Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

giải pháp nâng cao chất lượng nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 104 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TM - DL – MAR

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng
nhập khẩu theo phương thức Door to Door bằng đường
biển của công ty Interlogistics
GVHD: GS.TS: Đoàn Thị Hồng Vân
SVTH: Phạm Thị Hồng Hạnh
Niên khóa: 2009 – 2013
2
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Logistics - Thị trường mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển Việt Nam, nhưng so với các
quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á, thì thị trường này có sự tăng trưởng nhanh về kinh tế,
đặc biệt là sản xuất và bán lẻ. Đó là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của
Interlogistics. Hơn nữa Việt Nam đang bước vào thời kì hội nhập sâu rộng với nền kinh tế
thế giới, tạo cơ hội để tất cả các ngành kinh tế trong đó có Logistics phát triển, hội nhập tạo
ra cơ hội đồng thời cũng tạo ra nhiều áp lực thách thức cho doanh nghiệp.
Interlogistics - Một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực giao
nhận vận tải hàng hóa. Được thành lập năm 2005, với mạng lưới vận chuyển rộng khắp thế
giới, cùng cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển tương đối tốt và hiện đại. Ở một vị thế cao
hơn, Interlogistics hoàn toàn tự tin đảm nhận công việc phức tạp hơn được gọi là “Giao nhận
hàng nghệ thuật” – Liên quan đến hàng hóa có giá trị cao, dễ vỡ hoặc thậm chí vô giá.
Đứng trước bối cảnh và xu thế phát triển của thế giới, Interlogistics cũng như vô số doanh
nghiệp khác, cần phải trang bị cho mình kiến thức, sự chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ.
Riêng đối với phòng nhập của công ty Interlogistics, cũng phải đảm bảo từng khâu, từng
công đoạn trong quy trình chuyển nhận hàng nhập khẩu, để cải thiện và đáp ứng được nhu
cầu, đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Để làm được điều này, trước tiên phải hiểu rõ
được quy trình, thủ tục trong quá trình vận chuyển được tiến hành như thế nào, từ đó có thể


đưa ra những biện pháp để trả lời được câu hỏi: “Làm thế nào để duy trì khách hàng hiện tại,
thu hút khách hàng tiềm năng? Nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp với chi phí và thời
gian thực hiện ngắn nhất bằng cách nào? …Cụ thể cho vấn đề này, em quyết định chọn đề
tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương
thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics”
Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng nhập khẩu theo điều kiện Door to Door bằng đường biển
của công ty Interlogistics. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, hoạt động kinh
doanhh của Phòng Kinh Doanh Nhập trong những năm gần đây. Liên hệ với các công ty
3
khác trong ngành, học hỏi, rút kinh nghiệm. Từ đó có những biện pháp để cải thiện, nâng
cao chất lượng dịch vụ, cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng doanh số và lợi
nhuận.
Phạm vinghiện cứu:
 Ngành nghề hoạt động : Logistics
 Khu vực nghiên cứu : Thành phố Hồ Chí Minh
 Đối tượng nghiên cứu: Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Chuyển Quốc Tế
Phương pháp nghiên cứu:
 Nghiên cứu định tính: Tham khảo các nghiên cứu trước đây của công ty, thảo luận
với các anh chị làm lâu năm trong công ty về chất lượng dịch vụ, hay thảo luận với các
bạn trong nhóm Logistics do GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân hướng dẫn,cũng như tìm hiểu
mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của công ty.
 Nghiên cứu định lượng: Phân tích qua bảng kết quả doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ phần
trăm ….
Kết cấu đề tài:
Đề tài được chia thành bốn chương với những nội dung sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận hoạt động giao nhận vận tải hàng nhập khẩu bằng đường biển
Chương 2: Giới thiệu về công ty Interlogistics
Chương 3: Quy trình hoạt động nhập khẩu hàng hóa theo điều kiện Door to Door bằng
đường biển

Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận nhập khẩu của công ty
Interlogistics.
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỎ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN
TẢI HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Tổng quan về hoạt động giao nhận vận tải ( Freight Forward Service)
1.1.1. Khái niệm
Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua, người bán ở những nước khác
nhau. Sau khi hợp đồng buôn bán được kí kết, người bán hực hiện việc giao hàng, tức là
hàng hóa được vận chuyển từ nước người bán đến nước người mua.
Để cho quá trình vận chuyển đó được bắt đầu, tiếp tục được và kết thúc được,tức là
hàng hóa đến tay người mua được, cần phải thực hiện hàng loạt các công việc có liên quan
đến qá trình chuyên chở như: đóng gói, bao bì, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục
gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tài hàng hóa ở dọc đường, đưa hàng ra khỏi tàu và giao
cho người nhận.
Theo quy tắc mẫu của FIATA (Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế) dịch vụ
giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ dịch vụ nào liên quna đến vận chuyển, gom hàng,
lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên
quan đến các dịch vụ kể trên, kể cả các vấn đề hải quan, mua bảo hiểm, thành toán, thu nhập
chứng từ liên quan đến hàng hóa.
Theo Luật thương mại Việt Nam, giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó
người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho,
làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo
sự của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác (gọi chung là khách
hàng).
Nói một cách ngắn gọn: Dịch vụ giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc liên
quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nới gửi hàng (người
gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng)
1.1.2. Các doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ giao nhận hàng hóa
5

Theo nghị định của chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải, ban hành ngày
19/3/2001 ( có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày kí), các doanh nghiệp có ngành nghề đăng kí
kinh doanh sau đây có thể tham gia vào dịch vụ giao nhận hàng hóa ngoại thương:
- Dịch vụ đại lý vận tải đường biển
- Dịch vụ môi giới hàng hóa
- Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa
- Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển
 Dịch vụ đại lý vận tải đường biển là dịch vụ thực hiện các công việc sau đây theo ủy
thác của chủ hàng:
- Tổ chức và tiến hành các công việc phục vụ qua trình vận chuyển, giao nhận hàng
hóa, vận chuyển hành khách và hành lý trên cơ sở hợp đồng vận chuyển bằng đường biển
hoặc hợp đồng vận tải đa phương thức.
- Cho thuê, nhận thuê hộ phương tiện vận tải biển, thiết bị bố dỡ, kho hàng, bến bãi,
cầu tàu và cá thiết bị chuyên dùng hàng hải khác.
- Làm đại lý container.
- Giải quyết các công việc khác theo ủy quyền.
 Dịch vụ môi giới hàng hải là dịch vụ thực hiện các công việc sau:
- Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải
- Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng cho thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu, hợp
đồng lai dắt, hợp đồng thuê và cho thuê thuyền viên
- Làm trung gian trong việc ký kết các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng
hải do người ủy thác yêu cầu từng hợp đồng cụ thể
 Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa là dịch vụ thực hiện kiểm đếm số lượng hàng hóa thực tế
khi giao nhận hoặc với tàu biển hoặc các phương tiện khác theo ủy thác của người
giao hàng, người nhận hàng hoặc người vận chuyển
6
 Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển là dịch vụ thực hiện các công việc bốc, dỡ
hàng hóa tại cảng theo quy trình công nghệ bốc, dỡ từng loại hàng.
1.1.3. Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa
a) Đại diên cho người xuất khẩu

Người giao nhận với những thỏa thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người
xuất khẩu) những công việc sau:
- Lựa chọn tuyến đường vận tải
- Đặt/thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải
- Giao hàng hóa và cấp các chứng từ liên quan (như: Biên lai nhận hàng – The
Forwarder Certificate Of Transport).
- Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng ( L/C) và các văn bản luật pháp của chính
phủ liên quan đến vận chuyển hàng hóa của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, kể cả
các quốc gia chuyển tải ( Transit) hàng hóa, cũng như chuẩn bị các chứng từ cần thiết
- Đóng gói hàng hóa (Trừ khi hàng hóa đã đóng gói trước khi giao cho người giao
nhận).
- Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hóa (Nếu được
yêu cầu)
- Chuẩn bị kho bảo quản hàng hóa, cân đo hàng hóa (nếu cần)
- Vận chuyển hàng hóa đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vực giám sát hải
quan, cảng vụ, sau đó giao hàng cho người xuất khẩu
- Nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu
- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa đến cảng đích bằng cách liên hệ với người
vận tải hoặc đại lý của người giao nhận ở nước ngoài
- Ghi chú về những mất mát, tổn thất đối với hàng hóa (nếu có)
7
- Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với nhưng hư hỏng, mất mát hay tổn
thất của hàng hóa
b) Đại diện cho người nhập
- Người giao nhận với những thỏa thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người
nhập khẩu) những công việc sau:
- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa trong trường hợp người nhập khẩu chịu
trách nhiệm về chi phí vận chuyển
- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ có liên quan đén quá trình vận chuyển hàng hóa
- Nhận hàng hóa từ người vận tải

- Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giams sát hải quan, cúng như các lệ phí khác
liên quan.
- Chuẩn bị kho hàng chuyển tải nếu cần thiết
- Giao hàng hóa cho người nhập khẩu
- Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thât, mất mát của hàng
hóa.
c) Các dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ kể trên, người giao nhận còn cúng cấp các dịch vụ khác theo yêu
cầu của khách hàng như dịch vụ gom hàng, tư vấn cho khách hàng về thị trường mới, tình
huống cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các điều kiện giao hàng phù hợp….
1.1.4. Đặc điểm
- Không tạo ra sản phẩm vật chất: Chỉ tác động làm cho đối tượng thay đổi vị trí về
mặt không gian chứ không thay đổi đối tượng đó
- Mang tính thụ động: Do phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng, các quy định của người
vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, tập quán của nước người xuất khẩu nhập
khẩu nước thứ ba
8
- Mang tính thời vụ: Hoạt động giao nhận phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu nhập
khẩu. Mà hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận mang
tính thời vụ
- Mang đặc điểm của dịch vụ vận tải, bởi dịch vụ giao nhận bao gồm cả dịch vụ vận tải.
- Phụ thuộc vào cở sở vật chất và trình độcủa người giao nhận
1.1.5. Vai trò của dịch vụ giao nhận.
- Giao nhận là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thương mại
quốc tế.
- Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn tiết kiệm mà
không cần sự tham gia của người gửi cũng như người nhận tác nghiệp.
- Giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phương tiện vận tải
- Góp phần giảm giá thành hàng hóa xuất nhập khẩu
- Giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí không cần thiết khách như: Chi

phí đi lại, chi phí đào tạo nhân công, chi phí cơ hội….
Trong xu thế thương mại toàn cầu hóa cùng với sự phát triển nhiều hình thức vận tải
mới trong những thập niên qua. Ngày nay, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa giữ vai trò
quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế. Những dịch vụ người giao nhận không chỉ
dừng lại ở các công việc cơ bản truyền thông như đặt chỗ đóng hàng, nơi dùng để kiểm tra
hàng hóa, giao nhận hàng hóa mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp lớn hơn như
tư vấn tuyến đường vận chuyển, chọn tàu vận tải, đóng gói bao bì hàng hóa…
1.2. Tổng quan về giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
1.2.1. Khái niệm về người giao nhận, phương tiện vận chuyển hàng hóa đường biển
1.2.1.1. Khái niệm người giao nhận
Theo quy tắc mẫu của FIATA (Giáo trình vận tải giao nhận hàng hóa xuất khẩu – PGS. TS
Hoàng Văn Châu):
9
Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyển chở theo hợp đồng ủy thác và
hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở.
Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhậ
như: bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa ….
Theo điều 164 Luật thương mại Việt Nam:
Người giao nhận là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch vụ giao
nhận hàng hóa
Người giao nhận có thể là:
- Chủ hàng: Khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của
mình
- Chủ tàu: Khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện nhiệm vụ giao nhận)
- Đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay hay kho hàng, người giao nhận chuyên hay bất
kì người nào khác có đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Vậy có thể hiểu người giao nhận là người hoạt động theo hợp đồng được khách hang
ủy thác, bảo vệ lợi ích chủ hàng. Người giao nhận lo việc vận tải nhưng chưa hẳn là người
vận tải, người giao nhận chỉ thực hiện những hoạt động trong phạm vi ủy thác của chủ hàng.
Người giao nhận có những tên gọi khác nhau như: Forwarder, Freight Forwarder,

Forwarding Agent….
1.2.1.2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa
Để chuyên chở hàng hóa, nguyên vật liệu từ nơi này đến nơi khác, người bán, người
mua hoặc người cung cấp dịch Logistics có thể chọn một trong các phương thức vận tải sau:
Đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc kết hợp nhiều
phương thức lại với nhau – gọi là vận tải đa phương thức.
1.2.2. Vai trò, nghĩa vụ, quyền hạn của người giao nhận.
1.2.2.1. Vai trò của người giao nhận.
10
Người giao nhận đóng vai trò:
- Môi giới hải quan: Người giao nhận thay mặt người nhập khẩu hay người nhập khẩu
làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan
- Đại lý: người giao nhận đóng vai trò như một đại lý để thực hiện các hoạt động khác
nhau như: Giao nhận hàng hóa, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan … trên cơ sở được
chủ hàng ủy thác quy định trong hợp đồng
- Người gom hàng: người chuyên chở đóng vai trò là đại lý hoặc người chuyên chở.
Đặc biệt, khi vận tải bằng container, người gom hàng giữ một vai trò quan trọng, họ
thu gom hàng lẻ thành hàng nguyên cont để tận dụng được sức chở của container và
giảm cước phí vận tải.
- Người chuyên chở: Khi người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở, thì người
giao nhận là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các
dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.
Người giao nhận đóng vai trò là ngời chuyên chở chỉ trong trường hợp tự vận chuyển hàng
hóa bằng phương tiện của mình mà còn trong trường hợp người giao nhận cam kết với chủ
hàngđảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở.
1.2.2.2. Nghĩa vụ, quyền hạn của người giao nhận
Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận được quy định trong điều 167 Thương Mại:
1. Được hưởng phí dịch vụ và các chi phí hợp lý khác
2. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng
3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích khách hàng thì

có thể thực hiện khác với các chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay
cho khách hàng trừ trường hợp có thỏa thuận khác
4. Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện
được toàn bộ hoặc một phần nhưng chỉ dẫn của khách hàng, thì phải thông báo ngay
cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm
11
5. Trong trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa
vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong hạn hợp lý
6. Khi đảm nhận các công việc vận chuyển hàng hóa thì phải tuân thủ các quy định của
pháp luật, tập quán chuyên ngành về vận tải
1.2.2.3. Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
 Nhiệm vụ của cảng:
- Kí kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa với chủ hàng.
Hợp đồng có hai loại:
 Hợp đồng thuê ủy thác giao nhận
 Hợp đồng thuê mướn, chủ hàng thuê cảng xếp dỡ vận chuyển, lưu kho, bảo quản
hàng hóa.
- Giao hàng xuất khẩu cho tàu, và nhận hàng nhập khẩu từ tàu nếu được ủy thác
- Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hóa và lập cá chứng từ cần thiết khác để bảo
vệ quyền lợi của chủ hàng
- Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự ủy thác của chủ hàng xuất
nhập khẩu.
- Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hóa do mình gây nên trong quá trình
giao nhận vận chuyển xếp dỡ
- Hàng hóa lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì càng phải bồi thường nếu có
biên bản hợp lệ và nếu càng không chứng minh được thì cảng không có lỗi
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa trong các trường hợp sau:
+ Không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã dỡ ra khỏi bãi của cảng
+ Không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong nếu bao kiện, dấu xi vẫn nguyên
vẹn

12
+ Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do ký mã hiệu hàng hóa sai hoặc không rõ
(dẫn đến nhầm lẫn mất mát)
 Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu:
- Ký kết hợp đồng ủy thác giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng
- Tiến hành giao nhận hàng hóa trong trường hợp hàng hóa thông qua cảng hoặc tiến
hành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với cảng trong trường hợp hàng qua cảng
- Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lýu kho hŕng hóa với cảng
- Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hóa và tàu
- Cung cấp các chừng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hóa
- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại các bên có
liên quan
- Thanh toán các chi phí cho cảng.
 Nhiệm vụ của hải quan
- Tiến hàng các thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
đối với tàu biển và hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà Nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu.
- Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý hành vi buôn lậu, gian
lận thương mại hoặc vậnchuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua
cảng biển.
1.2.3. Các phương thức gởi hàng bằng đường biển
1.2.3.1. Gửi hàng nguyên container (FCL – Full container loaded)
13
Các hãng tàu định nghĩa thuật ngữ FCL như sau: FCL là xếp hàng nguyên container,
người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi
container. Khi người gửi hàng có khối lượn hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container
hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng.
FCL gồm các loại hàng phổ biến như 20’/40’/40 HC …

Khi sales hàng nguyên container cần chú ý một số điểm sau:
 Kiểm tra hệ thống đại lý xem có đại lý handle tại cảng đích không
 Kiểm tra với khách hàng điều kiện thanh toán cước collect hay prepaid
 Kiểm tra giá ít nhất 3 hãng tàu có cảng đích là cảng chính của họ để đảm bảo giá
cước tốt nhất. Phải tư vấn cho khách hàng về dịch vụ có liên quan như: khai quan,
đóng hàng, đóng hàng, vận chuyển, kiểm dịch …
1.2.3.2. Gửi hàng lẻ (LCL – Less than container loaded)
Hàng được đóng trong nguyên container nhưng của nhiều người gửi cho nhiều người
nhận khác nhau, được tính theo (CBM).
Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng (Consolidator) sẽ tập
hợp những lo hàng lẻ của nhiều chủ, tiên hành sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ
đóng vào container, niêm phong kẹp chỉ theo quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải quan, bốc
container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi chưa cảng đích và giao
cho người nhận hàng lẻ.
Khi sale hàng lẻ cũng cần chú ý những điểm sau:
 Phải kiểm tra hệ thống đại lý xem có đại lý handle tại cảng đích không.
 Kiểm tra với khách hàng điều kiện thanh toán cước là collect hay prepaid.
 Kiểm tra giá với ít nhất 3 co – loader để đảm bảo gía tốt nhất cho tuyến dịch vụ đó
 Phải tư vấn cho khách hàng về các dịch vụ có liên quan như: Khai quan, đóng
thùng, vận chuyển nội địa, cách thức giao hàng tại cảng đích.
14
1.2.3.3. Gửi hàng kết hợp (FCL/LCL – LCL/ FCL)
Phương pháp này là sự kết hợp của phương pháp FCL và LCL. Tùy theo điều kiện cụ
thể, chủ hàng có thể thỏa thuân với người chuyên chở để áp dụng phương pháp gửi hàng kết
hợp. Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:
 Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)
 Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/ FCL)
Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và người chuyển chở
cũng có sự thay đổi phù hợp
1.2.4. Các loại giá trong vận chuyển đường biển

Hàng hóa vận tải bằng đường biển có giá đính kèm với các thuật ngữ:
- All water: giá bao gồm cho container được vận chuyển bằng suốt quá trình vận tải
bằng đường biển (cho tuyến đi Mỹ)
- All in: giá được bao gồm tất cả phụ phí
- MLB (Mini Land Bridge): giá bao gồm cho container vận chuyển giữa cảng chính,
sau đó được chuyển vào cảng phụ (cảng cuối cùng khách hàng yêu cầu) bằng xe tải
hay tàu hỏa…( cho tuyến đi Mỹ)
- BAF (Bulker Adjustment Factor) phụ phí xăng dầu cho tuyến Châu Âu
- EBS ( Emergency Bunker Surcharge ) : phụ phí xăng dầu cho tuyến Châu Á
- SS: (Season Surcharge) phụ phí của cươc vận chuyển vào mùa hàng cao điểm.
Ngoài ra còn các thuật ngữ: DDC (Destination Delivery Charge), WRS ( War Risk
Surcharge), CAF( Curency Adjustment Factor), GRI ( General Rate Increase)…
1.3. Tổng quan về dịch vụ door to door
Là dịch vụ mà theo đó, công ty giao nhận tổ chức vận tải thông qua những hình thức
cụ thể như đường biển, đường hàng không, đường bộ, … đến tận nới nhận hàng và trao tận
tay người nhận (từ cửa đến cửa – Door to Door) nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
15
Đối với dịch vụ này, nghĩa vụ của khách hàng ở phạm vi tối thiểu và người giao nhận
phải chịu mọi trách nhiệm và rủi ro trong thời gian từ khi nhận hàng tại địa điểm của người
gửi hàng đến khi giao hàng tận tay người nhận hàng.
Hình 1.1: Sơ đồ thể hiện quy trình cung cấp dịch vụ door to door của công ty Interlogistics
Nguồn: Phòng Marketing tổng hợp
1.4. Thị trường giao nhận tại Việt Nam và trên thế giới
1.4.1. Thị trường giao nhận tại Việt Nam
Theo bảng xếp hạng hoạt động của ngân hàng thế giới năm 2010 thị trường Việt Nam xếp
thứ 53 trên tổng số 155 nền kinh tế, với trên 1000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
Logistics…
By trucking:
 Xe tải


Xe cont
Phí làm thủ tục hải
quan xuất:
 Phí dịch vụ
 Local charges:
 HDL
 DO
 THC
 CIC
 CFS
Cước phí (Ocean Freight)
By trucking:

Xe tải

Xe cont
Phí làm thủ tục hải
quan nhập:

Phí dịch vụ
 Local charges:

HDL
 DO

THC

CIC
 CFS
16

Thực trạng tại thị trường giao nhận giao nhận tại Việt Nam:
Thị trường giao nhận tại Việt Nam có nhiều cớ hội phát triển, là thị trường tiềm năng,
theo dự báo của bộ thương mại, trong tương lai không xa, dịch vụ giao nhận (Logistics) sẽ
trở thành một ngành kinh tế quan trong tại Việt Nam
Ngành Logistics của Việt Nam vẫn đang ở thời kỳ phôi thai, hệ thống Logistics còn
chưa được thực hiện ở một cách thức thống nhất
Quy mô doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung khai thác
một mảng nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng, phổ biến nhất là hình thức
Giao nhận, đại lý hãng tàu, hãng hàng không … phần lớn lợi nhuận chảy vào túi các
nhà đầu tư nước ngoài. Hay nói cách khác chúng ta còn thiếu những nhà cung cấp dịch vụ
trọn gói “Door to Door” cho hàng hóa nhập khẩu.
Cơ cấu hàng chỉ định: các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn theo tập quán
mua CIF và bán FOB và chưa mạnh dạn thuê dịch vụ ngoài.
Trong hoạt động của Logistic còn chưa có sự liên kết, liên minh giữa các doanh
nghiệp trong ngành. Nguồn nhân lực vẫn còn đang thiếu hụt. Các doanh nghiệp trong nước
vẫn còn chưa đủ tầm để vươn ra thị trường thế giới. Một số những doanh nghiệp nhỏ còn
khá manh múng, chụp giựt, hạ giá để lôi kéo khách hàng trong khi chất lượng dịch vụ không
rõ ràng, tạo nên những tiền lệ xấu trong hoạt động Logistics.
Hiện nay cơ sở hạ tầng Logisticstại Việt Nam còn nghèo nàn, yếu kém. Điều đó làm
cho chi phí cao nhận nhanh hơn hẳn các nước khác. Bản thân doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi
phí đầu tư, làm giảm lợi nhuận và khả năng mở rộng dịch vụ.
Chi phí Logistics ở Việt Nam quá cao cũng vì các vấn đề liên quan tới khung pháp lý
(chung chung, chưa nhất quán), hệ thống cảng biển, các kho kiểm hóa thông quan (không bố
trí theo mô hình tối ưu Logistics)
Thị trường giao nhận Việt Nam cũng đang đối mặt với sự cạnh trang gay gắt với thị
trường giao nhận thế giới, do đó các chủ doanh nghiệp phải có sự đầu tư, chiến lược đúng
đắn để mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng
17
1.4.2. Thị trường giao nhận trên thế giới:
- Các công ty giao nhận trên thị trường thế giới có năng lực tài chính mạnh, quy mô

doanh nghiệp lớn, mạng lưới chi nhánh ở khắp các nước trên thế giới nên số lượng
khách hàng lớn.
- Ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao nhận.
- Nguồn nhận lực có chuyên môn nghiệp vụ cao, hoạt đông động chuyên nghiệp.
- Hệ thống cảng biển, cơ sở vật chất và phương tiện vận chuyển hiện đại.
Với những đặc điểm trên, nó đã tạo nên một thị trường Logisitisc phát triển mạnh mẽ. Đồng
thời các doanh nghiệp trên thế giới cũng tận dụng được cơ hội của nền kinh tế thị trường để
đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp.
18
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY INTERLOGISTICS
2.1. Giới thiệu công ty Interlogistics.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty (interlogistics).
Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (Interlogistics) được thành lập khi
tách ra từ hệ thống Interlink Group chuyên kinh doanh về các lĩnh vực vận chuyển hàng hóa
đa quốc gia. Trong bối cảnh tình hình kinh doanh thuận lợi và thương mại quốc tế phát triển,
nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu và nội địa ở Việt Nam trong những năm gần đây
gia tăng, để hoạt động kinh doanh được chủ động hơn, năm 2005 Công ty cổ phần giao nhận
tiếp vận Quốc tế ra đời.
Công ty có nguồn vốn kinh doanh 100% vốn trong nước với các quyền hạn như:
 Là một đơn vị hạch toán độc lập.
 Có tư cách pháp nhân đầy đủ.
 Được sử dụng con dấu riêng.
 Chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, tài chính, tổ chức nhân sự độc lập.
 Được thành lập từ năm 2005 đến nay Interlogistics đã trở thành một thương hiệu lớn
mạnh và được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng trong nước. Interlogistics hiện nay
đã có chi nhánh văn phòng tại các miền trên đất nước: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng
và Hồ Chí Minh. Trong đó, trụ sở chính là Interlogistics đặt tại Hồ Chí Minh.
2.1.1.1. Tên công ty và trụ sở
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận Quốc tế
- Tên giao dịch: International Logistics Joint Stock Company

- Tên viết tắt: INTERLOGISTICS JSC
- Tên gọi tắt: INTERLOGISTICS
- Trụ sở: Tầng 5, Saigon Port Building, số 3 Nguyễn Tất Thành, P.12, Quận 4, Tp. Hồ
Chí Minh
- ĐT: +84.8.39435899
- FAX: +84.8.39435899
19
- Mã số thuế: 0303957341
- Email:
- Website: www.interlogistics.com.vn
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.
2.1.1.2. Phạm vi hoạt động
- Vận chuyển và giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không và đường biển (hàng lẻ
và hàng nguyên container).
- Giao nhận hàng nghệ thuật.
- Đại lý hàng hải.
- Kinh doanh vận tải đa phương thức.
- Khai thuê Hải Quan.
- Xếp dỡ, bảo quản, lưu kho và đóng gói hàng hóa.
Không chỉ tập trung vào vận chuyển và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu từ cảng
đến cảng mà công ty còn khai thác vận chuyển hàng không, tổ chức việc gom hàng, lưu kho
hàng hóa. Với mối quan hệ rộng, hệ thống mạng lưới đại lý của công ty luôn được lựa chọn
để nâng cao chất lượng dịch vụ, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và
ngoài nước.
2.1.1.3. Triết lý kinh doanh: “NHÂN QUẢ TRONG KINH DOANH”
Để có kết quả tốt trong kinh doanh, đầu tiên và trên hết Công ty phải chăm sóc khách hàng
và nhân viên của mình cho thật tốt.
2.1.1.4. Những thành tựu đạt được
- Là thành viên chính thức của Hiệp hội Giao nhận quốc tế FIATA và Hiệp hội Giao nhận
và Kho vận Việt Nam VIFFAS

- Là thành viên chính thức của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI.
- Đạt giải thưởng Thương hiệu mạnh do Thời báo Kinh tế Việt Nam chứng nhận năm 2005.
- Interlogistics đang nổ lực phấn đấu để trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ
hậu cần – tiếp vận ( Logistics Provider) đầu tiên tại Việt Nam và Đông Dương chuyên về
dịch vụ “một cửa” và trọn gói cho khách hàng.
20
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ hiện hành của công ty
2.1.2.1. Chức năng:
- Công ty hoạt động với ngành nghề kinh doanh: dịch vụ giao nhận, bốc dỡ hàng hóa,
môi giới vận tải, đại lý tàu biển, môi giới hàng hải, làm thủ tục hải quan, dịch vụ chứng từ,
bảo hiểm hàng hóa thương mại, cho thuê kho, đại lý giao nhận hàng hóa trong và ngoài
nước, làm các dịch vụ liên quan đến ngành vận tải……
- Tự tạo nguồn vốn kinh doanh và dịch vụ cho công ty, đảm bảo trang thiết bị, đổi mới
trang thiết bị, mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo việc hạch toán kinh tế
tự trang trải nợ đã vay và làm tròn nghĩa cụ đối với ngân sách nhà nước.
- Kinh doanh một số loại hàng hóa.
- Được yêu cầu cơ quan pháp luật, quản lý nhà nước và công ty bảo vệ đảm nhiệm các
quyền và nghĩa vụ cần thiết để công ty hoạt động có hiệu quả, thực hiện các nhiệm vụ của
nhà nước theo luật định.
- Trừ khi bản thân người gửi hàng (hoặc người nhận hàng) muốn tham gia vào bất kỳ
một khâu hay thủ tục nào, chứng từ nào đó, nếu không công ty interlogistics sẽ thay mặt
người gửi hàng ( hoặc người nhận hàng) lo liệu toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa qua
các công đoạn cho đến tay người nhận hàng cuối cùng.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Để có thể đứng vững được trong một môi trường đầy sứa ép cạnh tranh, công ty đã
đưa ra những nhiệm vụ cơ bản trước mắt như sau:
- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến cho khách hàng những sự lựa
chọn tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của công ty.
- Phát triển công tác nghiên cứu thị trường để thấy được xu hướng phát triển từ đó đề
ra những giải pháp phù hợp.

- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã được cấp giấy phép và chấp
hành đầy đủ chế độ do pháp luật quy định về hoạt động kinh doanh, quản lý doanh nghiệp,
thuế, tài chính, lao động – tiền lương.
- Xây dựng và tổ chức kế hoạch kinh doanh nhằm đi đúng mục đích và nội dung hoạt
động của công ty.
21
- Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và các công ty trong ngành nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
- Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
- Mở rộng thị trường trong và ngoài nước, mở rộng quy mô kinh doanh, tích cực thâm
nhập thị trường mới tiềm năng.
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tạo và giữ các mối quan hệ kinh doanh lâu dài,
nhằm tạo tiền đề đưa công ty phát triển.
- Chịu trách nhiệm trước Nhà nước CHXH CN Việt Nam và trước khách hàng về chất
lượng dịch vụ mà công ty cung cấp.
- Báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và chịu trách nhiệm
về tính xác thực của báo cáo, công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh
giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của công ty.
- Quản lý toàn bộ CB CNV của công ty theo chính sách hiện hành của Nhà nước. Thực
hiện chế độ lương, thưởng và cam kết sử dụng lao động theo đúng bộ luật Lao động hiện
hành, đảm bảo công tác bảo hộ an toàn lao động cho người lao động tại công ty.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hỗ trợ chi
phí phụ cấp, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, nhân viên.
- Tuân thủ mọi quy định pháp luật của NN CHXH CN Việt Nam và các điều ước Quốc
tế mà Nhà nước Việt Nam chính thức tham gia và công nhận.
2.1.3. Bộ máy tổ chức và nhân sự
Một số đặc diểm về nhân sự:
 Hiện nay công ty có hơn 80 cán bộ công nhân viên bao gồm cả quản lý. Năm nay so
với năm trước công ty có sự thay đổi về số lượng và cả nhân sự. Những người trẻ tuổi vừa
mới ra trường được công ty nhận vào làm việc. Trong đó, tỉ lệ nhân viên tốt nghiệp Đại học,

Cao đẳng ngày càng tăng. Phần lớn đều biết ít nhất một loại ngoại ngữ (tiếng Anh), đặc biệt
còn có tiếng Hoa. Đội ngũ nhân viên năng động và có chuyên môn cao, kiến thức nghiệp vụ
sâu rộng tương ứng với từng chức danh công tác được giao, thích ứng nhanh với công việc,
đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Mọi người từ Giám đốc đến các nhân viên đều có tinh thần
22
làm việc tốt, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc góp phần tạo nên thành công của công ty
như ngày nay.
 Tình hình nhân sự tại các phòng ban của công ty :
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại các phòng ban của công ty Interlogistics.
Nguồn: Công ty Interlogistics
…và các nhân viên khác phân bố tại các nhóm chăm sóc khách hàng, phát triển đại lý, dự án,
quản lý tài sản, kho, bộ phận Nhơn Trạch…
 Trong số hơn 80 nhân viên đang làm việc cho Interlogistics, 60% trong số họ đều là
tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng. Và một số nhân viên có trên 15 năm kinh nghiệm. Ngoài ra
còn có công nhân bốc xếp và đóng gói với tay nghề cao được trang bị những kỹ năng đóng
gói mới nhất để giữ gìn hàng hóa của khách hàng luôn an toàn.
Phòng ban
Số
lượng
Phòng Kinh Doanh Xuất 6
Phòng Kinh Doanh Nhập 6
Phòng Hiện Trường 10
Phòng Vận tải Quốc tế 8
Phòng Kế Toán 10
Phòng Co-loader 7
Phòng Marketing 5
Phòng Phát triển Kinh doanh 7
Đội xe 11
Bộ Phận Nhơn Trạch 3
Kho 8

TỔNG 81
23
 Interlogistics đã nhận thấy rằng nhân viên là tài sản quan trọng góp phần tạo lập sự
thành công cho khách hàng, cho công ty và cho các đối tác của công ty. Tất cả các nhân viên
trong công ty luôn có ý thức hỗ trợ nhau, quan tâm nhau mọi mặt, luôn luôn đứng ra bảo vệ
lợi ích của công ty, luôn đặt lợi ích, uy tín, hình ảnh của công ty lên hàng đầu.
 Hệ thống vận hành của công ty khá tốt, từ nhân viên đến cấp quản lý. Các quản lý với
trình độ nghiệp vụ cao luôn kịp thời hỗ trợ, đào tạo các nhân viên cấp dưới, đặc biệt là
những nhân viên mới.
 Hiện tại công ty đã tuyển chọn thêm nhiều sinh viên thực tập với mục đích là tìm
kiếm và sàng lọc những sinh viên ưu tú để giữ lại cho công ty nhằm phát triển thêm nguồn
nhân sự cho công ty.
 Công ty rất chú trọng đến việc đào tạo cho nhân viên và cấp quản lý cả về nghiệp vụ
lẫn kỹ năng mềm (soft skill). Nhân viên được đưa đến các cơ sở, lớp đào tạo hoặc đào tạo tại
công ty. Điều này có tác dụng tích cực, nâng cao tầm hiểu biết của nhân viên trong công ty,
đồng thời giúp các nhân viên có thể hiểu được nhau khi cùng nhau bàn luận giải quyết về
các vấn đề.
 Các nhân viên trong công ty được hưởng chế độ lao động theo quy định: bảo hiểm,
khen thưởng, nghỉ phép, hưởng lương phù hợp với công việc của mỗi người.
INTERLOGISTICS có cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình quản lý trực tiếp, cấp
trên lãnh đạo trực tiếp cấp dưới theo sơ đồ sau:
24
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của INTERLOGISTICS
Phó Giám Đốc
Ban Kiểm Soát
Đại Hội Đồng Cổ
Đông
Hội Đồng Quản Trị
Giám Đốc Công Ty
Phó Giám Đốc

Phòng KD
Nhập
Phòng Marketing
tổng hợp
Phòng KD
Xuất
Phòng Co-Loader
Phòng vận tải quốc tế
Phòng phát triển
kinh doanh
Phòng Dự án
Phòng hiện trường
Phòng Kế toán
Bộ phận Nhơn Trạch
Bộ phận Kho
Đội xe
25
Nguồn: Công ty Interlogistics
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Nguyên tắc quản lý của công ty là dựa trên cơ sở quản lý điều hành nhân sự, sử dụng
đội ngũ có chuyên môn cao, phát huy tối đa tác phong chuyên nghiệp trong cung cấp dịch
vụ. Phong cách điều hành của các cấp lãnh đạo gắn với môi trường văn hóa lành mạnh của
công ty nên công ty có một cơ cấu quản lý và điều hành nhân sự làm việc theo nguyên tắc
đổi mới là hết sức thuận lợi, phát huy được nội lực kinh doanh của mình, tạo vị thế cạnh
tranh trên thị trường. Nhiệm vụ của mỗi phòng ban được mô tả cụ thể như sau:
 Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, quyết định các công việc quan trọng
liên quan đến vốn, phương hướng kinh doanh, cổ phần, các mục tiêu chiến lược của công
ty…
 Hội đồng quản trị:

Do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Hội đồng sẽ thay mặt cổ đông tổ chức thực hiện các
vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty.
 Ban kiểm soát:
Do đại hội đồng cổ đông bầu ra và có nhiệm vụ kiểm soát, điều hành các hoạt động
kinh doanh. Đồng thời, khi có các vấn đề phát sinh phải kịp thời thông báo và giải quyết
nhanh chóng cũng như chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông và pháp luật.
 Giám đốc:
Điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng pháp luật của Nhà nước, đại diện
công ty ký hợp đồng với khách hàng. Thực hiện các định hướng chính sách và nghị quyết
của đại hội đồng cổ đông.
Lập kế hoạch và nghiên cứu mọi lĩnh vực của công ty, đồng thời theo dõi, quản lý
toàn bộ công ty. Thu thập thông tin và xử lý tình hình hoạt động trong bộ máy.
Xây dựng cơ cấu tổ chức đảm bảo điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên.

×