Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minhđể vận dụng vào giảng dạy một số bài (phần đạođức) môn giáo dục công dân 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.25 KB, 14 trang )

g
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng vào
giảng dạy một số bài (phần đạo đức) môn giáo dục công dân 7
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Tất cả chúng ta ai cũng biết rằng, điều hạnh phúc nhất của mỗi người thầy
trong cuộc đời dạy học đó là giáo dục được nhiều thế hệ học trò ngoan ngoãn, học
giỏi, vừa có “tài”, vừa có “đức” góp phần xây dựng đất nước, xã hội ngày càng
phát triển, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Thầy giáo Chu Văn An dạy: “tiên học lễ, hậu học văn”.
Bác Hồ dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Giáo dục về kiến thức khoa học đơn thuần cho học sinh thì phải kể đến
Toán, Lý, Hóa nhưng đặc biệt giáo dục về đạo đức phải kể đến môn học
GDCD.Tuy nhiên từ xưa tới nay, môn GDCD vẫn thường bị xem là môn phụ, vì
thế có nhiều giáo viên nghĩ rằng đã là môn phụ thì ai dạy cũng được. Còn học sinh
thì không hào hứng lắm khi học môn này.Phải thừa nhận rằng, lý luận trong môn
học GDCD có phần khô khan, đó cũng là một yếu tố dẫn đến sự “không thích học”
ở học sinh. Như vậy, trách nhiệm của giáo viên dạy môn học
GDCD là rất lớn: để truyền đạt kiến thức đúng đã khó nhưng để dạy hay, thu hút
sự yêu thích môn học từ học sinh lại càng khó hơn. Vì vậy, giáo viên phải dạy như
thế nào để đạt được điều này không phải dễ.
Môn GDCD ở trường THCS phần lớn là giáo dục về đạo đức, hình thành ở
học sinh xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo dức, vì đó là động cơ bên trong giúp các
em tự hoàn thiện, tự điều chỉnh để vươn tới cái Chân-Thiện-Mĩ trong cuộc sống.
Dạy học môn GDCD không đơn giản chỉ là truyền thụ tri thức mà còn phải hình
thành được tình cảm niềm tin đạo đức, hành vi thói quen đạo đức ở mỗi học sinh.
Vài năm trở lại đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, và trong thực
tế địa phương chúng ta, đã có những biểu hiện tiêu cực ở học sinh như: lối sống
thực dụng, đánh nhau, xâm phạm đến thân thể, danh dự, nhân phẩm bạn học, vô lễ
với thầy cô giáo Những hiện tượng này rất đáng lo ngại báo động cho chúng ta


thấy sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức ở một số bộ phận học sinh lứa tuổi THCS.
Từ thực trạng đã nêu ở trên, bản thân tôi là một giáo viên dạy môn chính GDCD,
tôi đã suy nghĩ rất nhiều, luôn trăn trở làm sao tìm được giải pháp nhằm giáo dục
cho học sinh ý thức đạo đức không chỉ trên lý luận mà phải dựa trên thực tiễn,
người thật, việc thật gần gũi với các em để các em tự giác noi theo. Vừa lúc, Bộ
giáo dục-đào tạo phát động cuộc vận động “hai không” mở rộng thêm hai nội
dung, tôi thấy cuộc vận động này rất có ý nghĩa, đặc biệt trong giáo viên và học
sinh. Vì thế, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh để vận dụng vào giảng dạy một số bài (phần đạo đức) môn GDCD 7.
––––––––––––––––––––––––––––––––
––––––––––––––––––––––––––––––––
1
g
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng vào
giảng dạy một số bài (phần đạo đức) môn giáo dục công dân 7
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ai cũng biết rằng, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản vô giá
của đạo đức và nhân dân ta, là tấm gương để tất cả mọi người Việt Nam, nhất là
lứa tuổi học sinh – mầm non của đất nước học tập và noi theo. Tôi nhớ có một nhà
báo Mỹ từng viết rằng: chúng ta không thể trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng
ít ra chúng ta phải học tập được một số tấm gương đạo đức của Người. Tôi thiết
nghĩ,chúng ta là nghười Việt Nam, là con cháu của Bác Hồ thì việc làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh là một tất yếu.Qua một thời gian ngắn vận dụng đề
tài vào giảng dạy đã có những hiệu quả rõ rệt theo chiều hướng tốt.
II- NỘI DUNG
1. Nhận thức cũ và tình trạng cũ:
a. Giáo viên chuyên ngành GDCD còn thiếu, một số giáo viên quan niệm
GDCD là môn phụ nên hầu hết ở các Trường THCS giáo viên dạy kiêm nhiệm nên
ảnh hưởng đến việc truyền thụ kiến thức cho học sinh vì hầu như học sinh chỉ được

học lý luận suông trong sách vở (chép lại kiến thức trong SGK và làm bài tập), ít
hoặc không liên hệ với thực tiễn, với những tấm gương đạo đức trong cuộc sống.
b. Phương pháp dạy học môn GDCD còn nặng nề phương pháp đọc – chép,
xem SGK là tài liệu vạn năng nên chỉ chú ý dạy hết kiến thức trong SGK, phần liên
hệ chưa hợp lý (nên đưa vào bài nào? mục nào? ở nội dung nào? khi nào? để có
hiệu quả), chưa cụ thể, giả định (không có thật) nên tác dụng không cao hoặc
không đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy, đã xảy ra không ít trường hợp có
liên hệ nhưng lộn xộn giữa các mục, mục nên liên hệ thì không đưa vào, mục
không cần liên hệ thì giáo viên lại đưa vào, đó là chưa kể đến phương pháp dạy
học “đọc-chép”,vì vận dụng tấm gương đạo đức cũng là một phương pháp dạy học
năng động, hiện đại. Giáo viên cứ nói, trò cứ nghe, giáo viên cứ đọc, trò cứ chép ->
cuối cùng chữ thầy trả lại cho thầy, tác dụng liên hệ rất thấp, hoặc không hề có,
hoặc phản tác dụng.
c. Về phía học sinh, đa số các em cũng quan niệm là môn phụ lại ít tiết
(1tiết/tuần) không thi nên dẫn đến không có hứng thú học. Đã thế, lý luận thì nhiều
nên khi dạy về các phạm trù đạo đức thì các em nghĩ “biết rồi, ” (vì hàng ngày
chính ông bà, bố mẹ, anh chị các em vẫn thường giáo huấn về đạo đức) nên nhàm
chán không muốn nghe dẫn đến không khắc sâu vào ý thức tự giác của các em.
Cho nên có những chuyện đáng buồn như học đạo đức trên lớp nhưng về nhà, ra
đường vẫn vi phạm đạo đức: bỏ học, đánh điện tử, trốn học, lười học, thực dụng,
gian dối trong thi cử
2. Nhận thức mới .
––––––––––––––––––––––––––––––––
––––––––––––––––––––––––––––––––
2
g
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng vào
giảng dạy một số bài (phần đạo đức) môn giáo dục công dân 7
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
a. Trong vài năm trở lại đây, từ những thực tế vi phạm đạo đức ở lứa tuổi

học sinh (trong đó có học sinh THCS) chúng ta mới thấy được vai trò quan trọng
của môn học GDCD ở trong nhà trường và môn GDCD được đưa về đúng vị trí
vốn có của nó. Đây là nguồn cổ vũ động viên rất lớn đối với các giáo viên dạy
GDCD. Sở giáo dục - đào tạo cũng đã ban hành quyết định thi học sinh giỏi huyện
và tỉnh môn GDCD, giáo viên được phân công dạy kiêm nhiệm cũng phải được tập
huấn lớp chuyên đề về môn học GDCD – một trong những chuyên đề được áp
dụng vào môn học GDCD lớp 7 là “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”. Việc lồng ghép các chuyên đề vào bài giảng cho phù hợp là một tất
yếu. Bên cạnh đó, là môn thi học sinh giỏi nên các cấp lãnh đạo, bản thân giáo viên
dạy và chính các em học sinh đã có sự quan tâm, dành cho môn học này một chỗ
đứng đáng kể.
b. Việc vận dụng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy học cũng là một
phương pháp dạy học mới thể hiện sự năng động, sáng tạo, tích cực của thầy và
trò. Đây là một việc làm không thể thiếu trong quá trình dạy học tích cực - đặc biệt
lại nằm trong phong trào hưởng ứng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta hiện nay. Do vậy, cả giáo viên và học sinh
cũng phải tích cực hưởng ứng cuộc vận động này. Kết quả của cuộc vận động
chính là những việc làm, những hành động của chính các em thể hiện trong học
tập, lao động, các hoạt động chính trị – xã hội , thể hiện tấm gương đạo đức đã
học hàng ngày trong môn GDCD.
Bác Hồ từng nói: “Trời có 4 mùa xuân – hạ - thu - đông, đất có 4 phương
đông – tây – nam – bắc, người có 4 đức cần – kiệm – liêm – chính. Thiếu một mùa
không phải là trời, thiếu một phương không phải là đất, thiếu một đức không phải
là người.” Bên cạnh dạy học kiến thức khoa học cho học sinh thì không thể thiếu đi
vai trò của môn học, của người thầy giáo dục đạo đức trực tiếp cho các em. Mà
giáo dục đạo đức cho có hiệu quả thì phải có tấm gương đạo đức trong sáng, gần
gũi, thiết thực cho các em noi theo, làm theo.
c. Giáo viên được phân công dạy đã có những đổi mới tích cực trong hình
thức dạy học, bên cạnh hình thức dạy học truyền thống (dùng bảng phụ, đồ dùng,
tranh ảnh ) thì giáo viên đã áp dụng hình thức dạy học hiện đại ứng dụng công

nghệ thông tin (máy chiếu), giờ dạy đã thể hiện sự tâm huyết của thầy và sự tôn
trọng môn học, chủ ý thích thú say mê của trò tạo nên những kết quả mới về đạo
đức của người học.
III- GIẢI PHÁP MỚI
1. Sau đây là một số điểm cần chú ý khi vận dụng tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh vào dạy học phần đạo đức môn GDCD 7.
––––––––––––––––––––––––––––––––
––––––––––––––––––––––––––––––––
3
g
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng vào
giảng dạy một số bài (phần đạo đức) môn giáo dục công dân 7
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ nhất: Áp dụng ở bài học nào có nội dung gì thì vận dụng tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh vào nội dung đó, việc vận dụng tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh là một tất yếu nhưng không có nghĩa là thay thế được nội dung của bài học
trong cả tiết học đó. Vì thế, ngoài lý luận cần thiết thì giáo viên cần vận dụng một
cách linh hoạt, cụ thể vào từng bài, từng nội dung theo mục đích yêu cầu, điều kiện
thời gian của tiết học, vào đối tượng từng lớp học sinh, vừa đủ không sa đà. Mặt
khác, trước hết bản thân người dạy học môn GDCD phải là tấm gương sáng về học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thực tế để học sinh thấy
được, từ thấy được dẫn đến tác động vào ý thức tự giác của các em, cuối cùng dẫn
đến việc làm thiết thực của chính các em trong thực tế (triết học Mác – Lê Nin: từ
trực quan sinh động đến tư duy trưù tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn) chứ
không phải chỉ có lý luận suông. Vì một đặc trưng của môn học GDCD đó là vận
dụng những kiến thức đạo đức đã học vào những việc làm cụ thể hàng ngày.
Thứ hai: Trong quá trình dạy học, phần liên hệ của giáo viên đó là vận dụng
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về chính nội dung bài học đó. Có thể dùng nhiều
cách như: yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện về Bác gắn liền
với nội dung sẽ học ở nhà rồi mang đến lớp, giáo viên có thể dùng những đoạn

phim tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác chiếu lên cho học sinh quan sát,
nhận xét. Phải chọn lọc phù hợp với nội dung bài nào? mục nào? có tác dụng
gì? tôi đã áp dụng cả vào lớp học chủ nhiệm, cho học sinh hưởng ứng cuộc vận
động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn học bằng việc thi đua
giữa các tổ, có tổng hợp khen chê thưởng phạt rõ ràng hàng tháng, thể hiện trong
tiết chấm chữa bài kiểm tra làm cho học sinh hào hứng, tiết học sinh động, khắc
sâu ý thức hành động của học sinh.
Thứ ba: Cấu trúc giờ học phải mềm dẻo, gây hứng thú bất ngờ và hấp dẫn
học sinh không nhất thiết cứ phải vào đầu giờ là kiểm tra bài cũ mà giáo viên có
thể thay thế bằng cách chiếu lên màn hình một số bức ảnh Bác (đoạn phim) có liên
quan đến nội dung bài học trước và bài học sau, cuối giờ là củng cố kiến thức có
thể thay bằng một trò chơi (viết tiếp danh ngôn của Bác Hồ, kể một câu chuyện về
Bác, trò chơi ô chữ nói về một phẩm chất đạo đức của Bác Hồ ) để tránh sự nhàm
chán, công thức mà các em biết trước khi vào giờ học. Trong bài giảng, giáo viên
không nên lặp lại nguyên xi SGK, giáo viên không nên nói nhiều mà cần chú ý đến
việc dẫn dắt học sinh tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức nhằm rèn luyện kỹ năng
và giáo dục tư tưởng dẫn đến có thái độ đúng trong hành động, trong việc làm
thường ngày, hạn chế rồi chấm dứt tình trạng vi phạm đạo đức ở học sinh (trước
hết là trong trường mình).
Tóm lại: Có 3 giải pháp.
- Lý luận phải đi liền với thực tiễn
––––––––––––––––––––––––––––––––
––––––––––––––––––––––––––––––––
4
g
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng vào
giảng dạy một số bài (phần đạo đức) môn giáo dục công dân 7
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
- Thực tiễn phải sinh động, phù hợp, đúng trọng tâm, có ý nghĩa giáo dục
cao.

- Tác động vào ý thức tự giác của học sinh dẫn đến hành động đúng của các
em trong thực tế hàng ngày.
2. Sau đây là áp dụng vào một số bài cụ thể.
Ví dụ 1 : Bài 1 tiết 1 Sống giản dị.
Mục đích yêu cầu của bài là học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không
giản dị ?tại sao cần phải sống giản dị? hình thành ở học sinh thái độ chú trọng sự
giản dị chân thật, xa lánh lối sống xa hoa hình thức. Học sinh tự biết đánh giá hành
vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: lời nói, cử
chỉ, tác phong, cách ăn mặc, thái độ giao tiếp với mọi người, biết xây dựng kế
hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị để trở thành người sống
giản dị.
Cấu trúc bài gồm có 3 phần:
Phần 1 - Đặt vấn đề
Phần 2 – Nội dung bài học (có 2 nội dung chính)
- Sống giản dị và biểu hiện của sống giản dị
- Ý nghĩa của sống giản dị.
Phần 3 – Luyện tập.
Phần 1: Đặt vấn đề. Câu chuyện “Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập”
Giáo viên chiếu lên màn hình đoạn phim tư liệu Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc
lập tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội, học sinh quan sát kết hợp với chuyện đọc
các em đã đọc trước ở nhà. Sau đó, giáo viên nêu câu hỏi tình huống để các em
thảo luận:
+ Em có nhận xét gì về trang phục, tác phong, lời nói của Bác Hồ trong câu
chuyện trên?
+ Câu hỏi của Bác “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” thể hiện điều gì?
+ Trang phục, tác phong, lời nói của Bác đã có tác động như thế nào tới tình
cảm của nhân dân ta?
Sau khi học sinh thảo luận tự rút ra nội dung trong phần đặt vấn đề thông
qua đoạn phim tư liệu và câu chuyện trên, giáo viên khái quát và hướng dẫn học
sinh tìm hiểu về phẩm chất đạo đức cao qúy mà nội dung bài học hôm nay muốn

đề cập đến thông qua câu hỏi:
? Những việc làm ấy của Bác Hồ cho ta thấy được phẩm chất đạo đức gì?
––––––––––––––––––––––––––––––––
––––––––––––––––––––––––––––––––
5
g
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng vào
giảng dạy một số bài (phần đạo đức) môn giáo dục công dân 7
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Như vậy thông qua câu hỏi dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em thấy
được tấm gương sống giản dị của Bác Hồ thông qua mẩu chuyện trên là rất đáng
quý, đáng trân trọng.
Phần 2: Nội dung bài học.
a. Sống giản dị và biểu hiện của sống giản dị.
Giáo viên chiếu lên màn hình 3 bức ảnh chụp Bác Hồ.
Ảnh 1: Bác Hồ tham gia chống hạn với nhân dân ở cánh đồng Quang Tó
(ngoại thành Hà Nội).
Ảnh 2: Bác Hồ cuốc đất trồng rau ở Phủ chủ tịch.
Ảnh 3: Bác Hồ trước ngôi nhà sàn ở Phủ chủ tịch.
Sau khi học sinh quan sát, giáo viên nêu các câu hỏi:
?Em có nhận xét gì khi chứng kiến một vị Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ
cộng hòa mà vẫn cuốc đất trồng rau, tát nước chống hạn với nhân dân?
?Liên hệ với các nguyên thủ quốc gia nước ngoài cùng thời kì đó, em thấy
họ thế nào ? (đi xe hơi, quần áo comple, giày bóng loáng, có xe đưa đón là một
việc bình thường )
?Tại sao Bác Hồ lại khước từ những vinh hoa phú quý đó? Việc làm đó có
tác động như thế nào đến tình cảm nhân dân ta?
? Em hiểu sống giản dị là gì?
Sau khi học sinh trả lời hệ thống câu hỏi, giáo viên kết luận lại những ý
chính: Bác Hồ gần gũi với nhân dân, sống cùng khó khăn thiếu thốn với nhân dân,

phù hợp với hoàn cảnh đất nước,hoàn cảnh nhân dân lúc đó đang bị giặc xâm lược.
Giáo viên cho học sinh thảo luận tiếp tình huống:
+Đức tính giản dị của Bác Hồ còn thể hiện ở những khía cạnh nào trong
cuộc sống? phần này học sinh đã chuẩn bị ở nhà, giáo viên có thể gợi ý cho học
sinh một số hình thức: học sinh kể chuyện (Bữa cơm của Bác Hồ, Đôi dép Bác Hồ,
Cây san hô của Bác ); học sinh trình bày ảnh sưu tầm (có thuyết minh).
+ Đức tính giản dị được biểu hiện trên những khía cạnh nào?
Sơ kết mục này giáo viên nhấn mạnh nội dung chính.
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia
đình, xã hội.
- Biểu hiện của sống giản dị:
- Không xa hoa lãng phí .
––––––––––––––––––––––––––––––––
––––––––––––––––––––––––––––––––
6
g
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng vào
giảng dạy một số bài (phần đạo đức) môn giáo dục công dân 7
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
- Không cầu kỳ, kiểu cách.
- Không chạy theo nhu cầu vật chất, hình thức bên
ngoài.
Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ bản thân về giản dị trong cuộc sống:
ăn mặc, nói năng, cử chỉ, thái độ, hành động cụ thể thiết thực trong học tập, lao
động, sinh hoạt và thấy được những mặt đối lập với giản dị để tránh.
b. Ý nghĩa:
Nhằm giúp học sinh rút ra ý nghĩa của đức tính giản dị, giáo viên chiếu lên
màn hình một số bức ảnh:
Ảnh 1: Thiếu nhi quây quần bên Bác Hồ tại phủ Chủ tịch ngày 9/2/1955.
Ảnh 2: Bác Hồ cùng đoàn đại biểu chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang

miền Nam ngày 11/11/1965.
Ảnh 3: Những cụ già Hà Quảng – Cao Bằng gặp Bác Hồ ngày 20/2/1961.
Ảnh 4: Nhân dân Nam Đàn – Nghệ An đón Bác về thăm quê tháng 6/1957.
Giáo viên đặt những câu hỏi sau:
? Em có nhận xét gì khi quan sát những bức ảnh trên?
? Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào?
Giáo viên để học sinh tự rút ra kết luận: Sống giản dị được mọi người xung
quanh yêu mến, cảm thông, giúp đỡ.
Phần 3: Luyện tập.
- Phần bài tập tình huống:
1. Giáo viên chiếu lên màn hình bức ảnh Bác Hồ nói chuyện với cán bộ đại
đoàn quân tiên phong tại đền Hùng ngày 19/9/1954. Giáo viên hỏi:
?Hình ảnh trên gợi cho em nhớ đến câu nói giản dị nào của Bác Hồ về truyền
thống biết ơn và yêu nước ?
Đáp án :Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau
giữ lấy nước.”
2. Giáo viên chiếu lên màn hình câu chuyện “ nước nóng, nước nguội”. Giáo
viên hỏi:
?Em thấy cách giải quyết tình huống của Bác Hồ qua câu chuyện này như thế
nào?
––––––––––––––––––––––––––––––––
––––––––––––––––––––––––––––––––
7
g
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng vào
giảng dạy một số bài (phần đạo đức) môn giáo dục công dân 7
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
?Tự liên hệ với bản thân để khắc phục nhược điểm.
Đáp án: - Nhẹ nhàng, giản dị (2 cốc nước: nóng và nguội) nhưng sâu sắc,
thâm thúy (giáo dục cho đồng chí cán bộ sửa được tính xấu: chuyên quyền, nóng

nảy trong chỉ huy).
- Bài tập củng cố:
Giáo viên đưa ra bài tập b trong SGK cho học sinh làm .
- Kết thúc bài học:
+ Giáo viên chiếu trích một đoạn trong di chúc của Bác: “Sau khi tôi qua
đời, chớ nên tổ chức phúng điếu linh đình để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của
nhân dân ”
+ Mở nhạc cho học sinh nghe bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu
niên nhi đồng” (tác giả Phong Nhã).
Tóm lại: Với bài này khi vận dụng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đức
tính giản dị, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự rút ra những nhận xét, từ đó dẫn
đến học sinh tự suy nghĩ, tự giác thực hiện qua việc làm cụ thể bằng việc noi
gương giản dị của Bác Hồ. Hình thức vận dụng: kể chuyện, trò chơi, thảo
luận chủ yếu học trò chủ động trong việc tìm tòi kiến thức trong nội dung bài học,
tránh việc giáo viên làm thay, trò chủ động tiếp nhận.
Ví dụ 2: Bài 5-Yêu thương con người.
Mục đích yêu cầu của bài học này là học sinh hiểu được thế nào là yêu
thương con người và ý nghĩa của việc đó, học sinh biết quan tâm đến những người
xung quanh, ghét thói thờ ơ, lạnh nhạt, lên án các hành vi độc ác đối với con
người. Học sinh tự rèn luyện mình để trở thành người có lòng yêu thương con
người, sống có tình người, xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình
đến những người xung quanh.
Cấu trúc gồm có 3 phần :- Phần 1- đặt vấn đề.
- Phần 2- nội dung bài học.(có 3 nội dung chính.)
+ Yêu thương con người là gì?
+ Ý nghĩa của yêu thương con người.

+ Trách nhiệm của học sinh
-Phần 3-Luyện tập.
Tôi tiến hành tiết dạy như sau:

––––––––––––––––––––––––––––––––
––––––––––––––––––––––––––––––––
8
g
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng vào
giảng dạy một số bài (phần đạo đức) môn giáo dục công dân 7
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Bài cũ: Giáo viên chiếu lên màn hình câu chuyện “Chủ tịch nước cũng
không có đặc quyền” kể về việc Bác Hồ chấp hành luật lệ giao thông.Giáo viên hỏi
bài cũ thông qua hệ thống câu hỏi sau :
? Câu chuyện trên nói lên đức tính cao quý nào của Bác Hồ ?
? Nhắc lại đạo đức là gì ? kỷ luật là gì ?
? Chấp hành nghiêm túc luật giao thông đem lại tác dụng gì ?
Sau khi học sinh trả lời ,giáo viên giới thiệu vào bài học mới : chấp hành tốt
luật giao thông sẽ hạn chế tai nạn xảy ra cho mình và cho người khác. Đó cũng là
một hành động thể hiện tình yêu thương con người. Vậy, yêu thương con người là
gì ? trái với yêu thương con người là gì ? phải rèn luyện như thế nào để có lòng
yêu thương con người ? chúng ta cùng nghiên cứu bài học mới.
Phần 1: Đặt vấn đề.
Giáo viên chiếu lên màn hình câu chuyện “Bác Hồ đến thăm người nghèo”.
Giáo viên yêu cầu học sinh sắm vai (4 nhân vật : Bác Hồ , chị Chín, ông Chủ tịch,
con chị Chín) để thể hiện nội dung câu chuyện.Sau khi sắm vai, giáo viên yêu cầu
học sinh nhận xét và giáo viên nhận xét kết quả sắm vai của các em. Giáo viên
định hướng cho các em suy nghĩ và thảo luận :
+ Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín vào thời gian nào ? Tại sao ?
+ Thái độ của chị Chín như thế nào khi được Bác Hồ bất ngờ đến thăm ?
+ Việc làm đó thể hiện phẩm chất cao quý nào của Bác Hồ ?
Sau khi học sinh thảo luận , giáo viên khái quát lại : Bác Hồ đến thăm gia đình
chị Chín vào đêm 30 Tết (giao thừa); tại vì gia đình chị Chín rất nghèo (chồng
mất), chị phải nuôi cả đàn con ,lại không có công việc ổn định ; Bác đến bất ngờ để

biết chính xác đời sống của nhân dân ra sao; thái độ của chị Chín : sững sờ vì bất
ngờ, cảm động, chị khóc nhưng rất vui khi gặp Bác, được Bác Hồ đến động viên;
đó chính là phẩm chất đạo đức yêu thương con người.
Phần 2: Nội dung bài học.
a.Yêu thương con người là gì?
Giáo viên chiếu câu chuyện ở phần đặt vấn đề và yêu cầu học sinh trả lời các
câu hỏi sau :
? Em nghĩ gì khi đêm 30 Tết mọi người đón giao thừa còn Bác là một vị Chủ
tịch nước vẫn đi chúc tết nhân dân ?
? Tại sao Bác Hồ lại quay sang nhìn ông chủ tịch ? Cái nhìn đó ẩn chứa điều
gì?
––––––––––––––––––––––––––––––––
––––––––––––––––––––––––––––––––
9
g
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng vào
giảng dạy một số bài (phần đạo đức) môn giáo dục công dân 7
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thông qua hệ thống câu hỏi, dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em rút ra
được bài học sâu sắc về tình yêu thương con người của Bác Hồ, bằng những hành
động thiết thực (đi chúc tết nhân dân vào lúc giao thừa), cảm nhận và thấu hiểu
được nỗi khổ của nhân dân Bác Hồ đã từng nói: “ Dân đói - Đảng và Chính phủ
có lỗi, dân rét - Đảng và Chính phủ có lỗi ”;cái nhìn của Bác Hồ ẩn chứa sự
không hài lòng đối với ông Chủ tịch và Bác buồn khi biết dân còn nghèo, còn khổ.
Người thấy có lỗi với dân trong khi đó Người đi giữa trời lạnh và mưa nhưng
Người lại không nghĩ đến bản thân mình.
Tiếp đó giáo viên chiếu 4 bức ảnh Bác có nội dung sau:
Ảnh 1: Bác Hồ kéo lưới cùng bà con ngư dân Sầm Sơn – Thanh Hóa tháng 7
năm 1960.
Ảnh 2: Bác Hồ thăm các cháu đang điều trị tại khoa nhi Bệnh viện Việt Bắc

ngày 13/3/1960.
Ảnh 3: Bác Hồ chia quà tết cho các cháu ở Yên Hưng – Quảng Ninh ngày 2
tháng 2 năm 1965.
Ảnh 4: Bác Hồ cho cá ăn tại ao cá trong Phủ chủ tịch.
Căn cứ nội dung phần thảo luận và nội dung 4 bức ảnh, học sinh tự rút ra bài
học yêu thương con người.
b. Ý nghĩa:
Giáo viên chiếu bức ảnh Bác Hồ nói chuyện với các cháu học sinh trường
Miền Nam – TP. Hải Phòng ngày 18/01/1960.
Học sinh quan sát ảnh, giáo viên định hướng để học sinh trả lời hệ thống câu
hỏi sau:
?Em có nhận xét gì về nội dung bức ảnh?
?Bức ảnh ấy cho em thấy tình cảm của học sinh, nhân dân đối với Bác Hồ
như thế nào ?
Sau khi học sinh trả lời xong , giáo viên kết luận: Trong bức ảnh Bác Hồ
mặc bộ quần áo ka ki bình dị đứng trên bục để các em học sinh nhìn rõ , phía trước
Bác có hàng trăm học sinh ngồi xổm ngay ngắn, có nề nếp, trật tự nhìn lên Bác,
nhân dân đứng ngoài cùng xung quanh hàng trăm học sinh để nghe Bác nói
chuyện. Thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của thanh niên học sinh, nhân dân đối
với Người.
“Bác đã quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa ”
––––––––––––––––––––––––––––––––
––––––––––––––––––––––––––––––––
10
g
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng vào
giảng dạy một số bài (phần đạo đức) môn giáo dục công dân 7
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
(Tố Hữu)

Từ những câu hỏi trên, các em hiểu được ý nghĩa của tình yêu thương con
người, tác động đến việc làm của các em biết quan tâm người khác, ghét thói thờ ơ,
lạnh nhạt, lên án những hành vi độc ác đối với con người.
c. Trách nhiệm của học sinh.
Phần này giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm với nội dung
sau:
+ Các nhóm kể những câu chuyện hoặc thơ về Bác Hồ có nội dung yêu
thương con người (đã chuẩn bị trước ở nhà).
+ Tự liên hệ với bản thân, tìm những ví dụ trong cuộc sống để thấy được vẫn
còn có những hành vi chưa yêu thương con người, trái với yêu thương con người
khi soi mình vào tấm gương của Bác.
Mục đích là học sinh tự rèn luyện mình để trở thành người có lòng yêu
thương con người, sống có tình người, xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ
những người thân trong gia đình đến những người xung quanh.
Phần 3: Luyện tập.
- Bài tập tình huống: Giáo viên chiếu lên màn hình bức ảnh chụp rễ cây đa
tròn trong vườn Phủ chủ tịch.
Giáo viên hỏi: Em biết gì về sự tích rễ cây đa tròn này?
Đáp án: Rễ cây đa mọc dài ra, các chú bảo vệ định chặt đi nhưng Bác bảo:
Uốn cho tròn lại thành một vòng tròn lớn để khi các cháu thiếu nhi vào thăm Bác
có chỗ chơi (chui qua chui lại nơi rễ đa tròn đã được uốn lên đó).
Giáo viên hỏi tiếp: Em có suy nghĩ gì từ câu chuyện này?
Đáp án: Việc làm giản dị nhỏ bé (không ai nghĩ ra được việc uốn cho rễ cây
đa tròn để các cháu có chỗ chơi, riêng Bác hiểu tâm lý của trẻ con), thể hiện tình
yêu lớn lao của Bác Hồ đối với các cháu thiếu niên nhi đồng.
- Kết thúc tiết học: Giáo viên dặn dò các tổ thi đua làm theo tấm gương đạo
đức của Bác Hồ về nội dung yêu thương con người.
Mở bài hát “Bác Hồ - một tình yêu bao la” (tác giả Thuận Yến).
IV- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Khi chưa áp dụng (năm học 2007 – 2008)

Lớp 7A1 Học lực Hạnh kiểm
––––––––––––––––––––––––––––––––
––––––––––––––––––––––––––––––––
11
g
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng vào
giảng dạy một số bài (phần đạo đức) môn giáo dục công dân 7
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu
33 HS 9 12 12 0 28 5 0 0
2.Khi áp dụng vận dụng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (2008 – 2009)
Lớp 7A1 Học lực Hạnh kiểm
Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu
33 HS 12 16 5 0 31 2 0 0
* So sánh kết quả:
- Về phía học sinh: Từ chỗ học sinh không thích học (trước đây) thì bây giờ
sau khi vận dụng liên hệ tấm gương Bác Hồ vào bài dạy thì đa số các em thấy tiết
học hứng thú, sinh động, lôi cuốn. Những vi phạm đạo đức hàng ngày như: Chưa
học bài cũ, nói bậy, nói tục chưa quan tâm đến bạn bè giảm đi rất nhiều. Đặc biệt
ở một số em có biểu hiện tiến bộ rất rõ: Biết yêu thương giúp đỡ người khác, ý
thức tự giác cao hơn trước, học lực có tiến bộ rõ, hạnh kiểm có tiến bộ rõ thể hiện
qua các cuộc hưởng ứng các phong trào quyên góp quần áo, sách vở ủng hộ bạn
nghèo, giúp bạn tiến bộ trong học tập, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, nhặt được của rơi
trả lại cho bạn, nhiều em đăng ký đội tuyển học sinh giỏi huyện, tỉnh.
Về phía giáo viên: Giảng dạy nhẹ nhàng, không phải nói nhiều, nhắc nhở
nhiều như trước, tiết học sinh động, hấp dẫn tạo cho giáo viên một tinh thần phấn
khởi, càng thêm tâm huyết với nghề, với tiết dạy hơn, hạn chế lối dạy đọc – chép,
khắc phục được sự thiếu hụt đồ dùng dạy học (học sinh chuẩn bị ở nhà). Từ đó,
bản thân giáo viên càng mong muốn đổi mới hình thức dạy hơn nữa để tiết học
càng có hiệu quả tốt hơn.

V- BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Thứ nhất: Dựa trên những giải pháp đưa ra giáo viên cần dạy học theo
phương pháp tích cực, giáo viên là người hướng dẫn, định hướng còn học trò là
trung tâm nhận thức, năng động sáng tạo. Tránh lối dạy đọc – chép, giáo viên
không được làm thay trò. Dạy học môn GDCD thì không được thiếu liên hệ thực
tế. Vận dụng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy học phần đạo đức môn
GDCD 7 cần phải gắn liền với nội dung của chính bài học đó, việc vận dụng có thể
bằng nhiều hình thức khác nhau (trò chơi, thảo luận nhóm, sắm vai, tìm ô chữ, kể
––––––––––––––––––––––––––––––––
––––––––––––––––––––––––––––––––
12
g
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng vào
giảng dạy một số bài (phần đạo đức) môn giáo dục công dân 7
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
chuyện, đọc thơ ) để sinh động hấp dẫn học sinh, giáo dục vào ý thức tự giác để
các em hành động đúng.
Thứ hai: Giáo viên phải là tấm gương học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh cho học sinh noi theo ở mọi nơi (ở nhà, ở địa phương nơi cư trú,
ở trường, ở lớp), mọi lúc (khi giảng dạy, khi hội họp, khi sinh hoạt; khi khen, chê,
phê bình học sinh), mọi hình thức (trang phục, cử chỉ, lời nói ), phải công bằng,
hòa đồng, chan hòa, gần gũi quan tâm đến các em.
Thứ ba: Đồ dùng dạy học phải phong phú, sinh động (tranh ảnh, mẩu
chuyện, danh ngôn, phim tư liệu ). Muốn vậy – một mặt; giáo viên nên khuyến
khích học sinh sưu tầm ở nhà qua sách cũ, qua báo chí đưa lên lớp phục vụ tiết
học. Mặt khác, chính giáo viên giảng dạy phải tự tay chọn lọc những tài liệu mà
học sinh đã sưu tầm; giáo viên dạy phải sưu tầm tranh ảnh, phim về con người và
sự nghiệp của Bác, đọc và nhớ những mẩu chuyện kể về Bác Hồ. Có như vậy mới
có tài liệu để dạy học phong phú.
Thứ tư: Khi vận dụng phải bộc lộ được ý đồ giáo dục đạo đức của giáo viên,

vận dụng khi cần thiết, tránh không gây sự nhàm chán mà phải tạo cho các em cái
mới mẻ, tạo sự thích thú trong học tập để có hiệu quả giáo dục sâu sắc. Vận dụng
phải đúng lúc, đúng chỗ, khéo léo công phu, chu đáo, không sa đà mà phải hợp lý
từng phần.
Thứ năm: Giáo viên giảng dạy phải thực sự tâm huyết với nghề, yêu quý học
sinh, yêu thích môn học.
* Đề xuất:
- Chuyên đề hội thảo của Sở giáo dục nên giới thiệu giáo viên dạy giỏi Tỉnh
các năm dạy mẫu cho đồng nghiệp học hỏi kinh nghiệm, đặc biệt là giáo viên vùng
núi xa xôi như chúng tôi.
- Do ảnh hưởng mặt tiêu cực của cơ chế thị trường nên đạo đức của một bộ
phận học sinh có nguy cơ xuống cấp nên rất cần sự quan tâm của các cấp, các
ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường cùng hỗ trợ giáo dục
đạo đức cho học sinh vì nhiệm vụ giáo dục là phải kết hợp giữa gia đình – nhà
trường – xã hội.
- Các nhà biên soạn sách nên quan tâm hơn nữa đến môn học bởi vì đối với
môn GDCD ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên, bài tập tình huống thì không còn
tài liệu nào khác để cho cả người dạy và người học tham khảo, học hỏi (trong khi
đó các môn học khác thì rất nhiều, rất phong phú). Đây cũng là một thiệt thòi đối
với cả người dạy và người học môn GDCD.
––––––––––––––––––––––––––––––––
––––––––––––––––––––––––––––––––
13
g
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng vào
giảng dạy một số bài (phần đạo đức) môn giáo dục công dân 7
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
-Về phương tiện đồ dùng dạy học môn GDCD còn rất ít và hầu như chỉ có
tranh ảnh. Muốn có phương tiện phục vụ giảng dạy thì giáo viên phải tự làm( tận
dụng các tờ lịch tường để vẽ, cắt trong báo chí , chụp ảnh bằng điện thoại di động

sau đó đưa vào máy tính ). Rất mong các cấp các nghành cần quan tâm hơn nữa,
bổ sung thêm các dụng cụ trực quan cho môn học ngoài tranh ảnh.
Tóm lại: Để vận dụng tốt tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy
phần đạo đức môn GDCD 7 cần dựa vào một số cơ sở sau:
- Bản thân người dạy trước hết phải là tấm gương tiên phong học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở mọi nơi, mọi lúc, là tấm gương sáng về
đạo đức cho học sinh noi theo.
- Vận dụng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy với nhiều hình
thức phong phú, sinh động như: thảo luận nhóm, sắm vai, trò chơi, kể chuyện dùng
hình ảnh minh họa có thuyết minh, phim tư liệu và phải vận dụng một cách khoa
học, hợp lý, làm nổi bật nội dung mình cần truyền đạt.
- Để học sinh có ý thức tự sưu tầm các tư liệu về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, tìm tòi liên hệ để tìm ra nội dung bài học, giáo viên định hướng chứ không
được làm thay. Từ đó có tác động một cách tự giác vào ý thức của các em để các
em có hành động đúng trong cuộc sống.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi đã áp dụng vào giảng dạy
một số bài trong phần đạo đức môn GDCD 7 và đạt kết quả tốt. Bước đầu dẫu sao
vẫn còn nhiều hạn chế. Kính mong sự giúp đỡ, góp ý của đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Con Cuông, ngày 24 tháng 4 năm 2009.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Người Viết
Nguyễn Thị Vân
XẾP LOẠI CỦA HĐKH NGÀNH
––––––––––––––––––––––––––––––––
––––––––––––––––––––––––––––––––
14
g
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng vào
giảng dạy một số bài (phần đạo đức) môn giáo dục công dân 7
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

––––––––––––––––––––––––––––––––
––––––––––––––––––––––––––––––––
15

×