Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

skkn lồng ghép nội dung “học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh” vào một số tác phẩm trong chương trình dạy – học môn ngữ văn cấp thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.21 KB, 18 trang )






SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

LỒNG GHÉP NỘI DUNG “ HỌC TẬP VÀ LÀM
THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ
MINH” VÀO MỘT SỐ TÁC PHẨM TRONG
CHƯƠNG TRÌNH DẠY – HỌC MÔN NGỮ VĂN
CẤP THPT


A. MỞ ĐẦU: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhiều người nước ngoài đã bàn về sức cảm hóa kì lạ trong con người Hồ
Chí Minh. Có người cho rằng đó là do sự hiểu biết sâu rộng, do tài trí thông
minh, do ý chí nghị lực phi thường của Người. Có người nói là do đức tính
khiêm tốn, giản dị, do sự lạc quan, do đức tính thẳng thắn cởi mở, do sự
từng trải lịch thiệp của Người. Điều đó đúng nhưng bao trùm lên tất cả là sự
quên mình vì mọi người. Ham muốn tột bực của Bác là mang lại hạnh phúc
cho dân, cho nước như Tố Hữu trong trường ca “ Theo chân Bác” đã viết:
“ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa”
Tình thương yêu con người, ý chí, nghị lực phi thường, không ngại khó,
không ngại khổ, luôn lạc quan trong Bác là một tấm gương sáng cho thế hệ
ngày hôm qua, thế hệ ngày hôm nay và mai sau học tập.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
đã được triển khai sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, được toàn dân


hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể và thiết thực. Để triển khai cuộc vận
động này trong khi giảng dạy, nhà trường đã có kế hoạch tích hợp đưa nội
dung cuộc vận động vào trong các hoạt động dạy và học trong đó có môn
ngữ văn.
Ngữ văn là môn học có khả năng cao trong việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh bởi mục tiêu môn học chứa đựng nội dung giáo dục nhân cách con
người. Hơn nữa nội dung môn học có nhiều địa chỉ có thể giáo dục tư tưởng
Hồ Chí Minh như các bài học viết về Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh; các
tác phẩm của chính Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh; Những tác phẩm có nội
dung gần gũi với tư tưởng Hồ Chí Minh Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn
chia sẻ một số giải pháp mà bản thân đã thực nghiệm: LỒNG GHÉP NỘI
DUNG “ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ
MINH” VÀO MỘT SỐ TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH DẠY –
HỌC MÔN NGỮ VĂN CẤP THPT

B. PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Ngữ văn là 1 môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng rất
lớn trong việc giáo dục tư tưởng, quan điểm tình cảm cho học sinh. Đây
cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan
trọng nhất hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành
trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc cao hơn. Đó cũng là chiếc
chìa khóa mở cửa cho tương lai. Chính vì thấy được tầm quan trọng trong
việc dạy và học môn ngữ văn nói chung và môn ngữ văn cấp PTTH nói
riêng đồng thời phát huy cao hơn hiệu quả giảng dạy theo tinh thần đổi mới
sách giáo khoa và quan điểm tích hợp là vấn đề được quan tâm nhất hiện
nay. Tích hợp các nội dung giảng dạy đối với bộ môn khoa học xã hội là
mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất của nội dung – tư duy- tư tưởng,
luôn tiềm ẩn và và rất linh hoạt . Trong quá trình giảng dạy, giáo viên ngữ
văn không chỉ tích hợp nội dung kiến thức, kỹ năng của 3 phân môn: văn-

tieng1 việt – tập làm văn mà phải tích hợp với các môn học khác như: sử,
địa hay các vấn đề của đời sống như tích hợp giáo dục môi trường, tích hợp
giáo dục tư tưởng HCM


II CƠ SỞ THỰC TẾ
Công cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức của HCM”
đã phát triển rộng khắp trong cả nước: trong các ngành nghề, các cơ quan
đoàn thể và đặc biệt là ngành giáo dục. Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng
Nai nói chung và trường THPT Nam Hà nói riêng đã quán triệt thực hiện
cuộc vận động này. Công cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương
đạo đức của HCM” tại trường THPT Nam Hà đã được đưa vào kế hoạch
dạy học trong nhiều năm nay ở tất cả các bộ môn. Ngoài những hoạt động
ngoại khóa của đoàn trường thì giáo viên cũng cũng đã tìm tòi vận dụng tích
hợp vào trong bài dạy của mình đặc biệt là ở bộ môn ngữ văn. Trong hoạt
động này giáo viên tổ văn của trường THPT Nam Hà nói chung và riêng tôi
đã có những thuận lợi và một số khó khăn:
1.Về thuận lợi:
được sự hỗ trợ của chi bộ, ban giám hiệu nhà trường động viên, tạo điều
kiện thuận lợi trong công tác giảng dạy. Hơn nữa phần lớn học sinh phổ
thông đều có hiểu biết cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh qua học tập các môn
học khác, sinh hoạt Đoàn, tiếp nhận những thông tin đại chúng, tiến hành
các hoạt động công ích xã hội Ở mức độ nhất định, các em nhận thức
được vai trò. công lao to lớn của Bác đối với dân tộc, nhân loại, gia đình và
bản thân.
2 .Về khó khăn:
- HS phổ thông có hiểu biết cuộc đời, hoạt động, tư tưởng HCM nhưng chưa
sâu sắc, còn một số nhầm lẫn, sai lầm về sự kiện. Một phần nhỏ không nhiệt
tình trong việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, mà chỉ học
thuộc để trả bài. Một số ít học sinh chưa thực sự chú tâm tìm hiểu trao đổi,

tham gia cuộc thi tim hiểu tư tưởng HCM. Hiểu biết của học sinh phổ
thông về Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người còn đơn giản, nặng về cảm
tính, tác động của tư tưởng HCM đến suy nghĩ, hành động của HS chưa
mạnh mẽ, hiệu quả chưa cao. Về mặt lý tưởng, tình cảm cách mạng, học sinh
đã “sống, học tập, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nhưng chưa hiểu gì
nhiều về tư tưởng của Bác.
-Về phía giáo viên, tuy giáo viên rất tâm huyết và tích cực nhưng còn lung
túng về nội dung và phương pháp tích hợp nội dung này bởi tài liệu hướng
dẫn giảng dạy việc tích hợp này không nhiều mà lại mang tính hàn lâm, phần
lớn giáo viên phải tự mày mò, nghiền ngẫm, thử nghiệm… Phương pháp
tích hợp đôi khi khiên cưỡng, áp đặt mang tính thuyết giáo không gây hứng
thú cho học sinh.

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Sự chuẩn bị của giáo viên
Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học ngữ văn nói riêng, việc chuẩn
bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu,
đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy,
dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao…
Đối với những bài dạy liên quan đến việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần lồng ghép, thời
điểm lồng ghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạy…
dùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bởi vì tư tưởng đạo đức của Bác là rộng, trên nhiều lĩnh vực… Cần phải
chọn lọc, linh hoạt vận dụng một tư tưởng nào đó để lồng ghép vào bài dạy.
Khi áp dụng phải chú ý đến thời gian phân bố trong tiết học. Không được
“tham” kiến thức, sa đà, không được biến giờ dạy ngữ văn thành tiết kể
chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
2. Sự chuẩn bị của học sinh
-Cũng như các bộ môn khác, bộ môn ngữ văn cũng vậy, sự thành công của

tiết học là bởi 50% sự chuẩn bị của học sinh ở nhà. Người thầy giáo hướng
dẫn các em bằng những câu hỏi cụ thể
-Học sinh cần có tâm thế tích cực, chủ động tiếp nhận vận dụng tư tưởng
đạo đức của HCM vào trong cuộc sống
3. Phương pháp đã thực hiện
Không thể một phương pháp dạy học trong một bài giảng mà kết hợp nhiều
phương pháp trong một tiết giảng.
Với môn ngữ văn, áp dụng phương pháp giảng giải, thuyết trình, thảo luận,
liên hệ, nêu vấn đề cho học sinh tham gia. Tuy nhiên, tích hợp đạo đức Hồ
Chí Minh gắn với kể chuyện, nêu sự kiện, hay nhưng câu nói, lời huấn thị
của Bác mang tính đúc kết. Lồng ghép tư tưởng đạo đức của Bác vào giảng
giải là phương pháp tối ưu. Giáo viên khéo léo trong việc tích hợp việc giáo
dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các bài học mà vẫn đảm
bảo tính chính xác, khoa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm. Những
thước phim tư liệu, hình ảnh minh hoạ về con người, cuộc đời giản dị của
Bác lồng với những lời bình sâu sắc… làm cho bài học trở nên nhẹ nhàng,
xúc động, giúp học sinh hiểu sâu hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, giúp các em
nhanh chóng và hứng thú khi tiếp cận và góp phần sáng tỏ vấn đề cốt lõi
trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng đạo đức cách mạng. Dẫn dắt nêu
vấn đề gây hứng thú từ đầu về môn học. Đặc biệt, cách dùng câu từ nhẹ
nhàng, bình thường, dễ hiểu thay thế những cụm từ mang tính “hàn lâm” để
dễ cho các em tiếp thu. Khắc phục lối truyền thụ một chiều còn khá phổ biến
hiện nay, chuyển sang dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, bồi
dưỡng năng lực tư duy sáng tạo của người học, khả năng vận dụng kiến thức
đã biết vào các tình huống mới. Tạo không khí thoải mái, dân chủ, khuyến
khích học sinh trình bày ý kiến riêng, chú trọng rèn luyện năng lực, tự lập
luận, trình bày vấn đề cho học sinh. Nắm bắt những hiểu biết kinh nghiệm
đã có của học sinh, những điều học sinh đang quan tâm, ham thích, tận dụng
những điều đó trong quá trình hình thành kiến thức, kỹ năng mới.


4 .Minh họa bằng 1 số tiết dạy có lồng ghép tư tưởng HCM .
Hầu hết trong các tiết dạy ngữ văn trong chương trình phổ thông đều có thể
lồng ghép giáo dục tư tưởng HCM. Tuy nhiên tùy từng bài cụ thể mà giáo
viên có nhưng cách lồng ghép khác nhau.
a. Trong văn bản “Vi hành” của HCM Ta có thể giáo dục tư tưởng: Suốt
cuộc đời hoạt động của Bác là giải phóng giai cấp, giải phóng loài người
xây dựng một xã hội tốt đẹp không còn người bóc lột người. Trong tác
phẩm này giáo viên lồng ghép ngay phần dẫn vào bài và củng cố bài bọc :
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người
Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vec-xay bản yêu sách đòi tự
do, quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Tuy không được chấp nhận
nhưng việc làm đó gây tiếng vang rất lớn đối với dân tộc Việt Nam, nhân
dân Pháp và các dân tộc thuộc địa. Tháng 7/1920 Người đọc “Sơ thảo lần
thứ nhất Luận cương về các dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin. Ngồi một
mình trong phòng, Người sung sướng muốn phát khóc lên. Người nói một
mình như đang nói với toàn thể dân tộc “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ
đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta.
Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con
đường cách mạng vô sản”. Như vậy từ một người yêu nước chân chính,
Người đến với chủ nghĩa Mác -Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
cho dân tộc ta. Và từ đó Người đấu tranh không mệt mỏi cho công cuộc giải
phóng loài người chống lại áp bức bất công, vạch trần sự giả dối của bọn
thực dân trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, văn hóa văn nghệ. Năm 1922, tên
vua bù nhìn Khải Định sang Pháp để dự cuộc đấu xảo tại hội chợ Vec-xây
nhằm khuếch trương chính sách thuộc địa của chúng trước dư luận trên toàn
thế giới. Để châm biếm tên vua bù nhìn Khải Định, vạch trần sự giả dối của
bọn thực dân Pháp, năm 1923 Bác đã sáng tác truyện ngắn “ vi hành”

Tranh biếm họa của Nguyễn Ái Quốc cho tờ
Le Paria, đời sống người dân dưới ách thống

trị của thực dân Pháp
Trước khi kết thúc bài học giáo viên cho học sinh liên hệ học tập tư tưởng
HCM trong tác phẩm. Các em có rất nhiều ý tưởng hay, tuy nhiên giáo viên
có thể chốt lại những vấn đề cơ bản: Ta học tập ở Người cách nói nhẹ nhàng
mà thâm thúy, châm biếm kẻ thù một cách sâu cay. Ta học tập ỏ Người tư
thế đứng trên đầu thù của 1 con người đầy bản lĩnh. Nhưng trên tất cả suốt
cuộc đời hoạt động của Bác là giải phóng giai cấp, giải phóng loài người xây
dựng một xã hội tốt đẹp không còn người bóc lột người.
b. Trong văn bản: Tuyên ngôn độc lập của HCM, nội dung tích hợp rất
rộng, giáo viên phải khéo léo vừa tích hợp được tư tưởng của Bác vừa
không làm loãng trọng tâm của bài học. Giáo viên giáo dục cho học sinh
tinh thần vì dân vì nước, tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, tinh thần
quốc tế vô sản, sự cần cù vượt lên trên những khó khăn gian khổ của
Bác. Trong văn bản này giáo viên có thể lồng ghép giáo dục tư tưởng HCM
ở bất cứ thời điểm nào miễn là phù hợp.
Trong phần tiểu sử của Bác có chi tiết năm 1911 Bác ra đi tìm đường cứu
nước, giáo viên có thể lồng ghép, kể cho các em nghe 1 câu chuyện về
Người để giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm tìm con
đường cứu nước cho dân tộc. Giáo viên kể chuyện “Hai bàn tay”. Khi vào
Sài gòn Nguyễn Tất Thành gặp lại anh Tư Lê người quen cũ lúc còn ở Phan
Thiết. Người tâm sự với Tư Lê: Tôi muốn ra các nước phương Tây xem họ
làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng chúng ta lấy
tiền đâu để đi - Tư Lê nói lại. Nguyễn Tất Thành giơ hai bàn tay nói: Đây,
tiền đây, chúng ta làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Tư Lê không giữ lời
hứa, Bác một mình làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ-trơ-rê-vin ra nước ngoài
tìm đường cứu nước. Không chỉ vậy đêm về Bác còn tự học ngoại ngữ. Ở
nước ngoài Bác làm rấ nhiều nghề để kiếm sống . Khi ở Pháp đêm lạnh Bác
dùng viên gạch nung đỏ để dưới gầm giường, sưởi ấm. Ở Thủ đô Luân Đôn
tráng lệ, nhưng Bác của chúng ta làm nghề quét tuyết. Đêm về rất lạnh dưới
độ âm như nhà thơ CLV đã từng viết :

“ Có nhớ chăng gió rét thành Ba lê
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn ngươi còn nhớ.
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya”
Như vậy Bác làm vất vả để có tiền nuôi sống bản thân, để làm cách mạng.
Bác học ngoại ngữ để dễ giao tiếp với mọi người để viết báo tuyên truyền
cách mạng
Thông qua việc lồng ghép kể về cuộc đời của Bác, giáo viên giáo dục tư
tưởng lòng yêu nước, sự cần cù vất vả và bản chất sáng tạo người Việt Nam
được Bác phát huy làm cho học sinh càng biết ơn Bác đã tìm ra con đường
cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta để có cuộc sống như ngày nay.
c. Trong tập thơ : Nhật Kí trong tù của HCM nằm trong phần di sản văn
học của Bác, phải làm nổi bật 2 nội dung : Bức tranh chân thực về xã hội
nhà tù tàn bạo của bọn Tưởng Giới Thạnh và vẻ đẹp tâm hồn của Bác : yêu
thiên nhiên, yêu con người, tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực phi thường
luôn vượt lên hoàn cảnh, tâm hồn nhạy cảm, luôn đau đáu hướng về quê
hương đất nước
Ở cả 2 nội dung này giáo viên đều có thể tích hợp tư tưởng HCM và tích
hợp ở nhiều thời điểm. Để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học trước hết
giáo viên dặn học sinh về nhà tìm đọc tập thơ « Nhật kí trong tù » và trong
tiết học có thể chia lớp ra thành nhiều nhóm nhỏ và thi đọc thơ, nhóm nào
thuộc nhiều nhất tập thơ « Nhật kí trong tù » thì nhóm đó được thưởng một
món quà nhỏ nào đó. Sau đó, giáo viên cho các em thảo luận và bình 1 số
bài thơ mà mình yêu thích. Tuy nhiên, giáo viên cũng chốt lại một số nội
dung trong đó liên hệ đến việc giáo dục tư tưởng của Bác. Chẳng hạn trong
bài « cháu bé trong nhà lao Tân Dương », « Người bạn tù thổi sáo » giáo
viên liên hệ đến tình thương con người, tinh thần quộc tế vô sản của Bác.
Mặc dù, Bác bị giam cầm, bị đày đọa trong nhà giam nhưng Người vẫn
thương cho cháu bé « Phải theo mẹ đến ở nhà lao », Người vẫn cảm được
nỗi nhớ nhà của người bạn tù thổi sáo « Muôn dặm quan hà khôn xiết nỗi/

Lên lầu ai đó ngóng trong nhau »
c. Trong bài thơ : Bác ơi của Tố Hữu, giáo viên có thể lồng ghép cho
học sinh học tập đức tính giản dị, tình thương yêu con người của Hồ
Chủ Tịch.
Thế hệ thanh thiếu niên hiện nay do bị tác động bởi nhiều yếu tố, như phim
ảnh, lối sống không lành mạnh đã suy thoái về đạo đức, lối sống, từ trang
phục, lối sống, cách cư xử với mọi người… Vì vậy giáo dục học sinh học tập
đức tính giản dị, tình thương yêu con người của Bác là vô cùng cần thiết từ
đó góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Bác Hồ của chúng ta vô
cùng giản dị. Dù ở cương vị nào lối sống của Người cũng giản dị, một đôi
dép cao su, bộ đồ ka ki đã ngả màu theo thời gian. Người sống giản dị nhưng
không tầm thường, trên thế giới không có vị lãnh tụ nào mà suốt cuộc đời
với bộ đồ kaki đã ngả màu với đôi dép cao su đã mòn gót, sống trong ngôi
nhà sàn. Người sống thanh bạch không ham địa vị, không màng danh lợi
Bác để tình thương cho các con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
Trong bài học, gíao viên có thể cho học sinh xem về hình ảnh giản dị của
Bác trong cuộc sống hàng ngày hay xem đoạn phím ngày tang lễ của Bác để
khắc sâu hơn hình ảnh của người.





Các thiếu nhi khóc trong lễ tang Hồ Chí Minh năm 1969
d. Đối với tác phẩm “ chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh
Châu, giáo viên có thể lồng ghép tích hợp ở phần củng cố: giáo dục các
em tư tưởng đạo đức HCM tính chân thật, giám nhìn thẳng vào sự thật.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nhìn thẳng vào hiện thực xã hội còn tồn tại
một số mặt như bạo lực gia đình, cuộc sống đói nghèo. Như lời Bác đã từng
căn dặn văn nghệ sĩ ‘ Miêu tả cho hay, cho chân thực và cho hùng hồn hiện
thực phong phú của đời sống, phải giữ gìn tình cảm chân thật”
e. Trong tác phẩm “ ba cống hiến vĩ đại của Mác” của ph. Ăng- ghen,
giáo viên cũng có thể lống ghép tích hợp ở phần củng cố : giáo dục các
em lòng yêu nước tinh thần đấu tranh không mệt mỏi vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc bằng cách đưa ra câu hỏi thảo luận: nét giống nhau trong
cuộc đời và tâm hồn, nhân cách của Các Mác và HCM?.Các em sẽ bàn luận
rất sôi nổi và cuối cùng giáo viên rút ra 1 bài học về sự hi sinh tuổi thanh
xuân, hạnh phúc gia đình của Bác cho nền độc lận của dân tộc.
Hầu như văn bản nào giáo viên cũng có thể lồng ghép, tích hợp tư tưởng
HCM. Tuy nhiên tùy vào nội dung của từng bài mà giáo viên tích hợp sao
cho không khiên cưỡng, tạo được không khí thỏa mái cho học sinh trong học
tập. Do thời gian có hạn và điều kiện không cho phép nên tôi chỉ đưa ra 1
vài ví dụ để minh họa
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nhiều năm dạy Ngữ văn cấp THPT, tôi nhận thấy rằng: Việc lồng ghép
giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các tiết dạy làm cho tiết dạy
sinh động, học sinh hứng thú học tập hiểu thêm về cuộc đời hoạt động gian
khổ và phẩm chất cao đẹp của Bác. Từ đó giáo dục học sinh kính yêu Bác và
ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức làm theo lời Bác dạy.
Ngoài tiết học trên lớp tôi cho học sinh về nhà sưu tầm những câu chuyện về
cuộc đời hoạt động của Bác. Khi dạy chương trình ngoại khóa… Tôi cho
học sinh thi kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh
Để nắm bắt được hiệu quả của các bước lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo
đức Hồ CHí Minh nêu trên tôi đã tiến hành thử nghiệm trên 2 lớp 12A1 và
12 A3 và kết quả thu được như sau:

Trước khi thực hiện giải pháp :

Nội dung
khảo sát
Quan tâm
Không
quan tâm
Có hiểu
biết
Không
hiểu biết
Có v
ận
dụng học
tập và làm
theo
Không
vận dụng

Mức độ
24/95
(25,26%)

71/95
(74,74%)
25/95
(26,32%)

70/95
(73,68%)

13/95

(13,68%)
82/95
(86,31%)


Sau khi thực hiện giải pháp

Nội dung
khảo sát
Quan tâm
Không
quan tâm
Có hiểu
biết
Không
hiểu biết
Có v
ận
dụng học
tập và làm
theo
Không
vận dụng

Mức độ
56/95
(58,95%)
39/95
(41,05%)
65/95

(68,42%)

30/95
(31,58%)

55/95
(58%)

40/95
(42,1%)

Qua kết quả đạt được đó cho thấy rằng các em đã yêu thích bộ môn văn học,
phần nào đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của ngữ văn và thấm
nhuần các tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh đã thấm vào trong tâm tư tình
cảm của các em.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sự thành công trong bất cứ nghề nghiệp nào cũng đòi hỏi sự say mê, nghề
giáo cũng vậy. Giáo viên phải có hứng thú trong dạy học bộ môn, vì có hứng
thú, giáo viên mới say mê công việc, đi sâu vào cải tiến soạn, giảng có chiều
sâu, linh hoạt, tích cực, tiến bộ có tác dụng kích thích lòng ham học hỏi các
đức tính của Hồ Chí Minh. Bản thân mỗi giáo viên không ngừng nâng cao trí
thức, thực hiện linh hoạt các phương pháp dạy học Giáo viên cần phải tổ
chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời hoạt động, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tổ chức cho học sinh thi kể chuyện đạo đức
Hồ Chí Minh qua các buổi ngoại khóa. Nếu có điều kiện phải chú trọng sử
dụng thiết bị dạy học hiện đại để thông qua các kênh hình, kênh chữ để trực
quan cho học sinh thấy và dễ hiểu, dễ nắm bắt. Giáo viên cần hướng dẫn học
sinh chuẩn bị nội dung bài học ở nhà, sau đó kiểm tra sự chuẩn bị của các
em và quan tâm học sinh yếu, kém, tuyên dương, động viên kịp thời nếu
những học sinh này làm tốt nhiệm vụ mà giáo viên giao để khuyến khích các

em phát huy tạo niềm say mê cho các em yêu thích môn học.
B. PHẦN 3: KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN CHUNG
Trong giáo dục học sinh, Hồ Chí Minh luôn chú ý đến phương pháp giáo
dục đạo đức. Theo Người "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài
diễn văn tuyên truyền". Thật vậy, thầy cô giáo được mệnh danh là kĩ sư tâm
hồn là những người đi khai sáng trí tuệ, mở mang tri thức, đem đến cho học
sinh một tâm hồn cao đẹp, lành mạnh, trong sáng và tiến bộ. Và trong đó
giáo viên giảng dạy bộ môn ngữ văn có 1 vai trò rất quan trọng để hình
thành nhân cách những mầm non của đất nước. Tuy nhiên để giáo dục các
em sống và học tập theo tấm gương đạo đức của HCM, trước hết người giáo
viên phải có đủ đức, tài , phải là một tấm gương sáng trong lối sống, trong
cách ứng xử, trong khát vọng vươn lên chiếm lĩnh tri thức. Giáo dục tư
tưởng đạo đức HCM cho học sinh cũng đâu phải bằng lối truyền thụ khô
khan cứng nhắc mà phải để những giá trị đạo đức cao đẹp của Bác đi vào
lòng các em 1 cách nhẹ nhàng mà thấn thía. Điều đó thật khó nhưng nếu
mỗi giáo viên cố gắng tìm tòi, thử nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm với đồng
nghiệp thì tôi tin rằng chúng ta sẽ hoàn thành nhiệm vụ cao quí của mình.
II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đối với sở giáo dục và đào tạo
- Nên có nhiều hơn nữa những buổi tọa đàn, hội thảo các chuyên đề để giáo
viên có thể trao đổi kinh nghiệm, tìm ra biện pháp tối ưu trong công tác
giảng dạy
- Đầu tư trang thiết bị cho nhà trường như: mỗi phòng học nên có 1 máy
chiếu để giáo viên dễ dàng hơn trong giảng dạy nói chung và tích hợp tư
tưởng HCM nói riêng.
2. Đối với nhà trường
Nên chăng mỗi năm học có cho học sinh tham quan những di tích lịch sử
liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác để tư tưởng đạo
đức của Người thấm sâu vào tâm hồn các em

2. Đối với địa phương
Quản lý thật chặt những tụ điểm kinh doanh Intenet và những tụ điểm sinh
hoạt thiếu lành mạnh làm ảnh hưởng lối sống, đạo đức học sinh

Trên đây, là một vài kinh nghiệm, mà tôi đã và đang vận dụng trong thời
gian qua. lồng ghép Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
ngữ văn trong chương trình THPT. Bản thân khả năng có hạn, chỉ muốn
nêu một vài kinh nghiệm, góp cùng đồng nghiệp xin đưa ra mong nhận ý
kiến đóng góp của đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn quí đồng
nghiệp, nhà trường đã đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành chuyên đề này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Biên Hòa ngày 24, tháng 03, năm 2012

Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Oanh

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU: Lý do chọn đề tài
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
II. Cơ sở thực tiễn
III. Nội dung nghiên cứu
1. Sự chuẩn bị của giáo viên
2. Sự chuẩn bị của học sinh
3. Phương pháp thực hiện
4. Minh họa bằng 1 số văn bản cụ thể
IV. Kết quả nghiên cứu
V.Bài học kinh nghiệm
C. KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
2. Đề xuất, kiến nghị













TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Di chúc Hồ Chí Minh.
2. Vừa đi đường vừa kể chuyện- Thanh Lam
3. Cuộc đời hoạt động Hồ Chủ tịch Trần Dân Tiên
4. 175 mẫu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ( Ban
tuyên giáo Trung ương)
5. Tác phẩm văn của chủ tịch Hồ Chí Minh (Hà Minh Đức)
6. Các chuyên đề về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị
quốc gia)
7. Tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Bác




×