng khen về thành tích trong
công tác (2001 - 2005) góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và Bảo
vệ Tổ quốc, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chấp hành tốt chính sách
thuế năm 2005, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc
thực hiện tốt ký kết trong phong trào thi đua năm 2005, Cờ thi đua của Chủ tịch Hiệp
hội Ngân hàng Việt Nam về việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2005, Bằng
khen của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc thực hiện tốt chế độ, chính sách
BHXH, BHYT năm 2005. Tháng 09 năm 2007, Ngân hàng tiếp tục nhận được hai
cúp vàng chất lượng hội nhập WTO hàng đầu với dịch vụ: huy động tiền gửi tiết
kiệm khu vực dân cư (nằm trong nhóm 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam) và dịch
vụ cho vay trả góp do Liên hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cấp. Ngày
15/12/2007 Ngân hàng Kiên Long nhận hai giải thưởng của Westem Union Khu vực
Đông Dương và Trung tâm Dịch vụ tài chính Eden với thành tích ngân hàng có
doanh số chi trả cao nhất và có nhiều giải pháp tiếp thị tốt nhất năm 2007.
• Ngày 26/10/2007, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký Quyết định số

1224/2007/QĐ-CTN ngày, về việc tặng Huân chương lao động hạng ba cho Ngân
hàng TMCP Kiên Long và cho cá nhân Ông Trương Hoàng Lương vì đã có thành
TCDN Đêm 2 – K19
1
Phân tích Báo cáo tài chính Kiên Long Bank GVHD: TS.Trương Quang Thông
tích xuất sắc trong công tác từ năm 2002 đến năm 2006, góp phần tích cực vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.
1.2 Sản phẩm và dịch vụ
Đi đôi với việc mở rộng mạng lưới, Kienlong Bank luôn chú trọng đến phát triển sản
phẩm và dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp với nhu cầu của
khách hàng trong giai đoạn hội nhập. Các sản phẩm dịch vụ chính của Kienlong Bank như
sau:
• Dịch vụ khách hàng cá nhân:
o Huy động vốn.
o Tài trợ vốn cho các lĩnh vực: kinh tế gia đình, bất động sản, tiêu dùng, dịch vụ
tài khoản, chuyển tiền …
• Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp:
o Bảo lãnh thị trường nội địa và quốc tế
o Tài trợ thương mại
o Tài trợ dự án
o Đồng tài trợ
• Ngân hàng hiện đại: Kienlong Bank đang tiến hành chọn lọc, thương lượng với các
đối tác để triển khai sớm hệ thống CoreBanking tạo tiện ích cho khách hàng.
o Internet Banking
o Mobile Banking
o Home Banking
• Các dịch vụ khác:
o Dịch vụ Western Union
o Phát hành và đưa vào khai thác hệ thống thẻ ATM và các sản phẩm có liên
quan

1.3 Ngân hàng liên kết
Ngày 05/06/2007, Ngân hàng TMCP Kiên Long đã tổ chưc lễ khai trương chi nhánh
Hà Nội và ký kết hợp tác chiến lược cùng hai đối tác là Ngân hầng TMCP Á Châu
(ACB) và Tổng công ty Du Lịch Sài Gòn (Sài Gòn Tourist), nhằm hướng tới xây dựng
TCDN Đêm 2 – K19
2
Phân tích Báo cáo tài chính Kiên Long Bank GVHD: TS.Trương Quang Thông
KienLongBank thành ngân hàng hoạt động an toàn, đa năng, hiệu quả. Theo nội dung ký
kết, ACB hỗ trợ KienLongBank trong đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ
ngân hàng, liên kết, khi KienLongBank gặp khó khăn về tài chính, ACB sẽ hỗ trợ theo
khả năng của mình và đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, ACB cũng
cam kết mua cổ phần của KienLongBank khi ngân hàng này thực hiện lộ trình tăng vốn
điều lệ.
1.4 Nguồn nhân lực
Kienlong Bank tập trung đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng quy trình tuyển
dụng chặt chẽ để tuyển chọn nhân viên có năng lực và tâm huyết với công việc. Đặc
biệt Kienlong Bank ký kết đào tạo nguồn nhân lực với Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh.
1.5 Sơ đồ tổ chức
TCDN Đêm 2 – K19
3
Phân tích Báo cáo tài chính Kiên Long Bank GVHD: TS.Trương Quang Thông
Ghi chú: Đơn vị tính áp dụng trong bài báo cáo này là Triệu đồng nếu không có chú
thích khác.
2. PHÂN TÍCH CƠ CẤU, TĂNG TRƯỞNG TÀI SẢN, NGUỒN VỐN, THU NHẬP
Bảng Cân đối Kế toán và Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh tóm tắt
(Nguồn: website của Ngân hàng TMCP Kiên Long: kienlongbank.com.vn)
TCDN Đêm 2 – K19
4
Phân tích Báo cáo tài chính Kiên Long Bank GVHD: TS.Trương Quang Thông

2.1 Cơ cấu tài sản
Cơ cấu dư nợ cho vay
TCDN Đêm 2 – K19
5
Phân tích Báo cáo tài chính Kiên Long Bank GVHD: TS.Trương Quang Thông
Từ bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008, 2009 có thể thấy khoản mục chiếm tỷ trọng
lớn nhất (trên 60%) trong tổng tài sản của ngân hàng Kiên Long cũng giống như các ngân
hàng thương mại khác là khoản cho các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước vay vì hoạt
động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Tiền gửi tại
các tổ chức tín dụng khác và tại Ngân hàng Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (trên 15%)
trong tổng tài sản của ngân hàng Kiên Long. Các khoản đầu tư vào chứng khoán và góp vốn
liên doanh của KLB ớ mức khoảng hơn 4%/năm. Điều này cho thấy KLB tập trung tài sản
của mình chủ yếu vào hoạt động truyền thống của ngân hàng thương mại là cấp tín dụng
(đặc biệt năm 2008 cho các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước vay chiếm đến khoảng 75%
tổng tài sản) và khá thận trọng trong việc đầu tư vào các hoạt động khác.
2.2 Cơ cấu nguồn vốn
TCDN Đêm 2 – K19
6
Phân tích Báo cáo tài chính Kiên Long Bank GVHD: TS.Trương Quang Thông
Về cơ cấu nguồn vốn, vì hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng là huy động vốn
từ bên ngoài để cho vay nên tổng nợ của KLB chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn của ngân
hàng. Trong đó, KLB huy động vốn chủ yếu từ các khách hàng là các tổ chức kinh tế, cá
nhân (khoảng 50% nguồn vốn) và vay từ các tổ chức tín dụng khác (khoảng 20% nguồn vốn
vào năm 2007, 2009, riêng năm 2008 là 4.65% nguồn vốn). Năm 2008, KLB tăng vốn điều
lệ từ 580 tỷ lên 1000 tỷ nên tỷ lệ vốn điều lệ trong tổng nguồn vốn tăng đáng kể.
2.3 Cơ cấu thu nhập và chi phí trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh
Vì phần lớn nguồn vốn của KLB sử dụng cho hoạt động cho các tổ chức kinh tế và cá
nhân vay nên thu nhập lãi chiếm trên 90% thu nhập của KLB. Năm 2008, thu nhập ngoài lãi
có một sự cải thiện đáng kể cả về số tuyệt đối và tương đối trong tổng thu nhập chủ yếu là từ
sự tăng lên của lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh và góp vốn, mua cổ phần. Cũng

trong năm 2008, KLB tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới hoạt động làm cho tổng chi phí
hoạt động tăng lên đến gần 60% tổng thu nhập, vì thế làm cho tỷ lệ thu nhập thuần, lợi
nhuận trước và sau thuế của KLB trong tổng thu nhập giảm so với năm 2007. Năm 2009, tỷ
lệ chi phí hoạt động trong tổng thu nhập giảm giúp cho tỷ lệ thu nhập thuần, lợi nhuận trước
và sau thuế của KLB trong tổng thu nhập cải thiện hơn so với năm 2008.
TCDN Đêm 2 – K19
7
Phân tích Báo cáo tài chính Kiên Long Bank GVHD: TS.Trương Quang Thông
Qua 3 năm 2007, 2008, 2009, hầu hết các khoản mục chính trong tài sản, nguồn vốn,
thu nhập, chi phí của KLB đều tăng. Tổng tài sản của KLB tăng mạnh qua các năm, đặc biệt
năm 2007 tăng 166.11% và 2009 tăng 154.45% chủ yếu là do tăng trưởng trong hoạt động
tín dụng (năm 2007 tăng 124.5%, năm 2009 tăng 122.03%). Về nguồn vốn, sự gia tăng
mạnh của nguồn vốn phần lớn là do tốc độ tăng trưởng mạnh từ tiền gửi của khách hàng.
Điều này là do KLB đã chú trọng hơn trong việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, đa dạng sản
phẩm, dịch vụ, các chương trình tiếp thị, quảng bá rộng rãi nhằm thu hút lượng tiền gửi từ
khách hàng cá nhân, tổ chức và đẩy mạnh hoạt động cấp tín dụng.
Các khoản mục về thu nhập đều tăng trưởng qua các năm, đặc biệt vào năm 2007 và
2009. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi thuần thấp hơn so với 2007 do chi phí hoạt
động tăng mạnh. Đến năm 2009, tốc độ tăng của chi phí hoạt động giảm xuống và tốc độ
tăng thu nhập lãi thuần tăng mạnh trở lại. Thu phí và dịch vụ thuần tăng trưởng mạnh qua
các năm, đặc biệt năm 2009 tăng đến gần 13 lần so với 2008 cho thấy dịch vụ của KLB đã
được cải thiện đáng kể.
3. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
(Các tỷ số được tính toán dựa trên nguồn số liệu từ báo cáo tài chính và thuyết minh báo
cáo tài chính của ngân hàng Kiên Long năm 2006, 2007, 2008, 2009)
3.1. Hệ số an toàn (Capital adequacy)
TCDN Đêm 2 – K19
8
Phân tích Báo cáo tài chính Kiên Long Bank GVHD: TS.Trương Quang Thông
Ghi chú: Do không có số liệu đầy đủ nên các số liệu “Vốn cấp 1”, “Vốn tự có”, “Tổng tài

sản có rủi ro” chỉ mang tính chất gần đúng, các số liệu này được tính dựa trên số liệu trong
Báo cáo tài chính của NH Kiên Long theo hướng dẫn của Quyết định Số 03/2007/QĐ-
NHNN.
Hệ số CAR của NH Kiên Long trong 3 năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 41.43%,
44.57%, 19.22%, đây là mức cao so với toàn ngành và so với chuẩn của FDIC (1997) (một
tổ chức ngân hàng có hệ số an toàn vốn tốt là ngân hàng có hệ số an toàn trên 6% đối với
vốn cấp 1, 10% đối với vốn tự có và 5% đối với hệ số vốn cấp 1 / tổng tài sản) và tiêu chuẩn
của hiệp định Basel (tối thiểu 8%). Điều này có thể lý giải là do NH Kiên Long là một ngân
hàng có quy mô nhỏ, đòn cân nợ chưa cao, cơ cấu tài sản còn đơn giản, vốn tự có được sử
dụng hầu hết cho hoạt động cho vay. Hệ số CAR cao hơn mức yêu cầu tối thiểu cho thấy
việc đầu tư vào tài sản có rủi ro của ngân hàng được đảm bảo bởi tỷ lệ vốn tự có cao hơn
quy định, phần nào cho thấy việc sử dụng vốn của KLB là chưa rủi ro; tuy nhiên khi hệ số
này cao quá mức cần thiết sẽ dẫn đến hạn chế khả năng sinh lời của ngân hàng, đây chính là
trường hợp của NH Kiên Long trong thời gian qua.
Có một điểm đáng lưu ý là Hệ số CAR đột ngột giảm mạnh từ 44.57% năm 2008 xuống
còn 19.22% năm 2009. Điều này cho thấy trong năm 2009, NH Kiên Long đã đẩy mạnh
hoạt động kinh doanh và tận dụng nguồn vốn, thể hiện qua Hệ số Tổng tài sản có rủi ro /
Vốn chủ sở hữu đã tăng mạnh lên 5.3x trong năm 2009 từ mức ổn định 2.4x - 2.3x trong
năm 2007 - 2008. Mặc dù có sự đột phá trong hướng kinh doanh nhưng mức độ Hệ số CAR
TCDN Đêm 2 – K19
9
Phân tích Báo cáo tài chính Kiên Long Bank GVHD: TS.Trương Quang Thông
vẫn còn cao (19.22%), do đó NH Kiên Long vẫn còn có khả năng để tiếp tục đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh.
Hệ số Dự phòng rủi ro tín dụng / Vốn cấp 1 của NH Kiên Long duy trì ở mức 1.1% năm
2007 - 2008 và 2.6% năm 2009, rất thấp so với tiêu chuẩn quốc tế (40%), nguyên nhân là do
thủ tục cho vay của các ngân hàng Việt Nam hầu hết đều đòi hỏi tài sản thế chấp và giá trị
tài sản đó phải cao hơn khoản cho vay nên mức dự phòng trích lập thấp.
3.2. Chất lượng tài sản (Asset quality)
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 diễn ra ở Mỹ phần nhiều liên quan đến những vấn

đề nợ dưới chuẩn (sub-prime credit). Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều yếu tố bất ổn do
chịu sự tác động của tình hình kinh tế thế giới thì việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để
xử lý những trường hợp nợ dưới chuẩn được nhiều người quan tâm. Việc lựa chọn đầu tư
bây giờ không chỉ phụ phuộc vào khả năng sinh lời mà còn là phòng ngừa rủi ro có thể xảy
ra cho việc đầu tư nhằm bảo đảm một sự yên tâm cho nhà đầu tư khi quyết định lựa chọn
một lọai cổ phiếu nào đó.
TCDN Đêm 2 – K19
10
Phân tích Báo cáo tài chính Kiên Long Bank GVHD: TS.Trương Quang Thông
Nhìn chung thì chất lượng tài sản có xu hướng phát triển tốt thể hiện qua việc các tỷ lệ
trích lập chi phí dự phòng qua các năm gia tăng đáng kế trong giai đọan từ năm 2007-2009
nhằm bảo đảm an toàn tín dụng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng cho vay trung bình
và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/ Thu nhập thuần từ kinh doanh có xu hướng tăng qua
các năm. Đồng thời tỷ lệ nợ dưới chuẩn/ Tổng dư nợ có xu hướng giảm qua các năm cho
thấy chất lượng tín dụng của KLB đã được cải thiện và khả năng dự phòng rủi ro tín dụng
của KLB cũng được cải thiện hơn.
• Chi phí dự phòng tín dụng/ trung bình tổng cho vay tăng từ 0.18% lên 0.5%.
• Chi phí dự phòng dự phòng tín dụng/ Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh tăng
đáng kể từ 2.27% lên 12.82%
• Dự phòng rủi ro tín dụng/ nợ dưới chuẩn tăng cao trong giai đoạn này tăng từ
31.89% năm 2008 lên 51.04% năm 2009, trong khi đó nợ dưới chuẩn/ tổng cho vay
giảm từ 1.66% trong năm 2008 xuống còn 1.17% trong năm 2009. Điều này cho
thấy những nỗ lực từ phía ngân hàng cải thiện những khỏan mục nợ dưới chuẩn
nhưng vẫn bảo đảm việc trích lập đầy đủ dự phòng để có thể xử lý kịp thời khi cần
thiết.
3.3. Khả năng sinh lời (Earnings)
TCDN Đêm 2 – K19
11
Phân tích Báo cáo tài chính Kiên Long Bank GVHD: TS.Trương Quang Thông
Chỉ số Thu nhập lãi thuần/Trung bình tài sản sinh lời (NIM) có chiều hướng giảm

dần qua từng năm, đặc biệt năm 2007 từ 7.52% giảm còn 5.29% vào năm 2008. Nguyên
nhân có thể là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, 2009 và cạnh
tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động sang khu vực các doanh
nghiệp nhỏ và vừa với mức giá cạnh tranh. Thu nhập lãi tăng đều qua các năm nhưng do tài
sản sinh lời tăng cao đột ngột trong năm 2009 trong khi thu nhập lãi chỉ tăng đều và thấp
hơn tốc độ tăng của tài sản sinh lời nên làm cho chỉ số thu nhập lãi/Trung bình tài sản sinh
lời giảm so với 2008.
Chỉ số chi phí lãi/Trung bình nguồn vốn huy động tăng mạnh trong năm 2008 là do
tốc độ tăng của chi phí lãi quá cao từ 91.210 lên 225.862 trong khi nguồn vốn huy động
TCDN Đêm 2 – K19
12
Phân tích Báo cáo tài chính Kiên Long Bank GVHD: TS.Trương Quang Thông
được trong nền kinh tế tăng quá ít từ 1.528.443 lên 1.845.517 (từ năm 2007 đến năm 2008).
Điều này xảy ra là do tình hình bất ổn của nền kinh tế chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng
vào cuối năm 2007 sang 2008. Năm 2009, khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhờ vào các
biện pháp can thiệp của Chính phủ, chi phí lãi tăng không đáng kể trong khi nguồn vốn huy
động tăng mạnh nên đã làm cho tỷ lệ giảm đi gần ½ so với năm 2008.
Trước ảnh hưởng tình hình chung như thế nên chỉ số ROAA năm 2008 cũng giảm
mạnh từ 3.56% năm 2007 xuống còn 1.45%, lợi nhuận sau thuế năm 2008 giảm gần 1/3 so
với năm 2007. Mặc dù năm 2009 lợi nhuận sau thuế tăng mạnh gần 2.5 lần so với năm
2008 nhưng tổng tài sản cũng tăng mạnh chủ yếu từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng và các
khoản cho các cá nhân và các tổ chức kinh tế trong nước vay tăng cao nên làm cho chỉ số
này chỉ tăng nhẹ từ 1.45% lên 1.76%.V
ROAE = (LNST/TTS) * (TTS/ VCSH)
= (LNST/ Tổng Thu nhập) * (Tổng Thu nhập/ TTS) * (TTS/ VCSH)
 ROAE
2007
= 49.64 % * 7.17% * 3.16
 ROAE
2008

= 27.3% * 5.31% * 3.05


ROAE
2009
= 35.66% * 4.93% * 4.81
Tỷ suất sinh lời trên trung bình vốn chủ sở hữu năm 2008 giảm từ 11.26% xuống còn
4,42% do cả 3 chỉ số (LNST/ Tổng Thu nhập), (Tổng Thu nhập/ TTS), (TTS/ VCSH) của
năm 2008 đều giảm so với năm 2007. Năm 2008, chỉ số Lợi nhuận sau thuế/ Tổng thu nhập
giảm do chi phí hoạt động tăng cao hơn mức tăng của tổng thu nhập làm lợi nhuận sau thuế
giảm. Mặc dù tổng thu nhập của KLB tăng trong năm 2008 nhưng Tổng tài sản trung bình
tăng lớn hơn làm cho tỷ lệ Tổng Thu nhập/ TTS giảm so với năm 2007. Số nhân vốn năm
2008 cũng giảm nhẹ so với năm 2007 do vốn chủ sở hữu trung bình tăng mạnh (năm 2008
KLB tăng vốn điều lệ) hơn so với tổng tài sản trung bình của ngân hàng. Đến năm 2009, chỉ
số Lợi nhuận sau thuế/ Tổng thu nhập được cải thiện hơn so với năm 2008 do KLB đã kiểm
soát chi phí hoạt động tốt hơn nên Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh so với năm 2008. Đồng
thời, mức tăng của Tổng tài sản trung bình năm 2009 lớn hơn mức tăng của tổng thu nhập
và vốn chủ sở hữu trung bình năm 2009 nên tỷ lệ Tổng Thu nhập/ TTS giảm và TTS/ VCSH
tăng so với năm 2008.
TCDN Đêm 2 – K19
13
Phân tích Báo cáo tài chính Kiên Long Bank GVHD: TS.Trương Quang Thông
Chỉ số tài chính ROEA cũng giảm từ năm 2007 đến năm 2008, nguyên nhân là tài
sản tăng do đầu tư mở rộng nhưng lợi nhuận lại giảm, năm 2009 ROEA tăng nhẹ so với năm
2008.
Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh trên tổng thu nhập giảm mạnh từ 70,54%
năm 2007 xuống 40.27% trong năm 2008, nguyên nhân là tổng thu nhập tăng nhưng chi phí
hoạt động tăng đột biến do ngân hàng bước đầu mở rộng phạm vi hoạt động làm thu nhập
thuần giảm. Năm 2009, chỉ số này đã có chiều hướng cải thiện hơn so với năm 2008 chứng
tỏ KienLong Bank đã có những nỗ lực đáng kể để vượt qua khó khăn, nâng cao hiệu quả

hoạt động và có những dấu hiệu tăng trưởng tốt.
Tổng chi phí hoạt động trên thu nhập lãi thuần năm 2008 tăng lên từ 29,74% lên 64,67% và
giảm xuống còn 48.56% năm 2009. Điều này có thể là do trong năm 2008 KienLongBank
phát triển thêm các chi nhánh, đẩy mạnh công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực,
Chi phí hoạt động tăng mạnh, năm 2008 lên 81 tỷ đồng, bằng 2.55 lần so với 2007, năm
2009 lên 119 tỷ, gấp 1.46 lần so với năm 2008 khiến tỉ lệ chi phí/tổng TN tăng nhằm mục
đích mở rộng khả năng hoạt động kinh doanh, nhưng đến năm 2009 thì chỉ số này đã giảm
xuống do hoạt động kinh doanh bắt đầu ổn định và có hiệu quả.
Ta thấy số ngày lãi dự thu có chiều hướng gia tăng, năm 2007 là 55,78 ngày tăng lên
72,34 ngày năm 2008 và 72,91 ngày năm 2009. Tuy từ năm 2008 đến năm 2009 số ngày lãi
dự thu tương đối ổn định nhưng so với năm 2007 thì con số này vẫn tăng đáng kể cho thấy
khả năng thu hồi lãi của ngân hàng Kiên Long có phần bị giảm sút đáng kể, có thể là do
KienLongBank còn kém trong quá trình thẩm định, quản lý rủi ro, thu hồi nợ…
Nhìn chung sự biến động các chỉ số tài chính trên do những nguyên nhân khách quan và
chủ quan sau:
- Năm 2008 được đánh giá là năm khó khăn cho các ngân hàng thương mại khi những
bất ổn của nền kinh tế thế giới cũng như diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế xã
hội trong nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính Việt Nam.
- Bước sang năm 2009 ngân hàng đã xác định đây là năm khó khăn của hoạt động
ngân hàng nên đã có chiến lược đúng đắn và phù hợp trong từng giai đoạn phát triển.
TCDN Đêm 2 – K19
14
Phân tích Báo cáo tài chính Kiên Long Bank GVHD: TS.Trương Quang Thông
Cụ thể là KLB tiếp tục mở rộng các hoạt động liên kết, hợp tác với các đối tác chiến
lược trong và ngoài nước để tăng dần tiềm lực tài chính.
3.4. Khả năng thanh khoản và huy động (Liquidity and Funding)
Qua bảng cân đối kế toán của KLB có thể thấy được kênh huy động vốn chủ yếu của
ngân hàng là từ lượng tiền gửi của khách hàng. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng/Tổng tài sản có xu
hướng tăng qua các năm, đồng thời lượng tiền gửi của khách hàng cũng tăng mạnh góp
phần lớn vào sự tăng trưởng của tổng tài sản. Điều này cũng cho thấy chất lượng dịch vụ, uy

tín và quy mô của KLB đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua.
Tỷ lệ tài sản thanh khoản/ Tổng tiền gửi của khách hàng đạt gần 75% vào năm 2007
trong khi tỷ lệ đầu tư vào chứng khoán của KLB thấp cho thấy tài sản thanh khoản chủ yếu
là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Điều này cho thấy KLB sử dụng vốn huy động vào hoạt
động có mức độ rủi ro thấp, thanh khoản cao, tuy nhiên khả năng sinh lợi là không cao.
Năm 2008, tỷ lệ tài sản thanh khoản/ Tổng tiền gửi của khách hàng giảm xuống còn khoảng
31% chủ yếu do lượng tiền gửi của khách hàng tăng và KLB đã giảm lượng tiền mặt và tiền
TCDN Đêm 2 – K19
15
Phân tích Báo cáo tài chính Kiên Long Bank GVHD: TS.Trương Quang Thông
gửi ngân hàng để tăng cường hoạt động cấp tín dụng có khả năng sinh lợi cao hơn nhưng
đồng thời rủi ro cũng lớn hơn. Để giảm rủi ro mất thanh khoản khi lượng tiền huy động từ
tiền gửi khách hàng tăng lên, năm 2009, KLB đã tăng lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
Nhà nước, các tổ chức tín dụng và tăng một lượng không lớn tài sản vào đầu tư vào chứng
khoán. Điều này giúp cải thiện tỷ lệ tài sản thanh khoản/ Tổng tiền gửi của khách hàng lên
45.3%.
4. KẾT LUẬN
Như vậy, qua phân tích sơ lược báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Kiên Long
qua 3 năm 2007, 2008, 2009 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của KLB là
tương đối tốt như: vốn tự có, chất lượng tài sản, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản
theo qui định. Từ đó cho thấy những nỗ lực của HĐQT, Ban điều hành trong việc quản trị
và điều hành Ngân hàng và sự phát triển của Ngân hàng TMCP Kiên Long trong thời gian
qua.
Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Kiên Long cũng còn phải nỗ lực rất nhiều trong việc
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kiểm soát chi phí và rủi ro để từng bước phát triển và khẳng
định uy tín, thương hiệu và vị trí trên thị trường tài chính.
TCDN Đêm 2 – K19
16

×