Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

mối quan hệ của tính cố kết cộng đồng với tác động của dư luận xã hội đến hành vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.37 KB, 7 trang )

Mối quan hệ của tính cố kết cộng đồng với tác động của dư luận xã hội đến
hành vi
LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi con người chúng ta ai cũng đều đang sống trong một cộng đồng. Đó là
một tập hợp dân cư sinh sống trên cùng một lãnh thổ và do vậy họ thường có ý
thức, tình cảm và sự thống nhất trong một địa phương và khả năng tham gia những
hành động mang tính tập thể vì quyền lợi của địa phương đó. Xét theo quy mô,
cộng đồng được hình thành từ nhiều cấp độ, từ vi mô như gia đình, dòng họ (là
cộng đồng tập hợp theo nguyên tắc thân thuộc), làng xã (theo nguyên tắc láng
giềng)… đến cấp độ vĩ mô như dân tộc (theo nguyên tắc chính trị xã hội), tộc người
(theo tiêu chí cùng chung nguồn gốc)… và giữa đó cũng có những cộng đồng cấp
trung gian như nông trường, xí nghiệp. Trong mỗi cộng đồng, con người có mối
quan hệ với nhau, có sự liên kết, gắn bó với nhau, có sự gắn kết tình cảm với nhau
tạo thành tính cố kết của cộng đồng.
Khi trong cộng đồng xã hội xảy ra một sự kiện, một hiện tượng nào đó thu
hút được sự quan tâm, chú ý của đông đảo người dân, họ bày tỏ thái độ, phán xét
của mình về vấn đề đó và đi đến ý kiến thống nhất với đại đa số thông qua các cuộc
trao đổi, thảo luận thì hình thành nên dư luận xã hội. Nó là sản phẩm của quá trình
giao tiếp xã hội, là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa mọi người và có ảnh
hưởng tới hành vi con người trong đời sống xã hội.
Bất cứ hành vi nào của con người đều có sự chi phối của nhiều yếu tố khác
nhau. Vấn đề chúng ta cùng tìm hiểu ở đây là xem xét tác động của dư luận xã hội
và tính cố kết cộng đồng có ảnh hưởng như thế nào tới hành vi của con người.
1
NỘI DUNG
Mối quan hệ của tính cố kết cộng đồng và tác động của dư luận xã hội đến
hành vi
Mỗi một cộng đồng khác nhau có mức độ gắn kết khác nhau và do đó hành
vi của con người cũng khác nhau trước tác động của dư luận xã hội. Sau đây chúng
ta sẽ cùng xem xét trong từng trường hợp cụ thể và có sự so sánh đối chiếu để thấy
sự khác biệt đó như thế nào.


Trước hết chúng ta tìm hiểu mối quan hệ đó ở xã hội Phương Đông và
Phương Tây.
Xã hội Phương Đông mà cụ thể là các nước Châu Á nói chung và Việt Nam
nói riêng có tính cố kết cộng đồng cao hơn so với Phương Tây. Người dân trong
cộng đồng này trong một thời gian dài chịu tác động của hệ tư tưởng Nho giáo với
những quy định rất khắt khe về lễ giáo. Mọi người sống với nhau trong mối quan
hệ gắn bó tình cảm, dựa trên những chuẩn mực, giá trị chung của xã hội Phương
Đông. Các thành viên trong cộng đồng có sự đoàn kết giúp đỡ nhau, có tính tập thể
rất cao. Khác với Phương Tây, các gia đình cũng sống gần nhau, cũng có quan hệ
với nhau nhưng họ sống với nhau theo kiểu trang trại và quan hệ của người dân rất
lỏng lẻo. Bởi lẽ họ đề cao giá trị cá nhân, coi trọng tự do cá nhân. Và như theo
Tonnies thì đó thuộc loại quan hệ Gerellshaft – quan hệ thứ cấp. Đó là những quan
hệ duy lý dựa trên sự tính toán về lợi ích cá nhân. Mối quan hệ này dựa trên lí lẽ
chứ không phải tình cảm.
Chính vì thế mà ở xã hội Phương Đông hành vi của cá nhân chịu ảnh hưởng
rất lớn của dư luận xã hội. Mỗi người hành động phải chú ý đến người khác, đến
cộng đồng. Họ không thể tuỳ tiện hành động theo ý muốn của mình. Trước dư luận
xã hội họ phải tuân theo những chuẩn mực, khuôn mẫu chung của cộng đồng. Ở
đây tác động của dư luận, của tiểu môi trường xã hội mạnh hơn so với sự kiểm soát
thực tế của cá nhân. Do đó các hành động của cá nhân luôn hướng theo ý muốn
2
chung của cộng đồng. Dư luận xã hội có sự chi phối mạnh mẽ tới quết định của cá
nhân.
Còn ở xã hội Phương Tây thì ngựơc lại. Sự kiểm soát thực tế có vai trò lớn
hơn đối với quyết định của cá nhân so với dư luận. Con người hành động theo ý
muốn của mình chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến của cộng đồng. Yếu
tố dẫn đến cá nhân đưa ra quyết định cuối cùng là do bản thân quan điểm, ý kiến
của cá nhân đó. Dư luận chỉ là luồng ý kiến bên ngoài để tham khảo chứ không có
ý nghĩa nhiều đối với hành vi của cá nhân.
Tiếp theo chúng ta xem xét vấn đề này ở cộng đồng nông thôn và đô thị (chủ

yếu đề cập ở Việt Nam).
Nông thôn với đặc trưng nghề nghiệp là sản xuất nông nghiệp phụ thuộc
nhiều vào các điều kiện tự nhiên đã khiến con người phải liên kết, dựa vào nhau mà
sống. Hơn nữa dân cư trong cộng đồng này mang tính thuần nhất cao về các đặc
điểm chủng tộc và tâm lý cũng là một yếu tố làm cho tính cố kết cộng đồng cao
hơn so với ở đô thị. Sự liên kết giữa các thành viên trong làng xã rất chặt chẽ “bán
anh em xa mua láng giềng gần, tối lửa tắt đèn có nhau”. Mọi người luôn sẵn sàng
đoàn kết giúp đỡ nhau, coi người trong cộng đồngnhư anh em trong nhà. Vì thế mà
trước dư luận xã hội người dân không thể làm ngơ. Mỗi hành vi của cá nhân luôn
phải hướng đến người khác trong cộng đồng. Tính cá nhân bị hạn chế, tính cộng
đồng trở thành quy luật của cộng đồng. Trong cộng đồng nông thôn, cá nhân bị hoà
tan vào trong môi trường xã hội. Sự kiểm soát thực tế của cá nhân là rất yếu. Ngay
cả các tiểu môi trường xã hội thì sự ảnh hưởng của nó tới hành vi của cá nhân vẫn
còn thấp hơn so với của dư luận xã hội. Nông thôn có tiểu văn hoá riêng với các giá
trị, chuẩn mực đặc thù quy định khuôn mẫu hành động và kiểm soát hành vi của cá
nhân trong cộng đồng. Các quan hệ ở nông thôn lấy quan hệ tình cảm làm cơ sở,
coi trọng các quan hệ cộng đồng, bằng hữu, hàng xóm láng giềng Đó là những
quan hệ sơ cấp dựa trên tình cảm – Gemeinschaft. Chính vì mức độ gắn kết tình
cảm trong nông thôn rất cao nên hành vi của cá nhân chịu tác động rất lớn của dư
3
luận xã hội trong cộng đồng. Cá nhân trong cộng đồng nông thôn sợ nhất là bị cô
lập. Do đó họ không dám làm bất cứ điều gì đi ngược lại những ý kiến chung, dư
luận của cộng đồng. Ví dụ như ở nông thôn người nào bị hắt hủi ngay cả trong các
đám tang thì tức là người đó đã bị mọi người đẩy ra khỏi cộng đồng. Đó là điều
đáng sợ nhất của người dân nông thôn. Ở cái nơi mà “phép vua còn thua lệ làng”
thì hành vi của cá nhân bị kiểm soát rất chặt chẽ. Nếu một cá nhân nào đó chỉ cần
có hành vi không đúng với các chuẩn mực chung thì ngay lập tức bị dán nhãn tiêu
cực. Bởi vậy cá nhân không dám có hành vi chống lại dư luận xã hội. Quan hệ
dòng họ ở nông thôn rất gắn bó. Người trưởng họ có tiếng nói thay mặt cả họ. Nếu
trong họ có thành viên nào có ý kiến trái ngược với quan điểm chung thì ngay lập

tức sẽ bị gạt đi. Do đó càng ngày càng có ít những ý kiến như thế (theo lý thuyết
vòng xoáy im lặng) và do vậy cũng có rất ít hành vi ở ngoài vòng kiềm toả của dư
luận xã hội.
Trong khi đó ở đô thị hành vi của cá nhân rất ít chịu tác động của dư luận xã
hội. Bời vì ở đô thị tính cố kết cộng đồng không cao như ở nông thôn. Cá nhân ở
đô thị được giải phóng, mức độ gắn kết tình cảm ít hơn. Họ ít để ý đến xung quanh,
ít “đếm xỉa” đến dư luận xã hội. Họ phải “đạp” trên dư luận mà sống, chứ nếu cứ
chỉ quan tâm đến dư luận xã hội xung quanh thì sẽ chẳng làm được việc gì cả. Cuộc
sống ở đô thị rất phức tạp, đặc biệt với sự phát triển của các phương tiện thông tin
đại chúng thì dư luận xã hội sẽ càng lan toả rộng hơn. Vì thế sự cố kết cộng đồng
thấp đã làm cho hành vi cá nhân ít bị chi phối bởi tác động của dư luận xã hội. Sư
kiểm soát thực tế là yếu tố chính quyết định hành vi của cá nhân. Ví dụ ta thấy các
ca sĩ, diễn viên xung quanh họ liên tục có các luồng dư luận khác nhau, tên tuổi,
cuộc sống, đời tư, công việc của họ thường xuyên xuất hiện trên báo, đài, tivi…Họ
đã vượt qua tất cả những dư luận đó để có cuộc sống bình thường và khẳng định
mình trong xã hội.
Loại hình cộng đồng mà tính cố kết rất cao phải kể đến đó là cộng đồng tôn
giáo và các cộng đồng dân tộc thiểu số. Đây là những cộng đồng có những quy
4
định rất khắt khe mà dư luận trong lòng những cộng đồng này có tiếng nói mạnh
mẽ quyết định tới hành vi của mỗi các nhân trong cộng đồng. Sự kiểm soát thực tế
và các tiểu môi trường xã hội xung quanh cá nhân không có vai trò lớn lắm đối với
việc ra quyết định của cá nhân. Dư luận xã hội gây sức ép rất lớn tới hành vi con
người. Ví dụ như trong cộng đồng những người theo đạo Thiên chúa thì việc nạo
phá thai là đIều không thể chấp nhận được. Theo quan niệm đó thì mỗi sinh linh
đều là sự ban phát của Chúa. Nếu phá thai tức là đã từ bỏ ân huệ của Chúa. Nếu
con chiên nào vi phạm quy định này thì sẽ có hình thức xử phạt rất nặng nề và bị
đẩy ra ngoài lề của cộng đồng. Trong khi đó ta thấy rằng pháp luật Việt Nam ta đã
cho phép việc nạo phá thai. Hay ở các cộng đồng thiểu số việc người con gái chưa
chồng đã có thai là một điều sỉ nhục của gia đình và cộng đồng. Do đó người con

gái đó bị đuổi vào rừng sâu hoặc cho ăn lá ngón tự tử. Cho dù gia đình đều rất
thương con, xót con nhưng áp lực của dư luận còn lớn hơn và họ không thể làm
khác được mà đành phải chấp nhận. Từ đó ta có thể thấy hành vi của cá nhân chịu
tác động mạnh mẽ của dư luận.
Trên đây ta đã xem xét mối quan hệ của tính cố kết cộng đồng ở các cộng
đồng khác nhau. Tiếp sau đây ta tìm hiểu nó ở trong sự đối chiếu theo trục thời gian
từ truyền thống đến hiện đại.
Trong truyền thống mọi người gắn bó với nhau để cùng đáp ứng nhu cầu sản
xuất, ứng phó với môi trường tự nhiên. Trước thiên tai, chiến tranh… tất cả cùng
liên kết với nhau thực hiện công việc chung. Do đó mức độ cố kết cộng đồng rất
chặt chẽ. Lúc này hành vi của mỗi người luôn hướng vào cộng đồng, cái cá nhân bị
chìm lấp đi và do vậy hành vi của con người luôn bị chi phối bởi dư luận xã hội.
Còn đến hiện đại khi mà mọi người không còn quá phụ thuộc vào nhau nữa, ai
cũng có tự do riêng của chính mình thì lúc này sự cố kết đã lỏng lẻo hơn và do vậy
tính cá nhân là yếu tố quyết định hành vi các nhân chứ không phải dư luận xã hội
như trước.
5
KẾT LUẬN
Trong phạm vi một bài viết nhỏ ta không thể tìm hiểu một cách chi tiết mối
quan hệ của tính cố kết của cộng đồng với tác động của dư luận xã hội tới hành vi.
Ở đây chúng ta mới chỉ lướt qua tổng quan toàn bộ vấn đề, đem tới một cái nhìn
khái quát nhất.
Như vậy ở những cộng đồng có tính cố kết cộng đồng cao như nông thôn,
Phương đông… tác động của dư luận xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của
cá nhân. Cho dù giữa kiểm soát thực tế, tiểu môi trường xã hội và dư luận xã hội
có xung đột ý kiến với nhau thì hành vi của cá nhân cuối cùng vẫn phải tuân thủ
định hướng, lời khuyên, quyết định của dư luận xã hội. Sở dĩ dư luận xã hội có
được sức mạnh to lớn như vậy vì nó có chức năng điều chỉnh, kiểm soát, giáo dục,
tư vấn (xem hình 2).
Còn ở cộng đồng có tính cố kết thấp (đô thị, Phương tây ) thì cá nhân hành

động theo sự kiểm soát thực tế của mình mà ít chịu tác động từ dư luận xã hội.
Trong trường hợp mà các ý kiến từ dư luận xã hội, tiểu môi trường xã hội và kiểm
soát thực tế là đồng hướng (tức là cùng phản đối hoặc cùng ủng hộ) thì việc ra
quyết định của cá nhân dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Nhưng nếu có sự xung
đột luồng ý kiến thì sự lựa chọn hành vi của cá nhân sẽ khó khăn hơn và mất nhiều
thời gian hơn nhưng thường ưu tiên cho vòng trong trước và vòng ngoài sau (xem
hình 1).
Mô hình minh hoạ:
6
Hình 1:
Xã hội có tính cố kết cộng
đồng thấp
1-Kiểm soát thực tế
2-Tiểu môi trường xã hội
3- Dư luận xã hội
Hình 2:
Xã hội có tính cố kết cộng
đồng cao
1-Dư luận xã hội
2-Tiểu môi trường xã hội
3-Kiểm soát thực tế
Để lý giải cho vấn đề trên ta có thể áp dụng mô hình vòng xoáy im lặng, lý
thuyết dán nhãn và dựa trên những chuẩn mực giá trị của nền văn hoá chung và đặc
thù của mỗi cộng đồng.
Tóm lại qua việc tìm hiểu mối quan hệ của tính cố kết cộng đồng và tác động
của dư luận xã hội ta có thêm một cái nhìn về hành vi của con người, hiểu được tại
sao trong cộng đồng này thì cá nhân hành động thế này nhưng ở cộng động khác cá
nhân lại có hành vi khác.
7

×