Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 100 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
-------o0o-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Hoàng Sỹ Động
Sinh viên thực hiện

: Ngơ Thị Thương

Khóa

:I

Ngành

: Kinh tế

Chun ngành

: Quy hoạch phát triển

HÀ NỘI- NĂM 2014

i



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu có
nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong khóa luận được
thu thập trong q trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trước đây.

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận
Ngơ Thị Thương

ii


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành Khóa luận tốt nghiệp cũng như hồn thành chương trình
học 4 năm tại Học Viện Chính Sách Và Phát Triển, em đã nhận được những sự chỉ dạy
tận tình với những kinh nghiệm quý báu từ quý thầy cô.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám đốc cùng quý Thầy (Cơ) Học viện chính sách và phát triển đã tạo cho
em một mơi trường học tập tích cực và vui vẻ, giúp em trưởng thành và tự tin hơn.
Quý thầy cô trong khoa Quy hoạch phát triển, đã truyền đạt những kiến thức
chuyên môn quý báu, là hành trang trong cuộc sống và công việc sau này cho em.
Thầy PGS. TS. Hoàng Sỹ Động- Trưởng ban sản xuất- Viện Chiến Lược Phát
Triển, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt q trình thực hiện khóa
luận.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln là chỗ dựa vững chắc, động viên em trong
những lúc khó khăc trong thời gian thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngô Thị Thương


MỤC LỤC
iii

Trang


LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Sự cần thiết của đề tài..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 2
5. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................... 4
6. Kết cấu của khóa luận ..................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÂY CÀ PHÊ, SẢN
XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ ................................................................................... 6
1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................................. 6
1.1.1. Một số vấn đề về cây cà phê ............................................................................. 6
1.1.2. Một số lí luận về sản xuất và xuất khẩu cà phê ................................................. 9
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................ 18
1.2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê thế giới ............................................. 18
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam... 23
1.2.3. Nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Brazin và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam .............................................................................................. 24
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ VIỆT NAM ........................................................................................................ 28
2.1. Tình hình sản xuất cà phê .......................................................................................... 28

2.1.1. Hiện trạng sản xuất ....................................................................................... 28
2.1.2. Quá trình canh tác ......................................................................................... 34
2.1.3. Quá trình thu mua và chế biến cà phê ............................................................ 36
2.2. Tình hình xuất khẩu ................................................................................................... 41
2.2.1. Hiện trạng xuất khẩu ..................................................................................... 41
2.2.2. Hoạt động marketing và thương hiệu cà phê .................................................. 47
2.3. Vai trò của sản xuất và xuất khẩu cà phê ................................................................. 47
2.3.1. Đối với kinh tế ............................................................................................... 47
2.3.2. Đối với xã hội ................................................................................................ 48
iv


2.3.3. Tài nguyên- môi trường ................................................................................. 49
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam .. 49
2.4.1. Các nhân tố tự nhiên...................................................................................... 49
2.4.2. Các nhân tố về kinh tế- xã hội ........................................................................ 50
2.5. Đánh giá chung ........................................................................................................... 60
2.5.1. Điểm mạnh .................................................................................................... 60
2.5.2. Điểm yếu ....................................................................................................... 61
2.5.3. Cơ hội ........................................................................................................... 63
2.5.4. Thách thức .................................................................................................... 65
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM............................................................ 69
3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển................................................................................. 69
3.1.1. Quan điểm phát triển ..................................................................................... 69
3.1.2. Mục tiêu phát triển ........................................................................................ 69
3.2. Định hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam............................. 69
3.2.1. Về khâu sản xuất............................................................................................ 69
3.2.2. Về khâu thu hái, chế biến ............................................................................... 71
3.2.3. Về khâu tiêu thụ, xuất khẩu ............................................................................ 72

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam............ 73
3.3.1. Các giải pháp về sản xuất, khâu canh tác ....................................................... 73
3.3.2. Giải pháp về chế biến và công nghệ chế biến ................................................. 76
3.3.3. Giải pháp đối với khâu marketing, phân phối và xuất khẩu............................. 78
3.4. Đề xuất......................................................................................................................... 82
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 85
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

&

2

BVTV

Bảo vệ thực vật


3

GTGT

Giá trị gia tăng

4

HTX

Hợp tác xã

5

KHKT

Khoa học kỹ thuật

6

KLXK

Khối lượng xuất khẩu

7

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu


8

NK

9

NLCT

10

NN&PTNT

11

R&D

Nghiên cứu và phát triển

12

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

12

TTTM

Trung tâm thương mại




Nhập khẩu
Năng lực cạnh tranh
Nông nghiệp và phát triển nông thôn

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
STT

Từ viết tắt

1

4C

2

ABIC

3

ACPC

4

EU


Nội dung
Ý nghĩa
Common Code for the Coffee Bộ Quy tắc chung cho
Community
Cộng đồng cà phê
Brazillian Coffee Industry
Hiệp hội cà phê Braxin
Association
Association Of CoffeeProducing Countries

Hiệp hội các nước sản
xuất cà phê

European Union

Liên minh Châu Âu

Food and Agricuture
Organization

Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên Hợp
Quốc

5

FAO

6


FAS

7

GAP

Good Agriculture Practice

Thực hành nông nghiệp
tốt

8

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

9

ICO

International Coffee
Organization

Tổ chức cà phê thế giới

10


ISO

International Organization for Hệ thống tiêu chuẩn chất
Standard
lượng

Foregin Agricultural Service

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ

London International
Financial Futures and Option
Exchange

Thị trường giao dịch kì
hạn quốc tế Luân Đôn

Rainforest Alliance

Cà phê Rừng nhiệt đới

11

LIFFE

12

RFA


13

SWOT

Strengths, weaknesses,
opportunities, threats

14

USD

United States of Dollar

15

UTZ

UTZ Certified

16

VICOFA

Vietnam Coffee and Cocoa
Association

17

WTO


World Trade Organization

vii

Mơ hình phân tích điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức
Đồng đơ la Mỹ
Một hình thức cà phê đạt
chứng nhận tồn cầu
Hiệp hội Cà phê ca cao
Việt Nam
Tổ chức thương mại thế
giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Tên

Trang

Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng sản lượng cà phê theo quốc gia trên thế giới năm 2012

18

Biểu đồ 1.2 : Tỷ trọng sản lượng cà phê theo chủng loại trên thế giới năm 2012

19


Biểu đồ 1.3: Thị phần cà phê robusta thế giới niên vụ 2011/2012.

20

Biểu đồ 1.4: Tỷ trọng xuất khẩu cà phê theo chủng loại giai đoạn từ năm 2009 – 2012

22

Biểu đồ 1.5: Diễn biến giá cà phê thế giới giai đoạn 2009 – 4/2011

23

Biểu đồ 2.1: Diễn biến diện tích cà phê Việt Nam từ 2005 – 2012

31

Biểu đồ 2.2: Năng suất và sản lượng cà phê Việt Nam từ 2005 đến 2012

32

Biểu đồ 2.2: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê giai đoạn 2005-2012

43

Biểu đồ 2.3: Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam, mùa vụ 2010/11 đến

43

2012/13

Biểu đồ 2.4: So sánh KNXK cà phê nhân và cà phê hoà tan của Việt Nam qua giai đoạn

45

2008- 2011
Biểu đồ 2.5: Giá cả cà phê xuất khẩu của Việt Nam qua các năm 2006- 2013

46

Sơ đồ 1.1: Bốn mắt xích trong một chuỗi giá trị đơn giản

11

Sơ đồ 1.2: Mơ hình chuỗi GTGT đối với hàng nông sản

12

Sơ đồ 2.1: Chuỗi quá trình sản xuất, tiêu thụ mặt hàng cà phê Việt Nam

28

Sơ đồ 2.2 : Quy trình chế biến cà phê nhân sống

39

Sơ đồ 3.1: Mơ hình đề xuất Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam

78

Sơ đồ 3.2: Mơ hình đề xuất kênh phối trực tiếp cà phê Việt Nam ra thị trường quốc tế


81

Sơ đồ 3.3: Mô hình phát triển cụm ngành cà phê

82

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH
Tên

Trang

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cà phê thế giới qua các niên vụ

21

Bảng 2.1 : Diện tích - năng suất - sản lượng cà phê của các tỉnh niên vụ 2011 - 2012

33

Bảng 2.2: Tiêu chuẩn chất lượng cà phê Việt Nam

37

Bảng 2.3: GTGT của các đối tượng tham gia chế biến trong chuỗi giá trị cà phê xuất

41


khẩu
Bảng 2.4: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2005-2012

42

Bảng 2.5: Tình hình xuất khẩu nhóm hàng nơng sản của Việt Nam năm 2013

47

Bảng 2.6: Mức tiêu thụ cà phê bình quân tại EU, giai đoạn 2006-2011

55

Hình 2.1: Các vùng cà phê Việt Nam

29

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê và ngành
cà phê Việt Nam đã thực sự trở thành một trong những ngành sản xuất quan trọng. Mặt
hàng cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, kim ngạch xuất
khẩu chỉ đứng sau lúa gạo. Sản xuất cà phê phát triển đã tạo nhiều việc làm cho người
lao động, góp phần ổn định sản xuất, cải thiện đời sống và là nguồn thu ngoại tệ cho đất
nước.
Nhận thức rõ ý nghĩa kinh tế của cây cà phê, Việt Nam luôn coi trọng và quan

tâm đầu tư phát triển cà phê một cách mạnh mẽ. Ngành cà phê đã có sự lớn mạnh vượt
bậc về năng suất, diện tích, sản lượng. Hiện nay, Việt Nam đã là nước xuất khẩu cà phê
lớn thứ hai và sản xuất cà phê Robusta lớn thứ nhất thế giới.
Thị trường cà phê thế giới tuy có nhiều biến động nhưng cũng là thị trường đầy
tiềm năng. Những năm gần đây, ngành cà phê đang gặp nhiều khó khăn. Bối cảnh thị
trường bất lợi cũng là lúc ngành cà phê Việt Nam bộc lộ những yếu điểm trong tất cả
các khâu: sản xuất và xuất khẩu. Có thể nói, chúng ta đã có một bước tiến bộ nhảy vọt
về sản lượng nhưng lại lùi một bước đáng kể về hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Hơn
thế nữa, tình hình phát triển cà phê ở các nước sản xuất trên thế giới ngày càng tăng,
yêu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, đòi hỏi ngành cà phê Việt Nam phải tính
đến mọi yếu tố để tồn tại, tăng khả năng cạnh tranh để có chỗ đứng vững chắc trên thị
trường. Vì thế, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt
động sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam" cho khố luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm đánh giá tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam
trong những năm gần đây, phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất và xuất khẩu
mặt hàng cà phê Việt Nam, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách
thức đối với ngành cà phê Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nần cao hiệu
quả kinh tế sản xuất và xuất khẩu cà phê.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện 03 nhiệm vụ sau:
1


 Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cây cà phê, sản xuất và xuất
khẩu cà phê trên thế giới.
 Phân tích được thực trạng sản xuất cũng như xuất khẩu cà phê Việt Nam
hiện nay, các nhân tố ảnh hưởng và vai trò của sản xuất, xuất khẩu cà phê đối với nền
kinh tế. Qua đó đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ thách thức đối với sản

xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng của khố luận là xem xét tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của
Việt Nam để từ đó đưa ra những giải pháp để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê ở
Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về mặt thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trong giai
đoạn 2005 – 2012.
 Về mặt không gian
Đề tài nghiên cứu sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam.
 Về mặt nội dung
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích về tình hính sản xuất và xuất khẩu cà
phê Việt Nam, trong đó đi sâu phân tích theo các khâu sản xuất cà phê như giống, kỹ
thuật chăm sóc, kỹ thuật thu hái, bảo quản, chế biến và tiêu thụ. Trong nội dung khâu
tiêu thụ, tác giả chỉ đề cập tới tiêu thụ ở thị trường nước ngoài tức là chỉ xem xét xuất
khẩu. Trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của quá
trình sản xuất và xuất khẩu cà phê, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế cho ngành cà phê nói chung.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
a) Quan điểm tổng hợp
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một thể tổng hợp bao gồm các thành phần tự
nhiên kinh tế- xã hội. Các thành phần đó có quan hệ chặt chẽ và ln tác động qua lại
với nhau. Vì vậy việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa rất quan trọng.
2



b) Quan điểm hệ thống
Nghiên cứu tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam, từ đó đưa ra
những phân tích, đánh giá một cách tổng hợp về tầm quan trọng của các mắt xích trong
quy trình sản xuất cà phê. Do đó, việc áo dụng quan điểm hệ thống giúp tác giả có cái
nhìn đa dạng và chính xác hơn về mối liên hệ giữa các yếu tố được phân tích.
c) Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững vừa được coi là quan điểm, vừa được coi là mục tiêu của
việc phát triển các ngành nơng nghiệp, trong đó có ngành hàng cà phê. Trong bối cảnh
hiện nay, phát triển bền vững ngày càng giữ vai trò quan trọng và trở thành mục tiêu
phát triển trong tất cả các lĩnh vực.
d) Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh giúp tác giả có thể đưa ra những
nhận định về xu hướng phát triển việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng cà phê dựa
trên những yếu tố như lịch sử phát triển, thực trạng và xu thế phát triển chung của
ngành, của vùng, của cả nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phân tích tổng quan thị trường sản phẩm cà phê gồm thực trạng sản xuất (diện
tích, năng suất, sản lượng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong khâu sản
xuất); nhu cầu, tình hình thị trường và xu hướng thị trường trong tương lai được chủ
yếu thực hiện qua việc thu thập và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như:
những tài liệu sẵn có liên quan đến cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài, thông qua báo
cáo luận văn, tài liệu tham khảo, các sách báo tạp chí, các kết quả nghiên cứu trước
đây…trong các thư viện, internet, tư liệu khoa bằng cách sao chụp, in chụp những phần
có liên quan đến đề tài.
Các báo cáo, số liệu thu thập từ các bảng báo cáo tổng kết, phương hướng nhiệm
vụ kế hoạch và các tài liệu liên quan của ngành cà phê, hiệp hội cà phê Việt Nam, các
tài liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thơn.
4.2.2. Phương pháp xử lí số liệu
 Phương pháp thống kê mơ tả

Đề tài sử dụng phương pháp trung bình số học đơn giản, tỷ lệ % để phân tích
thực trạng sản xuất, xuất khẩu cà phê Việt Nam bao gồm các nguồn lực sẵn có như diện
tích đất trồng, sản lượng…
3


 Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
Các tài liệu sau khi thu thập sẽ được xử lí qua các bước như phân tích, tổng hợp,
so sánh…để trở thành những tài liệu, dẫn chứng phục vụ tốt cho mục đích của tác giả
trong đề tài.
So sánh theo thời gian: Các thông tin khi thu thập và được so sánh qua từng
năm.
So sánh theo không gian: Các thông tin khi thu thập và được so sánh giữa các
tỉnh, giữa Việt Nam và một số quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới.
Dùng phương pháp so sánh để thấy xu hướng vận động, nhịp độ sản xuất, xuất
khẩu và làm rõ thực trạng.
 Sử dụng công cụ ma trận SWOT
Phương pháp này được sử dụng để phân tích mục tiêu nghiên cứu về những
thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong quá trình sản xuất, xuất khẩu mặt hàng cà
phê Việt Nam.
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh: Strengths
(điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức)
Strengths (điểm mạnh)

Opportunities (cơ hội)

Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu.

Liệt kê các cơ hội chính liên quan.


Weaknesses (điểm yếu)

Threats (thách thức)

Liệt kê các điểm yếu tiêu biểu.

Liệt kê các nguy cơ chủ yếu.

Ngồi ra, khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
làm phương pháp nghiên cứu cơ bản để phân tích và trình bày các nội dung nghiên cứu.
5. Đóng góp của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn về cây cà phê, sản
xuất và xuất khẩu cà phê làm cơ sở vận dụng nghiên cứu cho ngành cà phê Việt Nam
trong bối cảnh mới. Ngồi ra cịn đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm sản xuất và xuất
khẩu Brazin, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới hiện nay.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam,
đánh giá tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trong những năm gần đây, đồng thời
chỉ ra những mặt còn tồn tại trong các khâu sản xuất, xuất khẩu cà phê.
4


- Đề xuất các định hướng và giải pháp tổng hợp và đồng bộ nhằm đẩy mạnh việc
sản xuất và xuất khẩu cà phê trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
6. Kết cấu của khóa luận
Nội dung khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về cây cà phê, sản xuất và xuất khẩu cà phê
Chương 2: Phân tích và đánh giá sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam

5



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÂY CÀ PHÊ, SẢN
XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số vấn đề về cây cà phê
1.1.1.1. Lịch sử cây cà phê
Cây cà phê được người dân ở Ethiopia phát hiện ra đầu tiên. Vào thế kỷ thứ 14
những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập, sau đó nó được
trồng ở các nước thuộc Châu Mỹ, Châu Á. Người Hà Lan là dân tộc đầu tiên ở Châu
Âu lấy được hạt giống cây này mang về thử trồng ở đảo Java. Hơn 50 năm sau, Pháp
trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Hà Lan, bất đồng xảy ra khơng thể giải quyết
họ nhờ đến chính quyền Braxin đứng ra dàn xếp. Nhân cơ hội này, Braxin đã mang
được hạt giống về nước và đây là khởi đầu cho giống cà phê trồng tại Braxin, biến các
quốc gia Trung, Nam Mĩ trở thành những đế quốc cà phê lớn bậc nhất thế giới. Trong
khi đó, vào năm 1660 cà phê được người Hà Lan truyền vào Bắc Mĩ ở vùng
Amsterdam. Bốn năm sau, người Anh chiếm vùng này và đặt tên là New York, cà phê
trở thành một thức uống quen thuộc chỉ dành cho giới thượng lưu.
Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 75 quốc gia trên thế giới. Cây cà phê
được các nhà truyền đạo đưa vào trồng tại Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở một số
nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kom Tum,…song mãi tới đầu thế kỷ XX trở đi thì
cây cà phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người pháp
tại Phủ Quỳ – Nghệ An và sau đó là ở Đắk Lắk, Lâm đồng, nhưng tổng diện tích khơng
q vài hecta. Năm 1905 người pháp đưa cây cà phê vối và cà phê mít vào trồng thay
thế cà phê chè ở những vùng có độ cao thấp khơng thích hợp với cây cà phê chè, tới
năm 1925 cà phê mới được trồng ở Tây Nguyên. Hiện nay nước ta chủ yếu trồng cà
phê vối (Robusta) chiếm 95% tổng diện tích cà phê của cả nước và là nước xuất khẩu
cà phê thứ 2 trên thế giới sau Brazil, cà phê cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu nhiều
thứ 2 của Việt Nam sau lúa gạo.
Về giống cà phê hiện nay trên thế giới có 3 loại chủ yếu là

-Cà phê chè ( hay cà phê Arabica) có nguồn gốc từ Êtiopia được phát hiện vào
năm 850 sau công nguyên từ những cây cà phê chè hoang dại mọc rải rác dưới tán rừng
nơi đây. Đây là giống cà phê quan trọng được biết đến lâu đời nhất và hiện đang được
6


trồng rộng rãi nhất bởi hương vị thơm ngon nổi tiếng, chiếm 70% diện tích cà phê của
thế giới.
-Cà phê vối (hay cà phê Robusta) được phát hiện ở Châu Phi vào đầu thế kỷ XX.
Cây cà phê vối cao 5-7m, có quả hình trứng hoặc hình trịn. Cà phê loại này dễ trồng,
năng suất cao nhưng kém chịu rét và chất lượng không thơm ngon bằng cà phê chè.
-Cà phê mít (hay cà phê Sary) có nguồn gốc ở Liberia thuộc Tây Bắc Châu Phi
nhiệt đới. Cà phê mít dễ trồng, có khả năng chịu được hạn và sương muối nhưng năng
suất thấp, có vị chua, hương thơm kém hấp dẫn, do đó giá trị thương mại trên thị
trường thế giới thấp, loại cà phê này chủ yếu được dùng trong nội địa để pha chế ra cà
phê bột bán cho người tiêu dùng.
Cà phê là loại cây có giá trị kinh tế cao, là một trong 3 đồ uống quan trọng của
nhân dân thế giới. Ngoài ra cà phê cịn là ngun liệu dùng trong nhiều ngành cơng
nghiệp thực phẩm như bánh, kẹo,…hiện nay cà phê là một trong những mặt hàng xuất
khẩu hàng đầu của thế giới, hoạt động mậu dịch cà phê chỉ xếp sau dầu mỏ.
1.1.1.2. Điều kiện sống của cây cà phê
* Nhiệt độ
Ở mỗi lồi, mỗi giống đều có biên độ thích nghi và khả năng thích nghi với điều kiện
nhiệt độ khác nhau. Mỗi giống đều có những đặc tính thực vật sinh vật và khả năng thích
nghi với yêu cầu ngoại cảnh đặc biệt là cường độ ánh sáng và nhiệt độ khác nhau.
Cà phê vối là cây thường xanh nhiệt đới ưa ấm, ẩm quanh năm, nhiệt độ thích
hợp nhất là 22 – 26 oC, chịu rét kém.
Cà phê chè có thể sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ 5 – 30oC. Cà
phê chè chịu rét tốt hơn cà phê vối nhưng nhiệt độ xuống dưới 5oC cũng làm cho cây
ngừng sinh trưởng, nhiệt độ xuống dưới -2oC làm cho cà phê bị “cháy” cành lá tới 1/3

hoặc 1/2 tán cây, nhiệt độ thấp hơn ở những nơi trũng có thể làm cây chết hồn tồn.
Khi trồng cà phê cần chú ý tránh những nơi sương muối, chú ý đến sự chênh
lệch nhiệt độ trong ngày. Biên độ nhiệt ngày đêm cao có tác dụng thúc đẩy quá trình
quang hợp , tích lũy chất khơ vào ban ngày và hạn chế tiêu hao vật chất vào ban đêm,
ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất cà phê, đặc biệt là hương vị. Cà phê có biên độ
nhiệt năm tối thích là dưới 7oC và biên độ nhiệt ngày tốt nhất từ 8 - 13oC.

7


*Nước và độ ẩm
Cà phê có nhu cầu nước lớn, thích hợp với vùng khí hậu mưa nhiều, phân bố
tương đối đều, có mùa khơ ngắn trên dưới hai tháng. Cà phê vối chịu hạn kém, nhu cầu
lượng mưa hàng năm khoảng 1500- 2000 mm, cà phê chè cần lượng mưa vừa phải từ
1200- 1500 mm.
Độ ẩm của tương đối của khơng khí có ảnh hưởng mạnh đến sự sinh trưởng của
cà phê vì nó liên quan đến độ bốc hơi của lá cà phê. Độ ẩm khơng khí thích hợp với cây
cà phê là từ 80- 85%, giới hạn tối thích từ 70- 90%. Độ ẩm thích hợp cho cà phê vối là
trên 80%, cho cà phê chè là trên 70%.
*Ánh sáng
Cà phê là cây ưa bóng, theo kết quả điều tra , các lô cà phê cho năng suất cao
thường được che bóng đảm bảo 70% cường độ ánh sáng cực đại vào buổi trưa.
Cà phê chè thích hợp với điều kiện ánh sang tán xạ và kém chịu được ánh sáng
trực xạ so với các loại cà phê khác. Cà phê vối lại chịu được ánh sáng trực xạ. Tuy
nhiên trong q trình thuần hóa người ta lại trồng được cà phê khơng cần che bóng mà
vẫn cho năng suất cao, nhưng phải được thâm canh tốt ngay từ đầu.
*Gió
Gió với tốc độ vừa phải giúp cho sự tung phấn và thụ phấn của hoa. Ở nước ta,
gió có nhiều đặc điểm gây bất lợi cho cây cà phê. Ví dụ như gió nóng thổi vào mùa hè
gây khơ, mất ẩm, gió bão gây gãy cành, rụng quả, gió rét làm chậm sinh trưởng của cà

phê mới trồng. Để khắc phục tác động tiêu cực của gió cần trồng cây thành đai rừng
phịng hộ, cây che bóng và cây phủ đất.
*Đất đai
Đất trồng cà phê phải là đất thống khí. Cà phê là cây lâu năm có bộ rễ khỏe đòi
hỏi tầng đất dày, độ tơi xốp cao, thốt nước nhanh, thống khí, khả năng ngậm nước
cao. Đất đỏ bazan rất thích hợp với cây cà phê, cho hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với các
loại đất khác.
Cây cà phê yêu cầu pH của môi trường khoảng 4,5 – 6,5. Độ pH quá thấp sẽ gây ra
hiện tượng một số nguyên tố khoáng bị cố định làm cho cây khơng có khả năng hút được.

8


1.1.2. Một số lí luận về sản xuất và xuất khẩu cà phê
1.1.2.1. Khái niệm về sản xuất và xuất khẩu cà phê
a) Khái niệm sản xuất
Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài
người, bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người.
Ba q trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, trong đó sản xuất
vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động
vào giới tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên, nhằm thỏa mãn các
nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn
đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản
xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết
làm ra sản phẩm?.
b) Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Xuất khẩu là
việc bán hàng và dịch vụ ra bên ngồi nhằm thu ngoại tệ, tăng tích lũy cho ngân sách
Nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Xuất khẩu gồm hai loại hình xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu dịch vụ. Hoạt động
xuất khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với việc mua bán một sản phẩm nào đó trong thị
trường nội địa, vì hoạt động này diễn ra trong một thị trường vơ cũng rộng lớn, đồng
tiền thanh tốn là ngoại tệ mạnh, hàng hóa vận chuyển ra ngồi phạm vi quốc gia. Các
quốc gia khi tham gia vào hoạt động buôn bán, giao dịch quốc tế đều phải tuân thủ theo
các thông lệ, nguyên tắc, luật pháp, quy định quốc tế.
1.1.2.2. Đặc điểm sản xuất, xuất khẩu cà phê
- Sản xuất cà phê mang tính thời vụ cao. Cây cà phê là cây cơng nghiệp dài
ngày, có thời gian từ lúc đầu tư tới lúc thu hoạch từ 3-5 năm còn những biến động trên
thị trường cà phê lại là thường xuyên và đôi khi bất ngờ.
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thiếu, người sản xuất cần có một
kế hoạch sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả, khơng ngừng nâng cao chất lượng của đất
đai, nhằm tăng năng suất, và chất lượng cây trồng.

9


- Có chu kỳ sản xuất tương đối dài và được tiến hành ngồi trời. Do đó phụ
thuộc vào điều kiện tư nhiên là chủ yếu. Cà phê là cây rất nhạy cảm với những biến đổi
về khí hậu hay những biến động xấu của thời tiết. Những năm do hạn hán hoặc lũ lụt,
sâu bệnh, cà phê bị mất mùa làm ảnh hưởng tới thị trường cà phê thế giới.
- Sản xuất cà phê tác động và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều
kiện về đất đai, khí hậu, nguồn nước,...do vậy trong q trình sản xuất doanh nghiệp
cần tính đến sự rủi ro có thể xảy ra và phải có kế hoạch dự phịng.
1.1.2.3. Vai trò của sản xuất và xuất khẩu đối với nền kinh tế
Hoạt động sản xuất, xuất khẩu đóng vai trị quan trọng trong q trình tăng
trưởng và phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Hiện nay cà phê chỉ đứng thứ hai sau
dầu hỏa trong danh sách các hàng hóa cơ bản có giá trị giao dịch tồn cầu cao nhất.
Khơng chỉ có đóng góp về giá trị nơng sản chế biến mà cà phê cịn là yếu tố có tác động
lớn đến các lĩnh vực tài chính, thương mại, đầu tự, du lịch, văn hóa…

- Thơng qua việc sản xuất, xuất khẩu cà phê chúng ta sẽ có khả năng phát huy
được lợi thế so sánh, lợi thế về tự nhiên (đất đai, nguồn nước, khí hậu…) sử dụng tối đa
và hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, tạo điều kiện đẩy mạnh công nghiệp chế biến, có điều kiện trao đổi kinh nghiệm
cũng như tiếp cận được với các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Khi đó sẽ có một nguồn lực công nghiệp cà phê mới cho phép tăng số lượng, chất
lượng sản phẩm cà phê đồng thời tiết kiệm được chi phí lao động của xã hội.
- Việc xác định cà phê là một nông sản quan trọng trong chiến lược sản xuất,
xuất khẩu không chỉ mang lại những hiệu quả kinh tế to lớn mà cịn góp phần giải
quyết các vấn đề xã hội như tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, từ đó kết
hợp hài hịa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện cơng bằng xã hội, góp phần tạo ra
hững chuyển biến tốt để giải quyết những vấn đề còn bức xúc trong xã hội.
- Tăng thu ngoại tệ, tạo nguồn vốn cho đất nước và cả cho nhập khẩu phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời cải thiện cán cân thanh toán, cán
cân thương mại, tăng dự trữ ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước và qua đó tăng khả năng nhập
khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị tiên tiến thay thế dần cho những thiết bị lạc hậu còn đang
sử dụng, để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.

10


- Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh. Nhờ có cạnh tranh thúc đẩy doanh
nghiệp cải tiến cơng nghệ để có khả năng sản xuất cà phê có chất lượng cao, tạo ra
năng lực sản xuất mới. Vì vậy. các chủ thể tham gia xuất khẩu cần phải tăng cường
theo dõi kiểm sốt chặt chẽ lẫn nhau để khơng bị yếu thế trong cạnh tranh.
- Tăng cường hợp tác, mối liên hệ các ngành, lĩnh vực có liên quan đến sản xuất
và xuất khẩu, nâng cao uy tín và vị thế của Việt nam trên thị trường quốc tế. Khi hoạt
động xuất khẩu xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới nó sẽ đóng góp vào việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
1.1.2.4. Mối quan hệ giữa sản xuất và xuất khẩu trong chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động có trình tự từ sản xuất đến thương mại mà
theo đó sản phẩm đi qua và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó.
Trong đó con người có vai trị trung tâm, nịng cốt để vận hành chuỗi từ đầu vào đến đầu
ra của sản phẩm, KHCN là yếu tố then chốt trong việc nâng cao GTGT của hàng hóa.
Sơ đồ 1.1: Bốn mắt xích trong một chuỗi giá trị đơn giản

Nguồn: Kaplinsky and Morris (2001), A handbook for Value Chain Research.
Theo mơ hình trên chúng ta có thể thấy được mối quan hệ tương hỗ giữa các mắt
xích trong chuỗi, ví dụ các cơ quan thiết kế không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sản
xuất, marketing cịn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện ràng buộc trong các mối liên kết
hạ nguồn này trong chuỗi giá trị. Quá trình nâng cao giá trị gia tăng của một sản phẩm
bất kì, khơng riêng gì cà phê, phải có sự quan tâm, đầu tư từ khâu sản xuất, thiết kế,
marketing xây dựng thương hiệu rồi tiêu thụ trong và ngoài nước.

11


Sơ đồ 1.2: Mơ hình chuỗi GTGT đối với hàng nông sản

Nguồn: Kaplinsky and Morris (2001), A handbook for Value Chain Research.
Theo sơ đồ trên, khâu phân phối và marketing mang lại GTGT cao nhất, tiếp đó
là khâu R&D, trồng trọt mang lại GTGT thấp nhất. Sơ đồ trên giải thích cho chúng ta
nguyên nhân tại sao các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia lại tập trung nguồn lực vào
quá trình phân phối và quảng bá sản phầm, họ chú trọng đến việc nghiên cứu giống và
phát triển quy trình sản xuất sau đó chuyển giao cho các nước chậm phát triển hoặc
đang phát triển thực hiện khâu trồng trọt.
Ví dụ mặt hàng cà phê của nestlé, họ tập trung vào nghiên cứu tạo ra sản phẩm
mới, giống, phân bón, quy trình canh tác, trồng trọt, đóng gói và phân phối cà phênhững khâu mang lại GTGT cao. Họ làm việc với các chủ trang trại ở các nước đang
phát triển như Việt Nam hay một số quốc gia nghèo trồng cà phê ở Châu Phi, chuyển
giao công nghệ và kỹ thuật canh tác cho họ để họ thao tác thực hiện-khâu có GTGT

thấp.
Qua sơ đồ trên để thấy rõ được khâu quan trọng trong chuỗi quá trình sản xuất
và xuất khẩu cà phê. Việt Nam cần tập trung đầu tư marketing, quảng bá xây dựng và
khẳng định thương hiệu cà phê hơn nữa để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy
nhiên, sản xuất, phân phối, marketing, tiêu thụ hay xuất khẩu là một chuỗi, 1 quá trình
chặt chẽ, có liên quan tới nhau. Nếu sản xuất khơng đảm bảo chất lượng thì marketing
khơng thể xây dựng được thương hiệu hay ngược lại. Nếu marketing yếu kém dẫn đến
cà phê tiêu thụ ít hơn dẫn đến quá trình sản xuất trì trệ và khơng được thúc đẩy.Vì vậy,
cần quan tâm và đầu tư có trọng điểm vào những khâu quan trọng.

12


1.1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, xuất khẩu mặt hàng cà phê
Nhận thấy các nhân tố ảnh hưởng khơng ảnh riêng gì tới từng khâu của dây
chuyền sản xuất và tiêu thụ cà phê, nó ảnh hưởng tới cả q trình, có sự liên quan, ảnh
hưởng chặt chẽ, tác động tới từng khâu. Vì vậy, tác giả sẽ liệt kê ra những nhân tố ảnh
hưởng tới cả quá trình sản xuất và tiêu thụ (xuất khẩu).
a) Các nhân tố về điều kiện tự nhiên
Bao gồm các yếu tố như nhiệt độ, khí hậu, độ ẩm, độ màu mỡ của đất đai…
Những yếu tố trên sẽ tác động đến chất lượng và hương vị tự nhiên của cây trồng nói
chung và cà phê nói riêng, đến việc sản xuất ra khối lượng cà phê và cà phê hàng hố.
Ở mỗi vùng có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau nên cây cà phê cũng có
hương vị đặc trưng riêng biệt. Cà phê thích hợp phát triển ở những vùng có đất bazan
màu mỡ, diện tích rộng, khí hậu có tính chất cận xích đạo, độ cao địa hình thích hợp.
Bên cạnh đó, cịn phải xét đến hệ thống sơng ngịi kênh rạch, độ chua của nước,
nguồn nước ngầm.. Sản xuất cà phê hàng hoá chỉ thực sự có hiệu quả khi trồng trọt
thích ứng với điều kiện tự nhiên, điều này đòi hỏi phải lựa chọn giống cà phê thích hợp
với điều kiện tự nhiên, nâng cao trình độ chun mơn hố sản xuất nông nghiệp, gắn
sản xuất với chế biến cà phê. Đặc điểm sinh thái của cây cà phê đã khẳng định lợi thế

sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này thuộc về các quốc gia ở đới nóng, đặc biệt là vùng
nhiệt đới.
Tuy nhiên, thời tiết với những biến động theo chiều hướng xấu cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến sản xuất cà phê. Hiện tượng nóng lên tồn cầu những năm gần đây, làm
cho năng suất và chất lượng cà phê giảm đi rõ rệt, đặc biệt là cây cà phê chè.
b) Các nhân tố về kinh tế- xã hội
+ Nguồn nhân lực: phải bảo đảm cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Số lượng là
nói đến lượng lao động hoạt động trong ngành như người trồng trọt, số lượng công ty
sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu… Cịn chất lượng là khả năng hiểu biết,
trình độ, tay nghề… của lực lượng lao động. Ngồi ra cịn tính đến chi phí nhân sự,
quản lý, giờ làm việc, mức độ đầu tư vào nghiên cứu…
+ Vốn đầu tư: được hình thành từ nhiều hình thức khác nhau thơng qua các kênh
huy động vốn trong nước hay nguồn vốn đầu tư từ nước ngồi, ngồi ra cịn có quy mơ
vốn đầu tư cho sản xuất và kinh doanh xuất khẩu cà phê, mức độ huy động. Muốn nâng
13


cao trình độ sản xuất cà phê hàng hố thì phải có vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn. Tốc độ sản xuất cà phê hàng hoá tuỳ thuộc vào mức thu nhập và khả năng
tích luỹ của các nông hộ cũng như sự đầu tư của nhà nước thơng qua hệ thống tài chính
tín dụng.
+ Cơ sở hạ tầng: thể hiện thông qua hệ thống đường xá, giao thông vận tải, công
nghệ sinh học, cải thiện nhà máy sản xuất, chế biến, các cơng trình thủy lợi, hệ thống
tưới tiêu… Áp dụng được nhiều công nghệ và khoa học kĩ thuật sẽ góp phần làm tăng
năng suất sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê.
+ Tiến bộ khoa học công nghệ: đây là một nhân tố trực tiếp làm thay đổi trạng
thái sản xuất cà phê, nâng cao khối lượng và chất lượng sản phẩm cà phê. Để tăng năng
suất cà phê thì một yếu tố cực kì quan trọng là khoa học công nghệ. Khoa học công
nghệ tạo ra những giống cây cà phê tốt nhất có khả năng chống chịu sâu bệnh. Công
nghệ tạo khả năng tiết kiệm thời gian, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất,

cơ khí hóa các q trình tưới tiêu, thu hoạch, chế biến đảm bảo một cách tốt nhất chất
lượng cà phê xuất khẩu tránh thất thốt khơng đáng có trong q trình chế biến, đáp
ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về mặt chất lượng của các thị trường khó tính trên thế
giới góp phần làm tăng giá trị của việc xuất khẩu cà phê.
+ Thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất cà phê gì? như thế nào? để đạt hiệu
quả cao do thị trường quyết định. Cho nên, cầu thị trường là căn cứ thúc đẩy, người sản
xuất lựa chọn cho mình khả năng tham gia cụ thể vào thị trường. Khi thị trường ngày
càng phát triển, làm cho cà phê hàng hoá ngày càng đa dạng phong phú, đòi hỏi về số
lượng và chất lượng cà phê hàng hoá ngày càng cao.
Về mặt chất lượng chất lượng cà phê, thương hiệu cà phê: Cà phê nhân có chất
lượng cao sẽ bán được giá cao và góp phần giải quyết tình trạng khủng hoảng về cà phê
hiện nay. Ngược lại, cà phê có chất lượng thấp thì giá cả sẽ khơng cao thậm chí cịn bị
các nhà nhập khẩu ép giá.Chất lượng làm gia tăng giá trị và khả năng cạnh tranh cho
sản phẩm, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều năm nguồn cung cà phê vượt quá cầu.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cần phải chứng minh được
thương hiệu sản phẩm của mình hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh trên phương diện tổ

14


chức cung ứng và đa dạng hóa các hình thức phân phối sản phẩm đến khách hàng
(quảng cáo, bao bì mẫu mã, đóng gói…).
Ngồi ra, sự uy tín phải gắn kết được khách hàng với thương hiệu, thể hiện trách
nhiệm, sự uy tín về chất lượng hàng hóa.
Nhu cầu trong nước: Nhu cầu nội địa phát triển sẽ đưa ra chuẩn mực đặt áp lực
lên các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành
để đáp ứng. Từ nhu cầu trong nước đó còn giúp dự báo được xu hướng nhu cầu của
người mua ở các thị trường nước ngồi để có thể tạo ra những sản phẩm mới, đi trước
đối thủ cạnh tranh.

Việc khách hàng yêu cầu và đòi hỏi cao sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phải đáp ứng
các chuẩn mực cao về chất lượng sản phẩm, đặc tính và dịch vụ, từ đó cải tiến sản
phẩm và tiến vào những thị trường mới, cao cấp hơn.
Nhu cầu xuất khẩu: Xuất khẩu cà phê cũng phụ thuộc vào các nhu cầu của các
nước nhập khẩu. Nếu nhu cầu tiêu thụ cao thì xuất khẩu cà phê của tồn thế giới nói
chung hay của từng nước nói riêng đều có cơ hội tăng trưởng, ngược lại nếu lượng cầu
thấp sẽ làm giảm cả số lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu cà phê.
Môi trường cũng như chính sách của các nước nhập khẩu đối với cà phê cũng ảnh
hưởng khơng nhỏ, thậm chí gây khó khăn cho các nhà sản xuất mặt hàng này. Thậm chí,
nếu nhập khẩu có nhu cầu cao nhưng chính sách bảo hộ thị trường trong nước, dựng lên
các rào cản, các đạo luật cản trở hoạt động xuất khẩu của các nước nhập khẩu cũng làm
việc xuất khẩu cà phê khó mà được thúc đẩy vào những thị trường này.
Mặt khác, nhu cầu về chủng loại cà phê của các nước nhập khẩu cũng khác nhau
do thói quen tiêu dùng, mức độ tiêu dùng và sở thích của mỗi nước là khác nhau. Tất cả
những xu hướng chung cũng như những biến động của thị trường người tiêu dùng cà
phê đều đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải nghiên cứu nắm bắt và kịp thời đáp ứng. Việc
tìm hiểu thị trường cùng những thay đổi của nó giúp các nhà kinh doanh xuất khẩu cà
phê đón trước được thị hiếu, đẩy mạnh được sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm
thậm chí thay đổi cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu cho phù hợp.
Giá cả cà phê xuất khẩu: Những nhân tố cơ bản của việc định giá cà phê nhân
trên thế giới là quan hệ giữa cung và cầu, mức độ cũng như cách xử lí đối với cà phê
trong kho tại các nước sản xuất và tiêu thụ. Thêm đó cịn có những ảnh hưởng nhất thời
15


như biến động năng suất mang tính chu kì của cà phê, hoạt động đầu cơ trên thị trường
cà phê định hạn, biến động về giá sản phẩm trong sản xuất cũng như tiêu thụ, các yếu
tố về mùa vụ đối với tiêu thụ cà phê.
Sự hình thành giá cà phê còn phụ thuộc vào sự phân bố mùa vụ thu hoạch tại các
nước sản xuất, vào những đổi mới và tiến bộ trong canh tác cũng như thu hoạch, các hoạt

động buôn bán trên thương trường và vào các sự khác nhau về chất lượng giữa các loại
cà phê. Giá cả phần nào chịu ảnh hưởng của các biện pháp được đưa ra bởi các tổ chức
như Tổ chức cà phê thế giới, Hiệp hội các nước ản xuất cà phê (ACPC) .
Nền kinh tế thế giới sẽ có tác động làm tăng giá cả cà phê, làm tăng giá trị cũng
như khả năng thanh toán. Tỉ giá hối đoái cũng là một rào cản, hay là cơ hội, thách thức
của xuất khẩu cà phê.
Môi trường cạnh tranh: Mức cạnh tranh của ngành cà phê trên thị trường nội
địa sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường
quốc tế. Thành công của một doanh nghiệp trong nước sẽ thu hút các đối thủ mới gia
nhập ngành và khiến cho các đối thủ hiện tại ra sức tìm kiếm các cách cải tiến hiệu quả
sản xuất, làm gia tăng sức mạnh của doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh trong nước gia
tăng sẽ tạo ra sức ép cho sự cải tiến, sáng tạo, nâng cao chất lượng, giảm chi phí và đầu
tư vào việc nâng cấp các yếu tố tiên tiến, giúp các doanh nghiệp ngày càng có sức
mạnh cạnh tranh hơn trên cả thị trường trong nước lẫn quốc tế.
Thế nhưng, môi trường cạnh tranh ngành cũng cần phải lành mạnh, cần có sự
phối hợp chặt chẽ với nhau. Các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đối đầu với
nhau, tranh mua tranh bán dẫn đến các bên đều thua thiệt, mà có thể hợp tác, các bên
cùng có lợi, phân chia lợi nhuận. Như vậy, vừa có thể cùng phát triển, vừa có thể tạo ra
sức mạnh, đối mặt với các đe doạ từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
+ Đường lối phát triển và chính sách hỗ trợ của Nhà nước và cơ hội
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến q trình sản xuất cà phê hàng hố.
Nếu khơng có sự can thiệp của nhà nước trong nên kinh tế thị trường thì quá trình sản
xuất cà phê hàng hố tự phát khó tránh khỏi những rủi ro dẫn đến lãng phí cho nền kinh
tế, gây thiệt hại đối với người sản xuất cũng như người tiêu dùng.
Nhà nước có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến một mặt hàng xuất khẩu,
trên thực tế, đa phần là tác động tích cực. Trợ cấp từ chính phủ, các chính sách giáo
16



×