BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
Trí tuệ và Phát triển
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRONG
HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH HÀ TĨNH
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đào Hồng Quyên
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quỳnh Phương
Khóa : I
Ngành : Kinh tế
Chuyên ngành : Kinh tế đối ngoại
HÀ NỘI – NĂM 2014
i
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
Trí tuệ và Phát triển
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRONG
HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH HÀ TĨNH
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đào Hồng Quyên
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quỳnh Phương
Khóa : I
Ngành : Kinh tế
Chuyên ngành : Kinh tế đối ngoại
HÀ NỘI – NĂM 2014
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn
từ GVHD TS. Đào Hồng Quyên. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và
đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài
liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá
cũng như số liệu của các tác giả khác, và đều được có chú thích nguồn gốc sau mỗi
trích dẫn để tra cứu, kiểm chứng.
Tác giả luận văn
Nguyễn Quỳnh Phƣơng
iii
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC
TIẾN ĐẦU TƢ VÀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 4
1.1. Tổng quan về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
1.1.1. Khái niệm, phân loại và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài 4
1.1.2. Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quốc gia tiếp
nhận đầu tư 8
1.2. Tổng quan về hoạt động xúc tiến đầu tư 10
1.2.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của hoạt động xúc tiến đầu tư 10
1.2.2. Nội dung, các công cụ chính và trình tự thực hiện các hoạt động xúc
tiến đầu tư 14
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến đầu tư 21
1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh thành ở Việt Nam trong hoạt động xúc tiến đầu
tư ………………………………………………………………………………… 23
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động xúc tiến đầu tư vào
các khu công nghiệp 24
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An trong tổ chức thành công các hội nghị
xúc tiến đầu tư, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 25
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRONG
VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2009 – 2013 27
2.1. Tổng quan tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2009 –
2013 ……………………………………………………………………………… 27
2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh 27
2.1.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh giai đoạn 2009 – 2013 30
2.1.3. Cơ chế chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hà Tĩnh
………………………………………………………………………… 37
iv
2.2. Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư tại Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2013 40
2.2.1. Khái quát về Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Tĩnh 40
2.2.2. Trình tự xúc tiến đầu tư ở tỉnh Hà Tĩnh 41
2.2.3. Hoạt động xúc tiến đầu tư tại tỉnh Hà Tĩnh 43
2.3. Đánh giá hoạt động xúc tiến đầu tư trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2009 – 2013 52
2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác xúc tiến đầu tư 52
2.3.2. Hạn chế, tồn tại trong công tác xúc tiến đầu tư 56
2.3.3. Nguyên nhân 59
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƢ
NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI VÀO TỈNH HÀ TĨNH 63
3.1. Phương hướng, mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động
xúc tiến đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh 63
3.1.1. Mục tiêu và định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hà
Tĩnh 63
3.1.2. Quan điểm, định hướng tăng cường xúc tiến đầu tư trong hoạt động thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 64
3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư trong hoạt động thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hà Tĩnh 66
3.2.1. Giải pháp về chính sách, chiến lược xúc tiến đầu tư 66
3.2.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng các công cụ xúc tiến đầu tư 67
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực 70
3.2.4. Giải pháp về đảm bảo tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư 73
3.2.5. Giải pháp cho công tác hỗ trợ nhà đầu tư 74
3.3. Kiến nghị 77
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 77
3.3.2. Kiến nghị với tỉnh Hà Tĩnh 77
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu từ
viết tắt
Từ tiếng Anh
Từ tiếng Việt
BCC
Đầu tư theo hình thức hợp đồng
hợp tác kinh doanh
BOT
Hợp đồng xây dựng – kinh
doanh – chuyển giao
BTO
Hợp đồng xây dựng – chuyển
giao – kinh doanh
BT
Hợp đồng xây dựng – chuyển
giao
CCN
Cụm công nghiệp
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GCNĐT
Giấy chứng nhận đầu tư
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GPĐT
Giấy phép đầu tư
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế thế giới
IPC
Investment Promotion Center
Trung tâm Xúc tiến đầu tư
JBIC
Japan Bank for International
Cooperation
Ngân hàng hợp tác quốc tế
Nhật Bản
JICA
Japan International
Cooperation Agency
Cơ quan hợp tác quốc tế
Nhật Bản
JETRO
Japan External Trade
Organization
Tổ chức xúc tiến thương mại
Nhật Bản
KCCI
Korean Chamber of Commerce
and Industry
Phòng thương mại và công
nghiệp Hàn Quốc
KCN
Khu công nghiệp
KKT
Khu kinh tế
KOTRA
Korea Trade Promotion
Agency
Cơ quan xúc tiến thương mại
Hàn Quốc
MIGA
Multilateral Investment
Guarantee Agency
Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa
phương
ODA
Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD
Organisation for Economic Co
– operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế
PCI
Provincial Competitiveness
Index
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh
SWOT
Phân tích điểm mạnh – yếu, cơ
hội – thách thức
TNCs
Transational Corporations
Công ty xuyên quốc gia
UBND
Ủy ban nhân dân
UNCTAD
United Nations Conference on
Trade and Development
Hội Nghị Thương mại và Phát
triển Liên Hợp Quốc
USD
Đô la Mỹ
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
XTĐT
Xúc tiến đầu tư
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Bảng biểu:
Bảng 2.3. Số lượng và quy mô dự án FDI trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2009
– 2013 …………………………………………………………………………… 32
Bảng 2.4. Các dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và ngành nghề
nông thôn tỉnh Hà Tĩnh (tính đến năm 2013) …………………………………… 34
Bảng 2.5. Cơ cấu vốn đầu tư thuộc dự án 100% nước ngoài trong tổng số vốn FDI
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2009 – 2013 ………………………………….35
Bảng 2.6. Quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký dự án đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh (tính
đến năm 2013) …………………………………………………………………… 35
Bảng 2.7. Đóng góp của vốn FDI trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà
Tĩnh giai đoạn 2009 – 2013 ……………………………………………………….36
Bảng 2.8. Ưu đãi thuê đất đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ……… 37
Bảng 2.14. Cơ hội, tiềm năng khi đầu tư dự án sản xuất nguyên liệu công nghiệp thô
tại tỉnh Hà Tĩnh ……………………………………………………………………42
Bảng 2.15. Kế hoạch và ngân sách cho hoạt động XTĐT của tỉnh Hà Tĩnh năm
2014 ……………………………………………………………………………… 60
Bảng 3.1. Kế hoạch tình hình thu hút vốn FDI của tỉnh Hà Tĩnh năm 2014 …… 63
Hình vẽ:
Hình 2.1. Tình hình thu hút FDI của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2009 – 2013 ……… 31
Hình 2.2. Tỷ lệ vốn FDI trong tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Tĩnh giai đoạn
2009 – 2013 ……………………………………………………………………… 32
Hình 2.12. Website Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh…………………………… 44
Hình 2.13. Biểu đồ chỉ số PCI của tỉnh Hà Tĩnh và một số tỉnh thành trong khu vực
Bắc Trung Bộ giai đoạn 2009 – 2013…………………………………………… 45
Sơ đồ:
Sơ đồ 2.9. Mô tả bộ máy tổ chức Trung tâm XTĐT tỉnh Hà Tĩnh ……………… 40
Sơ đồ 2.10. Trình tự xúc tiến đầu tư tại Trung tâm XTĐT tỉnh Hà Tĩnh ……… 41
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp lại bị tàn phá nặng nề trong
chiến tranh, nền kinh tế vì thế mà gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và
phát triển. Vì vậy, trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã không
ngừng nỗ lực phấn đấu xây dựng, quyết tâm đưa Hà Tĩnh vươn lên trở thành một
tỉnh thành có nền kinh tế phát triển theo hướng hiện đại.
Để có được sự thành công như ngày hôm nay cần phải kể đến sự đóng góp
quan trọng của vốn đầu tư nói chung, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Trong tổng số vốn đầu tư xã hội, nếu như nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân
sách Nhà nước có xu hướng giảm (từ 75,5% năm 2010 xuống còn 16% năm 2013)
thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng và chiếm một tỷ lệ rất
cao (chiếm 81%), trở thành một nguồn vốn chủ yếu trong đầu tư phát triển của tỉnh.
Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh theo hướng ngày càng hiện đại khi lĩnh vực công nghiệp –
xây dựng chiếm 83,2% trong tăng trưởng kinh tế đồng thời đóng góp vào nguồn
thu ngân sách của tỉnh.
Chính vì vậy, với việc xác định nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một
bộ phận không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ và
lãnh đạo Hà Tĩnh luôn luôn coi trọng công tác xúc tiến đầu tư – một công cụ hữu
hiệu trong việc tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong
thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp cùng với các cơ quan chức năng
tổ chức nhiều chương trình vận động đầu tư trên cơ sở bám sát thế mạnh của tỉnh
nhà. Tuy nhiên, công tác này còn gặp nhiều khó khăn trong cách làm hay hạn chế
về nguồn nhân lực và tài chính, điều này đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng
của hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như là thu hút vốn đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh.
Xuất phát từ thực tế đó cũng như nhận thức được tầm quan trọng của hoạt
động xúc tiến đầu tư trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cùng
những thông tin, kinh nghiệm thực tế thu được trong khoảng thời gian thực tập, em
xin lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư trong hoạt động thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu khóa
luận tốt nghiệp.
2
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một bài khóa luận, bên cạnh việc nghiên cứu những lý
luận chung về hoạt động xúc tiến đầu tư gắn với đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm
bổ sung cơ sở lý luận cho vấn đề cần nghiên cứu, tác giả còn tập trung nghiên cứu
những vấn đề sau:
- Nghiên cứu tình hình thu hút FDI của tỉnh Hà Tĩnh cũng như hoạt động của
các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu hoạt động xúc tiến đầu tư của Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Hà
Tĩnh và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra được giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả xúc tiến đầu tư trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Hà Tĩnh.
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa khái niệm, vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tư đối với việc
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư gắn với thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian từ năm 2009 – 2013
để từ đó có thể xác định hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư trong hoạt
động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian
tới trên cơ sở đảm bảo đúng định hướng và mục tiêu trong kế hoạch xúc tiến
đầu tư mà tỉnh đã đề ra.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động xúc tiến đầu
tư gắn với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2009 – 2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như: phân tích và tổng hợp số liệu, thống kê và so sánh, đồng thời sử dụng các
phương pháp phân tích – tổng hợp, để từ đó đưa ra ý kiến nhằm hoàn thiện vấn đề
nghiên cứu.
3
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của khóa luận gồm có ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hoạt động xúc tiến đầu tư và
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Thực trạng về hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2009 – 2013
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng
cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hà Tĩnh
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài nhưng do kiến thức bản thân còn hạn
chế nên luận văn có thể chưa thật sự sâu sắc, phản ánh hết mọi khía cạnh của các
vấn đề và còn tồn tại những hạn chế, thiếu sót nhất định về nội dung cũng như hình
thức. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo quý báu của thầy cô,
giáo viên hướng dẫn và các anh chị trong Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh để
bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
4
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC
TIẾN ĐẦU TƢ VÀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
1.1. Tổng quan về vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.1.1. Khái niệm, phân loại và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài
a. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thì hoạt động đầu tư
quốc tế đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và trở thành một xu hướng chủ đạo
trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới. Mặc dù không
có một khái niệm thống nhất dành cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) song xét về
bản chất thì tất cả các khái niệm hay định nghĩa về FDI đều có sự tương đồng, giống
nhau.
Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO): “FDI xảy ra khi một nhà đầu tư
từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút
đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt
FDI với các công cụ tài chính khác”
1
.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế thế giới (IMF): “FDI được hiểu là hoạt động đầu tư
được thực hiện nhằm mục đích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh
thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư
là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp tại nền kinh tế khác
đó”
2
.
Theo Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD), FDI là
“một hoạt động đầu tư liên quan đến một mối quan hệ lâu dài, phản ánh lợi ích và
quyền kiểm soát lâu dài đối với tài sản ở nước sở tại của doanh nghiệp mà chủ đầu
tư nước ngoài đã bỏ vốn đầu tư”
3
. Qua định nghĩa trên, ta có thể thấy sự đánh giá
tương đối giống nhau giữa IMF và UNCTAD trong việc định nghĩa về FDI. Cả hai
định nghĩa đều hướng về mối quan hệ lâu dài trong hoạt động đầu tư và tạo ảnh
hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp nhận đầu tư.
1
Theo WTO News, 10/1996
2
Theo IMF Commite on Balance of Payments statistics and OECD, 11/2004
3
Theo UNCTAD, 2007, page 245 - 246
5
Theo Luật Đầu tư do Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua và ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005, FDI có thể hiểu
thông qua các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư nước ngoài” và “đầu tư trực tiếp”.
“Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô
hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan” (Điều 3 khoản 1).
“Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư” (Điều 3 khoản 2).
“Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn
bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư” (Điều 3
khoản 12).
Từ các khái niệm trên, có thể thấy rằng mỗi quốc gia hay tổ chức quốc tế đều
có những định nghĩa khác nhau về FDI, được các nhà kinh tế nhìn nhận theo các
góc độ khác nhau nên rất đa dạng và phong phú trong phương pháp tiếp cận. Tuy
nhiên, tựu chung lại, dù định nghĩa FDI theo góc độ nào thì FDI cũng là một hoạt
động kinh doanh dựa trên cơ sở của quá trình di chuyển tư bản giữa các quốc gia
trên thị trường tài chính quốc tế. Trong đó các tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài
tự mình hoặc kết hợp với các tổ chức kinh tế của nước sở tại bỏ vốn bằng tiền hoặc
tài sản vào một đối tượng nhất định, dưới một hình thức đầu tư nhất định, trong đó
người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động
sử dụng vốn.
Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở, chi
nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là loại hình
đầu tư, trong đó chủ đầu tư nước ngoài tham gia đóng góp một số vốn đủ lớn vào
việc sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia quản lý, điều
hành đối tượng đầu tư.
b. Phân loại FDI
Hoạt động FDI có thể được phân chia theo nhiều hình thức khác nhau, tùy
thuộc vào từng loại tiêu chí cụ thể:
- Phân chia theo mục đích đầu tư:
Đầu tư mới: nhằm xây dựng nhà máy mới hoặc mở rộng dây chuyền hoặc
nhà máy hiện có.
6
Mua lại và sáp nhập: công ty đầu tư mua luôn hoặc hợp nhất tài sản của
doanh nghiệp nước ngoài.
- Phân chia theo mục đích của nhà đầu tư:
FDI theo chiều dọc: là hoạt động đầu tư vào một ngành ở nước ngoài cung
cấp nguyên vật liệu đầu vào hoặc đầu tư vào một ngành ở nước ngoài giúp
tiêu thụ các đầu ra cho các quy trình sản xuất nội địa của doanh nghiệp.
FDI theo chiều ngang: là hoạt động đầu tư vào cùng ngành mà một công ty
đang hoạt động tại nước chủ đầu tư (tức là nước chủ đầu tư sẽ đầu tư vào một
công ty tại nước tiếp nhận đầu tư có ngành nghề hoạt động giống với mình).
FDI hỗn hợp: kết hợp của hai loại hình FDI trên.
- Phân chia theo Luật Đầu tư 2005:
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (doanh nghiệp liên doanh): là hình
thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó thành lập nên một pháp nhân mới
gọi tắt là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp mới này do bên chủ đầu tư
nước ngoài và nước nhận đầu tư cùng đóng góp về vốn, kinh doanh và cùng
nhau chia sẻ rủi ro cũng như lợi nhuận theo tỷ lệ vốn đóng góp.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu
của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước nhận đầu tư, trong đó nhà đầu
tư nước ngoài sẽ tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn và tùy theo luật pháp của nước nhận đầu tư mà sẽ có tư
cách pháp nhân hay không.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): là hình thức đầu
tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi
nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.
Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT): là hình thức đầu tư
được ký giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng,
kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời
hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước.
Hợp đồng xây dựng – chyển giao – kinh doanh (BTO): là hình thức đầu tư
được ký giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao
7
công trình đó cho Nhà nước; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh
doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi
nhuận.
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT): là hình thức đầu tư được ký giữa cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu
hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho
Nhà nước; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác nhau
để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa
thuận trong hợp đồng BT.
c. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI
- Nhóm các nhân tố về kinh tế:
Nhân tố thị trường: quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một
trong những nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc
gia và nền kinh tế.
Nhân tố lợi nhuận: lợi nhuận thường được xem là động cơ và mục tiêu cuối
cùng của nhà đầu tư.
Nhân tố về chi phí: chi phí lao động, chi phí vận chuyển, chi phí sử dụng
đất…
- Nhóm các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh:
Tài nguyên thiên nhiên: sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân
tố tích cực thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài.
Vị trí địa lý: lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển,
dễ dàng mở rộng các thị trường xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn
nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa.
Cơ chế chính sách: cơ chế tài chính minh bạch, tỷ lệ tham nhũng thấp cũng
như sự chuyển đổi chính sách theo hướng tích cực.
- Nhóm nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ
công nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước
ngoài vào một đất nước hoặc một địa phương.
Cơ sở hạ tầng xã hội: bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người
dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác.
8
Hệ thống chính trị: sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, kết hợp với các ổn định
về chính trị được xem là rất quan trọng.
Tóm lại, một quốc gia muốn thu hút FDI có hiệu quả thì cần phải căn cứ vào
3 nhóm nhân tố: kinh tế, môi trường kinh doanh và các nhân tố thuộc về cơ sơ hạ
tầng. Từ đó, dựa trên căn cứ vào những điểm thuận lợi mà mình có được để phát
huy, làm cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể nhận thấy được cũng như có những
biện pháp điều chỉnh những mặt tiêu cực để ngày càng hoàn thiện “môi trường đầu
tư” thông thoáng và hấp dẫn, góp phần ngày càng thu hút được nhiều vốn FDI cho
quốc gia hay địa phương.
1.1.2. Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quốc gia tiếp
nhận đầu tư
a. FDI mang đến cho nước nhận đầu tư những nguồn lực bổ sung quan trọng,
trong đó phải kể đến ba nguồn lực cơ bản nhất là: nguồn vốn, công nghệ và
kinh nghiệm quản lý
- Về nguồn vốn:
Đối với các nước tiếp nhận đầu tư là các nước đang phát triển thì vốn FDI có
một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, được coi là “cú
huých” giúp các nước thoát khỏi nghèo đói. Các nước đang phát triển đều hiểu rằng
muốn tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, muốn thoát khỏi cảnh đói nghèo, không có cách
nào khác là phải đầu tư phát triển sản xuất.
Tuy nhiên, các nước này trên con đường phát triển của mình vấp phải một
trở ngại, đó là thiếu vốn đầu tư do tích luỹ nội bộ nền kinh tế rất thấp. Nhưng đổi
lại, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực giá rẻ là những thứ sẵn có ở các nước
đang phát triển, cũng là những thứ mà các nhà đầu tư nước ngoài đang cần. Vì vậy,
hoạt động FDI đã diễn ra, mang lại cho các nước đang phát triển nguồn vốn đầu tư
bổ sung quan trọng.
- Về công nghệ:
Trong hoạt động đầu tư FDI, nhà đầu tư không chỉ đầu tư vốn bằng tiền mà
còn chuyển cả máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ vào nước nhận đầu tư. Nhờ
vậy, quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện. Thông qua hoạt động đầu tư,
các nước tiếp nhận có một cơ hội tốt để rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí đổi
mới công nghệ sản xuất nhờ các hoạt động chuyển giao công nghệ.
9
- Về kinh nghiệm quản lý:
Kinh nghiệm quản lý của nước ngoài được cung cấp thông qua đầu tư trực
tiếp nước ngoài cũng tạo ra những lợi ích quan trọng đối với nước nhận đầu tư.
Những lợi ích gián tiếp này xuất hiện khi những nhân viên địa phương, những
người được đào tạo để đảm nhiệm các vị trí quản lý, tài chính và kỹ thuật trong một
chi nhánh của một công ty đa quốc gia rời khỏi công ty và tham gia thành lập các
công ty.
b. FDI có những đóng góp tích cực đến tăng trưởng kinh tế của nước nhận đầu
tư
Tác động của đầu tư FDI đối với tăng trưởng kinh tế là hệ quả tất yếu của sự
di chuyển vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý vào nước nhận đầu tư. Những
nhân tố này không chỉ bổ sung những nguồn lực cần thiết cho sự tăng trưởng mà
còn làm tăng hiệu quả của sự tăng trưởng kinh tế.
Khi doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư FDI, thì các chủ đầu tư sẽ có nhu
cầu về đất đai, nhân công và thông qua sản xuất tạo ra các sản phẩm có chất lượng.
Từ đó góp phần tạo công ăn việc làm mới, nâng cao chất lượng và năng suất lao
động cho nước tiếp nhận đầu tư. Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp cũng sẽ phải
đóng những khoản tiền như tiền thuê đất, tiền thuế… những khoản tiền này sẽ bổ
sung vào ngân sách nhà nước, từ đó đóng góp không nhỏ vào GDP và tạo động lực
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.
c. FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
FDI tạo ra những ngành sản xuất mới, tạo ra sự tăng trưởng trong các ngành,
các vùng. Do đó, đầu tư tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư
theo hướng phát triển bền vững và đáp ứng được sự mất cân đối trong việc điều tiết
nguồn lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo điều tiết của thị trường.
Đồng thời, bản thân khu vực doanh nghiệp vốn FDI sẽ tạo động lực đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, giúp cho nền kinh tế hội nhập sâu
vào nền kinh tế thế giới cũng như nâng cao vị thế cho nơi tiếp nhận vốn đầu tư.
d. FDI góp phần tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng
cho người lao động.
FDI có thể tạo ra nhiều việc làm cho nước nhận đầu tư, bao gồm cả việc làm
trực tiếp và gián tiếp. Việc làm trực tiếp được tạo ra khi các công ty nước ngoài trực
10
tiếp tuyển dụng lao động của nước nhận đầu tư, việc làm gián tiếp được tạo ra bởi
các doanh nghiệp có liên quan, bao gồm các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu
vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tác động của FDI đối với chất lượng lực lượng lao động thể hiện trên hai
phương diện: (1) Thông qua đào tạo, doanh nghiệp có được một lực lượng lao động
có chất lượng phù hợp với những hoạt động sản xuất, những đặc trưng của doanh
nghiệp; đồng thời, các sáng kiến của cá nhân sẽ được phổ biến và áp dụng trong
toàn doanh nghiệp, do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được nâng cao. (2) Trong
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu nhập và cơ hội thăng tiến của
người lao động sẽ nhiều hơn. Điều này tạo điều kiện và thúc đẩy người lao động tự
học tập, tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề.
Từ những phân tích trên, có thể nói nguồn vốn FDI ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển nói
chung, vì vậy thu hút FDI được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính
sách kinh tế của các nước. Tuy nhiên, trong sự cạnh tranh giữa các quốc gia tiếp
nhận đầu tư cũng như bối cảnh kinh tế thế giới đặt ra làm cho các nhà đầu tư ngày
càng thận trọng trong việc lựa chọn nước tiếp nhận đầu tư, thì hoạt động thu hút
FDI ngày càng diễn ra khó khăn hơn. Chính vì vậy, để có thể tăng cường thu hút
FDI cũng như làm cho các nhà đầu tư không rút vốn trong quá trình triển khai dự án
thì mỗi một quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng cần phải xây dựng cho
mình một chính sách, kế hoạch xúc tiến đầu tư đúng đắn và hiệu quả.
1.2. Tổng quan về hoạt động xúc tiến đầu tƣ
1.2.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của hoạt động xúc tiến đầu tư
a. Khái niệm hoạt động xúc tiến đầu tư
Vốn đầu tư của một doanh nghiệp, quốc gia không tự nhiên chảy vào một
nước hay địa phương nếu nơi đó không có chiến lược thu hút. Tầm quan trọng ngày
càng lớn của nguồn vốn FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và
sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các địa phương trong một quốc gia đã khiến cho hoạt
động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng chú trọng.
Không có một khái niệm nào nhất quán về hoạt động xúc tiến đầu tư, tùy
theo từng cách tiếp cận mà có nhiều định nghĩa khác nhau về xúc tiến đầu tư
(XTĐT).
11
Theo UNCTAD định nghĩa rằng: “Xúc tiến đầu tư là việc xúc tiến và tạo
thuận lợi cho dòng vốn FDI chảy vào một quốc gia”.
Theo tổ chức MIGA thuộ c WB cho rằ ng “Xú c tiế n đầ u tư chỉ là mộ t công
cụ trong các công cụ phát triển kinh tế mà một nước có thể sử dụng để đạt được
các mục tiêu kinh tế của quốc gia mình” .
Trong nghiên cứu về “Chiến lược xúc tiến FDI tại nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam” do công ty PWC (Price Waterhouse Coopers) thực hiện dưới
sự tài trợ bởi cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thì khái niệm xúc tiến FDI
được định nghĩa như sau: “Theo nghĩa hẹp, xúc tiến đầu tư đượ c đị nh ngh ĩa là các
biệ n phá p thu hú t FDI thông qua các chiến lược marketing tổ ng hợ p bao gồm cá c
chiế n lượ c về sả n phẩ m , xúc tiến và giá” . Như vậy, theo nghĩa hẹp, công tác XTĐT
là những biện pháp thu hút đầu tư thông qua một biện pháp tiếp thị tổng hợp của các
chiến lược về “sản phẩm”, “xúc tiến” và “giá”.
Sản phẩm: ở đây sản phẩm chính là địa điểm hay các dự án tiếp nhận đầu tư.
Để phát triển các chiến lược tiếp thị phù hợp cần phải hiểu những thuận lợi và bất
lợi thực sự của một quốc gia hay một địa phương trước các đối thủ cạnh tranh.
Giá cả: là giá mà nhà đầu tư phải trả để định vị hoạt động tại địa điểm đó.
Giá này bao gồm tất cả các loại chi phí từ giá sử dụng cơ sở hạ tầng, các tiện ích
đến các loại thuế, ưu đãi…
Xúc tiến: là những hoạt động phổ biến thông tin về các nỗ lực tạo lập nên
một hình ảnh về quốc gia, một địa phương nào đó và cung cấp thông tin về các dịch
vụ đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng như tăng cường giới thiệu các dịch vụ, sản
phẩm tới nhà đầu tư; tăng cường hoạt động xây dựng hình ảnh bằng các hoạt động
cụ thể; tổ chức mạnh mẽ trong giai đoạn đầu hoạt động quan hệ công chúng bao
gồm tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức họp báo, tiếp xúc với khách hàng thường
xuyên…
Cho tớ i nay , Việ t Nam chưa có định nghĩ a chính thố ng về Xú c tiế n đầ u tư
trong Luậ t đầ u tư 2005. Trong quá trình hì nh thà nh khung lý luậ n cơ bả n , Bộ Kế
hoạch và Đầu tư có sự dụng khái niệm xúc tiến đầu tư như sau : “Xú c tiế n đầ u tư
trự c tiế p nướ c ngoà i là tổ ng thể cá c biệ n pháp mà chính phủ một nước áp dụng
nhằ m thu hú t FDI phụ c vụ cho cá c mụ c tiêu phá t triể n kinh tế - xã hội”.
12
Như vậy, có thể hiểu hoạt động xúc tiến đầu tư như sau: “Xúc tiến đầu tư
là một hoạt động kinh tế - xã hội nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả
của việc thu hút các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân trong và
ngoài nước đến đất nước mình, địa phương mình… để đầu tư. Hay nói cách khác,
hoạt động xúc tiến đầu tư thực chất là hoạt động marketing trong thu hút đầu tư mà
kết quả của hoạt động này chính là nguồn vốn đầu tư thu hút được”. Thực chất của
vấn đề là làm thế nào để tạo dựng được thương hiệu của một quốc gia, một địa
phương để các nhà đầu tư gắn liền nó với những đặc điểm chất lượng mà họ yêu
cầu.
b. Đặc điểm của hoạt động xúc tiến đầu tư
Thứ nhất, XTĐT mang tính tất yếu : trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay , việc
thu hút dò ng vố n FDI trở nên tấ t yế u nhằ m bổ sung và o sự thiế u hụ t về nguồ n vố n
tự có . Tăng trưở ng và phá t triể n chỉ có thể đ ạt được bằng một nguồn lực từ bên
ngoài có kỹ thuật và công nghệ cao với kiến thức quản lý kinh tế hiện đại và một thị
trườ ng tiêu thụ rộ ng lớ n.
Thứ hai, XTĐT là hoạt động mang tính hỗ trợ : XTĐT là hoạ t độ ng mang
tính kết nối trung gian, để những chính sách ưu đãi về môi trường đầu tư , luậ t phá p,
thể chế kinh tế đế n đượ c vớ i cá c nhà đầ u tư.
Thứ ba, XTĐT là hoạt động mang tính linh động , biến đổi theo từng thời kỳ :
thự c tiễ n chứ ng minh hoạ t độ ng XTĐT ngày càng trở nên đa dạng với các hình thức
khác nhau và được áp dụng linh hoạt mang tính thời điểm.
Thứ tư, XTĐT có sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành: XTĐT là tổng
hợp bao gồm các hoạt động ngoại giao lẫn kinh tế, quan hệ nhà nước, quan hệ
doanh nghiệp.
c. Vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tư
Đối với chủ đầu tư:
XTĐT có một vai trò đặc biệt quan trọng nhất là khi các chủ đầu tư còn
đang trong giai đoạn tìm hiểu, thăm dò, lựa chọn địa điểm đầu tư. Hoạt động
XTĐT sẽ giúp cho chủ đầu tư biết được những thông tin liên quan đến ý định
đầu tư của họ. Đồng thời, giúp nhà đầu tư có tầm nhìn bao quát về quốc gia, địa
phương mà mình cân nhắc có dự định đầu tư.
13
Như trên đã phân tích, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI,
cũng như các nhân tố mà các chủ đầu tư thường cân nhắc, xem xét toàn diện các
khía cạnh như đặc điểm thị trường, kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, môi
trường pháp lý… của nước có ý định đầu tư. Chính vì vậy, thông qua hoạt động
XTĐT, nhà đầu tư sẽ có câu trả lời để đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng. Có thể
nói, hoạt động XTĐT chính là kênh cung cấp các thông tin vô cùng quan trọng
cho nhà đầu tư về cơ hội đầu tư vào nước tiếp nhận, các chính sách ưu đãi, hàng
rào thuế quan, trình độ nguồn nhân lực, những nguồn tài nguyên (lao động, công
nghệ, tài nguyên thiên nhiên…) chưa được khai thác của nước tiếp nhận đầu tư
cũng như lợi ích mà nhà đầu tư có thể tiếp nhận trong tương lai.
Hay nói cách khác, XTĐT sẽ giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm được thời gian
và chi phí trong việc tìm hiểu, tạo điều kiện để họ có thể nhanh chóng đưa ra
quyết định đầu tư, góp phần dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nơi đầu tư hợp lý
để mang lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, các dịch vụ tư vấn sẽ giúp nhà đầu
tư có được thông tin về thị trường nội địa như: môi trường kinh tế vĩ mô, thủ tục
pháp lý (đăng ký đầu tư), thị trường lao động…, được tháo gỡ những khó khăn
trong quá trình thực hiện dự án.
Đối với nước tiếp nhận đầu tư:
Không chỉ có vai trò đối với các nhà đầu tư mà hoạt động XTĐT còn đóng
vai trò quan trọng đối với quốc gia hay địa phương tiếp nhận đầu tư. Trước hết,
thông qua XTĐT, quốc gia hay địa phương đó sẽ giới thiệu đến cho chủ đầu tư,
bạn bè thế giới hình ảnh của mình – một đất nước luôn giàu tiềm năng và luôn
sẵn sàng chào đón những cơ hội đầu tư hấp dẫn, hứa hẹn mang lại lợi nhuận cho
các chủ đầu tư.
Các nhà đầu tư nước ngoài khó có thể tìm hiểu và đánh giá đầy đủ về nơi
họ có ý định đầu tư nếu không có hoạt động XTĐT. Các quốc gia, địa phương
đều có những lợi thế so sánh riêng, và luôn muốn giới thiệu các lợi thế này đến
với các chủ đầu tư. Chính vì vậy, cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư giữa các
quốc gia hay địa phương với nhau chính là cạnh tranh trong hoạt động XTĐT.
Bên cạnh đó, thông qua hoạt động XTĐT, các nước hay địa phương tiếp
nhận đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về chủ đầu tư vì mỗi chủ đầu tư lại có một mục tiêu
và động cơ đầu tư khác nhau. Từ đó, ta sẽ biết được các thông tin của nhà đầu tư,
14
từ đó biết được điểm mạnh, điểm yếu hay mong muốn của họ để từ đó có cách
khắc phục hiệu quả.
Ngoài ra, với việc tổ chức các hoạt động XTĐT, quốc gia hay địa phương
sẽ lựa chọn được các nhà đầu tư tiềm năng. Mỗi một quốc gia hay một địa
phương đều có những lợi thế nhất định, đều có những phương hướng phát triển
kinh tế riêng biệt. Thông qua các hoạt động XTĐT, các quốc gia hay địa phương
sẽ lựa chọn những quốc gia, chủ đầu tư phù hợp với ngành nghề mà mình ưu tiên
phát triển, từ đó lựa chọn các dự án đầu tư mang lại hiệu quả thiết thực.
Có thể thấy, cùng với việc xây dựng hình ảnh, thì XTĐT chính là công cụ
hữu ích trong việc chuyển những yếu tố thuận lợi của môi trường đầu tư thông
qua các cơ chế chính sách hữu hiệu của hệ thống, khuyến khích tác động đến nhà
đầu tư tiềm năng ở nước ngoài, cung cấp cho họ lượng thông tin kịp thời và
chính xác. Nói tóm lại, hoạt động XTĐT đóng một vai trò quan trọng và ngày
càng trở thành công cụ chủ yếu trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.2.2. Nội dung, các công cụ chính và trình tự thực hiện các hoạt động xúc
tiến đầu tư
a. Nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư
Để thực hiện tốt công tác XTĐT thì việc xác định các nội dung, các
chương trình cho những hoạt động này là rất quan trọng. Nội dung của công tác
XTĐT của cơ quan Trung ương, địa phương và các tổ chức tham gia XTĐT bao
gồm 6 hoạt động: xây dựng chiến lược về XTĐT, xây dựng hình ảnh, xây dựng
quan hệ, lựa chọn mục tiêu và tạo cơ hội đầu tư, cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho
nhà đầu tư, đánh giá và giám sát các công tác XTĐT.
Xây dựng chiến lược về xúc tiến đầu tư:
Một chiến lược XTĐT sẽ là một bản đồ chỉ dẫn cơ quan XTĐT đạt được các
mục tiêu đã đề ra. Các mục tiêu thu hút đầu tư không thể dễ dàng đạt được. Vì vậy,
phải có một kế hoạch tổng thể sắp xếp các hoạt động như chuẩn bị tài liệu giới
thiệu, tổ chức các cuộc hội thảo đầu tư, tổ chức các cuộc thăm địa điểm đầu tư…
Như vậy, chiến lược XTĐT là cách thức tổ chức một loạt các hoạt động xúc tiến
đầu tư nhằm tăng cường đầu tư vào một quốc gia, một địa phương. Để thực sự đạt
được hiệu quả, các chiến lược đầu tư đều phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu chung.
15
Việc xác định mục tiêu cho chiến lược liên quan đến việc xác định lợi thế,
bất lợi, những lĩnh vực phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, trên cơ sở
đó lựa chọn đối tác, lĩnh vực cũng như các công ty để tiến hành chương trình
XTĐT. Việc này đòi hỏi sự nghiên cứu và hoạch định một cách chi tiết, cụ thể. Đây
là một nội dung hết sức quan trọng, định hướng cho toàn bộ hoạt động XTĐT tiến
hành sau đó. Tính đúng đắn và khả thi của chiến lược XTĐT có vai trò quyết định
đến sự thành công hay thất bại của toàn bộ chương trình XTĐT.
Xây dựng hình ảnh:
Các biện pháp tạo dựng hình ảnh hay uy tín được sử dụng cả trong thị trường
trong nước và nước ngoài nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin và kế hoạch
đầu tư của một quốc gia, các chính sách và chế độ đãi ngộ, các thủ tục hành chính
và yêu cầu khi đầu tư cũng như những tiến bộ, thành tựu quốc gia, địa phương đó.
Xây dựng hình ảnh có hai nhân tố cốt lõi. (1) Nhân tố thứ nhất gắn liền với
việc lập ra một chương trình xây dựng hình ảnh, xây dựng một chiến lược phù hợp
với các hoạt động cụ thể. (2) Nhân tố thứ hai là việc cơ quan XTĐT đi tiên phong
trong các hoạt động xây dựng hình ảnh. Trong đó, nội dung của chiến lược xây
dựng hình ảnh thường bao gồm: đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ
của khu vực đầu tư; phát triển các chủ đề xây dựng hình ảnh; đặt ra mục tiêu, mục
đích rõ ràng; so sánh các công cụ phục vụ công tác đối ngoại; lên kế hoạch xây
dựng hình ảnh.
Xây dựng quan hệ:
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế như hiện nay thì không một
quốc gia nào lại tự cô lập mình mà không mở rộng quan hệ ngoại giao với các quốc
gia khác trên thế giới. Muốn đẩy mạnh hoạt động kinh tế nói chung và đầu tư nói
riêng thì các quốc gia cần phải phát triển quan hệ ngoại giao. Chính vì thế, xây dựng
mối quan hệ giữa các nước không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại
giao mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với hoạt động XTĐT.
Hoạt động XTĐT được tiến hành giữa các nước càng trở nên thuận lợi hơn
thông qua các cuộc gặp gỡ giữa các cấp Nhà nước. Hoạt động này yêu cầu các cơ
quan Nhà nước cần phải tạo những kênh trao đổi thông tin hữu hiệu giúp giải quyết
những vấn đề phát sinh cũng như phát triển những thành phần kinh tế tư nhân để có
khả năng giới thiệu nhà đầu tư tiềm năng.
16
Ở hầu hết các quốc gia, các địa phương hiện nay đã thành lập cơ quan
XTĐT. Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi địa phương, hoạt động của cơ
quan XTĐT có thể khác nhau. Việc xây dựng mối quan hệ giữa cơ quan XTĐT giữa
các nước hay các địa phương với nhau sẽ có tác dụng lớn hỗ trợ và bổ sung cho
nhau trên cơ sở mục tiêu hoạt động của mỗi tổ chức. Bên cạnh đó, xây dựng quan
hệ còn bao gồm các mối quan hệ với các đại sứ quán và những cơ quan phụ trách
đầu tư tại nước sở tại, những tổ chức đa quốc gia trong nước cũng như phòng
thương mại tại mỗi nước hay địa phương.
Lựa chọn mục tiêu và cơ hội đầu tư:
Mục đích của nội dung này là vận động các nhà đầu tư tiềm năng. Trong đó,
cơ quan xúc tiến đầu tư phân loại, lựa chọn nhà đầu tư tiềm năng và tiến hành các
biện pháp, công cụ vận động đầu tư như thư từ, điện thoại, hội thảo đầu tư. Cơ quan
đại diện tiến hành Marketing trực tiếp đến cá nhân và nhà đầu tư. Hội thảo đầu tư là
biện pháp thường được lựa chọn và đem lại hiệu quả cao.
Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho các nhà đầu tư:
Đây là giai đoạn theo dõi và chăm sóc sau cấp phép đầu tư, thực chất là cơ quan
XTĐT sẽ hỗ trợ sau khi các nhà đầu tư nước ngoài quyết định triển khai dự án ở nước
sở tại như nắm bắt, hỗ trợ, tư vấn, tháo gỡ những vướng mắc của nhà đầu tư nước
ngoài trong quá trình thực hiện dự án. Giai đoạn này nhằm tạo ra những điều kiện
thuận lợi nhất để dự án đầu tư đi vào hoạt động một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Sau khi có bài thuyết trình trước một nhà đầu tư tiềm năng, cơ quan XTĐT
cần chuẩn bị một bản báo cáo về chuyến thăm doanh nghiệp để tạo cơ sở cho việc
hỗ trợ các nhà đầu tư thành công. Hỗ trợ nhà đầu tư bao gồm ba giai đoạn: chuẩn bị
cho việc đi thực địa, chuẩn bị và thu xếp cho chuyến đi đó và các công việc sau
chuyến thăm.
Đánh giá và giám sát công tác xúc tiến đầu tư:
Giám sát là hoạt động kiểm tra một cách đều đặn các tiến độ trong hoạt
động của cơ quan xúc tiến đầu tư để đạt được mục tiêu đã đề ra. Đánh giá là quá
trình kiểm tra xem các mục tiêu của cơ quan xúc tiến đầu tư đã đạt được chưa và
nếu chưa đạt được thì về mặt chi phí có tiết kiệm không. Thông qua những hoạt
động này, một cơ quan XTĐT có thể đánh giá được hoạt động của mình.
17
Đánh giá kết quả hoạt động sẽ tạo điều kiện cho cơ quan XTĐT so sánh các kết
quả và tiến độ đã đạt được với các mục tiêu nội bộ và mục tiêu quốc gia. Điều này cũng
có một số những lợi ích liên quan quan trọng: thu thập dữ liệu và các thông tin khác
được sử dụng trong các chiến dịch xúc tiến; tạo điều kiện cho cơ quan XTĐT học hỏi
từ những sai sót của mình và chứng minh khả năng hoạt động của cơ quan XTĐT.
Để tạo điều kiện giám sát và đánh giá thường xuyên, tất cả các dự án và hoạt
động của cơ quan XTĐT đều phải xây dựng hệ thống mục tiêu trung gian và kế
hoạch thời gian để hoàn thành mục tiêu đó. Các mục tiêu và thời gian thực hiện này
là nền móng của việc thực hiện thành công công tác giám sát và đánh giá.
Giám sát và đánh giá không thể coi là những nhiệm vụ đứng riêng lẻ. Hơn
thế, các hệ thống theo dõi hoặc đo lường tốt nhất là những hệ thống phải được triển
khai thường nhật như một phần trong công việc thường xuyên của các cán bộ cơ
quan XTĐT. Vai trò của đánh giá và giám sát công tác XTĐT là để hỗ trợ, đáp ứng
những nhu cầu của nhà đầu tư cả trong giai đoạn phát triển cũng như vận hành dự
án, từ đó cho thấy hiệu quả của hoạt động XTĐT.
b. Các công cụ chính của hoạt động xúc tiến đầu tư
Cơ quan XTĐT thường xúc tiến đồng thời nhiều hoạt động marketing hay sử
dụng nhiều công cụ XTĐT cùng một lúc. Ba yếu tố mà hoạt động XTĐT hướng tới
là:
Thứ nhất, xây dựng hình ảnh, tức là, giới thiệu tới các nhà đầu tư trong và
ngoài nước về những chính sách ưu đãi đầu tư, các quy trình, các thủ tục cấp giấy
phép đầu tư cùng các tiến bộ và thành tựu đạt được.
Thứ hai, triển khai kế hoạch (bao gồm cả xây dựng hình ảnh và vận động
đầu tư xen lẫn nhau), tức là, sử dụng các chiến dịch gửi thư và gọi điện, hội thảo,
tham tán đầu tư và tiếp cận trực tiếp nhà đầu tư.
Thứ ba, hoạt động và dịch vụ hỗ trợ đầu tư, tức là, bao gồm các dịch vụ hỗ
trợ liên tục từ trước khi nhận giấy phép, cấp giấy phép và sau cấp phép. Các hoạt
động này có thể là bước đầu xây dựng hình ảnh hoặc khởi đầu vận động đầu tư.
Việc xây dựng hình ảnh và vận động đầu tư sử dụng rất nhiều công cụ. Tùy
từng đối tượng đầu tư và điều kiện cụ thể, mà mỗi quốc gia hay địa phương lựa
chọn công cụ XTĐT phù hợp.
Quan hệ cộng đồng: