Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của công ty tnhh tiếp vận nhật linh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.04 KB, 85 trang )


i
MỤC LỤC
Trang
BẢNG TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT VÀ GIẢI NGHĨA iii
BẢNG TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH VÀ GIẢI NGHĨA iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC HÌNH VẼ vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA ĐỐI VỚI MỘT DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP 3
1.1. Tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng
hóa 3
1.1.1. Khái niệm về giao nhận và người giao nhận 3
1.1.2. Đặc điểm và phạm vi của người giao nhận 4
1.1.3. Các hình thức vận tải 6
1.1.4. Các yêu cầu và điều kiện phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa 10
1.1.5. Sự cần thiết để phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa 14
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa
của doanh nghiệp 16
1.2.1. Các chỉ tiêu phát triển theo chiều rộng 16
1.2.2. Các chỉ tiêu phát triển theo chiều sâu 16
1.3. Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần vận tải Vietfracht và bài học cho
Công ty TNHH Tiếp vận Nhật Linh 17
1.3.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần vận tải Vietfracht 17
1.3.2. Thực trạng kết quả kinh doanh của Công ty. 21
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Công ty TNHH Tiếp vận Nhật Linh 26
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN
NHẬT LINH THỜI KỲ 2008- 2012 30


2.1. Khái quát về hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa của Việt Nam . 30
2.1.1. Đánh giá chung về hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa 30
2.1.2. Điểm mạnh 30
2.1.3. Điểm yếu 31
2.2. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Tiếp vận Nhật Linh 32
2.2.1. Quá trình thành lập và các chi nhánh của Công ty 32
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 33
2.2.3. Cơ cấu tổ chức 34

ii
2.2.4. Lĩnh vực kinh doanh và tình hình cơ sở vật chất của Công ty 34
2.2.5. Quá trình hoạt động và hợp tác, liên kết của Công ty 35
2.3. Thực trạng hoạt động dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của Công
ty TNHH Tiếp vận Nhật Linh 36
2.3.1. Các chỉ tiêu phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa theo
chiều rộng 36
2.3.2. Các chỉ tiêu phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa theo
chiều sâu 42
2.4. Một số những chính sách và biện pháp mà Công ty đã áp dụng để
phát triển dịch vụ trong thời gian qua 44
2.5. Đánh giá chung về dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của Công ty
trong thời gian qua 45
2.5.1. Ưu điểm và kết quả chủ yếu 45
2.5.2. Một số hạn chế, bất cập 47
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập 50
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 51
DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA TỚI NĂM 2015 51
3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc ảnh hƣởng đến phát triển dịch vụ
giao nhận vận tải hàng hóa của Công ty TNHH Tiếp vận Nhật Linh 51
3.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới 2015-2020 51

3.1.2. Bối cảnh trong nước 59
3.2. Thời cơ và thách thức của ngành giao nhận vận tải ở Việt Nam 64
3.2.1 Thời cơ 64
3.2.2. Thách thức 64
3.3. Định hƣớng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải tới năm 2015 64
3.3.1 Định hướng của Nhà nước 64
3.3.2. Định hướng của doanh nghiệp và những kiến nghị trước mắt 66
3.4. Giải pháp đối với Công ty TNHH Tiếp vận Nhật Linh 69
3.4.1. Nhóm giải pháp phát triển theo chiều rộng 69
3.4.2. Nhóm giải pháp phát triển theo chiều sâu. 69
3.5. Kiến nghị 72
3.5.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ ban ngành liên quan 72
3.5.2. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hải phòng 76
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81



iii

BẢNG TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT VÀ GIẢI NGHĨA

Từ viết tắt
Giải nghĩa
BCH TW
BNNPTNT
HĐQT
QCVN
TCVN
TNHH

Tp
TTg
VPĐD

Ban chấp hành Trung ương
Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn
Hội đồng quản trị
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Thủ tướng chính phủ
Văn phòng đại diện
















iv

BẢNG TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH VÀ GIẢI NGHĨA

Từ viết tắt
Tên viết tắt
Giải nghĩa
BDI
CBM

CFS
CIF

C/O
FCL
FDI
FIATA


FOB

ICD
LCL
LPI

RCL
TEU

TPP

VSA


WB

Baltic Dry Index
Cubic meters

Container Freight Station
Cost Insurance Freight

Certificate of Origin
Full Container Load
Foreign Direct Investment
International Federation of
Freight Fowarders
Associations
Free On Board

Inland Container Depot
Less Container Load
Logistics Performance
Index
Regional Container Line
Twenty- foot Equivalent
Units
Trans- Pacific Partnership

Vietnam Shipowners‟
Association
Word Bank

Chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic

Sức chứa của container theo hàng
rời, 1CBM= 1 tấn.
Hệ thống gom hàng Container
Giá thành bao gồm chi phí, cước
vận chuyển bảo hiểm.
Chứng nhận xuất xứ
Hàng nguyên container
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp hội Giao nhận kho vận quốc
tế.

Giá thành chỉ bao gồm chi phí sản
xuất.
Cảng cạn
Hàng rời container.
Chỉ số hoạt động vận tải.

Kho chứa hàng lẻ
Sức chứa của container, 1TEU=
20foot (= 39m
3
).
Hiệp định đối tác và thương mại
xuyên Thái Bình Dương
Hiệp hội chủ tàu Việt Nam

Ngân hàng thế giới.





v
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng
Nội dung
Trang
Bảng 1.1
Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietfracht
giai đoạn 2006 – 2012.
23
Bảng 1.2
Tình hình doanh thu của Vietfracht trên các lĩnh
vực chính
24
Bảng 2.1
Khối lƣợng hàng nguyên và hàng rời giao nhận
năm 2011 – 2012.
38
Bảng 2.2
Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nƣớc giai
đoạn 2007 – 2012
39
Bảng 2.3
Cơ cấu hàng vận chuyển của Công ty
42
Bảng 2.4
Doanh thu của Công ty năm 2011 – 2012
43
Bảng 3.1

Tăng trƣởng kinh tế của một số quốc gia và khu
vực lớn trên thế giới
54
Bảng 3.2
Số lƣợng TT vận tải quốc tế phân theo năm thành
lập
63
Bảng 3.3
Dự báo khối lƣợng hàng hóa vận chuyển phân theo
phƣơng thức vận tải.
65








vi
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình
Nội dung
Trang
Hình 1.1.
Sơ đồ các chi nhánh của Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu
21
Hình 3.1.
Dự báo tốc độ tăng trưởng của một số nền kinh tế trên thế giới

53

























1
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Công cuộc thực hiện chính sách kinh tế mở cửa cùng với việc tăng cường

hợp tác trên mọi lĩnh vực với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt khi Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của WTO. Điều này sẽ mở rộng giao lưu buôn bán
hàng hóa quốc tế, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng, đẩy mạnh thu
hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho dịch vụ giao nhận
hàng hóa. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu và phát triển dịch vụ logistics nói chung
và dịch vụ giao nhận nói riêng là rất cần thiết, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong công cuộc xây dựng đất nước
theo định hướng thị trường, các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, là động
lực và lực lượng trí thức chủ yếu để tái thiết công cuộc đổi mới.
Nằm trên địa bàn thành phố Hải Phòng và có nhiều chi nhánh hoạt động trên
cả nước, Công ty TNHH Tiếp vận Nhật Linh là một trong những công ty kinh
doanh dịch vụ giao nhận vận tải còn khá non trẻ nhưng đã có nhiều bước phát triển
ấn tượng và tạo được uy tín với khách hàng. Tuy nhiên trong thời gian qua, do cả
những nguyên nhân chủ quan và khách quan, động kinh doanh của Công ty còn gặp
một số những hạn chế, bất cập. Trong quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng
như hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ chịu sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp
trong nước mà còn đứng trước sức ép rất lớn từ các đối thủ có vốn đầu tư nước
ngoài. Vì vậy, nghiên cứu hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động giao nhận
vận tải nói riêng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là rất cần thiết và có vai
trò quan trọng. Chính vì vậy, trong khóa luận tốt nghiệp em xin chọn đề tài nghiên
cứu với nội dung “Phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của Công ty
TNHH Tiếp vận Nhật Linh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Bài viết
được tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu cũng như nhiều công trình đã được công bố
nên không thể tránh khỏi trùng lặp và những lỗi sai sót khác, em kính mong sẽ nhận
được những lời góp ý chân thành từ các thầy (cô) trong Hội đồng bảo vệ.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Mục đích nghiên cứu:
Từ những vấn đề nghiên cứu lý luận, bài viết đã phân tích tình hình hoạt



2
động thực tế của một doanh nghiệp hoạt động trong dịch vụ giao nhận vận tải dựa
trên những kết quả đạt được, những tồn tại từ đó đánh giá được những thuận lợi,
khó khăn, thách thức trên cơ sở dự báo bối cảnh của quốc tế và trong nước mà
doanh nghiệp sẽ gặp phải trong thời gian tới, từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp
để phát triển hoạt động kinh doanh tại đơn vị nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Bài viết đã đã phân tích nhiều khía cạnh của doanh nghiệp trên các phương
diện và nội dung. Từ những những vấn đề lý luận chung và thông qua hoạt động
nghiên cứu thực tiễn tại một đơn vị khác, bài viết đã đưa ra một số những kinh
nghiệm và bài học được rút ra cho công ty. Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích
được thực trạng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa của Công ty từ năm (2008 –
2012) từ đó đưa ra đề xuất, định hướng phát triển cho Công ty trong tương lai.
Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Bài viết sẽ tập trung vào vấn đề dịch vụ và phát triển
dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Bài viết chỉ nghiên cứu phát triển dịch vụ trong điều
kiện cạnh tranh ở tầm nhìn vi mô, đó là các thực trạng hoạt động dịch vụ giao nhận
vận tải hàng hóa tại Công ty TNHH Tiếp vận Nhật Linh trong phạm vi từ 2008-
2012, từ đó kiến nghị cho doanh nghiệp tới năm 2015.
Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: Thu thập số liệu, phân
tích, so sánh, quy nạp, tổng hợp, kết luận bài viết còn sử dụng các công cụ bảng hỏi,
thu thập thông tin thực tế từ đơn vị thực tập.
Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa đối với một
doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập.
Chương 2. Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa
của Công ty TNHH Tiếp vận Nhật Linh thời kỳ 2008- 2012.
Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa

tới năm 2015.



3
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA ĐỐI VỚI MỘT DOANH NGHIỆP
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
1.1. Tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa
1.1.1. Khái niệm về giao nhận và người giao nhận
Dịch vụ giao nhận, theo “ Quy tắc mẫu của FIFA về dịch vụ giao nhận” là
bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc dỡ, xếp,
đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các
dịch vụ kể trên, kể cả vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập
chứng từ liên quan đến hàng hóa.
Theo luật Thương mại Việt Nam (2005), Điều 163 quy định: Giao nhận hàng
hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận
hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và
các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ
hàng, của người vận tải hay của người giao nhận khác.
Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cùng với sự tác động
của toàn cầu hóa và thương mại quốc tế, các hoạt động giao nhận vận tải ngày một
tăng trưởng mạnh, góp phần tích lũy ngoại tệ, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, nối liền
các hoạt động kinh tế giữa các khu vực trong một quốc gia, giữa nền kinh tế trong
nước với nước ngoài làm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhịp nhàng cân đối. Vì
vậy, công tác tổ chức điều hành, quản lý giao nhận vận tải hàng hóa cần được chú
trọng nhằm đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh xuất nhập khẩu, trong đó các Công ty giao
nhận đóng vai trò là mắt xích liên kết quan hệ giữa nhà xuất khẩu và người nhập
khẩu.
Theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận: “ Người giao nhận là người

lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích
của người ủy thác mà không phải là người vận tải. Người giao nhận cũng đảm bảo
thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho
trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa”
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận (Forwarder/
Freight Forward/ Forwarding Agent). Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu,


4
Công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất cứ người nào
khác có đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Theo luật Thương mại Việt
Nam thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Ở các nước, người giao nhận được
gọi bằng các tên khác nhau: Đại lý hải quan, môi giới hải quan; Đại lý thanh toán,
đại lý gửi hàng và giao nhận, người chuyên chở.
Trong xu thế thương mại toàn cầu hóa cùng với sự phát triển nhiều hình thức
vận tải mới, việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán sang người mua và tới người
tiêu thụ cuối cùng thường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tải. Theo
đó, người giao nhận hàng hóa không chỉ đảm nhiệm chức năng đơn thuần như đóng
hàng, kiểm tra hàng hóa và thực hiện vận chuyển theo yêu cầu của người xuất khẩu
hoặc nhập khẩu, mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp như tư vấn chọn
tuyến đường vận chuyển, chọn hãng vận tải, làm thủ tục hải quan, đóng gói bao bì
hàng hóa, lưu kho bãi, cho thuê kho vận
1.1.2. Đặc điểm và phạm vi của người giao nhận
1.1.2.1. Đặc điểm của nghiệp vụ giao nhận
Giao nhận vận tải hàng hóa là một ngành dịch vụ mang đặc điểm của hàng
hóa vô hình, là một ngành mang tính đặc thù nên có những đặc điểm riêng:
Thứ nhất, dịch vụ giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, chỉ làm
thay đổi vị trí địa lý không gian mà không làm thay đổi tính chất vật lý, kĩ thuật của
sản phẩm nên không có tiêu chuẩn số học để đánh giá chất lượng, không thể cất trữ

nhưng có tác động tích cực đến sự phát triển của sản xuất và gián tiếp tác động tới
định mức chi tiêu của người tiêu dùng khi giá cước vận tải được xác định là một
trong những chi phí để xác định giá thành sản phẩm.
Thứ hai, vừa mang tính thụ động vừa chủ động: Dịch vụ này phụ thuộc nhiều
vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về
luật pháp, thể chế của Chính phủ, các Hiệp định thương mại song phương và đa
phương quy định về vận chuyển hàng hóa quốc tế nên hoạt động dịch vụ này mang
tính thụ động.
Mang tính chủ động: Đối với những hợp đồng vận chuyển hàng hóa, ngoài
những điều khoản chung mang tính bắt buộc, giữa chủ hàng và người giao nhận có


5
những thỏa thuận, ngoại lệ riêng về cước phí, các trường hợp bất khả kháng, các
điều khoản bảo hiểm đối với từng loại hàng hóa (Bảo hiểm điều kiện A, B, C, D),
các dịch vụ thanh toán, hình thức vận chuyển, các ưu đãi thương mại riêng với các
nước láng giềng trong các Hiệp định thương mại song phương và luật áp dụng cũng
như cơ quan giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Thứ ba, mang tính thời vụ: Dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt
động xuất nhập khẩu, nên phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa nhập khẩu và nhu
cầu của người tiêu dùng. Đối với một số hàng hóa đặc biệt như hàng hóa phục vụ
công trình, hàng nông nghiệp, hàng may mặc nhu cầu cũng như khối lượng hàng
hóa chịu tác động lớn từ tính thời kì và mùa vụ. Chính vì vậy, các hoạt động xuất
nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng chịu ảnh hưởng của tính
thời vụ.
Thứ tư, các sản phẩm vận tải không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất
và sản phẩm vận tải không dự trữ được.
Thứ năm, cơ sở vật chất của ngành phục vụ cho dịch vụ giao nhận phụ thuộc
rất lớn từ kiến trúc thượng tầng của đất nước, đó là những hàng hóa công cộng và
nằm trong quy hoạch phát triển vùng, ngành: hệ thống các cảng biển, sân bay, các

tuyến đường quốc lộ, đường sắt, hệ thống chiếu sáng đô thị ngoài ra giá trị tài sản
cố định của doanh nghiệp khá lớn: các phương tiện cơ giới, kho bãi, các thiết bị
quản lý, truyền thông.
Thứ sáu, ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người
làm dịch vụ giao nhận còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốc
xếp nên để đánh giá mức độ hoàn thành công việc phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật
chất và kinh nghiệm của người giao nhận.
1.1.2.2. Phạm vi của người giao nhận
Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua
đại lý, chi nhánh hoặc thuê dịch vụ của bên thứ ba. Dịch vụ giao nhận hàng hóa bao
gồm 4 nghiệp vụ sau:
• Thay mặt người gửi hàng - đóng vai trò như nhà xuất khẩu.
• Thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu).


6
• Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt: Nghiệp vụ này đòi hỏi người giao nhận
phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ do hàng hóa chuyên chở không đồng
nhất mà có thể là hàng bách hóa gồm nhiều loại thành phẩm, bán thành phẩm
hay hàng sơ chế hoặc các hàng hóa khác trong giao lưu buôn bán quốc tế:
Giao nhận hàng công trình, giao quần áo treo trên mắc, giao nhận triển lãm
• Các dịch vụ khác: Ngoài các dịch vụ nêu trên, tùy thuộc vào yêu cầu của
khách hàng, người giao nhận có thể làm những dịch vụ khác trong quá trình
chuyên chở như gom hàng, dịch vụ liên quan đến hàng công trình, công trình
chìa khóa trao tay
Các hình thức giao nhận vận tải hàng hóa bao gồm các nghiệp vụ cơ bản như
sau:
• Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp.
• Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.
• Tổ chức kiểm tra và xếp dỡ hàng hóa.

• Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa.
• Ký kết các hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước.
• Làm các thư gửi hàng, nhận hàng.
1.1.3. Các hình thức vận tải
Căn cứ vào phạm vi phục vụ
• Vận tải nội bộ
• Vận tải công cộng.
Căn cứ vào đối tượng phục vụ
• Vận tải hành khách.
• Vận tải hàng hóa.
• Vận tải hỗn hợp.
Căn cứ vào phạm vi hoạt động
• Vận tải nội địa (giao nhận truyền thống): Là hoạt động giao nhận chỉ chuyên
chở hàng hóa trong phạm vi một nước.
• Vận tải quốc tế: Là hoạt động giao nhận phục vụ cho các tổ chức chuyên chở
quốc tế.


7
Căn cứ vào khoảng cách vận chuyển
• Vận tải gần.
• Vận tải xa (viễn dương)
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh
• Giao nhận thuần túy: Đây là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng đi
hoặc gửi hàng đến.
• Giao nhận tổng hợp: Là hoạt động giao nhận ngoài hoạt động thuần túy còn
bao gồm các công việc khác như: xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, lưu kho, lưu
bãi, gom hàng, mua bảo hiểm hàng hóa và làm thủ tục khai báo hải quan.
Căn cứ vào môi trường hoạt động
• Vận tải đường thủy.

• Vận tải đường bộ.
• Giao nhận bưu điện.
• Giao nhận đường sắt.
• Giao nhận ô tô.
• Vận tải đường hàng không.
• Vận tải đường ống.
Căn cứ vào hành trình vận chuyển
• Vận tải đơn phương thức.
• Vận tải đi suốt.
• Vận tải hỗn hợp: Vận tải đứt đoạn và vận tải đa phương thức.
1.1.3.1. Vận tải hàng hóa đa phương thức
Khái niệmaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
Vận tải đa phương thức quốc tế hay còn gọi là vận tải liên hợp là phương
thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ
sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ
định ở một nước khác để giao hàng.
Ðặc điểm của vận tải đa phương thức quốc tếaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
Vận tải đa phương thức quốc tế dựa trên một hợp đồng đơn nhất và được thể
hiện trên một chứng từ đơn nhất hoặc một vận đơn vận tải đa phương thức hay vận


8
đơn vận tải liên hợp.aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
Người kinh doanh vận tải đa phương thức hành động như người chủ ủy thác
chứ không phải như đại lý của người gửi hàng hay đại lý của người chuyên chở
tham gia vào vận tải đa phương thức.aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người phải chịu trách nhiệm đối
với hàng hóa trong một quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để chuyên chở cho
tới khi giao xong hàng cho người nhận kể cả việc chậm giao hàng ở nơi đến.
Như vậy, người kinh doanh vận tải đa phương thức chịu trách nhiệm đối với

hàng hóa theo một chế độ trách nhiệm nhất định, có thể là chế độ trách nhiệm thống
nhất hoặc chế độ trách nhiệm từng chặng tùy theo sự thoả thuận của hai bên.
Trong vận tải đa phương thức quốc tế, nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng
thường ở những nước khác nhau và hàng hóa thường được vận chuyển bằng những
công cụ vận tải như container, palet, trailer
Các hình thức vận tải đa phương thức trên thế giớiaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
Mô hình vận tải đường biển - vận tải hàng không (Sea/air).aaaaaaaaaaaaaaaa
Mô hình này là sự kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải biển và sự ưu việt về
tốc độ của vận tải hàng không, áp dụng trong việc chuyên chở những hàng hoá có
giá trị cao như đồ điện, điện tử và những hàng hoá có tính thời vụ cao như quần áo,
đồ chơi, giầy dép. Hàng hoá sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng
chuyển tải để chuyển tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh chóng nếu
vận chuyển bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo được tính thời vụ
hoặc làm giảm giá trị của hàng hoá, do đó vận tải hàng không là thích hợp nhất.
Mô hình vận tải ôtô - vận tải hàng không (Road - Air).aaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
Mô hình này sử dụng để phối hợp cả ưu thế của vận tải ôtô và vận tải hàng
không. Theo đó, người giao nhận sử dụng ôtô để tập trung hàng về các cảng hàng
không hoặc từ các cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ở các địa điểm khác.
Hoạt động của vận tải ôtô thực hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối của quá trình vận tải
theo cách thức này có tính linh động cao, đáp ứng cho việc thu gom, tập trung hàng
về đầu mối là sân bay phục vụ cho các tuyến bay đường dài xuyên qua Thái Bình
Dương, Ðại Tây Dương hoặc liên lục địa như từ Châu Âu sang Châu Mỹ
Mô hình vận tải đường sắt - vận tải ôtô (Rail - Road).aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
Ðây là sự kết hợp giữa tính an toàn và tốc độ của vận tải đường sắt với tính


9
cơ động của vận tải ôtô đang được sử dụng nhiều ở châu Mỹ và Châu Âu. Theo
phương pháp này, người giao nhận đóng gói hàng trong các trailer được kéo đến
nhà ga bằng các xe kéo gọi là tractor. Tại ga các trailer được kéo lên các toa xe và

chở đến ga đến. Khi đến đích người giao nhận lại sử dụng các tractor để kéo các
trailer xuống và chở đến các địa điểm để giao cho người nhận.
1.1.3.2. Mô hình vận tải đường sắt - đường bộ - vận tải nội thuỷ - vận tải đường
biển.
Vận chuyển bằng đường biển và vận tải nội thủy
Ðây là mô hình vận tải phổ biến nhất để chuyên chở hàng hoá xuất nhập
khẩu. Vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế
kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường
giao thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Hàng
hoá được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường nội thuỷ đến cảng biển
của nước xuất khẩu sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới cảng của nước
nhập khẩu rồi từ đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội địa bằng đường bộ,
đường sắt hoặc vận tải nội thuỷ. Mô hình này thích hợp với các loại hàng hoá chở
bằng container trên các tuyến vận chuyển mà không yêu cầu gấp rút lắm về thời
gian vận chuyển.
Vận tải đường bộ
Vận tải bằng đường bộ là hình thức vận tải phổ biến và thông dụng nhất
trong các loại hình vận tải. Loại hình vận tải này có những ưu điểm nổi bật là sự
tiện lợi, tính cơ động và khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình, có hiệu
quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và trung bình. Ô tô trở thành phương tiện vận tải
phối hợp được với hoạt động của các loại phương tiện vận tải khác như: đường sắt,
đường thuỷ, đường hàng không. Vận chuyển bằng đường bộ luôn chủ động về thời
gian và đa dạng trong vận chuyển các loại hàng hoá. Tuy nhiên hình thức vận tải
này bị hạn chế bởi khối lượng và kích thước hàng hóa, không chở được những khối
lượng hàng hoá lớn như vận tải bằng đường thuỷ, nhưng lại khá linh hoạt với những
hàng hoá có khối lượng vận chuyển không quá lớn và nhỏ. Về chi phí, các doanh
nghiệp vận tải bằng đường bộ có chi phí cố định thấp do các doanh nghiệp không sở
hữu hệ thống đường sá, tuy vậy, chi phí biến đổi lại cao do các chi phí về nhiên liệu



10
và các chi phí phát sinh khác trên đường đi như: lệ phí đường sá, chi phí sửa chữa,
bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, chi phí trông coi hàng hoá, giao nhận hàng.
Vận tải bằng đường hàng không
Vận tải hàng không có vị trí quan trọng trong việc giao lưu kinh tế - văn hóa
giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới.
Vận tải hàng không là một mắt xích quan trọng trong việc liên kết các
phương thức vận tải khác nhau thành một phương thức vận tải đi suốt.
Đối tượng vận chuyển bằng đường hàng không:
• Thư, bưu kiện: thư, bưu phẩm, bưu kiện.
• Hàng chuyển phát nhanh: chứng từ, sách báo tạp chí, hàng cứu trợ khẩn
cấp.
• Hàng hoá thông thường: là những hàng hoá thích hợp với việc vận
chuyển bằng máy bay, trừ thư từ, bưu kiện, bưu phẩm và hàng chuyển
phát nhanh gồm: Hàng hóa có giá trị cao: từ 1000$/kg, vàng, bạch kim,
đá quý và các sản phẩm của chúng, tiền, séc du lịch, thẻ tín dụng, chứng
từ có giá, kim cương và trang sức bằng kim cương ; hàng dễ hư hỏng
do thời gian, hàng nhạy cảm với thị trường; súc vật sống;
1.1.4. Các yêu cầu và điều kiện phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa
1.1.4.1. Yêu cầu
Luật Thương mại Việt Nam quy định quyền, nghĩa vụ của người giao nhận
như sau:
• Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý.
• Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
• Trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của
khách hàng nhưng phải có thông báo kịp thời đến khách hàng.
• Nếu hợp đồng không thỏa thuận về thời hạn cụ thể để thực hiện nghĩa vụ
với khách hàng, người giao nhận phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong
một khoảng thời gian hợp lý.
1.1.4.2. Các điều kiện để phát triển

Nhóm một, nhóm các yếu tố bên ngoài


11
• Cơ sở về luật pháp
Phạm vi quốc tế.
Các Công ước; các Hiệp ước; Hiệp định; các Nghị định thư; các quy chế về
buôn bán, vận tải: Incorterm (2010), Công ước viên về mua bán hàng hóa quốc tế
(1980), Công ước Basel, Quy tắc Hague, Nghị định thư SDR 1969, Quy tắc
Hamburge 1979, Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa
quá cảnh, Hiệp định Hải quan ASEAN, Hiệp định qua lại biên giới giữa các nước
thuộc tiểu vùng sông Mê Kông (GMS)
Các hợp đồng thương mại, các tập quán thương mại được thỏa thuận, ký kết
giữa 2 bên tham gia.
Phạm vi quốc gia.
Hiện nay Nhà nước Việt Nam đã ban hành khá nhiều các văn bản, quy phạm
pháp luật quy định trách nhiệm giao nhận hàng hóa của các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp nhằm điều chỉnh mối quan hệ phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hóa:
Luật Thương Mại (2005); Luật Đường Bộ, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Hàng
không dân dụng Việt Nam, Luật Giao thông đường thủy nội địa Việt Nam, Luật
Đường sắt Việt Nam, và có các Nghị định có liên quan, trong đó nổi bật là Nghị
định về Vận tải đa phương thức số 87/NĐ-CP ngày 19/10/2009 và 89/2011/NĐ-CP
ngày 10/10/2011. Các văn bản pháp luật này điều chỉnh các hoạt động logistics liên
quan đến vận tải, các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế, tăng cường xuất
khẩu, bên cạnh đó là các chính sách tiền tệ, chính sách ngoại tệ là điều kiện hành
lang để đẩy mạnh hoạt động dịch vụ vận tải.
• Môi trường kinh tế
Toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực làm gia tăng sự liên kết
trực tiếp giữa các doanh nghiệp của các nước nhưng đồng thời cũng buộc các doanh
nghiệp phải cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt hơn. Hợp tác và hỗ trợ phát triển

kinh tế là điều kiện quan trọng để đẩy nhanh quá trình sản xuất, chuyên môn hóa và
làm tăng chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Bên cạnh đó, chu kì kinh tế, sự khủng
hoảng kinh tế cũng tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất và tác động gián tiếp
tới tốc độ lưu chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế. Vì vậy, để không bị đào thải


12
và giảm áp lực cạnh tranh, các doanh nghiệp vận tải phải tăng cường thực lực kinh
tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó, các chỉ số kinh tế vĩ mô trong nước như: Tốc độ tăng trưởng
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu nhập, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, cũng tác
động gián tiếp tới cơ cấu, khối lượng hàng hóa vận chuyển, chi phí hoạt động, từ đó
tác động đến khả năng cạnh tranh về giá của các Công ty hoạt động dịch vụ vận tải
và các chi phí này được tính vào giá cước như: chi phí thuê kho bãi, chi phí nguyên
liệu, chi phí nhân công trực tiếp,
Nhóm hai, nhóm các yếu tố bên trong
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Các
điều kiện nội hàm đối với mỗi Công ty được đánh giá dựa trên các yếu tố về tài
chính, công nghệ, nguồn nhân lực, các chính sách và chiến lược phát triển của
doanh nghiệp, cơ sở vật chất,
Hệ thống chi nhánh, các trung tâm lưu chuyển, trang thiết bị của doanh
nghiệp, phương tiện vận tải, kho bãi, văn phòng đây là một trong những nhân tố hỗ
trợ cho quá trình thực hiện giao nhận và bảo quản nhằm giảm thiểu những hư hỏng
do quá trình vận chuyển, xếp dỡ, khí hậu thời tiết gây ra. Hệ thống trang thiết bị
hiện đại không chỉ làm tăng hiệu quả sử dụng phương tiện mà còn nâng cao chất
lượng dịch vụ, làm tăng năng lực cạnh tranh của Công ty, nâng cao uy tín đối với
khách hàng.
Tiềm lực về tài chính: Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn tự có của
chủ sở hữu, vốn vay và các nguồn vốn thường xuyên được bổ sung. Nguồn vốn

đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng, đầu tư và vận hành doanh nghiệp.
Quy mô vốn cũng sẽ quyết định tới cơ cấu tài sản, phạm vi hoạt động và khả năng
thực hiện các chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ cấu vốn cũng
quyết đinh đến các rủi ro về gánh nặng nợ cũng như khả năng chi trả các khoản lãi
vay. Mặt khác, Công ty có năng lực tài chính tốt cũng tạo thêm niềm tin đối với
khách hàng.
Trình độ quản lý của Công ty sẽ đánh giá được năng lực điều hành của chủ
doanh nghiệp.


13
Chất lượng nguồn nhân lực: Bên cạnh nguồn vốn, nguồn nhân lực là là một
trong những yếu tố được các Công ty chú trọng đào tạo như: trình độ nghiệp vụ,
trình độ quản lý, tác phong trong công việc, quan hệ khách hàng, khả năng điều
hành và phối hợp giữa các bộ phận, nguồn nhân lực tạo nên sự vận hành xuyên
suốt trong hệ thống và chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động và kết quả kinh doanh của Công ty.
Quan hệ khách hàng, các hoạt động marketing, môi giới: Hoạt động
marketing trở thành một chức năng quan trọng để thu thập thông tin, tìm hiểu nhu
cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng, đồng thời giúp
cho các chủ doanh nghiệp đưa ra các quyết định khi xác định thị trường mục tiêu,
phân khúc thị trường để tồn tại và cạnh tranh với đối thủ.
Chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh sẽ mang lại lợi thế cho doanh
nghiệp trong quá trình sắp xếp và tổ chức tối ưu các nguồn lực khi đưa ra các quyết
định đầu tư. Đối với hoạt động giao nhận vận tải, thị trường phụ thuộc lớn vào nhu
cầu xuất nhập khẩu hàng hóa và độ thỏa mãn của khách hàng, vì vậy cân nhắc giữa
đầu tư để mở rộng quy mô hay nâng cao chất lượng dịch vụ mang ý nghĩa sống còn
đối với mỗi doanh nghiệp.
1.1.5. Sự cần thiết để phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa
1.1.5.1. Lợi thế và cơ hội của Việt Nam để phát triển dịch vụ giao nhận

Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng để phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa:
Nằm ở rìa biển Đông, trung tâm của Đông Nam Á, với hơn 3200 km đường biển,
thuộc hạ lưu sông Mê Kông, mạng lưới thủy nội địa rộng khắp và nằm trên nhiều
tuyến vận tải quốc tế quan trọng, Việt Nam là cầu nối giữa Trung Quốc với các
nước trong khu vực, là vùng trung chuyển, giao lưu hàng hải quan trọng giữa Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương. Như vậy, về vị trí địa lý Việt Nam có nhiều tiềm
năng để phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế. Để đáp ứng nhu cầu
vận tải hàng hóa, Nhà nước đã có nhiều đề án quy hoạch và định hướng phát triển
vận tải .
Ngày 12/10/1999, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Quy hoạch tổng thể
phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010", được ban hành chi tiết
qua Quyết định số 202/1999/QĐ-TTg, theo đó 114 cảng biển các loại trong cả nước
được chia thành 8 nhóm: nhóm cảng phía Bắc, nhóm cảng Bắc Trung Bộ, nhóm


14
cảng Trung Trung Bộ, nhóm cảng Nam Trung Bộ, nhóm cảng thành phố Hồ Chí
Minh - Đồng Nai - Vũng Tàu, nhóm cảng các đảo Tây Nam và nhóm cảng các đảo
phía Tây. Hiện nay, định hướng quy hoạch cảng biển đến năm 2020 cũng đang
được thực hiện.
Bên cạnh đó dịch vụ giao nhận của Việt Nam cũng có nhiều cơ hội khi tuyến
đường sắt Trung Quốc - ASEAN bắt đầu hoạt động. Tuyến đường sắt nối tỉnh Vân
Nam (Trung Quốc), với các quốc gia thuộc Hiệp hội Đông Nam Á vừa đi vào hoạt
động sau 7 năm thi công. Điểm khởi đầu của tuyến đường sắt này là Côn Minh, thủ
phủ tỉnh Vân Nam. Tuyến đường dài 141 km, được thiết kế với vận tốc tối đa là 120
km/h, chạy qua 35 hầm và 61 cầu, chiếm gần 55% độ dài tổng thể của tuyến miền
Đông. Sau đó, đi qua các thành phố Ngọc Khê, Mông Tự và Hà Khẩu của tỉnh Vân
Nam, rồi kết nối với Việt Nam, Lào, Thái Lan và Singapore. Đối với tuyến Sài Gòn
– Lộc Ninh sang Campuchia, có chiều dài khoảng 130km, tuyến đường sắt Vũng
Áng – Mụ Gia (Hà Tĩnh) nối với Lào, có chiều dài khoảng 11.119km, khổ đường

1m. Trên tuyến cũng sẽ xây dựng 12 ga, 7 hầm và 24 cầu Phát triển kinh doanh
dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế trong điều kiện nước ta đang xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có một vai trò quan trọng, góp phần đẩy
nhanh tốc độ giao lưu hàng hóa xuất nhập khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, cải thiện
cán cân thanh toán, hoàn thiện chính sách và cơ sở hạ tầng của đất nước.
1.1.5.2. Phát triển dịch vụ giao nhận vận tải trong điều kiện hội nhập kinh tế là một
biểu hiện trong xu thế của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới.
Vận tải hàng hóa là một bộ phận của hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần
đảm bảo và nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu.
Các nội dung của thương mại vận tải quốc tế được quy định rất cụ thể trong
GATS và trở thành một vấn đề quan trọng trong các vòng đàm phán TPP gần đây
liên quan đến lộ trình cắt giảm thuế quan và các cam kết mở cửa hoàn toàn. Là
thành viên thứ 159 của tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới WTO, tham gia kí kết các
Hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương giữa các nước trong khối
ASEAN, các quốc gia có vùng biên giới chung, đặc biệt trong năm 2014, Việt Nam
cam kết mở cửa hoàn toàn đối với dịch vụ vận tải quốc tế, điều này không chỉ tăng
cường hợp tác phát triển kinh tế, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, gián tiếp làm cho
khối lượng trung chuyển hàng hóa diễn ra mạnh mẽ mà còn tạo ra hành lang pháp lý


15
và sân chơi bình đẳng giữa các nước thành viên hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ
nói chung và dịch vụ vận tải nói riêng.
1.1.5.3. Vai trò của ngành
Là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, hàng năm dịch vụ vận tải đóng
góp khoảng 1/5 (20%-25%) GDP của đất nước, điều đó cho thấy không phải phần
lớn doanh thu này là do các tập đoàn đa quốc gia hay các doanh nghiệp nước ngoài
đảm nhận, mà một hệ thống các doanh nghiệp vận tải Việt Nam trong lĩnh vực này
đang chứng tỏ sức mạnh nội tại, năng lực của mình để đáp ứng các yêu cầu của thị
trường. Hoạt động vận tải, đặc biệt là vận tải đa phương thức, đóng một vai trò quan

trọng các hoạt động logistics thương mại. Ở nước ta khi mà logistics thương mại
đứng thứ 53 trên 155 nước nghiên cứu (và thứ 5 trong khu vực ASEAN), có thể
thấy ngành dịch vụ vận tải đã hội nhập hết sức mạnh mẽ. Nâng cao chất lượng dịch
vụ và giảm chi phí logisticss là yêu cầu cấp bách của ngành dịch vụ vận tải nước ta.
1.1.5.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong dịch vụ giao
nhận hàng hóa
Với ngành logistics, hội nhập tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam
có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường quốc tế, nhưng cũng tạo áp lực rất lớn cho
các doanh nghiệp ngay tại thị trường trong nước khi mà các doanh nghiệp nước
ngoài tham gia vào đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại
Việt Nam.
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn kém. Nhiều chuyên
gia kinh tế đã nhận định rằng “80% miếng bánh lợi nhuận của ngành logistics Việt
Nam đã rơi vào tay những Công ty nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia”.
Việc nhận thức đúng, đủ về logistics của các doanh nghiệp trong nước chưa
cao. Phần lớn các doanh nghiệp cho rằng đơn thuần nghiệp vụ logistics chỉ là vận
chuyển hàng hóa, lưu kho bãi hoặc các dịch vụ hải quan (Forwarding) mà không
tích hợp các dịch vụ giá trị gia tăng của chuỗi cung ứng. Chính vì chưa có nhận thức
đầy đủ về tầm quan trọng cũng như nguồn lợi nên các doanh nghiệp cũng như
ngành chưa chú trọng đầu tư để phát triển nguồn nhân lực
Mặt khác, hệ thống giao thông của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển
nên chưa đồng bộ và quy chuẩn.


16
Trong xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế, việc ứng dụng công nghệ thông
tin (IT) vào quá trình quản lý các doanh nghiệp, có một vai trò vô cùng quan trọng
nhất là những doanh nghiệp trong ngành vận tải. Thế nhưng thực tế, việc áp dụng
các phềm mềm ứng dụng chuyên ngành vào quá trình quản trị kho, phân phối hàng
hóa, quản lý tài chính của các doanh nghiệp còn rất hiếm hoi do đòi hỏi chi phí đầu

tư lớn và tầm nhìn xa hơn.
Bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để vận dụng thích hợp
những yêu cầu của khách hàng với điều kiện hạ tầng, nguồn nhân lực thực tế tại
Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, hiện nay điều kiện để phát triển dịch vụ vận tải
ở Việt Nam còn yếu hơn so với nhiều quốc gia khác trong khu vực, như vậy, để
tham gia vào một sân chơi lớn yêu cầu nhất thiết đối với mỗi doanh nghiệp đó là tự
đổi mới, vừa phát triển vừa hoàn thiện để nâng cao sức mạnh nội lực cũng như tranh
thủ các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của
doanh nghiệp
1.2.1. Các chỉ tiêu phát triển theo chiều rộng
Là các chỉ tiêu về lượng phản ánh quy mô, tốc độ của doanh nghiệp trong
hoạt động giao nhận và được đánh giá dựa trên các tiêu chí:
• Khối lượng hàng hóa vận chuyển.
• Cước phí.
• Các mặt hàng vận chuyển.
• Cơ sở vật chất, phương tiện vận tải.
• Năng suất lao động trong giao nhận vận tải hàng hóa
• Kết quả kinh doanh.
1.2.2. Các chỉ tiêu phát triển theo chiều sâu
Là các chỉ tiêu về chất phản ánh hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh
doanh được đánh giá dựa trên các tiêu chí:
• Chất lượng của dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực.
• Độ tin cậy, an toàn.
• Đảm bảo tính kịp thời.


17
• Sự hài lòng của khách hàng.
• Tiếp nhận và phản hồi ý kiến của khách hàng.

• Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
• Các đối tác của doanh nghiệp.
• Công nghệ .
• Lãi từ hoạt động kinh doanh.
1.3. Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần vận tải Vietfracht và bài học cho
Công ty TNHH Tiếp vận Nhật Linh
1.3.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần vận tải Vietfracht
1.3.1.1. Lịch sử hình thành và vị trí của Công ty trong ngành
Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu (tên viết tắt là Vietfracht) thành lập ngày
18/02/1963, khi mới thành lập có tên là Tổng Công ty vận tải ngoại thương, với
100% vốn sở hữu thuộc Nhà nước. Trước đây, Công ty trực thuộc Bộ Ngoại
thương, Bộ Giao thông vận tải và trở thành Công ty cổ phần vào năm 2006.
Hiện nay Công ty luôn nỗ lực, tăng cường hợp tác, mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh với tất cả các bạn hàng trên thế giới và trở thành thành viên của
nhiều tổ chức vận tải trong nước và quốc tế: Là thành viên sáng lập của Hiệp hội
chủ tàu Việt Nam (VSA), Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS); Liên
đoàn Hiệp hội giao nhận (FIATA), Hiệp hội chủ tàu các nước thuộc Đông Nam Á
(FASA),
1.3.1.2. Lĩnh vực hoạt động
Là một Công ty kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực vận tải, hoạt động
chính chủ yếu thuộc các lĩnh vực như sau:
• Đại lý tàu biển
Hiện nay Công ty là tổng đại lý cho nhiều hãng tàu trên thế giới với các
chủng loại tàu: tàu chở container, tàu chở hàng khô, hàng rời, hàng đông lạnh, dầu
thô, tàu rô- rô, tàu chở khách Bên cạnh đó, Công ty có các dịch vụ đại lý cho tàu
ghé vào các cảng Việt Nam bao gồm: làm thủ tục cho tàu ra, vào cảng; thu xếp việc
bốc, xếp dỡ hàng; sửa chữa tàu; cung cấp thông tin, tìm hàng cho tàu; đại lý bảo vệ
quyền lợi của chủ tàu; thay đổi thuyền viên; cung ứng tàu biển



18
• Giao nhận logistics.
Giao nhận đường biển và đường hàng không với các công việc:
- Tư vấn về chứng từ xuất nhập khẩu.
- Thu xếp kho bãi, thu tiền khi giao hàng, thu xếp công nhân bốc dỡ hàng,
kho hàng, kiểm đếm.
- Kiểm tra hàng đông lạnh đóng trong container trước khi xuống tàu.
- Đóng gói kiện hàng, ghi kí mã hiệu hàng hóa.
- Xử ký hàng đặc biệt: hàng siêu trường, siêu trọng,
- Chuyển phát nhanh,
Làm thủ tục hải quan, làm trọn bộ chứng từ, thu xếp bảo hiểm, vận tải đa
phương thức
Gom hàng và phân phối hàng:
- Gom hàng và vận chuyển hàng lẻ đến tất cả những địa điểm trong và ngoài
nước.
- Phân chia hàng lẻ và hàng công trình.
- Xác nhận và thông báo giao hàng cho khách hàng đối với hàng nhập khẩu.
Thu xếp hàng quá cảnh đi Lào, Campuchia, Trung Quốc.
• Kinh doanh kho vận.
Công ty có hệ thống kho bãi hiện đại được quản lý tại nhiều nơi trên lãnh thổ
Việt Nam: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương.
Đội xe vận tải hoạt động chính xác, an toàn giúp cho việc đóng vào container
tại kho của khách hàng, kho giao nhận hàng lẻ (CFS), hoặc kéo container ra bến
cảng kip thời.
• Vận tải đường biển.
Công ty đang sở hữu, khai thác đội tàu chở hàng khô với nguồn nhân lực có
chất lượng cao, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng. Trong thời gian tới,
Công ty sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực vận chuyển để có thể phục vụ khách
hàng tốt hơn nữa.
1.3.1.3. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực Công ty

• Kho bãi.


19
Hiện nay Công ty đã có hệ thống kho bãi trên trục đường quốc lộ 5, gần cảng
Chùa Vẽ- Hải Phòng với diện tích 5600m
2
, riêng diện tích bãi container là 22.000m
2
với sức chứa 2000 container. Các thiết bị nâng hạ hiện đại, đồng bộ, xe nâng
container có sức nâng 42 tấn. Bên cạnh đó, để phục vụ cho hoạt động quản lý, Công
ty có hệ thống camera hoạt động 24/24h.
• Đội tàu
Vietfracht đang quản lý, khai thác và sở hữu đội tàu chở hàng khô, với đội
ngũ thuyền viên và cán bộ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Hiện nay Công ty
có 1 tàu đi nội địa với công suất đạt 3600CV và 3 tàu đi các tuyến quốc tế:
- VF02 lộ trình Việt Nam - Nhật Bản công suất 3650CV.
- VF GLORY lộ trình Việt Nam - Nhật Bản, công suất 4550CV.
- Tàu Thăng Long lộ trình Việt Nam- Panama, công suất 5200CV.
Trong thời gian tới Công ty tiếp tục đầu tư, phát triển đội tàu nhằm nâng cao
năng lực vận chuyển để có thể phục vụ khách hàng ở các khu vực Đông Nam và
Bắc Á.
• Tình hình nhân sự.
Cơ cấu nhân sự của Công ty năm 2013.
Trình độ
Số lƣợng
Tỷ lệ(%)
Trên Đại học
14
2.28

Đại học
415
67.7
Khác
184
30.02
Tổng
613
100
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu Vietfracht

1.3.1.4. Hoạt động liên kết, liên doanh

Hội nhập kinh tế trong điều kiện sự cạnh tranh đang diễn ra gay gắt như hiện
nay đòi hỏi cần có sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia, sự thống nhất giữa
các thành phần tham gia vào nền kinh tế để tạo nên khối sức mạnh tổng hợp. Không
nằm ngoài các quy luật khách quan và phù hợp chiến lược xây dựng nền kinh tế thị

×