Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh nghệ an giai đoạn 2014 - 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.16 KB, 75 trang )




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Khóa luận “Quy hoạch phát triển mạng lưới khám,
chữa bệnh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 - 2025” là do bản thân tôi nghiên
cứu, sưu tầm tài liệu và xây dựng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn là
Thầy Hoàng Sỹ Động.

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2014
Tác giả

Trần Thị Thái


















ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian qua, với sự hướng dẫn tận tình của Thầy Hoàng Sỹ
Động em đã cố gắng để hoàn thành tốt bài khóa luận với đề tài : „’Quy hoạch
phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014-2025”.
Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài khóa
luận khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong thầy cô và các bạn góp ý để bài khóa
luận của em thêm hoàn thiện.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Hoàng Sỹ Động cùng các
bạn đã giúp đỡ em trong việc nghiên cứu, chỉnh sửa, đánh giá bài khóa luận
để em có thể đạt được kết quả tốt. Qua sự hướng dẫn của thầy em đã phần nào
hiểu được cách thức trình bày một bài khóa luận hoàn chỉnh với cách sắp xếp
các mục, số liệu một cách chặt chẽ, câu chữ trình bày ngắn gọn, súc tích và dễ
hiểu. Cũng nhờ vậy mà em có thể nâng cao được khả năng phân tích, tổng
hợp thông tin – một trong những kĩ năng rất quan trọng cho sinh viên chuẩn
bị ra trường như em.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy!















iii

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ Y TẾ VÀ QUY
HOẠCH Y TẾ 5
1.1. Dịch vụ y tế 5
1.1.1. Khái niệm 5
1.1.2. Đặc điểm 7
1.1.3. Phân loại dịch vụ y tế 8
1.1.4. Khu vực cung cấp dịch vụ y tế 10
1.2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quy hoạch y tế 11
1.2.1. Khái niệm quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch y tế 11
1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển quy hoạch y tế ở Việt Nam 12
1.2.3. Tình hình quy hoạch y tế Việt Nam những năm gần đây và một số
kinh nghiệm phát triển y học của các nước trên thế giới 13
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƢỚI KHÁM,
CHỮA BỆNH TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2013 21
2.1. Tình hình hoạt động y tế của tỉnh Nghệ An đến năm 2013 21
2.1.1. Công tác phòng chống dịch bệnh 21
2.1.2. Công tác khám, chữa bệnh - Phục hồi chức năng 21
2.1.3. Thực hiện Chương trình mục tiêu y tế quốc gia 24
2.2. Thực trạng phát triển mạng lƣới khám, chữa bệnh tỉnh Nghệ An
đến năm 2013 28
2.2.1. Phát triển hệ y tế công lập 28
2.2.2. Mạng lưới khám, chữa bệnh – phục hồi chức năng 30
2.2.3. Phát triển mạng lưới phân phối thuốc, công nghiệp dược 33

2.2.4. Cơ sở vật chất và công suất sử dụng giường bệnh 33
2.2.5. Đánh giá chung về mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Nghệ An đến
năm 2013 35



iv

2.2.6. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của mạng lưới
khám, chữa bệnh tỉnh Nghệ An trong những năm qua 46
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
MẠNG LƢỚI KHÁM, CHỮA BỆNH TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN
2014 – 2025 49
3.1. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch mạng lƣới khám, chữa bệnh 49
3.1.1. Quan điểm quy hoạch 49
3.1.2. Mục tiêu quy hoạch 49
3.2. Định hƣớng phát triển mạng lƣới khám, chữa bệnh tỉnh Nghệ An
trong giai đoạn 2014 - 2025 51
3.2.1. Phát triển mạng lưới y tế dự phòng 51
3.2.2. Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh - phục hồi chức năng 53
3.2.3. Phát triển mạng lưới lưu thông, phân phối thuốc, kiểm soát chất
lượng thuốc và trang thiết bị y tế 57
3.2.4 . Phát triển các mô hình y tế cộng đồng khác 58
3.2.5. Phát triển công nghiệp sản xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc 59
3.2.6. Phát triển mô hình y tế Viện - Trường trong đào tạo, nghiên cứu
khoa học và chăm sóc sức khỏe nhân dân 59
3.3. Các giải pháp thực hiện quy hoạch mạng lƣới khám, chữa bệnh
tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2014 - 2025 60
3.3.1. Giải pháp về tài chính và đầu tư 60
3.3.2. Giải pháp cải cách hành chính 61

3.3.3. Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường 62
3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực 63
3.3.5. Một số giải pháp khác 63
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68




v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATVSTT : An toàn vệ sinh thực phẩm
BHYT : Bảo hiểm y tế
BSGĐ : Bác sĩ gia đình
BVĐK : Bệnh viện Đa khoa
CSSK : Chăm sóc sức khỏe
DSĐH : Dược sĩ Đại học
DS/KHHGĐ : Dân số/Kế hoạch hóa gia đình
ĐKKV : Đa khoa khu vực
GB : Giường bệnh
GDSK : Giáo dục sức khỏe
KCB : Khám chữa bệnh
NSNN : Ngân sách nhà nước
HNĐK : Hữu nghị Đa khoa
TYT : Trạm y tế
TW : Trung Ương
VSATTP : Vệ sinh An toàn thực phẩm
PKĐKKV : Phòng khám Đa khoa khu vực
UBND : Ủy ban Nhân dân

YHCT : Y học cổ truyền
YTDP : Y tế dự phòng








vi

DANH MỤC BẢNG
Sơ đồ 1.1: Biểu thị nội hàm khái niệm quy hoạch 11
Sơ đồ 1.2: Biểu thị quy trình quy hoạch 12
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu 41
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu y tế cơ bản 53
Bảng 3.2: Dự kiến giường bệnh năm 2014 54
















1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nhiều năm qua nước ta nói chung và tại tỉnh Nghệ An nói riêng
đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân, thể hiện bằng việc huy động các nguồn lực cho nền y tế,
đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe; phát huy tính chủ động, sáng
tạo của các địa phương, các ngành, các đoàn thể xã hội và toàn dân vào nhiệm
vụ chăm lo sức khỏe.
Tỉnh Nghệ An đã rất chú trọng đến việc phát triển quy hoạch mạng lưới
khám, chữa bệnh trong những năm qua và đã đạt được nhiều bước chuyển
biến tích cực cho nền y tế của tỉnh. Mạng lưới y tế ngày càng được củng cố và
phát triển, nhiều cơ sở y tế mới được quy hoạch, xây dựng với đội ngũ cán bộ
y tế có trình độ chuyên môn ngày càng được tập trung, chú trọng để nâng cao
trình độ; các dịch vụ y tế ngày một đa dạng, nhiều công nghệ mới được
nghiên cứu và ứng dụng, việc cung ứng thuốc và trang thiết bị đã được tăng
cường quản lý. Nhân dân ở các vùng miền hầu hết đã được chăm sóc sức
khỏe nhiều hơn trước.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và yếu
kém. Hệ thống kinh tế chậm đổi mới chưa phù hợp với sự thay đổi của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự thay đổi của cơ cấu bệnh
tật; chất lượng, dịch vụ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của
nhân dân; điều kiện chăm sóc cho người nghèo, vùng sâu vùng xa, dân tộc
thiểu số còn nhiều khó khăn và hạn chế; năng lực sản xuất và cung ứng thuốc
còn yếu; vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm còn chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Với mục tiêu là: “Xây dựng và phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh
tỉnh Nghệ An đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, từng bước hiện đại, theo hướng công
bằng - hiệu quả phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và
của đất nước. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu khám, chữa



2

bệnh của nhân dân. Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu về sức khỏe đã đề ra
trong Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 -
2020, sớm đưa Nghệ An trở thành một trong những trung tâm y tế kỹ thuật
cao của khu vực Bắc Trung Bộ‟‟. Tôi nhận thấy việc quy hoạch mạng lưới
khám, chữa bệnh là một vấn đề hết sức cấp thiết đối với cả nước nói chung và
tỉnh Nghệ An nói riêng.
Là một người con sinh ra và lớn lên ở mảnh đất nơi đây, tôi rất muốn
tìm hiểu về vấn đề y tế của tỉnh nhà để hiểu rõ hơn những nhu cầu bảo vệ và
nâng cao sức khỏe của người dân quê hương tôi nói riêng và nhân dân cả
nước nói chung. Vì thế, tôi đã lựa chọn cho mình đề tài “Quy hoạch phát
triển mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 - 2025”. Tôi
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Thầy Hoàng Sỹ Động, thầy đã
giúp tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài khóa luận này. Tôi hi vọng
bài khóa luận của mình sẽ nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến phản
hồi của các bạn và thầy cô trong khoa để giúp bản thân tôi có cách nhìn nhận
đúng đắn hơn về vấn đề nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
+ Mục tiêu của đề tài
Thông qua quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài tập trung phân tích
tình hình quy hoạch mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Nghệ An trong những
năm qua, kết quả thu thập tính đến năm 2013 để từ đó đưa ra những giải pháp

nhằm quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh của tỉnh Nghệ An
trong giai đoạn 2014 - 2025.
+ Nhiệm vụ của đề tài
Đúc kết cơ sở lý luận và thực tiễn về việc quy hoạch y tế.
Phân tích thực trạng quy hoạch mạng lưới khám, chữa bệnh của tỉnh
Nghệ An đến năm 2013.



3

Đưa ra giải pháp phát triển quy hoạch mạng lưới khám, chữa bệnh của
tỉnh Nghệ An trong giai đoạn mới, giai đoạn 2014 - 2025.
3. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu
+ Về mặt không gian
Địa bàn nghiên cứu của đề tài bao gồm các cơ sở y tế công lập và ngoài
công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An (không tính đến các cơ sở khám, chữa
bệnh ngoài ngành đóng trên địa bàn tỉnh).
+ Về mặt thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện quy hoạch phát triển
mạng lưới khám, chữa bệnh của tỉnh Nghệ An tính đến năm 2013.
+ Về mặt nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển quy hoạch
mạng lưới khám, chữa bệnh của tỉnh Nghệ An trong những năm qua. Các số
liệu sẽ lấy chi tiết đánh giá thực trạng qua những năm gần đây để từ đó đưa ra
những định hướng và giải pháp cho quá trình quy hoạch phát triển mạng lưới
khám, chữa bệnh tỉnh Nghệ An trong giai đoạn tiếp theo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập tài liệu
Các tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn như các giáo trình, số liệu

thống kê, các công trình nghiên cứu có nội dung liên quan bằng phương pháp
sao chép, thống kê.
+ Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý thông qua các phương pháp: tổng hợp, thống
kê, so sánh để thấy rõ thực trạng phát triển quy hoạch mạng lưới khám, chữa
bệnh của tỉnh Nghệ An.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, nội dung chính của đề tài
được trình bày trong 3 chương:



4

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về dịch vụ y tế và quy hoạch y tế.
Chương 2: Thực trạng mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Nghệ An đến
năm 2013.
Chương 3: Giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới khám,
chữa bệnh tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2014 - 2025.



5

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ Y TẾ VÀ
QUY HOẠCH Y TẾ
1.1. Dịch vụ y tế
1.1.1. Khái niệm
Dịch vụ y tế là một dịch vụ khá đặc biệt, về bản chất dịch vụ y tế bao
gồm các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên y tế như: khám, chữa bệnh

phục vụ bệnh nhân và gia đình. Trên thực tế, người bệnh rất ít khi đánh giá
chính xác chất lượng dịch vụ y tế mặc dù họ có thể cảm nhận qua việc tiếp
xúc với nhân viên y tế, trang thiết bị, cơ sở vật chất, bởi vì một người bệnh
được phẫu thuật khó lòng biết được chất lượng của ca mổ đó như thế nào.
Chất lượng dịch vụ y tế bao gồm 2 thành phần: chất lượng kĩ thuật và
chất lượng chức năng. Chất lượng kĩ thuật là sự chính xác trong kĩ thuật
chuẩn đoán và điều trị bệnh. Chất lượng chức năng bao gồm các đặc tính khác
nhau như: Cơ sở vật chất bệnh viện, giao tiếp với nhân viên y tế, cách thức tổ
chức quy trình khám, chữa bệnh mà người bệnh phải thực hiện, cách thức
bệnh viện chăm sóc bệnh nhân.
Trên thực tế các dịch vụ y tế vẫn ít nhiều mang tính chất của hàng hóa:
có nhu cầu, có người cung cấp và có người sử dụng thì phải trả tiền (người trả
tiền có thể là cá nhân, tập thể, Nhà nước)
Thị trường y tế không phải là thị trường tự do, bởi trong thị trường tự
do giá của một mặt hàng được xác định dựa trên sự thỏa nguyện của người
mua và người bán. Còn trong thị trường dịch vụ y tế không có sự thỏa thuận
này, bởi giá dịch vụ do người bán quyết định.
Chính vì vậy, việc bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và
bên sử dụng dịch vụ dẫn đến việc người dân hiểu biết rất ít về bệnh tật và các
chủ định điều trị, do vậy người bệnh hầu như phải dựa vào các quyết định của
thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế. Vấn đề này cần phải được



6

kiểm soát chặt chẽ nếu không sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía
cung ứng, đẩy cao chi phí y tế.
Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế
nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế.

Muốn cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm
bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Nói một cách khác, trong thị
trường dịch vụ y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo.
Do tính chất đặc thù của dịch vụ y tế và thị trường y tế, Nhà nước đóng
vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe. Nhà nước cần giữ vai trò cung ứng đối với các dịch vụ y tế công cộng
và dịch vụ dành cho các đối tượng cần ưu tiên còn để tư nhân cung ứng dịch
vụ y tế tư. Đồng thời với sự tạo điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình
dịch vụ y tế tư, Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và
kiểm soát giá cả, chất lượng dịch vụ, tăng cường thông tin và thẩm định điều
kiện hành nghề.
Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và chăm sóc sức khỏe ở các mức
độ khác nhau. Chính bởi không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên người
dân luôn gặp khó khăn trong việc chi trả các chi phí y tế không lường trước
được. Với đặc điểm như vậy, trong khi nhu cầu của người bệnh và xã hội
ngày càng phát triển nhưng nếu không có dịch vụ y tế thì việc tính mạng của
con người bị đe dọa bởi bệnh tật chỉ là điều sớm hay muộn mà thôi. Trước
tình hình đó, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho con người được đặt lên hàng đầu.
Dịch vụ y tế là một dịch vụ trong đó người cung ứng và người sử dụng
quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ.
Dịch vụ y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường
không thể hoàn toàn tự mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà
phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế). Ví dụ như khi người bệnh
có nhu cầu khám, chữa bệnh thì việc điều trị bằng phương pháp nào, trong
thời gian bao lâu hoàn toàn do thầy thuốc quyết định. Vì vậy, người bệnh chỉ



7


có thể tự lựa chọn nơi điều trị và ở một chừng mực nào đó thì có thể lựa chọn
người chữa bệnh cho mình chứ không thể tự bản thân lựa chọn phương pháp
chữa bệnh cho mình. Mặt khác do dịch vụ y tế là loại hàng hóa gắn liền với
tính mạng con người nên mặc dù không có tiền nhưng vẫn cần phải khám,
điều trị bệnh. Đây cũng chính là điểm khác biệt so với các loại hàng hóa khác.
Với các loại hàng hóa khác, người mua có nhiều phương pháp để lựa chọn,
thậm chí có thể không mua nếu như khả năng tài chính không cho phép.
1.1.2. Đặc điểm
Cũng như các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ y tế có các đặc điểm sau:
- Tính chất vô hình của dịch vụ: Dịch vụ xuất hiện đa dạng nhưng
không tồn tại ở một mô hình cụ thể như đối với sản xuất hàng hóa.
- Tính chất đúng thời điểm và không thể dự trữ, nếu như không thỏa
mãn hai điều kiện này thì dịch vụ không có giá trị.
- Do phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Không gian, thời gian, trạng thái tâm
lý, hoàn cảnh của các bên tham gia nên chất lượng dịch vụ mang tính chất
không đồng đều.
- Do tính chất không thể dự trữ và không đồng đều nên gặp khó khăn
trong việc tiêu chuẩn hóa dịch vụ. Tuy nhiên, vẫn có thể xác định được một
mức độ phục vụ nhất định nào đó.
- Dịch vụ không thể tồn tại độc lập mà gắn liền với người tạo ra dịch vụ.
Khác với hàng hóa, dịch vụ là sự gắn chặt song hành giữa dịch vụ với người
tạo ra dịch vụ.
- Chính từ sự yêu cầu của người sử dụng mà dịch vụ hình thành và quá
trình tạo ra dịch vụ cũng chính là quá trình tiêu dùng dịch vụ. Đó là sự ảnh
hưởng mật thiết của người tiêu dùng với sự tồn tại của dịch vụ.
Tuy nhiên, dịch vụ y tế có những đặc điểm riêng không giống với các
dịch vụ khác như:




8

- Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe
khác nhau. Chính bởi bệnh tật là điều mà người ta không đoán trước được nên
thường gặp khó khăn trong việc chi trả các chi phí y tế.
- Dịch vụ y tế là dịch vụ đi ngược lại với thông lệ “cầu quyết định
cung”, trong dịch vụ y tế “cung quyết định cầu” bởi người dân hoàn toàn phụ
thuộc vào những quyết định của bác sĩ.
- Dịch vụ y tế là loại hàng hóa luôn gắn liền với sức khỏe của con
người, chính vì vậy, dù không có tiền nhưng người ta vẫn phải mua để chăm
sóc sức khỏe cho bản thân mình.
- Dịch vụ y tế nhiều khi không bình đẳng trong mối quan hệ, đặc biệt
trong tình trạng cấp cứu: Không thể chờ đợi được và phải chấp nhận dịch vụ
bằng mọi giá.
- Bên cung cấp dịch vụ có thể là một tổ chức mà cũng có thể là cá nhân.
Để được là bên cung cấp dịch vụ y tế thì phải có giấy phép hành nghề theo
quy định của Nhà nước.
1.1.3. Phân loại dịch vụ y tế
a. Phân loại theo đối tượng phục vụ
Có 3 loại dịch vụ y tế: dịch vụ y tế công cộng, dịch vụ y tế cho các đối
tượng cần chăm sóc ưu tiên, dịch vụ y tế cá nhân. Trong đó:
- Dịch vụ y tế công cộng là các dịch vụ mà lợi ích của những dịch vụ
này không chỉ giới hạn ở việc cung ứng trực tiếp dịch vụ khám, chữa bệnh
cho người sử dụng mà còn cung ứng gián tiếp cho cộng đồng các dịch vụ
phòng bệnh, giáo dục y tế.
- Dịch vụ y tế cho các đối tượng cần chăm sóc ưu tiên: sẽ được dành
cho một số đối tượng đặc biệt như người nghèo, bà mẹ và trẻ em, người có
công với cách mạng.
- Dịch vụ y tế cá nhân: là các dịch vụ y tế chỉ cung ứng trực tiếp cho
người sử dụng dịch vụ.




9

b. Phân loại theo phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám,
chữa bệnh
Danh mục kỹ thuật trong khám, chữa bệnh là những dịch vụ y tế mà
các cơ sở y tế đăng ký với Nhà nước được cung cấp tại đơn vị mình. Danh
mục kỹ thuật trong khám, chữa bệnh được sắp xếp theo chuyên khoa, chuyên
ngành dịch vụ như: dịch vụ khoa ngoại, chấn thương, nội, sản, nhi,
Phân tuyến kỹ thuật là những quy định của cơ quan Nhà nước trong
phạm vi chuyên môn kỹ thuật cho các tuyến từ tuyến xã, huyện, tỉnh đến
Trung ương.
Theo tiêu thức này, dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động sau:
- Hoạt động y tế dự phòng (bao gồm cả lĩnh vực vệ sinh an toàn thực
phẩm).
- Hoạt động khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng.
- Hoạt động khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
- Hoạt động sản xuất, kiểm nghiệm và phân phối thuốc.
c. Phân loại theo tiêu thức của WTO
- Các dịch vụ nha khoa và y tế: Các dịch vụ chủ yếu nhằm mục đích dự
phòng, chuẩn đoán và chữa bệnh qua tham vấn với các bệnh nhân mà không
có chăm sóc tại bệnh viện
- Các dịch vụ do hộ sinh, y tá, vật lý trị liệu và nhân viên kỹ thuật y tế
cung cấp: Các dịch vụ như giám sát trong thai kì và sinh con chăm sóc
(không nhập viện), tư vấn và dự phòng cho bệnh nhân tại gia.
- Các dịch vụ bệnh viện: Các dịch vụ được cung cấp theo chỉ dẫn của
bác sĩ chủ yếu đối với các bệnh nhân nội trú nhằm mục đích chữa trị, phục hồi
và/ hoặc duy trì tình trạng sức khỏe

- Các dịch vụ y tế con người khác: Các dịch vụ ngoại trú; Các dịch vụ y
tế kèm nơi ở thay vì các dịch vụ bệnh viện.



10

1.1.4. Khu vực cung cấp dịch vụ y tế
a. Khu vực công cộng
Khu vực công cộng cung cấp dịch vụ y tế chính là Nhà nước. Nhà nước
cung cấp các dịch vụ y tế mà thị trường không thể đáp ứng được hoặc nếu có
thì cũng rất ít. Các dịch vụ được khu vực này cung cấp bằng cách:
- Xây dựng các bệnh viện phục vụ người dân. Mọi người đều có thể
đến đó khám, chữa bệnh và được tư vấn miễn phí về những dịch vụ cần thiết.
- Tiêm phòng vacxin miễn phí.
- Cấp phát thuốc miễn phí.
- Tổ chức vận động cán bộ, bác sĩ đến những vùng sâu, vùng xa để
khám, chữa bệnh.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn
cho các bác sĩ.
- Mở các cuộc trao đổi chuyên môn giữa các y, bác sĩ.
b. Khu vực tư nhân
Khu vực này cung cấp dịch vụ y tế bằng cách tự mở các phòng khám
để phục vụ mọi người. Tất cả mọi người tới đây đều được thỏa mãn nhu cầu
của mình. Do đặc điểm của khu vực này là vì mục tiêu lợi nhuận nên giá cả
của những dịch vụ mà khu vực tư nhân cung cấp luôn mắc hơn so với khu vực
công. Nhưng lợi thế của khu vực tư nhân là cung ứng dịch vụ một cách nhanh
gọn và người dân đến khám, chữa bệnh hầu như có ấn tượng tốt.
Như đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng dịch vụ y tế là không thể
thiếu đối với mỗi người trong cuộc sống. Đó là một dịch vụ đặc biệt với đặc

điểm riêng biệt là con người mặc dù không có khả năng chi trả nhưng vẫn
phải tiêu dùng. Nhưng mục tiêu cuối cùng của các nhà tư nhân này đều là đạt
lợi nhuận tối đa. Chính vì vậy, nhiều lĩnh vực của dịch vụ y tế sẽ không được
các nhà tư nhân tham gia vào vì họ không đạt được mục tiêu lợi nhuận. Mặt
khác, cũng có những nhà tư nhân vì mục tiêu lợi nhuận mà họ bất chấp tất cả



11

để có thể đạt được lợi nhuận như: Khám chữa bệnh với giá mắc, thái độ phục
vụ không tốt, ai có tiền thì phục vụ tốt còn không có thì phục vụ với thái độ
thờ ơ
1.2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quy hoạch y tế
1.2.1. Khái niệm quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch y tế
1.2.1.1. Khái niệm quy hoạch ngành, lĩnh vực
Hiện nay trên thực tế có 2 cách định nghĩa cơ bản như sau:
- Cách thứ nhất là định nghĩa theo cách làm quy hoạch: Quy hoạch
ngành, lĩnh vực là một môn khoa học, dựa trên cơ sở của nhiều môn khoa học
khác và mang tính sáng tạo về phương pháp tiếp cận, bộ công cụ và mục
tiêu, kịch bản, phương hướng phát triển, giải pháp thực hiện trên không gian
xác định và theo thời gian, chú trọng tương lai gần, đặt trong xu thế phát triển
chung (Định nghĩa theo cách làm quy hoạch).
Tuy nhiên, khái niệm đưa ra như vậy chưa phản ánh đầy đủ công việc
chính mà mới chỉ phản ánh bước thứ nhất là làm quy hoạch.
Từ cách định nghĩa trên, có thể đưa ra sơ đồ, thể hiện khái niệm về làm
quy hoạch ngành, lĩnh vực như sau:
Không gian quy hoạch






Sơ đồ 1.1: Biểu thị nội hàm khái niệm quy hoạch
Thời gian quy hoạch
- Cách định nghĩa thứ hai là một chu trình từ làm, thực hiện quy hoạch
và giám sát, đánh giá quy hoạch: Quy hoạch ngành/lĩnh vực là lộ trình của
Thông tin
Phương án
(Phân tích đánh giá)
Bộ công cụ
(Dự báo lựa chọn)

(
Xu thế phát
triển
Phương hướng,
giải pháp



12

các hoạt động chính để đạt được mục tiêu rõ ràng, chú trọng tổ chức không
gian trên cơ sở khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế tại một phạm vi không
gian nhất định theo thời gian xác định.

Bƣớc 1
Làm quy hoạch
Bƣớc 2

Thực hiện quy hoạch
Bƣớc 3
Giám sát, đánh giá quy
hoạch
Sơ đồ 1.2: Biểu thị quy trình quy hoạch
Cách định nghĩa thứ hai này biểu thị đầy đủ, đúng bản chất hơn so với
cách định nghĩa thứ nhất. Định nghĩa này còn đưa vào những vấn đề mới là
cạnh tranh trong thời đại toàn cầu hóa vào khái niệm như khai thác, phát huy
tiềm năng, lợi thế và quan trọng hơn nữa đã đưa vấn đề nội dung tổ chức
không gian – một nội dung quan trọng của quy hoạch nhưng Việt Nam luôn
yếu kém và cần khắc phục.
1.2.1.2. Khái niệm quy hoạch y tế
Quy hoạch y tế - là quá trình xác định vấn đề sức khỏe cộng đồng. Xác
định nhu cầu và nguồn lực, xây dựng mục tiêu ưu tiên, và đề ra những hành vi
hành chính cần thiết để đạt được những mục tiêu này.
Hệ thống y tế theo quy hoạch này gồm mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế
dự phòng, y tế cơ sở, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, mạng
lưới sản xuất, lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc.
1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển quy hoạch y tế ở Việt Nam
Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO, nền
kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực, uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế và khu vực ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh
những cơ hội phát triển trên mọi lĩnh vực thì cũng có không ít những thách
thức, khó khăn mà nước ta phải đối mặt – đó là cạnh tranh quốc tế. Chúng ta



13

phải cạnh tranh trên về mọi mặt, vì vậy, cạnh tranh về y tế không nằm ngoài

cuộc cạnh tranh này.
Với sự phát triển không ngừng của nền y học thế giới, một vấn đề đặt
ra cho nền y học Việt Nam là chúng ta phải làm như thế nào để có thể đáp
ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của
người dân. Nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng cao nên ngày
càng có nhiều người bệnh tin tưởng vào dịch vụ y tế của nước ngoài. Phải đối
diện với cạnh tranh quốc tế về trình độ công nghệ, dịch vụ y tế chất lượng cao
đang là một thực tế và thách thức cho quy hoạch y tế ở Việt Nam.
Do vậy, vấn đề mang tính cấp thiết là chúng ta phải có những giải pháp
cần thiết trong đào tạo, nghiên cứu, quản lý, đặc biệt là xây dựng, phát triển
quy hoạch y tế để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân,
tiến tới xuất khẩu dịch vụ y tế và nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường
quốc tế.
1.2.3. Tình hình quy hoạch y tế Việt Nam những năm gần đây và một số
kinh nghiệm phát triển y học của các nước trên thế giới
1.2.3.1. Tình hình quy hoạch y tế tại Việt Nam
a. Cung ứng dịch vụ y tế dự phòng
Ở tuyến tỉnh đã có 63 trung tâm y tế dự phòng tỉnh, 63 Chi cục DS -
KHHGĐ, 62 trung tâm phòng chống HIV/AIDS, 20 Chi cục An toàn vệ sinh
thực phẩm và các trung tâm chuyên khoa Nội tiết, Lao, phòng chống bệnh xã
hội.
Cơ bản kiểm soát tốt bệnh dịch, không để xảy ra dịch lớn. Duy trì tỷ lệ
tiêm chủng cao như thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, sởi. Đạt kế
hoạch tất cả các chỉ tiêu về phòng chống lao và hầu hết các các chỉ tiêu về
phòng chống HIV/AIDS. Chương trình phòng chống lao bao phủ 100% lãnh
thổ, giảm tỷ lệ mắc còn 225/100.000 dân (2011); chữa khỏi cho 92% số bệnh
nhân lao mới được phát hiện hằng năm.




14

Giảm dần số trường hợp mắc và chết do HIV/AIDS hằng năm. Các
chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm được mở rộng cả về phạm
vi bao phủ, đối tượng được sàng lọc, quản lý điều trị. Chương trình phòng
chống tăng huyết áp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch truyền thông. Xây
dựng mạng lưới tổ chức chương trình phòng chống đái tháo đường. Triển khai
có hiệu quả việc kiểm soát các bệnh gây mù có thể phòng chữa được theo Kế
hoạch quốc gia phòng chống mù lòa giai đoạn 2009 - 2013.
Đạt và vượt kế hoạch các chỉ tiêu sức khỏe bà mẹ và chăm sóc thai sản
năm 2012 như sàng lọc trước sinh và sơ sinh, số người mới sử dụng các biện
pháp tránh thai, quản lý và chăm sóc thai sản. Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở
trẻ em dưới 5 tuổi ước tính là 16,2%, giảm 0,6% so với năm 2011.
b. Cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng
Mạng lưới tổ chức KCB ngày càng được mở rộng. Đến hết năm 2012,
cả nước có 1.180 bệnh viện với 25,04 giường bệnh/10.000 dân (24,3 giường
công lập). Có 35 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến TW; 382 bệnh viện
đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh tập trung ở tỉnh lỵ. Hầu hết các huyện
(561) đều có bệnh viện đa khoa thực hiện cung ứng dịch vụ KCB ban đầu. Có
150 bệnh viện tư nhân được cấp phép hoạt động với 9.611 giường bệnh.
Ngoài ra 78,8% các TYT xã đã triển khai KCB BHYT.
Dịch vụ KCB tại bệnh viện gia tăng đáng kể. Năm 2012 đã có gần 132
triệu lượt khám tại bệnh viện, tăng 6,8% so với năm 2011, trong đó tăng nhiều
nhất là khối bệnh viện tư nhân (19,1%). Tình hình quá tải tại các bệnh viện
tuyến trung ương và tuyến tỉnh được cải thiện một phần, tỷ lệ sử dụng giường
bệnh giảm nhẹ.
Khả năng cung ứng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở được cải thiện.
Từ các đề án 225 và 47, đã có 145 bệnh viện huyện, 46 phòng khám đa khoa
khu vực hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tại tuyến huyện, sau 10 năm, số
bệnh viện đa khoa tăng 17%, số giường bệnh tăng 64%. 76,8% số trạm y tế xã

đạt chuẩn quốc gia y tế xã năm 2011.



15

Tình hình sử dụng dịch vụ y tế tại tuyến y tế cơ sở đặc biệt là bệnh viện
đa khoa huyện tăng rõ rệt. Tỷ lệ người sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú tăng từ
11,9% (2004) lên 17,6% (2010), KCB nội trú tăng tương ứng từ 35,4% lên
38,2%. Số lượt người bệnh nội trú tăng 1,5 lần và số lượt người bệnh ngoại
trú tăng 3 lần sau 10 năm. Năm 2012, với số giường bệnh chỉ chiếm 30,5%
nhưng tổng số khám bệnh chiếm 45%.
Mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) được quan tâm với trên 500 bác sĩ
chuyên khoa cấp I đã được đào tạo. Đề án phát triển BSGĐ được phê duyệt
nhằm tăng cường năng lực quản lý, cung cấp dịch vụ CSSK toàn diện, liên tục
cho các cá nhân và hộ gia đình. Từ năm 2013 đến năm 2015, thí điểm thành
lập 80 phòng khám BSGĐ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số địa phương.
Chăm sóc liên tục đã có kết quả đáng khích lệ trong một số chương trình mục
tiêu quốc gia về y tế.
Mạng lưới bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng đã được hình
thành tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Chương trình phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng được phát triển rộng khắp tại 51 tỉnh, thành phố với 337 quận,
huyện và 4.604 xã, phường; tính đến năm 2010, đã điều tra, phát hiện, quản lý
sức khỏe cho hơn 170.000 người khuyết tật, tiến hành phục hồi chức năng cho
23,2% người có nhu cầu và 44,7% người khuyết tật.
Cung ứng dịch vụ KCB bằng YHCT được mở rộng theo Kế hoạch hành
động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020.
Cả nước hiện có 58 bệnh viện YHCT; 100% bệnh viện đa khoa tỉnh và 90%
bệnh viện huyện có khoa hoặc tổ YHCT, 85% số TYT xã có hoạt động KCB
bằng y dược học cổ truyền. Ngoài ra còn có 3 bệnh viện và hơn 10.000 phòng

chẩn trị y dược học cổ truyền tư nhân. Tỷ lệ KCB bằng YHCT chiếm 8,8% ở
tuyến tỉnh, 9,1% ở tuyến huyện và 24,6% ở tuyến xã.
c. Củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở
- Củng cố tổ chức, mạng lưới và hoạt động chuyên môn của y tế xã.
Bảo đảm 80% số trạm y tế xã có bác sĩ, trong đó 100% các trạm y tế xã ở



16

đồng bằng và 60% các trạm y tế xã miền núi có bác sĩ; 100% trạm y tế xã có
nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản, nhi, trong đó 80% là nữ hộ sinh trung học; 80% trạm
y tế xã có cán bộ làm công tác y dược học cổ truyền; trung bình mỗi cán bộ
trạm y tế xã phục vụ từ 1.000 đến 1.200 dân. Bảo đảm tối thiểu có 5 cán bộ y
tế theo chức danh do Bộ Y tế quy định cho 1 trạm y tế xã. Ở các thành phố
lớn, số lượng cán bộ trạm y tế được cân đối theo tỷ lệ cứ 1.400 đến 1.500 dân
có một cán bộ trạm y tế phường phục vụ.
- Bảo đảm mỗi thôn, bản có từ 1 đến 2 nhân viên y tế có trình độ từ sơ
học y trở lên hoạt động.
- Các doanh nghiệp có số lượng công nhân từ 200 đến dưới 500 người
phải có từ 01 - 03 cán bộ y tế phục vụ. Các doanh nghiệp có từ 500 công nhân
trở lên phải thành lập trạm y tế của doanh nghiệp.
- Bảo đảm mỗi trường phổ thông có từ 01 - 02 cán bộ y tế phục vụ. Các
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có trạm y tế cơ sở.
d. Củng cố và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dược, phát triển
hệ thống sản xuất, lưu thông phân phối và cung ứng thuốc. Bảo đảm an toàn
vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm
- Kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dược phẩm, an
toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm từ trung ương đến địa phương.
+ Kiện toàn Phòng quản lý dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ

phẩm; xây dựng và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ Trung tâm kiểm nghiệm
dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm ở các Sở Y tế.
+ Thành lập Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia
trên cơ sở phát triển Trung tâm Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm hiện
đặt tại Viện Dinh dưỡng.
+ Củng cố cơ quan quản lý nhà nước các cấp về dược phẩm, an toàn vệ
sinh thực phẩm, mỹ phẩm.



17

- Quy hoạch và phát triển ngành dược trở thành một ngành kinh tế - kỹ
thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Quy hoạch và phát triển toàn diện cả về công nghiệp bào chế thuốc,
công nghiệp sản xuất thuốc từ dược liệu, các vùng nuôi, trồng dược liệu trọng
điểm, công nghiệp sản xuất nguyên liệu hoá dược và nguyên liệu kháng sinh
làm thuốc.
+ Quy hoạch, tổ chức lại và phát triển hệ thống phân phối, cung ứng
thuốc, bảo đảm ổn định thị trường thuốc với giá cả hợp lý, bảo đảm chất
lượng phục vụ công tác phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân.
1.2.3.2. Kinh nghiệm phát triển y học của các nước trên thế giới
- Phát triển y học ở Cuba
Sức mạnh của lưỡi hái tử thần không tha bất kỳ quốc gia nào – bất kỳ ai
– bất kỳ độ tuổi nào. Điển hình trường hợp tổng thống Venezuaela, ông cũng
phải trải qua khoảng thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư cùng với nỗi
đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Và sự kiện ông chọn đất nước Cuba để
chữa bệnh như một lời nhắn gởi rằng đây là đất nước đạt được những thành
tựu vĩ đại trong lịch sử y học Thế giới.
Cuba được biết đến là đất nước có hệ thống y tế tốt nhất Thế giới thông

qua sự kiểm định và chứng nhận của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO). Cuba
hiện là nước có tuổi thọ trung bình của người dân thuộc loại cao nhất tại Mỹ
Latinh (78 tuổi). Nhờ áp dụng công nghệ gen, các trung tâm sinh học Cuba đã
sản xuất hàng loạt các dược phẩm công nghệ cao cấp, có uy tín trên thị trường
quốc tế như Vaccine chống viêm não Nhật Bản B,C, điều trị ung thư phổi,
phòng viêm gan B, chữa nhồi máu cơ tim… Cuba đã xuất khẩu 38 loại dược
phẩm tới 40 quốc gia trên Thế giới mang về cho ngân sách nhà nước hàng
trăm triệu USD/năm.
Vào những năm 90 của thế kỷ 20, Cuba trở thành quốc gia đầu tiên
phát triển và tung ra thị trường vaccine viêm não Nhật Bản, sau đó là vaccine



18

viêm gan siêu vi B. Hiện vaccine viêm gan siêu vi B của nước này được xuất
khẩu sang 30 nước trên Thế giới, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Nga,
Pakistan.
Nối tiếp các thành công vang dội đó, đến năm 2012 các nhà khoa học
Cuba đã mang đến cho bệnh nhân ung thư một niềm hy vọng lớn đó là việc
bào chế thành công sản phẩm chống ung thư từ nọc độc của bọ cạp xanh, một
loại bọ cạp đặc chủng của Cuba. Loại sản phẩm này được coi là thành tựu mới
của nền y học Cuba. Bước tiến đột phá trong nền Y học Cuba không những
chứng minh đất nước Cuba có nền y học tiến bộ nhất Thế giới mà còn là cánh
tay chìa ra giành lấy sinh mạng của những con người đang cố gắng vượt qua
căn bệnh ung thư quái ác.
- Phát triển y học ở Singapore
Là một quốc đảo nhỏ bé với hơn năm triệu dân, không có tài nguyên
thiên nhiên, Singapore chỉ dựa vào nguồn tài nguyên duy nhất là con người.
Từ lâu Singapore đã xác định muốn tồn tại, phát triển và phồn thịnh, họ phải

tập trung mạnh vào công nghệ và dịch vụ chất lượng cao trong đó có công
nghệ sinh y học và dịch vụ y tế.
Trong những năm qua, chính phủ Singapore đã đầu tư rất mạnh cho
công nghệ sinh y học, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo, quyết tâm
biến Singapore thành trung tâm hàng đầu thế giới về công nghệ sinh y học.
Các tập đoàn y tế nhà nước và tư nhân của Singapore đã mở văn phòng
đại diện ở khắp mọi nơi trên thế giới nhưng thị trường trọng điểm của họ vẫn
là các nước ASEAN. Ở Việt Nam có các văn phòng như: Singhealth, NHG,
Parkway… Ở Singapore những điều kiện tiên quyết để phát triển y học là uy
tín, trọng thị và rõ ràng. Các chuyên gia tâm lý đã khẳng định, yếu tố tâm lý
tác động rất nhiều đến sự chuyển biến của bệnh tật. Trong quá trình chữa
bệnh, điều trị về tinh thần là vô cùng quan trọng. Có những bệnh nhân mắc
phải căn bệnh nan y như ung thư, nếu được sống trong một môi trường thân
thiện, thoải mái, tâm lý tốt, có thể kéo dài sự sống thêm vài năm, thậm chí là



19

vài chục năm. Chính điều này đã được các bác sỹ tại Singapore áp dụng rất
thành công, nhờ vậy và đất nước Singapore trở thành nước xuất khẩu dịch vụ
y tế hàng đầu ASEAN.
- Kinh nghiệm của Nhật Bản trong lộ trình thực hiện Bảo hiểm Y tế
(BHYT) toàn dân cũng như đối phó với già hoá dân số.
Phương thức chi trả BHYT được áp dụng tại Nhật như người dân vùng
nông thôn sẽ mua BHYT với giá thấp hơn ở thành thị nhưng chất lượng dịch
vụ thì như nhau. Như vậy chính sách BHYT sẽ tác động đến thu nhập, mang
lại an sinh xã hội.
Đối với già hóa dân số, không chỉ là nâng cao tuổi thọ mà còn là năm
sống khỏe mạnh và đóng góp cho xã hội của người già. Điều này cần được

thực hiện thông qua chính sách bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho người
già để họ vẫn tiếp tục lao động và đóng góp cho xã hội.
Ở Nhật, thực hiện BHYT bắt buộc. Trước đây, hệ thống BHYT toàn
dân của Nhật không chi trả cho kiểm tra sức khỏe ban đầu, nhưng hiện nay đã
bắt đầu thay đổi và sử dụng nguồn tài chính BHYT cho khám sức khỏe. Sự
phát triển của khối y tế tư nhân góp phần giảm gánh nặng cho tầng lớp trung
lưu, trong đó thẻ BHYT sẽ được chi trả tại các cơ sở y tế tư nhân này.
Đó là mô hình hay mà Việt Nam có thể áp dụng trong 10-15 năm tới
nhằm giảm quá tải bệnh viện, giảm chi phí đầu tư công.
- Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực y tế của một số nước trong khu
vực:
Thiếu hụt bác sĩ và mất cân đối trong phân bổ nhân lực y tế là một vấn
đề của nhiều quốc gia, giải pháp nhằm giải quyết tình trạng này ở một số
nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Philippines,… là:
+ Tăng cường đào tạo: Mở rộng mạng lưới đào tạo nhân lực y tế. Các
chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo chuyên khoa được phát triển
theo nhu cầu thực tế của đất nước trong từng giai đoạn.

×