Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Một vài kinh nghiệm tổ chức các tiết học có thí nghiệm để nâng cao chất lượng giờ học môn Vật lý ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.16 KB, 16 trang )

Nguyễn Thị Tân - THCS Bùi Thị Xn, Pleiku
1
PHÒNG GIÁO DỤC  ĐÀO TẠO TP. PLEIKU









TÊN ĐỀ TÀI:


MỘT VÀI KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC CÁC TIẾT HỌC CÓ THÍ NGHIỆM ĐỂ NÂNG
CAO CHẤT LƯNG GIỜ HỌC MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG
THCS
















NĂM HỌC: 2009 - 2010
Nguyễn Thị Tân - THCS Bùi Thị Xn, Pleiku
2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Làm các thí nghiệm vật lí ở nhà trường là một trong các biện pháp quan trọng
nhất để phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học Vật lí. Điều này quyết đònh bởi
đặc điểm của khoa học Vật lí vốn là khoa học thực nghiệm và bởi nguyên tắc dạy
học là nguyên tắc trực quan “học đi đôi với hành”.
Thường thì, do kinh nghiệm sống học sinh đã có một số vốn hiểu biết nào đó
về các hiện tượng Vật lí. Nhưng không thể coi những hiểu biết ấy là cơ sở giúp họ tự
nghiên cứu Vật lí bởi vì trước một hiện tượng vật lí, học sinh có thể có những hiểu
biết khác nhau, thậm chí là sai. Ví dụ: Học sinh nào cũng thấy được mọi vật rơi là do
Trái Đất hút, nhưng không ít học sinh lại cho rằng vật nặng thì rơi nhanh hơn vật
nhẹ. Vì vậy, khi giảng dạy Vật lí, giáo viên một mặt phải tận dụng những kinh
nghiệm sống của học sinh, nhưng mặt khác phải chỉnh lí, bổ sung, hệ thống hoá
những kinh nghiệm đó và nâng cao lên mức chính xác, đầy đủ bằng các thí nghiệm
Vật lí, nhờ đó mà tránh được tính chất giáo điều, hình thức trong giảng dạy.
Làm các thí nghiệm Vật lí có tác dụng to lớn trong việc phát triển nhận thức
của học sinh, giúp các em quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học, vì qua đó
các em được tập quan sát, đo đạc, được rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, điều đó rất
cần cho việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp, chuẩn bò cho học sinh tham gia hoạt động
thực tế. Do được tận mắt, tự tay tháo lắp các dụng cụ, thiết bò và đo lường các đại
lượng, , các em có thể nhanh chóng làm quen với những dụng cụ và thiết bò dùng
trong đời sống và sản xuất sau này.
Đặc biệt, việc thực hiện các thí nghiệm Vật lí là rất phù hợp với đặc điểm tâm
– sinh lí và khả năng nhận thức của học sinh, đồng thời tạo điều kiện rèn luyện cho

học sinh các kỹ năng thực hành và thái độ ứng xử trong thực hành, cần thiết cho việc
học tập Vật lí ở các cấp học trên.
Từ năm học 2003 – 2004, Bộ giáo dục đã triển khai thay sách giáo khoa với
mục tiêu là để giảm tải những kiến thức mang tính hàn lâm, tăng tính chủ động cho
học sinh. Cụ thể, phần lớn các kiến thức mới đều được rút ra từ các kinh nghiệm,
nhiều tiết thực hành đã được đưa vào chương trình với sự giúp đỡ đắc lực của các
thiết bò đồ dùng thí nghiệm.
Tuy nhiờn, trong giờ học Vật lý nói chung đối với tất cả học sinh, ngay cả với
những học sinh khá giỏi thì tiết học Vật lý hiện nay vẫn chưa được các em đón nhận
một cách hào hứng “ Chưa được yêu thích” bởi lẽ theo quan niệm các em cho rằng
đó là một môn học phụ hơn nữa lại khó, bên cạnh đó theo chương trình đổi mới sách
giáo khoa vật lý như hiện nay phần lớn các tiết dạy vật lý đều có thí nghiệm học
sinh lại càng ngại vì kó năng thực hành và xử lí kết quả thí nghiệm của các em chưa
tốt, chưa có kế hoạch, chưa thành thạo, hơn nữa hiện nay có một số giáo viên rất
Nguyễn Thị Tân - THCS Bùi Thị Xn, Pleiku
3
ngại dạy môn vật lý bởi lẽ nó có nhiều thí nghiệm mà giáo viên lại còn lúng túng
trong cách tổ chức hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm

Đứng trước thực trạng trên tôi quyết đònh chọn nghiên cứu đề tài: “ Một vài
kinh nghiệm tổ chức các tiết học có thí nghiệm để nâng cao chất lượng giờ học
Vật lí ở trường THCS ” để củng cố thêm cho nghiệp vụ giảng dạy của mình và qua
đây mong đóng góp một phần nhỏ bé của mình giúp các bạn đồng nghiệp và giúp
cho sự nghiệp giáo dục trồng người.
Nguyễn Thị Tân - THCS Bùi Thị Xn, Pleiku
4
PHẦN II:
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. PHÂN LOẠI CÁC THÍ NGHIỆM VẬT LÍ.
Trong dạy học Vật lí, mỗi thí nghiệm tiến hành trong tiết học đều được quy về

một trong hai dạng thí nghiệm sau:
1. THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN:
Thí nghiệm biểu diễn là thí nghiệm do giáo viên trình bày ở trên lớp.
Căn cứ vào mục đích, có thể chia thí nghiệm biểu diễn thành 3 loại:
1.1. Thí nghiệm nêu vấn đề:
- Thí nghiệm này nhằm nêu lên vấn đề cần nghiên cứu tạo ra tình huống có
vấn đề làm tăng hiệu quả của dạy học.
+ Ví dụ: Trước khi dạy bài áp suất khí quyển giáo viên có thể làm thí nghiệm:
Đổ đầy một cốc nước rồi đậy lên miệng cốc một mảnh giấy, giữ và lật ngược cốc lại
rồi buông tay ra sẽ thấy tờ giấy không rơi. Giáo viên nêu vấn đề cho bài học: “Tại
sao lại có hiện tượng đó? Để giải thích được, chúng ta đi vào nghiên cứu bài mới.”
1.2. Thí nghiệm giải quyết vấn đề:
- Thí nghiệm thuộc bài này được thực hiện giải quyết vấn đề đặt ra sau phần
nêu vấn đề. Bao gồm hai loại thí nghiệm:
a. Thí nghiệm khảo sát:
- Là thí nghiệm tiến hành nghiên cứu vấn đề đặt ra thông qua đó giáo viên
hướng dẫn học sinh đi đến khái niệm cần thiết.
+ Ví dụ: Thí nghiệm về sự sinh ra lực của chất rắn khi dãn nở gặp vật cản – Vật
lý 8.
b. Thí nghiệm kiểm chứng
- Là thí nghiệm dùng để kiểm tra lại những kết luận được suy ra từ lí thuyết.
+ Ví dụ: Thí nghiệm kiểm tra lại hiện tượng suy ra từ lí thuyết ở bài tập 1 – Bài
30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái - Vật lí 9.
1.3. Thí nghiệm củng cố:
- Thí nghiệm thuộc loại này dùng để củng cố kiến thức đã nghiên cứu bao gồm
cả những thí nghiệm nói lên ứng dụng của kiến thức Vật lí trong đời sống và trong
kỹ thuật.
+ Ví dụ:
1) Khi nghiên cứu về áp suất khí quyển (Vật lý 8) giáo viên có thể làm thí
nghiệm ứng dụng để chế tạo ra áp kế.

2) Khi học về chương âm học (Vật lí 7) có thể cho học sinh làm những chiếc
đàn bằng những kiến thức đã học.
2. THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH VẬT LÍ:
Thí nghiệm thực hành Vật lí là thí nghiệm do tự tay học sinh tiến hành đưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
Nguyễn Thị Tân - THCS Bùi Thị Xn, Pleiku
5
*Phân loại:
Với dạng thí nghiệm này có nhiều cách phân loại, tuỳ theo căn cứ để phân
loại:
2.1. Căn cứ vào nội dung:
Có thể chia thí nghiệm thực hành làm hai loại:
a) Thí nghiệm thực hành đònh tính.
- Loại thí nghiệm này có ưu điểm nêu bật bản chất của hiện tượng.
+ Ví dụ: Thí nghiệm nghiên cứu tính dẫn nhiệt của các chất; nghiên cứu sự nóng
chảy, đông đặc của các chất.
b) Thí nghiệm thực hành đònh lượng.
- Loại thí nghiệm này có ưu điểm giúp học sinh nắm được quan hệ giữa các đại
lượng vật lí một cách chính xác rõ ràng.
+ Ví dụ: Thí nghiệm nghiên cứu sự cân bằng của đòn bẩy để tìm ra công thức
F1/F2 = l2/ l1, thí nghiệm xác đònh điện trở,
2.2. Căn cứ vào tính chất:
Có thể chia thí nghiệm thực hành làm hai loại:
a) Thí nghiệm thực hành khảo sát.
- Loại thí nghiệm này học sinh chưa biết kết quả thí nghiệm, phải thông qua thí
nghiệm mới tìm ra được các kết luận cần thiết. Loại thí nghiệm này được tiến hành
trong khi nghiên cứu kiến thức mới.
+ Ví dụ: Các thí nghiệm nghiên cứu về đặc điểm chung của nguồn âm của bài
“nguồn âm” - Vật lí 7.
b) Thí nghiệm kiểm nghiệm

- Loại thí nghiệm này được tiến hành kiểm nghiệm lại những kết luận đã được
khẳng đònh cả về lí thuyết và thực nghiệm nhằm đào sâu vấn đề hơn.
+ Ví dụ: Thí nghiệm “Kiểm nghiệm mối quan hệ Q ~ I2 trong đònh luật Jun -
Lenxơ” - Vật lí 9.
2.3. Căn cứ vào hình thức tổ chức thí nghiệm:
Có thể chia thí nghiệm thực hành thành 3 loại:
a) Thí nghiệm thực hành đồng loạt.
- Loại thí nghiệm này tất cả các nhóm học sinh đều cùng làm một thí nghiệm,
cùng thời gian và cùng một kết quả. Đây là thí nghiệm được sử dụng nhiều nhất hiện
nay vì có nhiều ưu điểm. Đó là:
+ Trong khi làm thí nghiệm các nhóm trao đổi giúp đỡ nhau và kết quả trung
bình đáng tin cậy hơn.
+ Việc chỉ đạo của giáo viên tương đối đơn giản vì mọi việc uốn nắn hướng
dẫn, sai sót, tổng kết thí nghiệm đều được hướng dẫn đến tất cả học sinh.
Bên cạnh những ưu điểm, còn một số hạn chế:
Nguyễn Thị Tân - THCS Bùi Thị Xn, Pleiku
6
+ Do trình độ các nhóm không đồng đều nên có nhóm vội vàng trong khi thao
tác dẫn đến hạn chế kết quả.
+ Đòi hỏi nhiều bộ thí nghiệm giống nhau gây khó khăn về thiết bò.
b) Thí nghiệm thực hành loại phối hợp:
- Trong hình thức tổ chức này học sinh được chia thành nhiều nhóm khác nhau,
mỗi nhóm chỉ làm thí nghiệm một phần đề tài trong thời gian như nhau, sau đó phối
hợp các kết quả của các nhóm lại sẽ được kết quả cuối cùng của đề tài.
- Ví dụ: Trong bài “Công thức tính nhiệt lượng” - Vật lí 8. Giáo viên phân công:
+ Nhóm 1, 2: Tiến hành thí nghiệm khảo sát quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần
thu vào để nóng lên và khối lượng của vật.
+ Nhóm 3, 4: Tiến hành thí nghiệm khảo sát quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần
thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ của vật.
+ Nhóm 5, 6: Tiến hành thí nghiệm khảo sát quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần

thu vào để nóng lên với chất làm vật.
=>Kết quả thí nghiệm của các nhóm khái quát thành công thức tính nhiệt
lượng vật thu vào để nóng lên: Q = m.c. t
* Ưu điểm của loại thí nghiệm này:
+ Rèn luyện cho học sinh ý thức lao động tập thể.
+ Kích thích tinh thần thi đua làm việc giữa các nhóm.
* Một số hạn chế của loại thí nghiệm này:
+ Mỗi nhóm không được rèn luyện đầy đủ các kó năng làm toàn diện thí
nghiệm.
Vì vậy cần khắc phục bằng cách cho các nhóm luân phiên nhau làm lại thí
nghiệm.
c) Thí nghiệm thực hành cá thể:
Trong hình thức tổ chức này các nhóm học sinh làm thí nghiệm trong cùng thời
gian hoặc cùng đề tài nhưng dụng cụ và phương pháp khác nhau.
Ví dụ: Thí nghiệm nghiên cứu sự nhiễm điện do cọ xát - Vật lí 7.
* Ưu điểm của loại thí nghiệm này:
+ Giảm được khó khăn về bộ thí nghiệm.
* Một số hạn chế của loại thí nghiệm này:
+ Việc hướng dẫn của giáo viên rất phức tạp. Vì vậy hình thức này đòi hỏi tính
tự lực cao nên chỉ thích hợp cho các lớp trên.
II. CÁC LOẠI BÀI HỌC THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH VẬT LÍ:
1. Thí nghiệm thực hành khảo sát đồng loạt lớp:
Trong kiểu bài này tất cả các nhóm học sinh cùng làm thí nghiệm khảo sát
trong giờ học thay cho thí nghiệm biểu diễn của giáo viên để nhận thức kiến thức
mới. Nội dung có thể là đònh tính hay đònh lượng.
2. Thí nghiệm thực hành kiểm nghiệm đồng loạt lớp:
Nguyễn Thị Tân - THCS Bùi Thị Xn, Pleiku
7
- Loại thí nghiệm này thường sử dụng cho thí nghiệm đònh lượng.
- Ví dụ: Thí nghiệm kiểm nghiệm độ lớn của lực đẩy acsimét - Vật lí 8

3. Thí nghiệm thực hành ở ngoài lớp:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ở nhà với mục đích chuẩn bò
bài sau hoặc củng cố bài học.
- Ví dụ: Thí nghiệm làm dàn của học sinh ở bài tập 10.4, 10.5 – Bài tập Vật lí 7.
Thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng khuếch tán với dung dòch đồng sunfát (CuSO4) -
Vật lí 8.
III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TIẾT HỌC CÓ THÍ NGHIỆM.
1. Đối với tiết học có thí nghiệm biểu diễn:
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các thí nghiệm biểu diễn, cần thực
hiện tốt các nội dung sau:
a) Thí nghiệm phải đảm bảo thành công: Nếu thí nghiệm thất bại học sinh sẽ
mất tin tưởng vào bài học và ảnh hưởng xấu đến uy tín của giáo viên. Muốn làm tốt
được điều này, giáo viên phải:
- Am hiểu bản chất của các hiện tượng vật lí xảy ra trong thí nghiệm.
- Nắm vững cấu tạo, tính năng, đặc điểm của từng dụng cụ thí nghiệm cùng
với những trục trặc có thể xảy ra để biết cách kòp thời khi phải sửa chữa. Muốn vậy,
giáo viên phải làm trước nhiều lần trong khi chuẩn bò bài.
b) Thí nghiệm phải ngắn gọn một cách hợp lí: Nếu thí nghiệm kéo dài sẽ khó
tập chung sự chú ý của học sinh và dễ cháy giáo án. Muốn vậy giáo viên phải hạn
chế tối đa thời gian lắp ráp thí nghiệm. Thí nghiệm đảm bảo thành công ngay không
phải làm lại. Nếu thí nghiệm kéo dài có thể chia ra nhiều bước, mỗi bước coi như
một thí nghiệm nhỏ.
c) Thí nghiệm phải đảm bảo cho cả lớp quan sát:
Để làm tốt điều này, giáo viên cần phải:
- Chuẩn bò dụng cụ thích hợp, có kích thước đủ lớn, có cấu tạo đơn giản thể
hiện rõ được bản chất của hiện tượng cần nghiên cứu. Dụng cụ phải có hình dáng.
màu sắc đẹp, hấp dẫn học sinh, có độ chính xác thích hợp.
- Sắp xếp dụng cụ một cách hợp lí. Điều này biểu hiện:
+ Chỉ bày những dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm, không bày la liệt những
dụng cụ chưa dùng đến hoặc chưa dùng xong.

+ Bố trí sao cho cả lớp đêu nhìn rõ. Muốn như vậy nên sắp xếp dụng cụ trên
mặt phẳng thẳng đứng. Nếu không được phải đem đến tận bàn cho học sinh xem.
Giáo viên cũng cần chú ý không che lấp thí nghiệm khi thao tác.
d) Sử dụng các vật chỉ thò thích hợp: Nhằm tập chung sự chú ý của học sinh
về những điều cần quan sát. Thí nghiệm phải có sức thuyết phục học sinh. Muốn vậy
thí nghiệm phải rõ ràng, chặt chẽ để học sinh không thể hiểu theo một cách nào
Nguyễn Thị Tân - THCS Bùi Thị Xn, Pleiku
8
khác, phải loại bỏ triệt để những ảnh hưởng phụ, nếu không loại bỏ được thì phải
làm thêm thí nghiệm phụ để chứng tỏ ảnh hưởng phụ là không đáng kể.
e) Thí nghiệm phải đảm bảo cho người và dụng cụ thí nghiệm: Đối với các
chất dễ cháy, nổ phải để xa ngọn lửa và nếu nó bốc cháy thì phải dùng cát hoặc bao
tải ướt phủ lên. Với những chất độc hại như thuỷ ngân thì phải hết sức thận trọng
không để vương vãi. Với các thí nghiệm điện, nếu dùng điện lưới 220V hay 110V thì
mạch điện nhất thiết phải có cầu chì ngắt điện và không được dùng dây trần. Phải
nắm vững tính năng, cách bảo quản dụng cụ để không làm hỏng dụng cụ.
f) Phải phát huy được tác dụng của thí nghiệm biểu diễn. Điều này đòi hỏi:
- Thí nghiệm phải được tiến hành hữu cơ với bài học, tuỳ vào mục đích của
bài học mà đưa thí nghiệm đúng lúc.
- Thí nghiệm phải tiến hành kết hợp với phương pháp giảng dạy khác nhất là
phương pháp đàm thoại và vẽ hình.
- Thí nghiệm chỉ có hiệu quả tốt khi có sự tham gia tích cực, có ý thức của học
sinh. Vì vậy giáo viên phải làm cho học sinh hiểu rõ mục đích của thí nghiệm, cách
bố trí thí nghiệm và các dụng cụ của thí nghiệm. Học sinh trực tiếp quan sát và rút ra
kết luận cần thiết.
2. Đối với tiết học có thí nghiệm thực hành:
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của thí nghiệm thực hành, cần thực hiện
tốt các nội dung sau:
a) Chuẩn bò tốt dụng cụ thí nghiệm thực hành, đảm bảo đủ vể số lượng, chất
lượng. Điều này đòi hỏi giáo viên cần nghiên cứu kó chương trình thực hành ngay từ

đầu năm học, xác đònh cần dụng cụ gì, số lượng bao nhiêu, còn thiếu những gì để có
kế hoạch giải quyết trong năm bằng cách mua thêm hoặc tự làm hoặc hướng dẫn
học sinh tự làm.
b) Trình tự tổ chức một thí nghiệm thực hành. Tiến hành theo các bước sau:
b.1) Chuẩn bò:
- Giáo viên cần đặt vấn đề vào bài, gợi ý để học sinh phát hiện được nội dung
kiến thức cần nghiên cứư, từ đó tiếp tục gợi ý đê học sinh nêu rõ mục đích của thí
nghiệm là gì.
- Giáo viên có thể dùng phương pháp đàm thoại kết hợp vẽ hình để học sinh
lập kế hoạch tiến hành thí nghiệm.
- Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và các thao tác mẫu.
b.2) Tiến hành thí nghiệm:
-Nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành thí nghiệm. Các
nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm. Giáo viên theo dõi chung và giúp đỡ nhóm gặp
khó khăn, nếu cần thì giáo viên yêu cầu cả lớp ngừng thí nghiệm để hướng dẫn, bổ
sung. Cần tránh trường hợp một số em chuyên làm thí nghiệm, một số em chuyên
ghi chép.
Nguyễn Thị Tân - THCS Bùi Thị Xn, Pleiku
9
b.3) Xử lí kết quả thí nghiệm:
- Với thí nghiệm thực hành khảo sát: Cả nhóm cùng dựa vào kết quả thí
nghiệm để thảo luận tìm ra kiến thức mới. Với thí nghiệm thực hành kiểm nghiệm,
nhóm (hoặc cá nhân) làm báo cáo kết quả thí nghiệm ghi rõ nhận xét và so sánh kết
quả thí nghiệm ghi rõ nhận xét và so sánh kết quả thí nghiệm với lí thuyết đã học.
- Chú ý: Với những thí nghiệm có tính toán: Mỗi học sinh tính toán độc lập
theo số liệu đã thu được và so sánh trong nhóm để kiểm tra lại.
b.4) Tổng kết thí nghiệm:
- Giáo viên phân tích kết quả của học sinh và giải đáp thắc mắc.
- Giáo viên rút kinh nghiệm và cách làm thí nghiệm của cả lớp.




IV. MỘT SỐ BÀI SOẠN MINH HỌA:

Môn:Vật lý 9

Tiết 3 Bài 3 THỰC HÀNH:XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ
CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ.
A.MỤC TIÊU
- Nêu được cách xác đònh đđiện trở từ công thức tính điện trở.
- Mô tả được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm xác đònh điện trở của một
dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế.
- Có kỹ năng mắc mạch điện đúng sơ đồ.
- Sử dụng đúng các dụng cụ đo:Vôn kế,Am pe kế
- Có kỹ năng làm bài thực hành và viết báo cáo thực hành.
- Có ý thức chấp hành nghiêm túc quy tắc sử dụng các thiết bò điện trong
thí nghiệm.
- Tạo thái độ yêu thích môn học và tính cẩn thận khi làm thí nghiệm
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên: một đồng hồ đa năng
Đối với mỗi nhóm học sinh
 1 dây điện trở chưa biết giá trò.
 1 nguồn điện có thể điều chỉnh được HĐT từ 0V đến 6V một cách liên tục.
 1 ampe kế có giới hạn đo 1.5A và độ chia nhỏ nhất là 0.1A.
 1 Vôn kế có giới hạn đo 6V và độ chia nhỏ nhất là 0.1V.
 1 công tắc điện.
 7 đoạn dây nối, mỗi đoạn dài khoảng 30 cm.
 Mỗi học sinh chuẩn bò một mẫu báo cáo thí nghiệm, trong đó đã trả lời các
câu hỏi của phần 1 trang 10 SGK.
Nguyễn Thị Tân - THCS Bùi Thị Xn, Pleiku

10
.C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS và các dụng cụ cần thiết để học sinh học
thực hành.
- Kiểm tra phần chuẩn bò mẫu báo cáo thực hành của học sinh.

2/Bài mới:
Hoạt đôïng của GV và HS Nội dung
Bước 1:
HS trả lời các câu hỏi đã cho trong
phần 1 của mẫu báo cáo thực hành
(Một vài HS trả lời cả lớp thảo luận
và hoàn chỉnh)
Bước 2:
Chia HS thành 4 nhóm, mỗi nhóm
thực hiện trên một bộ dụng cụ.
GV yêu cầu HS mỗi nhóm cử đại
diện nêu mục tiêu và các bước tiến
hành trước khi tiến hành thí nghiệm
Bước 3:
HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm
đã chia và theo nội dung đã nêu .
GV theo dõi nhắc nhở ,giúp đỡ học
sinhmắc mạch điện,kiểm tra các
điểm tiếp xúc,đặc biệt là cách mắc
vôn kế ,am pe kế vào mạch trước khi
đóng công tắc.Lưu ý đọc kết quả đo
,đọc trung thực ở các lần đo khác
nhau.

Bước 4:
HS sinh hoàn thành báo cáo thực
hành
Bước 5:
GV thu báo cáo thực hành,nhận xét,
đánh giá nhắc nhở, rút kinh nghiệm
Gv thông báo điểm ở giờ học sau

1.Vẽ sơ đồ mạch điện






2. Mắc mạch điện theo sơ đồ

3. Đặt các giá trò hiệu điện thế khác
nhau tăng dần từ 0 đến 5V vào hai
đầøu dây dẫn đọc và ghi cường độ
dòng điện ứng với mỗi hiệu điện thế
vào bảng báo cáo thực hành
4.Hoàn thành báo cáo thực hành(
theo mẫu sgk )
V
A

B

+


-

K

A

Nguyễn Thị Tân - THCS Bùi Thị Xn, Pleiku
11
3/Củng cố: Nhắc nhở rút kinh nghiệm ,cho học sinh trao đổi nhóm để nhận xét về
nguyên nhân gây ra sự khác nhau của các trò số điện trở vừa tính được trong mỗi lần
đo.
4/Hướng dẫn học ở nhà:
HS ôn lại các kiến thức học ở lớp 7
-Trong đoạn mạch mắc nối tiếp cường độ dòng điện có giá trò như thế nào?
Hiệu điện thế có giá trò như thế nào?
5/ Rút kinh nghiệm tiết dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết 31 Soạn 28 / 11 / 09
Thực hành: CHẾ TẠO NAM CHÂM VĨNH CỬU
NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN

A. MỤC TIÊU.
 Chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm vónh cửu, biết cách nhận biết
một vật có phải nam châm không.
 Biết dùng kim nam châm để xác đònh tên từ cực của ống dây có dòng điện chạy
qua và chiều dòng điện chạy trong ống dây.

 Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết quả công việc thực hành, biết xử lý và
báo cáo kết quả thực hành theo mẫu, có tinh thần hợp tác với các bạn trong
nhóm
 Rèn kó năng làm thực hành và viết báo cáo thực hành
B. CHUẨN BỊ
Đối với mỗi nhóm học sinh
- Nguồn điện 3v và 6v, 2 đoạn dây dẫn một bằng thép, ( có thể dùng kim khâu),một
bằng đồng dài 3,5 cm =0,4 mm
-Ống dây A khoảng 200 vòng ,dây dẫn có =0,2 mm,quấn sẵn trên ống nhựa có
đường kính cỡ 1cm.
-Ống dây B khoảng300 vòng ,dây dẫn có =0,2 mm,quấn sẵn trên ống bằng nhựa
trong đường kính cỡ 5cm.Trên mặt ống có khoét một lỗ tròn đương kính 2mm.
-2 đoạn chỉ nilon mảnh,mỗi đoạn dài 15cm.
-1 công tắc, 1 giá thí nghiệm, bút dạ
Đối với mỗi học sinh:
- Báo cáo thực hành theo mẫu trong SGK trả lời đầy đủ các câu hỏi phần 1. trả lời
câu hỏi trang 81.
C. CÁC HOẠT ĐÔÏNG DẠY VÀ HỌC
1/ Kiểm tra.( 5 p)
Nguyễn Thị Tân - THCS Bùi Thị Xn, Pleiku
12
- Kiểm tra việc chuẩn bò bài của học sinh
2/ Bài mới.(35 p)

Hoạt động của GV và HS Nội Dung


G/v: Kiểm tra phần trả lời các câu hỏi
của học sinh
H/s: thảo luận và trả lời các câu hỏi

C1, C2, C3 ?.







G/v: Nêu tóm tắt yêu cầu của tiết học
là thực hành chế tạo nam châm vónh
cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có
dòng điện chạy qua
- Giao dụng cụ thí nghiệm cho các
nhóm
H/s: Nêu tóm tắt các bước thực hiện ?

G/v: yêu cầu học sinh thực hành theo
nhóm, theo dõi và nhắc nhở
- yêu cầu h/s ghi kết quả vào báo cáo
thực hành.




G/v: yêu cầu học sinh nghiên cứu phần
2
- vẽ hình 29.2 lên bảng, yêu cầu học
sinh nêu tóm tắt các bước thực hành ?
H/s: Tiến hành thực hành theo nhóm.
G/v: kiểm tra và giúp đỡ học sinh

H/s: khi đóng mạch điện quan sát hiện
C
1
.Đặt thanh thép trong từ trường của
nam châm, của dòng điện.
C
2
.Treo kim nằm thăng bằng trên một
sợi dây không xoắn xem nó có chỉ
hướng Bắc- Nam hay không hoặc đưa
kim lại gần các mạt sắt xem kim có
hút mạt sắt hay không
C
3
.Đặt kim nam châm vào lòng và
gần một đầu ống dây. Căn cứ vào sự
đònh hướng của kim nam châm mà xác
đònh chiều các đường sức từ trong lòng
ống dây. Từ đó xác đònh tên từ cực của
ống dây. Sau đó dùng quy tắc nắm tay
phải để xác đònh chiều dòng điện chạy
trong các vòng của ống dây
I.
CHẾ TẠO NAM CHÂM VĨNH
CỬU
- các bước tiến hành:
- Nối 2 đầu ống dây với nguồn điện
- Đặt đồng thời đoạn dây thép và đồng
dọc trong lòng ống dây, đóng công tác
điện khoảng 2 phút

- Mở công tắc, lấy các đoạn kim loại
ra khỏi ống dây.
- Thử từ tính xem đoạn kim loại nào
trở thành nam châm.
- Xác đònh tên cực của nam châm và
đánh dấu tên cực
II. NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA
ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY
QUA
- Các bước tiến hành:
-Đặt ống dây B nằm ngang,luồn qua
lỗ tròn để treo nam châm vừa chế
tạo ở phần 1.Xoay ống dây sao cho
Nguyễn Thị Tân - THCS Bùi Thị Xn, Pleiku
13
tượng, nhận xét ?
- Kiểm tra kết quả, ghi kết quả vào
báo cáo thực hành.

nam châm nằm song song với mặt
phẳng của các vòng dây
-Đóng mạch điện quan sát hiện tượng
,nhận xét và ghi vào báo cáo thực
hành








3.Tổng kết(4 phút).
-Thu dọn dụng cụ, hoàn chỉnh báo cáo thực hành
-Nhận xét tiết thực hành về các mặt của từng nhóm .
+Thái độ và ý thức học tập
+Kết quả thực hành
4.Hướng dẫn về nhà.(1 phút)
Ôn lại qui tắc nắm tay phải và qui tắc bàn tay trái.
Nguyễn Thị Tân - THCS Bùi Thị Xn, Pleiku
14

PHẦN III:
KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC:
Năm học 2008 – 2009 là năm học thứ 6 thực hiện theo chương trình sách giáo
khoa mới trên toàn quốc. Với sự trang bò tương đối đầy đủ các thiết bò đồ dùng dạy
học, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã đạt được một số kết quả trong
quá trình giảng dạy của mình. Cụ thể:
1. Về kiến thức:
Học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản của các bài học dựa trên cơ sở tái
hiện lại được các thí nghiệm của bài học. Có mở rộng và nâng cao một số kiến thức
phù hợp cho đối tượng học sinh giỏi.
2. Về kó năng:
Học sinh có kó năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lí để thu thập các
dữ liệu thông tin cần thiết. Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo lường Vật lí phổ biến,
lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm Vật lí đơn giản. Kó năng phân tích, xử lí các
thông tin và các dữ liệu thu được để giải thích được một số hiện tượng Vật lí đơn
giản, để giải các bài tập Vật lí đòi hỏi những suy luận lôgíc và những phép tính cơ
bản cũng như để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống. Kỹ năng đề xuất các dự
án hoặc các giả thuyết đơn giản về các mối quan hệ về bản chất của các hiện tượng

hoặc sự vật Vật lí. Có khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra
dự đoán hoặc giả thuyết đã đề ra. Có kó năng diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngôn
ngữ Vật lí.
3. Về tình cảm thái độ:
Học sinh có hứng thú trong việc học tập bộ môn Vật lí cũng như áp dụng các
kiến thức kó năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng. Có thái
độ trung thực tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong việc thu thập thông tin, trong quan sát
và thực hành thí nghiệm. Có tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức bảo
vệ những suy nghó và việc làm đúng đắn.
Kết quả chất lượng đại trà đạt được của các lớp giảng dạy trong các năm học
2007 – 2008; 2008 – 2009 như sau:





Dưới trung bình Trên trung bình Năm học

Lớp

Só số
SL % SL %
07-08 8
1
37 6 16% 31 84%
Nguyễn Thị Tân - THCS Bùi Thị Xn, Pleiku
15
8
2
36 5 14% 31 86%

9
1
38 5 13% 33 87% 08-09
9
2
38 2 5% 36 95%
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua việc vận dụng những kinh nghiệm trên vào công tác giảng dạy và kết quả
đạt được, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
1. Để tiết học thành công thì người giáo viên cần phải nghiên cứu trước bài
học nắm vững được mục tiêu bài học.
2. Cần xây dựng trước các hoạt động sẽ tiến hành trên lớp, chuẩn bò tốt
phương tiện phục vụ cho dạy học, lường trước các tình huống có thể sảy ra. Đối với
các tiết có thí nghiệm cần phải trực tiếp làm thử trước ( đảm bảo cho TN thành công
).
3.Trong các tiết dạy có sử dụng đồ dùng thí nghiệm người giáo viên cần phải
tổ chức cho học sinh các hoạt động nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học
sinh, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh, kích thích các em đề ra phương án và
cách tiến hành thí nghiệm khác
4. Trong sử dụng đồ dùng thí nghiệm cần coi trọng việc rèn luyện kó năng tự
học cho học sinh, kó năng tập đề suất phương án thí nghiệm.
5. Trong việc tổ chức sử dụng đồ dùng thí nghiệm cần phải kết hợp hài hòa
việc học tập cá nhân với việc học tập hợp tác nhóm theo phương châm “ Học thầy
không tầy học bạn”
6. Qua thí nghiệm cần phải đònh hướng cho học sinh, khuyến khích học sinh
tự tìm tòi khám phá và vận dụng vào thực tiễn khuyến khích khả năng tự chế tạo đồ
dùng phục vụ học tập
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ về “ Cách tổ chức tiết học có thí nghiệm “
mà tôi đã áp dụng thấy có hiệu quả. Rất mong sự góp ý của đồng nghiệp và những
bạn quan tâm đến đề tài này.

Cuối cùng tôi rất mong ban xét duyệt quan tâm tạo điều kiện để đề tài được các
đồng nghiệp góp ý kiến trao đổi để cho những bài học vật lý trở nên phong phú hơn
và đạt hiệu quả cao hơn. Học sinh yêu thích hơn và nó không còn là khó khăn với
người dạy và người học.
Tôi xin chân thành cám ơn !








Nguyễn Thị Tân - THCS Bùi Thị Xuân, Pleiku
16







×