Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.21 KB, 70 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN



Trí Tuệ Và Phát Triển

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA Ở VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ



Giáo viên hướng dẫn : TS. Trịnh Quang Anh
Sinh viên thực hiện : Trần Duy Vũ
Khóa : I
Ngành : Kinh tế quốc tế
Chuyên ngành : Kinh tế đối ngoại




HÀ NỘI – NĂM 2014
ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và
kết luận nghiên cứu trình bày trong khóa luận chưa từng được công bố ở các


nghiên cứu khác.Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả

Trần Duy Vũ
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 4
1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa 4
1.1.1. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa 4
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chí phân loại 5
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển nền kinh tế 6
1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế 8
1.2.1. Khái niệm 8
1.2.2. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế 9
1.2.3. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế 10
CHƢƠNG 2. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ THỰC
TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 13
2.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và những cơ hội, thách
thức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 13
2.1.1. Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ thời kỳ mở cửa
nền kinh tế cho đến nay 13
2.1.2. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn
hội nhập kinh tế quốc tế 25

2.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế 29
2.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam 29
iv

2.2.2. Thực trạng của doanh nghiệp nhỏ và vừa 30
2.2.3. Những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn hiện
nay 37
2.2.4. Nguyên nhân của những khó khăn mà doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp
phải 42
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 46
3.1. Triển vọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam năm 2014 46
3.1.1. Dự báo bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế 46
3.1.2. Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2014
47
3.2. Một số giải pháp phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế 49
3.2.1. Giải pháp hỗ trợ từ phía nhà nước 49
3.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 55
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62











v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT
TẮT
TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT
APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu
Á – Thái Bình Dương
ASEM
The Asia-Europe Meeting
Diễn đàn Hợp tác Á – Âu
BĐS

Bất động sản
CPI
Consumer Price Index
Chỉ số giá tiêu dùng
DN

Doanh nghiệp
DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
FDI
Foreign direct investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA
Free trade agreement
Hiệp định thương mại tự do
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
MFN
Most Favoured Nation
Nguyên tắc tối huệ quốc
NCEIF

Trung tâm Thông tin và Dự báo
Kinh tế - Xã hội Quốc gia
NT
National Treatment
Nguyên tắc đối xử quốc gia
ODA
Official Development
Assistance
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
TPP

Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership
Agreement
Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương
VCCI
Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG

Tên bảng
Trang
Bảng 1.1. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một
số quốc gia và khu vực
5
Bảng 2.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt
Nam
30
Bảng 2.2. Tình hình nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011,
2012, 9 tháng/2013 và kế hoạch 2013
34
Bảng 2.3. Tỷ lệ khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp
39

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG

Tên biểu đồ
Trang
Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai
đoạn 2001- 2013
20
Biểu đồ 2.2. Số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giao
đoạn 1998 – 2013
26
Biểu đồ 2.3. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giai đoạn
2004 – T9/2013
31
Biểu đồ 2.4. Số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động 9 tháng
đầu năm 2012 và 2013
32

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau gần ba mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới với việc chuyển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện nhất quán chính
sách kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đã
và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Với số
lượng chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế
Việt Nam.
Cùng với việc đổi mới mô hình kinh tế, Việt Nam đang tích cực, chủ

động đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh việc tiến hành đàm phán,
ký kết và thực hiện các cam kết song phương, đa phương, Việt Nam đang đẩy
mạnh quá trình cải cách thể chế nền kinh tế, đổi mới cơ cấu nền kinh tế. Quá
trình hội nhập đã tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung và các doanh
nghiệp cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thường gặp phải nhiều khó khăn khi phải đối mặt với những biến động kinh
tế và sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hình kinh tế khác. Các thách thức
mà doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam vẫn đang phải đương đầu như: thị
trường đầu ra bị thu hẹp; việc huy động vốn khó khăn; hạn chế trong trình độ
công nghệ, trình độ quản lý cũng như chất lượng nguồn nhân lực; môi trường
kinh doanh không thuận lợi. Yêu cầu đặt ra là Chính phủ và bản thân các
doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải có các chính sách cụ thể để vượt qua
những tác động khủng hoảng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay.
Chính từ các lý do trên, đề tài “Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” được chọn để

2

nghiên cứu, nhằm góp phần đưa ra giải pháp giúp phát triển các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam.
2. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Khóa luận nghiên cứu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động
của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và những giải pháp phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
- Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế và các

doanh nghiệp nhỏ và vừa, khóa luận đã phân tích những vai trò của doanh
nghiệp nhỏ và vừa đối với việc phát triển nền kinh tế của quốc gia trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Dựa trên những yếu tố như vậy, phần chương
II sẽ tiếp tục đi sâu hơn vào phân tích thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam cũng như thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
giai đoạn hiện nay bằng cách: (1) Khái quát thực trạng hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam kể từ khi mở của nền kinh tế cho đến nay. Trong đó chú
trọng đến những thành công trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của
nước ta cũng như những cơ hội và thách thức của việc hội nhập kinh tế quốc
tế đặt ra cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước; (2) Nêu ra thực trạng hoạt
động của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn hiện nay cùng với những
khó khăn mà doanh nghiệp nhỏ và vừa mắc phải và đưa ra được nguyên nhân
của những khó khăn đó. Cuối cùng, tổng hợp những phân tích từ lý luận tới
thực tiễn, bài khóa luận đã đề xuất một số giải pháp phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và các hoạt
động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam từ khi hội nhập kinh tế quốc
tế cho đến nay.

3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng được vận dụng tổng hợp từ phương
pháp thu thập thông tin, số liệu đến các phương pháp phân tích, tổng hợp,
diễn dịch, quy nạp, suy luận logic.
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Thu thập thông tin và số liệu
về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng như
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được thực hiện để tổng hợp

các thông tin, số liệu đã thu tập được để từ đó làm rõ được vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích: Từ những số liệu đã thu thập tổng hợp,
phương pháp phân tích được sử dụng để thấy được sự đóng góp của hội nhập
kinh tế quốc tế cho sự phát triển của Việt Nam và thực trạng của doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay…
- Phương pháp so sánh: So sánh số liệu về doanh nghiệp nhỏ và vừa
cũng như các số liệu về tình hình nền kinh tế giữa các năm, giai đoạn…
- Nguồn thông tin dữ liệu trong khóa luận được lấy từ nhiều nguồn như
từ các báo cáo hàng năm về doanh nghiệp nhỏ và vừa, bài viết của các nhà
nghiên cứu về tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nghiên cứu về doanh nghiệp
nhỏ và vừa Việt Nam, dữ liệu trên Tổng cục Thống kê.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 3
phần như sau:
Chương 1. Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa và hội nhập kinh
tế quốc tế
Chương 2. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực trạng hoạt động
của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Chương 3. Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

4

CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việc đưa ra khái niệm ch ính xác về doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý
nghĩa rất lớn để xác định đối tượng được hỗ trợ. Vì vậy, hầu hết các nước
đều nghiên cứu tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, trên

thế giới không có tiêu chí thống nhất để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thậm chí ngay trong một nước, sự phân loại cũng khác nhau tuỳ theo từng
thời kỳ, từng ngành nghề, địa bàn Có hai nhóm tiêu thức chủ yếu dùng để
phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa: Tiêu thức định tính và tiêu thức định
lượng.
- Tiêu thức định tính: Dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh
nghiệp nhỏ và vừa như không có vị thế độc quyền trên thị trường, chuyên
môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít các tiêu thức này có ưu thế là phản ánh
đúng của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó, nó chỉ được
làm cơ sở để tham khảo mà ít được sử dụng trên thực tế để phân loại.
- Tiêu thức định lượng: Thường sử dụng các tiêu thức như là số lao
động thường xuyên và không thường xuyên trong doanh nghiệp, giá trị tài
sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận. Trong đó:
- Số lao động có thể là lao động trung bình trong danh sách, lao động
thường xuyên, lao động thực tế…
- Tài sản hoặc vốn có thể dùng tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản
hay vốn cố định, giá trị tài sản còn lại
- Doanh thu có thể là tổng doanh thu trong một năm, tổng giá trị gia
tăng trong một năm (hiện nay có xu hướng sử dụng chỉ tiêu này).


5

Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc
gia và khu vực
Quốc gia/
Khu vực
Phân loại DN
nhỏ và vừa
Số lao động

bình quân
Vốn đầu tƣ
Doanh thu
A. NHÓM CÁC NƢỚC PHÁT TRIỂN
1. Hoa kỳ
Nhỏ và vừa
0-500
Không quy
định
Không quy
định
2. Nhật
- Đối với
ngành sản xuất
- Đối với
ngành thương
mại
- Đối với
ngành dịch vụ
1-300

1-100

1-100
¥ 0-300 triệu

¥ 0-100 triệu

¥ 0-50 triệu
Không quy

định
3. EU
Siêu nhỏ
Nhỏ
Vừa
< 10
< 50
< 250
Không quy
định
Không quy
định
< €7 triệu
< €27 triệu
B. NHÓM CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1. Thái Lan
Nhỏ và vừa
Không quy
định
< Baht 200
triệu
Không quy
định
2. Malaysia
- Đối với
ngành sản xuất
0-150
Không quy
định
RM 0-25

triệu
3. Philippines
Nhỏ và vừa
< 200
Peso 1,5-60
triệu
Không quy
định
4. Indonesia
Nhỏ và vừa
Không quy
định
< US$ 1
triệu
< US$ 5
triệu
5.Brunei
Nhỏ và vừa
1-100
Không quy
định
Không quy
định
Nguồn: do tác giả xử lý các số liệu
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chí phân loại
Sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô lớn, vừa, nhỏ hoàn toàn mang
tính tương đối phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Trình độ phát triển kinh tế của một nước: trình độ phát triển càng

6


cao thì chỉ số các tiêu chí càng tăng lên. Như vậy, ở một số nước có trình
độ phát triển kinh tế thấp thì các chỉ số về lao động, vốn để phân loại
DNNVV sẽ thấp hơn so với các nước phát triển. Chẳng hạn, ở Nhật Bản,
doanh nghiệp có 300 lao động và 1 triệu USD tiền vốn là DNNVV, còn
doanh nghiệp có quy mô như vậy ở Thái Lan lại là doanh nghiệp lớn.
- Tính chất ngành nghề: do đặc điểm của từng ngành nghề, có ngành
sử dụng nhiều lao động (như dệt, may), có ngành sử dụng nhiều vốn ít
lao động (như hoá chất, điện). Do đó, cần tính đến tính chất này để có sự
so sánh đối chứng trong phân loại DNNVV giữa các ngành khác nhau.
Chẳng hạn: các ngành sản xuất có tiêu chí thường cao hơn, còn các ngành
dịch vụ có tiêu chí thấp hơn.
- Vùng lãnh thổ: do trình độ phát triển giữa các vùng khác nhau nên
số lượng và quy mô doanh nghiệp cũng khác nhau. Chẳng hạn, một doanh
nghiệp ở thành phố được coi là nhỏ nhưng ở vùng miền núi, nông thôn lại
được coi là lớn. Do đó, cần tính đến cả hệ số vùng để đảm bảo tính tương
thích trong việc so sánh quy mô doanh nghiệp giữa các vùng khác nhau.
- Tính chất lịch sử: một doanh nghiệp trước đây được coi là lớn,
nhưng với quy mô như vậy, hiện tại hoặc tương lai có thể là nhỏ hoặc vừa.
Chẳng hạn, ở Đài Loan năm 1967, trong ngành công nghiệp, doanh nghiệp
có quy mô dưới 130.000 USD là doanh nghiệp nhỏ và vừa khi đó, năm 1989
tiêu chí này là 1,4 triệu USD.
- Phụ thuộc vào mục đích phân loại: khái niệm DNNVV sẽ có sự
khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích phân loại. Chẳng hạn, nếu mục đích phân
loại để hỗ trợ các doanh nghiệp yếu, mới ra đời, sẽ khác với mục đích là để
làm giảm thuế cho các công nghệ sạch, hiện đại, không gây ô nhiễm môi
trường.
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển nền kinh tế
Trên thế giới, người ta đã thừa nhận rằng khu vực DNNVV đóng một


7

vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của mỗi nước. Tuỳ
theo trình độ phát triển kinh tế mỗi nước mà vai trò cũng thể hiện khác nhau.
Đối với các nước công nghiệp phát triển cao như Đức, Nhật Bản,
Mỹ, Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò hết sức quan trọng. Ở Đức,
DNNVV vẫn có vai trò quan trọng trên nhiều mặt. Ở Nhật Bản người ta coi
DNNVV là một nguồn lực bảo đảm cho sức sống của nền kinh tế, là bộ phận
quan trọng của cơ cấu quy mô nhiều tầng của các doanh nghiệp.
Đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển thì ngoài vai trò là
bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân, tạo công ăn việc làm, góp phần
tăng trưởng kinh tế, DNNVV còn có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tiến hành công nghiệp hoá đất nước, xoá đói giảm nghèo, giải
quyết những vấn đề xã hội.
Đối với các nước ở Châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin,
Inđônêsia, DNNVV có vai trò tích cực trong việc chống đỡ các tiêu cực của
cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, góp phần đáng kể vào sự ổn định kinh
tế - xã hội và từng bước khôi phục nền kinh tế.
Vai trò của các DNNVV được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu chủ yếu sau
đây:
Thứ nhất: DNNVV chiếm tỷ trọng cao về số lượng trong tổng số các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của các nước: Theo tiêu chí xác định
DNNVV thì số doanh nghiệp này ở các nước chiếm tỷ lệ từ 90-99% tổng số
doanh nghiệp của các nước. Cụ thể: Nhật Bản: 99,1%, các nước Tây Âu:
99% (riêng Đức: 99,7%), Mỹ và lãnh thổ Đài Loan : 98%, Singapore:
90%, Thái Lan, Malaysia, Indonesia: 95-98%.
Thứ hai: Thu hút lượng lao động của toàn xã hội. Tuy số lao động
trong từng doanh nghiệp không nhiều nhưng do khu vực DNNVV
chiếm tỷ trọng cao nên tổng số lao động làm trong các DNNVV vẫn chiếm
tỷ lệ đáng kể, từ 50-80%.


8

Thứ ba: Đóng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân và tăng
trưởng kinh tế. Theo tính toán của các nước thì DNNVV góp phần quan trọng
vào sự gia tăng thu nhập quốc dân của các nước.
Sở dĩ các DNNVV có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi
nước vì nó có tính linh hoạt cao, thích ứng với sự biến động của thị trường,
khả năng thay đổi mặt hàng, mẫu mã nhanh theo thị hiếu người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư vốn ít và sử dụng nguyên liệu, vật liệu có ở địa
phương, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật - công nghệ nhanh nhạy hơn, đào tạo
người lao động và người quản lý ít tốn kém hơn, yêu cầu về quản lý kinh
doanh không đòi hỏi quá cao.
Nhìn chung trên đây là những vai trò quan trọng của DNNVV trong
mỗi nền kinh tế các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ngoài các chỉ tiêu
quan trọng cơ bản nói trên, vai trò của các DNNVV còn thể hiện ở một
vài chỉ tiêu khác như: gieo mầm cho các tài năng quản trị kinh doanh, góp
phần giảm bớt chênh lệch trong xã hội, tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư của
dân cư địa phương, cải thiện mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế khác nhau.
1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1. Khái niệm
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế vận động tất yếu của các nền
kinh tế thế giới trong điều kiện hiện nay, khi quá trình toàn cầu hóa, khu vực
hóa và quốc tế hóa đang diễn ra hết sức nhanh chóng dưới tác động mạnh mẽ
của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một thuật ngữ đã xuất hiện từ thập niên
1960. Nhưng cho đến ngày nay vẫn tồn tại các cách hiểu khác nhau về hội
nhập kinh tế quốc tế.
Có ý kiến cho rằng: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự phản ánh quá trình
các thể chế quốc gia tiến hành xây dựng, thương lượng, ký kết và tuân thủ các

cam kết song phương, đa phương và toàn cầu ngày càng đa dạng hơn, cao hơn

9

và đồng bộ hơn trong các lĩnh vực đời sống kinh tế quốc gia và quốc tế. Lại
có ý kiến cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình loại bỏ dần các hàng
rào thương mại quốc tế và di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước.
Mặc dù còn có những quan điểm khác nhau nhưng hiện nay khái niệm
tương đối phổ biến được nhiều nước chấp nhận về hội nhập kinh tế như sau:
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia và các tổ
chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các
nước thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối. Nói
một cách khái quát nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình của các quốc gia
thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và
tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư và
các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.
1.2.2. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế
Về bản chất hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện chủ yếu ở một số
mặt sau đây:
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự đan xem, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau
giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới. Nó là quá trình vừa hợp
tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các
nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự công bằng,
chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế và các công ty
xuyên quốc gia.
Hội nhập kinh tế là quá trình xóa bỏ từng bước và từng thành phần các
rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hóa kinh
tế.
Hội nhập kinh tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi mới cho các doanh
nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có

những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

10

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công cuộc
cải cách ở các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với các
quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các
chính sách và phương thức quản lý vĩ mô.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo dựng các nhân tố mới và điều kiện mới
cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ
phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất.
Hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự khơi thông các dòng chảy nguồn
lực trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường chuyển giao công
nghệ và các kinh nghiệm quản lý.
1.2.3. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
Các nước trên thế giới đã và đang tham gia vào tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế dưới các hình thức phổ biến sau:
Khu vực mậu dịch tự do (FTA – Free Trade Area): Đặc trưng cơ bản đó
là những thành viên tham gia khu vực mậu dịch tự do thực hiện giảm thiểu
thuế quan cho nhau. Việc thành lập khu vực mậu dịch tự do nhằm thúc đẩy
thương mại giữa các nước thành viên. Những hàng rào phi thuế quan cũng
được giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn. Hàng hoá và dịch vụ được di chuyển
tự do giữa các nước. Tuy nhiên khu vực mậu dịch tự do không quy định mức
thuế quan chung áp dụng cho những nước ngoài khối, thay vào đó từng nước
thành viên vẫn có thể duy trì chính sách thuế quan khác nhau đối với những
nước không phải là thành viên. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều khu vực
mậu dịch tự do, đó là khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA), khu vực
mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), khu vực mậu dịch tự do Trung Mỹ, Hiệp
hội thương mại tự do Mỹ La tinh (LAFTA) là những hình thức cụ thể của
khu vực mậu dịch tự do.


11

Hiện nay, Việt Nam đang tham gia một số khu vực mậu dịch tự do như:
khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA), khu vực mậu dịch tự do
ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)…
Liên minh thuế quan: Liên minh thuế quan giống với khu vực mậu dịch
tự do về những đặc trưng cơ bản. Các nước trong liên minh xây dựng chính
sách thương mại chung, nhưng nó có đặc điểm riêng cũng nhức thuế quan
chung với các nước không phải là thành viên. Hiệp định chung về thương mại
và thuế quan (GATT) và bây giờ là Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là
hình thức cụ thể của loại hình liên kết này.
Thị trường chung: Thị trường chung có những đặc trưng cơ bản của
Liên minh thuế quan, thị trường chung không có những cản trở về thương mại
giữa các nước trong cộng đồng, các nước thoả thuận xây dựng chính sách
buôn bán chung với các nước ngoài cộng đồng. Các yếu tố sản xuất như lao
động, tư bản và công nghệ được di chuyển tự do giữa các nước. Các hạn chế
về nhập cư, xuất cư và đầu tư giữa các nước bị loại bỏ. Các nước chuẩn bị cho
hoạt động phối hợp các chính sách về tiền tệ, tài khoá và việc làm.
Đồng minh tiền tệ: Hình thức liên kết này trên cơ sở các nước phối hợp
các chính sách tiền tệ với nhau, thoả thuận về dự trữ tiền tệ cũng như phát
hành đồng tiền tập thể. Trong đồng minh tiền tệ, các nước thống nhất hoạt
động của các ngân hàng Trung ương, đồng thời thống nhất hoạt động của các
giao dịch với các tổ chức tiền tệ và tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Ngân hàng thế giới (WB).
Liên minh kinh tế: Cho đến nay Liên minh kinh tế được coi là hình thức
cao nhất của hội nhập kinh tế. Liên minh kinh tế được xây dựng trên cơ sở các
nước thành viên thống nhất thực hiện các chính sách thương mại, tiền tệ, tài
chính và một số chính sách kinh tế - xã hội chung giữa các thành viên với
nhau và với các nước ngoài khối. Như vậy, ở Liên minh kinh tế, ngoài việc

các luồng vốn, hàng hoá, lao động và dịch vụ được tự do lưu thông ở thị

12

trường chung, các nước còn tiến tới thống nhất các chính sách quản lý kinh tế
- xã hội, sử dụng chung một đồng tiền. Ngày nay Liên Minh Châu Âu đang
hoạt động theo hướng này.
Diễn đàn hợp tác kinh tế: Đây là hình thức mới của hội nhập kinh tế
quốc tế, ra đời vào những năm 1980 trong bối cảnh chủ nghĩa khu vực có xu
hướng co cụm. Tiêu biểu cho hình thức này là Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á – Thái Bình Dương (ra đời 1989) và diễn đàn hợp tác Á – Âu (ra đời 1996).
Đặc trưng của các diễn đàn này là tiến trình đối thoại với những nguyên tắc
linh hoạt và tự nguyện để thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại,
đầu tư, góp phần thúc đẩy nhanh hơn tiến trình tự do hoá trên bình diện toàn
cầu.

13

CHƢƠNG 2. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ THỰC
TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM
2.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và những cơ hội,
thách thức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1. Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ thời kỳ mở cửa
nền kinh tế cho đến nay
2.1.1.1. Khái quát chung
Về quan hệ hợp tác song phương: Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại
giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất
khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết
trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và
bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp

tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5
nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước trong nhóm
G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến
lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết
lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây
Ban Nha. Số lượng các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài cũng tăng lên
(91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường
trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn phòng kinh tế văn hóa.
Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực
với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Châu Á, Quỹ
tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức
kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa
phương. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN

14

(AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt
Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998,
Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương (APEC).
Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một
bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm
phán gia nhập Tổ chức này.
2.1.1.2. Một số nét nổi bật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong

các tổ chức kinh tế quốc tế
Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO,
ASEAN, APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam
kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này.
Trong khuôn khổ WTO:
- Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính
sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này
thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam
kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ.
- Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết
mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ
nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn ta hội
nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
- Là thành viên của WTO, Việt Nam đã cố gắng tham gia tích cực các
cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt
Nam có như nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và
chương trình hỗ trợ thương mại của WTO…

15

- Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho phiên rà soát chính sách
thương mại lần đầu tiên của Việt Nam, dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian
đầu năm 2013.
Trong khuôn khổ ASEAN
- Sau 18 năm tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN,
1995 – 2013), mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày
càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và
chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn
đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, ASEAN luôn là đối tác
thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009, ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ

2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ).
- Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng
đồng ASEAN vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi
trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, làm tiền đề giúp Việt Nam
tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác.
- Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của
ASEAN vào năm 2010, trong năm 2011, Việt Nam đã tích cực tham gia các
chương trình hợp tác nhằm thực hiện Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Cho
tới nay, Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ thực hiện cao các biện
pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế
ASEAN.
Trong khuôn khổ APEC
- Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng.
APEC là khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số
vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75%
tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Hầu hết các đối tác chiến lược

16

quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của ta là các nền kinh
tế thành viên của APEC.
- Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm
1998, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như
Báo cáo về Chương trình Hành động Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương
trình Hành động tập thể, các kế hoạch hợp tác về thuận lợi hoá thương mại,
đầu tư Ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch và điều hành nhiều Nhóm công tác
quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 - 2010, Nhóm công tác
về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về thương mại điện tử…
Việt Nam đã triển khai thành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm

sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ
thuật, y tế, đối phó với thiên tai, chống khủng bố Việt Nam đã được đánh
giá là một trong những thành viên năng động, đã có nhiều sự đóng góp tích
cực cho Diễn đàn APEC.
Trong khuôn khổ ASEM
- Là diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50%
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, ASEM không chỉ là cầu nối cho
quan hệ đối tác mới giữa hai châu lục Á-Âu mà còn hướng tới mục tiêu đem
lại những đóng góp thiết thực cho hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.
- Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực đề xuất và triển khai
nhiều sáng kiến, hoạt động của ASEM, nổi bật là việc tổ chức thành công
nhiều hội thảo quan trọng như "Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM
thông qua các hoạt động văn hóa", "Hội thảo ASEM về vượt qua khủng
hoảng - định hình sự phát triển bền vững", "Diễn đàn ASEM về an ninh lương
thực", "Diễn đàn ASEM về biến đổi khí hậu", "Diễn đàn ASEM về lưới an
toàn xã hội", Diễn đàn Á – Âu (ASEM) về tăng trưởng xanh với chủ đề:
“Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh tăng”…

17

Việt Nam đang tích cực tham gia vào đàm phán, ký kết các Hiệp định
thương mại tự do
Trong những năm gần đây, thế giới đang được chứng kiến sự gia tăng
nhanh chóng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để thiết lập các Khu
vực thương mại tự do. Phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế
giới và khu vực, tiến trình đàm phán và ký kết các FTA của Việt Nam đã
được khởi động và triển khai cùng với tiến trình gia nhập các tổ chức quốc tế
và khu vực. Đến nay, Việt Nam đã tham gia thiết lập FTA với 15 nước trong
khung khổ của 6 FTA khu vực, bao gồm:
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được thiết lập bởi Hiệp

định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung từ năm 1996; mở rộng sang lĩnh vực
đầu tư bởi Hiệp định khu vực đầu tư ASEAN (AIA) từ năm 1998 sau đó được
thay thế bằng Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA).
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc được thiết lập bởi
Hiệp định khung về hợp tác kinh tế quốc tế ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)
năm 2002 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc
(ACTIG) năm 2004, thực hiện từ 1/7/2005; riêng Việt Nam còn được điều
chỉnh bởi Biên bản ghi nhớ Việt Nam – Trung Quốc (tháng 7/2005).
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc được thiết lập bởi
Hiệp định hàng hoá ASEAN – Hàn Quốc (AKTIG) ký tháng 8 năm 2006,
thực hiện từ 1/6/2007. Khu vực thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản được
thiết lập bởi Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)
ký kết năm 2003, thực hiện từ năm 1998, riêng Việt Nam còn được điều chỉnh
bởi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) năm 2008; thực
hiện từ 1/1/2009.
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc và Niu Dilân được thiết lập
bởi Hiệp định thương mại tự do và quan hệ kinh tế thân thiện toàn diện

18

ASEAN – Úc và Niu Dilân (AANZCERFTA), ký kết từ tháng 2/2009, thực
hiện từ 1/1/2010.
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ bước đầu hình thành và
thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn Độ
(AICECA) ký năm 2003 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn Độ
(AITIG) ký kết năm 2009, thực hiện từ 01/06 năm 2010.
Ngoài việc ký kết và tham gia các Hiệp định Thương mại tự do với tư
cách là thành viên khối ASEAN thì Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên mà
Việt Nam ký kết với tư cách là một bên độc lập là Hiệp định đối tác kinh tế
Việt Nam – Nhật Bản (2008), tiếp đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt

Nam – Chi Lê (11/11/2011). Hiện Việt Nam đang nghiên cứu tiền khả thi và
triển khai đàm phán FTA với một số đối tác như EFTA (bao gồm 4 nước là
Thụy Sỹ, Na Uy, Lích-ten-xtên và Ai-xơ-len), Liên minh Hải quan (bao gồm
3 nước là Nga, Belarus và Kazakhstan), EU, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ Việt
Nam cũng đã chính thức tham gia vào đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế
chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ tháng 11/2010.
Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế
với mức độ tự do hoá sâu rộng
Các cam kết trong khuôn khổ WTO:
Toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO được thể
hiện trong Biểu cam kết về Hàng hoá của Việt nam:
- Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện
hành gồm 10.600 dòng thuế.
- Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với
mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4%
xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm.
- Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam cắt giảm thuế với khoảng
3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế).

×