Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Nguyên nhân bệnh ung thư vòm họng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.71 KB, 2 trang )

Nguyên nhân ung thư vòm họng: Hiện nay người ta vẫn chưa xác định được chính
xác nguyên nhân ung thư vòm họng nhưng việc nhiễm vi-rút Epstein Barr (EBV)
được xem là có liên quan đến sự phát triển của ung thư vòm họng. Các yếu tố nguy cơ
gây ung thư vòm họng bao gồm ăn quá nhiều cá muối từ khi còn nhỏ, ăn nhiều thực
phẩm bảo quản hoặc lên men và hút thuốc lá. Ngoài ra,còn có một yếu tố mang tính di
truyền trong gia đình, những người thân thiết mức độ một (cha mẹ - con cái) với các
bệnh nhân ung thư sẽ có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn so với những không có
quan hệ gần gũi.
Triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng bao gồm: Chảy máu mũi hoặc tắc nghẽn mũi,
đờm có máu, các triệu chứng tai, bao gồm tai bị chẹn, ù tai, khiếm thính, đau đầu,
hạch bạch huyết ở cổ sưng lên, sụp mi, nhìn đôi (nhìn một hóa hai, tê mặt do ảnh
hưởng của thần kinh sọ não, bệnh trở nặng sẽ có các triệu chứng như như sụt cân, mệt
mỏi, đau xương, bị xâm nhiễm.
Hiện nay khoa học phát triển ngày càng tiến bộ cho nên việc tiến hành chẩn đoán ung
thư vòm họng được tiến hành sử dụng nội soi vòm hầu qua mũi. Một ống soi mềm và
nhỏ được đưa qua lỗ mũi vào vùng phía sau của hốc mũi và bất kỳ vị trí nào trông có
vẻ bất thường hoặc phát triển bất thường đều cần làm sinh thiết để kiểm tra có phải
bệnh lý ác tính hay không. Nếu phát hiện có hạch bạch huyết phình to, bác sĩ có thể
chỉ định bệnh nhân làm dùng kim chọc hút lấy mẫu sinh thiết.
Đối với các bệnh nhân bị ung thư vòm họng không di căn (giai đoạn I đến IVB),
phương pháp điều trị chủ yếu là xạ trị.
Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị chỉ tác
động đến các tế bào trong khu vực được điều trị. Đối với ung thư vòm hầu, các khu
vực được điều trị bao gồm không gian phía sau mũi cũng như hai bên cổ. Hiện nay,
các kỹ thuật xạ trị mới hơn như phương pháp xạ trị dưới sự hướng dẫn hình ảnh
(IGRT) có thể đưa các bức xạ đến khu vực dự định một cách chính xác hơn, giúp kiểm
soát khối bướu tốt hơn và ít tác dụng phụ (bệnh nhân ít bị khô miệng hơn).
Với bệnh nhân mắc ung thư vòm hầu ở giai đoạn đầu có thể áp dụng xạ trị đơn thuần.
Đối với các bệnh nhân ở ung thư muộn (khối u xâm lấn đáy hộp sọ hoặc kiểm tra thấy
có sự xâm nhiễm dây thần kinh sọ) và/hoặc giai đoạn hạch muộn (các hạch lớn, xuất
hiện các hạch cổ hai bên hoặc các hạch lan rộng đến nền cổ), sẽ được áp dụng hóa trị


cùng với xạ trị nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
Vai trò của phẫu thuật trong điều trị ung thư vòm họng hầu rất giới hạn. Phẫu thuật
chỉ có thể xem xét áp dụng ở những bệnh nhân có khối bướu tái phát trong vùng mũi
sau. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể tiến hành phẫu thuật ở cổ đối với các bệnh nhân vẫn
còn sự hiện diện của hạch dù đã trải qua xạ trị, hoặc ở những bệnh nhân tái phát chỉ
duy nhất ở hạch cổ.
Hóa trị vẫn là phương pháp điều trị chính cho các bệnh nhân bị ung thư di căn, và cho
những bệnh nhân bị ung thư tái phát sau xạ trị.

×