Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN một số ý KIẾN đề XUẤT KHI dạy TIẾT TRẢ bài TẬPLÀM văn TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn TRUNG học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.23 KB, 17 trang )

Một số ý kiến đề xuất khi dạy tiết: "Trả bài tập làm văn” trong chương trình môn Ngữ văn THCS
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
KHI DẠY TIẾT: "TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN" TRONG CHƯƠNG
TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình Ngữ văn trong trường trung học cơ sở bao gồm phần: Văn bản,
Tiếng việt và Tập làm văn, trong đó bài viết Tập làm văn là kết quả, là sản phẩm
của học sinh thông qua một quá trình định hướng dẫn dắt của người thầy để học
sinh tự mình hiểu về các vấn đề văn học, xã hội, về tiếng việt và khả năng trình
bày, diễn đạt làm bài viết Tập làm văn của học sinh.
Vì vậy người dạy và người học cần quan tâm nhất đến kết quả bài viết bài
Tập làm văn của học sinh. Trong những năm gần đây, việc học văn, dạy văn còn
nhiều vấn đề gây tranh cãi. Đặc biệt là việc viết văn của học sinh: từ cách dùng từ,
dùng hình ảnh, diễn đạt kém hiệu quả, bài viết tập làm văn còn mắc khá nhiều lỗi
như: sai lỗi chính tả, dùng từ sai nghĩa, sai lỗi logíc, sai cách diễn đạt, xa đề, lạc đề
…Là người làm công tác quản lý, bản thân tôi vẫn trực tiếp giảng dạy môn chuyên
ngành đào tạo của mình, tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện, cấp
Tỉnh. Qua thực tế, tôi nhận thấy: "Trả bài" là một tiết dạy khó, nhưng nếu chú
trọng tiết dạy này, người dạy sẽ chỉ ra cho học sinh những lỗi sai, tác hại của lỗi sai
và quan trọng là hướng dẫn cho các em cách sửa lỗi, cách giải quyết, cách trau dồi
thêm kinh nghiệm viết văn bản từ đúng đến hay gây hứng thú học văn, viết văn
cho các em. Ngược lại, nếu người dạy không quan tâm đến tiết dạy trả bài , trả bài
qua loa chiếu lệ thì dù có cố gắng đến mấy ở những tiết dạy tìm hiểu văn bản và
tiếng việt cũng không đem lại hiệu quả cho phần học sinh viết bài Tập làm văn.
Với mục đích góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, cách dạy tiết
"Trả bài" để học sinh nhận diện lỗi sai khi viết bài Tập làm văn của mình cũng là
một vấn đề cần thiết cần được quan tâm đúng mức. Người dạy tránh lối dạy thụ
động, xơ cứng trong tiết "Trả bài".
1
Một số ý kiến đề xuất khi dạy tiết: "Trả bài tập làm văn” trong chương trình môn Ngữ văn THCS
Qua kinh nghiệm của bản thân và xuất phát từ thực tế giảng dạy, tôi xin đưa


ra một số ý kiến đề xuất khi dạy tiết "Trả bài" đó là: Hướng dẫn học sinh gọi đúng
lỗi và các cách chữa lỗi sai trong bài viết tập làm văn.
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm này là trong khi chấm bài GV gạch
chân hoặc đánh dấu chỗ sai mà không gọi tên lỗi sai của học sinh, để học sinh tự
phân tích, nhận diện ra lỗi sai, tập hợp các lỗi sai, người dạy định hướng cho học
sinh tìm lỗi sai và biết cách chữa lỗi sai Bản thân tôi đã thực hiện trong những
năm qua khi dạy tiết “Trả bài” và đã thu được hiệu quả đáng kể. Là một huyện
miền núi vùng cao còn gặp nhiều khó khăn khi dạy - học văn nhưng tôi cũng mạnh
dạn đề xuất một số ý kiến xung quanh cách dạy tiết “Trả bài”. Mong nhận được sự
đóng góp của những đồng nghiệp có kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1/ Thực trạng của việc dạy tiết trả bài tập làm văn.
Thực trạng hiện nay, qua kiểm tra giáo án và dự giờ của giáo viên khi dạy
tiết “Trả bài tập làm văn” cho thấy: nhiều giáo viên không quan tâm đầu tư chất
lượng cho tiết “Trả bài”, thời gian dành cho trả bài còn quá ít, nội dung bài soạn
tiết “Trả bài” chưa thực sự đầu tư còn sơ sài. Thông thường bài soạn chỉ là: đọc lại
đề ra, nhận xét ưu khuyết điểm của bài làm học sinh, định hướng lại một số ý cơ
bản yêu cầu của đề bài, sau đó lấy điểm vào sổ, hoặc tiết “Trả bài” có thể dùng để
dạy bù bài mới, hay nội dung tiết dạy trước chưa hoàn thành, trả bài chỉ là chiếu lệ
dành thời gian ít phút cuối tiết dạy. Người dạy chưa quan tâm đến các thao tác
chữa lỗi, định hướng cách chữa cho học sinh nên học sinh không nhận diện được
những lỗi sai và làm thế nào để chữa những lỗi sai đó. Từ thực trạng đó dẫn đến
hiệu quả bài viết của học sinh chưa cao, bài viết mắc nhiều lỗi và những lỗi sai đó
lặp đi lặp lại nhiều lần mà không sửa được, thậm chí có những lỗi diễn đạt của học
sinh rất ngô nghê buồn cười.
Vì những thực trạng đã nêu, bản thân tôi đã suy nghĩ trăn trở, tìm ra được
một số phương pháp và đã ứng dụng có hiệu quả thực tế ở trường THCS Thị trấn
2
Một số ý kiến đề xuất khi dạy tiết: "Trả bài tập làm văn” trong chương trình môn Ngữ văn THCS
Con cuông, Huyện Con cuông, nên tôi đề xuất và trình bày một số phương pháp đã

sử dụng trong quá trình giảng dạy khi dạy tiết “ Trả bài” cụ thể như sau:
2/ Những ý kiến đề xuất (phương pháp)
2.1 Nhận thức của người dạy và người học
Tiết “Trả bài”, người dạy phải có trách nhiệm vì học sinh: Phải thật sự có
tâm khi chấm bài, phải chấm kỹ, chấm đúng và tìm ra được những lỗi sai của học
sinh để chủ động chữa trên lớp.
- Người dạy phải có trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm (việc ứng xử
các tình huống sư phạm trong tiết trả bài khi chữa lỗi)
- Người học phải có ý thức tôn trọng tiết trả bài, tránh suy nghĩ đây là tiết trả
bài để lấy điểm vào sổ. Người học phải có trực giác cá nhân để hợp tác với
Thầy với Bạn để tìm cách giải quyết chữa lỗi để hướng tới bài viết hoàn
thiện hơn, tiến bộ hơn.
2.2 Chuẩn bị trả bài
2.2.1 Giáo viên(GV)
Cùng với việc thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, khi
chấm bài của Học sinh, GV cần phải có “Tâm”, chấm bài kỹ, nghiêm túc chu đáo,
cho điểm công bằng chính xác, có nhận xét ở lời phê cụ thể về ưu điểm và khuyết
điểm trong bài làm của học sinh. Tập hợp những lỗi sai, phân loại lỗi sai cơ bản
của học sinh mắc phải để chữa lỗi. Qua thời gian giảng dạy tôi đã tổng hợp được
một số lỗi sai của học sinh như sau:
* Những lỗi sai học sinh thường gặp:
- Sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ nghĩa
- Lạc chủ đề, không hướng đúng yêu cầu của đề, xa đề.
- Thiếu hụt chủ đề: Mở bài không tập trung đầy đủ vào chủ đề, không triển khai
đâỳ đủ nội dung khái quát ở phần mở bài và triển khai giải quyết ở phần thân
bài.
- Lặp chủ đề, ý luẩn quẩn
- Lỗi đứt mạch ý các câu trong đoạn nên câu văn đoạn văn bị đứt quãng, ý từ
câu nọ sang ý câu kia.
3

Một số ý kiến đề xuất khi dạy tiết: "Trả bài tập làm văn” trong chương trình môn Ngữ văn THCS
- Lỗi mâu thuẫn về ý, nội dung các ý của các câu trong đoạn mâu thuẫn với
nhau không phù hợp với những mối quan hệ logic, thiếu sự liên kết hoặc liên
kết lỏng lẻo.
- Lỗi không tách đoạn và tách đoạn tuỳ tiện, học sinh diễn đạt theo ngẫu hứng.
- Lỗi không chuyển đoạn, liên kết đoạn….
Người dạy phải tập hợp và chọn được những câu văn, đoạn văn, những bài
văn hay đọc cho học sinh nghe trong giờ trả bài để các em học tập và phát huy. GV
phải chỉ ra được nội dung hay cần học tập trong phần đọc bài mẫu, đoạn mẫu.
Người dạy chuẩn bị máy chiếu (ứng dụng CNTT trong giờ “Trả bài”) và
những nội dung cần trình chiếu để tiết kiệm thời gian trong tiết “Trả bài”
Tránh tình trạng giáo viên chấm bài qua loa, cho điểm mà không nhận xét,
không chữa lỗi cho học sinh. Tất cả những nội dung này phải được soạn giáo án trả
bài với thời gian 45 phút, người dạy không nên chữa quá nhiều lỗi trong một tiết để
học sinh tiếp nhận vừa đủ và ghi nhớ những lỗi sai để những bài viết sau không
còn phạm lỗi nữa.
2.2.2 Học sinh(HS)
Phải nắm vững kiến thức về thể loại văn học, có kiến thức văn học, kiến thức
trong đời sống. Phải thấy được vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của tiết trả bài. Có
tinh thần chủ động để thảo luận với bạn, với Thầy để nhận diện và sửa chửa lỗi sai.
Các em mạnh dạn đề xuất ý kiến cá nhân của từng em trong cách chữa lỗi.
2.3 Các hoạt động của tiết trả bài trên lớp: (bản thân tôi đã áp dụng có hiệu quả)
Tiết trả bài có 6 hoạt động:
+ Hoạt động 1: GV vào lớp, ổn định tổ chức, nêu yêu cầu mục tiêu của tiết
“Trả bài”.
+ Hoạt động 2: HS đọc trầm bằng ghi nhớ lại đề bài, ghi đề ra lên bảng, xác
định yêu cầu của đề bài qua bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận.
Phần này gọi HS xác định nhanh, nhận xét bổ sung các yêu cầu và bố cục của bài.
(thời gian từ 5 đến 7 phút)
+ Hoạt động 3: Nhận xét ưu điểm (cần phát huy), khuyết điểm (cần phải

sửa) bài làm của HS.
4
Một số ý kiến đề xuất khi dạy tiết: "Trả bài tập làm văn” trong chương trình môn Ngữ văn THCS
+ Hoạt động 4: Trả bài, lấy điểm vào sổ. HS nghiên cứu phần chữa lỗi sai
của GV đã chỉ ra ở bài làm để chuẩn bị cho phần chữa lỗi.
+ Hoạt động 5: “Nhận diện lỗi sai và sữa lỗi” (trọng tâm)
Hoạt động này có thể có 3 cách chữa lỗi mà bản thân tôi đã áp dụng
trong tiêt “Trả bài”.
* Cách 1:
Người chấm bài chỉ gạch chân vào các lỗi sai bằng mực đỏ mà không chỉ ra
lỗi sai, yêu cầu HS gọi đúng lỗi sai sửa vào lề (lề bài trừ rộng 5cm). Phương pháp
chữa lỗi này là để HS tự đánh giá mình. Khi các em chữa xong lỗi, GV kiểm tra
xác suất kết quả chữa lỗi của HS và cho điểm động viên HS.
* Cách 2:
Như cách 1, nhưng GV thay đổi hình thức: HS đổi vở cho nhau để phát hiện
lỗi sai . Phương pháp này là một cách để HS đánh giá HS (thực hiện giờ học thân
thiện), các em tìm được hết lỗi sai của bạn một cách trung thực hơn (vì tự sửa lỗi
cho mình các em có thể giấu bớt đi một số lỗi). Ở cách này được thực hiện rất có
hiệu quả ở phần luyện nói và viết đoạn văn ngắn, vì học sinh đổi bài soát lỗi nhau,
GV không mất thời gian và tiết kiệm được thời gian phần phát hiện lỗi sai để
chấm bài nhanh cho các em trong phần chữa lỗi.
* Cách 3:
GV đưa các lỗi sai vào hệ thống bảng phụ để tất cả HS cùng chữa. Phương
pháp này có hiệu quả là HS tập hợp được nhiều lỗi sai của từ cá nhân các em để từ
đó rút được kinh nghiệm và tránh lỗi ở những bài viết sau.
+ Hoạt động 6: Đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp. (Giáo
viên chọn trước)

Một số hoạt động của tiết “Trả bài” đã được áp dụng cụ thể qua 2 đề ra:
Như đã nêu ở trên, trong một tiết trả bài với thời lượng 45 phút có 6 hoạt

động nhưng hoạt động 5 (Nhận diện và sữa lỗi) là hoạt động quan trọng trên lớp,
nên mỗi tiết “Trả bài” GV chỉ chọn một số lỗi để chữa chứ không nên ôm đồm
tham lam quá nhiều lỗi sẽ dẫn đến chữa lỗi sai không có hiệu quả.
5
Một số ý kiến đề xuất khi dạy tiết: "Trả bài tập làm văn” trong chương trình môn Ngữ văn THCS
Ví dụ minh hoạ:
Đề số 1
Lão Hạc (trong truyện ngắn cùng tên) của Nam Cao là một lão nông Việt
Nam đáng kính bởi phẩm hạnh của một con người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và
rất mực thương con. Em hãy làm rõ nội dung đó.
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, nêu yêu cầu, mục đích của tiết “Trả bài”
* Hoạt động 2: HS đọc đề, xác định lại yêu cầu của đề và nêu ngắn gọn bố cục 3
phần
- GV gọi HS xác định yêu cầu của đề
+ Thể loại: Nghị luận
+ Đặc điểm của nhân vật
+ Xác định các luận điểm, và luận cứ để làm sáng tỏ đặc điểm của nhân vật:
“Lão Hạc – Lão nông Việt nam đáng kính bởi phẩm hạnh của con người đôn
hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực thương yêu con”…
- GV: Để làm rõ yêu cầu của đề bài các em cần bám vào những nội dung, luận
điểm, luận cứ nào ?
- HS:
+ Thứ nhất: Cần nắm được đặc điểm của nhân vật, xác định luận điểm “ lão
Hạc - lão nông Việt nam đáng kính bởi phẩm hạnh của con người đôn hậu”, hai
luận cứ: giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con.
+ Thứ hai: Sau khi làm rõ nội dung đó cần tiến hành đánh giá, phát biểu cảm
tưởng, cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc.
Từ đây Học sinh dễ dàng nhận ra khung của toàn bài nghị luận (mở bài, thân
bài và kết luận)
- GV:

+ Hướng dẫn HS xác định tìm ý và lập dàn ý.
+ Cách sắp xếp các ý, các nội dung luận điểm, luận cứ đã phù hợp chưa?
- GV dùng bảng phụ tổng hợp nội dung bố cục 3 phần để HS quan sát và đối chiếu
vào bài làm của mình
* Hoạt động 3: GV nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của bài làm HS
6
Một số ý kiến đề xuất khi dạy tiết: "Trả bài tập làm văn” trong chương trình môn Ngữ văn THCS
* Hoạt động 4: Trả bài , lấy điểm vào sổ
Do mục đích chính của giờ “Trả bài” là hướng dẫn và sửa chữa lỗi sai nên trong 4
hoạt động (1,2,3,4) GV chỉ hướng dẫn học sinh lập dàn ý nhanh và chỉ ra ưu điểm,
khuyết điểm của bài làm, lấy điểm vào sổ. Những hoạt động này diễn ra trong
khoảng 15 đến 17 phút.
* Hoạt động 5: Phần “nhận diện và sữa lỗi” (trọng tâm). Thời gian từ 28 đến 30
phút.
- HS đọc những lỗi sai của mình để chuẩn bị cho khâu chữa, tự đối chiếu với yêu
cầu nêu ra và tự đánh giá được ưu, nhược điểm bài viết của chính mình và chuẩn bị
cho việc sửa lỗi sai.
- GV nêu yêu cầu và nguyên tắc chữa lỗi: Chữa vào ô dành cho HS chữa bài (phần
lề bên trái) hoặc phần giấy cuối bài. Tránh chữa xoá trong bài viết (các em chữa
bài trên tinh thần tự giác chủ động và có thảo luận).
- GV yêu cầu HS xem lại bài của mình
- Mời HS có lỗi trong bài viết đọc những chỗ đã dánh dấu trong bài của mình và
gọi tên lỗi sai, tự chữa, hoặc nhờ bạn khác chữa giúp (nếu HS đó không nhận diện
được lỗi sai và không biết chữa lỗi). GV cho HS phân loại những lỗi sai: Lỗi chính
tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ nghĩa, lỗi thiếu hụt chủ đề, chưa liên kết đoạn
- Chép sẵn những lỗi sai lên bảng phụ (mỗi loại sai một bảng phụ) để HS tiếp nhận
lỗi dễ hơn.
- Có 2 cách chữa lỗi:
Cách 1: GV hướng dẫn những học sinh có cùng kiểu lỗi sai để chữa, gọi 2 đến 3
em chia bảng để chữa. Dựa vào lỗi sai trong bảng phụ để chữa vào bảng chính.

Ví dụ 1:
- GV: Hãy đọc tên các lỗi sai và chữa lại như thế nào cho đúng?
Gọi HS đọc các từ gạch chân trong bài viết của mình: Thực dân Phán,
chước kẻ thù, con chó vàng…(GV ghi lên bảng).
- GV: Hãy đọc tên các lỗi sai trên và chữa lại
- HS: Đó là những lỗi sai về chính tả – và chữa: Thực dân Pháp, trước kẻ thù,
7
Một số ý kiến đề xuất khi dạy tiết: "Trả bài tập làm văn” trong chương trình môn Ngữ văn THCS
con chó Vàng… Những HS không được gọi chữa, tự nhìn vào lỗi GV gạch chân
sai trong bài làm của các em và tự chữa.
- GV: Mời HS khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh, ghi lên bảng tên kiểu lỗi. Tiết
“Trả bài” không những rèn luyện kỹ năng viết mà còn rèn kỹ năng nói trước tập
thể.
Ví dụ 2: Gọi HS khác đọc các phần lỗi tiếp theo: … “ lão Hạc chết một cách
đoan trang”
- GV: Hãy chỉ ra lỗi sai trong câu văn trên:
- HS: Đó là lỗi về cách dùng từ chưa sát ý- “đoan trang” - và chữa: “Lão Hạc chết
một cách bi thảm”
Cách 2:
Đưa ra một lúc nhiều kiểu lỗi, mời HS ở từng trình độ khác nhau (Yếu, TB,
khá, giỏi) nhận diện lỗi sai.
Ví dụ 1 : HS đọc một đoạn văn : “Đó là lão nông gầy rộc, râu tóc lơ thơ, khuôn mặt
hốc hác, đôi mắt buồn nhưng đầy tình thương triền từ và phúc hậu sống trong xã
hội phong kiến cũ đầy bất công ngang tràng, lão cũng như người nông dân khác
sống lam lũ, vất vả, không đủ sống nhưng tâm hồn vẫn trong sáng…”
- GV: Hãy nhận diện và sữa lỗi trong đoạn văn trên? (HS tìm và trả lời)
- GV: Nêu câu hỏi: Bạn dùng từ có đúng không? Đã phù hợp với văn cảnh chưa?
Câu nào tối nghĩa? Câu nào dài, rườm rà? cách chữa như thế nào?
- HS : Nhận diện và sữa lỗi trong đoạn văn của bạn. Đó là:
- Sai lỗi chính tả “ ngang tràng”

- Sai lỗi dùng từ “râu tóc lơ thơ”
- Sử dụng dấu chấm câu chưa đúng chỗ.
- Lỗi về hành văn…
- GV hướng dẫn HS cùng sửa các lỗi sai.
Ví dụ 2:
- Lỗi sai khác của em X:
- HS đọc lỗi sai- GV ghi lên bảng
8
Một số ý kiến đề xuất khi dạy tiết: "Trả bài tập làm văn” trong chương trình môn Ngữ văn THCS
…. “Lão Hạc rất yêu con, hoa lợi trong mảnh vườn lão dành dụn cho con, mảnh
vườn lão để lại cho con “ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”. Cúng vì con,
một sự hy sinh cực kỳ to lớn. Lão yêu quý cậu Vàng như con, như bạn “như một
bà hiếm hoi gọi đứa con là cầu tự”. Cho nó ăn như nhà giàu. Lão ăn gì thì cho nó
ăn nấy. Có thể nói cậu vàng được đối xử chăm sóc như con, như cháu là nguồn vui,
cho dựa tinh thần, giúp cho lão Hạc vơi đi nỗi cô đơn. Vì thế khi bán cậu vàng, lão
Hạc chìm trong đáy bể bi kịch…”
- GV: Hãy nhận diện những lỗi sai trong đoạn văn trên của bạn?
- HS1: Đoạn văn nghe rất lủng củng.
- HS2: + Đoạn văn sai lỗi chính tả: “dành dụn, cúng vì con, cho dựa tinh thần”.
+ Lỗi dùng từ chưa hợp: “lão Hạc chìm trong đáy bể bi kịch”
- HS3: + Bạn chưa chú ý khi đặt dấu chấm.
+ Trích dẫn chứng sai: “Như một bà hiếm hoi gọi đứa con là cầu tự”,
đồng thời đặt dẫn chứng này vào ý “Lão yêu quí cậu Vàng như là con” là chưa
hợp.
- HS4: Diễn đạt còn lủng củng ý rời rạc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cùng sửa lỗi sai.
Ví dụ 3: HS đọc “… Cái buồn ấy rồi cũng qua đi. Lão tu chí làm ăn cho cái vườn
nhỏ bé của mình tuy cái vườn của lão nhỏ như một hạt cát giữa sa mạc.”
- GV: Lỗi sai trên của bạn là gì?
- HS: + Sai về lỗi dùng từ: “tu chí”

+ Sai vì so sánh thiếu chính xác: “…Cái vườn của lão nhỏ như một hạt cát
giữa sa mạc.”
- GV định hướng cho HS chữa lỗi sai trên.
Ví dụ 4 : Ghi đoạn văn của học sinh lên bảng phụ:
…. Vợ chết, con đi xa, lão sống thui thủi một mình….đến khi không còn đi làm
được nữa, mà còn sống thì còn phải ăn, lão Hạc đã có sự suy tính âm thầm mà
quyết liệt: lão sẽ tự tử, để dành trọn vẹn mảnh vườn cho đứa con trai. Và rồi lão đã
tự tử khi đã nhờ cậy được ông giáo trông nom mảnh vườn đó “để không còn ai tơ
tưởng dòm ngó”, sau này nhờ ông trao lại cho con trai lão…Tức là lão Hạc quyết
9
Một số ý kiến đề xuất khi dạy tiết: "Trả bài tập làm văn” trong chương trình môn Ngữ văn THCS
chết để bảo vệ mảnh vườn cho con trai lão. đó là sự hy sinh vô cùng lớn lao của
một người cha, vì đứa con thân yêu. Nhưng kỳ thực , lão Hạc có một nhân cách hết
sức cao đẹp mà bề ngoài không dễ nhìn thấy. Đó là con người nhân hậu vô cùng.
Tình cảm của lão Hạc đối với Cậu Vàng của lão được tác giả thể hiện thật cảm
động: Lão gọi nó là Cậu vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự….
- GV: Nhận xét đoạn văn trên của bạn? (ưu điểm, nhược điểm)
Lỗi sai trên của bạn là gì?
- HS : Lỗi đứt mạch, ý từ câu nọ sang ý câu kia.
Lỗi không tách đoạn, không chuyển đoạn (cả đoạn văn trình bày 2 nội dung
là: Tình yêu thương con và tấm lòng nhân hậu đối với Cậu Vàng)
- GV : bổ sung: đoạn văn còn sử dụng lặp từ: “lão Hạc” có thể thay thế “Ông”
hoặc bỏ bớt 1 số chỗ “Lão Hạc” Với “Lão” và định hướng HS cách chữa bằng
cách tách 2 ý thành 2 đoạn văn, cách liên kết giữa 2 đoạn. Đoạn 1: trình bày theo
quy nạp (như ý của HS) nhưng sửa một số từ “nhưng kỳ thực được tác giả thể
hiện thật cảm động ”. Đoạn 2: Con trai lão đi xa, lão dành tình cảm của mình cho
cậu Vàng như một người cha dành tình cảm cho con vậy. Lão gọi “cậu Vàng”,
dành phần ăn cho cậu Vàng
* Hoạt động 6: Đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số em (GV chọn
trước)

Ngoài việc hướng dẫn HS nhận diện và sữa chữa các lỗi sai trong bài viết của
mình. Để phát huy những ưu điểm trong bài làm của HS, GV còn chọn một số
đoạn văn, bài văn hay để đọc trước lớp. Gọi chính em HS viết đoạn văn, bài văn đó
nói lên kinh nghiệm phương pháp bài viết của mình để học sinh trong lớp học tập.
GV định hướng HS phân tích tìm ra được những câu hay, đoạn văn hay để
học tập rút kinh nghiệm.
Đề số 2:
Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà"
của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Sau khi GV hướng dẫn cho HS hoàn thành các hoạt động 1, 2, 3, 4 trong
một lượng thời gian quy định, GV tiếp tục sử dụng những kinh nghiệm của mình
10
Một số ý kiến đề xuất khi dạy tiết: "Trả bài tập làm văn” trong chương trình môn Ngữ văn THCS
giúp HS nhận diện, gọi tên và phát hiện lỗi và chữa lỗi trong bài làm của mình và
của bạn. GV yêu cầu HS đổi bài cho bạn kiểm tra (tiếp tục vận dụng giờ học thân
thiện để HS giúp đỡ nhau tìm lỗi sai). Trong thời gian 3 đến 5 phút, với tinh thần
xung phong của HS để HS tự gọi lỗi sai và đề xuất cách chữa lỗi.
Ví dụ
1/ Lỗi sử dụng từ địa phương không đúng chỗ
- HS đọc " nhưng khi về tới nơi, ông chộ một đưa bé đang chơi nhà chòi trước
sân"
- HS phát hiện lỗi sai : "Chộ", sửa -> "thấy"
- HS đọc tiếp: "Bé Thu rất Bướng bỉnh nên ông Sáu đã phét vào mông nó".
- HS phát hiện lỗi sai: "Phét", sửa -> "đánh"
2/ Lỗi chưa hiểu nghĩa của từ, dùng từ không đúng văn cảnh
- HS1: "tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu là tình mẫu tử cao thượng, một
tình cảm đã thiếu thốn giữa hai người sau gần tám năm xa cách", phát hiện lỗi sai:
Mẫu tử -> mẹ con và sửa bằng từ ngữ khác: Phụ tử -> cha con
- HS2: "Trong ngày cuối cùng trước khi ra đi, bé Thu bất ngờ nhận ông Sáu là
cha. Tiếng "Ba" của em đã xé xác ông Sáu làm ông ngỡ ngàng, hạnh phúc",

HS phát hiện lỗi sai: "Ngày cuối cùng ", "xé xác", HS tự tìm ra các cách sửa lỗi.
3/ Lỗi thiếu thống nhất trong cách xưng hô
- HS: "Ông Sáu là người dân Nam bộ, với lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết anh
đã tham gia kháng chiến và anhh dũng hy sinh"
- HS phát hiện lỗi sai và chữa lại
4/ Lỗi diễn đạt vụng về, tối nghĩa, sai nghĩa
Ví dụ 1: "Sự thật trớ trêu. Đứa con gái đầu lòng của anh đã không chịu nhận
anh làm cha. Nhưng bằng tình yêu sâu đậm, anh đã được đứa con gái của mình
làm cha"
- GV: Đọc đoạn văn em có nhận xét gì?
- HS: Diễn đạt vụng về, dùng từ câu lủng củng, nội dung lệnh lạc không thống
nhất. HS tự trình bày cách sửa.
Ví dụ 2: GV cho HS quan sát trên máy chiếu một đoạn văn
11
Một số ý kiến đề xuất khi dạy tiết: "Trả bài tập làm văn” trong chương trình môn Ngữ văn THCS
"Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc bé Thu chưa đầy tuổi. Sau tám năm xa
cách ông có cơ hội được về thăm vợ, thăm con. Lúc về đến nhà thấy một đưa bé
đang chơi nhà chòi trước sân, ông đoán ngay đó là con mình, ông nhảy vội lên bờ,
chạy lại gần bé Thu và gọi "Thu! con". Ông vừa bước vừa khom lưng đưa hai tay
chờ bé Thu chạy đến ôm vào cổ nhưng bé Thu lại vụt chạy đi "
- GV: Em có nhận xét gì về đoạn văn trên?
- HS: Sa vào tóm tắt, không có sự cảm nhận của mình về nhân vật. Đây là lỗi phổ
biến HS thường mắc khi làm văn nghị luận văn học hoặc tác phẩm văn học, vì HS
chưa nắm được bản chất của "cảm nhận" nên GV định hướng cho HS sửa lỗi.
Khi làm bài nghị luận văn học, tránh liệt kê tóm tắt sự việc tạo thành một
chuỗi sự việc hoặc sa vào tóm tắt văn bản. HS cần nêu được, viết được những cảm
nhận, suy nghĩ mang đậm phong cách cá nhân và sự sáng tạo của từng em, bài viết
mới có chiều sâu và có ấn tượng.
- GV đọc đoạn văn mẫu 1: "Ông Sáu đã xa con gái, xa gia đình trong tám năm trời
ròng rã. Tám năm là khoảng thời gian quá dài để kìm nén trong lòng một nỗi nhớ

con và nỗi nhớ ấy đã có cơ hội được tỏ bày. Ông chạy đến bên con, gọi con bằng
cả tấm lòng. Nhưng tình cảm, nỗi nhớ của ông chờ đợi tám năm bỗng chốc như rơi
xuống vực thẳm. Bé Thu sợ hãi chạy vút vào trong nhà khi vừa thấy ông. Chắc
chắn trong ông lúc bấy giờ là nỗi đau khổ tột đỉnh vì ông yêu con lắm lắm nhưng
nó đâu có biết?
- Đoạn văn mẫu 2: "Nguyễn Quang Sáng là bậc thầy trong việc sáng tạo tình huống
truyện. Một bức tranh cha con đoàn tụ nhưng bé Thu không nhận cha, nó phản ứng
quyết liệt với những tình cảm mà anh Sáu dành cho nó, theo em đó chính là tình
thương yêu sâu nặng của bé Thu dành cho ba nó, bởi người đang vỗ về, gắp trứng
cá, chăm sóc nó là người không phải trong ảnh chụp chung với mẹ của nó. Đó là
phản ứng tâm lý hoàn toàn tự nhiên của trẻ có cá tính mạnh mẽ. Trong sự cứng đầu
cứng cổ của bé còn ẩn chứa sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người
cha khác ấy. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở lâu dài của chiến tranh, bé Thu
còn quá nhỏ làm sao có thể thấu hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của
đời sống và những người lớn (mẹ và bà ngoại) và cũng không lường được những
12
Một số ý kiến đề xuất khi dạy tiết: "Trả bài tập làm văn” trong chương trình môn Ngữ văn THCS
tình huống ấy để chuẩn bị đón nhận những sự cố bất thường xẩy ra trong hoàn
cảnh cụ thể ấy.
- GV: Ở hai đoạn văn mẫu, em có nhận xét gì về nội dung và cách diễn đạt?
- Kết quả: có 5 HS phát biểu tập trung vào một số ý:
+ Đoạn 1: đã tập trung được tâm trạng ông Sáu khi trở về nhà, người
viết đã tập trung đặc tả được tâm trạng, tình cảm của ông Sáu
+ Đoạn 2: Đoạn văn diễn đạt rõ ràng, mạch lạc nhưng lệch nội dung
sang tâm trạng và tính cách bé thu (đề ra yêu cầu cảm nhận về nhân vật ông Sáu)
- GV trình chiếu một đoạn văn tiếp theo, gọi HS đọc lại yêu cầu cả lớp chú ý:
“Ông Sáu trở về sau những tháng ngày xa cách, những mong gặp lại con gái yêu
bé bỏng của mình, nhưng ông đã hoàn toàn bất ngờ khi bé Thu phản ứng quyết liệt
bỏ chạy không nhận cha. Tâm trạng của ông từ ngạc nhiên, hẫng hụt đến buồn rầu.
Những ngày ở nhà, ông càng cố vỗ về, chăm sóc bé Thu, nó càng cứng đầu cứng

cổ. Ông mong con bé gọi Ba một tiếng mà không thành. Ông Sáu trở về đơn vị đã
dồn hết tình cảm của mình cho con gái qua hành động tỉ mỉ, cần mẫn công phu để
làm chiếc lược tặng bé Thu – như lời ông đã hứa với con gái. Chiếc lược nhỏ bé
mà thiêng liêng đã làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hy vọng khắc khoải sẽ có
ngày ông Sáu được gặp lại con trao tận tay nó món quà kỷ niệm này”.
- GV: em có nhận xét gì về doạn văn trên? Lỗi của đoạn văn trên là gì?
- HS: Đoạn văn trên đã bị lỗi đứt mạch, lỗi không chuyển ý.
- GV: em hãy chỉ ra cụ thể những lỗi sai đó?
- HS: Đoạn văn có 2 luận cứ : - Tâm trạng của ông Sáu những ngày ở nhà; khi ông
Sáu trở lại đơn vị. Nhưng người viết đã làm đứt mạch ở “ông mong con bé gọi Ba
một tiếng mà không thành”. Ở đoạn văn này đang phát triển ý tâm trạng ông Sáu
khi ở nhà nhưng người viết đột ngột chuyển sang ý ông Sáu làm chiếc lược cho
con.
- GV: định hướng cho HS khai triển ý các em đã phát hiện ra, cách liên kết giữa ý
1 và ý 2 có thể như sau: Trong buổi chia tay, ông Sáu đành đau khổ bất lực chào
con ra đi, sợ con phản ứng như ngày hôm qua, nhưng điều bất ngờ đã xẩy ra Bé
Thu kêu thét lên “ Ba a a ba!”, ông sung sướng cảm động, hạnh phúc nghẹn ngào
13
Một số ý kiến đề xuất khi dạy tiết: "Trả bài tập làm văn” trong chương trình môn Ngữ văn THCS
khi con gái yêu đột ngột ôm lấy cổ ông không cho ông đi nữa. Trải qua thử thách,
ông Sáu là người cha thật hạnh phúc.
Cách liên kết ý sau: Tình cảm sâu nặng của người cha càng được thể hiện
tập trung hơn vào tình huống sau của câu chuyện. Khi trở về đơn vị
Trong quá trình thực hiện giờ dạy “trả bài”, bản thân tôi đã chọn lựa những
lỗi sai của HS trong từng đề ra, trong từng bài làm và lựa chọn cách chữa lỗi sai
cho các em. Tôi nhận thấy đã thu được nhiều kết quả theo ý chủ quan của mình cụ
thể như sau:
3. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng cách dạy tiết:
"Trả bài tập làm văn"
Sau khi vận dụng phương pháp hướng dẫn HS nhận diện và chữa các lỗi sai

trong bài tập làm văn với hai đề bài đã nêu ở trên, các em tự ý thức nhận thấy được
việc sữa chữa lỗi là cần thiết và mắc lỗi là cần tránh.
Tạo được thói quen chữa lỗi trong tiết “Trả bài”. Trong tiết học, HS luôn
quan tâm kiểm tra xem bài làm của bản thân mình có còn mắc lỗi nữa hay không.
Sinh hoạt chuyên môn tổ ngữ văn, tôi đã đề xuất, triển khai ý kiến và những
phương pháp đã sử dụng của bản thân về cách dạy tiết “Trả bài”, được tổ Ngữ văn
của trường đặc biệt quan tâm và thống nhất đưa nội dung này vào dạy thực hành
hội thảo 3 tiết ở trường ở 3 khối 7,8,9. Hiệu quả được biểu hiện rõ trong khi thực
nghiệm. Một hệ thống lỗi trong bài làm của HS được chỉ ra như sau:
+ Lỗi về chính tả: chữ thiếu nét, thiếu dấu thanh, dấu câu, viết tắt tuỳ tiện.
+ Lỗi về dùng từ: dùng từ địa phương, dùng từ không chính xác, không sát hợp
với ý, lặp từ…
+ Lỗi về câu: câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ, nhầm trạng ngữ là câu, đặt dấu chấm
câu chưa đúng chỗ…
+ Lỗi diễn đạt, câu văn rườm rà, ý cụt, không dùng từ liên kết câu, đoạn nên
hành văn rời rạc….
+ Lỗi do chưa nắm chắc yêu cầu của bài văn nghị luận.
+ Lỗi do chưa biết xác định các luận điểm, luận cứ nên bài viết lạc ý
14
Một số ý kiến đề xuất khi dạy tiết: "Trả bài tập làm văn” trong chương trình môn Ngữ văn THCS
Qua đợt dạy hội thảo, GV tổ ngữ văn của trường không còn lúng túng khi
dạy tiết “Trả bài”. Tổ ngữ văn áp dụng cách dạy này và nhận thấy có hiệu quả rõ
rệt, đặc biệt là hệ thống lỗi của học sinh khi viết bài tập làm văn giảm đáng kể,
hiệu quả cao.
Cụ thể: hai năm qua trường đều có học sinh giỏi huyện môn văn từ 3 đến 5 em.
năm học 2009-2010, trường có học sinh giỏi Tỉnh môn văn (chất lượng trường đầu
vào thấp, học sinh khá, giỏi tuyển vào trường trọng điểm Trà Lân nên việc bồi
dưỡng học sinh giỏi môn văn rất khó)
Chất lượng môn văn không có học lực kém, học lực yếu giảm đáng kể.
III. KẾT LUẬN

1/ Kết quả cụ thể
Trước đây, khi chưa áp dụng những phương pháp này, trong tiết “Trả bài” tôi
cũng đã chú trọng đến những vấn đề sửa lỗi cho học sinh nhưng số lỗi để học sinh
chữa được trong một tiết dạy không nhiều. Khi áp dụng cách dạy như đã nêu ở trên
tôi đã thu được kết quả như sau (bảng so sánh đối chiếu)
(So sánh và tỉ lệ % được tính
trong một tiết dạy)
Sỹ số
học sinh
Số HS được hỏi,
mời chữa lỗi
Số HS nhận diện
được lỗi sai
Số HS chữa
được lỗi sai
Tổng
số
Tỉ lệ % Tổng
số
Tỉ lệ % Tổng
số
Tỉ lệ
%
Khi chưa được áp dụng
phương pháp 31 06 19,4 04 12,9 03 9,7
Khi được áp dụng phương
pháp dạy tiết “Trả bài” 31 15 48,4 13 42,0 12 38,7
* Ý kiến của học sinh : được chủ động trong giờ học, hứng thú, sôi nổi,
không thụ động. Các em yêu cầu tiếp tục duy trì và phát huy kiểu trả bài chữa lỗi,
gọi tên lỗi sai.

Những bài viết sau được hạn chế với những số lỗi đã chữa.
2/ Những kiến nghị đề xuất
Để giờ “Trả bài” tập làm văn thực sự là một giờ văn đúng nghĩa và có hiệu
quả, người giáo viên phải hướng dẫn học sinh bằng hoạt động tự nhận thức, nhận
15
Một số ý kiến đề xuất khi dạy tiết: "Trả bài tập làm văn” trong chương trình môn Ngữ văn THCS
diện xem mình đã viết cái gì, viết như thế nào. Mỗi học sinh dưới sự hướng dẫn
của giáo viên trong giờ trả bài phải tìm ra lỗi sai đã mắc phải và sữa chữa để phấn
đấu cho bài sau có chất lượng tốt hơn, kỹ năng sáng tạo văn chương được phát huy
và nhân cách học tập bộ môn được khẳng định. Muốn vậy người dạy và người học
tập làm văn phải có sự thẩm thấu, chuyển hoá vào từng cá nhân học sinh, thông tin
trao đổi, đối thoại để tìm ra hướng giải quyết đúng đắn nhất. Phải có đầu tư thời
gian và trí tuệ của cả giáo viên và học sinh (cả trên lớp và ở nhà). Có như vậy giờ
học mới có kết quả.
Chuyên môn Phòng Phổ thông Sở giáo dục & đào tạo Nghệ an, trong những
năm qua đã triển khai hội thảo về cách dạy “Văn học địa phương” đã định hướng
và giúp được những người đứng lớp rất nhiều vấn đề. Chúng tôi mong rằng vấn đề
hội thảo về cách dạy văn, học văn (đặc biệt là cách dạy tiết “Trả bài”) được tiếp tục
triển khai nhằm giúp chúng tôi - những người đứng lớp - an tâm hơn về đổi mới
phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn trong trường THCS.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất về cách dạy tiết “Trả bài” trong chương
trình Ngữ văn THCS. Tiết dạy giúp học sinh nhận diện lỗi và sữa chữa các lỗi sai
của mình trong tiết trả bài tập làm văn. Trong khi viết và triển khai có thể còn
nhiều thiếu sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để tiết dạy
“Trả bài” có hiệu quả cao hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
NGƯỜI VIẾT
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
16
Một số ý kiến đề xuất khi dạy tiết: "Trả bài tập làm văn” trong chương trình môn Ngữ văn THCS

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH
17

×