Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Biểu hiện, nguồn gốc kinh điển và giá trị nghệ thuật trong thơ Nguyễn Công Trứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.86 KB, 21 trang )

Trang 1

MỤC LỤC
Lời dẫn 1
Phần một: Cuộc đời của Nguyễn Công Trứ 2
1. Bạch diện vô thư 2
2. Hội lộ thênh thang 2
3. Hoạn hải ba đào (sóng gió quan trường) 3
Phần hai: Giới thuyết chung về tư tưởng Lão Trang 4
1. Lão Tử, “Đạo đức kinh” và những vấn đề cơ bản 4
2. Trang Tử và sự kế thừa tinh hoa Lão Tử trong “Nam hoa kinh” 5
3. Ảnh hưởng của Đạo gia trong văn học trung đại Việt Nam 6
Phần ba: Biểu hiện, nguồn gốc kinh điển và giá trị nghệ thuật
trong thơ Nguyễn Công Trứ
8
1. Chí nam nhi 8
2. Tài tình 10
3. Du – Hành lạc 13
4. Nhân tình thế thái 15
5. Phong cách, nghệ thuật thơ Nguyễn Công Trứ 16
6. Nguyễn Công Trứ – Cha đẻ của loại hình hát nói 17
Kết luận 20
LỜI DẪN
Tư tưởng Lão – Trang có một ảnh hưởng rộng lớn đến mọi mặt của đời sống con
người, xưa và nay. Văn học cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, rất nhiều nhà
thơ, nhà văn, nhà dịch thuật đã chiêm nghiệm, áp dụng tư tưởng này vào trong tác
phẩm và cách hành văn của mình, từ đó truyền tải những thông điệp sâu sắc, mang
Trang 2

đậm triết lí nhân sinh quan, vì con người. Trong đó, Nguyễn Công Trứ – một nhà
thơ cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX là một ví dụ, một minh chứng hùng hồn nhất


khi phần lớn tác phẩm của ông đều thấm đậm tinh thần Lão – Trang.
Tư tưởng ấy đã ảnh hưởng lớn đến cuộc đời và sự nghiệp của ông, mà thông qua
đó, khí chất của nhà thơ lỗi lạc này được bộc lộ một cách rọ rệt nhất, tạo nên những
dấu ấn riêng, đặc trưng riêng mà không có một nhà thơ nào có được.
Phần lớn các mô tả về nhân cách Nguyễn Công Trứ cho đến nay thường lấy các
học thuyết triết học- đạo đức Nho- Đạo- Phật làm hệ qui chiếu để phân tích, lý giải.
Nhìn từ bất cứ một học thuyết nào, ta cũng dễ thấy Nguyễn Công Trứ không hề là
đệ tử thuần thành. Kích thước của tư tưởng và tâm hồn ông rất khó đo đạc bằng các
khuôn học thuyết có sẵn, với việc dẫn dụng các loại kinh điển.
1
Căn cứ vào những nghiên cứu, những tư liệu đã có trước đây và một vài sự tìm
hiểu thêm về thơ Nguyễn Công Trứ, em xin được trình bày bài tiểu luận với tiêu đề:
Biểu hiện, nguồn gốc kinh điển và giá trị nghệ thuật
trong thơ Nguyễn Công Trứ
PHẦN MỘT
CUỘC ĐỜI CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ
2
1. Bạch diện thư sinh
Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn,
người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
1
PGS.TS. Trần Nho Thìn, Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV – ĐHQG HN; ân cách Nguyễn Công Trứ, nhìn từ quan
điểm bản thể luận, Tạp chí nghiên cứu Văn học, số 3 – 2009.
2
PGS.TS. Lê Giang, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM; Văn học Việt Nam đầu thế kỉ
XVIII – cuối thế kỉ XIX, TP.HCM – 2008.
Trang 3

Cha của ông là Nguyễn Công Tấn, đậu cử nhân làm giáo thụ phủ An Sơn, Nghệ
An, rồi tri phủ Tiên Hưng, Sơn Nam Hạ (Thái Bình). Khi Tây Sơn ra bắc ông xướng

nghĩa Cần Vươn. Không thành về nhà dạy học, Nguyễn Huệ mời ra làm quan mấy
lần ông đều từ chối.
Mẹ (trắc thất, không biết tên) là con gái quan nội thị Nguyễn Cảnh Nhạc, người
Hà Đông.
Nguyễn Công Trứ học giỏi, không chỉ văn chương khoa cử mà cả binh thư, binh
pháp. Khi Gia Long “Bắc tuần”, Nguyễn Công Trứ đón xa giá dâng Thái bình thập
sách. Ông đi nhiều lần không đỗ. Năm 1813 đi thi, ông làm đôi câu đối:
Anh em ôi, băm sáu tuổi rồi, khắp đông tây nam bắc bốn phương trời, đâu cũng
lừng danh công tử tác;
Trời đất nhẽ, một phen này nữa, xếp cung kiếm cầm thư vào một gánh, làm cho
nổi tiếng trượng phu kềnh.
Năm ấy ông đậu tú tài. Khoa sau – 1819, ông đậu giải nguyên, khi đó Nguyễn
Công Trứ 41 tuổi.
2. Hoạn lộ thênh thang
Nguyễn Công Trứ làm quan qua nhiều chức vụ khác nhau ở nhiều lĩnh vực hoạt
động khác nhau: kinh tế, quân sự, hành chính, giáo dục, có thể kể đến như: Hành tẩu
ở Quốc sử quán (1820), Tri huyện Đường Hào (Hải Dương, 1823), Tư nghiệp Quốc
Tử Giám (1824), Thanm tán quân vụ Bắc Thành, Thị lang bộ Hình (1826), Thự
Tham tri bộ Hình (1828), Dinh điền sứ hai huyện Kim Sơn, Tiền Hải (1828 – 1829),
Bố chánh sứ Hải Dương (1832), Thượng thư bộ binh, Tổng đốc Hải An (1935).
3. Hoạn hải ba đào (sóng gió quan trường)
Ông bị giáng cách 7 lần, kể đến như: 1836 – vì để cho tù nhân trốn mất nên ông
bị giáng 4 cấp; 1841 – được phong làm Tán lý cơ vụ trấn Tây Thành cùng Trương
Minh Giảng, đánh thắng quân Chân Lạp, nhưng rồi phải rút quân, nên bị cách xuống
Trang 4

làm Tuần phủ An Giang; 1843 – Tổng đốc An Hà (An Giang – Hà Tiên) vụ cho
Nguyễn Công Trứ, Tuần phủ An Giang tổ chức buôn lậu nên Nguyễn Công Trứ bị
phạt trượng và cách chức làm lính ở đồn biên giới Quảng Ngãi (1834); 1846 –
Quyền Án sát Quảng Ngãi; 1847 – Thự phủ doãn Thừa Thiên; 1848 – 71 tuổi về

hưu, 10 năm sau thì mất.
Ông có 1 vợ chính, 12 vợ lẽ, 26 con (12 trai và 14 gái).
“Nguyễn Công Trứ là nhà nho nhưng ông không hoàn toàn nho. Ông bàn đến
xuất xử, hành tàng như nhà nho nhưng ông có nhiều đam mê, có nhiều dục vọng,
muốn có cái thú vui của người lập nên sự nghiệp lừng lẫy mà cũng muốncó cả
những thú vi của người nhà dật mê cảnh núi sông giăng gió, Ông muốn làm “trượng
phu kềnh” chứ không phải “đại trượng phu”. Đối với ông, cái gì cũng chưa đủ”
3
PHẦN HAI
GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG LÃO TRANG
4
1. Lão Tử, “Đạo đức kinh” và những vấn đề cơ bản
Lão Tử, nhà triết học Trung Quốc thời Xuân Thu, là người khai sinh ra trường
phái triết học Đạo gia. Theo “Sử ký” Tư Mã Thiên và truyền thuyết, Lảo Tử họ Lý,
tên Nhĩ, tự Bá Dương, thụy là Đam, còn gọi là Lão Đam. Ông là người làng Khúc
3
Trần Đình Hượu.
4
Ngô Thị Thu Thủy; Văn học Việt Nam trong mối quan hệ với tư tưởng Lão Trang.
Trang 5

Nhân, huyện Khổ, nước Sở (nay thuộc Hà Nam, Trung Quốc). Ông là quan sử, từng
giữ chức Thư tùng thất cho nhà Chu, sau lui về ở ẩn.
Toàn bộ tư tưởng của Lão Tử được trình bày ngắn gọn và súc tích trong cuốn
“Đạo đức kinh” gồm 81 chương, chia làm 2 thiên: “Đạo kinh” (quyển thượng) và
“Đức kinh” (quyển hạ).
Cốt lõi triết học của Lão Tử là “Đạo”. Đạo vốn là nòng cốt, cơ sở và tinh hoa của
tư duy triết học phương Đông. Trong “Đạo đức kinh”, Lão Tử đả trình bày một khái
niệm rất mới, rất thâm viễn về “Đạo”, đem lại cho “Đạo” một nội dung mới mà
trước đó trong tư duy triết học Trung Quốc chưa hề có và sau này cũng chưa có văn

triết nào có thể vượt xa hơn.
Lão tử cho rằng “Đạo” là bản nguyên của thế giới, “thứ hình thành trong cõi hỗn
độn, sinh ra trước cả trời đất, là mẹ của thiên hạ”. Ở đây, Đạo là thực thể khách quan
sinh ra trước muôn vật, là chủ tế của mọi hiện tượng tự nhiên xã hội. Bản chất của
Đạo là “vô”: “thiên hạ vạn vật sinh ở hữu, hữu sinh ở vô”, tuy nhiên Đạo là “thường
vô” (cái vô hằng thường) mà cũng là thường hữu (cái hữu hằng thường). Như vậy,
“Đạo” trong nhận thức của Lão Tử là một phạm trù rất trừu tượng.
Mở rộng tư tưởng về Đạo đến lĩnh vực đời sống xã hội, Lão Tử đề xuất học
thuuyết “vô vi” như là một học thuyết về nghệ thuật sống của con người trong sự
hòa hợp với tự nhiên.
Vô vi không phải là không làm gì mà theo Lão Tử, “vô vi” là hoạt động một cách
tự nhiên, không làm trái với quy luật tự nhiên, không làm những việc gò ép giả tạo
đến thái quá hoặc bất cập. Nếu không thuận theo tự nhiên, đem ý chí, dục vọng của
con người cưỡng ép vạn vật là trái với đạo vô vi, tất nhiên sẽ thất bại.
“Vô vi” còn có nghĩa là không làm mất cái đức tự nhiên thuần phác vốn có của
vạn vật, không ham muốn những gì traái với bản tính tự nhiên của mình. Nếu có tìm
cách thỏa mãn dục vọng, tất sẽ can thiệp tự nhiên và chuốc lấy tai họa.
“Đạo đức kinh” là tác phẩm kinh điển của Đạo gia. Với tác phẩm này, Lão Tử đã
khai sinh ra một trường phái triết học, một học thuyết, tư tưởng đối cực với Nho gia,
Trang 6

cùng Nho gia ngự trị tâm hồn người Trung Hoa và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống
tinh thần của các nước trong vùng văn hóa Hán trên 2000 năm lịch sử.
2. Trang Tử và sự kế thừa tinh hoa Lão Tử trong “Nam hoa kinh”
Trang Tử (369 – 286 tr.CN), tên thật là Trang Chu, nhà tư tưởng lớn của Trung
Quốc thời Chiến Quốc, là một đại biểu quan trọng của Đạo gia. Ông là ngườixứ
Mông, nước Tống, từng làm quan coi Tất viên, sau vềẩn cư tại núi Nam Hoa.
Tác phẩm “Nam hoa kinh” được lưu truyền đến nay còn 33 thiên, chia làm 3
phần lớn: Nội thiên, Ngoại thiên, Tạp thiên. Tuy nhiên theo phỏng đoán của nhiều
nhà nghiên cứu, chỉ có Nội thiên là do Trang Tử viết còn phần lớn là do người đời

viết thêm vào.
Trung tâm toàn bộ học thuyết triết học của Trang Tử là quan niệm về đạo đức,
“cái cốt yếu nhất vẫn quy về thuyết Lạo Tử”. Và như vậy, so với học thuyết của Lão
Tử, học thuyết của Trang Tử có điểm tương đồng và có cả tính kế thừa. Cả hai ông
đều có tư tưởng chống lại giáo điều truyền thống và chế độ đương thời.
Học thuyết của Trang Tử ra sức bài xích Nho, Mặc, lấy bản thể vũ trụ làm chủ.
Xuất phát từ ý tưởng chống lại học thuyết “chính danh” của Khổng Tử, nghĩa là
chống lại đường lối “hữu vi”, Trang Tử đề xuất khái niệm “vô danh”. Mặt khác, ông
cũng tuyên bố đường lối triết học của mình là xuất phát từ tự nhiên để giải thích nó.
Như vậy, “vô vi” chính là điểm cốt lõi trong triết lý nhân sinh cùa Trang Tử. Ông đã
phát hiện hơn nữa tư tưởng “vô vi” của Lão Tử, chủ trương thuận tự nhiên, chống
lại tất cả những gì gọi là “nhân sinh” và coi đó là “mẫu mực sống của các bậc thánh
nhân”.
So với Lão Tử, nội hàm “vô vi” của Trang tử được mở rộng đến hành vi nhân
cách của con người, đó là làm cho mọi vật đều được tư do bình đẳng sống theo bản
tính tự nhiên để đạt tới hạnh phúc tuyệt đối. Đó chính là cái đức thuận tự nhiên,
không chịu sự ràng buộc bởi các mối liên hệ xã hội của con người.
Trang 7

3. Ảnh hưởng của Đạo gia trong văn học trung đại Việt Nam
Trên phương diện triết học, tư tưởng Lão Trang khi đi vào đời sống văn học đả
tạo cảm hứng tiêu dao cho giới trí thức Việt Nam. Từ nguồn tác động này đả sản
sinh ra nhiều nhà thơ lớn cho dân tộc.
Trí thức Việt Nam thời trước đều được đào tạo theo nền Hán học, trưởng thành từ
cửa Khổng sân Trình. Con đường trong đời của họ là chăm lo đèn sách để làm quan
tham chính, mặc dù không phải lúc nào con đường công danh cũng thuận lợi cả.
Cuộc đời của một nho sĩ thường chia làm bai giai đoạn: hành nho, hiển nho, ẩn nho.
Ngoài thời kì làm quan lập danh thì họ lui về ẩn dật. Thú vui của họ lúc lui triều là
cầm kỳ thi tửu, triết lísống của họ là ân bần lạc đạo, vui thỏa trong cảnh tiêu dao,
thanh nhàn, rời xa công danh phú quý.

Những nhà nho tiêu biểu cho tầng lớp trí thức, thi sĩ lựa chọn con đường ẩn dật
để nhàn thân, nhàn tâm sau những năm tháng tận lực cống hiến cho triều đình phải
kể đến như: Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ.
Đặc biệt, có một cái tôi ngoại cỡ, phóng túng, ngất ngưởng trên thi đàn văn học
Trung đại Việt Nam: Nguyễn Công Trứ. Ông là nhà thơ lớn, hiện thân của con người
tự do trong cõi tục, có được phong thái tiêu dao nội tại của kẻ “đứng trên tình thế,
đứng ngoài trần ai, không vướng tục, như tiên”. Ông nhàn ngay cả khi đang làm
quan, ung dung tự tại ngay cả khi biếm trích. Cái ngông của Nguyễn Công Trứ kế
tục cái ngông của Trang Tử. Thơ ông thể hiện ước vọng được du laảm đến cùng cốc
thân sơn với thơ rượu địch đàn, tỏ với đời phẩm chất thanh cao của kẻ sĩ không
màng danh lợi. Cũng như nhiều nhà nhi khác, ông cũng nhiêu khi mơ về “tòa đá
Khương công”, “áo xuân Nghiêm tử”. Tất cả những điều đó nói lên phản ứng của
ông đối với xã hội đương thời.
Tiếp nhận học thuyết Lão Trang ở những khía cạnh tích cực nhất của nó, các tác
gia Việt Nam tiêu biểu trong thời kì trug đại đã tạo ra một truyền thống hưởng nhàn
với cuộcsống thanh bạch nơi laàng quê. Đồng thời, đối với nền văn học dân tộc, họ
Trang 8

đã tạo ta một không gian thanh thoát trong một xã hội kỷ cương chặt chẽ, xô bồ và
nhiều ngang trái.
Tinh thần của tư tưởng Lão Tử cũng đạo điều kiện cho việc sử dụng điển tích,
điển cố torng thơ ca. Trong “Đạo đức kinh”, Lão Tử khi phát biểu luận điểm học
thuyết của mình cũng nói về sự bất lực của ngôn ngữ: “Đạo khả đạo phi thường
đạo” (Đạo mà có thể nói ra được không phải là đạo vĩnh cửu). Có thể nhận thức
được đạo bằng sự cảm nhận và quan sát cái thể hiện bên trong, cái bản chất của vấn
đề. Trong căn chương, có những điều không thể diễn tả một cách thẳng thừng, rõ
ràng, hay không thể diễn tả một cách ngắn gọn, đầy đủ ý, mà chỉ nên gợi ra một từ
ngữ để người đọc từ đó có thể tự suy luận, người viết phải nhờ đến điển cố. Cách
nói của điển cố là cách nói có vẻ thu hẹp, nhưng đằng sau có bề mặt ấy là cả thế giới
hình ảnh sinh động, phong phú về ý tưởng, sâu sắc về ý nghại, được diễn đạt theo

lối ẩn dụ, nguyên tắc gợi ý để người đọc tự liên tưởng, cảm nhận và tìm đến ý nghĩa
đúng đắn nhất, xác thực nhất. Điển cố với khả năgn khơi dậy óc liên tưởng, sự suy
ngẫm của người đọc sẽ tạo một sức mạnh và sự thú vị đưa họ đến ngọn nguồn chân
lý của vấn đề.
5
PHẦN BA
BIỂU HIỆN, NGUỒN GỐC KINH ĐIỂN VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ NGUYỄN CÔNG TRỨ
6
Như đã nói ở trên, Nguyễn Công Trứ là tiêu biểu cho một thế hệ trí thức có tư
tưởng, quan điểm ngông cường, khác lạ và mới mẻ trong giai đoạn từ đầu thế kỉ
XVIII – cuối thế kỉ XIX. Về tác phẩm, ông có trên 1000 bài thơ Nôm, còn lại
5
TS. Đoàn Ánh Loan, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM; Ảnh hưởng của quan điểm
Nho giáo và Đạo giáo trong việc sử dụng điển cố Việt Nam.
6
PGS.TS. Lê Giang, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM; Văn học Việt Nam đầu thế kỉ
XVIII – cuối thế kỉ XIX, TP.HCM – 2008.
Trang 9

khoảng 150 bài, chỉ có 1 bài thơ chữ Hán. Nội dung các tác phẩm của ông chủ yếu
xoay quanh và làm rõ những vấn đề thiết yếu sau:
1. Chí nam nhi
Nguyễn Công Trứ đã thể hiện khái quát quan điểm, thái độ của mình về việc lập
công dương danh:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
(Đi thi tự vịnh)
Từ lòng trung hiếu và nợ công danh, mà phải thỏa mãn chí “tang bồng hồ thỉ”, ra
tài kinh tế:

Có trung hiếu nên đứng trong trời đất
Không công danh thời nát với cỏ cây
Chí tang bồng hồ thỉ dạ nào khuây
Phải hăm hở ra tài kinh tế
(Gánh trung hiếu)
Ông cho rằng: Trung hiếu như nghĩa vụ “tông truyền” của kẻ sĩ. Thân không phải
là một nỗi khổ tiên thiên (có thân là có khổ), mà thân phải gắn với danh:
Nhập thế cục bất khả vô công nghiệp,
Xuất mẫu hoài tiện thị hữu quân thân.
Mà chữ danh liền với chữ thân,
Thân đã có ắt danh phải có.
Ngày phút chốc kim rồi lại cổ,
Có hẹn gì sau chẳng bằng nay.
(Nghĩa người đời)
Hay trong bài thơ “Luận kể sĩ”, ông đã đưa ra quan điểm, nhận định của mình về
vị trí của kẻ sĩ:
Tước hửu ngũ sĩ cư kỳ liệt
Dân hữu tứ, sĩ chi vi tiên.
Trang 10

Có giang sơn thì sĩ đã có tên,
Từ Chu Hán vốn sĩ này là quý.
Miền hương đảng đã khen rằng hiếu đễ,
Đạp lập thân phải giữ lấy cương thường.
Khí hạo nhiên chí đại vi cương,
So chính khí đã lấp trong trời đất.
(Luận kẻ sĩ)
Chí nam nhi, công danh, gánh trung hiếu, nợ tang bồng, ý muốn nhập thế sống
một cuộc đời ý nghĩa:
Thông minh nhất nam tử,

Yến vi thiên hạ kỳ.
Trót sinh ra thời phải có chi chi,
Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu?
Đố kỵ sá chỉ con tạo,
Nợ tang bồng quyết trả cho xong.
Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung,
Làm cho rõ tu mi nam tử.
Trong vũ trụ đã đành phận sự,
Phải có danh gì với núi sông.
Đi không chẳng lẽ về không! (Chí nam nhi)
Thơ Nguyễn Công Trứ là bài ca của kẻ sĩ với tinh thần nhập thế tích cực, hy vọng
góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước Đại Việt hùng mạnh và buổi đầu
triều Nguyễn đang lên. Thơ ông cũng cho thấy biểu hiện phong phú của hình tượng
nhà nho tài tử thiên về chí nhập thế, giúp đời, một kiểu “người tài tử hào kiệt”.
2. Tài tình
Trong cuộc sống và trong văn chương, Nguyễn Công Trứ là người đa tài và đa
tình. Về đa tài thì tài nào ở cụ “cũng đạt độ xuất sắc, độc đáo”: tài để làm nên sự
Trang 11

nghiệp lẫy lừng; tài để mà chơi. Nói chung, khác với nhiều người trước và sau ông,
cụ ThượngTrứ thường hay tự nói về mình, hay cậy tài “khoe tài”, “thị tài”
7
. Tình
cũng vậy, ông không hề giấu giếm, che đậy. Nếu nghei6n cứu về Nguyễn Công Trứ
mà không tìm hiểu về Tài và Tình, thì theo tôi là chưa hiểu gì về tác giả nhà Nho
hành động – tài từ này.
8
Nguyễn Công Trứ đã có những tác phẩm thể hiện giá trị của bản thân, bàn luận
về cái tài, cái tình và sự dung hợp, hài hòa của nó, tiêu biểu qua các bài thơ sau:
Thông qua “Nợ công danh”, Nguyễn Công Trứ đã thể hiện giá trị của chính bản

thân mình:
Giang sơn bất thiếu anh hùng khách,
Gánh càn khôn đeo nặng kẻ rừng nho.
Thiên phú ngộ, địa tái ngộ
Thiên địa sinh ngô, nguyên hữu ý
Dã thị giang sơn chung tú khí,
Qủa nhiên đìa các xuất danh công.
Hội rồng mây cho phỉ chí tang bồng,
Cờ báo tiệp giữa trời nam bay bướm nhẹ.
Tài bộ thế mà công danh lại thế,
Nợ trần hoàn quyết trả cho xong.
Dồi dào thiên tứ vạn chung;
Khanh hầu xa mã tướng công lâu dài.
Trần ai ai dễ biết ai!
(Nợ công danh)
7
GS. Trương Tửu là người đầu tiên dùng chữ này khi viết về Nguyễn Công Trứ tronf Tâm lý và tư tưởng Nguyễn
Công Trứ, Hàn Thuyên, Hà Nội, 1944; sau đó được GS. Trần Đình Hượu tiếp thu và bổ sung thêm trong Nho giáo và
văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb. Văn hóa Thông tin, HN, 1995.
8
PGSS.TS. Nguyễn Công Lý, Đọc sách: Hát nói Nguyễn Công Trứ chuyên luận và tinh tuyển; Website Khoa Văn học
và Ngôn ngữ, ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM.
Trang 12

“Bài ca ngất ngưởng” lại là một minh chúng cho cái đa tài, tài hoa
của Nguyễn Công Trứ, “cái ngông” của ông thật sự rất mới, rất lỗi lạc,
hùng hồn:
Vũ trụ nội mạc phi nhân sự.
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng;
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà dạng từ bi.
Gót tiên theo đúng đỉnh một dôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mấy dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông.
9
(Bài ca ngất ngưởng)
Ái tình “bất khả giả” hiếm thấy trong thơ xưa. Tình yêu là một cái gì đó mới mẻ,
rất khó giải thích:
Tài tình là cái chi chi
Dẫu chi chi cũng chi chi với tình.
9
Đời ai ngất ngưởng như ông – Việt Nam ca trù biên khảo.
Trang 13

Đa tình là dở,
Đã mắc vào đố gỡ cho ra,
Khéo quấn người một cái tinh ma,
Trót buộc kẻ hào hoa biết mấy.

(Tình)
Hay tình không phải là hữu tình chung chung mà là ái tình: Tình có khổ lụy
nhưng không có ái tình thì cuộc sống không có ý nghĩa nữa:
Thế nhân mạc oán tài tình lụy
Không tài tình quang cảnh có ra chi.
Thú tiêu sầu rượu rót tiêu đề,
Có yến yến hường hường mới thú.
(Tài tình)
Tình của tài tử giai nhân là chuyện kì ngộ đáng quý xưa nay:
Mình quân lương tướng tao phùng dị,
Tài tử giai nhân tế ngộ nan.
Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên,
Trong phút chốc tình duyên như đã.
(Duyên gặp gỡ)
3. Du – Hành lạc
Cuộc đời ngắn ngủi, như một giấc mộng, cách nhìn cuộc sống giống như Phật
giáo, Lão Trang, như cách giải quyết lại không phải là giải thoát (Phật Lão), mà đề
cao việc tận hưởng những thú vui trần thế. Ông trở thành chủ soái cả dòng thơ hành
lạc:
Ôi nhân sinh là thế
Như bóng đèn, như gió thổi, như mây nổi, như chiêm bao
Ba mươi năm hưởng thụ biết chừng nào
Trang 14

Vừa tỉnh giấc nồi kê chưa chín.
(Chơi là lãi)
Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi
Vạn sáu tiêu nhăng hết cả rồi
Nhắn con tạo hóa xoay thời lại,
Để khách tang bồng rộng đất chơi.

(Đời người thấm thoát)
Theo Nguyễn Công Trứ, “chơi” là ngao du, hưởng nhàn, rượu, thú phong lưu:
Ngâm cùng trăng gió vài câu kiểng
Tính với giang san mấy chuyện đời.
Thú gì hơn nữa thú ăn chơi?
Chi giàu có sang hèn là phận cả.
(Ngao du thích chí)
Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn?
Cầm kì thi tửu với giang san,
Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế.
(Hưởng nhàn)
Trời đất cho ta một cái tài
Dắt lưng dành để tháng ngày chơi.
Dở duyên với ruôi khôn từchén,
Trót nợ cùng thơ phải chuốc lời.
Cờ sẵn bàn son xe ngựa đó,
Đàn còn phím trúc tính tình đây.
Ai say ai tỉnh ai thua được,
Ta mặc ta mà ai mặc ai.
(Cầm kỳ thi tửu)
Nguyễn Công Trứ đã cảm nhận và phác họa ý nghĩa cuộc sống thông qua “Cần
kỳ thi tửu 2”, lập công dương danh, hưởng lạc, chơi cho đẹp:
Trang 15

Sách có chữ “Nhân sinh quý thích chí”
Đem ngàn vàng chác lấy cuộc chơi.
Chơi cho lịch mới là chơi,
Chơi cho đài các cho người biết tay.
(Cầm kỳ thi tửu 2)

Theo ông, hành lạc thể hiện thông qua ý thức về niềm vui sống cuộc đời thế tục
(chủ nghĩa nhân văn), về cá nhân, phản ứng lại gò bó của quy phạm phong kiến, là
một cách phản ứng lại với thói tục, đối lập với danh lợi.
Bên cạnh đó, ông nói đến hành lạc như một cách làm thỏa chí ngang dọc của
mình: Cuộc hành lạc vẫy vùng cho phỉ chí. Hành lạc với Nguyễn Công Trứ là đủ
thứ: có tình, có cô đầu, có cầm, có kỳ, có thi, có tửu. Hơn hết là có cả một kho vô
tận của thiên nhiên với trăng gió, cỏ hoa, đi về với: Liễu tía đào hường mai trắng
trắng / Lam tươi huệ tốt lí xanh xanh (Yêu hoa).
Có thể nói, “Con người cá nhân với mọi khả năng và nhu cầu trần thế có trong
văn học Việt Nam trung đại đến Nguyễn Công Trứ là một bước phát triển đột xuất.
Thơ văn ông là sự khẳng định con người cá nhân trên mọi phương diện của lí tưởng
kẻ sĩ và lí tưởng nhân sinh, Không có gì thuộc về con người mà lại xa lạ đối với con
người này”
10

11
Một khía cạnh mà Nguyễn Công Trứ cũng thường hay đề cập trong tác phẩm của
mình đó là sự giải thoát. Khi phân tích về khuynh hướng này trong thơ của ông,
Nguyễn Sỹ Tế cho rằng: “Nguyễn Công Trứ là người có một cá tính mạnh mẽ đã
viên mãn và dung hòa không khéo hai khuynh hương muôn xưa trong nếp sống của
người phương Đông, hai luồng tư tưởng kỳ cựu Nho và Lão”
12
4. Nhân tình thế thái
10
Nguyễn Đăng Điệp, Thi pháp học ở Việt Nam, Nxb. Giaó dục, HN,2010.
11
Nguyễn Ngọc Thành (ĐH Phú Xuân – Huế), Trần Thị Hòa (ĐH Khoa học – ĐH Huế), Sắc thái thị tài, triết lí hành
lạc trong hát nói từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nữa đầu thế kỉ XIX, Tạp chí khoa học ĐH Huế, tập 72A, số 3, 2012.
12
Nguyễn Sỹ Tế, Việt Nam văn học nghị luận, Trường Sơn xb, tr. 131.

Trang 16

Nguyễn Công Trứ đã thể hiện thái độ oán trách nhà vua vì những lề lối làm việc
lỗi thời, lũng đoạn thông qua một số tác phẩm thơ. Thông qua đây, ta thấy được các
dùng từ đa nghĩa đã được sử dụng hết sức khéo léo, tài tình trong thơ ông:
Đem thân cho thế gian ngồi
Rồi ra lại nói là người bất trung.
(Cái phản)
Hay khinh bỉ bọn tham quan ô lại bất tài, vô đạo đức:
Biền, nam, khởi, tử , chẳng vun trồng,
Cao lớn làm chi những thứ vông.
Tuổi tác càng già càng xốp xáp,
Ruột gan không có có gai chông.
Ra tài lương đống không nên mặt,
Dựa chốn phiên li chút đỡ lòng.
Đã biết nòi nào thời giống ấy,
Khen cho như rứa cũng trổ bông.
(Cây vông)
Ông tự biết mình phải sống kiếp chim lồngvà biết cách thích nghi, biết cách tìm
tự do trong khuôn khổ, biết cách chịu trận trong vòng cương tỏa, biết cách thỏa hiệp
với cường quyền, biết cách sống chung giữa chốn trần ai, biếtcách làm xiếc giữa
những thách đố, biết cách hót lên tiếng oanh vàng trong trói buộc, biết cách mở rộng
biên trong những ghét ghen, biết cách tìm vui trong danh lợi, biết cách chũ động tìm
ra hoan lạc trong cõi đời nhiều hiểm họa, bon chen Trong chừng mực nhất định,
ông tỉnh táo trong cuộc say, đứng cao hơn các chữ Xuất – Xử – Hành – Tàng – Danh
– Lợi – Thành – Bại – Vinh – Nhục – Cùng – Thông – Được – Mất – Ân – Oán –
Khen – Chê
13
Lời thở than về nhân tình thế thái là thở than của một người làm quan dưới chế
độ chuyên chếm thở than về thói đời đen bạc chỉ cầu danh lợi. Nguyễn Công Trứ

13
PGS.YS. Nguyễn Hữu Sơn, Viện Văn học, Nhà nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo, Website Khoa Văn học và
Ngôn ngữ, ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM.
Trang 17

không chống lại đồng tiền theo kiểu hủ nho, mà chống lại nó vì sự tha hóa con
người của nó.
Phạm Văn Diêu cảm nhận: “Trải qua những lúc khó khăn và chán ngán thế sự,
nhất là trong khoảng cuối đời, Nguyễn Công Trứ càng vui chơi để tỏ rằng mình
khinh đời, phóng túng, ngang tàng và ngất ngưởng khi cái bã công danh đối với ông
là cỗi nguồncủa những nỗi chán chường trong lòng thì sự hành lạc bấy giờ cũng pha
phách iý nhiều nét mệt mỏi u hoài. Văn thơ ông do đó nghiễm nhiên đã nhuốm ít
nhiều khí vị Lão Trang”
14
5. Phong cách, nghệ thuật thơ Nguyễn Công Trứ
Thơ ông hào hừng, trẻ trung và tràn đầy sinh lực, điều đó được thể hiện rõ nét
qua bài thơ “Chí khí anh hùng”:
Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả trả vay.
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.
Nhân sinh thế thượng thùy vô nghệ,
Lưu đắc đan tâm chiếu hữu thanh.
Đã chắc rằng ai nhục ai vinh,
Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ.
Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ,
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong.
Chí những toan xẻ núi lấp sông,
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ.
Đường mây rộng thênh thang cứ bộ,

Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo.
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.
14
Phạm Văn Diêu, Việt Nam vn học giảng bình, Hoành Sơn xb, 1970, tr. 147.
Trang 18

(Chí anh hùng)

6. Nguyễn Công Trứ – Cha để của loại hình hát nói
Nổi bật trong sự nghiệp của ông là thể loại hát nói. Nguyễn Đức Mậu đã khẳng
định: “Trước và sau Nguyễn Công Trứ chưa từng có một tác gia văn học nào vừa là
người có công tích đột xuất cho việc hoàn thiện một thể loại văn học, trước bạ nó
vào bộ văn học sử, vừa là người kiến tạo đỉnh cao thể loại đó như Nguyễn Công Trứ
đối với hát nói. Văn học Việt Nam cũng chưa từng thấy hiện tượng một thể loại văn
học được hình thành và phát triển từ văn nghệ, từ âm nhạc như hát nói và quan trọng
hơn nữa, vai trò lớn nhất là thuộc về một người, như trường hợp Nguyễn Công Trứ”.
15
Xét về lịch sử hình thành
16
, Người ta thưởng coi hát nói có hình thức cở nhất từ
bài Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào (Bát xã thưởng đào văn) của Lê Đức
Mao. Đến bài Chim trong lồng của Nguyễn Hữu Cầu (giữa thế kỉ XVIII) có thể coi
như thể hát nói chính thức hình thành. Đến thế kỉ XIX, với Nguyễn Công Trứ, thể
hát nói đã đạt tới trình độ mẫu mực. Hát nói phát triển mạnh từ đầu thế kỉ XIX đến
đầu thế kỉ XIX. Gặp đào Hồng đào Tuyết là một trong những bài hát nói điển hình
của ông:
Gặp đào Hồng đào Tuyết
Dương Khuê
Mưỡu:
Ngày xưa Tuyết muốn lấy chồng

Ông chê Tuyết bé, Tuyết không biết gì.
Bây giờ Tuyết đã đến thì,
Ông muốn lấy Tuyết, Tuyết chê ông già.
Có bản mưỡu:
15
Nguyễn Đức Mậu, Tiểu dẫn, sách Hát nói Nguyễn Công Trứ chuyên luận và tinh tuyển, Nxb. Nghệ An, 2009,
tr. 9.
16
PGS.TS. Lê Giang, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM; Văn học Việt Nam đầu thế kỉ
XVIII – cuối thế kỉ XIX, TP.HCM – 2008.
Trang 19

Non xanh xanh nước xanh xanh
Sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa
Ấy ai tháng đợi năm chờ
(hoặc: Bấy lâu bến đợi sông chờ)
Mà người ngày ấy bây giờ là đây.
Hát nói:
Trổ đầu:
Hồng Hồng Tuyết Tuyết,
Mới ngày nào chửa biết cái chi chi.
Mưởi lăm năm thấm thoát cóxa gì,
Ngoảnh mặt lại đã tới kì tơ liễu.
Trổ giữa:
Ngã lãng du thì, quân thượng thiếu,
Quân kim hứa giá, ngã thành ông.
Cười cười nói nói sượng sùng
Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại.
Trổ xếp:
Riêng một thú Thanh Sơn đi lại,

Khéo ngây ngây dại dại với tình
Đàn anh một tiếng Dương tranh.
Hát nói là một thể loại văn học dân tộc được sinh ra từ bộ môn nghệ thuật ca trù.
Ca trù với hơn 40 thể loại khác nhau, nhưng hát nói lại được các tao nhân mặc
khách ưa chuộng nhất. Bởi hát nói là một lối chơi tao nhã, đồng thời là nơi gửi gắm
nỗi lòng, nêu tuyên ngôn chí hướng, tự khẳng định ý chí của mình và tìm những
cung bậc tri âm. “Nó là sản phẩm của tư tưởng thị dân cộng với Phật giáo và Lão
Trang”
17
17
Đỗ Lai Thúy.
Trang 20

Nguyễn Công Trứ là một đệ tử nổi danh của chủ nghĩa hành lạc”, ông nói đến
triết lí hành lạc như nói đến một triết lí nhân sinh hẳn hoi: Nhân sinh bất hành lạc /
Thiên tuế diệc vi thương.
Bên cạnh đó, ông nói đến hành lạc như một cách làm thỏa chí ngang dọc của
mình: Cuộc hành lạc vẫy vùng cho phỉ chí. Hành lạc với Nguyễn Công Trứ là đủ
thứ: có tình, có cô đầu, có cầm, có kỳ, có thi, có tửu. Hơn hết là có cả một kho vô
tận của thiên nhiên với trăng gió, cỏ hoa, đi về với: Liễu tía đào hường mai trắng
trắng / Lam tươi huệ tốt lí xanh xanh (Yêu hoa).
Có thể nói, “Con người cá nhân với mọi khả năng và nhu cầu trần thế có trong
văn học Việt Nam trung đại đến Nguyễn Công Trứ là một bước phát triển đột xuất.
Thơ văn ông là sự khẳng định con người cá nhân trên mọi phương diện của lí tưởng
kẻ sĩ và lí tưởng nhân sinh, Không có gì thuộc về con người mà lại xa lạ đối với con
người này”.
KẾT LUẬN
Biểu hiện, nguồn gốc kinh điển và giá trị nghệ thuật trong thơ Nguyễn Công Trứ
là một đề tài không bao giờ có khai thác hết, vì tư liệu về ông quá đồ sộ. Qua đó,
chúng ta có thể thấy được sự ảnh hưởng cũng như vị trí của Nguyễn Công Trứ trên

thi đàn Văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XVIII – cuối thế kỉ XIX (Văn học
hậu kỳ trung đại). Thông qua việc phân tích và làm rõ những đặc sắc trong thơ ông,
Trang 21

chúng ta thấy được sự giao lưu giữa luồng tư tưởng Lão Trang với sự tiếp nhận, tiếp
thu của Nguyễn Công Trứ, để từ đó tạo ra một lối thơ riêng, thể hiện đúng khí khái,
bản chất con người cũng như cuộc đời mình.
Tìm thấy tư tưởng Lão Trang như tìm lại được khởi nguồn của một cuộc sống mới,
như tìm được dòng sông tắm mát cho tâm hồn sau bao nhiêu phong trần của xã hội
cũ. Trong tình cảnh bất mãn với chế độ đương thời, tư tưởng Lão Trang thật sự là
bến đỗ của những thi nhân tỉnh ngộ, xa lánh cõi trần tục mà quay về với cố hương,
sống chan hòa, dung dị với thiên nhiên, với những thú vui tao nhã, với tư tưởng “vô
vi” từ tư tưởng Lão Trang.
Cuộc đời của Nguyễn Công Trứ - nhà thơ lớn của Việt Nam là những chuỗi ngày
đầy gian nan, thử thách, đó là cả một công cuộc phấn đấu và quyết chí không ngừng
nghỉ. Thế nhưng, đến những ngưỡng cửa của cuộc đời mà người ta phải lựa chọn,
ông đã chọn quay về ẩn dật,tìm lẽ sống với thiên nhiên, tìm sự thuần khiết. Và tư
tưởng Lão Trang là con đường mà ông lựa chọn để quay về. Và với tài năng cùng
nguồn cảm hứng dâng trào, ông mang tư tưởng ấy vào trong thơ một cách đặc sắc và
độc đáo khi pha thêm chút “ngông” cá tính. Điều đó được chứng minh qua những
biểu hiện của tư tưởng Lão Trang trong thơ Nguyễn Công Trứ.

×