Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 124 trang )



4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Bài tập hóa học : BTHH
Công thức cấu tạo : CTCT
Công thức phân tử : CTPT
Công thức tổng quát : CTTQ
Đối chứng : ĐC
Giáo viên : GV
Hệ thống bài tập : HTBT
Học sinh : HS
Phương trình hóa học: PTHH
Sách giáo khoa : SGK
Sách tham khảo : STK
Thực nghiệm : TN
Trung học phổ thông : THPT
















5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1 85
Bảng 3.2. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1 85
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 86
Bảng 3.4. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 1 86
Bảng 3.5. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2 87
Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2 87
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 88
Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 2 88
Bảng 3.9. Bảng điểm bài kiểm tra lần 3 89
Bảng 3.10. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 3 89
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 90
Bảng 3.12. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 3 90
Bảng 3.13. Bảng điểm bài kiểm tra lần 4 91
Bảng 3.14. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 4 91
Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 4 92
Bảng 3.16. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 4 92
Bảng 3.17. Bảng điểm bài kiểm tra lần 5 93
Bảng 3.18. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 5 93
Bảng 3.19. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 5 94
Bảng 3.20. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 5 94
Bảng 3.21. Tổng hợp kết quả của 5 bài kiểm tra 95

Bảng 3.22. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích tổng hợp 5 bài kiểm tra 95
Bảng 3.23. Tổng hợp kết quả học tập của 5 bài kiểm tra 96
Bảng 3.24. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 5 bài kiểm tra 96





6


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1. Chu trình tự học 6
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc của hệ bài tập 9
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1 86
Hình 3.2. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 86
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2 88
Hình 3.4. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 88
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 3 90
Hình 3.6. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 90
Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 4 92
Hình 3.8. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 4 92
Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 5 9
Hình 3.10. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 5 94
Hình 3.11. Đồ thị đường lũy tích 5 bài kiểm tra 96
Hình 3.12. Đồ thị tổng hợp kết quả học tập của 5 bài kiểm tra 96















7

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ………………………………………………………………………… i
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt …………………………………………… ii
Danh mục các bảng ……………………………………………………………… iii
Danh mục các biểu đồ …………………………………………………………… iv
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ HỌC VÀ BÀI TẬP
HÓA HỌC
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4
1.2. Tự học 5
1.3. Bài tập hóa học 7
1.4. Thực trạng về việc sử dụng hệ thống bài tập và việc tự học của học sinh ở
trường trung học phổ thông 13
Chƣơng 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ BỒI DƢỠNG NĂNG
LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
2.1. Những nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài tập 22

2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập 22
2.3. Các dạng bài tập điển hình và hướng dẫn giải phần hóa học hữu cơ thuộc hóa
học 11 nâng cao ………………………………………………………… 23
2.4. Hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh tự học …………………………… 54
2.5. Sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực tự học phần hóa học hữu cơ
11 nâng cao 79
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm 81
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm 81
3.3. Đối tượng thực nghiệm 81
3.4. Tiến trình và nội dung thực nghiệm sư phạm 82
3.5. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm 83
3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101


8
PHỤ LỤC 104
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, chúng ta đang sống trong xã hội tri thức. Xã hội có sự phát triển
như vũ bão của khoa học kĩ thuật đã và đang dẫn đến bùng nổ thông tin.
Trong giai đoạn này, nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
và hội nhập quốc tế là con người. Trước tình hình đó, để hội nhập với xu thế phát
triển chung của thế giới, của thời đại, một yêu cầu hết sức cấp bách đang đặt ra với
nền giáo dục nước ta là phải liên tục đổi mới, hiện đại hóa nội dung và phương pháp
dạy học. Giáo dục phải tạo ra những con người có năng lực, đầy tự tin, có tính độc
lập, sáng tạo, những người có khả năng tự học, tự đánh giá, có khả năng hòa nhập

và thích nghi với cuộc sống luôn biến đổi. Nghị quyết trung ương Đảng lần thứ 4
(khóa VII) đã xác định: “Phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương
pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng
lực giải quyết vấn đề”.
Vì vậy, hiện nay ở nước ta đang tiến hành việc đổi mới phương pháp dạy
học theo định hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh và bồi dưỡng
phương pháp học tập mà cốt lõi là tự học để họ tự học suốt đời. Có thể nói, dạy học
chủ yếu là dạy cách học, dạy cách tư duy. Dạy cách học chủ yếu là dạy phương
pháp tự học.
Một trong những phương pháp bồi dưỡng học sinh tự học môn Hóa học ở
trường Trung học phổ thông là sử dụng hệ thống bài tập. Bài tập hoá học đóng vai
trò vừa là nội dung vừa là phương tiện để chuyển tải kiến thức, phát triển tư duy và
kỹ năng thực hành bộ môn một cách hiệu quả nhất. Bài tập hoá học không chỉ củng
cố nâng cao kiến thức, vận dụng kiến thức mà còn là phương tiện để tìm tòi, hình
thành kiến thức mới.
Mặt khác, do thời gian dạy học môn Hoá học trên lớp còn hạn hẹp, thời gian
ôn tập, hệ thống hoá kiến thức Hóa học 11 nâng cao và giải bài tập chưa được
nhiều, không phải học sinh nào cũng đủ thời gian để thấu hiểu, ghi nhớ và vận dụng
những kiến thức mà giáo viên truyền thụ ở trên lớp. Vì vậy, việc tự học ở nhà của


9
học sinh là rất quan trọng và cần thiết.
Với những lí do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài : “ Bồi dƣỡng năng lực
tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11
nâng cao ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa
học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao trường Trung học phổ thông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
3.2. Sưu tầm và xây dựng HTBT bồi dưỡng năng lực tự học phần hoá học hữu
cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao.
3.3. Hướng dẫn HS sử dụng HTBT đã xây dựng một cách hợp lí, hiệu quả.
3.4. TN sư phạm để đánh giá hiệu quả của HTBT đã xây dựng và các biện pháp
đã đề xuất, từ đó rút ra kết luận về khả năng áp dụng đối với HTBT đã đề xuất.
3.5. Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng hệ thống BTHH bồi dưỡng việc tự học cho
HS trong quá trình dạy học.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Việc xây dựng HTBT bồi dưỡng năng lực tự học cho
HS phần hóa học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao .
- Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu lý luận về việc HS tự học.
- Nghiên cứu về tác dụng và cách sử dụng bài tập trong dạy học hoá học.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng các phiếu câu hỏi
- Phỏng vấn.
- TN sư phạm đánh giá hiệu quả, tính khả thi của HTBT và các biện pháp bồi
dưỡng HS tự học đã đề xuất.
5.3. Xử lí kết quả TN sư phạm bằng các phương pháp thống kê toán học.



10

6. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung kiến thức được giới hạn trong 6 chương : “Đại cương về hoá học
hữu cơ”, “Hiđrocacbon no”, “ Hiđrocacbon không no”, “Hiđrocacbon thơm - nguồn

hiđrocacbon thiên nhiên”, “Dẫn xuất halogen – Ancol - Phenol” và “Anđehit –
Xeton - Axit cacboxylic ” thuộc Hóa học 11 (chương trình nâng cao) ở trường
THPT.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng hợp lí, có hiệu quả HTBT bồi dưỡng năng lực tự
học cho học sinh phần hóa học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao thì sẽ nâng cao
được chất lượng dạy học hóa học hiện nay ở trường THPT.
8. Những đóng góp của đề tài
8.1. Về lý luận
Bước đầu xác định được cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống bài tập
theo từng chương phần hoá học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao nhằm bồi dưỡng
năng lực tự học cho HS
8.2. Về thực tiễn
- Nội dung của luận văn giúp giáo viên có thêm tư liệu bổ ích cho việc giảng
dạy hoá học phần hữu cơ lớp 11
- Giúp HS rèn luyện các kỹ năng giải BTHH góp phần nâng cao chất lượng
dạy học hóa học ở trường THPT.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tự học và bài tập hoá học
Chương 2: Hệ thống bài tập hóa học hữu cơ bồi dưỡng năng lực tự học cho
học sinh
Chương 3:Thực nghiệm sư phạm





11


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ HỌC VÀ BÀI TẬP HÓA HỌC

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về BTHH và việc sử dụng BTHH trong dạy
học hoá học. Ở trong nước có GS.TS. Nguyễn Ngọc Quang nghiên cứu lý luận về
bài toán; PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường nghiên cứu về bài tập thực nghiệm định
lượng; PGS.TS. Lê Xuân Trọng, PGS.TS. Đào Hữu Vinh, PGS.TS. Cao Cự Giác và
nhiều tác giả khác quan tâm đến nội dung và phương pháp giải toán, Các tác giả
ngoài nước như Apkin G.L, Xereda. I.P, nghiên cứu về phương pháp giải toán.
Đã có một số luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành hóa học nghiên cứu về
vấn đề sử dụng hệ thống BTHH ở trường THPT ở các khía cạnh, mức độ khác nhau
như :
1. Hoàng Kiều Trang (2004), Tăng cường năng lực tự học phần hoá vô cơ
(chuyên môn I) cho HS ở trường Cao đẳng Sư phạm bằng phương pháp tự
học có hướng dẫn theo môđun, Luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần
hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ
Chí Minh.
3. Văn Thị Ngọc Linh (2008), Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều
lựa chọn phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức lớp 11- chương trình chuẩn,
Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
4. Vũ Thị Phương Linh (2009), Thiết kế E-book hỗ trợ việc dạy và học phần
Hóa hữu cơ lớp 11 THPT (chương trình nâng cao), Luận văn thạc sĩ giáo
dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
5. Phạm Thùy Linh (2009), Thiết kế E-book hỗ trợ khả năng tự học của HS lớp
12 chương “Đại cương về kim loại” chương trình chuẩn, Luận văn thạc sĩ
giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
6. Lại Tố Trân (2009), Xây dựng HTBT phát triển tư duy cho HS phần hóa hữu

cơ lớp 11 chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.


12
Hồ Chí Minh.
7. Tống Thanh Tùng (2009), Thiết kế E-book hóa học lớp 12 phần Crôm, sắt,
đồng nhằm hỗ trợ HS tự học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ
Chí Minh.
8. Trần Thị Thanh Hà (2009), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo
môđun nhằm nâng cao năng lực tự học cho HSG hóa lớp 12, Luận văn thạc
sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng
lực tự học cho HS giỏi hóa lớp 11, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.
Hồ Chí Minh.
10. Đặng Nguyễn Phương Khanh (2010), Thiết kế ebook hỗ trợ HS tự học hóa
học lớp 9 THCS, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Ngọc Nguyên (2010), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo
môđun nhằm nâng cao năng lực tự học cho HSG hóa lớp 11, Luận văn thạc sĩ
giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
12. Đỗ Thị Việt Phương (2010), Thiết kế ebook hướng dẫn HS tự học phần hóa
vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP
TP. Hồ Chí Minh.
Như vậy, việc sử dụng hệ thống BTHH phần hoá học hữu cơ thuộc Hóa học 11
nâng cao trường THPT bồi dưỡng năng lực tự học cho HS vẫn chưa được quan
tâm đúng mức. Điều đó gây trở ngại lớn cho HS khi học phần này. Do đó, xây
dựng và sử dụng HTBT bồi dưỡng năng lực tự học cho HS phần hóa học hữu
cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao là cần thiết.
1.2. Tự học
1.2.1. Khái niệm tự học
Theo GS.TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy

nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp ) và có
khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động
cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có
chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý
muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi vv ) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu


13
biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [23, tr.59 - 60].
Từ quan điểm về tự học nêu trên, chúng tôi đi đến định nghĩa về tự học như
sau: Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh
tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình
nhằm đạt được mục đích nhất định.
1.2.2. Các hình thức của tự học
Theo TS. Trịnh Văn Biều [ 10, tr.38], có 3 hình thức tự học :
- Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận
dụng các kiến thức trong đó. Cách học này sẽ đem lại rất nhiều khó khăn cho người
học, mất nhiều thời gian và đòi hỏi khả năng tự học rất cao.
- Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc
bằng các phương tiện thông tin khác.
- Tự học có hướng dẫn trực tiếp : Có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết
trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học.
1.2.3. Chu trình tự học của học sinh [23]
Chu trình tự học của HS là một chu trình 3 thời :
- Tự nghiên cứu
- Tự thể hiện
- Tự kiểm tra, tự điều chỉnh






Thời (1) : Tự nghiên cứu
Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định
hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo
ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân.
Thời (2) : Tự thể hiện
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các
tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu
Hình 1.1.Chu trình tự học
(3)
Tự kiểm tra, Tự
điểu chỉnh
(2)
Tự thể hiện
(1)
Tự nghiên cứu
Tự học


14
của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và
thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học.
Thời (3) : Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy, sau khi
thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa
sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức).
1.2.4. Vai trò của tự học
Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng
kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường. Nó giúp khắc phục nghịch lý :

học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn.
Tự học là giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả
của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn. Có phương pháp tự học tốt sẽ
đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi HS biết cách tự học, HS sẽ “có ý thức và xây
dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành,
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự
đào tạo”.
Tự học của HS THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo
dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Vì
vậy, tự học chính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân
loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ thông.
Theo phương châm học suốt đời thì việc “tự học” lại càng có ý nghĩa đặc biệt
đối với HS THPT. Vì nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu
thì khi lên đến các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng, … HS sẽ khó thích ứng
do đó khó có thể thu được một kết quả học tập tốt. Hơn thế nữa, nếu không có khả
năng tự học thì chúng ta không thể đáp ứng được phương châm “Học suốt đời” mà
Hội đồng quốc tế về giáo dục đã đề ra vào tháng 4 năm 1996.
1.3. Bài tập hóa học
1.3.1. Khái niệm bài tập hóa học
Thực tiễn ở trường phổ thông, bài tập giữ vai trò rất quan trọng trong việc


15
thực hiện mục tiêu đào tạo. Bài tập vừa là mục đích, vừa là nội dung, vừa là phương
pháp dạy học hiệu quả. Bài tập cung cấp cho HS cả kiến thức, con đường giành lấy
kiến thức và cả niềm vui sướng của sự phát hiện - tìm ra đáp số - một trạng thái hưng
phấn - hứng thú nhận thức - một yếu tố tâm lý góp phần rất quan trọng trong việc nâng
cao tính hiệu quả của hoạt động thực tiễn của con người, điều này đặc biệt được chú ý

trong nhà trường của các nước phát triển.
Vậy BTHH là gì ? nên hiểu khái niệm này như thế nào cho trọn vẹn, đặc biệt là
GV nên sử dụng BTHH như thế nào để đạt hiệu quả trí - đức dục cao nhất ?
Theo từ điển tiếng việt, bài tập là yêu cầu của chương trình cho HS làm để
vận dụng những điều đã học và cần giải quyết vấn đề bằng phương pháp khoa học.
Một số tài liệu lý luận dạy học “thường dùng bài toán hoá học” để chỉ những bài tập
định lượng - đó là những bài tập có tính toán - khi HS cần thực hiện những phép
tính nhất định.
Theo các nhà lý luận dạy học Liên Xô (cũ), bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài
toán, mà trong khi hoàn thành chúng, HS vừa nắm được, vừa hoàn thiện một tri
thức hay một kỹ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả lời viết hoặc kèm theo
thực nghiệm.
Ở nước ta, sách giáo khoa hoặc sách tham khảo, thuật ngữ “bài tập” được
dùng theo quan điểm này.
Về mặt lý luận dạy học, để phát huy tối đa tác dụng của BTHH trong quá
trình dạy học người GV phải sử dụng và hiểu nó theo quan điểm hệ thống và lý
thuyết hoạt động. Một HS lớp 1 không thể xem bài tập lớp 11 là một “bài tập” và
ngược lại, đối với HS lớp 11, bài toán lớp 1 không còn là “bài tập” nữa ! Bài tập chỉ
có thể là “bài tập” khi nó trở thành đối tượng hoạt động của chủ thể, khi có một
người nào đó có nhu cầu chọn nó làm đối tượng, mong muốn giải nó, tức là khi có
một “người giải”. Vì vậy, bài tập và người học có mối quan hệ mật thiết tạo thành
một hệ thống toàn vẹn, thống nhất, và liên hệ chặt chẽ với nhau.
a) Bài tập - đối tượng
b) Người giải - chủ thể
 Bài tập là một hệ thông tin chính xác, bao gồm 2 tập hợp gắn bó chặt chẽ, tác
động qua lại với nhau đó là những điều kiện và những yêu cầu.


16
 Người giải (hệ giải) bao gồm hai thành tố là cách giải và phương tiện giải (các

cách biến đổi, thao tác trí tuệ, ).








Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc của hệ bài tập
Thông thường trong sách giáo khoa và tài liệu lý luận dạy học bộ môn, người
ta hiểu bài tập là nhưng bài luyện tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích
chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng hoá học, hình thành khái niệm, phát triển tư
duy hoá học và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức của HS vào thực tiễn.
1.3.2. Tác dụng của bài tập hóa học [22], [29]
 BTHH là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để dạy
HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập nghiên
cứu khoa học, biến những kiến thức đã thu được qua bài giảng thành kiến thức của
chính mình. Kiến thức nhớ lâu khi được vận dụng thường xuyên như M.A Đanilôp
nhận định: “Kiến thức sẽ được nắm vững thực sự, nếu HS có thể vận dụng thành
thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và thực hành”.
 Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. Chỉ có
vận dụng kiến thức vào giải bài tập HS mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc.
 Là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức một cách tốt
nhất.
 Rèn luyện kỹ năng hoá học cho HS như kỹ năng viết và cân bằng phương
trình phản ứng, kỹ năng tính toán theo công thức và phương trình hoá học, kỹ năng
thực hành như cân, đo, đun nóng, nung, sấy, lọc, nhận biết hoá chất
 Phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh cho HS (HS cần phải hiểu
sâu mới hiểu được trọn vẹn). Một số bài tập có tình huống đặc biệt, ngoài cách giải

Bài tập

Những điều kiện
Những yêu cầu
Người giải

Phương pháp giải
Phương tiện giải


17
thông thường còn có cách giải độc đáo nếu HS có tầm nhìn sắc xảo. Thông thường
nên yêu cầu HS giải bằng nhiều cách, có thể tìm cách giải ngắn nhất, hay nhất - đó
là cách rèn luyện trí thông minh cho HS. Khi giải bài toán bằng nhiều cách dưới góc
độ khác nhau thì khả năng tư duy của HS tăng nên gấp nhiều lần so với một HS giải
nhiều bài toán bằng một cách và không phân tích đến nơi đến chốn.
 BTHH còn được sử dụng như một phương tiện nghiên cứu tài liệu mới
(hình thành khái niệm, định luật ) khi trang bị kiến thức mới, giúp HS tích cực, tự
lực, lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và bền vững. Điều này thể hiện rõ khi HS
làm bài tập thực nghiệm định lượng.
 BTHH phát huy tính tích cực, tự lực của HS và hình thành phương pháp
học tập hợp lý.
 BTHH còn là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của HS một cách
chính xác.
 BTHH có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong, rèn tính kiên nhẫn, trung
thực, chính xác khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học (có tổ chức, kế
hoạch ), nâng cao hứng thú học tập bộ môn. Điều này thể hiện rõ khi giải bài tập
thực nghiệm.
Bản thân một BTHH chưa có tác dụng gì cả: không phải một BTHH “hay”
thì luôn có tác dụng tích cực! Vấn đề phụ thuộc chủ yếu là “ người sử dụng nó”.

Làm thế nào phải biết trao đúng đối tượng, phải biết cách khai thác triệt để mọi
khía cạnh của bài toán, để HS tự mình tìm ra cách giải, lúc đó BTHH mới thật sự
có ý nghĩa.
1.3.3. Phân loại bài tập hóa học [12]
Theo quan niệm thông thường, bài tập gồm cả câu hỏi và bài toán. BTHH
được chia làm 2 loại là bài tập trắc nghiệm tự luận (thường quen gọi là bài tập tự
luận) và bài tập trắc nghiệm khách quan (thường quen gọi là bài tập trắc nghiệm).
- Bài tập tự luận là loại bài tập, HS phải trình phải tự viết câu trả lời, HS phải
tự trình bày, lí giải, chứng minh bằng ngôn ngữ của mình.
- Bài tập trắc nghiệm là loại bài tập khi làm bài HS chỉ phải chọn câu trả lời
trong số các câu trả lời đã được cung cấp. Do không phải viết câu trả lời nên thời
gian dành cho việc đọc, suy nghĩ và chọn câu trả lời chỉ từ 1 – 2 phút. Gọi là trắc


18
nghiệm khách quan do cách chấm điểm rất khách quan. Bài làm của HS được chấm
bằng cách đếm số lần chọn được câu trả lời đúng nên không phụ thuộc vào sự đánh
giá chủ quan của người chấm.
1.3.4. Hoạt động của học sinh trong quá trình tìm kiếm lời giải cho bài tập hóa
học [13]
1.3.4.1. Các giai đoạn của quá trình giải bài tập hóa học
Bao gồm 4 giai đoạn cơ bản như sau :
a) Nghiên cứu đầu bài
+ Đọc kỹ đầu bài.
+ Phân tích các điều kiện và yêu cầu của đề bài (nên tóm tắt dưới dạng sơ đồ
cho dễ sử dụng).
+ Chuyển các giả thiết đã cho về các giả thiết cơ bản.
+ Viết các PTHH có thể xảy ra.
b) Xây dựng tiến trình luận giải
Xây dựng tiến trình luận giải thực chất là đi tìm con đường đi từ cái cần tìm

đến cái đã cho. Bằng cách xét một vài các bài toán phụ liên quan. Tính logic của bài
toán có chặt chẽ hay không là ở giai đoạn này. Nếu GV biết rèn luyện cho HS tự
xây dựng cho mình một tiến trình luận giải tốt, tức là GV đã dạy cho HS bằng bài
tập. Thông qua đó HS không chỉ nắm vững kiến thức, biết cách giải mà còn có được
một cách thức suy luận, lập luận để giải bất kỳ một bài tập nào khác. Điều này được
thông qua một số dạng câu hỏi như sau (GV gợi ý sau đó tập dần cho HS tự đặt câu
hỏi).
c) Thực hiện tiến trình giải
Thực hiện tiến trình giải thực chất là trình bày lời giải một cách tường minh
từ giả thiết đến cái cần tìm. Với các bài tập định lượng, phần lớn là đặt ẩn số, dựa
vào mối tương quan giữa các ẩn số để lập phương trình, giải phương trình hay hệ
phương trình và biện luận kết quả (nếu cần).
d) Đánh giá việc giải
Bằng cách khảo sát lời giải, kiểm tra lại toàn bộ quá trình giải. Có thể đi đến
kết quả bằng cách khác không ? tối ưu hơn không ? tính đặc biệt của bài toán là gì?,
Trên thực tế ngay cả với những HS giỏi, sau khi tìm ra cách giải và trình bày lập


19
luận của mình một cách sáng sủa, cũng xem như việc giải đã kết thúc. Như vậy
chúng ta đã bỏ mất một giai đoạn quan trọng và rất bổ ích cho việc học hỏi. Việc
nhìn lại cách giải, khảo sát, phân tích kết quả và con đường đã đi, HS có thể củng cố
kiến thức và phát triển khả năng giải bài tập của mình. Người GV phải hiểu và làm
cho HS hiểu : không có một bài tập nào hoàn toàn kết thúc, bao giờ cũng còn lại
một cái gì để suy nghĩ. Nếu có đầy đủ kiên nhẫn và chịu khó suy nghĩ thì có thể
hoàn thiện cách giải và trong mọi trường hợp, bao giờ cũng hiểu được cách giải sâu
sắc hơn.
1.3.4.2. Mối quan hệ giữa nắm vững kiến thức và giải bài tập hóa học
 Theo lý luận dạy học, kiến thức được hiểu là kết quả quá trình nhận thức bao
gồm “một tập hợp nhiều mặt về chất lượng và số lượng của các biểu tượng và khái

niệm lĩnh hội được, giữ lại trong trí nhớ và được tái tạo lại khi có những đòi hỏi
tương ứng”.
 Những kiến thức được nắm một cách tự giác, sâu sắc do có tích luỹ thêm kỹ
năng, kỹ xảo sẽ trở thành công cụ tư duy của học sinh.
 Sự nắm vững kiến thức có thể được phân biệt ở 3 mức độ: Biết, hiểu và vận
dụng được.
+ Biết một kiến thức nào đó nghĩa là nhận ra nó, phân biệt nó với các kiến
thức khác, kể lại một nội hàm của nó một cách chính xác. Đây là mức độ tối thiểu
mà HS cần đạt được trong giờ học tập.
+ Hiểu một kiến thức là gắn kiến thức ấy vào một kiến thức đã biết đưa được
nó vào trong hệ thống kinh nghiệm của bản thân. Nói cách khác, hiểu một kiến thức
là nêu đúng ngoại hàm và nội diên của nó, xác lập được những quan hệ giữa nó và
hệ thống kiến thức và vận dụng được trực tiếp kiến thức ấy vào những tình huống
quen thuộc dẫn đến có khả năng vận dụng nó một cách linh hoạt và sáng tạo.
+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn, tức là phải tìm
được kiến thức thích hợp trong vốn kiến thức đã có để giải quyết một nhiệm vụ
mới. Thông qua vận dụng kiến thức đã được nắm vững một cách thực sự, sâu sắc
hơn càng làm cho quá trình nắm vững kiến thức một cách tự giác, sáng tạo, làm cho
mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn càng sâu sắc, gần gũi. Mặt khác, trong khi
vận dụng kiến thức, các thao tác tư duy được trau dồi, một số kỹ năng kỹ xảo được


20
hình thành và củng cố, hứng thú học tập của HS được nâng cao.
 Để đảm bảo cho HS nắm vững được kiến thức hoá học một cách chắc chắn
cần phải hình thành cho họ kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức thông qua nhiều
hình thức tập luyện khác nhau. Trong đó, việc giải bài tập một cách có hệ thống từ
dễ đến khó là một hình thức rèn luyện phổ biến được tiến hành nhiều nhất. Theo
nghĩa rộng, quá trình học tập là quá trình liên tiếp giải các bài tập. Vì vậy, kiến thức
sẽ được nắm vững hoàn toàn nếu như họ tự lực, tích cực vận dụng linh hoạt, dùng kiến

thức ấy để giải quyết các bài toán khác nhau. Ở đây, chúng ta thấy rõ quan hệ biện chứng
giữa nắm vững và vận dụng kiến thức trong quá trình nhận thức của học sinh:

1.4. Thực trạng về việc sử dụng hệ thống bài tập và việc tự học của học sinh ở
trƣờng trung học phổ thông
1.4.1. Mục đích điều tra
1.4.1.1.Về phía học sinh
- Tìm hiểu thái độ, tình cảm, nhận thức của HS về BTHH.
- Việc chuẩn bị cho tiết bài tập và giải bài tập của HS.
- Tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải khi giải bài tập và các yếu tố
giúp HS giải thành thạo một dạng bài tập.
- Tìm hiểu nhận thức của HS về tự học và vai trò của tự học.
- Tìm hiểu về vấn đề sử dụng thời gian và cách thức tự học.
- Tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải khi tự học và các yếu tố tác
động đến hiệu quả của việc tự học.
1.4.1.2. Về phía giáo viên
- Tìm hiểu về tình hình xây dựng HTBT của GV.
- Tìm hiểu cách nhìn nhận và suy nghĩ của GV về vai trò của BTHH trong
dạy học hóa học.
- Tìm hiểu tình hình dạy BTHH ở trường THPT : mức độ thành công, những
khó khăn gặp phải khi dạy BTHH.
- Tìm hiểu về biện pháp xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH bồi dưỡng HS
tự học, tự làm bài tập.


21

1.4.2. Đối tượng điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra trên hai đối tượng: HS và GV hóa học.
- Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu tham khảo ý kiến 68 GV hóa

học ở các trường THPT ở Tp.Hà Nội. Số phiếu thu hồi được là 66 phiếu.
- Chúng tôi cũng đã gửi phiếu điều tra đến 600 HS (13 lớp) ở các trường
THPT khác nhau ở Tp. Hà Nội. Số phiếu thu hồi được là 597 phiếu.
1.4.3. Kết quả điều tra
1.4.3.1. Phiếu điều tra cho học sinh
Gồm 17 câu hỏi xoay quanh 6 vấn đề:
a) Tìm hiểu thái độ, tình cảm, nhận thức của HS về BTHH
Câu 1: Thái độ của HS đối với các giờ BTHH
Thái độ
Số ý kiến
Tỉ lệ %
Rất thích
66
11,1
Thích
231
38,7
Bình thường
270
45,2
Không thích
30
5,0
Câu 4: Ứng xử của HS khi gặp một bài tập khó
Phương án
Số ý kiến
Tỉ lệ %
Mày mò tự tìm lời giải
117
19,7

Xem kỹ bài mẫu GV đã hướng dẫn
243
40,6
Tham khảo lời giải trong sách bài tập
156
26,1
Chán nản, không làm
81
13,6

b) Việc chuẩn bị cho tiết bài tập và giải bài tập của HS
Câu 2: Thời gian HS dành để làm BTHH trước khi đến lớp
Thời gian
Số ý kiến
Tỉ lệ %
Không cố định
414
69,4
Khoảng 30 phút
51
8,5
Từ 30 đến 60 phút
75
12,6
Trên 60 phút
57
9,5


22


Câu 3: Chuẩn bị cho tiết bài tập
Phương án
Số ý kiến
Tỉ lệ %
Làm trước những bài tập về nhà
237
39,7
Đọc, tóm tắt, ghi nhận những chỗ chưa hiểu
147
24,6
Đọc lướt qua các bài tập
147
24,6
Không chuẩn bị gì cả
66
11,1
Câu 5: Số lượng bài tập HS làm được
A
i
%
12,5
37,5
62,5
87,5
Số ý kiến
63
252
201
81

%1,50
597
)5,8781()5,62201()5,37252()635,12(


A

Câu 7: Việc giải bài tập tương tự của HS
Mức độ
Số ý kiến
Tỉ lệ %
Chưa bao giờ
84
14,1
Thỉnh thoảng
468
78,4
Thường xuyên
39
6,5
Rất thường xuyên
6
1,0
c) Tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải khi giải bài tập và các yếu
tố giúp HS giải thành thạo một dạng bài tập
Câu 6 : Thời gian GV dành để giải bài mẫu ở lớp

Số ý kiến
Tỉ lệ %
Dư để theo dõi và ghi chép

36
6,0
Vừa đủ để theo dõi và ghi chép
348
58,3
Đủ để theo dõi nhưng chưa kịp ghi chép
144
24,1
Không đủ để theo dõi và ghi chép
69
11,6
Câu 8 : Những khó khăn mà HS gặp phải khi giải BTHH

Số ý kiến
Tỉ lệ %
- Thiếu bài tập tương tự
330
55,3
- Không có bài giải mẫu
387
64,8
- Các bài tập không được xếp từ dễ đến khó
291
48,7


23
- Không có đáp số cho bài tập tương tự
297
49,8

Câu 9 : Yếu tố giúp HS giải tốt bài tập

Số ý kiến
Tỉ lệ %
- GV giải kỹ 1 bài mẫu
393
65,8
- Em xem lại bài tập đã giải
381
63,8
- Em tự làm lại bài tập đã giải
297
49,7
- Em từng bước làm quen và nhận dạng bài tập
351
58,8
- Em làm các bài tập tương tự
351
58,8
d) Tìm hiểu nhận thức của HS về tự học và vai trò của tự học
Câu 11 : Sự đầu tư để học tốt môn hóa học

Số ý
kiến
Tỉ lệ %
Xếp
hạng
Chỉ cần học trên lớp là đủ
252
42,2

3
Học thêm (ở nhà GV hoặc trung tâm)
387
64,8
1
Dành nhiều thời gian tự học có sự hướng dẫn
của thầy cô
357
59,8
2
Câu 12 : Sự cần thiết của tự học để đạt kết quả cao trong các kì thi hoặc kiểm tra

Số ý kiến
Tỉ lệ %
Rất cần thiết
351
58,8
Cần thiết
201
33,7
Bình thường
36
6,0
Không cần thiết
9
1,5

Câu 13 : Lý do HS cần phải tự học

Số ý kiến

Tỉ lệ %
Giúp HS hiểu bài trên lớp sâu sắc hơn
375
62,8
Giúp HS nhớ bài lâu hơn
399
66,8
Phát huy tính tích cực của HS
321
53,8
Kích thích hứng thú tìm tòi nâng cao mở rộng kiến thức
324
54,3
Tập thói quen tự học và tự nghiên cứu suốt đời
294
49,2
Rèn luyện thêm khả năng suy luận logic
369
63,7


24
Nội dung đang học thường đề cập trong các kì thi
384
64,3
e) Tìm hiểu về vấn đề sử dụng thời gian và cách thức tự học
Câu 14 : HS sử dụng thời gian tự học

Số ý kiến
Tỉ lệ %

Để đọc lại bài trên lớp
390
65,3
Để chuẩn bị bài trên lớp theo hướng dẫn
318
53,3
Để đọc tài liệu tham khảo
282
47,2

Câu 15 : Cách thức tự học của HS

Số ý kiến
Tỉ lệ %
Chỉ học bài, làm bài khi cần thiết
336
56,3
Học theo hướng dẫn, có nội dung câu hỏi, bài tập của GV
327
54,8
Chỉ học phần nào quan trọng, cảm thấy thích thú
339
56,8
f) Tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải khi tự học và các yếu tố tác
động đến hiệu quả của việc tự học
Câu 16: Những khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình tự học

Số ý
kiến
Tỉ lệ %

Xếp
hạng
Thiếu tài liệu học tập, tham khảo
345
57,8
3
Thiếu sự hướng dẫn cụ thể cho việc học tập
375
62,8
1
Kiến thức rộng khó bao quát
360
60,3
2

Câu 17 : Những tác động đến hiệu quả của việc tự học

Số ý kiến
Tỉ lệ %
Xếp hạng
Niềm tin và sự chủ động của HS
357
59,8
3
Sự tổ chức, hướng dẫn của thầy
372
62,3
1
Tài liệu hướng dẫn học tập
366

61,3
2

1.4.3.2. Phiếu điều tra cho giáo viên
Chúng tôi nêu lên 12 câu hỏi, xoay quanh 4 nội dung:
a) Tình hình xây dựng HTBT của GV
Câu 2 : Sự đầy đủ các dạng và bao quát kiến thức của BTHH trong SGK và
sách bài tập


25

Thái độ
Số ý kiến
Tỉ lệ %
Rất đầy đủ
2
3,0
Đầy đủ
20
30,3
Chưa đầy đủ
44
66,7
Câu 3 : Sự cần thiết phải sử dụng thêm HTBT để nâng cao kết quả học tập
của HS

Số ý kiến
Tỉ lệ %
Rất cần thiết

46
69,7
Cần thiết
18
27,3
Bình thường
1
1,5
Không cần thiết
1
1,5
Câu 4 : Mức độ sử dụng thêm HTBT

Số ý kiến
Tỉ lệ %
Rất thường xuyên
18
27,3
Thường xuyên
36
54,5
Thỉnh thoảng
12
18,2
Chưa bao giờ
0
0,0
Câu 5 : Nguồn gốc của HTBT mà thầy cô đã sử dụng thêm

Số ý kiến

Tỉ lệ %
sách tham khảo
50

Mạng internet
24

tự xây dựng
18

Câu 6 : HTBT được thiết kế theo

Số ý kiến
Tỉ lệ %
bài học
20

Chương
34

Chuyên đề
32

Câu 7 : Cách thức sử dụng HTBT

Số ý kiến
Tỉ lệ %


26

- HS tự giải sau khi học xong bài học.
12

- GV giải bài mẫu, HS về nhà làm bài tập tương tự.
30

- GV giải bài mẫu, HS về nhà làm bài tập tương tự có kèm
theo đáp số.
36

b) Cách nhìn nhận và suy nghĩ của GV về vai trò của BTHH trong dạy học
hóa học
Câu 1 : Mức độ quan trọng của những nội dung dạy học hóa học
Nội dung
Mức độ quan trọng
1
2
3
4
5
- Kiến thức hóa học mới
0
0
8
18
40
- BTHH
0
0
4

16
46
- Thí nghiệm thực hành
0
2
14
30
20
- Liên hệ giữa lý thuyết
và thực tế
0
0
12
34
20
c) Tình hình dạy BTHH ở trường THPT: mức độ thành công, những khó
khăn gặp phải khi dạy BTHH
Câu 8 : Số lượng bài tập trung bình mà thầy cô hướng dẫn giải trong 1 tiết
học
A
i

2 bài
3 bài
4 bài
5 bài
> 5 bài
Số ý kiến
8
24

16
18
0
6,3
66
)518()416()324()28(


A

Số bài tập được thực hiện trong một tiết học trung bình là 3,6 bài
Câu 9 : Số HS làm được bài tập (ở lớp)
A
i
%
12,5
37,5
62,5
87,5
Số ý kiến
0
30
30
6

%4,53
66
)5,876()5,6230()5,3730()05,12(



A

Câu 10 : Những khó khăn mà thầy cô gặp phải trong khi dạy BTHH
Nội dung
Mức độ khó khăn
1
2
3
4
5


27
- Không đủ thời gian
0
6
8
18
34
- Trình độ HS không đều
0
0
10
36
20
- Không có HTBT chất
lượng hỗ trợ HS tự học
0
5
7

18
36
c) Biện pháp xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH bồi dưỡng năng lực tự
học, tự làm bài tập cho HS
Câu 11: Mức độ cần thiết của việc xây dựng hệ thống BTHH bồi dưỡng
năng lực tự học cho HS

Số ý kiến
Tỉ lệ %
Rất cần thiết
62
93,9
Cần thiết
4
6,1
Bình thường
0
0,0
Không cần thiết
0
0,0

Câu 12 : Mức độ cần thiết của các biện pháp xây dựng hệ thống BTHH bồi
dưỡng năng lực tự học cho HS
Biện pháp
Mức độ cần thiết
1
2
3
4

5
- Soạn theo từng bài học
0
6
10
16
34
- Phân dạng
0
0
4
8
54
- Có hướng dẫn cách giải
cho từng dạng
0
4
4
12
46
- Có bài giải mẫu cho từng
dạng
0
2
4
20
40
- Có đáp số cho các bài tập
tương tự
0

2
8
28
28
- Xếp từ dễ đến khó
0
0
2
14
50
- Có bài tập tổng hợp để
HS hệ thống và củng cố
kiến thức
0
2
2
22
40


28

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày những vấn đề cơ bản về cơ sở lý
luận của đề tài bao gồm :
- Khái niệm, các hình thức tự học, chu trình tự học và vai trò của tự học
- Mối quan hệ giữa BTHH và vấn đề bồi dưỡng học sinh tự học.
- Tình hình sử dụng BTHH bồi dưỡng HS tự học hiện nay.
Tất cả các vấn đề trên là cơ sở cho phép chúng tôi nêu lên một số vấn đề cần
được hiểu và làm theo quan điểm tiếp cận hệ thống, góp phần thúc đẩy việc tự học,

tự nghiên cứu của HS lên một mức cao hơn.















×