Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

các công cụ quản lý ngoại thương và thực trạng sử dụng trong chính sách ngoại thương của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 112 trang )

ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, không sao chép
các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình và được
thực hiện dưới sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn TS. Phạm Đình Thưởng – Phó Vụ
trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương. Các nội dung nghiên cứu và các thông tin
thứ cấp, những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được chính người viết thu thập và tổng hợp từ các nguồn khác nhau sử
dụng trong luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Ngoài ra, đề tài còn
sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, chuyên gia, các
cơ quan, tổ chức khác và được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2014
Người viết



Trương Hoàng Hoài Linh
















iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG 8
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH 9
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ TRONG CHÍNH SÁCH
NGOẠI THƢƠNG 4
1.1.Chính sách ngoại thương và xu hướng phát triển trên thế giới 4
1.1.1.Ngoại thương và các quan điểm về chính sách ngoại thương 4
1.1.2.Nhiệm vụ và vai trò của chính sách ngoại thương 7
1.1.3.Xu hướng ngoại thương được áp dụng trên thế giới 7
1.2.Công cụ quản lý ngoại thương 11
1.2.1.Khái niệm công cụ quản lý ngoại thương 11
1.2.2.Phân loại các công cụ quản lý ngoại thương đã được sử dụng trên thế
giới……… 12
1.2.3.Các công cụ quản lý ngoại thương chủ yếu và xu hướng sử dụng tại
một số nước có nền ngoại thương phát triển 13
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NGOẠI
THƢƠNG TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƢƠNG CỦA VIỆT NAM 39
2.1.Khái quát chung về tình hình phát triển ngoại thương ở Việt Nam 39

2.1.1.Định hướng chính sách và chiến lược phát triển ngoại thương của Việt
Nam trong thời gian qua 39
2.1.2.Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý ngoại thương của Việt Nam
và những cam kết quốc tế liên quan đến ngoại thương 44
2.2.Phân tích thực trạng sử dụng các công cụ quản lý ngoại thương ở Việt
Nam…………… 46
2.2.1.Quản lý ngoại thương thông qua việc sử dụng các công cụ thuế 46
2.2.2.Quản lý ngoại thương thông qua các biện pháp phi thuế quan 48
2.2.3.Quản lý ngoại thương thông qua việc sử dụng các biện pháp phòng vệ
thương mại……. 50
2.2.4.Quản lý ngoại thương thông qua các công cụ xúc tiến thương mại 55
iv

2.2.5.Sử dụng các công cụ tỷ giá hối đoái để điều tiết hoạt động ngoại
thương……… 57
2.2.6.Quản lý hoạt động ngoại thương thông qua các công cụ tín dụng 60
2.2.7.Sử dụng các công cụ kiểm soát đặc thù trong quản lý ngoại thương 62
2.2.8.Sử dụng các công cụ kiểm soát hoạt động của thương nhân 67
2.2.9.Sử dụng các công cụ kiểm soát hàng hóa, phương thức xuất nhập khẩu,
xuất xứ hàng hóa 68
2.3.Đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ quản lý ngoại thương trong chính
sách ngoại thương của Việt Nam 74
2.3.1.Những thành quả đạt được 74
2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân 76
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC,
HIỆU QUẢ TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NGOẠI
THƢƠNG 86
3.1.Giải pháp chung 86
3.2.Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ điều tiết, kiểm soát
ngoại thương……… 87

3.2.1.Hoàn thiện các công cụ quản lý xuất xứ hàng hóa và diện mặt hàng
xuất, nhập khẩu……… 87
3.2.2.Hoàn thiện các công cụ quản lý bằng công cụ thuế 88
3.2.3.Hoàn thiện các công cụ phòng vệ thương mại 89
3.2.4.Hoàn thiện các công cụ phi thuế quan 89
3.2.5.Hoàn thiện các công cụ xúc tiến ngoại thương 90
3.2.6.Hoàn thiện các công cụ ưu đãi kinh tế 91
3.2.7.Hoàn thiện các công cụ tỉ giá hối đoái 92
3.2.8.Hoàn thiện các công cụ tín dụng 93
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 01 102
PHỤ LỤC 02 103




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Giải nghĩa từ bằng Tiếng Việt
Từ viết tắt
Giải nghĩa từ (Tiếng Việt)
ADB
Ngân hàng phát triển Châu Á
AJCEP
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASTM
Bộ tiêu chuẩn của Hiệp hội Vật liệu và Thử nghiệm Mỹ
ATIGA

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
BCT
Bộ Công Thương
BOT
Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao
BT
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao
BTM
Bộ Thương Mại
BTO
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh
C/O
Giấy chứng nhận xuất xứ
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CODEX
Tiêu chuẩn nhận diện, đánh giá, và kiểm soát các mối nguy
hiểm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm
EC
Ủy ban Châu Âu
EU
Liên minh Châu Âu
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA
Thỏa thuận khu vực thương mại tự do
GATS
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
GATT
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GSP
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
HPAEs
Các nước Châu Á đạt thành quả cao về kinh tế
HS
Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa
IEC
Bộ tiêu chuẩn điện kỹ thuật
KHCN
Khoa học công nghệ
L/C
Thư tín dụng thương mại
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
Ngân hàng Thương mại
NTMs
Các biện pháp phi thuế quan
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PNTR
Quy chế quan hệ Thương mại Bình thường vĩnh viễn
PPP
Luật ngang giá sức mua
SCM
Hiệp định về chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng
SPS
Hiệp định về việc áp dụng các Biện pháp kiểm dịch động




thực vật của WTO
TBCN
Tư bản chủ nghĩa
TBT
Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TPP
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
TW
Trung ương
UBTVQH
Ủy Ban Thường vụ Quốc hội
UNCTAD
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển
USD
Đồng đôla Mỹ
VER
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
VJEPA
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
VNĐ
Việt Nam đồng
WB
Ngân hàng thế giới
WTO
Tổ chức thương mại thế giới

XHCN
Xã hội chủ nghĩa























Giải nghĩa từ bằng Tiếng Anh
Từ viết tắt
Giải nghĩa từ (Tiếng Anh)
ADB
The Asian Development Bank

AJCEP
ASEAN – JAPAN Comprehensive Economic Partnership
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
ATIGA
ASEAN Trade In Goods Agreement
C/O
Certificate of Origin
EC
European Community
EU
European Union
FDI
Foreign Direct Investment
FTA
Free Trade Agreement
GATS
General Agreement on Trade in Services
GATT
General Agreement on Tariffs and Trade
GSP
Generalized System of Preferences
GDP
Gross Domestic Product
HPAEs
High Performance Asian Economies
HS
Harmonized Commodity Description and Coding System
L/C
Letter of Credit

NTMs
Non Tariff Measures
OECD
Organization for Economic Co-operation and Development
PNTR
Permanent Normal Trade Relations
SCM
Agreement on Subsidies and Countervailing Measures
SPS
Sanitary and Phytosanitary measures
TBT
Technical Barriers to Trade Agreement
TPP
Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement
UNCTAD
United Nation Conference on Trade and Development
VER
Voluntary Export Restraint
VJEPA
Vietnam – Japan Economic Partnership Agreement
WB
Word Bank
WTO
Word Trade Organization



DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Tên bảng
Số trang

Bảng 1.1 Chính sách ngoại thương và hai chiến lược phát triển


8
Bảng 1.2 Hàng rào thuế quan thực tế tại một số nước đang phát
triển

8
Bảng 2.1 Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2014

69
Bảng 2.2 Hạn ngạch thuế quan 0% cho hàng hóa nhập khẩu từ
Lào, Campuchia

70



























DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Tên biểu đồ, hình ảnh
Số trang
Hình 1.1 Mô hình quy trình thiết kế chính sách ngoại thương

7
Biểu đồ 1.1 Hàng rào thuế quan tại các nước đang phát triển 1980-
1999

9
Biểu đồ 1.2 Xu hướng tăng sử dụng hàng rào kĩ thuật/ Xu hướng
giảm thuế quan tại các nước phát triển và đang phát triển

10



























1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục quá trình chuyển đổi sâu sắc theo hướng
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế ngày càng sôi động. Tình hình đó đã và đang đòi hỏi Nhà nước
phải đổi mới phương pháp và công cụ quản lý nền kinh tế để nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý. Đồng thời, việc trao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho doanh

nghiệp cũng đòi hỏi Nhà nước phải giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp vào hoạt động
sản xuất kinh doanh mà chuyển sang hướng dẫn, điều tiết hoạt động của doanh
nghiệp bằng các công cụ kinh tế.
Ngoại thương hay xuất nhập khẩu là một lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế
quốc dân. Hoạt động xuất nhập khẩu là một bộ phận quan trọng nhất của hoạt động
kinh tế đối ngoại. Xuất nhập khẩu có vai trò trọng yếu đối với tăng trưởng và phát
triển nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước; thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia, thúc đẩy quá
trình tham gia sâu rộng vào phân công lao động quốc tế; góp phần nâng cao thu
nhập và đời sống của nhân dân, ổn định kinh tế-xã hội,…
Thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại thương trong quá
trình hội nhập quốc tế và thực hiện mô hình chiến lược công nghiệp hóa hướng về
xuất khẩu đang là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 7 (khóa XII) của Đảng đã đề ra chủ trương chiến lược: “Đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, xây dựng nền kinh tế mở, hướng mạnh về xuất
khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu một số sản phẩm mà trong nước đã sản xuất
được có hiệu quả”. Thực chất, đây là sự lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệp
hóa hướng vào xuất khẩu của Việt Nam. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã
khẳng định dứt khoát đường lối chiến lược “Xây dựng nền kinh tế mở hướng về
xuất khẩu”. Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định “Xuất khẩu là hướng
ưu tiên trọng điểm hàng đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta”. Văn
kiện Đại hội Đảng lần thứ X cũng nêu rõ “…Tạo nhiều sản phẩm xuất
khẩu…Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển
mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”. Đại hội
Đảng lần thứ XI xác định “Tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập siêu cả quy mô và tỷ
trọng, phấn đấu cân bằng xuất nhập khẩu”. Để thực hiện các chiến lược và những
chủ trương, chính sách của Đảng nói trên, Nhà nước cần tiếp tục đổi mới, hoàn
thiện các chính sách kinh tế, cơ chế quản lý và sử dụng đồng bộ các công cụ, biện
pháp quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô, trước hết là các công cụ kinh tế. Trong đó,
việc hoàn thiện để nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ quản lý ngoại thương,

trọng tâm là các công cụ kinh tế nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu là rất cần
thiết và cấp bách.

2

Trong thời kỳ tới, cục diện thế giới sẽ có nhiều biến chuyển khó lường, bên
cạnh sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ, toàn cầu hóa, khu vực hóa và
tự do hóa thương mại tiếp tục là xu thế chủ đạo, nhưng chủ nghĩa bảo hộ đang nổi
dậy và chủ nghĩa khu vực đang tăng lên. Cấu trúc thương mại toàn cầu đang thay
đổi nhanh, các nước tiếp tục dựng lên các hàng rào bảo hộ mới ngày càng tinh vi.
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động, hội nhập khu
vực sâu hơn, nhưng mức độ tranh giành ảnh hưởng, tranh giành thị trường của các
nước lớn tại khu vực này sẽ tăng lên.
Đối với nước ta, sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta tiếp tục hội nhập
quốc tế sâu hơn theo các cam kết FTA theo mô hình WTO. Đến nay, nước ta đã
tham gia 7 FTA khu vực và song phương, giá trị thương mại hai chiều giữa Việt
Nam với các đối tác đã ký FTA đã chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch ngoại
thương của Việt Nam. Thời kỳ tới nước ta đang đàm phán để ký kết tham gia một
số FTA chất lượng cao như Hiệp định TPP, FTA với EU, FTA với Liên minh Hải
quan Nga – Belarus – Kazakhstan. Bối cảnh đó cũng đặt ra nhu cầu bức thiết đòi
hỏi nước ta phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các công
cụ quản lý ngoại thương để thích ứng với bối cảnh mới.
Với những vấn đề cấp thiết trên, tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài khóa
luận là: “Các công cụ quản lý ngoại thương và thực trạng sử dụng trong chính sách
ngoại thương của ViệtNam” để phân tích các công cụ quản lý ngoại thương được sử
dụng hiện nay và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ngoại
thương của Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm chỉ ra những bất cập của hệ thống chính sách và pháp
luật trong việc sử dụng các công cụquản lý ngoại thương hiện nay nhằm đề xuất các

giải pháp khắc phục.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, đề tài nghiên cứu các lý thuyết hiện đại về chính sách ngoại
thương, các công cụ quản lý ngoại thương và thực trạng sử dụng các công cụ ấy
trong chính sách quản lý ngoại thương của Việt Nam. Từ đó tạo cơ sở đánh giá thực
trạng của Việt Nam và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong thời
gian tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở áp dụng những phương pháp nghiên cứu chung trong khoa học xã
hội, bài khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
 Phương pháp lịch sử

3

Đề tài nghiên cứu một lĩnh vực chính sách, pháp luật kinh tế được áp dụng
trong thực tiễn, do vậy cần thiết phải sử dụng phương pháp lịch sử để tổng hợp vấn
đề trong một khoảng thời gian dài.
 Nghiên cứu trường hợp (Điển cứu)
Để rút ra bài học kinh nghiệm, bài viết sử dụng phương pháp này để nghiên
cứu một số trường hợp đã xảy ra trong thực tiễn phản ánh những tồn tại, bất cập của
các quy định hiện hành.
 Phương pháp toán học
Để có thể đánh giá các số liệu nghiên cứu cũng như đánh giá về mặt lý thuyết
tính hiệu quả của việc sử dụng các công cụ quản lý trong chính sách ngoại thương,
bài luận sử dụng phương pháp toán học để phân tích và đưa ra những đánh giá
những công cụ được sử dụng trong quản lý ngoại thương.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài khóa luận
gồm có 3 chương:
Chương I: Tổng quan về các công cụ trong chính sách ngoại thương.

Chương II: Phân tích thực trạng sử dụng các công cụ quản lý ngoại
thương trong chính sách ngoại thương của Việt Nam.
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong
việcsử dụng các công cụ quản lý ngoại thương.
Để hoàn thành bài viết này, tôi xin chân thành cám ơn toàn thể quý thầy, cô
tại Học viện Chính sách và Phát triển và các thầy cô khoa Kinh tế đối ngoại đã giúp
đỡ tôi nhiệt tình trong việc giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc làm khóa luận.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn khóa luận của tôi là TS. Phạm Đình
Thưởng – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương– người đã tận tình chỉ
dạy, hướng dẫn và cung cấp tài liệu cùng những thông tin bổ ích cho tôitrong suốt
quá trình hoàn thành bài luận này.
Tuy nhiên, do kiến thức của bản thân và nguồn tài liệu còn hạn chế nên khóa
luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôirất mong sẽ nhận được
những nhận xét đánh giá, góp ý của các thầy, cô để khóa luận của tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!





4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ TRONG CHÍNH SÁCH
NGOẠI THƢƠNG
1.1. Chính sách ngoại thương và xu hướng phát triển trên thế giới
1.1.1. Ngoại thương và các quan điểm về chính sách ngoại thương
a. Khái niệm ngoại thương
Ngoại thương là sự buôn bán, trao đổi xuyên biên giới, với các nước, lãnh thổ

bên ngoài bao gồm toàn bộ các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Khái niệm ngoại thương là tương đối rõ ràng, tuy nhiên, khi xem xét nó dưới
khía cạnh các chủ thể buôn bán xuyên biên giới quốc tế thì vẫn còn nhiều ý kiến
khác nhau. Trên thực tế, nội hàm của khái niệm ngoại thương cũng được xem xét
theo sự phát triển của thương mại thế giới. Trước đây, khi nói đến ngoại thương là
nói đến thương mại hàng hóa vượt ra khỏi biên giới. Sau này, khi thương mại dịch
vụ trở thành một lĩnh vực quan trọng của thương mại quốc tế (xét từ một quốc gia là
ngoại thương) thì quan niệm về ngoại thương cũng khác. Thêm vào đó, việc đưa
yếu tố dịch vụ vào khuôn khổ luật pháp thương mại quốc tế - GATT (GATS) cũng
là một bằng chứng cho thấy thương mại dịch vụ là một phần không thể tách rời của
ngoại thương
1
.
b. Các quan điểm về chính sách ngoại thương
Hiện nay, cách hiểu về chính sách ngoại thương rất phong phú, phụ thuộc rất
lớn vào góc nhìn của các đối tượng nghiên cứu chúng. Nhìn chung, có thể tập hợp
lại 2 dòng quan điểm chính:
(1) Dòng thứ nhất, theo cách hiểu của hầu hết các nhà nghiên cứu kinh tế học
thuần túy, hướng đến nghiên cứu chính sách ngoại thương như những công cụ kinh
tế áp dụng tại biên giới, bao gồm: hàng rào thuế quan xuất, nhập khẩu, hạn chế định
lượng xuất khẩu và các biện pháp cấm, trợ cấp xuất khẩu, đàm phán các hiệp định
thương mại. Các chính sách liên quan đến dòng quan điểm này phải đáp ứng được
các yêu cầu về tạo ra những khuyến khích tạo động cơ tăng trưởng thông qua việc
giảm các hàng rào thuế quan, giảm các nhũng nhiễu hải quan, tạo thông thoáng cho
dòng hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới với chi phí giao dịch thấp. Dòng quan điểm
này có thể được mở rộng hơn bằng việc phân tích thêm các chính sách bổ trợ cho
các các công cụ áp dụng tại biên giới, gọi là các chính sách “đằng sau biên giới”.
Những chính sách này có mục tiêu cụ thể nhằm đưa ra các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ
thuật vừa phát triển công nghiệp nội địa vừa tạo ra các hàng rào kỹ thuật khi có nhu
cầu cấp thiết phải bảo hộ công nghiệp trong nước, các chính sách phát triển hỗ trợ

công nghiệp, đầu tư, xúc tiến thương mại Các nghiên cứu theo hướng này đã xuất


1
Manual of Statistics on international trade in services (2002) Department of economic and social affairs-
United Nations.

5

hiện rất sớm, khởi phát từ bình minh của thương mại quốc tế cho đến ngày nay. Tuy
nhiên, cùng với thời gian, các hướng nghiên cứu dựa trên quan điểm này đang gặp
phải những khó khăn nhất định. Quá trình tự do hóa thương mại được hỗ trợ mạnh
mẽ của các khuôn khổ quốc tế - các hiệp định thương mại quốc tế song phương và
đa phương làm giảm hiệu quả quản lý rõ rệt, thậm chí loại trừ nhiều công cụ chính
sách áp dụng tại biên giới; chính sách thương mại phải đối mặt với độ phức tạp gia
tăng với sự giao thoa chặt chẽ với các lĩnh vực chính sách khác như khoa học công
nghệ (an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường), với xu hướng tiêu dùng (bảo vệ súc
vật, lao động trẻ em), với văn hóa – xã hội (phát triển bền vững, nhận dạng văn hóa,
các tiêu chuẩn lao động ).
Trên thực tế, dòng quan điểm này không còn quá mới đối với kinh tế học mà
tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
hay các tổ chức hợp tác kinh tế như Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
đều đã bắt đầu triển khai các nghiên cứu theo hướng này từ giữa thập niên 80. Xuất
phát từ những nghiên cứu của giải Nobel kinh tế học D.North (1990) cho rằng sự
khác biệt về thu nhập trên thế giới nằm chủ yếu tại sự khác biệt về chất lượng thể
chế
2
, các nghiên cứu về “quản trị khu vực công” (public sector governance)
3
của

Ngân hàng thế giới với một chuỗi các nghiên cứu nền tảng của Daniel Kaufman và
đồng sự
4
hay các nghiên cứu về chất lượng thể chế tác động đến môi trường kinh
doanh thông qua chuỗi nghiên cứu hàng năm Doing Business được triển khai trên
diện rộng và có tác động rất sâu rộng đến các nhà hoạch định chính sách tại các
nước đang phát triển.
Mặc dù là một lĩnh vực quan trọng, các nghiên cứu thể chế liên quan đến
chính sách ngoại thương dường như còn bị lép vế so với các nghiên cứu hướng đến
môi trường kinh doanh, trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ hay hoạch định chính
sách kinh tế vĩ mô hướng. Bên cạnh đó, như đã trình bày ở trên, nhiều nghiên cứu
loại này lại hướng chủ yếu đến phân tích các công cụ, tính đầy đủ và hiệu quả của
các công cụ này thông qua các phân tích định lượng sắc sảo nhưng không xây dựng
nên được một nền tảng lý thuyết phân tích các vấn đề thiết chế, cơ chế xoay quanh
chính sách ngoại thương. Vấn đề chủ yếu nằm ở chỗ hướng nghiên cứu đó chỉ hiểu
theo cách hạn hẹp là chính sách ngoại thương tương đương với việc áp dụng các
công cụ chính sách tại biên giới, thiết lập các công cụ bổ trợ “đằng sau biên giới”.
Ngược lại, kinh tế học thể chế cho rằng chính sách ngoại thương phải được hiểu
theo một nghĩa rộng hơn.
(2) Dòng thứ hai, các nghiên cứu cho rằng, chính sách ngoại thương phải
được nhìn theo sự vận động của cả nền kinh tế, trong đó các thiết chế hoạt động vốn


2
Douglass C.North,(1990),Institutions, Institutional Change, and Economic Performance, Cambrigde
University Press Edition.
3

4
Daniel Kaufmann, Aart Kraay and Massimo Mastruzzi, “Governance Matters I to VII”, The World Bank

Working Paper Series từ 1995-2009.

6

riêng rẽ nay phải có các cơ chế để đánh giá mức độ hiệu quả của các thiết chế này
như giúp chúng làm việc với nhau, phục vụ cho một chiến lược ngoại thương cụ
thể, với các định hướng, mục tiêu rõ ràng. Các thiết chế trong dòng quan điểm này
có thể hiểu là các cơ quan chính phủ, các cơ quan đại diện của xã hội dân sự, và
thậm chí các tầng lớp nhân dân. Sự thừa nhận chính sách ngoại thương theo nghĩa
rộng có ý muốn nói rằng chính phủ và xã hội dân sự phải có một mục tiêu rộng,
tổng thể và phải xem xét thực hiện các mục tiêu đó trong mối quan hệ tương hỗ
giữa nhiều khu vực chính sách khác nhau cũng như phải xem xét đến tính hiệu quả
của hệ thống thể chế hiện hữu. Mô hình nghiên cứu mang tính hình mẫu theo hướng
này được tóm tắt theo hình dưới đây:

Hình 1.1 Mô hình quy trình thiết kế chính sách ngoại thương
5

(Nguồn: OECD DAC Guildlines (2001): Strengthening Trade Capacity for
Development)
Dựa vào những phân tích trên đây về các dòng quan điểm chính sách ngoại
thương có thể thấy, cùng với sự phát triển, hội nhập nền kinh tế, mở rộng thương
mại quốc tế thì khái niệm về chính sách ngoại thương cần được hiểu theo một nghĩa
rộng hơn và khái quát hơn. Chính sách ngoại thương mà mỗi quốc gia xây dựng
hiện nay là một hệ thống luật điều chỉnh các công cụ quản lý ngoại thương để thực
hiện mục tiêu chung nhất trong chính sách và phương hướng phát triển của đất
nước. Chính vì vậy, nghiên cứu chính sách ngoại thương không chỉ đơn thuần là
nghiên cứu các công cụ áp dụng tại biên giới nữa mà phải đánh giá một cách bao
quát về tổng thể tình hình phát triển nền kinh tế. Từ đó, vạch ra chiến lược ngoại
thương với mục tiêu cụ thể, rõ ràng, xem xét sự phù hợp của chúng trong mối tương

quan với định hướng chung của đất nước và căn cứ vào đó để xây dựng chính sách
ngoại thương sao cho đạt được hiệu quả và hiệu lực quản lý.
Tóm lại, hai dòng quan điểm trên đây đưa ra không phủ định lẫn nhau mà bổ


5
OECD “Nghiên cứu về chính sách ngoại thương của một số những nước đang phát triển tiêu biểu”.

7

sung cho nhau để quan điểm về chính sách ngoại thương ngày càng hoàn thiện và
phù hợp hơn với nền kinh tế hiện nay.
1.1.2. Nhiệm vụ và vai trò của chính sách ngoại thương
Nhiệm vụ chủ yếu của chính sách ngoại thương là tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp mở rộng buôn bán, giao thương với nước ngoài, cũng như thông
qua các đàm phán quốc tế để đạt được mở rộng thị trường hợp pháp cho các doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, chính sách ngoại thương còn góp phần bảo hộ hợp lý sản xuất
nội địa, hạn chế cạnh tranh bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước.
Việc xây dựng các chính sách ngoại thương tạo ra một cơ sở định hướng cho
doanh nghiệp nói riêng và mỗi quốc gia nói chung trong việc trao đổi thương mại
với các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, cá nhân doanh nghiệp đều phải tôn trọng các
chính sách ngoại thương của các nước khác khi kinh doanh, buôn bán với nước
ngoài, đồng thời phải tìm hiểu rõ tuân thủ chính sách ngoại thương trong nước để
tạo ra sự phù hợp trong chính sách ngoại thương mỗi quốc gia.
Sự thay đổi của chính sách ngoại thương là một quá trình tất yếu để phù hợp
với chính sách, định hướng, chiến lược phát triển kinh tế chung của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, sự thay đổi chính sách ngoại thương theo chiều hướng nào lại phụ thuộc
vào việc chính sách đó có quan tâm tới lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng
hay không. Do đó, chính sách ngoại thương phải bắt đầu từ lợi ích của nhà sản xuất
và người tiêu dùng. Đảm bảo sự hài hòa về mặt lợi ích của doanh nghiệp, của người

tiêu dùng và quốc gia trong hoạt động ngoại thương cũng chính là mục tiêu quan
trọng của chính sách ngoại thương. Chính sách ngoại thương là một bộ phận cấu
thành trong chính sách kinh tế mỗi quốc gia, tuy nhiên, nó cũng có những đặc điểm
riêng sau:
- Việc ban hành chính sách ngoại thương là công việc nội bộ của mỗi quốc
gia, xuất phát từ lợi ích của quốc gia đó nhưng không được gây tổn hại đến
lợi ích của quốc gia khác.
- Chính sách ngoại thương là cầu nối liên kết kinh tế trong nước với kinh tế
thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho một quốc gia hội nhập vào nền kinh tế
khu vực và quốc tế một cách hiệu quả nhất.
- Chính sách ngoại thương có nhiệm vụ cân bằng cán cân thanh toán. Các hoạt
động ngoại thương không chỉ đơn thuần tác động đến sự phát triển và cân đối
nền kinh tế quốc gia mà còn tác động đến cán cân thanh toán quốc tế.
1.1.3. Xu hướng ngoại thương được áp dụng trên thế giới
Trong những thập kỷ gần đây, hầu hết các quốc gia đang phát triển đều sử
dụng một trong hai chính sách (chiến lược) ngoại thương chính, đó là: công nghiệp

8

hóa thay thế nhập khẩu (import substituting industrialization) và công nghiệp hóa
hướng xuất khẩu (export-oriented industrialization)
6
.
Nội
dung
Thay thế nhập khẩu
Định hƣớng xuất khẩu
Mục
tiêu
Phát triển năng lực các ngành sản

xuất trong nước để thay thế hàng
nhập khẩu.
Phát triển dựa trên lợi thế so
sánh của các ngành mạnh nhất:
Sự thịnh vượng có tác dụng lan
tỏa.
Công cụ
chính
sách
Rào cản thương mại, trợ cấp và
chính sách ngoại hối (gia tăng giá
trị đồng nội tệ) là cần thiết để bảo
vệ các ngành công nghiệp non trẻ
trong nước; sự can thiệp của nhà
nước thay thế cho giá thị trường.
Tự do hóa thương mại (mở rộng
các cam kết quốc tế, cởi mở các
cam kết có sẵn).
Áp dụng các biện pháp phá giá
để mở rộng thị trường.
Lợi ích
Rút ngắn khoảng cách công nghệ.
Gia tăng khả năng điều phối vĩ mô
và sức mạnh tổng hợp của nền kinh
tế.
Thu được nhiều ngoại tệ.
Lợi thế cạnh tranh nhiều mặt.
Chuyển giao công nghệ (nếu
có).
Tạo nhiều công ăn việc làm.

Mặt trái
Hạn chế mức độ cạnh tranh.
Thị trường các yếu tố đầu vào bị
méo mó, thiếu hụt.
Chi phí hành chính tăng cao.
Thâm hụt cán cân thương mại kéo
dài (do duy trì nhập khẩu trong
nhiều năm).
Ảnh hưởng lớn của các nhóm lợi
ích.
Thiếu thông tin nhiều mặt về thị
trường, đối tác
Gặp phải vấn đề tiếp cận thị
trường (do các đối tác dựng rào
cản).
Khó khăn tạo sự lan tỏa lợi ích
trong nền kinh tế (khó để thuyết
phục các nhóm lợi ích về tự do
hóa thương mại).
Bảng 1.1 Chính sách ngoại thương và hai chiến lược phát triển
Phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu là một hướng chiến lược chủ chốt của
các nước đang phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm giữa
thập niên 80. Xuất phát từ những nghiên cứu gần như đồng thời của Singer (1949,
phát biểu tại Liên Hiệp Quốc) và Raúl Prebisch (1950) trong đó ý tưởng chủ đạo


6
Chang Ha Joon, (2002), “Kick away the development ladder”, Antchem Press London 2002.

9


của các tác giả là sự mất cân bằng về sức mạnh giữa các ngành công nghiệp mới
của các nước đang phát triển và các nước công nghiệp phát triển hùng mạnh và rằng
hầu hết phát triển trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa của mình đã áp dụng triệt để
những công cụ hạn chế nhập khẩu
7
, hầu hết các nước đang phát triển từ Châu Á
(nhất là tại các nước Nam Á), Châu Phi và nhất là các nước Mỹ La tinh đã áp dụng
triệt để chiến lược phát triển này nhằm bảo hộ nền công nghiệp trong nước. Với
mục đích đó, các nước này đã đặt các hàng rào thuế quan rất cao nhằm ngăn chặn
dòng nhập khẩu từ bên ngoài.
Quốc gia
Năm
Thuế suất gộp đối với hàng nhập khẩu (%)
Mexico
1960
26
Philippines
1965
61
Brazil
1966
113
Chile
1961
182
Pakistan
1963
271
Bảng 1.2 Hàng rào thuế quan thực tế tại một số nước đang phát triển

(Nguồn: Balassa (1971) The structure of protection in developing countries)
Tuy nhiên, cho đến cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, các chính sách
ngoại thương này đã bộc lộ những yếu điểm, trên thực tế nó không hoàn toàn phù
hợp cho giai đoạn sau của công nghiệp hóa. Những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ
trước chứng kiến hàng loạt những cuộc cải cách ngoại thương quy mô lớn và triệt
để tại các quốc gia mà ở đó chính sách phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu đã
từng thượng tôn trong hàng thập kỷ. Theo đó, Hàng rào thuế quan được hạ xuống ở
hầu hết các khu vực trên thế giới.



7
CHANG Ha Joon, (2002), “Kick away the development ladder”, Antchem Press London 2002.

10

Biểu đồ 1.1 Hàng rào thuế quan tại các nước đang phát triển 1980-1999
(Nguồn: World Bank (2001))
Trên thực tế, hầu hết các quốc gia bám chặt lấy hệ thống chính sách phát triển
này đều đã thất bại. Từ những năm 1950 cho đến những năm của thập kỷ 70, người
dân Ấn Độ chỉ thấy thu nhập của họ tăng vài phần trăm (ví dụ của Ấn Độ phản ánh
tình trạng chung của các nước Nam Á). Các nước Châu Mỹ la – tinh có nước ở
trong tình trạng cải thiện hơn chút ít (Braxin) nhưng cũng có nước trước đó được
xếp hạng là nước giàu phải chứng kiến thu nhập trên đầu người của họ sụt
giảm(Áchentina) cho đến khi những cải cách ngoại thương được áp dụng. Tại Châu
Mỹ Latin
8
, chỉ có duy nhất một nước đã vươn lên để trở nên giàu có hơn là Chilê do
đã có một bước chuyển hướng chiến lược vào giữa những năm 70: dưới sự độc tài
của giới quân sự, đặc biệt của tướng Pinôchê, đất nước Chilê gặp phải rất nhiều khó

khăn do kinh tế suy giảm nghiêm trọng (giá của nhôm – sản phẩm xuất khẩu duy
nhất của Chilê đã sụt giảm nghiêm trọng). Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của một
nhóm các nhà kinh tế học theo trường phái Chicago, chính sách ngoại thương của
Chilê đã sang một bước hoàn toàn khác: các hàng rào thuế quan được hạ xuống triệt
để, tỷ trọng xuất nhập khẩu tăng cao Kể từ sau các cuộc cải cách đó, tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Chilê đã vượt xa các nước láng giềng thuộc Châu Mỹ Latin và có
thể sánh vai với các “nước Châu Á tăng trưởng kinh tế cao” (HPAEs).
Bên cạnh những câu chuyện thành công của một số nước Châu Mỹ Latinh, sẽ
là một thiếu sót lớn nếu như không nhắc đến bài học thành công (thường được nhắc
đến như “những điều kỳ diệu”) của các nước ngay trong khu vực Đông Á. Trên
thực tế, chiến lược mà Chilê theo đuổi chính là chính sách phát triển hướng đến
xuất khẩu – chiến lược mà các quốc gia thuộc nhóm HPAEs đã theo đuổi từ những
năm 50 của thế kỷ trước. Có thể chia các nước này làm 3 nhóm: Nhóm đầu tiên chỉ
có Nhật Bản – nước đã áp dụng chiến lược này rất sớm và nay đã đạt mức thu nhập
bình quân đầu người ngang với các nước phát triển Tây Âu và Bắc Mỹ; nhóm thứ
hai xuất phát chậm hơn trong những năm 60 gồm có bốn nước và vùng lãnh thổ là
Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore – tất cả các nước này đều có thu nhập
bình quân đầu người xấp xỉ các nước phát triển theo tiêu chí của OECD; nhóm cuối
cùng gồm những nước có xuất phát sau cùng vào cuối những năm 70 nhưng có
cùng một định hướng chiến lược là Indonesia, Thái Lan, Malaixia và Trung Quốc.
Các nước này hầu hết đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế 8-9 phần trăm một năm
(trường hợp của Trung Quốc còn trên 10%). Các nước này hầu hết đều có các đặc
điểm chung đó là độ mở của nền kinh tế tương đối lớn (tỷ trọng xuất nhập khẩu trên
tổng sản phẩm quốc nội (GDP)), các hàng rào thuế quan được hạ xuống thấp.


8
Rajagopal (2003) Institutional reforms and Trade competitiveness in Latin America, Institute of Technology
and Higher Education, Mehico.


11

Cùng với sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, thương mại ngày càng phát
triển, việc áp dụng chính sách ngoại thương của các quốc gia cũng phải thay đổi
linh hoạt hơn để phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế. Một xu hướng tất
yếu trong thời kỳ hội nhập đó là hầu hết các quốc gia, phát triển hay đang phát triển
đều ngày càng gia tăng sử dụng các hàng rào kỹ thuật thay vì tăng thuế quan.

Biểu đồ 1.2 Xu hướng tăng sử dụng hàng rào kĩ thuật/ Xu hướng giảm thuế
quan tại các nước phát triển và đang phát triển
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho rằng việc áp dụng rập khuôn các mô hình
phát triển chưa chắc đã mang lại hiệu quả tốt nhất cho nền kinh tế. Theo đó, việc tốt
nhất mà các nước đang phát triển có thể làm là áp dụng các công cụ ngoại thương
một cách tốt nhất trong hoàn cảnh của các nước đó thông qua các thể chế hiện có.
Một bước đột phá trong hiệu quả sử dụng các công cụ của chính sách ngoại thương
chỉ có thể thông qua sự cải cách các thể chế hiện có (tăng cường năng lực, sự phối
hợp, trao quyền ) khiến chúng hoạt động hiệu quả hơn, tận dụng tốt hơn các công
cụ sẵn có.
9

1.2. Công cụ quản lý ngoại thương
1.2.1. Khái niệm công cụ quản lý ngoại thương
Các công cụ quản lý ngoại thương thuộc phạm trù quản lý nhà nước về ngoại
thương. Quản lý nhà nước về ngoại thương là sự tổ chức và điều khiển các lĩnh vực
hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động liên quan bằng hệ thống các công cụ
quản lý và những phương pháp phù hợp thông qua hệ thống tổ chức bộ máy quản lý
nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Trong đó, các cơ quan quản lý nhà nước về
ngoại thương (chủ thể quản lý) sử dụng các phương pháp và công cụ quản lý ngoại



9
Marion Jansen, Hildegunn Kyvik Nordås, (2004), Institution, trade policy and trade flow, WTO Working
Papers ERSD-2004-02.

12

thương thích hợp để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đối với toàn bộ hoạt động xuất
nhập khẩu của mọi thành phần kinh tế (đối tượng quản lý) nhằm đạt mục tiêu thúc
đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại thương trong các thời kỳ.
Hiện nay, có nhiều cách gọi khác nhau về công cụ quản lý ngoại thương và
sự khác nhau đó chủ yếu là do xuất phát từ các giác độ tiếp cận và giải quyết vấn đề
khác nhau. Trên bình diện quản lý ngoại thương ở tầm vĩ mô, một khái niệm thường
được sử dụng là: Công cụ quản lý ngoại thương là những phương tiện và những
biện pháp được chủ thể quản lý ngoại thương sử dụng để tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp lên các hoạt động ngoại thương hoặc các chủ thể hoạt động ngoại thương
nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định.
1.2.2. Phân loại các công cụ quản lý ngoại thương đã được sử dụng trên thế giới
Các công cụ quản lý ngoại thương được các quốc gia trên thế giới sử dụng rất
đa dạng, chủ yếu được phân loại theo các tiêu chí sau:
a. Phân loại theo tính chất
- Các công cụ mang tính chất pháp lý như: pháp luật trong nước và các điều
ước quốc tế về thương mại đa phương và song phương mà Chính phủ đã tham gia kí
kết.
- Các công cụ, biện pháp có tính chất kỹ thuật như: các quy định về tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; các quy định liên quan đến kiểm dịch động thực vật;
các quy định liên quan đến nhãn mác và đóng gói bao bì; các quy định liên quan
đến trách nhiệm môi trường; các quy định liên quan đến trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp…
- Các công cụ, biện pháp có tính chất kinh tế như: thuế quan thông thường,
thuế trong nước liên quan đến hoạt động ngoại thương, thuế tiêu thụ đặc biệt, hạn

ngạch thuế quan, thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng hay còn gọi là thuế chống
trợ cấp, thuế bổ sung để thực hiện biện pháp tự vệ đặc biệt trong các trường hợp
khẩn cấp, phụ thu nhập khẩu, công cụ tỷ giá hối đoái, công cụ lãi suất tín dụng xuất
khẩu, trợ cấp xuất khẩu và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu, quỹ dự
trữ ngoại hối và các loại quỹ khuyến khích xuất khẩu, xúc tiến xuất khẩu…
- Các công cụ, biện pháp có tính chất hành chính như: giấy phép xuất nhập
khẩu, hạn ngạch nhập khẩu và giới hạn xuất khẩu tự nguyện, quy hoạch ngành/lĩnh
vực, các yêu cầu thành phần của địa phương, các biện pháp quản lý hải quan được
sử dụng trong thông quan và sau thông quan
b. Phân loại theo mục đích sử dụng
- Các công cụ quản lý dài hạn như: chiến lược xuất nhập khẩu, quy hoạch
ngành và phân ngành, các kế hoạch trung và dài hạn, các chương trình phát triển
xuất khẩu dài hạn…

13

- Các công cụ được sử dụng nhằm thực hiện việc kiểm soát và tác động trực
tiếp có tính ngắn hạn đến hoạt động ngoại thương như: các công cụ hành chính như
giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các công cụ kinh tế như phụ thu thuế xuất
nhập khẩu, lãi suất tín dụng, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu…
- Các công cụ, biện pháp được Chính phủ sử dụng để can thiệp đến hoạt động
ngoại thương trong các tình huống đột xuất và phù hợp với quy định của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) nhằm bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ, bảo vệ an ninh
quốc gia, bảo vệ cán cân thanh toán, bảo vệ người tiêu dùng, trả đũa thương mại,
bảo vệ nhân quyền như: quy định tỷ lệ giá trị trong nước của hàng xuất khẩu, quy
định hạn chế nhập khẩu, phụ thu thuế nhập khẩu, thuế đối kháng, quy định tiêu
chuẩn lao động
- Các công cụ được sử dụng nhằm kích thích lợi ích kinh tế của các chủ thể
kinh tế tham gia hoạt động ngoại thương như: lãi suất, tỷ giá hối đoái, các loại quỹ
như quỹ xúc tiến xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu…

c. Phân loại theo lĩnh vực tác động của các công cụ quản lý ngoại thương
- Các công cụ quản lý lĩnh vực hoạt động xuất khẩu gồm các công cụ hành
chính, kinh tế, kỹ thuật… có liên quan.
- Các công cụ quản lý lĩnh vực hoạt động nhập khẩu gồm các công cụ hành
chính, kinh tế, kỹ thuật… có liên quan.
1.2.3. Các công cụ quản lý ngoại thương chủ yếu và xu hướng sử dụng tại một số
nước có nền ngoại thương phát triển
a. Tình hình sử dụng các công cụ quản lý ngoại thương trên thế giới
Hoạt động xuất nhập khẩu hay còn gọi là hoạt động ngoại thương là một lĩnh
vực quan trọng trong hoạt động kinh tế của một quốc gia, đồng thời cũng là một
lĩnh vực hết sức nhạy cảm và phức tạp, có liên quan đến các quy định của các điều
ước quốc tế về quản lý xuất, nhập khẩu. Vì vậy, có nhiều loại công cụ khác nhau để
quản lý hoạt động ngoại thương của mỗi một quốc gia, song trong phạm vi của khóa
luận này chỉ giới hạn tập trung phân tích một số loại công cụ chủ yếu sau:
 Thuế quan
- Khái niệm
Thuế quan là công cụ của chính sách thuế quan, được xây dựng, điều chỉnh
và sử dụng để thực hiện mục tiêu của chính sách thuế quan, nó được thể hiện dưới
hình thức thuế suất và Biểu thuế quan. Xét theo tính chất, thuế quan là một công cụ
kinh tế. Thuế quan là các loại thuế áp dụng đối với hàng hóa được chuyên chở qua
biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan. Thuế quan gồm thuế xuất khẩu và thuế
nhập khẩu. Thuế xuất khẩu thường được các nước đang phát triển áp dụng đối với
một số mặt hàng nhằm tăng lợi ích quốc gia. Trái lại, ở nhiều nước phát triển người
ta không sử dụng thuế xuất khẩu do họ không đặt ra mục tiêu tăng nguồn thu ngân

14

sách từ thuế xuất khẩu. Vì vậy, ở những nước này, thuật ngữ thuế quan thường
được dùng để chỉ thuế nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu là công cụ để bảo hộ sản xuất nội địa. Nó có tác dụng bảo hộ

cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến
khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài. Do bị đánh
thuế, hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn so với hàng nội địa có thể thay thế và điều này
làm giảm lượng nhập khẩu. Đồng thời, thuế quan nhập khẩu có thể được áp dụng để
trả đũa các biện pháp hạn chế thương mại do các quốc gia khác tiến hành. Hiện nay
trên thế giới, thuế xuất khẩu ít được sử dụng hơn, chủ yếu đánh vào các mặt hàng
mà Nhà nước không khuyến khích xuất khẩu như các mặt hàng sử dụng các nguồn
tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng
của nó đối với sự an ninh lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết.
Tuy nhiên, cả thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu đều có tác dụng tăng nguồn thu cho
ngân sách nhà nước. Thực tế ở nhiều nước đang phát triển, nguồn thu từ thuế chiếm
một tỷ trọng rất lớn trong ngân sách quốc gia.
- Phân loại
Thuế quan có thể được chia làm nhiều loại phụ thuộc vào các tiêu chí phân
loại khác nhau.
 Nếu dựa trên đối tượng chịu thuế, thuế quan gồm hai loại: thuế nhập khẩu,
thuế xuất khẩu.
 Nếu căn cứ vào phương thức tính thuế, thuế quan được chia thành ba loại:
thuế quan đặc định, thuế theo giá trị và thuế quan hỗn hợp.
Thuế quan đặc định là loại thuế được tính theo giá trị cố định bằng tiền trên
một đơn vị hàng hóa. Khoản thuế do vậy sẽ phụ thuộc vào lượng hàng xuất, nhập
khẩu mà không phụ thuộc vào giá cả hay giá trị của hàng hóa. Ưu điểm của loại
thuế này là dễ thu, hạn chế việc khai man giá hàng hóa để trốn thuế. Tuy nhiên,
cách thu này khá cứng nhắc nên hiệu quả bảo hộ có thể không được đảm bảo.
Thuế quan tính theo giá trị hàng hóa được đánh theo một tỷ lệ phần trăm cố
định trên giá trị của một đơn vị hàng hóa. Nhược điểm của loại thuế này là khó
khăn trong việc áp dụng vì nhân viên hải quan cần có nghiệp vụ chuyên môn để
đánh giá đúng giá trị của hàng hóa để từ đó xác định đúng mức thuế. Chẳng hạn,
người ta phải làm rõ những gì được đưa vào giá trị hàng hóa: chi phí sản xuất, bảo
hiểm, chi phí vận chuyển… Tuy vậy, loại thuế này đã được sử dụng rộng rãi trên

thế giới. Nó có ưu điểm là luôn duy trì được mức bảo hộ đối với sản xuất trong
nước, bất chấp lạm phát biến động như thế nào.
Thuế quan hỗn hợp (conpound tariff) kết hợp hai cách tính thuế nói trên.
Việc lựa chọn loại thuế nào còn phụ thuộc vào tính chất sản phẩm. Ví dụ,
thuế tính theo số lượng thường được áp dụng đối với sản phẩm tương đối đồng nhất

15

về chất lượng như các loại nông sản. Hiện nay, nói chung hải quan thực hiện tính
thuế nhập khẩu theo kiểu thuế theo giá trị hàng hóa là chủ yếu.
- Thuế suất
Đối với cùng một mặt hàng có các mức thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc
biệt và thuế suất thông thường:
 Thuế suất ưu đãi: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN) trong
quan hệ thương mại với quốc gia đó. Thuế suất ưu đãi thông thường được
quy định cụ thể cho từng mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do cơ
quan chức năng ban hành.
 Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập
khẩu với quốc gia đó theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế
quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp
ưu đãi đặc biệt khác.
 Thuế suất thông thường: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện quy chế tối huệ quốc
cũng như không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó.
Thuế suất thông thường luôn luôn cao hơn so với thuế suất ưu đãi và thuế
suất ưu đãi đặc biệt của cùng mặt hàng đó.
- Biểu thuế quan
Biểu thuế là hình thức thể hiện chính sách thuế quan và công cụ của chính

sách thuế quan. Biểu thuế quan của các nước thường được xây dựng theo mẫu quy
định của Tổ chức Hải quan thế giới, thể hiện theo mã HS, thường từ 6 – 10 số (tùy
điều kiện của mỗi nước). Trong hội nhập thương mại quốc tế theo mô hình WTO,
nhất là trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA), danh mục hàng hóa cắt giảm
thuế quan nhập khẩu theo cam kết giữa các đối tác thường được xác lập theo 4
Danh mục: Danh mục thông thường, Danh mục nhạy cảm thường, Danh mục nhạy
cảm cao và Danh mục loại trừ.
- Tác động của thuế quan đến nền kinh tế
Tác động rõ nhất và trực tiếp nhất của thuế quan là tác động đối với mức giá
nội địa. Thuế quan chủ yếu là thuế nhập khẩu, từ đó tạo ra sự chênh lệch giữa giá
nội địa và giá thế giới của hàng hóa. Về mặt kinh tế, thuế nhập khẩu gây thiệt hại
cho người tiêu dùng vì họ buộc phải trả nhiều tiền hơn, hoặc phải mua số lượng
hàng hoá ít hơn, hoặc cả hai. Ngược lại, nhờ thuế quan, các nhà sản xuất nội địa thu
được lợi thông qua gia tăng số lượng cũng như giá bán các sản phẩm của họ. Tuy
nhiên, lợi ích nhà sản xuất thu được không bù đắp được thiệt hại người tiêu dùng
phải gánh chịu. Các nhà sản xuất có lợi nhờ tăng giá chỉ với lượng hàng nội địa,
trong khi người tiêu dùng phải trả giá cao hơn cho cả hàng trong nước và hàng nhập

16

khẩu. Do đó, nếu chỉ tính đến nhà sản xuất và người tiêu dùng thì thuế quan mang
lại thiệt hại.
Tuy vậy, ảnh hưởng của thuế quan lên nền kinh tế không chỉ là thay đổi thu
nhập của nhà sản xuất và người tiêu dùng, thuế quan còn mang thu nhập cho ngân
sách nhà nước.
Bên cạnh đó, tác động của thuế quan nhập khẩu và xuất khẩu cũng khác
nhau. Thuế nhập khẩu làm tăng giá hàng nhập khẩu, làm giảm số lượng nhập và số
dư của người tiêu dùng, làm tăng số dư của người sản xuất nội địa, làm di chuyển
nguồn nhân lực từ ngành xuất khẩu này sang ngành xuất khẩu cạnh tranh khác.
Trong khi đó, thuế xuất khẩu làm giảm giá nội địa hàng hoá xuất khẩu, làm giảm

khối lượng xuất khẩu và số dư xuất khẩu, làm tăng số dư nguời tiêu dùng trong
nước và thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thuế quan luôn có mặt tác động tiêu
cực là gây ra tổn thất ròng cho nền kinh tế trong nước nói riêng và nền kinh tế thế
giới nói chung.
 Các công cụ, biện pháp phi thuế quan
- Khái niệm
Bên cạnh các hàng rào thương mại mang tính truyền thống, người ta vẫn
thường nhắc đến khái niệm "các biện pháp phi thuế quan" (non-tarriff measures -
NTMs), được định nghĩa là tất cả các biện pháp ngoài thuế quan, có thể được quy
định cụ thể hay thực tế tồn tại, có liên quan hoặc trực tiếp ảnh hưởng tới tự do
thương mại. Xét về bản chất, các biện pháp phi thuế quan là công cụ được Nhà
nước sử dụng để quản lý, điều tiết hoạt động ngoại thương nên có thể gọi đó là một
loại công cụ quản lý ngoại thương.
Các công cụ hay biện pháp phi thuế quan ngày càng có ý nghĩa quan trọng
trong chính sách thương mại của các quốc gia với những hình thức ngày càng
phong phú, khi hàng rào thuế quan giảm đi thì hàng rào phi thuế sẽ tăng lên. Hơn
nữa, các biện pháp phi thuế có tính chất kín đáo, không rõ ràng nên có tác dụng hạn
chế nhập khẩu tốt hơn so với các biện pháp thuế. Mục tiêu của một nước khi sử
dụng các NTMs có thể là: bảo hộ sản xuất trong nước; bảo vệ sức khỏe con người,
bảo vệ động thực vật, bảo vệ môi trường; hạn chế tiêu dùng; đảm bảo cân bằng cán
cân thanh toán; đảm bảo an ninh quốc gia
- Một số biện pháp phi thuế quan
Một số biện pháp phi thuế quan thường gặp là:
Nhóm các biện pháp hạn chế định lượng (quantitative restrictions)
 Cấm xuất khẩu, nhập khẩu
Cấm xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp bảo hộ cao nhất, gây ra hạn chế lớn
nhất đối với thương mại quốc tế và nói chung không được phép sử dụng trong
WTO. Tuy nhiên, các thành viên có thể thi hành các biện pháp cấm xuất khẩu, nhập

17


khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử trong một số trường hợp được quy định cụ
thể trong GATT 1994 (Điều XX, Điều XXI, Điều XIX…).
Một vụ việc nổi tiếng liên quan tới cấm nhập khẩu là vụ Mỹ - Cấm nhập khẩu
tôm và các sản phẩm tôm. Từ ngày 1/5/1996, Mỹ quy định mọi kiện hàng tôm và
các sản phẩm tôm gửi lên tàu vào Mỹ phải kèm theo tờ khai của người xuất khẩu
tôm chứng nhận rằng tôm được đánh bắt theo các điều kiện không gây ảnh hưởng
bất lợi cho rùa biển và sẽ cấm nhập khẩu các loại sản phẩm này nếu không thỏa
mãn yêu cầu trên. Một loạt các nước: Ấn Độ, Malaysia, Pakistan và Thái Lan đã
phản đối quy định này của Mỹ và đưa vụ việc ra giải quyết tại WTO.
 Hạn ngạch:
Hạn ngạch hay hạn ngạch nhập khẩu là quy định của nhà nước để giới hạn về
khối lượng hoặc giá trị của một số các hàng hóa nhất định được nhập khẩu nói
chung hoặc nhập khẩu từ một thị trường nào đó, trong một thời hạn nhất định,
thường là một năm. Trên thực tế, các hạn ngạch về số lượng được áp dụng nhiều
hơn hạn ngạch về giá trị, do việc quản lý các hạn ngạch về giá trị khó thực hiện
hơn.
Một ví dụ cho việc sử dụng hạn ngạch nhập khẩu có thể kể đến trường hợp
Nhật Bản. Hệ thống hạn ngạch của Nhật bản được phân chia làm 4 nhóm: nhóm
Hạn ngạch nhập khẩu theo kế hoạch, Hạn ngạch nhập khẩu hỗn hợp, Hạn ngạch đặc
biệt cho vùng Okinawa, và Các hạn ngạch vì mục đích đặc biệt. Các mặt hàng thuộc
phạm vi điều chỉnh của hệ thống hạn ngạch nhập khẩu của Nhật Bản bao gồm:
- Nhóm mặt hàng không được đưa vào tự do hóa theo quy định của WTO do
có khả năng gây tổn hại tới cộng đồng (vũ khí, súng cầm tay các loại, thuốc
phiện );
- Nhóm mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước (chủ
yếu là sản phẩm nông sản, hải sản );
- Nhóm mặt hàng động thực vật thuộc danh sách cần bảo vệ theo Công ước
Washington.
Các mặt hàng thuộc danh mục cần hạn ngạch nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ

được liệt kê trong bản "Thông báo nhập khẩu" (Import Notice) do Bộ Công Thương
Nhật Bản ban hành.
Nhật Bản đã từng bị nhiều nước thành viên yêu cầu tham vấn và đưa ra cơ
quan giải quyết tranh chấp của WTO về việc sử dụng hạn ngạch nhập khẩu. Có thể
kể đến vụ Nhật Bản - Hạn ngạch nhập khẩu đối với tảo biển sấy khô và tảo biển tẩm
gia vị.
 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER)
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là thỏa thuận về thị trường, theo đó, một nước
đồng ý hạn chế xuất khẩu của mình sang nước khác đối với một mặt hàng nhất định

×