Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

giải pháp phát triển bền vững làng nghề lụa vạn phúc – hà đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 78 trang )

Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp trƣớc hết em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến PGS.TS Nguyễn Văn Phúc, văn phòng Bộ xây dựng. Thầy đã
hƣớng dẫn em ngay từ khi mới hình thành lên đề tài và trong quá trình thực
hiện chuyên đề tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn đến toàn thể các thầy, cô giáo Trƣờng học viện chính
sách và phát triển nói chung và Khoa quy hoạch phát triển nói riêng đã truyền
đạt những thông tin cần thiết và kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt 4
năm học vừa qua.
Đồng thời, em cũng xin cảm ơn cán bộ phòng Tài nguyên và Môi
trƣờng Quận Hà Đông, UBND Phƣờng Vạn Phúc cùng ông Nguyễn Hữu
Chỉnh- chủ tịch hiệp hội làng nghề đã cung cấp cho em các số liệu cần thiết
phục vụ cho chuyên đề tốt nghiệp.
Là một sinh viên cũng đang trong quá trình thực tập, do vậy trình độ
cũng nhƣ kinh nghiệm của em còn có những hạn chế nhất định, mặt khác do
nguồn tƣ liệu có hạn. Vì vậy trong khóa luận của mình không tránh đƣợc
những thiếu sót, kính mong nhận đƣợc sự giúp đỡ và đóng góp của các thầy,
cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!








Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

ii

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bài chuyên đề tốt nghiệp này do tự bản thân em viết,
không sao chép, copy tài liệu. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trƣớc nhà trƣờng.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện


Đỗ Xuân Trƣờng

















Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ đề tài. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của khóa luận. 2
5. Kết cấu của khóa luận 3
CHƢƠNG 1: NHỮNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ NHỮNG
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA
LÀNG NGHỀ 4
1.1. Bản chất và yêu cầu đặt ra của phát triển bền vững. 4
1.1.1. Bản chất của phát triển bền vững 4
1.1.2. Sự cần thiết phải đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế xã
hội. 5
1.1.3.Những yêu cầu, tiêu chí đánh giá tính bền vững trong phát triển kinh
tế - xã hội. 8
1.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững của các làng
nghề Việt Nam. 13
1.2.1. Khái niệm làng nghề và đặc điểm làng nghề Việt Nam. 13
1.2.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến sự phát triển làng nghề 17

1.2.2.1. Nhu cầu và biến đổi của nhu cầu về sản phẩm của làng nghề. 17
1.2.2.2. Tiến bộ về khoa học và công nghệ. 18
1.2.2.3. Khả năng đảm bảo các nguồn lực phục vụ sản xuất, kinh doanh
của làng nghề. 18
Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

iv

1.2.2.4. Yếu tố môi trƣờng 20
1.2.2.5. Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc 20
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ LỤA VẠN
PHÚC – HÀ ĐÔNG. 22
2.1. Lịch sử và điều kiện phát triển làng nghề lụa Vạn Phúc – Hà Đông. 22
2.1.1. Điều kiện phát triển làng lụa. 22
2.1.1.1.Điều kiện tự nhiên. 22
2.1.1.2.Điều kiện kinh tế- xã hội 23
2.1.1.3. Cảnh quan và các công trình, di tích văn hóa làng nghề Vạn
Phúc, Hà Đông. 26
2.1.2. Tổng quan quá trình phát triển làng nghề lụa Vạn Phúc, Hà Đông. . 34
2.2. Thực trạng phát triển làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông 36
2.2.1. Sản phẩm và biến động sản phẩm của làng nghề. 36
2.2.2.Quy mô làng lụa Vạn Phúc thời gian qua. 40
2.2.3.Công nghệ và cải tiến công nghệ ở làng nghề lụa Vạn Phúc. 45
2.2.4. Tổ chức sản xuất trong làng nghề lụa Vạn Phúc , Hà Đông. 46
2.3. Những nhân tố chính ảnh hƣởng đến sự phát triển làng nghề lụa Vạn
Phúc hiện nay. 47
2.3.1.Quy mô và tính chất của nhu cầu thị trƣờng đối với sản phẩm của
làng nghề lụa. 47
2.3.2. Vấn đề môi trƣờng đối với làng nghề. 49
2.3.3. Trình độ kĩ thuật, công nghệ, trang thiết bị. 51

2.3.4. Các nguồn lực phục vụ sản xuất, kinh doanh. 52
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG LÀNG NGHỀ LỤA VẠN PHÚC – HÀ ĐÔNG ĐẾN NĂM 2020. 58
3.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển làng nghề lụa Vạn Phúc. 58
3.1.1. Mục tiêu 58
3.1.2. Phƣơng hƣớng 59
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững làng nghề lụa Vạn
Phúc, Hà Đông. 60
Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

v

3.2.1.Giải pháp đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng cho làng nghề. 60
3.2.2.Giải pháp về đổi mới thiết bị và công nghệ. 61
3.2.3.Giải pháp về phát triển thị trƣờng. 62
3.2.4.Giải pháp về đổi mới tổ chức sản xuất và phát triển nguồn nhân
lực. 63
3.2.5. Giải pháp ổn định nguyên liệu đầu vào cho sản xuất lụa. 64
3.2.6. Những giải pháp khác. 64
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 69
















Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

vi



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Viết đầy đủ
TCTT
Thủ công truyền thống
LNTT
Làng nghề truyền thống
KT - XH
Kinh tế - xã hội

Giai đoạn
KCN
Khu công nghiệp
WTO
Tổ chức thƣơng mại Thế giới
CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
KH-KT
Khoa học kỹ thuật
HĐND, UBND
Hội đông nhân dân, Ủy ban nhân dân
GTSX
Giá trị sản xuất
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp







Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Cơ cấu dân số làng Vạn Phúc 2014………………………… … 27
Bảng 2.2. Cơ cấu ngành nghề làng lụa Vạn Phúc 2014……………… … 27
Bảng 2.3. Số lƣợng các hộ kinh doanh và sản xuất lụa tại làng nghề …… 42
Biểu đồ2.1. Số lƣợng hộ sản xuất và kinh doanh lụa Vạn Phúc trên địa bàn
làng Vạn Phúc- Hà Đông- Hà Nội……………………………… … …… 43
Biểu đồ 2.2. Giá bán bình quân mỗi mét sản phẩm…………………………44

Biểu đồ 2.3. Sản lƣợng lụa làng nghề Vạn Phúc-Hà Đông qua các năm ….45
Biểu đồ 2.4. Giá đầu vào và doanh thu từ lụa Vạn Phúc qua các năm…… 46
Bảng 2.4. Sơ đồ dòng thải của quá trình dệt nhuộm tại làng nghề Vạn Phúc.50
Bảng 2.5. Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc thải do các hộ dệt nhuộm thải ra….51
Bảng 2.6. Chất lƣợng môi trƣờng không khí tại các hộ dệt nhuộm… …….52

Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Làng nghề là một trong những nét văn hóa rất đặc trƣng của nƣớc ta.
Hiện nay Đảng và Nhà Nƣớc ta đã chú trọng vào việc phát triển các làng nghề
nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, giải quyết vấn đề việc làm tại các
làng nghề đồng thời góp phần gìn giữ những ngành nghề truyền thống của
Việt Nam không bị mai một.
Vạn Phúc là một làng nghề dệt lụa truyền thống nổi tiếng đã đƣợc biết
dến từ rất sớm,và trở thành một trong những biểu trƣng về kĩ nghệ và văn hoá
dân gian Việt Nam, nó đã trở thành một mặt hàng truyền thống đƣợc nhiều
ngƣời ƣa chuộng không những trong nƣớc mà còn cả ở nƣớc ngoài. Tuy nhiên
trong những năm gần đây, Vạn Phúc đang đứng trƣớc nguy cơ phát triển
không bền vững, đó là do quá trình phát triển không có định hƣớng . Việc
phát triển tuỳ tiện mang tính tự phát của các thành phần kinh tế. Góp phần
vào việc phá vỡ cảnh quan kiến trúc, gây ô nhiễm môi trƣờng, mất đi bản sắc
dân tộc. Trong quá trình phát triển làng nghề còn bộc lộ một số vấn đề bất cập
nhƣ chất lƣợng tăng trƣởng không cao, kết cấu hạ tầng còn chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu sản xuất, qui mô làng nghề còn nhỏ, sản xuất manh mún, tự
phát, tiêu thụ khó khăn, chất lƣợng sản phẩm thấp, mẫu mã đơn giản, việc ứng

dụng và kết hợp giữa thiết bị, công nghệ truyền thống với thiết bị công nghệ
hiện đại ở các làng nghề còn hạn chế. Thu nhập của ngƣời lao động trong làng
nghề còn thấp, việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động còn gặp
nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các vấn đề về xã hội và ô nhiễm môi trƣờng
chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, việc khai thác và sử dụng nguyên, nhiên vật
liệu vẫn còn chƣa hợp lý….ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng cuộc sống của
ngƣời dân. Xuất phát từ vấn đề trên tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “ Giải
pháp phát triển bền vững làng nghề lụa Vạn Phúc – Hà Đông ” làm bài
luận tốt nghiệp của mình.
Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

2

2. Mục đích và nhiệm vụ đề tài.
2.1. Mục đích của đề tài.
Nghiên cứu, hệ thống hoá và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực
tiễn liên quan đến phát triển làng nghề theo hƣớng bền vững. Đề xuất một số
giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề theo hƣớng bền vững.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài.
Hệ thống và làm rõ một số vấn đề lý luận về làng nghề và phát triển
làng nghề theo hƣớng bền vững, những nhân tố tác động đến tính bền vững
của các làng nghề.
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển theo hƣớng bền vững của làng
nghề lụa Vạn Phúc.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển bền vững
làng nghề Vạn Phúc- Hà Đông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận .
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là: những vấn đề lý luận và thực
tiễn phát triển làng nghề của làng Vạn Phúc theo hƣớng bền vững.
Phạm vi nghiên cứu: địa bàn làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông

Thời gian nghiên cứu : nghiên cứu, khảo sát số liệu tài liệu từ năm 2005
đến nay, tầm nhìn đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu của khóa luận.
* Phƣơng pháp thu thập tổng hợp các thông tin cần thiết có liên quan
đến làng nghề. Các thông tin có thể đƣợc thu thập từ các cơ quan chức năng
(số liệu thống kê, văn bản pháp quy…) kết hợp với việc điều tra thực địa.
Ngoài ra, thông tin còn có thể thu thập đƣợc qua sách báo, qua nguồn tra cứu
trên mạng.
* Phƣơng pháp phân tích, đánh giá tổng hợp:
Trên cơ sở các kết quả có đƣợc do điều tra, thu thập tài liệu liên quan
từ các nguồn khác nhau, phân tích đánh giá tổng hợp các thông tin thu thập
đƣợc để đƣa ra các giải pháp và kết luận.
Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

3

Thực hiện điều tra khảo sát thực tế, phỏng vấn chuyên gia, kế thừa các
kết quả nghiên cứu khảo sát của các cơ quan, ban ngành, các cấp quản lý.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và các phụ lục, Nội dung chính của báo
cáo đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những yêu cầu phát triển bền vững và những nhân tố ảnh
hƣởng đến sự phát triển bền vững của làng nghề.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển làng nghề lụa Vạn Phúc - Hà Đông.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển bền vững làng nghề
lụa Vạn Phúc, Hà Đông đến năm 2020.


















Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

4

CHƢƠNG 1: NHỮNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG CỦA LÀNG NGHỀ

1.1. Bản chất và yêu cầu đặt ra của phát triển bền vững.
1.1.1. Bản chất của phát triển bền vững
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phát triển bền vững, tuỳ theo cách
tiếp cận, mục đích nghiên cứu sử dụng khác nhau mà khái niệm này đƣợc
hiểu theo nhiều cách khác nhau.Thuật ngữ Phát triển bền vững (PTBV –
Sustainable Development) lần đầu tiên đƣợc sử dụng trong bản “Chiến lƣợc
bảo tồn thế giới” do IUCN đề xuất năm 1980. Mục tiêu tổng thể của Chiến
lƣợc là “đạt đƣợc sự PTBV bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và
thuật ngữ PTBV ở đây đƣợc đề cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính

bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài
nguyên sinh vật. Năm 1987, trong báo cáo “Tƣơng lai chung của chúng ta”,
Ủy ban Quốc tế về Môi trƣờng và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc,
"phát triển bền vững" đƣợc định nghĩa là “Sự phát triển đáp ứng được nhu
cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ tương lai ”[1].
Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn
tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trƣờng sống cho con ngƣời trong quá
trình phát triển.
Nội hàm về PTBV đƣợc tái khẳng định ở Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái
đất về Môi trƣờng và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992
và đƣợc bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về Phát triển
bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: "Phát triển
bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà
giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trƣởng kinh
tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói
Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

5

giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trƣờng (nhất là xử lý, khắc
phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng; phòng chống cháy
và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên).
Phát triển bền vững (Sustainable Development - viết tắt là SD) hay nói
một cách khoa học hơn là lý thuyết SD hiện nay, chính là sự phát triển một
cách bền vững của trái đất này. Hiện nay trái đất đang phải đối mặt với rất
nhiều khủng hoảng: khủng hoảng năng lƣợng, khủng hoảng dân số, khủng
hoảng đói nghèo… Vì vậy, SD là việc mà chúng ta phải làm, vì sự tồn tại của
tất cả mọi ngƣời. SD không còn là việc của một quốc gia.

Ðể xây dựng một xã hội phát triển bền vững, chƣơng trình Môi trƣờng
Liên Hợp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc[1]:
1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
2. Cải thiện chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời.
3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất.
4. Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo đƣợc.
5. Tôn trọng khả năng chịu đựng đƣợc của Trái đất.
6. Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân.
7. Ðể cho các cộng đồng tự quản lý môi trƣờng của mình.
8. Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát
triển và bảo vệ.
9. Xây dựng một khối liên minh toàn cầu, không một quốc gia nào
đƣợc lợi hay thiệt riêng mình khi toàn cầu có một môi trƣờng trong lành hay ô
nhiễm.
1.1.2. Sự cần thiết phải đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh
tế xã hội.
Theo UNESCO, phát triển bền vững bao gồm ba thành phần( khía
cạnh) cơ bản :

Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

6


Trong mối tƣơng tác, thỏa hiệp giữa ba thành phần chủ yếu nêu trên, mỗi
thành phần lại xuất hiện các nội dung( hệ thống cấp hai) đòi hỏi phải đáp ứng
đƣợc những yêu cầu phát triển riêng cho mỗi thành phần để cùng đạt đƣợc
mục tiêu PTBV.
* Môi trƣờng: phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng
giữa bảo vệ môi trƣờng tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên

nhiên phục vụ lợi ích con ngƣời nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác
những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trƣờng tiếp
tục hỗ trợ điều kiện sống cho con ngƣời và các sinh vật sống trên trái đất.
Khía cạnh này gồm một số nội dung sau:
Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo.
Phát triển không vƣợt quá ngƣỡng chịu tải của hệ sinh thái.
Bảo vệ đa dạng sinh học.
Bảo vệ tầng ôzôn.
Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm.
Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

7

Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nƣớc, khí, đất, lƣơng thực thực
phẩm), cải thiện và khôi phục môi trƣờng những khu vực ô nhiễm.[1].
* Xã hội: xã hội của phát triển bền vững cần đƣợc chú trọng vào sự
phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh
vực phát triển con ngƣời và cố gắng cho tất cả mọi ngƣời cơ hội phát triển
tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận đƣợc.
Khía cạnh này gồm một số nội dung sau:
Ổn định dân số.
Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị.
Giảm thiểu tác động xấu của môi trƣờng đến đô thị hóa.
Nâng cao học vấn, xóa mù chữ.
Bảo vệ đa dạng văn hóa.
Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới.
Tăng cƣờng sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết
định.
Kinh tế: đây là lĩnh vực không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó

đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với
những nguồn tài nguyên đƣợc tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những
nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế đƣợc chia sẻ một cách
bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng nhƣ phát triển của bất cứ ngành kinh
doanh , sản xuất nào cũng đƣợc dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản.
Yếu tố đƣợc chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vƣợng chung cho tất cả mọi
ngƣời, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới
hạn cho phép của hệ sinh thái cũng nhƣ không xâm phạm những quyền cơ
bản của con ngƣời.
Khía cạnh này gồm một số nội dung sau:
Giảm dần mức tiêu phí năng lƣợng và các tài nguyên khác thông qua
công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống.
Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

8

Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi
trƣờng.
Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống,
dịch vụ y tế và giáo dục.
Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối.
Công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm
thải, tái tạo nănglƣợng đã sử dụng).
Ngoài ba khía cạnh chủ yếu nêu trên, có nhiều ngƣời còn đề cập tới
những khía cạnh khác của phát triển bền vững nhƣ chính trị, hành chính, dân
tộc, tinh thần, công nghệ, quốc tế, sản xuất, và đòi hỏi phải tính toán và cân
đối chúng trong hoạch định các chiến lƣợc và chính sách phát triển kinh tế-xã
hội cho từng quốc gia, từng địa phƣơng cụ thể.

1.1.3.Những yêu cầu, tiêu chí đánh giá tính bền vững trong phát

triển kinh tế - xã hội.
Làm thế nào để đánh giá sự phát triển bền vững? Có thể định lƣợng
đƣợc không? Tiêu chí thế nào?
Đây là vần đề rất phức tạp mà con ngƣời phải vƣợt qua rất nhiều khó
khăn để chấp nhận và thực hiện. Xã hội loài ngƣời gồm nhiều dân tộc khác
nhau về văn hóa, lịch sử, tín ngƣỡng, chính trị, giáo dục và truyền thống, họ
cũng rất khác nhau về mức độ phồn vinh, về chất lƣợng cuộc sống và điều
Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

9

kiện môi trƣờng mà sự nhận thức về sự khác biệt đó cũng rất khác nhau. Hơn
nữa, sự cách biệt đó lại thƣờng xuyên vận động, khi tăng khi giảm. Bởi vậy,
đánh giá thế nào là phát triển bền vững mang tính tùy thuộc khá lớn. Tuy
nhiên, chúng ta có thể đề cập đến tiêu chí để đánh giá tổng quát gồm sự tăng
trƣởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác
hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao đƣợc
chất lƣợng môi trƣờng sống.
Tính đến năm 2010, đã có mƣời hai tổ chức và phƣơng án đánh giá
định tính và định lƣợng phát triển bền vững. Đó là:
1. Bộ 58 tiêu chí của Uỷ ban phát triển bền vững (CSD) của Liên hợp
quốc.
2. Bộ 46 tiêu chí của Nhóm tƣ vấn về tiêu chí phát triển bền vững
(CGSDI)
3. Phƣơng án chỉ số thịnh vƣợng gồm 88 tiêu chí của Tổ chức bảo tồn
thiên nhiên thế giới (IUCN).
4. Phƣơng án Chỉ số Bền vững Môi trƣờng của Diễn đàn Kinh tế thế
giới gồm 68 tiêu chí.
5. 65 tiêu chí của Nhóm Bối cảnh toàn cầu
6. Dấu chân sinh thái

7. Nhóm Tiêu chí Tiến bộ đích thực (GPI)
8. Nhóm hành động liên cơ quan Hoa Kì về các tiêu chí phát triển bền
vững (I WGSDI)
9. Hệ thống tiêu chí của Costa Rica về PTBV
10. Dự án các tiêu chí Boston
11. Nhóm Đánh giá các thất bại
12. Sáng kiến thông báo toàn cầu.
Ngoài các bộ chỉ tiêu nêu trên, đất nƣớc Bhutan( một quốc gia nằm kín
trong lục địa tại Nam Á, nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc) còn đề nghị một
chỉ số gọi là “Tổng hạnh phúc quốc gia”(GNS) với ý nghĩa lấy ngƣời dân làm
Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

10

trọng tâm, luôn chú trọng giữ vững sự ổn định chính trị, bảo đảm môi trƣờng
hoạt động tốt, dân chúng sống hạnh phúc. Trƣớc khi Chính phủ phê duyệt bất
cứ dự án nào thì câu hỏi luôn đặt ra là tăng trƣởng kinh tế làm sao giữ ổn định
môi trƣờng, bảo tồn di sản văn hóa, bảo đảm đa dạng sinh học. Bảo đảm mỗi
cá nhân phát triển bền vững, chính là duy trì phát triển bền vững.
Chỉ số GNS đƣợc xây dựng từ 72 tiêu chí, trong đó có nhiều tiêu chí cơ
bản gồm: bảo vệ môi trƣờng; duy trì văn hóa; kinh tế xã hội phát triển ổn
định; quản trị nhà nƣớc tốt; tập trung phát triển hài hòa văn hóa- xã hội-kinh
tế; bảo đảm sức khỏe; hội nhập sinh thái, bảo vệ môi trƣờng….
Ở Việt Nam Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 2157/QĐ-TTg
ngày 11/11/2013 ban hành Bộ chỉ tiêu đánh giá, giám sát phát triển bền vững
địa phƣơng giai đoạn 2013 – 2020.[2]
Bộ chỉ tiêu đánh giá, giám sát phát triển bền vững địa phƣơng giai
đoạn 2013 – 2020 có 43 chỉ tiêu bao gồm các nội dung sau:
I. Các chỉ tiêu chung: có 28 chỉ tiêu gồm:
- Chỉ tiêu tổng hợp: 01 chỉ tiêu đó là Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI).

- Lĩnh vực kinh tế: có 07 chỉ tiêu:
(1) Tỷ lệ vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên
địa bàn.
(2) Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ (Hệ số ICOR).
(3) Năng suất lao động xã hội.
(4) Tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách trên địa bàn.
(5) Diện tích đất lúa đƣợc bảo vệ và duy trì (theo Nghị quyết của
Chính phủ).
Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng:
(6) Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào
tốc độ tăng trƣởng chung.
(7) Mức giảm tiêu hao năng lƣợng để sản xuất ra một đơn vị tổng sản
phẩm trên địa bàn.
Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

11

- Lĩnh vực xã hội: có 11 chỉ tiêu:
(1) Tỷ lệ hộ nghèo.
(2) Tỷ lệ thất nghiệp.
(3) Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo.
(4) Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Hệ số GINI).
(5) Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh.
(6) Tỷ lệ ngƣời dân đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo
hiểm y tế.
(7) Tỷ lệ chi ngân sách địa phƣơng cho hoạt động văn hóa, thể thao.
(8) Tỷ lệ xã đƣợc công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới.
(9) Tỷ suất chết của trẻ em dƣới 5 tuổi.
(10) Số ngƣời chết do tai nạn giao thông.
(11) Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông đúng độ tuổi.

- Lĩnh vực tài nguyên môi trƣờng: có 9 chỉ tiêu:
(1) Tỷ lệ dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch.
(2) Tỷ lệ diện tích đất đƣợc bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học.
(3) Diện tích đất bị thoái hóa.
(4) Tỷ lệ các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm
công nghiệp xử lý chất thải rắn, nƣớc thải đạt tiêu chuẩn môi trƣờng.
(5) Tỷ lệ che phủ rừng.
(6) Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý.
(7) Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại.
Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng:
(8) Tỷ lệ các dự án khai thác khoáng sản đƣợc phục hồi về môi trƣờng.
(9) Số dự án xây dựng theo cơ chế phát triển sạch – CDM.
Các chỉ tiêu đặc thù vùng: Có 15 chỉ tiêu:
- Vùng trung du, miềm núi: có 01 chỉ tiêu đó là: Số vụ và diện tích rừng
bị cháy, bị chặt phá.
- Vùng đồng bằng: có 02 chỉ tiêu:
Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

12

(1) Tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm đƣợc tƣới, tiêu.
Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng:
(2) Tỷ lệ diện tích đất ngập nƣớc vùng đồng bằng đƣợc bảo vệ và duy
trì đa dạng sinh học.
- Vùng ven biển: có 02 chỉ tiêu:
(1) Hàm lƣợng một số chất hữu cơ trong nƣớc biển vùng cửa sông, ven
biển.
(2) Diện tích rừng ngập mặn ven biển đƣợc bảo tồn, duy trì đa dạng
sinh học.
- Đô thị trực thuộc trung ƣơng: có 05 chỉ tiêu:

(1) Diện tích nhà ở bình quân đầu ngƣời.
(2) Mức giảm lƣợng nƣớc ngầm, nƣớc mặt.
Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng:
(3) Tỷ lệ chi ngân sách cho duy tu, bảo dƣỡng các di tích lịch sử và các
điểm du lịch.
(4) Diện tích đất cây xanh đô thị bình quân đầu ngƣời.
(5) Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại trong không khí vƣợt quá
tiêu chuẩn cho phép.
- Nông thôn: có 05 chỉ tiêu:
(1) Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng
thủy sản.
(2) Tỷ lệ dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh.
(3) Tỷ lệ chất thải rắn nông thôn đƣợc thu gom và xử lý.
Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng:
(4) Lƣợng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật bình quân 1 ha đất
canh tác.
(5) Tỷ lệ chất thải rắng làng nghề đƣợc thu gom, xử lý.

Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

13

1.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các
làng nghề Việt Nam.
1.2.1. Khái niệm làng nghề và đặc điểm làng nghề Việt Nam.
* Khái niệm làng nghề:
Đã có nhiều nhà nghiên cứu cũng nhƣ các công trình khoa học nghiên
cứu về làng nghề nói chung và làng nghề TCTT nói riêng và một số ý kiến
đƣợc chọn làm cơ sở lý luận về làng nghề nhƣ sau:
Theo giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng “ Làng nghề thủ công là trung tâm sản

xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên
làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất,
bán sản phẩm theo kiểu phƣờng hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ,
có cùng tổ nghề và các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ƣớc chế xã hội
và gia tộc. Sự liên kết, hỗ trợ nhau về nghề, kinh tế, kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ
giữa các gia đình cùng dòng tộc, cùng phƣờng nghề trong quá trình lịch sử
hình thành, phát triển nghề nghiệp đã hình thành làng nghề ngay trên đơn vị
cƣ trú, làng xóm truyền thống của họ.
Làng nghề là làng tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi
nhỏ cũng có một nghề phụ khác song nổi trội lên một nghề cổ truyền, tinh
xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có
phƣờng, có ông trim, ông phó cả cùng một số thợ và phó thợ, đã chuyên tâm
có quy trình công nghệ nhất định, “sinh ƣ nghệ, tử ƣ nghệ”, “nhất nghệ tinh,
nhất thân vinh”, sống chủ yếu đƣợc bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt
hàng thủ công; những mặt hàng này đã có tính chất mỹ nghệ, đã trở thành sản
phẩm hàng hoá và có quan hệ tiếp thị với một thị trƣờng là vùng rộng xung
quanh và với thị trƣờng đô thị, thủ đô và tiến tới mở rộng ra cả nƣớc rồi có
thể xuất khẩu ra cả nƣớc ngoài.”[3]
Có nhà nghiên cứu cho rằng: "Làng nghề là một thiết chế kinh tế- xã
hội ở nông thôn, đƣợc cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một
không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống
Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

14

bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn
hóa" [4].
Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông
tƣ số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy định nội dung và
các tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Theo đó:
- Nghề truyền thống là nghề đã đƣợc hình thành từ lâu đời, tạo ra những
sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, đƣợc lƣu truyền và phát triển đến ngày
nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cƣ cấp thôn, ấp, bản, làng,
buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cƣ tƣơng tự trên địa bàn một xã, thị trấn,
có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản
phẩm khác nhau.
Cũng theo Thông tƣ nói trên, các tiêu chí dùng để công nhận nghề
truyền thống, làng nghề đƣợc quy định nhƣ sau:
- Nghề đƣợc công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:
(a) nghề đã xuất hiện tại địa phƣơng từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị
công nhận; (b) nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; (c)
nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng
nghề.
- Làng nghề đƣợc công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau: (a) có tối thiểu
30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;
(b) hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận; (c) chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.[5]
* Đặc điểm làng nghề Việt Nam:
Nghề truyền thống ở nƣớc ta xuất hiện từ rất sớm. Từ thời kỳ Bắc thuộc
(thế kỷ I trƣớc công nguyên đến đầu thế kỷ X) ngoài sản xuất nông nghiệp đã
hình thành và phát triển các làng nghề TTCN. Các làng nghề này chủ yếu sản
Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

15

xuất các công cụ và vật dụng làm bằng sắt, đồng, giấy, thủy tinh, mộc, xây
dựng
Vào thế kỷ IV, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của Ấn Độ, ngƣời Việt

Nam đã thổi những bình, bát thủy tinh nhiều màu sắc. Dƣới thời Ngô đô hộ,
hàng nghìn thợ thủ công Việt Nam bị bắt đƣa sang Trung Quốc để xây dựng
kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh).
Vào thời kỳ Lý-Trần (thế kỷ X-XIV) ngoài việc phát triển nông nghiệp
nhƣ khai hoang vùng ven biển, củng cố đê điều thì TTCN và thƣơng nghiệp
cũng đƣợc triều đình chú trọng phát triển. Nổi bật nhất là nghề dệt ở vùng
Thăng Long, nghề gốm ở Bát Tràng, nghề đúc đồng Đại Bái, Đê Cầu, Đông
Mai (Bắc Ninh), làng rèn sắt Vân Chang (Nam Định).
Thời kỳ hậu Lê đến nhà Nguyễn, nông nghiệp phục hồi phát triển tạo
điều kiện cho nghề TTCN phát triển mạnh và rộng khắp. Thời kỳ này riêng ở
vùng đồng bằng sông Hồng có hàng trăm nghề nhƣ nghề dệt phát triển mạnh
ở Hà Nội và Hà Tây, đúc đồng ở Ngũ Xã - Hà Nội, chế tác vàng bạc ở Châu
Khê - Hải Dƣơng, chạm bạc Đồng Xâm - Thái Bình, dát vàng quỳ Kiêu Kỵ -
Hà Nội, gốm Hƣơng Canh - Vĩnh Phúc, gốm sứ Quan Cậy - Hải Dƣơng, sắt
Đa Hội - Bắc Ninh.
Đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX) các ngành nghề phát triển phong phú
hơn, các sản phẩm gốm, tơ lụa không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong
nƣớc mà còn đƣợc đem ra trao đổi với các thƣơng nhân nƣớc ngoài nhƣ: Bồ
Đào Nha, Hà Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc
Thời kỳ Pháp thuộc (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) nhiều sản
phẩm công nghiệp xâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam, cạnh tranh và chiếm
ƣu thế về chất lƣợng và công nghệ làm cho một số nghề truyền thống bị mai
một và thất truyền. Nhƣng mặt khác lại kích thích một số ngành nghề khác
phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Cũng trong thời kỳ này,
một số nghề mới đƣợc du nhập từ Pháp và một số nƣớc khác. [3]
Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

16

Thời gian này TTCN Việt Nam có khoảng 102 phƣơng pháp công nghệ

khác nhau, trong đó có 44 loại công nghệ cổ truyền, 42 loại công nghệ mới du
nhập và 16 loại công nghệ kết hợp. Các nghề mới xuất hiện và du nhập vào
đầu thế kỷ XX nhƣ tráng gƣơng bằng bạc, bàn ghế mây, chế biến trà
Giai đoạn từ hoà bình lập lại đến trƣớc những năm 1986 (Miền Nam từ
1976-1996) giai đoạn này các làng nghề đƣợc chú trọng phát triển và thị
trƣờng chủ yếu là các nƣớc Đông Âu. Mọi cá nhân, hộ làm ngành nghề đƣợc
vận động vào làm trong các tổ hợp tác, các hợp tác xã. Đồng thời để hỗ trợ
cho ngành nghề phát triển, nhà nƣớc còn hình thành các xí nghiệp công tƣ
xuất nhập khẩu để thu mua, trao đổi hàng hoá lấy sản phẩm trong các ngành
nghề để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Vào năm 1986-1987 kim ngạch xuất
khẩu đạt 246 triệu Rúp - Đôla. Ngành nghề TTCN phát triển đã thu hút hàng
triệu lao động nhƣ ở Hà Tây năm 1986 làm nghề TTCN là 95.771 lao động,
đến năm 1988 tăng lên tới 111.693 lao động, tăng 44,17%.
Vào đầu những năm 1990 khi thị trƣờng Đông Âu và Liên Xô cũ bị
biến động nên hàng TTCN của Việt Nam không tiêu thụ đƣợc, sản xuất gặp
nhiều khó khăn, nhiều cơ sở phải đóng cửa ngừng hoạt động, lao động TTCN
giảm mạnh: Hà Tây năm 1988 có 111.693 lao động TTCN, đến năm 1991 chỉ
còn 63.313 lao động, giảm 43,31%. Trong thời kỳ này ở Hải Phòng, trong 6
nghề thủ công đã giảm 11.000 lao động, ở Thái Bình, nghề mây tre đan sản
phẩm tiêu thụ năm 1991-1992 chỉ bằng 10-15% so với giai đoạn 1988-1989.
Từ năm 1993 trở lại đây, đƣờng lối đổi mới kinh tế đã đem lại nhiều kết
quả tích cực. Chúng ta đã thực hiện chiến dịch mở rộng thị trƣờng bằng tuyên
bố “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nƣớc”, chính vì vậy đã chuyển từ
thị trƣờng các nƣớc Đông Âu, Liên Xô truyền thống trƣớc đây sang các nƣớc
khác, ƣu tiên các nƣớc trong khu vực. Giai đoạn này ngành nghề TTCN lại
đƣợc phục hồi, chuyển hƣớng và phát triển [6].
Hiện nay các làng nghề phân bổ rộng khắp cả nƣớc nhƣng không đồng
đều. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam năm 2009. Số
Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A


17

lƣợng làng nghề miền Bắc phát triển hơn, chiếm gần 70% số lƣợng các làng
nghề trong cả nƣớc (2.200 làng nghề), trong đó tập trung nhiều nhất và mạnh
nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, miền Trung có khoảng 200 làng nghề,
còn lại ở miền Nam hơn 400 làng nghề. Riêng tỉnh Hà Tây (cũ) có đến 258
làng, đƣợc coi là “đất trăm nghề”, nơi có những làng nghề nổi tiếng từ lâu đời
nhƣ lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, khảm Chuyên Mỹ, dao kéo Đa Sỹ
v.v [6]… Nguyên, vật liệu cho các làng nghề chủ yếu đƣợc khai thác ở các địa
phƣơng trong nƣớc và hầu hết các nguồn nguyên liệu vẫn lấy trực tiếp từ tự
nhiên. Phần lớn công nghệ và kỹ thuật áp dụng cho sản xuất trong các làng
nghề nông thôn còn lạc hậu tính cổ truyền vẫn chƣa đƣợc chọn lọc và đầu tƣ
khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lƣợng sản phẩm còn thấp, do đó chƣa đáp
ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng và giảm sức cạnh tranh. Do hạn chế về công
nghệ và kỹ thuật sản xuất nên các các làng nghề vẫn sử dụng chủ yếu là lao
động thủ công ở hầu hết các công đoạn, kể cả các công đoạn nặng nhọc và
độc hại nhất. Nhiều sản phẩm đặc thù đòi hỏi trình độ kỹ thuật và tính mỹ
thuật cao, tay nghề khéo léo.
1.2.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển làng
nghề
1.2.2.1. Nhu cầu và biến đổi của nhu cầu về sản phẩm của làng nghề.
Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề phụ thuộc rất lớn vào khả
năng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và thƣờng xuyên biến
đổi của thị trƣờng. Những làng nghề có khả năng thích ứng với sự thay đổi
nhu cầu của thị trƣờng thƣờng có sự phát triển nhanh chóng.
Sự thay đổi nhu cầu của thị trƣờng tạo định hƣớng cho sự phát triển
của các làng nghề. Những làng nghề mà sản phẩm của nó phù hợp với nhu
cầu của xã hội, có khả năng tiêu thụ lớn thì có điều kiện phát triển.
Ngƣợc lại, có những làng nghề, ngành nghề bị mai một, giảm sút đi,
thậm chí dẫn đến tình trạng tan rã không duy trì đƣợc nhƣ nghề làm nón, đan

giỏ, đan quạt, vẽ tranh, nấu mật…khi nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị
Đỗ Xuân Trường Lớp QHPT1A

18

trƣờng thay đổi. Chúng bị các sản phẩm công nghiệp hiện đại thay thế, nhƣng
bản thân các nghề này đã không kịp thay đổi mặt hàng, mẫu mã thích ứng.
Nếu không đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng, không tự đổi mới mình, không
sản xuất cái mà thị trƣờng cần mà chỉ sản xuất cái mà mình có, tự làng nghề
đó sẽ bị thị trƣờng làm cho suy yếu.
1.2.2.2. Tiến bộ về khoa học và công nghệ.
Trình độ công nghệ có ảnh hƣởng rất quan trọng đối với bất kỳ ngành
nghề, sản phẩm nào. Nó ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất
lƣợng và giá thành sản phẩm, đến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng
hoá trên thị trƣờng và cuối cùng là quyết định đến sự tồn tại hay suy vong của
một cơ sở sản xuất, một ngành nghề nào đó.
Các làng nghề sử dụng thiết bị thủ công, công nghệ cổ truyền, chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm có tính cha truyền con nối trong từng hộ gia đình là
chính. Bởi vậy, sản phẩm sản xuất ra với năng suất, số lƣợng sản phẩm thấp,
chất lƣợng kém, giá thành cao, hạn chế đến khả năng cạnh tranh của các sản
phẩm làng nghề.
Để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm,
đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu, các cơ sở sản xuất
kinh doanh trong các làng nghề không thể không đổi mới trang thiết bị, cải
tiến áp dụng một số tiến bộ khoa học – công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất.
1.2.2.3. Khả năng đảm bảo các nguồn lực phục vụ sản xuất, kinh
doanh của làng nghề.
* Yếu tố nguyên vật liệu :có ảnh hƣởng quan trọng tới sản xuất của các
làng nghề. Khối lƣợng, chủng loại, phẩm cấp…của nguồn nguyên liệu ảnh
hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng và giá thành sản phẩm. Khoảng cách từ cơ sở

sản xuất tới nơi có nguồn nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan
trọng luôn đƣợc các đơn vị sản xuất xem xét đến.
Trƣớc đây, phần lớn các làng nghề đƣợc hình thành do có nguồn
nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng. Hiện nay, nguồn nguyên liệu tại chỗ của

×