Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

skkn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chi hội thanh niêntrong chi đoàn trung tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.42 KB, 14 trang )



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trung tâm Nuôi dạy Trẻ Khuyết tật

Mã số:……………………









SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHI HỘI THANH
NIÊNTRONG CHI ĐOÀN TRUNG TÂM





Ngƣời thực hiện: Trần Thị Hải Yến
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lí giáo dục 
Phƣơng pháp dạy học bộ môn:…………
Phƣơng pháp giáo dục 
Lĩnh vực khác:………………………….







Sản phẩm đính kèm
Mô hình Phần mềmPhim ảnhHiện vật khác


Năm học: 2011


SƠ LƢỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC

I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Trần Thị Hải Yến
2. Ngày tháng năm sinh: 12 –08- 1980
3. Nam, nữ : Nữ
4 .Nơi ở: 252-Tổ 19- Khu phố 1- Tân Hiệp –Biên Hòa –Đồng Nai.
5. Điện thọai: Cơ quan: 0613.954171 – 0915747454
6. Chức vụ : Giáo viên
7. Nơi công tác: Trung tâm Nuôi Dạy Trẻ Khuyết tật Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân giáo dục
tiểu học
- Năm nhận bằng: 2010
- Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân giáo dục Tiểu học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy trẻ khiếm thính
- Số năm có kinh nghiệm: 11 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có:
1. Giúp học sinh khiếm thính học tốt phân môn Tập làm văn lớp 4.
2.Giáo dục đạo đức cho học sinh khiếm thính đạt hiệu quả.
3.Giúp học sinh khiếm thính học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 5.


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị TT NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT Độc lập- Tự do – Hạnh phúc

Biên Hoà, ngày tháng năm 2012

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011 – 2012

Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢHOẠT ĐỘNG CHI HỘITHANH NIÊN TRONG CHI ĐOÀN TRUNG
TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT ĐỒNG NAI.
Họ và tên tác giả: Trần Thị Hải Yến Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: TT Nuôi Dạy Trẻ Khuyết tật Đồng Nai
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục Phƣơng pháp dạy học bộ môn
Phƣơng pháp giáo dục Lĩnh vực khác:………………
Sáng kiến kinh nghiệm đã đƣợc triển khai áp dụng:
Tại đơn vị Trong ngành
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và triển khai áp dụng

trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
tại đơn vị có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp đƣợc các luận cứ khoa học cho việc vạch định đƣờng lối, chính sách:
Tốt Khá Đạt
- Đƣa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện
và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt
- Đã đƣợc áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ

1
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CHI HỘI THANH NIÊN TRONG CHI ĐOÀN TRUNG TÂM NUÔI
DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT ĐỒNG NAI.

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Chi đoàn thanh niên ở trung tâmNuôi Dạy Trẻ Khuyết tật Đồng Nai là tổ
chức gần gũi nhất với thanh niên, là nơi thƣờng xuyên, trực tiếp tổ chức các loại
hình hoạt động cho thanh niên tham gia. Mỗi hoạt động của chi đoàn không ngoài
mục tiêu tập hợp, giáo dục và rèn luyện thanh niên,hƣớng dẫn, tạo điều kiện để
thanh niên hoàn thiện nhân cách, trở thành công dân tốt, góp phần xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
Trong thời gian qua cùng với sự phát triển chung của xã hội, sự bùng nổ của
công nghệ thông tin cộng với những hiểu biết còn nông cạn, cảm tính và bồng bột
ít nhiều đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến suy nghĩ, tâm tƣ tình cảm của các em
thanh niên khiếm thính tại trung tâm, các em sống xa gia đình nên dễ bị bạn bè lôi

kéo vào các hoạt động không lành mạnh.
Chính vì vậy trong thời gian qua, cùng với sự cố gắng nỗ lực của các ban
ngành trong trung tâm, Chi đoàn đã không ngừng đổi mới cách thức sinh hoạt, tổ
chức nhiều những hoạt động thiết thực nhằm thu hút, lôi cuốn thanh niên tham
gia,từng bƣớc nâng cao hiệu quả hoạt động trong chi hội, làm giảm thiểu đáng kể
những hành vi sai trái của các em, giúp các em có thêm những hiểu biết đúng đắn,
ý thức đƣợc vai trò, nhiệm vụ của mình trong các hoạt động học tập, lao động và
vui chơi.Để thực hiện đƣợc điều đó tôi đã mạnh dạn đƣa ra MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHI HỘI THANH NIÊN
TRONG CHI ĐOÀN TRUNG TÂM. Với những giải pháp này tôi luôn hy vọng sẽ
đem lại nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích cho thanh niên trong trung tâm, góp
phần xây dựng chi hội ngày một vững mạnh hơn và là sân chơi hấp dẫn không thể
thiếu của thanh niên học sinh ở trung tâm chúng tôi.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lí luận.
a. Khái niệm trẻ khiếm thính (trẻ có tật về thính giác).
- Trong ngôn ngữ phổ thông, điếc thƣờng đƣợc biểu hiện là mất thính giác
hoàn toàn, không nghe đƣợc chút nào cả hoặc giảm sút nhiều về thính giác, nghe
không rõ.
- Trong ngành y, điếc có nghĩa là suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần sức
nghe.
- Trong Giáo dục đặc biệt, trẻ điếc hay trẻ khiếm thínhlà trẻ có khó khăn về
nghe và nói, trẻ không nghe đƣợc nên không thể tiếp nhận thông tin hoặc nắm
thông tin không trọn vẹn, không chính xác. Do đó sẽ ảnh hƣởng đến việc tiếp
nhận thông tin, ảnh hƣởng đến việc học tập và giao tiếp xã hội.
Mức độ điếc:
Mức độ nhẹ 20 – 40 dB (Điếc mức độ I)
Mức độ vừa 40 – 70 dB (Điếc mức độ II)
2
Mức độ nặng 70 – 90 dB (Điếc mức độ III)

Mức độ sâu trên 90 dB (Điếc mức độ IV)
b. Ảnh hƣởng của sự phá hủy cơ quan phân tích thính giác đến hoạt
động của trẻ.
- Thính giác là một cơ quan vô cùng quan trọng đối với một con ngƣời, nó giúp
ta tri thức đƣợc thế giới xung quanh, cho các hoạt động thực tiễn và để phát triển
hài hòa về tâm lý và tình cảm.
- Trẻ bị mất khả năng tiếp nhận thế giới âm thanh phải sống trong môi trƣờng
yên lặng, dẫn đến rối loạn các chức năng tâm lý, trẻ trở nên cục cằn, thô lỗ, thiếu
tự tin và lúc nào cũng cảm thấy thiếu an toàn khi tiếp xúc với cộng đồng.
- Nói đến chức năng của thính giác, chúng ta chú ý đến đặc điểm thì nhu cầu
nghe và nói của những trẻ có khó khăn về nghe.
- Thực tiễn cho ta thấy những trẻ không nghe đƣợc không nói đƣợc nhu cầu
nghe và nói của những trẻ này càng lớn.
- Trẻ bị khiếm khuyết trong các chức năng tâm lý do sự rối loạn chức năng thính
giác làm cho trẻ trở nên nhút nhát, sợ sệt, thiếu tự tin,…
c. Mục đích của việc tổ chứccác hoạt động sinh hoạt cho thanh niên
trong Chi đoàn Trung tâm.
Mỗi hoạt động của Chi hội không ngoài mục tiêu tập hợp, giáo dục, rèn luyện
thanh niên mà còn giúp các em có thêm những kỹ năng giao tiếp cơ bản, giúp các
em rèn luyện tính tự tin, xoá đi mặc cảm khiếm khuyết của bản thân, các hoạt
động của chi hội còn có tác dụng giáo dục các em về pháp luật, đạo đức lối sống,
giáo dục các truyền thống quý giá của dân tộc, giúp các em xích lại gần nhau hơn,
tạo tình đoàn kết, tinh thần đồng đội, tạo cơ hội cho các em bộc lộ những năng
khiếu của bản thân.
Đểchi hội hoạt động hiệu quả cần phối hợp các phƣơng pháp cơ bản nhƣ sau:
- Phương pháp trò chơi: là phƣơng pháp tổ chức trò chơi thu hút các em
thamgia, qua trò chơi giáo dục các em theo mục tiêu đề ra.
- Phương pháp thuyết phục: là cách dùng lời nói để phân tích, giảng giải,
diễn giảng, chứng minh làm cho thanh niên tự nhận ra hành vi tốt, ngƣời tốt để noi
theo, cũng nhƣ ngƣời xấu, hành vi xấu để tránh hoặc góp ý để họ sửa chữa.

- Phương pháp giao nhiệm vụ:là cách kích thích tính tích cực chủ động sáng
tạo của mỗi hội viên. Mỗi em đƣợc đóng góp sức lực, trí tuệ, khả năng sẵn có của
mình vào các hoạt động chung của tập thể. Qua đó giáo dục lòng tin, tinh thần
trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của các em.
- Phương pháp thi đua: là cách tổ chức động viên để mỗi em học sinh và tập
thể lớp không thỏa mãn với thành tích đã đạt đƣợc mà luôn không ngừng phấn đấu
vƣơn lên đạt thành tích cao hơn theo những tiêu chuẩn mà các em đã đề ra.
- Phương pháp khen thưởng và khiển trách: là phƣơng pháp điều chỉnh,
cân bằng những cái các em muốn làm và những cái các em đã làm, khích lệ các
em phát huy những việc tốt đã làm, điều chỉnh, khắc phục những việc chƣa làm
đƣợc hoặc làm sai.
3
d. Một số kỹ năng tổ chức các hoạt động trong chi hội thanh niên ở
trung tâm.
Để thu hút tập hợp thanh niên tham gia các hoạt động của chi hội thì đòi hỏi
chi hội phải tổ chức đa dạng các hoạt động, các hoạt động này phải đƣợc chọn lọc
sao cho phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm khuyết tật của các em, thiết thực, dễ thực
hiện nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc tính hấp dẫn và tính giáo dục.
Tóm lại: Việc tổ chức các hoạt động cho thanh niên trong trung tâm
giúpcác em có thể nhận thức thế giới xung quanh, thể hiện khả năng của mình,
thông qua nội dung sinh hoạt các em có cơ hội giao lƣu, học hỏinhững bạn khác
và tự rèn luyện bản thân.
Để duy trì đƣợc các hoạt động này thì đòi hỏi BCH phải nỗ lực rất nhiều
trong quá trình xây dựng các hoạt động, làm sao tạo cho thanh niên những giờ
sinh hoạt thật vui tƣơi, thoải mái, sinh động, không tạo áp lực hơn thua để các em
cảm thấy thích thú mỗi khi đƣợc tham gia. Trong các hoạt động của chi hội thì
BCH hội là ngƣời chủ đạo tổ chức còn thanh niên là ngƣời chủ động trong quá
trình tham gia các hoạt động .
e. Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chi hội thanh niên
trong chi đoàn Trung tâm.

Đối với học sinh khiếm thính việc học là hoạt động chủ đạo nhƣng bên cạnh
đó việc tham gia phong trào nhƣ lao động, vui chơi, thể thao,… cũng giữ vai trò
không kém phần quan trọng. Vì vậy nhiệm vụ của chi hội là phải tổ chức thật
nhiều các hoạt động cho thanh niên tham gia, các hoạt động phải đƣợc kết hợp
linh hoạt,đan xen lẫn nhau, làm sao vừa cung cấp tri thức, vừa giáo dục sức khỏe,
đạo đức, tình cảm, thẩm mĩ cho các em mà các em không cảm thấy bị áp lực, chán
nản, mệt mỏi.
Trong Chi hội thanh niên của trung tâm, độ tuổi các em chênh lệch rất
nhiều, số học sinh thanh niên trải đều từ cấp I đến cấp II nêntrong quá trình xây
dựng và tổ chức các hoạt động BCH chi đoàn phải chú ý đến khả năng tiếp nhận,
lĩnh hội của từng em mà lựa chọn các phƣơng pháp, nội dung, cách thức sinh hoạt
phù hợp,vừa khả năng của các em.
Ngoài việc tổ chức những hoạt động vui tƣơi hấp dẫn nhằm thu hút các em
tham gia thì các hình thức khen thƣởng, động viên kịp thời cũng là điều quan
trọng không thể thiếu. Khen thƣởng kịp thời sẽ giúp các em có thêm động lực để
phấn đấu hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Để làm đƣợc điều đó đòi hỏi BCH chi đoàn phải năng động, nắm bắt kịp thời
những vấn đề liên quan đến các em. Có nhƣ vậy thì các hoạt động mới đem lại
hiêu quả nhƣ mong muốn.
Tóm lại: Việc tổ chức đa dạng các hoạt động ngoài giờ giúp cho thanh niên trong
chi hội thể hiện khả năng của mình, nhận thức thế giới xung quanh, tham gia vui
chơi lành mạnh, đồng thời cũng giao lƣu học hỏi đƣợc nhiều điều từ những học
sinh khác và tạo tinh thần đoàn kết, tƣơng trợ giữa các em với nhau.
Để duy trì việc tổ chức đa dạng các hoạt độngthiết thực cho thanh niên thì đòi
hỏi BCHchi đoàn phải nỗ lực rất nhiều, làm sao tạo cho học sinh có đƣợcnhững
4
hoạt động thật vui tƣơi, thoải mái, sinh động mà không tạo áp lực cho các em, các
em cảm thấy thích thú mỗi khi tham gia.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
a. Nội dung các giải pháp của đề tài:

Đểgiúp cho chi hội thanh niên hoạt độngcó hiệu quả và mang tính giáo dục
cao thìBCH hội cần làm gì, và làm nhƣ thế nào?Sau đây sẽ là một số điều mà
BCH chi đoàn cần lƣu ý đến:
- Tiếp cận thanh niên.
- Xây dựng các hoạt động đa dạng, phù hợp với thực tế ở trung tâm. Trong quá
trình xây dựng các hoạt động cho thanh niên BCH chi đoàn cần lƣu ý những
nội dung sau:
+BCH chi đoàn phải chuẩn bị nội dung, hình thức sinh hoạt.
+ Họp BCH chi đoàn thống nhất về nội dung, hình thức: các hoạt động cần
đơn giản về hình thức, nghiêm túc về thái độ, nhƣng phải hấp dẫn sinh động phù
hợp với đặc điểm tâm lý ngƣời tham gia và phải đảm bảo bốn tính chất: tính giáo
dục; tính tập trung dân chủ; tính chiến đấu; tính hấp dẫn, trẻ trung
+ Không khí phải thoải mái, không gò bó tạo áp lực cho học sinh.
+ Phân công BCH chi đoàn chuẩn bị dụng cụ, địa điểm, thời gian,…
+Tổng kết, đánh giá, khen thƣởng, rút kinh nghiệm kết quả các hoạt động.
b. Biện pháp thực hiện giải pháp của đề tài.
Bước 1: Tiếp cận thanh niên:
BCH chi đoàn phải chủ động tiếp cận thanh niên, muốn tiếp cận tốt thì điều
quan trọng đầu tiên không thể thiếu là vốn ngôn ngữ kí hiệu phải dồi dào, phong
phú để giao tiếp với các em đƣợc tự nhiên, và hiểu đúng về các em hơn để cảm
thông và có nhân sinh quan đúng đắn.
Bản thân các em khiếm thính có những đặc điểm rất riêng, các em rất nhạy
cảm với những hành động và ánh mắt, nét mặt của ngƣời phụ trách. Vì vậy ngƣời
làm công tác đoàn phải gần gũi để tìm hiểu các em, cùng sinh hoạt với các em, có
nghệ thuật tiếp xúc với chúng, ân cần, tỉ mỉ trong hƣớng dẫn, chỉ bảo, để các em
thực sự tin tƣởng và làm theo.
Để thực hiện tốt việc tiếp cận thì BCH chi đoàn phải thực sự tin tƣởng và tôn
trọng để lắng nghe ý kiến cùng những nhu cầu và nguyện vọng chính chính đáng
của các em. Mặt khác, phải bằng những hoạt động của đoàn và tình huồng cụ thể
để các em bộc lộ cá tính của mình. Từ đó có những tác động giáo dục hợp lí và đạt

hiệu quả.
Ví dụ: Ở trung tâm đa số các em sống nội trú, các em đƣợc học tập từ thứ 2
đến thứ 6, hai ngày còn lại trong tuần các em tự do sinh hoạt, nếu không tổ chức
các hoạt động ngoài giờ cho các em tham gia nhất định các em sẽ nảy sinh những
suy nghĩ và hành vi không tốt nhƣ: trốn ra ngoài chơi, dùng điện thoại tải những
nội dung không lành mạnh, đánh nhau,…
Bước 2: Đề ra nội dung, hoạt động:
5
Đề ra nội dung hoạt động là yều tố quan trọng trong quá trình hoạt động của
chi đoàn. Nội dung hoạt động phải căn cứ vào những kết quả của quá trình tiếp
cận thanh niên và yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của Trung tâm, nghị quyết của
chi bộ.
Nội dung hoạt động phải đƣợc xây dựng thành kế hoạch công tác trong từng
thời điểm cụ thể và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Nội dung công việc phải làm.
Ngƣời phụ trách chính
Lực lƣợng tham gia
Lực lƣợng phối hợp
Cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động
Ngƣời kiểm tra, đôn đốc, theo dõi.
Dự kiến những tình huống có thể xảy ra.
Ví dụ: Vào đầu năm học nhận thấy có nhiều thanh niên vi phạm nội quy
trƣờng lớp, để giúp các em hiểu và thực hiện đúng nội quy đề ra, chi Đoàn lên kế
hoạch tổ chức cho các em tham gia thi tìm hiểu nội quy trung tâm thông qua trò
chơi “Rung chuông vàng”, vừa tạo không khí thi đua, mà hoạt động diễn ra vui vẻ
không gò bó, áp lực.
- Trong hoạt động này, BCH chi đoàn là ngƣời phụ trách chính, và cũng là
ngƣời kiểm tra , đôn đốc, theo dõi, thanh niên là lực lƣợng tham gia.
- Nguồn kinh phí xin từ chính quyền.
Bước 3:Tham mưu và phân công:

BCH chi đoàn phải làm công tác tham mƣu với cấp ủy sau đó phân công,
phân nhiệm cụ thể cho từng lớp, từng đoàn viên.
Ví dụ: BCH chi Đoàn lập kế hoạch tổ chức thi tìm hiểu nội quy trung tâm rồi
trình lên BGĐ trung tâm ký duyệt.
Phân công nhiệm vụ cụ thể:
- BCH thiết kế trò chơi
- Đoàn viên xây dựng câu hỏi, chuẩn bị vật dụng phục vụ cho cuộc chơi,…
Bước 4: Tổ chức các loại hình hoạt động:
BCH chi đoàn triển khai kế hoạch đến tận đoàn viên và thanh niên. Mỗi đoàn
viên phải nắm rõ công việc cụ thể của mình và hiểu rõ mục tiêu của mỗi loại hình
hoạt động của chi đoàn để thực hiện.
BCH chi đoàn phải thực sự tin tƣởng và tôn trọng các em, phát huy dân chủ,
đề cao tính tự quản và mạnh dạn giao việc cho các em.
Linh động tổ chức nhiều hoạt động xen kẽ vừa tránh sựlặplại nhàm chán,
vừa phát huy những khả năng vốn có của từng em.
Ví dụ: Trong năm học vừa qua chi đoàn đã thực hiện xen kẽ các hoạt động
nhƣ: Thanh niên với môi trƣờng, thanh niên với việc thực hiện nội quy trung tâm,
tìm hiểu ngày về nguồn, thể thao, vui chơi,…
Ví dụ: Trong hoạt động “Thanh niên với môi trƣờng” Chi đoàn đã phân công
mỗi lớp phụ trách một khu vực xung quanh trung tâm, nhiệm vụ của các lớp là lao
6
động, dọn dẹp, giữ gìn sạch sẽ khu vực đó. Giáo viên chủ nhiệm các lớp sẽ theo
dõi, nhắc nhở và báo cáo lên BCH chi đoàn.
Hình ảnh một số hoạt động trong chi hội thanh niên của trung tâm:









Các em học sinh tham gia trồng và chăm sóc vườn rau.


Thanh niên tham gia trồng và chăm sóc vườn rau














Hoạt động vui chơi Thi ghép tranh












Hóa trang thành người rừng
Thi tìm hiểu về ngày 26/3 Hóa trang

Thi tìm hiểu về ngày 26/3 Hóa trang








7
Bước 5: Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, sơ kết, tổng kết, khen thưởng.
Mỗi một hoạt động đƣợc tổ chức đều phải có tổng kết, đánh giá, rút kinh
nghiệm. Việc đánh giá rất quan trọng đối với các em khiếm thính, mọi hành vi đối
với các em đều phải rõ ràng, làm tốt thì phải khen để các em vui và cố gắng làm
tốt hơn. Trong quá trình đánh giá, BCH chi đoàn phải tìm ra đƣợc điểm mạnh của
mỗi cá nhân để tuyên dƣơng, tránh góp ý phê bình thái quá.
Tiến hành một chủ điểm sinh hoạt.
Ví dụ: Chủ điểm “Thanh niên với nội quy trƣờng lớp”.
Mục tiêu : Giúp thanh niên trong chi hội nắm và hiểu rõ các quy định trong
bảng nội quy dành cho học sinh trung tâm và thông qua trò chơi các em có thể
nhận định đƣợc hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai để từ đó các em sẽ áp dụng
và thực hiện nội quy một các tựgiác, góp phần ổn định nề nếp sinh hoạt và học tập
của học sinh trong trung tâm.
Bƣớc 1 - Tiếp cận thanh niên : Tìm hiểu việc thực hiện nội quy trung tâm của
thanh niên.

Nhận thấy giáo dục ý thức nghiêm túc thực hiện nội quy cho niên là điều cần
thiết. BCH họp, thống nhất chủ điểm cần thực hiện.
Bƣớc 2 : BCH chi đoàn xây dựng chủ điểm “Thanh niên với nội quy trung
tâm”.
Bƣớc 3 : BCH chi đoàn lập kế hoạch, trình duyệt kế hoạch, họp chi đoàn và
phân công nhiệm vụ cụ thể.
Phổ biến kế hoạch và gửi phiếu câu hỏi, bảng nội quy lớp học, nhà ở xuống
từng đoàn viên trong trung tâm, và phổ biến cho các nhà để chuẩn bị tham gia.

















Các bạn Đoàn viên sẽ thiết kế các câu hỏi xung quanh chủ điểm nội quy
trƣờng lớp và các tình huống xảy ra trong trung tâm.
Có 2 dạng câu hỏi: Chọn đáp án đúng và câu hỏi đúng – sai.
Ví dụ: Nội quy nhà ở gồm có mấy điều?
CHI ĐOÀN TTNDTKT

PHIẾU CÂU HỎI
Chủ điểm: “Thanh niên với nội quy trƣờng lớp”
Câu 1:……………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Đáp án:

Câu 2:………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Đáp án:
Câu 3: …………………………………………………………………
……….
Câu10:………………………………………………………………… …
…….
8
a.5 điều b.10 điều
c.15 điều d. 20 điều
Ví dụ: Điều 1 trong bảng nội quy quy định học sinh khi đến lớp phải học bài đầy
đủ, đi học đúng giờ.
a.Đúng b.Sai
Ví dụvề tình huống: Nam không xin phép chú bảo vệ, tự ý leo rào ra ngoài. Theo
em Nam làm vậy đúng hay sai?
Tập hợp câu hỏi, chọn lọc câu hỏi và thiết kế trò chơi “Rung chuông vàng”
gồm 20 câu hỏi từ những câu hỏi đoàn viên đƣa về theo thứ tự từ dễ đến khó, và
những tình huống các em thƣờng gặp.
Chọn thời gian và địa điểm tổ chức: Căn cứ vào lịch học của các lớp, BCH
sẽ chọn thời điểm thích hợp để tổ chức, sau khi đã thống nhất về thời gian, địa
điểm, chi đoàn sẽ thông báo đến các nhà, mỗi nhà sẽ chọn cử 5 em tham gia thi.
Bƣớc 4: Tổ chức thi:
Để cuộc thi diễn ra suôn sẻ và mang tính giáo dục cao đòi hỏi BCH chi đoàn
phải chuẩn bị kĩ càng, chu đáo. Dự trù những tình huống, sự cố bất ngờ có thể xảy

ra và các phƣơng án xử lý.
BCH chuẩn bị hội trƣờng, máy chiếu (chạy thử chƣơng trình), phấn, bảng
con, giẻ lau bảng và phân công đoàn viên giám sát cuộc thi.
Tập hợp thanh niên, phổ biến luật chơi.
Thanh niên theo dõi trên màn hình và tìm câu trả lời, viết đáp án vào bảng
con.













Hs nghe phổ biến luật chơi Tìm hiểu nội quy trường lớp

Bƣớc 5: Tổng kết cuộc thi
BCH chi đoàn sẽ căn cứ số học sinh của các nhà còn ở lại trên sàn thi đấu để
xác định giải của cuộc thi. Đến câu hỏi thứ 20 nhà nào có số học sinh ở lại nhiều
nhất sẽ về nhất, tiếp đến là nhì và ba, khuyến khích. Khi tham gia cuộc thi để
khuyến khích, cổ vũ tinh thần các em, BCH chi đoàn còn chuẩn bị một số phần
quà đặc biệt để tặng cho những nhà không có giải, làm nhƣ vậy thì những lần tổ
chức sau sẽ nhận đƣợc sự tham gia nhiệt tình hơn nữa của các em.




9












Trao giải cho các nhà, các nhóm

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Sau nhiều năm vận dụng các giải pháp trên vào quá trình tổ chức các hoạt
động cho thanh niên tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật, kết quả nhận thấy nhƣ
sau:
- Thanh niên tham gia tích cực các hoạt động do chi đoàn tổ chức. Đa số các
em thực sự thích thú, tích cực tham gia chơi, chơi thành thạo các trò chơi, tạo
không khí vui tƣơi, hào hứng khi học. Từ đó hoạt động của chi hội đạt chất lƣợng
cao.
- Điều quan trọng hơn cả là các em ngày càng tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong
các hoạt động sinh hoạt vui chơi cùng các bạn trong và ngoài trung tâm, các em tự
tin bộc lộ những khả năng của mình khi tham gia giao lƣu với các anh chị và các
bạn của các đơn vị, các chi đoàn khác khác.
- Tình trạng thanh niên vi phạm nội quy trung tâm giảm đáng kể, các em có
suy nghĩ và mục tiêu phấn đấu đúng đắn.

- Qua đó cho thấy việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoài giờ tại Trung
tâm đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ và cần phải phát huy và tổ chức
nhiều loại hình hoạt động hơn nữa để các em tham gia.
Sau đây là bảng kết quả trƣớc khi thực hiện các giải pháp của đề tài:
 Số liệu thống kê:
Bảng kết quả trƣớc khi thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng
hoạt động chi hội:

Thanh
niên

68
Ham thích
tham gia các
hoạt động
Không ham
thích, thiếu
tự tin
Tích cực thực
hiện hành vi đã
học
Không tích
cực
Tiểu
học
10

5 - 50%
5 - 50%
6 - 60%

4- 40%
THCS
58
40- 68,96%
18- 31,04%
35- 60,43%
23- 39,57%



10
Bảng kết quả sau khi thực hiện các giải pháp:

Thanh
niên

68
Ham thích
tham gia các
hoạt động
Không ham
thích
Tích cực thực
hiện hành vi
Không tích
cực
Tiểu
học
10
9 - 90 %

1 - 1%
9- 90%
1- 10%
THCS
58
51- 87,93%
7 – 12,06%
50- 86,2%
8 - 13,8%

Tuy nhiên đây mới chỉ là cách nhìn chủ quan của tôi trên đối tƣợng học sinh
khiếm thính, chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế cần đƣợc góp ý bổ sung
khắc phục. Rất mong đƣợc sự đóng góp của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để
các hoạt động của chi hội thanh niên trong trung tâm ngày một tốt hơn nữa.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động chi hội thanh niên tại Trung tâm, thông qua
việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt đƣợc một số kết quả nhƣ đã nêu.
Bản thân xin có một số đề xuất khuyến nghị sau:
* Đối với BCH chi doàn:
Tổ chức các hoạt động sinh hoạt lao động, vui chơi cho thanh niên khiếm
thínhlà một công việc không đơn giản, muốn đạt đƣợc những kết quả nhƣ mong
muốn BCH chi đoàn cần phải :
- Gần gũi, tôn trọng và tin tƣởng các em.
- Luôn tìm tòi sáng tạo, kết hợp linh hoạt đa dạng các hoạt động
- Các hoạt động phải thiết thực, phù hợp với đặc điểm khuyết tật của các em.
- Hình thức tổ chức phong phú, lôi cuốn. Phát huy tinh thần đoàn kết, tính
sáng tạo, tích cực của thanh niên.
- Khuyến khích động viên kịp thời.
* Đối với doàn viên:
- Luôn năng nổ, nhiệt tình, gƣơng mẫu, sáng tạo để thanh niên làm theo.

- Gần gũi để nắm bắt tâm tƣ tình cảm của các em một cách chính xác và tham
mƣu kịp thời về cho BCH chi đoàn.
* Đối với nhà trường:
-Cần quan tâm hơn nữa đến đối tƣợng làm công tác đoàn.
- Tạo điều kiện cho đoàn viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm.
- Tổ chức cho thanh niên tham quan các di tích lịch sử, bảo tàng,…
* Đối với gia đình và cộng đồng:
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên và nhà trƣờng.
- Tạo nhiều điều kiện để các em có thêm cơ hội giao lƣu, học tập với các
đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh để các em tự hoàn thiện nhân cách của mình .

11
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu tập huấn công tác Đoàn, cán bộ Đoàn năm 2009- 2010
2.Thiết kế và tiến hành các hoạt động giáo dục có hiệu quả cho học sinh
khiếm thính : TT tật học- Viện khoa học giáo dục
3. Trần Thị Thiệp,Thanh thính học trong giáo dục, Khoa Giáo dục Đặc biệt,
trƣờng Đại họcSƣ phạm Hà Nội.
4. Trang web: Các hoạt động Đoàn.
5. Sổ tay cán bộ Đoàn- Nhà xuất bản trẻ

Biên Hòa, ngày 20 tháng 5 năm 2012
Ngƣời viết sáng kiến




Trần Thị Hải Yến








×