Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

KINH NGHIỆM tổ CHỨC một TIẾT SINH HOẠT đạt HIỆU QUẢ CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.06 KB, 4 trang )

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC MỘT TIẾT SINH HOẠT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
Tổ chức một tiết sinh hoạt là một công việc thường xuyên của GVCN. Tiết sinh
hoạt vào thứ 6 hàng tuần nhằm mục đích đánh giá các hoạt động, kết quả học tập của lớp
trong tuần, đưa ra phương hướng, mục tiêu cho tuần học tiếp theo. Đồng thời, GVCN
còn sử dụng tiết sinh hoạt để trao đổi, giáo dục, rèn luyện cho HS các kĩ năng cơ bản
trong cuộc sống… Sử dụng hiệu quả tiết sinh hoạt hàng tuần là một việc cần thiết nhằm
mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục cũng như vai trò của GVCN. Qua một số năm
làm công tác chủ nhiệm, qua việc tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, qua sách báo
và báo mạng, sau đây tôi xin trình bày tham luận: KINH NGHIỆM TỔ CHỨC MỘT
TIẾT SINH HOẠT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO. Rất mong các thầy cô theo dõi và góp ý để
tham luận hoàn thiện hơn.
I. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA GIỜ SINH HOẠT
CHƯA CAO
1. Nhiều thầy cô mới làm công tác chủ nhiệm còn thiếu kinh nghiệm và biện pháp
giáo dục trong công tác chủ nhiệm lớp. Dẫn đến, trong tiết sinh hoạt, các em HS bị quá
nhiều lời nhắc nhở, trách mắng, hình phạt; nhiều lời nhận xét như thế này, như thế kia; bị
so sánh giữa thành viên này với thành viên khác trong lớp, giữa lớp mình với lớp bạn.
2. Một số GVCN coi công tác chủ nhiệm của mình đôi khi chỉ là phụ chứ chưa hẳn
đã đặt nặng công tác này thành vấn đề trách nhiệm, chưa nhận thức đầy đủ vai trò quan
trọng của công tác chủ nhiệm. Chính vì thế nên chưa suy nghĩ để tìm các biện pháp giáo
dục HS trong các tiết sinh hoạt. Dẫn đến nội dung sinh hoạt nhàm chán, không có sự đổi
mới.
3. GVCN chưa tìm hiểu để nắm được tâm tư, tình cảm của HS , những ước mơ,
nguyện vọng của HS lớp mình, GVCN chưa thật sự cảm thông và chia sẻ với các em
nên giữa thầy cô và HS có một khoảng cách nhất định.
4. Ở nhiều tập thể lớp, trong nhiều tuần học hoặc một số tuần học liên tiếp, dù được
GVCN quan tâm nhắc nhở nhưng HS vẫn vi phạm nội quy nhiều, không học bài là làm
bài đầy đủ, ý thức trong giờ học bộ môn chưa tốt. Chính những vi phạm đó của HS làm
cho GVCN có một tâm lí chán nản, không muốn đầu tư, dành nhiều thời gian để chuẩn
bị và tổ chức các tiết sinh hoạt.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC TIẾT SINH HOẠT


1. GVCN trao đổi với GVBM, theo dõi sổ đầu bài và sổ thi đua của nhà trường để
nắm bắt được ý thức cũng như kết quả học tập của HS trong tuần học vừa qua.
2. Thông qua đội ngũ cán bộ lớp và nhiều HS khác để nắm bắt được tình hình của
lớp một cách chính xác.
3. GVCN phải chủ động thay đổi hình thức sinh hoạt lớp, tiết sinh hoạt không chỉ
là để kiểm điểm HS mang tính chất hành chính sự vụ mà phải tìm hiểu rõ căn nguyên
từng trường hợp như: Tại sao hôm nay em không học bài, em có sử dụng điện thoại như
thế nào từ đó có biện pháp thích hợp nhắc nhở kịp thời. Tùy vào tính huống cụ thể mà
GVCN có dự kiến gặp riêng hoặc nhắc nhở trước lớp. Tuy nhiên, GVCN cố gắng tránh
để tâm lí tức giận của mình làm ảnh hưởng đến những nội dung khác của tiết sinh hoạt
mà mình đã chuẩn bị trước.
4. GVCN nên đưa vào tiết sinh hoạt những hoạt động giải trí do GVCN định
hướng, tổ chức đố vui, văn nghệ, trò chơi mang tính giáo dục làm cho các em có sự háo
hức chờ đợi đến tiết sinh hoạt lớp để được thể hiện mình.
5. GVCN có kế hoạch chủ nhiệm rõ ràng trong từng học kì, từng tháng và thực hiện
hàng tuần trong tiết sinh hoạt.
III. CÁC BƯỚC TỔ CHỨC MỘT TIẾT SINH HOẠT
Để tiến hành một tiết sinh hoạt thông thường, theo tôi nên thực hiện được 3 nội
dung:
1. Thông báo kết quả rèn luyện và học tập của lớp
+ GVCN hoặc cán bộ lớp phải thông báo chi tiết kết quả của lớp mình trong tiết
sinh hoạt. Sau khi thông báo, GVCN nên dành thời gian lắng nghe các em HS nói suy
nghĩ của mình, đặc biệt là các HS vi phạm. GVCN phải biết những điểm mạnh, điểm
yếu của lớp mình, HS của mình để từ có hướng giáo dục. Đưa ra biện pháp để phát huy
những điểm mạnh của HS và hạn các điểm yếu, phân tích ngắn gọn để HS hiểu được
trong tiết sinh hoạt.
+ Lưu ý:
- Khi thông báo kết quả, GVCN thường khen - chê HS , GVCN thường chê HS
nhiều hơn là khen. Biết khen chê đúng mực sẽ giúp HS thích thú trong học tập. Về
nguyên tắc khen phải nhiều hơn chê để tạo tâm lí tích cực vì ai cũng thích khen. Khen

ngợi phải cụ thể và gọi tên các phẩm chất. HS thường nhớ đến những phẩm chất nào mà
GVCN khen. Sự công nhận đó có thể mở ra cơ hội cho nhiều em thay đổi quan điểm của
mình từ tiêu cực sang tích cực. VD: Thầy thấy em đúng là người bình tĩnh và biết suy
nghĩ. Hoặc: Thầy đánh giá cao sự tự giác của em, em là người biết nhận trách nhiệm, đó
là điều rất quan trọng để thầy, các bạn và mọi người sau này tin tưởng được ở em…
- Lời nói của GVCN phải chân thật mới cảm hoá được HS. Chính lòng yêu thương
sẽ tạo nên cảm xúc gieo vào lòng HS sự thích thú và có thể giúp các em có nỗ lực hơn
trong việc rèn luyện và học tập cũng như phấn đấu về sau này. VD: GVCN nói với HS :
“Em đang cố gắng nhiều phải không? Em hãy tiếp tục cố gắng hơn một chút nữa, thầy
tin em sẽ có kết quả tốt!”
- Khi phê bình HS cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể chứ không khái quát
hoá, phê bình không được chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm đã xảy ra từ lâu.
2. Đưa ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu cho tuần học tiếp theo
+ Từ việc phân tích kết quả tuần học vừa qua, GVCN đưa ra mục tiêu để HS phấn
đấu cho tuần học tiếp theo. Mục tiêu đưa ra phải có tính thách thức nhưng cũng không
quá sức để HS có thể làm được. VD: HS An trong tuần vừa rồi 3 lần đi học muộn, 1 lần
sai đồng phục, 2 lần không học bài. GVCN có thể đưa ra mục tiêu cho HS An trong
tuần tới: “Không được đi học muộn quá 2 lần, mặc đúng đồng phục, có 1 - 2 điểm tốt”.
Nếu em An làm được phải có động viên kịp thời và đặt ra mục tiêu để em cố gắng tiếp ở
tuần tiếp theo.
+ Mục tiêu đưa ra phải có thời hạn hoàn thành và phải có điều kiện kèm theo. Thời
gian hợp lí giúp đạt được mục tiêu và chuẩn bị cho các mục tiêu khác, điều kiện kèm
theo sẽ giúp HS phải cố gắng để thực hiện được yêu cầu được giao. VD: HS Bình trong
tuần vừa rồi mắc một số lỗi vi phạm, GVCN nêu trong giờ sinh hoạt và đưa ra yêu cầu
đối với HS Bình: “Trong tuần sau phải đạt được 2 - 3 điểm tốt, không vi phạm thêm lỗi
khác. Em có thể lựa chọn cách đó hoặc trực nhật cả tuần sau”.
3. Cuối tiết sinh hoạt là dành cho HS khoảng không gian và thời gian giải trí
+ Trước khi GVCN lên lớp sinh hoạt hoặc trong giờ các giờ sinh hoạt, thỉnh
thoảng GVCN cũng nên dành thời gian để HS tự tổ chức các hoạt động. GVCN có thể
đặt vị trí của mình tham gia với tư cách là một người chơi hoặc khán giả ngồi xem. HS

có thể tự tổ chức các trò chơi, văn nghệ hoặc pha trò cười trong lớp để tạo không khí vui
vẻ. Để thực hiện được việc này, GVCN nên có định hướng cho cán bộ lớp hoặc một số
HS tích cực của lớp, cũng có thể giao cho các thành viên trong lớp thực hiện luân phiên
trong các giờ sinh hoạt.
+ Nếu giờ sinh hoạt vào những ngày Lễ, ngày đặc biệt, giờ sinh hoạt tuần cuối
tháng thì GVCN nên chuẩn bị các chương trình đặc sắc theo chủ đề (thông thường mỗi
tháng có thể chuẩn bị một chủ đề hoặc là tổ chức sinh nhật tháng). Qua đó để HS có cơ
hội thể hiện mình trước GVCN và các bạn trong lớp.
IV. ĐỂ CÓ MỘT GIỜ SINH HOẠT HIỆU QUẢ VÀ HƯỚNG TỚI GVCN GIỎI
Kính thưa các đồng chí!
Trên đây, tôi vừa trình bày một số nguyên nhân dẫn đến tiết sinh hoạt chưa hiệu
quả, công tác chuẩn bị và các bước tổ chức một tiết sinh hoạt. Tôi tin rằng tất cả các thầy
cô đã từng làm công tác chủ nhiệm đều đã tìm tòi, có những cách thực hiện riêng và đều
có những hiệu quả nhất định. Để kết thúc bài tham luận của mình, tôi xin được chia sẻ
với các đồng chí về cái TÂM của GVCN, mà theo tôi, đó là điều quyết định để đem lại
giờ sinh hoạt hiệu quả cũng như sự thành công trong công tác chủ nhiệm:
1. GVCN phải cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn khi giúp đỡ HS hoàn thành công
việc của các em một cách tốt nhất.
2. GVCN phải hiểu rõ từng HS đủ để biết cách “chiều lòng” cũng như khai thác
tối đa khả năng của các em.
3. GVCN phải hiểu rằng GVCN có quyền lực với HS nhưng sự thông minh, tính
ngay thẳng, cái tâm và tầm của GVCN mới tạo ra tầm ảnh hưởng của GVCN đến HS
của mình.
4. Nhận xét của GVCN cho HS phải cụ thể, chân thành và mang tính xây dựng. HS
phải biết rằng các em có thể dựa vào GVCN và hỗ trợ GVCN.
5. Có nhiều HS sẽ giữ lại tờ giấy ghi lại lời khen tặng của thầy cô dành cho các
em. Từng từ, từng lời nói của GVCN đều mang lại sự ảnh hưởng tích cực cho HS.
6. Những phản hồi mang tính xây dựng của GVCN đối với sai lầm của HS khiến
các em cảm thấy mình có thể tin tưởng vào thầy cô và sẵn sàng chia sẻ. Làm được điều
đó thì thầy cô sẽ càng ngày càng nắm bắt được tâm lí tuổi học trò.

7. GVCN phải trình bày rõ ràng kế hoạch, mục tiêu của lớp mình chủ nhiệm, giúp
HS xây dựng kế hoạch và mục tiêu cá nhân của các em. Thỉnh thoảng phải nhắc lại để
các em nhớ mục tiêu đó.
8. GVCN biết khi nào phải quyết đoán: Khi có nhiều HS vi phạm, khi quyết định
xử lí 1 hay nhiều HS, khi khen thưởng…. HS lớp chủ nhiệm sẽ đánh giá cao điều này.
9. Hãy thể hiện trước HS: GVCN là người không ngừng học hỏi, luôn luôn tìm
cách cải thiện kỹ năng và sự hiểu biết của mình.
10. Các thầy cô hãy dành thời gian để lắng nghe HS chia sẻ.

×