Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.52 KB, 31 trang )

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
o0o
BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
VÀ DU LỊCH THÁI BÌNH DƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
Mã sinh viên :
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI – 2013
1
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CSH Chủ sở hữu
CP Cổ phần
ĐKKD Đăng kí kinh doanh
NVKD Nhân viên kinh doanh
TSNH Tài sản ngắn hạn
TM Thương mại
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Thái
Bình Dương
Sơ đồ 2.1: Hoạt động sản xuất kinh doanh chung


Sơ đồ 2.2. Quy trình bán hàng của công ty CP TM dịch vụ và du lịch Thái Bình
Dương
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán ( ngày 30/ 06 /2012)
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản nguồn vốn của công ty
2
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
Bảng 2.4: Bảng chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán. 9
Bảng 2.5. Hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty 20
Bảng 2.6. Khả năng sinh lời của Công ty 1
Bảng 2.7: Trình độ lao động 2
Bảng 2.8: Thu nhập bình quân 2
3
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế của Việt Nam đã có những bước tiến nhất định trên chặng
đường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sự thành công đầu tiên phải kể đến là thu hút
được nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với
công ty, doanh nghiệp trong nước. Trong thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế toàn
cầu, Việt Nam cũng là nước chịu ảnh hưởng do đó bất cứ doanh nghiệp trong nước
hay doanh nghiệp nước ngoài có mặt ở Việt Nam đều ít nhiều chịu ảnh hưởng, hàng
loạt các công ty phá sản, cắt giảm nhân công, giảm lương thưởng, thắt chặt chi tiêu…
do vậy muốn đứng vững được đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp phải có những chính
sách đúng đắn và hợp lý.
Được sự cho phép của nhà trường và ban lãnh đạo công ty cổ phần thương mại
dịch vụ và du lịch Thái Bình Dương, em đã được thực tập tại công ty. Trong thời gian
thực tập tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Thái Bình Dương, bằng
kiến thức đã học ở trường, đồng thời dưới sự hướng dẫn tận tình của các anh chị trong
công ty đã giúp đỡ và tạo điều kiện, giúp em rút ra được nhiều bài học thực tế cho bản
thân và hoàn thành báo cáo thực tập này. Do thời gian thực tập có hạn, trình độ và khả

năng nghiên cứu của em còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, em rất mong
nhận được sự tham khảo ý kiến của thầy cô trong bộ môn Kinh tế - Khoa quản lý.
Dưới đây là nội dung báo cáo thực tập tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ
và du lịch Thái Bình Dương. Ngoài lời mở đầu và lời kết, bố cục báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công
ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Thái Bình Dương.
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
thương mại dịch vụ và du lịch Thái Bình Dương.
Phần 3: Nhận xét và kết luận.
4
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH THÁI
BÌNH DƯƠNG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thương mại dịch vụ
và du lịch Thái Bình Dương
1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Thái
Bình Dương
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH THÁI
BÌNH DƯƠNG
- Tên giao dịch: PACIFIC TRAVEL AND SERVICE – TRADING JOINT STOCK
COMPANY
- Tên viết tắt: PACIFIC TST ,. JSC
- Đăng kí kinh doanh số: 0103006101
- Trụ sở chính: Số 95, phố Hàng Bông, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội
- Điện thoại: (04)38247443
0953389389
- Fax: (04) 38246331
1.1.2 Vốn điều lệ của công ty

- Vốn điều lệ: 4.500.000.000 đồng ( Bốn tỷ năm trăm triệu đồng )
- Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng
- Số cổ phần đã đăng kí mua: 45.000
1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty CP TM dịch vụ và du lịch Thái Bình Dương được thành lập vào năm
2004.Sau khi thành lập, công ty đã đứng trước nhiều khó khăn như cơ sở vật chất yếu
kém, vốn kinh doanh thấp,….Trước tình hình đó, công ty không ngừng củng cố bộ
máy tổ chức và mở rộng mạng lưới kinh doanh để phù hợp với thị trường cũng như
với sự tồn tại và phát triển của công ty.
Công ty chú trọng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng kinh doanh, mở thêm nhiều
ngành nghề mới, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng kinh
doanh dịch vụ và du lịch. Những nỗ lực trong cải tổ đã mang lại rất nhiều thành công
cho công ty.
Tại khu vực Hà Nội, công ty tập trung vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Đây
là lĩnh vực kinh doanh không mới nhưng cũng gặp không ít khó khăn khi tiếp cận với
khách hàng trong nước. Bên cạnh đó, công ty còn phải cạnh tranh với các công ty đối
thủ. Nhưng với lượng khách hàng du lịch nước ngoài khá đông, công ty vẫn có thể duy
trì và phát triển hơn lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Ngoài ra, công ty đã triển khai mở
rộng thị trường sang một số tỉnh thành khác như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng tàu…
5
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Thái Bình
Dương
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Thái
Bình Dương
(Ngun: Phng Nhân s)
1.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
1.3.1 Chủ tịch Hội đồng quản trị
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật củacông ty, nhân danh
chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân

danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty.
1.3.2 Ban giám đốc công ty
Giám đốc: Là người đại diện pháp lý của công ty, là người điều hành hoạt động
hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ được giao, là người chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và làm
tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực của công ty
theo sự phân công của giám đốc công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp
luật về những công việc được giao. Phó giám đốc công ty do giám đốc bổ nhiệm, miŠn
nhiệm, khen thưởng và kỷ luật.
1.3.3 Phòng kinh doanh
- Nghiên cứu thị trường trong nước, quốc tế cho các mặt hàng xuất nhập khẩu của công
ty. Thực hiện những giao dịch buôn bán với khách hàng trong nước và nước ngoài.
6
Chủ tịch hội đồng quản trị
Ban giám đốc công ty
Phòng
nhân sự
Phòng
kế hoạch
Phòng
hànhchính
Phòng
kế toán
Phòng
kinh doanh
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
- Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các mặt hàng của công ty với hệ thống khách hàng
và thị trường.
- Nắm bắt, bổ sung thông tin về tình hình biến động giá cả thị trường, các đối thủ cạnh

tranh. Trên cơ sở đó đưa ra phương án linh hoạt về hàng hóa cũng như hoạt động kinh
doanh của công ty.
- Làm việc với khách hàng, nhà cung cấp về kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao hàng và
hiệp thương với khách hàng khi có sự cố xảy ra liên quan đến tiến độ giao hàng.
1.3.4 Phòng kế toán
- Tính và trích nộp đúng, kịp thời các khoản nộp ngân sách. Thanh toán các khoản vay,
các khoản công nợ phải thu, phải trả.
- Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về kinh doanh cho Giám đốc để có các quyết
định chính xác.
- Tổ chức theo dõi chặt chẽ chính xác vốn và nguồn vốn của công ty, theo dõi công nợ
và thường xuyên đôn đốc để thanh toán công nợ.
- Thanh toán hợp đồng kinh tế.
- Phân tích hoạt động kinh tế mỗi năm một lần trước cho Ban giám đốc.
1.3.5 Phòng nhân sự
- Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược
của công ty.
- Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích, kích thích người lao
động.
- Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các quy định áp dụng trong công ty, xây dựng
cơ cấu tổ chức công ty, các tổ chức và bộ phận thực hiện.
- Tổng hợp phân tích, báo cáo thống kê các hoạt động thuộc lĩnh vực phòng quản lý để
phục vụ công tác chung trong công ty.
1.3.6 Phòng hành chính
- Thựchiện công táctổnghợp, hànhchính, văn thư, lưu trữ. Tiếpnhận, phân loại văn bản
đi và đến, tham mưu cho Ban giámđốcxử lý các văn bảnhànhchính nhanh chóng,
kịpthời.
- Quản lý con dấu, chữ ký theo quy định. Cấpgiấy công tác, giấygiớithiệu, sao lưu các
văn bản do công ty ban hành và văn bảncủacấp trên theo quy địnhcủa Ban giám đốc.
- Cấpphát văn phòngphẩm cho cácphòng ban trong công ty.
1.3.7 Phòng kế hoạch

- Phòng Kế hoạch có chức năng tham mưu giúp về công tác chiến lược tổng thể và kế
hoạch đầu tư phát triển.
7
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
- Kế hoạch các nguồn vốn đầu tư vào các hợp đồng thương mại, dự án.
- Tham mưu về các hoạt động thương mại, dịch vụ hậu cần cảng và hoạt động xuất -
nhập khẩu.
- Quản lý vật tư, hàng hóa qua hệ thống kho tàng, xuất nhập vật tư bất kể từ nguồn nào
đều phải lập hóa đơn chứng từ xuất nhập có đủ chữ ký ghi trên hóa đơn.
- Làm việc với khách hàng về kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao hàng và hiệp thương với
khách hàng khi có sự cố xảy ra liên quan đến tiến độ giao hàng.
Nhận xét:
Nhìn vào bộ máy công ty ta thấy công ty có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, các
phòng ban có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhưng ta có thể dŠ dàng nhận thấy được
số lượng phòng ban của công ty nhiều trong khi số lượng nhân viên trong công ty khá
ít ( hơn 20 người ). Điều đó làm thuận lợi hơn trong công việc nhưng nhân viên các
phòng ban lại phải đảm nhiệm thêm nhiều công việc và đòi hỏi trình độ khá cao.Giám
đốc có thể quản lý các phòng ban dŠ dàng hơn thông qua phó giám đốc.Các phòng ban
còn lại trong công ty đều có những nhiệm vụ và chức năng khác nhưng sự phối hợp
chặt chẽ của tất cả các phòng ban cũng như giám đốc công ty đã tạo diều kiện vững
chắc cho công ty ngày càng phát triển, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
8
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH THÁI BÌNH
DƯƠNG
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần thương mại dịch vụ
và du lịch Thái Bình Dương
Ngành nghề kinh doanh của Công ty tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
0103006101 ngày 01/12/2004 do phòng ĐKKD – Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp bao

gồm:
- Kinh doanh khách sạn ( Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ
trường)
- Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế
- Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ăn uống ( Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát
Karaoke, vũ trường)
- Buôn bán hàng kim khí điện máy, công cụ, dụng cụ cầm tay phục vụ ngành công nghiệp,
nông nghiệp, lâm nghiệp, cơ khí, máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử, thiết bị sửa chữa cơ
khí, đồ lưu niệm, tranh ảnh, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông lâm, thủy hải sản ( Trừ loại
lâm sản nhà nước cấm )
- Buôn bán vật liệu xây dựng
- Tư vấn du học
- Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
- Đại lý bán vé máy bay
- Đại lý giao nhận hàng hóa trong nước và quốc tế
- Đại lý mua, đại lý bán , ký gửi hàng hóa
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh
- Đại lý thu đổi ngoại tệ
- Đại lý lữ hành
- Kinh doanh vận tải bằng ô tô, vận tải khách bằng taxi, vận tải khách theo hợp đồng
Đối với các ngành kinh doanh có điều kiện, Công ty chỉ kinh doanh khi có đủ điều
kiện theo quy định của pháp luật.
Trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh của công ty thì lĩnh vực kinh doanh khách sạn
mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty.
2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại
dịch vụ và du lịch Thái Bình Dương
2.2.1 Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty
Sơ đồ 2.1: Hoạt động sản xuất kinh doanh chung
9
Tìm hiểu thị trường, giới thiệu

Dịch vụ tới khách hàng
Liên hệ với nhà cung cấp đồng thời
ký kết hợp đồng với khách hàng
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
(Ngun: Phng kinh doanh)
Bước 1: Tìm hiểu thị trường, giới thiệu dịch vụ tới khách hàng.
NVKD tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của thị trường để từ đó tìm ra
khách hàng mục tiêu, tiếp xúc với họ nhằm giới thiệu dịch vụ cũng như các chế độ ưu
đãi đối với khách hàng của Công ty. Đồng thời NVKD cung cấp đầy đủ cho khách
hàng những thông tin về dịch vụ, sản phẩm, chất lượng, nhu cầu trong tương lai, cũng
như những thông tin khác mà khách hàng cần. Từ đó thuyết phục họ ký hợp đồng.
Bước 2: Liên hệ với nhà cung cấp đồng thời ký kết hợp đồng với khách hàng.
Bộ phận kinh doanh tiến hành liên hệ với các nhà cung cấp và khách hàng. Từ
đó, tính toán mọi chi phí cho quá trình nhập hàng, tính toán giá thành thực tế khi hàng
được chuyển tới tay người mua và tính toán giá cả thị trường của mặt hàng đó khi
hàng về đến nơi để thấy được việc kinh doanh là lỗ hay lãi. Sau đó phòng kinh doanh
thiết lập kế phương án kinh doanh lên Giám đốc, nếu phương án chưa hiệu quả thì
phải sửa đổi sao cho hợp lý và nếu phương án khả thi thì Giám đốc sẽ phê duyệt.
NVKD sẽ có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ hồ sơ, các nội dung cần thiết để kí kết
hợp đồng và phải nêu rõ các điều khoản trong hợp đồng.
Bước 3: Nhập hàng về kho hay xuất hàng giao trực tiếp cho khách hàng.
Việc đặt hàng với nhà cung cấp thường được tiến hành trước khi ký kết hợp
đồng hàng hóa với khách hàng và dựa trên các báo cáo về số lượng hàng còn trong
kho. Sau khi thống nhất các điều khoản về việc mua bán hàng hóa, nếu kho hàng còn
đủ số lượng thì sẽ tiến hành xuất kho giao cho khách hàng, nếu không sẽ tiến hành liên
hệ đặt hàng với nhà cung cấp. Hàng hóa sẽ được nhập về kho của công ty hoặc bán
trực tiếp tới tay khách hàng qua showroom.
Cuối cùng, phòng kinh doanh sẽ phải thông báo cho bộ phận kế toán và các
phòng ban có liên quan. Bộ phận kế toán có trách nhiệm lập các chứng từ có liên quan
10

Ghi nhận doanh thu, giá vốn,
và công nợ
Nhập hàng về kho hay xuất hàng giao
trực tiếp cho khách hàng
Nhập
hàng hóa
Kiểm tra
hàng hóa
Nhập kho
Giao hàng cho đại lý
Chuyển đến cửa hàng giới thiệu sản phẩm

Bán hàng cho khách hàng
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
đến quá trình giao nhận và tiêu thụ hàng hóa như: Hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa…
Bước 4: Ghi nhận doanh thu, giá vốn, công nợ.
Bộ phận kế toán có nhiệm vụ ghi nhận giá vốn hàng bán, doanh thu hàng hóa
tiêu thụ trong kỳ, xác định công nợ của khách hàng sau khi giao hàng và các chứng từ
cần thiết khác cho khách hàng.
2.2.2 Mô tả quy trình bán hàng tại phòng kinh doanh của công ty
Sơ đồ 2.2: Quy trình bán hàngcủa công ty CP TM dịch vụ và du lịch Thái
Bình Dương
(Ngun: Phng kinh doanh)
- Bước 1: Nhập hàng hóa
Công ty mua hàng từ các doanh nghiệp cũng như các công ty khác hoạt động
trong cùng lĩnh vực hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Các doanh nghiệp này đều là bạn
hàng quen thuộc của công ty. Khi nhận hàng công ty tiến hành nhập hàng.
Nhân viên kho hàng kết hợp với nhân viên phòng kinh doanh sẽ làm nhiệm vụ
nhập hàng hóa này. Nhân viên phòng kinh doanh sẽ tìm kiếm nhà cung cấp hợp lý để

giảm chi phí, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đúng xuất xứ. Công ty nhập vào đồng
thời giữ mối quan hệ với nhà cung cấp cũ.
- Bước 2: Kiểm tra hàng hóa
Sau khi nhập hàng hóa, phòng kinh doanh cử nhân viên tiến hành kiểm tra, xem
xét chất lượng cẩn thận để đưa nhập kho. Trong bước này sẽ yêu cầu loại bỏ những
sản phẩm không đạt chất lượng, có thể trả lại nhà sản xuất nếu cần.
- Bước 3: Nhập kho
11
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
Kho của công ty được xây dựng đảm bảo khô ráo, thoáng cũng như an toàn.
Quá trình nhập kho phải nhập đầy đủ số lượng sau khi loại bỏ các hàng hóa không đủ
chất lượng.
- Bước 4: Giao cho đại lý
Sau khi nhập kho, hàng hóa sẽ được công ty sẽ giao hàng hóa đến các đại lý là
đối tác quen thuộc của công ty như các showroom ở các con phố lớn nhằm cung cấp
sản phẩm đến tay khách hàng rộng rãi.
- Bước 5: Chuyển đến cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Song song với việc giao hàng cho các showroom thì công ty cũng phải chuyển
hàng hóa đã nhập kho đến cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty để giới thiệu sản
phẩm với khách hàng. Đồng thời, công ty cũng có các đại lý của riêng mình để phân
phối và bán sản phẩm rộng rãi.
- Bước 6: Bán hàng cho khách hàng
Phòng kinh doanh đảm nhiệm khâu bán hàng cho khách hàng này. Công ty bán
hàng cho khách hàng với giá ổn định nhằm tạo được niềm tin cho khách hàng, có
những dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo như vận chuyển, khuyến mại, Với
những khách hàng đặt đơn hàng với số lượng lớn sẽ được hưởng chiết khấu hoặc công
ty sẽ chịu chi phí vận chuyển cho đơn hàng đó.
2.3 Kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty cổ phần thương mại dịch
vụ và du lịch Thái Bình Dương năm 2011 và năm 2012
2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2011 và 2012 của công ty cổ

phần thương mại dịch vụ và du lịch Thái Bình Dương
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012
Đơn vị tính : VND
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
12
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
1 2 (3) = (1) -(2) (4) = (3)/(2)
Doanh thu 836.652.088 1.874.349.545 (1.037.697.457) (55,36)
Giảm trừ doanh
thu
0 0 0 0
Doanh thu
thuần
836.652.088 1.874.349.545 (1.037.697.457) (55,36)
Giá vốn hàng bán 534.769.995 1.314.031.595 (779.261.600) (59,30)
Lợi nhuận gộp 301.882.093 560.317.950 (258.435.857) (46,12)
Doanh thu tài
chính
27.076 608.128 (581.052) (95,55)
Chi phí tài chính 335.718.038 440.988.947 (105.270.909) (23,87)
Chi phí lãi vay 0
440.988.947
(440.988.947)
0
Chi phí quản lý 1.017.701.176 2.388.709.889 (1.371.008.713) (57,39)

Lợi nhuận
thuần
(1.051.510.045) (2.268.772.758) 1.217.262.713 (53,65)
Thu nhập khác 0 116.363.636 (116.363.636) 0
Chi phí khác 0 147.051.837 (147.051.837) 0
Lợi nhuận khác 0 (30.688.201) 30.688.201 0
Lợi nhuận trước
thuế
(1.051.510.045) (2.299.460.959) 1.247.950.914 (54,27)
Thuế TNDN 0 0 0 0
Lợi nhuận sau
thuế
(1.051.510.045) (2.299.460.959) 1.247.950.914 (54,27)
(Ngun : Phng Kế toán)
Nhận xét:
Về doanh thu:
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 836.652.088 đồng, giảm
1.037.697.457 đồng, tương ứng với giảm 55,36% so với năm 2011. Nguyên nhân là do
trong thời buổi kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, lượng khách du lịch giảm xuống
làm cho doanh thu trực tiếp từ kinh doanh khách sạn của Công ty bị giảm. Bên cạnh
đó, do có nhiều đối thủ cạnh tranh mới có giá cả rẻ hơn, chất lượng tốt hơn. Điều đó
13
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
cũng ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. Hơn nữa, ngoài việc kinh doanh khách
sạn làm giảm doanh thu thì nguyên nhân nữa là do các mặt hàng kinh doanh còn lại
của công ty là những ngành kinh doanh không mới, có nhiều nhà phân phối và trên thị
trường lại tập trung rất nhiều. Đó chính là nguyên nhân làm cho tổng doanh thu bán
hàng của Công ty trong năm 2012 giảm so với năm 2011.
Các khoản giảm trừ doanh thu: trong cả hai năm 2011 và 2012 các khoản giảm trừ
doanh thu đều bằng 0. Có được điều này là do trong cả hai năm Công ty đều cố gắng

giữ vững uy tín, cung cấp các sản phẩm, dịch vụvới chất lượng tốt, đáp ứng được yêu
cầu của khách hàng. Vì thế mà các khoản giảm trừ doanh thu cũng như giảm giá hàng
bán hay trả lại hàng đã bán do sản phẩm kém chất lượng đều không có.
Doanh thu thuần: Năm 2012 doanh thu thuần của công ty đạt 836.652.088 đồng,
giảm1.037.697.457 đồng, tương ứng với giảm55,36% so với năm 2011. Bên cạnh đó,
doanh thu lại không bị giảm trừ do các khoản giảm trừ của 2 năm đều bằng 0. Điều
này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty giảm.
Doanh thu hoạt động tài chính: Năm 2012 giảm 581.052 đồng so với năm 2011, tương
ứng với giảm 95,55%. Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty chính là khoản lãi
nhận được từ tiền gửi ngân hàng. Do tình hình kinh doanh của Công ty năm 2011
không được tốt nên tiền trong tài khoản tiền gửi ngân hàng của Công ty được dùng để
chi trả các khoản nợ đến hạn trả, làm cho khoản lãi nhận được năm 2012 ít hơn năm
2011.
Thu nhập khác:Năm 2012 giảm 116.363.636 đồng so với năm 2011. Sự sụt giảm này là
do trong thời kỳ khó khăn, nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, không chỉ thị
trường kinh doanh khách sạn bị chậm lại, lượng khách du lịch ít đi mà các ngành nghề
khác cũng lâm vào tình trạng không mấy khả quan. Ngoài ra, Công ty cũng không có
các hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. Chính vì thế đã làm cho thu nhập
khác giảm.
Về chi phí:
Giá vốn hàng bán: Năm 2011 là 1.314.031.595 đồng, năm 2012 là 534.769.995 đồng,
giảm 779.261.600 đồng, tương ứng với 59,3%. Công ty đánh giá hàng tồn kho theo
phương pháp bình quân gia quyền đã làm cho giá vốn hàng bán của năm 2012thấp hơn
năm 2011. Nguyên nhân làm cho giá vốn hàng bán giảm, thứ nhất là do Công ty thu
hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh các khoản lương để chi trả cho nhân viên
khách sạn , các sản phẩm khác của Công ty lại bán chậm do khó cạnh tranh trên thị
trường. Thứ hai là do Công ty không nhập thêm lượng hàng hóa mới để kinh doanh.
Vì thế cho nên giá vốn hàng bán bị giảm sút.
Chi phí tài chính: Chi phí của Công ty bao gồm lãi tiền vay và chi phí do các hoạt
động đầu tư khác. Năm 2012 chi phí tài chính là 335.718.038 đồng, giảm 105.270.909

14
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
đồng, tương ứng với 23,87% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 Công ty
đã thu hẹp quy mô hoạt động, lĩnh vực kinh doanh và không sử dụng nguồn vốn vay từ
bên ngoài. Trong đó chi phí lãi vay năm 2012 là 0 đồng, giảm 440.988.947 đồng so
với năm 2011. Việc công ty không sử dụng lãi vay làm cho tình hình hoạt động tài
chính của Công ty ổn định hơn, không phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài.
Chi phí quản lý:Năm 2012, chi phí quản lý kinh doanh giảm 57,39%, từ 2.388.709.889
đồng năm 2011xuống 1.017.701.176 đồng năm 2012. Chi phí quản lý kinh doanh
giảmxuống nguyên nhân là do Công ty thu hẹp hoạt động kinh doanh, nên đã sa thải
bớt nhân viên ở các bộ phận phục vụ khách sạn, bên cạnh đó là chi phí lương cho cán
bộ quản lý và các chi phí liên quan đến công tác phục vụ quản lý. Hơn nữa, do tình
hình kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, Công ty còn thắt chặt chi tiêu, hạn chế tối đa
các chi phí phát sinh cho các bộ phận như: phòng khách sạn, nhà hàng ăn uống,
thương mại, nhân sự
Chi phí khác:Năm 2012, bằng việc thực hiện những chính sách thắt chặt trong chi tiêu
nhằm giảm thiểu các chi phí phát sinh không đáng có, đồng thời Công ty không có các
khoản thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, nhờ đó Công ty đã giảm chi phí khác từ
147.051.837 đồng năm 2011 xuống còn 0 đồng năm 2012.
Chi phí thuế TNDN năm 2012 và 2011 đều bằng 0, do hoạt động kinh doanh của Công
ty chưa mang lại hiệu quả dẫn đến lợi nhuận của Công ty âm.
Về lợi nhuận:
Lợi nhuận gộp: Năm 2012 là 301.882.093 đồng giảm 258.435.857 đồng, tương
ứng 46,12% so với năm 2011. Nguyên nhân là do chênh lệch giữa doanh thu thuần và
giá vốn năm 2011 cao hơn so với năm 2012. Việc doanh thu giảm nhiều hơn so với
mức giảm của giá vốn hàng bán nên do đó mới có mức giảm của lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận thuần: Năm 2012 tăng 1.217.262.731 đồng so với năm 2011, tương
ứng với 53,65% . Tuy lợi nhuận thuần của năm 2012 có tăng nhưng lợi nhuận thuần
của công ty vẫn mang giá trị âm chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp
nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Công ty đang cố gắng đưa ra các giải pháp để khắc phục,

từng bước cải thiện tình hình Công ty sau những khó khăn của nền kinh tế.
Lợi nhuận khác: Lợi nhuận khác là chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác trong
năm. Năm 2012, không phát sinh các khoản thu nhập khác và chi phí khác. Vì vậy so với
năm 2011, lợi nhuận khác tăng 30.688.201 đồng. Tuy nhiên mức tăng còn thấp.
Lợi nhuận kế toán trước thuế:Năm 2012 vẫn bị lỗ 1.051.510.145 đồng, tuy nhiên
khoản lỗ này đã giảm đi 54,27% so với năm 2010. Điều này có được là do sự quản lý
chi phí và nguồn vốn hiệu quả cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể Công ty trong
việc cải thiện tình hình kinh doanh của Công ty.
15
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của công ty là khoản tiền thực mà công
ty nhận được sau một chu kỳ kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 là âm
2.299.460.959 đồng, giảm 1.247.950.914 đồng, tương ứng giảm 54,27% so với năm
2012. Như vậy, lợi nhuận sau thuế năm 2012 có tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp, cho
thấy việc kinh doanh năm 2012 của công ty có hiệu quả hơn so với năm 2011, góp
phần giải quyết được những khó khăn trước mắt của Công ty.
Kết luận:
Qua phân tích ta có thể thấy nhìn chung tình hình kinh doanh của Công ty cũng
gặp những khó khăn do tình hình kinh tế đang trong thời buổi lạm phát tăng cao. Tuy
nhiên, Công ty đã có những bước cải thiện đáng kể, diŠn ra theo chiều hướng lạc quan.
Nhưng để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, mang lại lợi nhuận thì Công ty cần phải
có những chiến lược kinh doanh, quản lý phù hợp trong phạm vi kinh doanh chủ yếu
của mình và phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.
2.3.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2012 và 2011 của công ty cổ phần thương
mại dịch vụ và du lịch Thái Bình Dương
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán ( ngày 30/06/2012)
Đơn vị tính : VND
Chỉ Tiêu Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch
Tuyệt đối

Tương đối
(%)
A 1 2 (3) = (1) - (2) (4)=(3)/(2)
16
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
A. Tài Sản Ngắn
Hạn
1.148.996.223 1.140.604.218 8.392.005 0,74
I.Tiền và các khoản
tương đương tiền
10.484.294 21.382.196 (10.897.902) (50,97)
II. Đầu tư tài chính
ngắn hạn
0 0 0 0
III. Các khoản phải
thu ngắn hạn
645.622.043 645.622.043 0 0
1. Phải thu khách
hàng
(1.000.000) (1.000.000) 0 0
2. Các khoản phải
thu khác
646.622.043 646.622.043 0 0
IV. Hàng tồn kho 0 0 0 0
V. Tài sản ngắn hạn
khác
492.889.886 473.599.979 19.289.907 4,07
1. Thuế giá trị gia
tăng được khấu trừ
415.356.564 441.119.280 (25.762.716) (5,84)

2. Tài sản ngắn hạn
khác
77.533.322 32.480.699 45.052.623 138,71
B.Tài Sản Dài Hạn 5.364.440.471 5.991.415.004 (626.974.533) (10,46)
I. Tài sản cố định 5.089.981.836 5.736.801.820 (646.819.984) (11,27)
1. Nguyên giá 7.212.060.880 7.212.060.880 0 0
2. Giá trị hao mòn lũy
kế
(2.122.079.044) (1.475.259.060) (646.819.984) 43,84
II. Tài sản dài hạn
khác
274.458.635 254.613.184 19.845.451 7,79
1. Phải thu dài hạn 274.458.635 254.613.184 19.845.451 7,79
TỔNG TÀI SẢN 6.513.436.694 7.132.019.222 (618.582.528) (8,67)
NGUỒN VỐN


A.Nợ phải trả 5.960.465.238 5.527.537.721 432.927.517 7,83
I. Nợ ngắn hạn 5.002.113.238 4.185.857.721 816.255.517 19,50
1. Vay ngắn hạn 4.753.600.000 3.986.400.000 767.200.000 19,25
2. Phải trả người bán 266.055.318 197.170.090 68.885.228 34,94
3. Thuế và các khoản
phải nộp nhà nước
(101.679.753) (101.679.753) 0 0
4. Phải trả người lao
động
39.453.500 60.476.384 (21.022.884) (34,76)
5. Các khoản phải trả
ngắn hạn khác
44.684.173 43.491.000 1.193.173 2,74

II. Nợ dài hạn
958.352.000 1.341.680.000 (383.328.000) (28,57)
1. Vay và nợ dài hạn
958.352.000 1.341.680.000 (383.328.000) (28,57)
17
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
B. Vốn chủ sở hữu 552.971.456 1.604.481.501 (1.051.510.045) (65,54)
I. Vốn chủ sở hữu 552.971.456 1.604.481.501 (1.051.510.045) (65,54)
1. Vốn đầu tư chủ sở
hữu
4.500.000.000 4.500.000.000 0 0
2. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
(3.947.028.544) (2.895.518.499) (1.051.510.045) 36,32
II. Quỹ khen thưởng
phúc lợi
0 0 0 0
TỔNG NGUỒN
VỐN
6.513.436.694 7.132.019.222 (618.582.528) (8,67)
(Ngun: Phng kế toán)
Nhận xét:
Tổng tài sản:Nhìn chung tổng quan bảng cân đối kế toán năm 2011 và 2012 ta
thấy cơ cấu tài sản và nguồn vốn đã có sự thay đổi đáng kể. Tổng tài sản năm 2012 là
6.513.436.694 đồng, giảm 618.582.528 đồng, tương ứng với giảm 8,67% so với năm
2011. Sở dĩ có mức giảm như vậy là do trong năm 2012 Công ty đã cắt giảm hoạt
động kinh doanh các lĩnh vực không hiệu quả để tập trung đầu tư nguồn lực vào những
lĩnh vực mang lại hiệu quả cao như kinh doanh khách sạn, lữ hành, đại lý vé máy
bay… Cụ thể như sau:
Về tài sản ngắn hạn:Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2012 vẫn tăng so với năm

2011 là 8.392.005đồng, tương ứng với tỉ lệ 0,74%.Sự biến động của tài sản được thể
hiện thông qua các chỉ tiêu sau:
- Tiền và các khoản tương đương tiền: Lượng tiền mặt của công ty năm 2012 là
10.484.294đồng, giảm 10.897.902đồng, tương ứng giảm 50,97% so với 2011, mức
giảm tương đối mạnh. Điều đó chứng tỏ công ty muốn giảm chi phí trong việc dự trữ
tiền mặt, tránh làm ứ động vốn, thế nhưng điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng
thanh toán những khoản tức thời cho nhà cung cấp. Vì thế công ty nên cân nhắc tăng
lượng tiền mặt lên để tăng tính an toàn trong thanh toán. Hơn nữa, dự trữ lượng tiền
mặt phù hợp còn giúp có cơ hội kiếm lời qua hoạt động đầu cơ.
- Các khoản phải thungắn hạn: Trong 2 năm 2011 và 2012, các khoản phải thu ngắn
hạn bao gồm phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác đều không có biến
động, kết quả của 2 năm 2011 và 2012 như nhau là 645.622.043 đồng. Nguyên nhân là
do công ty không có sự thay đổi trong việc kinh doanh khách sạn cũng như các ngành
nghề khác bởi sự cạnh tranh giữa các công ty nhỏ và các khách sạn tư nhân mới thành
lập được đầu tư trang thiết bị hiện đại hơn…
- Hàng tn kho: Hàng tồn kho được phản ánh và ghi chép theo nguyên tắc giá gốc, xác
định giá trị theo phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền, giá đích danh, theo từng
nhóm hàng và hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nhưng Công ty chủ yếu
18
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
kinh doanh về dịch vụ và du lịch, nên hàng tồn kho trong cả 2 năm đều không có hàng
tồn kho.
- Tài sản ngắn hạn khác: Khoản tài sản ngắn hạn khác phát sinh tăng trong năm 2012
bao gồm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và tài sản ngắn hạn khác. Năm 2012 là
492.889.886 đồng, tăng 19.289.907 đồng, tương ứng với 4,07% so với năm 2011.
Nguyên nhân là do Công ty có thêm các khoản đầu tư ngắn hạn cũng như các khoản
phải thu. Bên cạnh đó, Công ty lại không có hàng tồn kho. Vì vậy, tài sản ngắn hạn
khác tăng.
Về tài sản dài hạn:Năm 2012 là 5.364.440.471 đồng, giảm 626.974.533 đồng, tương
ứng với 10,46% so với năm 2011. Trong đó:

- Tài sản cố định: Năm 2012 giảm 646.819.984 đồng, tương ứng với 11,27% so
với năm 2011. Nguyên nhân là do khấu hao tài sản cố định tăng. Vì vậy, tài sản cố
định giảm là do Công ty không đầu tư mua thêm tài sản cố định làm cho nguyên giá
năm 2011 và năm 2012 không thay đổi là 7.212.060.880 đồng.
- Tài sản dài hạn khác:Năm 2012, phải thu dài hạn tăng 19.845.451 đồng,
tương ứng với 7,79% so với năm 2011. Đó là do Công ty tiến hành mở rộng thị trường
kinh doanh ra các tỉnh miền Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu… đảm bảo
việc mở rộng thị trường, tăng tính ổn định cho hoạt động kinh doanh cũng như nâng
cao uy tín của Công ty trong tình hình kinh tế hiện nay.
Tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của công ty năm 2012 giảm 618.582.528
đồng so với năm 2011, tương ứng với 8,67%, chủ yếu là do sự giảm xuống của vốn
CSH. Cụ thể:
Về Nợ phải trả:
+ Các khoản nợ của công ty trong năm 2012 tăng so với năm 2011.
+ Vay ngắn hạn:Năm 2012 tăng 767.200.000 đồng tương ứng với 19,25% với năm
2011. Sở dĩ có sự gia tăng như vậy là do công ty có chính sách mở rộng sang các lĩnh
vực buôn bán, xuất nhập khẩu và mở đại lý… đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì
vậy, để đáp ứng với nhu cầu sản xuất kinh doanh, Công ty phải vay thêm ngân hàng để
đáp ứng nhu cầu vốn. Việc sử dụng nguồn vốn vay giúp Công ty tận dụng được nguồn
vốn từ bên ngoài để kinh doanh. Nhưng nó cũng có nhược điểm là phải trả lãi vay, đây
là chi phí rất lớn.
+ Phải trả người bán: Đây được gọi là nguồn vốn mà công ty chiếm dụng của
người bán. Phần chiếm dụng vốn của người bán trong năm 2012 tăng so với năm
2011, năm 2012 là 266.055.318 đồng, tăng 68.885.228 đồng, tương ứng với 34,94% so
với năm 2011. Nguyên nhân của việc tăng khoản phải trả người bán chứng tỏ là do
công ty đang cần nhiều vốn để quay vòng tiền, đảm bảo khả năng thanh khoản cho
19
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
công ty nên đang chiếm dụng vốn của Nhà cung cấp. Do đó, nguồn vốn mà công ty
đang chiếm dụng không phải trả lãi. Cho nên khoản phải trả người bán tăng.

+ Thuế và các khoản nộp Nhà nước: Năm 2011 và 2012 đều âm 101.679.753
đồng do công ty hoạt động kinh doanh không có lãi.
+ Phải trả người lao động:Năm 2012 phải trả người lao động là 39.453.500
đồng, giảm 21.022.884 đồng, tương ứng với 34,76% so với năm 2011. Tỷ trọng khoản
mục này trong nợ ngắn hạn chiếm một phần không lớn, điều này đã cho thấy chính
sách trả lương cho người lao động của công ty tương đối tốt, ít nợ lương của công
nhân viên.
+ Các khoản phải trả ngắn hạn khác:Năm 2012 tăng 1.193.173 đồng, tương
ứng 2,74% so với năm 2011. Khoản tăng này là không đáng kể.
+ Nợ dài hạn:Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ phải trả. Điều này rất phù hợp với đặc
trưng của Công ty thương mại, quay vòng vốn nhanh nên vốn vay dài hạn là không
cần thiết vì chi phí sử dụng vốn dài hạn sẽ cao hơn. Năm 2012 nợ dài hạn giảm
28,57% từ 1.341.680.000 đồng xuống còn 958.352.000 đồng. Các khoản nợ dài hạn
đến hạn trả đã được Công ty thanh toán cho ngân hàng.
Về Vốn CSH: Năm 2012 giảm 1.051.510.045 đồng, tương ứng với 65,54% so với năm
2011. Trong năm 2012 Công ty không có khoản đầu tư thêm hay rút vốn của chủ sở
hữu. Do đó, vốn CSH giảm chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2012
cũng giảm so với năm 2011 là 1.051.510.045, tương ứng với 36,32%. Chứng tỏ, lĩnh
vực kinh doanh của Công ty chưa hiệu quả, làm ăn thua lỗ.
Kết luận:
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Công ty CP TM dịch vụ và du lịch Thái
Bình Dương đã có những tiến triển tốt. Tuy tổng tài sản và nguồn vốn năm 2012 có
giảm đi so với năm 2011, thế nhưng mức giảm này là do sự cắt giảm đi những mảng
đầu tư kinh doanh kém lợi nhuận, không hiệu quả. Năm 2012 thực sự là một năm hoạt
động không mấy hiệu quả của công ty, do tình hình kinh tế khó khăn cho nên đây cũng
là tình trạng chung của nhiều công ty và các doanh nghiệp.
2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty cổ phần thương mại
dịch vụ và du lịch Thái Bình Dương
2.4.1 Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản nguồn vốn của công ty

Đơn vị tính : %
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch
Tỷ trọng tài sản
ngắn hạn
Tổng TS ngắn hạn
17,64 15,99 1,65
Tổng TS
Tỷ trọng TS dài hạn Tổng TS dài hạn 82,36 84,01 (1,65)
20
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
Tổng TS
Tỷ trọng nợ
Tổng nợ
91,51 77,50 14,01
Tổng nguồn vốn
Tỷ trọng vốn chủ sở
hữu
Tổng vốn CSH
8,49 22,50 (14,01)
Tổng nguồn vốn
Việc xem cơ cấu tài sản của Công ty để biết được mức độ đầu tư của Công ty
vào tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tỷ trọng tài
sản dài hạn của của Công ty là nhỏ hơn so với tài sản ngắn hạn, điều này là phù hợp
với ngành nghề kinh doanh của Công ty.
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn:Tỷ trọng tài sản ngắn hạn cho biết trong 100 đồng
tài sản thì có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Trong năm 2012 tỉ trọng tài sản ngắn
hạn tăng 1,65% so với năm 2011, điều này có nghĩa là năm 2012 trong 100 đồng tổng
tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm 17,64 đồng, tăng 1,65 đồng so với năm 2011.Nguyên
nhân tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng là do sự tăng lên của tài sản ngắn hạn khác, sự
giảm đi của các khoản phải thu khách hàng, không có khoản trả trước cho người bán

và hàng tồn kho. Tuy nhiên, tỷ trọng này của Công ty vẫn chiếm tỷ trọng thấp.
Tỷ trọng tài sản dài hạn:Tỷ trọng tài sản dài hạn cho biết trong 100 đồng tài
sản thì tài sản dài hạn chiếm bao nhiêu đồng. Tỉ trọng tài sản dài hạn năm 2012 giảm
1,65% so với năm 2011. Điều này có nghĩa là năm 2012 trong 100 đồng tài sản thì tài
sản dài hạn chiếm 82,36 đồng giảm 1,65 đồng so với năm 2011. Tổng tài sản dài hạn
giảm là do tài sản cố định giảm so với năm 2011. Công ty đã thận trọng khi sử dụng
chính sách đầu tư giảm tài sản dài hạn do khấu hao giảm và tài sản dài hạn có rủi ro
cao, khả năng sinh lời kém hơn tài sản ngắn hạn.
Tỷ trọng nợ: Tỷ trọng nợ cho biết trong 100 đồng nguồn vốn của công ty được
hình thành từ bao nhiêu đồng nợ. Từ hệ số nợ cho thấy để đầu tư 100 đồng cho tài sản
công ty phải huy động vào năm 2011 là 77,50 đồng và năm 2012 là 91,51 đồng từ
nguồn nợ, như vậy năm 2012 tăng so với năm 2011 là 14,01%. Từ đó có thể thấy công
ty đang giảm khả năng tự chủ về mặt tài chính, rủi ro thanh toán cao hơn. Cho nên,
khả năng tự tài trợ của Công ty kém đi và dần phụ thuộc vào nguồn vay nợ từ bên
ngoài. Việc Công ty sử dụng nguồn nợ vay sẽ tận dụng được đòn bẩy tài chính, tức là
nợ vay sẽ làm gia tăng thu nhập sau thuế thực tế mà doanh nghiệp nhận được.Nhưng
nó cũng có nhược điểm là phải trả lãi vay, đây là chi phí rất lớn.
Tỷ trọng vốn CSH: Tỷ trọng vốn CSH cho biết 100 đồng nguồn vốn của công
ty được hình thành từ bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2011 tỉ trọng vốn CSH
giảm từ 22,50% xuống còn 8,49% vào năm 2012, dẫn đến tỷ trọng nguồn vốn CSH
trên tổng nguồn vốn năm 2012 so với năm 2011 giảm 14,01%. Do lợi nhuận chưa
21
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
phân phối năm 2012 giảm 1.051.510.045 đồng so với năm 2011 và nợ phải trả năm
2012 tăng lên 432.927.517 đồng, tương ứng với 7,83% so với năm 2011. Tình hình
kinh doanh của công ty không khả quan, vì thế mà vốn CSH giảm 65,54% so với năm
2011. Tỉ trọng vốn CSH giảm đi thể hiện năng lực tài chính của công ty đang giảm,
khả năng tự chủ về tài chính cũng thấp hơn.
2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2.4: Bảng chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.

Đơn vị: Lần
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2012 Năm 2011
Chênh
lệch
Khả năng thanh
toán ngắn hạn
Tổng TS ngắn hạn
0,23 0,27 (0,04)
Tổng nợ ngắn hạn
Khả năng thanh
toán nhanh
(Tổng TS ngắn hạn-kho)
0,23 0,27 (0,04)
Tổng nợ ngắn hạn
Khả năng thanh
toán tức thời
(Tiền + các khoản tương
đương tiền)
0,002 0,005 (0,003)
Tổng nợ ngắn hạn
Tỷ lệ khả năng thanh toán chung là thước đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
của Công ty, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ được đảm bảo trang trải
bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương ứng với thời
hạn của các khoản nợ đó. Từ bảng trên ta thấy:
Khả năng thanh toán ngắn hạn:Khả năng thanh toán ngắn hạn chính là tỉ lệ tài
sản hiện thời của công ty có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh
22
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
toán các khoản vay ngắn hạn khi đến hạn trả nợ. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đối
với sự sống của công ty. Trong năm 2012 chỉ số này là 0,23 lần giảm 0,04 lần so với

năm 2011 cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,23 đồng TSNH. Có khả năng thanh
toán ngắn hạn nguyên nhân là do năm 2012 nợ ngắn hạn của công ty tăng 816.255.517
đồng tương ứng với 19,25% trong khi đó TSNH cũng tăng 8.392.055 đồng tương ứng
với 0,74%, chỉ số này là rất thấp. Như vậy, mức tăng của nợ ngắn hạn tăng hơn nhiều
so với mức tăng TSNH. Điều đó cho thấy khả năng thanh toán của công ty đang bị
giảm sút.
Khả năng thanh toán nhanh:Chỉ số này cho ta biết công ty có thể sử dụng bao
nhiêu đồng TSNH để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần bán hàng tồn
kho. Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2012 là 0,23 lần, giảm 0,04
lần so với năm 2011. Chỉ số này cho ta biết 1 đồng nợ ngắn hạn bỏ ra được đảm bảo
bằng 0,23 đồng tài sản ngắn hạn năm 2012 và 0,27 đồng năm 2011. Chỉ tiêu thanh
toán nhanh của doanh nghiệp trong có sự sụt giảm lớn, công ty cần chú ý hơn về khả
năng thanh toán của mình.
Khả năng thanh toán tức thời:Khả năng thanh toán tức thời cho biết Công ty
thể hiện khả năng sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán cho các
khoản nợ ngắn hạn. Chỉ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty năm 2012 là
0,002, giảm 0,003 so với năm 2011 là 0,005. Lý do năm 2012 giảm so với năm 2011 là
các khoản tiền và tương đương tiền năm 2012 giảm 50,97%, trong khi đó tổng nợ ngắn
hạn lại tăng đến 19,50%. Điều đó làm cho khả năng thanh toán nhanh của Công ty
năm 2012 bị sụt giảm mạnh. Điều này cho ta thấy Công ty rất dŠ gặp rủi ro trong việc
thanh khoản. Trong thời gian tới, nếu muốn cải thiện chỉ tiêu này, Công ty cần trả bớt
các khoản nợ ngắn hạn hoặc tăng rất lớn lượng tiền mặt và các khoản tương đương
tiền, là một điều không dŠ với Công ty trong thời kỳ lạm phát như hiện nay.
Qua việc phân tích 1 số chỉ tiêu thanh toán của công ty ta nhận thấy, khả năng
thanh toán của công ty ở mức vừa đủ, để công ty không bị rơi vào tình trạng mất khả
năng thanh toán, tuy nhiên các chỉ tiêu này đều giảm công ty cần có những chính sách
quản lý tốt hơn.
2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Bảng 2.5. Hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty
Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch
Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản
Doanh thu thuần
0,13 0,23 (0,1)
Tổng tài sản
23
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh
doanh tạo được bao nhiều đồng doanh thu và lợi nhuận.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2011 là 0,23 lần, năm 2012 là 0,13 lần giảm
0,1 lần so với năm 2011. Có nghĩa là trong năm 2012,cứ một đồng vốn bỏ ra tài trợ
cho tài sản sinh lời được 0,13 đồng doanh thu thuần, đã giảm 0,1 đồng so với năm
2011. Nguyên nhân là do năm 2012 doanh thu thuần giảm 55,36% so với năm 2011,
bên cạnh đó, tổng tài sản cũng giảm 8,67% nhưng mức giảm thấp hơn nhiều so với
mức giảm doanh thu thuần. Điều đó cho thấy hiện tại nhiều Công ty phá sản là do tình
hình kinh tế khó khăn, thị trường kinh doanh ảm đạm, từ đó dẫn đến các hoạt động
kinh doanh của công ty cũng không có nhiều khả quan. Công ty cần quản lý và sử
dụng tài sản một cách có hiệu quả hơn, tránh lãng phí cơ hội đầu tư kinh doanh phát
triển.
2.4.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.6. Khả năng sinh lời của Công ty
Đơn vị tính: Lần
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2012 Năm 2011
Chênh
lệch
Tỷ suất sinh lời
trên doanh thu
Lợi nhuận ròng
(1,26) (1,23) (0,03)

Doanh thu thuần
Tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản
Lợi nhuận ròng
(0,16) (0,32) 0,16
Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất sinh lời
trên vốn chủ sở
hữu
Lợi nhuận ròng
(1,90) (1,43) (0,47)
Vốn chủ sở hữu bình
quân
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu:Tỷ suất sinh lời trên doanh thu cho biết một
đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất sinh lời năm 2012 bằng
1,26 lần, như vậy một đồng doanh thu sẽ bị lỗ 1,26 đồng lợi nhuận, giảm 0,03 đồng so
với năm 2011. Nguyên nhân có thể là do lợi nhuận ròng năm 2012 tăng 1.247.950.914
đồng so với năm 2011 nhưng doanh thu lại giảm 1.037.697.457 đồng. Điều này dẫn
đến khả năng quản lý doanh thu, chi phí của doanh nghiệp trong năm 2012 kém hiệu
24
Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
quả hơn năm 2011. Công ty nên có phương án hợp lý để cải thiện cho những năm tiếp
theo.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản:Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cho biết số lợi nhuận
thu được khi bỏ ra một đồng đầu tư cho tài sản. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2012 là
âm 0,16 lần và năm 2011 là âm 0,32 lần, như vậy năm 2012 khi bỏ ra một đồng vốn đầu tư
cho tài sản công ty sẽ tạo ra 0,16đồng, tăng 0,16 đồng so với năm 2011. Mức tăng này là
tương đối thấp. Nguyên nhân là do năm 2012 lợi nhuận sau thuế giảm đi 1.051.510.045 đồng
so với năm 2011 mà tổng tài sản lại giảm 618.582.528 đồng, mức giảm của tổng tài sản ít hơn
so với mức giảm lợi nhuận sau thuế.Điều đó cho thấy việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận

cho Công ty là tương đối tốt.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu:Là thước đo chính xác đánh giá một đồng vốn
chủ sở hữu bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, tỷ suất sinh lời trên
vốn CSH là âm 1,90 lần giảm 0,47 lần so với năm 2011. Có nghĩa là, cứ 1 đồng vốn CSH bỏ
ra , Công ty sẽ bị lỗ 1,90 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của
năm 2012 của Công ty vẫn còn âm và không có sự gia tăng của nguồn vốn CSH. Cho thấy tỷ
suất sử dụng vốn của công ty ngày càng kém hiệu quả. Điều này cho thấy Công ty sử dụng
vốn chủ sở hữu không tốt bằng năm 2011. Cần có những chiến lược để khắc phục luôn.
2.5 Tình hình lao động tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Thái
Bình Dương
2.5.1 Cơ cấu lao động và thu nhập
Hiện nay, về số lượng, công ty chỉ có hơn 20 cán bộ công nhân viên. Trong đó
có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc,5 người trong phòng kinh doanh, 3 người trong phòng
kế toán, 3 người trong phòng nhân sự, 3người trong phòng hành chínhvà 4 người trong
phòng kế hoạch.
Về trình độ chuyên môn, hầu như tất cả nhân viên của công ty đều có trình độ
từ đại học trở lên. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7: Trình độ lao động
Trình độ Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Sau đại học 2 10
Đại học và cao đẳng 18 90
Tổng cộng 20 100
(Ngun: Phng hành chính)
Trong cơ cấu lao động của công ty, nam giới chiếm tỉ lệ 60% tổng số lao động
của công ty hoạt động trong mọi lĩnh vực, còn nữ giới chiếm tỉ lệ 40% chủ yếu hoạt
động trong các phòng ban, nhân viên bán hàng chiếm tỷ lệ nhỏ.
Xem xét về cơ cấu lao động của công ty CP TM dịch vụ và du lịch Thái Bình
Dương ta thấy rằng công ty có một đội ngũ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm trong
25

×