KHÔNG
GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG “ SỐNG MÒN ” của Nam Cao
Nguyễn Thị
Hiền
Không gian là một phạm trù triết học chỉ hình thức tồn tại của
vật chất, của
thế
giớ
i. Không có gì tồn tại ngoài không gian và thời
gian.
Tác phẩm nghệ thuật là 1 thế giới- thế giới nghệ thuật. Thế giới
đó có con người tồn tại trong không gian và thời gian nhất định.
Không gian và thời gian trong tác phẩm là không gian nghệ thuật
(KGNT) và thời gian nghệ thuật (TGNT). Nó không chỉ là KG-TG
vật chất mà là một phương thức biểu hiện thế giới tinh thần, hiện thực
đời sống.
KGNT và TGNT luôn gắn liền với cảm xúc và ý nghĩa nhân
sinh. Nó luôn mang tính chủ quan. Chính yếu tố này giúp ta phát hiện
được thực tại đối với con người. Trong các tác phẩm của Nam Cao,
KGNT vừa là phương thức tồn tại, biểu đạt thế giới nghệ thuật, vừa là
hình tượng nghệ thuật để tái tạo đời sống. Không gian nghệ thuật
trong “Sống mòn” là nơi nhân vật sống, hành động, suy nghĩ. KGNT
trong “Sống mòn” cũng là một hình tượng nghệ thuật biểu hiện cuộc
sống tù túng, bế tắc, “sống mòn” của tầng lớp trí thức Việt Nam trước
Cách mạng tháng Tám. Tìm hiểu thi pháp KGNTcủa Nam Cao không
chỉ giúp chúng ta hiểu được cách hiểu, cách thể hiện thế giới của Nam
Cao mà còn thấy được những băn khoăn
trăn
trở,
những vấn đề của
cuộc sống được nhà văn quan tâm, cũng như tư tưởng và thái độ sống
rất nhân văn của ông…
Cũng như hầu hết những tác phẩm văn học giai đoạn 30-45,
KGNT được
xây
dựng
trong tác phẩm của Nam Cao hoặc là không
gian làng quê hoặc là không gian thành thị với những xóm, những
khu dân nghèo chật chội, bẩn thỉu. Trong “Sống mòn”, KGNT bao
gồm cả hai lớp không gian đó: không gian làng quê nơi nhân vật Thứ
sinh ra, nơi từ đó nhân vật Thứ ra đi để mong thực hiện ước mơ lớn
lao đẹp đẽ của đời mình. Không gian thứ hai trong tác phẩm là không
gian thành thị, nơi nhân vật Thứ sống cuộc sống mòn mỏi của mình.
Hai lớp không gian đều có ý nghĩa biểu hiện cuộc đời, số phận nhân
vật song mỗi lớp không gian có ý nghĩa riêng, phản ánh một phương
diện riêng trong số phận, tư tưởng của con người Thứ.
Không gian làng quê được miêu tả là không gian của một
cuộc sống nông thôn nghèo, vất vả với những con người đáng thương
1
luôn tất bật, vất vả với đồng ruộng để kiếm miếng ăn và khổ sở vì
thuế má. Không
gian
nhỏ
hẹp gắn với cuộc sống nghèo khổ song vẫn
giữ, vẫn có cái gì đó thuần chất, trong lành biểu hiện ở những chi tiết
kiểu như: chi tiết bữa ăn tối của gia đình khi Thứ về thăm nhà: bữa ăn
là bát cơm từ bữa trưa để phần lại, ủ trong chăn, cả nhà nhường cho
Thứ: bà không ăn vì lấy cớ già rồi, không cần ăn nhiều; Liên (vợ Thứ)
cũng không ăn vì nghĩ chồng cần phải ăn hơn…Lớp không gian này
cho thấy nguồn gốc con người lương thiện, nhân bản trong Thứ, là
nơi neo đậu của tâm hồn Thứ, giữ và khẳng định, chứng minh anh ta
“sống” mà không đánh mất lương tri, không đánh mất nhân phẩm.
Không gian thành thị là nơi Thứ rời làng để đến với hy vọng
thực hiện
đượ
c
những
ước mơ tốt đẹp của đời mình. Không gian hiện
ra nhỏ hẹp, tù túng: nơi thứ ở trọ, cả hai nơi đều chật hẹp, nơi ở lần
sau chuyển đến còn tệ hại hơn: “lối đi bẩn thỉu và rác rưởi,…những
vũng nước đen, những chỗ đất phủ rêu
nhầy
nhầy,
những đống rác lù
lù, bừa bãi,… mùi khai khai, khăn khẳn bốc lên”; người ở tạp nham
đủ nghề và đủ người ở tầng lớp đáy cùng của xã hội. Các chi tiết về
đời sống, của Thứ vẫn là đời sống của
ngườ
i nghèo, bữa ăn của người
nghèo, cách chia sẻ bữa ăn của người nghèo. Từ không gian làng quê
đến không gian thành thị, tuy điểm không gian có khác nhau nhưng
vẫn là không gian sống của người nghèo khó: chật chội, lam lũ, ảm
đạm.Bên cạnh những chi tiết về cuộc sống của Thứ, những chi tiết về
những người xung quanh Thứ như San, Oanh, Đích cũng nhất quán
như vậy. Ở quê hay thành thị Thứ và những người bạn trí thức của
Thứ đều không thoát khỏi sự trì kéo của miếng cơm manh áo, không
thực hiện được ước mơ tạo dựng sự nghiệp của mình. Điều đó diễn tả
một hành trình bế tắc, một cuộc vùng vẫy tuyệt vọng của người trí
thức trong xã hội thực dân - phong kiến Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám
KGNT trong “Sống mòn” gồm cả không gian hiện thực và
không gian tâm t
ưởng.
Dòng tâm tưởng của Thứ liên kết hai không
gian, hai phần đời của Thứ: phần đời ở làng quê - phần đời ở thành
thị. Không gian hiện thực được miêu tả trực tiếp chủ yếu là không
gian thành thị: ngôi nhà, cửa sổ, căn
buồng,
sân,
ngõ, giường chiếu,
thức ăn, đồ vật… của nơi ở, đường đi, phố xá, con người, trường
học… Khoảng không gian đó phơi bày hình ảnh về đời thường của
Thứ: ăn ở kham khổ, công việc bấp bênh, vô nghĩa. Đó thật là một
cuộc sống thảm hại đối với một trí thức đầy lương tri và ước vọng
như Thứ.
Không gian tâm tưởng là không gian được mở ra trong dòng suy
2
tưởng, mơ ước của con người. Trong “Sống mòn”, không gian tâm
tưởng đan xen cùng không gian hiện tại. Qua dòng tâm tưởng của
Thứ người đọc thấy không gian tâm tưởng hiện ra chủ yếu là không
gian làng quê trong quá khứ: không gian ngôi nhà, làng xóm với
những cảnh, những người rất đỗi quen thuộc mà Thứ đã từng gắn bó.
Những chi tiết trong không gian này phản ánh một hiện thực cuộc
sống đáng buồn, đáng thương: “người nhà quê làm quần quật suốt đời
như một kẻ chung thân… luôn nhận mình là con sâu cái kiến”. Đi liền
với những con người ấy là “cơm gạo đỏ như nâu, độn ngô khoai…”
Liên - vợ Thứ ở quê “lo hóp người đi, ăn chẳng đủ no, và chỉ chăm
sóc đứa con nay sài mai đẹn của y cũng đứt hết thở rồi, huống chi còn
phải làm để kiếm tiền thêm…” Không gian làng quê hiện ra trong tâm
tưởng Thứ cùng với những kỷ niệm buồn, nỗi xót xa, trăn trở, dằn vặt,
hối hận với vợ con, với mẹ,: “bà chưa bao giờ
đượ
c
ăn
ngon, chưa
bao giờ được nghỉ nghơi, không thể tin rằng người ta có quyền nghỉ
ngơi, chưa bao giờ được vui vẻ, yêu đương…”, “… y rất sợ bà chết đi
mà chưa được hưởng một chút
gì,
chư
a trông thấy một tí gì của chính
y”. Không gian tâm tưởng vì thế luôn đè nặng trong tâm
hồn
Thứ,
cùng với những lo toan hiện tại làm cho đời sống tinh thần của anh ta
luôn ngột
ngạ
t,
bế
tắc. Không gian tâm tưởng lại chính là không gian
làng quê, chính là nơi Thứ đã muốn đi xa, từ giã nó và là nơi cuối
cùng anh ta đành phải quay trở về. Điều này biểu hiện cuộc sống luẩn
quẩn, bế tắc, không lối thoát của Thứ, của những người tri thức nghèo
như Thứ.
Nếu sử dụng màu sắc để nói về không gian nghệ thuật trong tác
phẩm văn học hiện thực của Nam Cao cũng như của các tác phẩm văn
học hiện thực 30-45 thì người ta chỉ có thể dùng một màu, đó là màu
đen. Không gian như bóng tối phủ lên hiện thực cuộc sống của xã hội
Việt Nam trước cách mạng tháng 8-1945. Không gian vừa đen tối vừa
khép kín đó cũng t
hể
hiện
tầm nhìn hạn chế của nhà văn. Chúng ta
biết rằng hiện thực trong tác phẩm là hiện thực được nhà văn cảm
nhận và phản ánh. Nam Cao trước đó cũng như nhiều nhà văn hiện
thực đương thời mới chỉ thấy được hiện thực đen tối của xã hội mà
chưa thấy được lối thoát, hướng phát triển của đất nước như những
nhà văn cách mạng. Tuy nhiên, ở hình tượng không gian nghệ thuật
của Nam Cao nói chung, trong tác phẩm “Sống mòn “ nói riêng,
chúng ta
vẫn
cảm nhận được một ánh sáng lấp lánh- đó là ánh sáng ở
lòng tin của nhà văn vào sự tồn tại của lương tri con người. Lương tri
giúp nhân vật Thứ- người tri thức nghèo trong xã hội Việt Nam trước
cách mạng tháng 8-1945 luôn trăn trở không hài lòng với cuộc sống
3
mòn vô nghĩa ở hiện tại.
Ở cuối tác phẩm, trong không gian tâm tưởng xuất hiện hai
hình ảnh đối lập nhau: một là hình ảnh “một xó nhà quê”, “đời y sẽ
mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mục ra”, “y sẽ chẳng đi đâu” hiện ra trong tâm
trạng bi quan, tuyệt vọng của Thứ khi giã từ Hà nội. Bên cạnh cái
không gian đáng buồn ấy xuất hiện “một tia sáng mong manh”, “cuộc
sống sẽ dễ dàng hơn, công bằng hơn…đẹp đẽ hơn”. Không gian nghệ
thuật của tác phẩm “Sống mòn” vì thế
không
phả
i là không gian khép
kín như nhiều tác phẩm hiện thực phê phán khác của Nam Cao.
Không gian của “Sống mòn” là không gian mở. Cấu trúc mở của
không gian cuối tác
phẩm
có ý nghĩa như một chút niềm tin, một dự
báo cho tương lai người trí thức có lương tri như Thứ sẽ thoát ra khỏi
“sống mòn”, sẽ sống một cuộc sống đích thực có ý nghĩa đẹp đẽ
hơn.Trong thực tế, chính nhà văn Nam Cao đã tự mình thoát khỏi sự
bế tắc của thế hệ mình để trở thành một nhà văn cách mạng.
Không gian nghệ thuật mà Nam Cao xây dựng không chỉ là nơi
nhân vật sống, hoạt động mà còn là hình tượng nghệ thuật- đó là một
nét đặc biệt trong thi pháp không gian của Nam Cao. Không gian nghệ
thuật trong “Sống mòn” cũng như không gian nghệ thuật trong “Chí
Phèo”, “Lão Hạc” đều là những hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa sâu
sắc. Thành công của Nam Cao ở phương diện này là nhà văn vừa quan
sát tinh tế và cảm nhận không gian trong mối quan hệ với con người,
vừa dụng công lựa chọn chi tiết, tổ chức kết cấu không gian nghệ thuật
của tác phẩm như một hình tượng nghệ thuật quan trọng. Không gian
vừa là hiện thực nghiệt ngã, vừa là chiều sâu của tâm trạng nhân vật,
vừa phản chiếu nhận thức, tư tưởng của tác giả… Đó là đặc điểm tiêu
biểu của không gian nghệ thuật trong hầu hết các tác phẩm của Nam
Cao.
Không gian nghệ thuật là một phương diện của thi pháp giúp
người đọc có thể tìm hiểu, nắm bắt tác phẩm văn học một cách sâu
sắc. Không gian nghệ thuật trong “Sống mòn” vừa giúp chúng ta hiểu
được bản chất cuộc sống bế tắc của tầng lớp trí thức Việt Nam trước
cách mạng
tháng
8-1945,
vừa thấy rõ cái nhìn và thái độ của Nam
Cao. Đó là cái nhìn thẳng thắn, khách quan và giàu chất nhân văn:
ông vừa phơi bày hiện thực nghiệt ngã vừa phân tích, lý giải cuộc
sống, vừa giữ niềm tin vào con người. Người đọc yêu thích các tác
phẩm của Nam Cao là yêu thích cái cách cảm nhận và phản ánh cuộc
sống vừa lạnh lùng đến khắc nghiệt lại vừa sâu sắc, nhân hậu của ông.
4