Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

skkn nghiên cứu phương pháp dạy học tiếp cân hệ thống trong chương trình sinh học lớp 9 thcs bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 99 trang )

Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Nghị
quyết 40/2000/QH10 mà trọng tâm là đổi mới PPDH với yêu cầu “Phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự
học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn ” đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ để đáp ứng sự đổi mới.
Tuy nhiên, còn một bộ phận giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn
chế, chưa phát huy được tính sáng tạo của học sinh để giải quyết các vấn đề tiếp
thu được trong tài liệu sách giáo khoa và thực tiễn cuộc sống nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học. Giáo viên vẫn quen dạy theo phương pháp phân tích cấu
trúc chứ chưa chú trọng đến phương pháp tổng hợp hệ thống dẫn đến tình trạng
phần lớn học sinh thấy được “cây” mà không thấy “rừng”, học sinh được học
“Tế bào học” chứ không phải là “Sinh học tế bào ”…, chỉ thấy được trạng thái
tĩnh mà không thấy được trạng thái động của hệ sống.
Quan điểm hệ thống đã được quán triệt trong xây dựng chương trình và
sách giáo khoa trung học cơ sở từ năm 2002. Tuy nhiên, nhiều giáo viên còn
lúng túng trong vấn đề nhận thức logic của các hệ thống sống từ cấp độ Tế bào
 Cơ thể  Quần thể – loài  Quần xã  Hệ sinh thái - sinh quyển. Một bộ
phận giáo viên chưa thấm nhuần quan điểm hệ thống trong dạy học, chưa thấy
rõ tính hệ thống và đặc điểm chung của các hệ thống sống trong chương trình
sinh học THCS từ lớp 6  9. Đặc biệt, phần sinh học lớp 9 theo chương trình
mới có nhiều đổi mới cả về cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức. Vì vậy
nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế bài giảng và tổ chức hoạt động
học tập ở học sinh.
Việc thiết kế và dạy học theo quan điểm hệ thống sẽ giúp giáo viên khắc
phục được các nhược điểm nêu trên, giúp học sinh rèn luyện và phát triển tư
duy hệ thống. Tuy nhiên, việc định hướng, thiết kế và dạy học phần di truyền


Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 2

học và sinh thái học thuộc chương trình sinh học lớp 9 theo quan điểm hệ thống
chưa được giáo viên chú trọng và chưa được tác giả nào nghiên cứu. Vì vậy
chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu phương pháp dạy học tiếp cân hệ thống trong chương trình
sinh học lớp 9”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng về nhận thức và thực hành của giáo viên THCS về
tiếp cận hệ thống trong dạy học môn sinh học;
Bồi dưỡng quan điểm hệ thống trong dạy học nói chung và trong môn
sinh học nói riêng;
Phân tích được tính hệ thống của chương trình sinh học THCS, chương
trình sinh học lớp 9 để vận dụng vào thiết kế bài giảng và tổ chức hoạt động học
tập cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Điều tra thực trạng về nhận thức tính hệ thống của chương trình, vận
dụng quan điểm hệ thống vào dạy học.
2. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hệ thống, quan điểm hệ thống, phân tích
tính hệ thống của chương trình sinh học THCS, phần di truyền và sinh thái học
thuộc chương trình sinh học lớp 9.
3. Thiết kế một số bài giảng mẫu phần di truyền học trong chương trình
sinh học lớp 9 theo quan điểm hệ thống.
4. Thiết kế một số bài tập của phần di truyền học và sinh thái học theo
quan điểm tiếp cận hệ thống.
5. Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức dạy thực nghiệm tại 5 điểm trường,
đánh giá hiệu quả của phương pháp.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết hệ thống, quan điểm hệ thống, đặc
điểm chung của các hệ thống sống, tính hệ thống của chương trình sinh học nói

chung và của chương trình sinh học lớp 9 nói riêng.
- Đối tượng thực nghiệm: 50 giáo viên dạy sinh học bậc THCS của 2 huyện
Yên Dũng và Lạng Giang; 410 học sinh khối 9 các trường THCS TT Cao Thượng,
THCS Đại Hóa huyện Tân Yên; THCS Hồng Giang , THCS Phong Minh, THCS
Giáp Sơn huyện Lục Ngạn.
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 3

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu lí thuyết về hệ thống, các giáo trình lí luận dạy học, sách
giáo khoa và các tài liệu có liên quan đến đề tài.
5.2. Tiến hành điều tra và thực nghiệm sư phạm ở một số trường THCS
thuộc các địa phương, các đối tượng khác nhau, cụ thể:
- Điều tra hiểu biết của giáo viên về các hình thức kiểm tra, đánh giá chất
lượng học sinh; các hoạt động được các thày cô thực hiện nhằm nâng cao kết
quả học tập ở học sinh; sự hiểu hiểu biết về các phương pháp dạy học và tần
suất sử dụng, đặc biệt là sự hiểu biết về quan điểm hệ thống và vận dụng quan
điểm hệ thống trong dạy học sinh học bằng phiếu điều tra với các câu hỏi trắc
nghiệm và các câu hỏi mở (xem phiếu điều tra phần phụ lục). Kết quả điều tra
được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1. Các phương pháp dạy học và mức độ áp dụng của GV
Tấn suất sử dụng
Hình thức
Tổng
số GV
Không Đôi khi Luôn luôn

Tỉ lệ %
Thuyết trình
Dạy học nêu vấn đề
Làm việc nhóm

PP tiếp cận hệ thống
Phương pháp vấn đáp
Xemina
Dự án
Tự học
Dã ngoại

Bảng 1.2. Nhận biết và vận dụng quan điểm hệ thống của GV
Quan điểm hệ thống Vận dụng quan điểm hệ thống trong
dạy học
Tổng số
GV được
điều tra
Nắm rõ Không
nắm rõ
Không
biết
Thường
xuyên
Không thường
xuyên
Không
vận dụng



- Điều tra chất lượng học tập của học sinh: tiến hành điều tra khả năng
lĩnh hội kiến thức của học sinh lớp 9 trước khi tiến hành thực nghiệm. Bài kiểm
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 4


tra được soạn theo hướng đổi mới KTĐG hiện nay. Kết quả điều tra được thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 1.3. Kết quả điểm của bài kiểm tra học sinh trước thực nghiệm
Số học sinh đạt điểm (%) Loại bài
kiểm tra
Số lượng
học sinh
tham gia
< 3,5 ≥ 3,5 - <5 ≥5 - <6,5 ≥ 6,5 - <8

≥ 8
15 phút
45 phút

- Xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê toán học, phân tích số liệu để
đánh giá các kết quả thu được nhằm:
+ Đánh giá mức độ cần thiết của việc xây dựng đề tài.
+ Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc vận dụng quan điểm hệ thống vào
dạy phần di truyền học, sinh thái học thuộc chương trình sinh học lớp 9.
5.3. Viết tài liệu theo các chuyên đề nghiên cứu, thiết kế các giao án mẫu
cho từng chuyên đề.
5.4. Tổ chức tập huấn cho các giáo viên tại các điểm làm thực nghiệm; đưa
tài liệu vào trong nghiên cứu và giảng dạy ở học kỳ I năm học 2012-2013.
5.5. Tổ chức Hội thảo, đánh giá kết quả của đề tài.
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được thực trạng nhận thức quan điểm hệ thống của GV, khả
năng vận dụng quan điểm hệ thống trong dạy học sinh học.
- Đề xuất được cơ sở lý luận và ứng dụng thực tiễn của việc phân tích nội
dung sinh học trong chương trình sinh học lớp 9, THCS.
- Xây dựng tài liệu tham khảo, bồi dưỡng cho giáo viên và học sinh

THCS trong chương trình sinh học lớp 9, thi học sinh giỏi các cấp và thi tuyển
sinh vào khối các trường chuyên THPT.
- Đánh giá hiệu quả của việc dạy học theo phương pháp tiếp cận hệ thống
với phương pháp dạy học truyền thống.


Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 5

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lí thuyết hệ thống
Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học
Ludwig Von Bertalanffy (tên gọi: Lý thuyết chung của các hệ thống - General
Systems Theory). Từ lĩnh vực sinh học các nguyên tắc của lý thuyết này được
chuyển sang việc giải quyết những vấn đề kỹ thuật và quản lý.
Lý thuyết hệ thống là một lý thuyết thuộc dạng những quan điểm khoa
học chung mang tính hình thức và phổ quát, đã thúc đẩy mong muốn của cộng
đồng khoa học muốn tiến tới phổ quát hoá các công cụ nhận thức khoa học. Một
trong những nhiệm vụ chính của tiếp cận này là làm rõ và phân tích các quy
luật, các khái niệm chung của hệ thống đối với các lĩnh vực khác nhau của hiện
thực. Do vậy cách tiếp cận hệ thống mang tính chất liên ngành, nó tạo ra cơ hội
đem những quy luật và những khái niệm từ một lĩnh vực nhận thức này sang
một lĩnh vực khác.
Lý thuyết hệ thống nghiên cứu và giải quyết các vấn đề theo quan điểm
toàn thể. Quan điểm toàn thể là quan điểm nghiên cứu của lý thuyết hệ thống
bao gồm 4 điểm sau:
- Khi nghiên cứu các sự vật và hiện tượng phải tôn trọng mối quan hệ

biện chứng giữa vật chất và tinh thần: vật chất có trước tinh thần, tinh thần tác
động trở lại vật chất
- Các sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau,
luôn có sự tác động qua lại và chi phối lẫn nhau. Sự tác động giữa các sự vật
bao giờ cũng mang tính đối ngẫu, tính nhân quả.
- Các sự vật luôn vận động, không ngừng biến đổi cũng như môi trường
xung quanh nó.
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 6

- Động lực chủ yếu quyết định sự phát triển của các hệ thống nằm bên
trong hệ thống, do phần điều khiển của sự vật quyết định.
Để vận dụng một cách có hiệu quả “lý thuyết hệ thống” trong các lĩnh
vực hoạt động của cuộc sống, cần hiểu rõ khái niệm hệ thống và những khái
niệm, vấn đề liên quan để từ đó có những cách tiếp cận hợp lý. Tuy nhiên trong
giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ giới thiệu một số khái niệm cơ bản nhất liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
1.1.1. Hệ thống
“Hệ thống” là khái niệm cơ bản nhất của lý thuyết hệ thống, nó được hình
thành và phát triển trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử triết học.
Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm hệ thống.
Theo L.V. Bertalanffy, hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng
sự tương tác giữa các tổ phần tạo nên nó [2].
Theo Miller: Hệ thống là tập hợp các yếu tố cùng với những mối quan hệ
tương tác giữa chúng với nhau [6].
Theo Hoàng Tụy, hệ thống tức là một tổng thể gồm nhiều yếu tố (bộ
phận) quan hệ và tương tác với nhau và với môi trường xung quanh một cách
phức tạp [8].
Theo Đào Thế Tuấn, hệ thống là các tập hợp có trật tự bên trong (hay
bên ngoài) của các yếu tố có liên hệ với nhau (hay tác động lẫn nhau) [7].
Theo Trần Đình Long, hệ thống là một tập hợp có tổ chức các phần tử

với những mối liên hệ về cấu trúc và chức năng xác định nhằm thực hiện những
mục tiêu cho trước [3].
Theo từ điển tiếng Việt, hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng
loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm
thành một thể thống nhất [4].
Theo quan điểm triết học, hệ thống được hiểu là một tổ hợp các yếu tố
cấu trúc liên quan chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể. Trong đó mối quan hệ
qua lại giữa các yếu tố cấu trúc đã làm cho đối tượng trở thành một chỉnh thể
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 7

trọn vẹn; và đến lượt mình, khi nằm trong mối quan hệ qua lại đó, các yếu tố
cấu trúc tạo nên những thuộc tính mới (các thuộc tính này không có khi các yếu
tố cấu trúc đứng riêng lẻ). Tác động biện chứng giữa các yếu tố cấu trúc tạo
động lực cho sự vận động và phát triển của hệ thống [1], [5].
Trên thực tế mọi sự vật - hiện tượng đều tồn tại trong những hệ thống
nhất định, có nghĩa là các hệ thống tồn tại một cách khách quan. Tuy nhiên, việc
định nghĩa khái niệm hệ thống lại mang tính chủ quan tuỳ theo từng cách tiếp
cận, điều đó giải thích tại sao có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hệ thống.
Như vậy có thể định nghĩa một cách khái quát như sau: Hệ thống là tập
hợp các phần tử có mối quan hệ (hoặc liên hệ) với nhau, tương tác với nhau và
với môi trường theo những quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể, làm
xuất hiện những thuộc tính mới của hệ thống (những thuộc tính này không thể
có ở từng yếu tố riêng lẻ), đảm bảo thực hiện những chức năng nhất định.
1.1.2. Những tính chất cơ bản của hệ thống
- Tính ổn định tương đối: Cơ cấu của hệ thống có tính ổn định tương đối
trong một thời điểm xác định. Trong một phạm vi nhất định, tính ổn định này sẽ
tạo ra một trật tự bên trong của các phần tử, điều đó làm cho cơ cấu được coi
như một tổ chức, một trật tự của các phần tử - một chỉnh thể thống nhất tạo ra
“thế năng của hệ thống”.
- Tính cân bằng động: Sự tác động của các phần tử tạo ra sự cân bằng của

hệ thống. Nhưng cơ cấu của hệ thống luôn luôn biến đổi, tạo ra “động năng” của
hệ thống, bắt đầu từ sự thay đổi của các quan hệ giữa các phần tử, các bộ phận,
các phân hệ trong khuôn khổ của cơ cấu cũ; đến một mức độ nào đó sẽ làm cho
cơ cấu thay đổi, nó chuyển sang một trạng thái khác về chất hoặc trở thành một
cơ cấu khác.
Sự kết hợp giữa tính ổn định tương đối và tính cân bằng động trong hệ
thống đã đảm bảo cho hệ thống không ngừng vận động phát triển theo xu thế tối
ưu hoá, hợp lý hoá các mối quan hệ trong một tổng thể chung.
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 8

- Tính đa dạng: Một hệ thống thực tế có rất nhiều cơ cấu khác nhau, tuỳ
theo từng dấu hiệu quan sát, đó là sự chồng chất cơ cấu của hệ thống.
1.2. Quan điểm hệ thống và tư duy hệ thống
1.2.1. Quan điểm hệ thống
Trong tự nhiên vật chất hay các sự vật hiện tượng tự nhiên hay, xã hội
bao giờ cũng nằm trong một hệ thống nhất định. Quan điểm hệ thống đặt mọi sự
vật hiện tượng trong hệ thống ở trạng thái không ngừng vận động theo những
quy luật vốn có của nó.
Quan điểm hệ thống dựa trên một hệ thống các nguyên tắc. Sau đây là
những nguyên tắc cơ bản nhất:
- Mỗi hệ thống là một tập hợp các yếu tố, giữa chúng có sự liên hệ, tác
động qua lại lẫn nhau và với môi trường bên ngoài, tạo nên tính chỉnh thể của
hệ thống, đó là những thuộc tính tổng hợp, đặc trưng cho hệ thống, là phương
thức tồn tại của hệ thống.
- Trong mỗi hệ thống, cái toàn thể bao giờ cũng lớn hơn tổng số giản đơn
những bộ phận cấu thành, nghĩa là cái toàn thể với tư cách là một hệ thống có
những thuộc tính mới, chất lượng mới, chất lượng tổng hợp mà vốn không chứa
đựng trong các bộ phận cấu thành. Thuộc tính mới gọi là tính toàn thể, thuộc
tính hợp trội có chất lượng cao (emergence) không có ở các thành phần. Nó xuất
hiện do tương tác của các thành phần chứ không phải là do hoạt động của các

thành phần.
- Trong sự tiến hóa, việc tham gia tương tác các thành phần góp phần tạo
nên những tính chất hợp trội của hệ thống, mặt khác những tính chất hợp trội đó
của hệ thống cũng làm tăng thêm phẩm chất của các thành phần.
- Mỗi hệ thống vừa là hệ thống, đồng thời lại vừa là yếu tố của một hệ
thống khác có cấp độ rộng lớn hơn. Mỗi yếu tố vừa là yếu tố, đồng thời lại vừa
là hệ thống của các yếu tố khác có cấp độ hẹp hơn.
- Tính chỉnh thể của hệ thống được cụ thể hoá thông qua các mối liên hệ
giữa các yếu tố cấu thành hệ thống và giữa hệ thống với môi trường. Có thể nói,
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 9

đây chính là sự cụ thể hóa nguyên lý của phương pháp biện chứng duy vật về mối
liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực.
- Nguồn gốc biến đổi của hệ thống nằm ở bản thân hệ thống, mà trước hết
là ở sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập bên trong hệ thống. Chẳng
hạn sự thống nhất có mâu thuẫn giữa hệ thống và yếu tố, giữa cái toàn thể và bộ
phận, giữa cấu trúc và chức năng
- Quan điểm hệ thống quan tâm đến mối quan hệ giữa hoạt động và phát
triển của hệ thống, tức là xem xét mối quan hệ giữa trạng thái ổn định bên trong
và quá trình phát triển của nó. Quan điểm này không những xem xét sự vật ở
một thời điểm nhất định với tất cả các mối liên hệ phức tạp của nó mà cũng xem
xét sự vật trong quá trình vận động, phát triển theo thời gian của nó. Quan điểm
hệ thống gắn liền với nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát
triển trong triết học.
- Tính đa chiều (multidimensionality) là một đặc điểm cốt yếu của tư duy
hệ thống. Đa chiều là cách nhìn nhiều mặt, nhiều cấp độ, nhiều cách hiểu khác
nhau về các đối tượng, hệ thống. Một lý thuyết về một loại hệ thống nào đó bao
giờ cũng phản ánh một cách hiểu nhất định về từng mặt, từng cấp độ khi xem
xét nó. Quan điểm đa chiều cũng là sự cố gắng phát hiện cái giống nhau trong
những cái khác nhau và cái khác nhau trong những cái giống nhau.

- Tìm cái giống nhau trong những cái khác nhau là khoa học hướng tới
cái phổ biến, có tính quy luật. Tìm cái khác nhau trong những cái giống nhau là
để hướng tới cái đặc biệt, cái mới ngoài quy luật.
1.2.2. Tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống là quan điểm nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện,
động, chú ý vào quan hệ hơn là sự việc, chú ý vào các quá trình hơn là vào hiện
trạng, chú ý vào sự phức tạp của tổng thể hơn là vào sự phức tạp chi tiết.
Do sự tiến hóa mà các hệ thống ngày càng trở nên phức tạp, với một
lượng thông tin ngày càng lớn hơn làm cho các nhà phân tích bị cuốn vào chi
tiết mà không phát hiện ra các mối quan hệ cơ bản và chủ chốt. Tư duy hệ thống
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 10

phải làm sao để quy cái phức tạp thành cái đơn giản hơn nhưng cốt lõi hơn, đơn
giản hóa những cái phức tạp.
Đặc điểm chủ yếu của tư duy hệ thống là ở cách nhìn toàn thể và do cách
nhìn toàn thể mà thấy được những thuộc tính hợp trội của hệ thống. Hợp trội là
sản phẩm của tương tác, qua tương tác mà có cộng hưởng tạo nên những giá trị
cao hơn tổng gộp đơn giản các giá trị thành phần. Để tạo nên những thuộc tính
hợp trội có chất lượng cao của hệ thống, thì phải can thiệp vào quan hệ tương
tác, chứ không phải vào hành động của các thành phần.
Tính mở là thuộc tính cốt lõi của tư duy hệ thống. Các hệ thống trong
tự nhiên là các hệ mở, nghĩa là có tương tác với môi trường. Để hiểu được
một hệ thống đang phát triển, điều hết sức quan trọng là phải hiểu được các
mối tương tác với môi trường trong trạng thái động và luôn nhớ rằng trong
môi trường có những yếu tố ta điều khiển được, nhưng có rất nhiều yếu tố ta
không điều khiển được.
1.3. Vận dụng quan điểm hệ thống trong dạy học sinh học
Quán triệt quan điểm hệ thống trong nghiên cứu và dạy học sinh học
chính là sử dụng phương pháp tiếp cận cấu trúc - hệ thống.
1.3.1. Phương pháp tiếp cận cấu trúc - hệ thống

Tiếp cận cấu trúc - hệ thống là phương pháp luận để nghiên cứu lí thuyết
các cấp tổ chức sống trong giới hữu cơ. Phương pháp cấu trúc - hệ thống là sự
thống nhất giữa hai phương pháp phân tích cấu trúc và tổng hợp hệ thống, hay
nói đúng hơn là sự thống nhất hai mặt của một phương pháp.
Phương pháp tiếp cận phân tích (phân tích cấu trúc): Cách tiếp cận chia
tách hệ thống về cấu trúc hoặc chức năng để nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn
các thông số và đặc tính của hệ thống. Cách tiếp cận phân tích đó giúp người ta
đi sâu nghiên cứu các thành phần ngày càng cơ bản hơn của vật chất, của sự
sống, của kinh tế và xã hội và những nghiên cứu phân tích như vậy đó cho ta
nhiều hiểu biết sâu sắc về cấu trúc của các thành phần cơ bản đó trong nhiều
loại đối tượng khác nhau.
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 11

Phương pháp tiếp cận hệ thống (tổng hợp hệ thống): Xem xét đối tượng
trong hệ thống như là một hệ toàn vẹn, phát triển động trong quá trình sinh
thành thông qua giải quyết những mâu thuẫn bên trong, do những tương tác hợp
quy luật giữa các thành tố của hệ. Vạch ra được bản chất toàn vẹn của hệ thống
thông qua việc phát hiện được: Cấu trúc của hệ, quy luật tương tác giữa các
thành phần của hệ, tính toàn vẹn (tích hợp) của hệ.
Cách tiếp cận hệ thống về cơ bản khác với cách tiếp cận phân tích bộ
phận. Phân tích bộ phận tập trung vào việc tách bạch từng phần của đối tượng
được nghiên cứu (chỉnh thể). Ngược lại, tiếp cận hệ hệ thống tập trung vào cách
đối tượng được nghiên cứu tương tác với các thành phần khác của hệ thống có
chứa nó - hệ thống vốn là tập hợp các phần tử tương tác để tạo ra hành vi. Điều
này có nghĩa là thay vì cô lập những phần ngày càng nhỏ hơn của hệ thống được
nghiên cứu, thì tiếp cận hệ thống làm việc bằng cách mở rộng góc nhìn của nó
có tính tới số lượng ngày càng lớn các tương tác xem như vấn đề để cần được
nghiên cứu. Điều này đôi khi làm nảy sinh những kết luận khác biệt đáng để ý
so với những kết luận do dạng phân tích thành phần đem lại, đặc biệt khi vấn đề
được nghiên cứu là phức tạp động hay có nhiều phản hồi từ các nguồn khác, bên

trong hay bên ngoài. Tiếp cận phân tích tạo điều kiện cho tổng hợp hệ thống vì
nếu không đi sâu vào nghiên cứu các bộ phận của chỉnh thể thì sẽ khó lòng mô
tả chính xác bức tranh toàn cảnh của chỉnh thể.
Tiếp cận cấu trúc hệ thống là một phương pháp của triết học duy vật biện
chứng, có thể vận dụng vào mọi lĩnh vực nhận thức và thực tiễn. Quan niệm cấu
trúc hệ thống chính là phép suy rộng quan niệm biện chứng về mối quan hệ giữa
bộ phận và toàn thể. Các khái niệm cấu trúc hệ thống ra đời là hệ qủa của
phương pháp tổng hợp đi từ cái bộ phận đến cái toàn thể theo sơ đồ sau:
Phân tích cấu trúc
Toàn thể
(hệ thống)
Bộ phận
(phần tử)
Tổng hợp hệ thống
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 12

Phương pháp cấu trúc hệ thống ra đời đã khắc phục sự tách biệt giữa cấu
trúc và chức năng, vì muốn hiểu được chức năng phải hiểu được sự tương tác
giữa các bộ phận cấu trúc, trong sự tương tác đó mỗi bộ phận cấu trúc sẽ tự bộc
lộ chức năng của nó. Nhờ mối tương tác này mà hệ thống có những thuộc tính
mới, những chất lượng mới vốn không có ở các bộ phận riêng lẻ, chưa từng có
trước đó và không phải là số cộng các tính chất của các bộ phận. Đó là những
chất lượng mới mang tính toàn vẹn hay tính tích hợp của hệ thống. Toàn hệ
thống là một chỉnh thể có khả năng tự điều chỉnh, tự vận động và phát triển.
Như vậy, tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ
thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận toàn diện và động.
1.3.2. Tiếp cận cấu trúc - hệ thống trong nghiên cứu sinh học
Tính hệ thống của sinh giới
Theo quan điểm hệ thống và dựa vào kết quả nghiên cứu của nhiều lĩnh
vực khoa học có thể xác định tính hệ thống của sinh giới được thể hiện một cách

khách quan như sau:
- Mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ đều tồn tại trong những hệ thống xác
định (tự nhiên hoặc xã hội), trong đó có hệ thống sinh giới (hệ sống).
- Hệ thống sinh giới tồn tại ở các cấp độ tổ chức từ nhỏ đến lớn, từ cấp
độ tế bào đến hệ sinh thái - sinh quyển. Trong đó các bộ phận của hệ thống lớn
có thể trở thành toàn thể của hệ thống ở cấp độ nhỏ hơn và ngược lại.
- Sinh giới tồn tại nhiều cơ cấu hệ thống khác nhau (ví dụ: hệ thống thực
vật, hệ thống động vật, các hệ thống chức năng của cơ thể…) và có hiện tượng
chồng chất cơ cấu (ví dụ, nếu xét một cá thể sinh vật thì bản thân nó là một hệ
thống của các cơ quan và hệ cơ quan, nhưng nó lại là bộ phận của một quần thể
hoặc là bộ phận của một loài ). Việc phân chia các hệ thống khác nhau như vậy
là do các cách tiếp cận khác nhau.
Mỗi hệ sống có những thuộc tính cơ bản sau:
- Hệ sống là những hệ mở, thường xuyên trao đổi vật chất, năng lượng và
thông tin với môi trường.
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 13

- Hệ sống luôn luôn vận động và phát triển trong mối quan hệ giữa các
yếu tố trong hệ thống và giữa hệ thống với môi trường của nó.
- Hệ sống luôn có xu hướng tự điều chỉnh để tạo ra trạng thái cân bằng
tương đối trong một môi trường xác định vào những thời điểm nhất định. Trạng
thái cân bằng đó là trạng thái cân bằng động, vì môi trường của các hệ sống
thường xuyên biến đổi.
* Lý thuyết về các cấp độ tổ chức sống
Tiếp cận cấu trúc - hệ thống trong sinh học dẫn tới lý thuyết về các cấp độ
tổ chức sự sống. Theo lý thuyết này, vật chất sống được tổ chức thành nhiều
cấp, mỗi cấp là một hệ phức tạp, có những mối quan hệ tương tác trong nội bộ
hệ và tương tác giữa các hệ ở cấp cao hơn và thấp hơn nó.
Ở thế kỷ XVII, người ta mới chỉ nghiên cứu sinh vật ở cấp độ cơ thể. Sau
này cùng với sự phát triển của các ngành khoa học, sinh vật được nghiên cứu ở

cấp độ nhỏ hơn (dưới cơ thể) và nghiên cứu ở cấp độ lớn hơn (trên cơ thể). Các
nhà khoa học đều thống nhất giới hữu cơ có ba cấp độ chính, đó là: hệ nhỏ, hệ
trung và hệ lớn.





Sau đó, các tác giả khi nghiên cứu sự sống đã chia thành các cấp độ tổ
chức khác nhau. K.M.Zavatxki (1961) chia hệ sống thành 5 cấp độ: Cơ thể 
quần thể  quần xã  khu hệ  sinh quyển. H.N.Lavorenco (1961), đề nghị
ghép cấp thứ tư và cấp thứ 5 (khu hệ và sinh quyển) thành đệm sinh vật.
E.P.Ođum chia hệ sống thành 6 cấp độ tổ chức: gen  tế bào  cơ quan  cơ
thể  quần thể  hệ sinh thái. Quần xã được tác giả xem như là một thành
phần của hệ sinh thái. A.V.Iablocov và A.G.Iusufov (1989) phân biệt 4 cấp độ:
phân tử – di truyền  cá thể  quần thể  sinh địa quần lạc. Hiroyuki Kurata
Hệ lớn : Quần thể, loài, quần xã, sinh quyển
Hệ trung : Mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể.
CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỰ SỐNG
Hệ nhỏ : Phân tử, tế bào
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 14

(1999) sắp xếp thành một số cấp độ như sau: Tế bào  mô  cơ quan  hệ cơ
quan  cơ thể. Các tác giả cho rằng, việc phân chia thành các cấp độ tổ chức
sống chỉ là để thuận lợi cho việc nghiên cứu. Vấn đề cơ bản là mỗi cấp độ tổ
chức sống có cấu trúc cơ sở và hoạt động đặc trưng của nó.
Ngày nay, người ta chia hệ sống thành 5 cấp độ tổ chức sống chính: Tế
bào  cơ thể  quần thể - loài  quần xã  hệ sinh thái - sinh quyển.
Dù ở cấp độ nào, hệ thống sống cũng có những đặc tính cơ bản sau đây:
- Có tính tổ chức cao.

- Có tính thống nhất điển hình.
- Hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
- Thể hiện các đặc trưng cơ bản của hệ sống như: Trao đổi chất và năng
lượng; sinh trưởng và phát triển; cảm ứng và vận động; sinh sản.
1.3.3. Tiếp cận cấu trúc hệ thống trong nghiên cứu xây dựng chương
trình sinh học phổ thông ở nước ta hiện nay
Chương trình và sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam hiện nay đã được
biên soạn theo quan điểm tiếp cận cấu trúc hệ thống.
* Chương trình sinh học trung học cơ sở:
Từ năm 1999, chương trình sinh học ở trường phổ thông được nghiên cứu
đổi mới, đến nay chương trình trung học cơ sở đã hoàn thiện và đi vào giai đoạn
dạy học đại trà.
Dựa trên quan điểm cấu trúc - hệ thống, cấu trúc chương trình và sách
giáo khoa sinh học THCS từ lớp 6 đến lớp 8 về đại thể vẫn là nghiên cứu sinh
vật theo từng nhóm: thực vật, động vật, giải phẫu sinh lý và vệ sinh. Ở lớp 9
phần sinh thái môi trường và di truyền học được đưa vào chương trình mang
tính hệ thống đại cương.
* Chương trình sinh học trung học phổ thông:
Ở bậc trung học phổ thông, chương trình sinh học được xây dựng theo hệ
thống kiến thức mang tính đại cương (hệ thống bổ dọc). Sinh giới được chia
thành 5 cấp độ tổ chức từ thấp đến cao để nghiên cứu: Tế bào  cơ thể  quần
thể – loài  quần xã  hệ sinh thái – sinh quyển.
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 15

Lớp 10: Nghiên cứu chủ yếu về sinh học tế bào.
Lớp 11: Nghiên cứu về sinh học cơ thể (động vật và thực vật).
Lớp 12: Nghiên cứu về sinh học quần thể  quần xã  hệ sinh thái.
Hầu hết cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, tế bào là đơn vị cấu
trúc và đơn vị chức năng của cơ thể sống. Do đó kiến thức tế bào được coi là
kiến thức cơ sở và được nghiên cứu ngay ở phần đầu chương trình THPT (lớp

10), các cấp độ tiếp theo được nghiên cứu ở phần lớp 11 và 12. Cấu trúc chương
trình như thế này giúp cho thấy được tính hệ thống và tiến hóa của sinh giới (từ
nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao), phù hợp với các mức độ nhận thức của học sinh.
1.3.4. Tiếp cận cấu trúc hệ thống trong dạy học sinh học
Trong dạy học sinh học, quan điểm tiếp cận cấu trúc hệ thống được vận
dụng trong những hoạt động cơ bản sau:
1.3.4.1. Tiếp cận cấu trúc hệ thống trong phân tích cấu trúc chương trình
và nội dung sách giáo khoa
Việc xây dựng chương trình và nội dung sách giáo khoa dựa trên quan
điểm cấu trúc hệ thống, do đó cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức trong
từng phần, từng chương, từng bài đều mang tính hệ thống. Trong dạy học người
GV cần phải biết phân tích cấu trúc của chương trình và nội dung của các phần
kiến thức, của các chương, các bài…từ đó tìm ra mối liên hệ của nội dung kiến
thức giữa các phần, các chương, các bài…GV phải có khả năng hệ thống hóa
các phần nội dung của chương trình, của các chương…Trên cơ sở đó GV có thể
hình dung được những cách thiết kế và trình bày bài giảng một cách khoa học
giúp cho học sinh hiểu bài một cách dễ ràng.
1.3.4.2. Tiếp cận cấu trúc - hệ thống trong thiết kế bài giảng
Sau khi phân tích cấu trúc nội dung và xác định thành phần kiến thức,
GV có thể thiết kế bài giảng: sắp xếp nội dung kiến thức cần trình bày, xác định
các bước lên lớp, các hoạt động chính của thầy và trò trong bài học. Đó là hệ
thống các thao tác của thầy và trò nhằm giúp cho học sinh hiểu bài theo một
logic hệ thống.
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 16

Lý thuyết hệ thống ra đời đã có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội. Tiếp cận cấu trúc - hệ thống là một phương pháp đã
mang lại hiệu quả cao trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đặc biệt là
khoa học sinh học nhằm tìm ra những quy luật bản chất của sự sống. Tiếp cận
cấu trúc - hệ thống đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy học các môn học ở

trường phổ thông nói chung và trong dạy học sinh học nói riêng.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Điều tra thực trạng khả năng nhận thức và vận dụng quan điểm
hệ thống trong dạy học sinh học.

2.1.1. Cách tiến hành
Chúng tôi đã tiến hành điều tra 50 giáo viên dạy môn sinh học ở các
trường THCS thuộc 2 huyện: Lạng Giang và Yên Dũng về việc sử dụng các
phương pháp dạy học cơ bản hiện nay, sự hiểu biết về quan điểm hệ thống và
vận dụng quan điểm hệ thống trong dạy học sinh học bằng phiếu điều tra với
các câu hỏi trắc nghiệm và các câu hỏi mở [phần phụ lục].
2.1.2. Kết quả điều tra:
Bảng 1.4. Các phương pháp dạy học và mức độ áp dụng của GV
Tần suất sử dụng
Hình thức
Tổng số
GV
Không Đôi khi
Luôn
luôn
Tỉ lệ
Thuyết trình 50 12 6 36%
Dạy học nêu vấn đề 50 22 8 60%
Làm việc nhóm 50 23 12 50%
PP tiếp cận hệ thống 50 9 9 36%
Phương pháp vấn đáp 50 31 8 78%
Xemina 50 0 0 0 0%
Dự án 50 0 0 0 0%
Tự học 50 10 5 30%
Dã ngoại 50 0 0 0 0%


Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 17

Qua số liệu thu được từ bảng 1.4 cho thấy:
Cơ bản giáo viên đã biết phối hợp nhiều phương pháp trong dạy học, trong
đó tỉ lệ giáo viên sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh là
khá cao (78% đối với phương pháp vấn đáp, 50% đối với hoạt động nhóm), tuy
nhiên các phương pháp kích thích hoạt động tự nghiên cứu, khái quát vấn đề và
tư duy hệ thống còn thấp (Xemina 0%, tự học 30%, PP tiếp cận hệ thống 36%).
Điều này chứng tỏ vai trò của giáo viên vẫn là chủ yếu trong việc đưa ra nội dung
kiến thức, học sinh vẫn còn thụ động, khả năng khái quát và giải quyết các vấn đề
mang tính hệ thống chương trình còn hạn chế.
Bảng 1.5. Kết quả điều tra hiểu biết của GV về quan điểm hệ thống và
vận dụng quan điểm hệ thống trong dạy học sinh học.
Quan điểm hệ thống Vận dụng quan điểm hệ thống trong
dạy học
Tổng số
GV được
điều tra
Nắm rõ Không
nắm rõ
Không
biết
Thường
xuyên
Không thường
xuyên
Không
vận dụng
50 18

(36,0%)
26
(52,0%)

6
(12,0%)
14
(28%)
16
(32%)
20
(40%)

Từ số liệu của bảng 1.5. cho ta thấy tỉ lệ GV trả lời nắm rõ quan điểm hệ
thống là thấp (36,0%), tỉ lệ GV không nắm rõ hoặc không biết về quan điểm hệ
thống là rất cao (64,0%). Tỉ lệ GV vận dụng quan điểm hệ thống thường xuyên
còn thấp (28%).
Nguyên nhân chủ yếu là GV không được nghiên cứu trong khi học ở các
trường chuyên nghiệp, ít được tập huấn trong quá trình bồi dưỡng GV. Trong
khi tài liệu bồi dưỡng viết cho GV là không có. 100% GV đều cho rằng nên tập
huấn quan điểm hệ thống cho GV.
2.2. Điều tra chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh
2.1.1. Cách tiến hành
Chúng tôi tiến hành điều tra khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh
bằng các bài kiểm tra viết 45 phút. Kiểm tra 410 học sinh lớp 9 của 5 trường
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 18

THCS, mỗi trường chúng tôi chọn 2 lớp có trình độ nhận thức tương đương
(một lớp sau này làm đối chứng, một lớp lấy làm thực nghiệm), bài kiểm tra
được chấm theo thang điểm 10.

Nội dung kiểm tra gồm 5 câu hỏi tự luận, trong đó 2 câu hỏi nhận biết (tái
hiện kiến thức trong phạm vi một bài), 3 câu hỏi thông hiểu và vận dụng (có nội
dung khái quát của một chương và nhiều chương trong một phần học)
2.1.2. Kết quả điều tra
Bảng 1.1. Tỉ lệ phân hóa điểm của các câu hỏi kiểm tra
Số học sinh đạt điểm (%) Loại bài
kiểm tra
Số lượng
học sinh
tham gia
Câu 1 Câu 2 Câu3 Câu 4 Câu 5
15 phút 410
45,4 33, 3 12,0 5,6 3,7
45 phút 410
44,8 37,0 11,0 5,4 1,8

Qua phân tích các bài kiểm tra cho thấy:
Đối với những câu hỏi đơn giản: Câu hỏi đòi hỏi ghi nhớ sự kiện, câu hỏi
kiểm tra cấu trúc, chức năng riêng biệt của từng đơn vị kiến thức trong một bài
(câu 1, câu 2) thì học sinh làm tốt, tỉ lệ đạt yêu cầu khá cao (78,7 đối với đề 15
phút; 81,8 đối với đề kiểm tra 45 phút).
Đối với những câu hỏi mang tính tổng quát: Câu hỏi thể hiện mối quan hệ
giữa các đơn vị kiến thức trong một bài, trong một chương và nhiều chương
trong một phần học (về liên hệ giữa cấu trúc, chức năng), (câu 3, câu 4, câu 5)
thì tỉ lệ học sinh làm đúng thường thấp (21,3% đối với bài 15 phút; 18,2% đối
với bài 45 phút), mức độ khái quát các cao thì tỉ lệ học sinh làm đúng càng thấp
(tỉ lệ trung bình của câu 3 là 11, 5%, của câu 4 là 5,5% và của câu 5 là 2,75%).
Điều này chứng tỏ đa số học sinh vẫn chủ yếu là học thuộc, khả năng
thông hiểu và vận dụng kiến thức còn hạn chế đặc biệt là những kiến thức liên
thông, như vậy thì tư duy phân tích, tổng hợp và so sánh cũng còn hạn chế.


Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 19

2.3. Phân tích cấu trúc, nội dung chương trình sinh học lớp 9
2.3.1. Về cấu trúc chương trình
Số tiết
Nội dung
Lí thuyết Bài tập Thực hành Ôn tập Kiểm tra
Phần I. Di truyền và biến dị
Chương I. Các thí nghiệm
của Menđen

05

01

01

-

-
Chương II. Nhiễm sắc thể 06 - 01 - -
Chương III. ADN và gen 05 - 01 - 01
Chương IV. Biến dị 05 01 02 - -
Chương V. Di truyền học
người
03 - - - -
Chương VI. Ứng dụng di
truyền học
05 01 02 01 01

Phần II. Sinh vật và môi
trường
Chương I. Sinh vật và môi
trường

04

-

02

-

-
Chương II. Hệ sinh thái 04 01 02 - 01
Chương III. Con người, dân
số và môi trường
03 - 02 - -
Chương IV. Bảo vệ môi
trường
03 01 01 03 01
Tổng cộng 43 05 14 04 04

2.3.2. Về nội dung
Phần Chương Kiến thức và kỹ năng cần đạt
Di
truyền
học
Chương I:
Các thí

nghiệm của
Men Đen
- Hệ thống khái niệm: Khái niệm Di truyền học,
phân biệt hiện tượng di truyền và biến dị; tính trạng,
cặp tính trạng tương phản, nhân tố di truyền, kiểu
gen, kiểu hình…;
- Phương pháp nghiên cứu di truyền của Men Đen;
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 20

- Nội dung các quy luật của Men Đen, bản chất của
sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền trong
các quy luật di truyền của Men Đen;
- Ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu
quy lật di truyền của Men Đen;
- Hình thành tư duy nghiên cứu khoa học; xác định
được kiểu gen, kiểu hình, sơ đồ lai; biết các tính xác
xuất xuất hiện tỉ lệ các KG, KH…





Chương II:

Nhiễm Sắc
Thể
- Các khái niệm: NST, bộ NST, cặp NST tương
đồng, cặp alen tương ứng, cromatit…;
- Phân biệt được đặc trưng của bộ NST với đặc
trưng NST; NST thường NST giới tính…;

- Cấu trúc của NST nhân sơ và nhân thực, chức
năng của NST; các quá trình sinh học của NST (NP,
GP, thụ tinh); sự vận động của NST và ý nghĩa của
các kỳ phân bào…;
- Các đặc điểm của vật chất di truyền ở cấp độ TB
- Cơ chế xác định gới tính, các yếu tố ảnh hưởng
đến sự phân hóa giới tính, ý nghĩa lý luận và thực
tiễn khi nghiên cứu di truyền giới tính;
- Các thí nghiệm của Moocgan, cơ sở tế bào học, ý
nghĩa lý luận và thực tiễn của di truyền liên kết;
- Phân biệt được di truyền độc lập và di truyền liên
kết, xác định được KG, KH trong trường hợp di
truyền liên kết;
- Kỹ năng quan sát kính hiểm vi, phát hiện NST…
Chương III

AND và
Gen
- Cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của AND,
ARN, Pr; tính đặc thù, đặc trưng của các phân tử; các
đặc điểm của vật chất di truyền ở cấp độ phân tử;
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 21

- Các quá trình sinh học ở cấp độ phân tử (Tái bản,
phiên mã, giải mã), ý nghĩa của chúng;
- Mối quan hệ ADN - ARN - Pr - Tính trạng
- Quan sát, lắp ráp được mô hình ADN; giải thích
được một số hiện tượng di truyền liên quan đến vật
chất di truyền…
Chương

IV:
Biến dị
- Các khái niệm: Biến dị, đột biến, thể đột biến, đột
biến gen, đột biến NST, thể dị bội, thể đa bội
- Nguyên nhân, cơ chế phát sinh, cơ chế biểu hiện
đột biến gen, đột biến NST; hậu quả, vai trò của đột
biến trong tiến hóa và trong chọn giống;
- Khái niệm thường biến, mức phản ứng; đặc điểm
và vai trò của thường biến; mối quan hệ giữa KG -
MT - KH. Phân loại được các loại biến dị theo hệ
thống, nhận biết các loại thể đột biến và thường biến

Chương V:
Di truyền
người
- Các phương pháp cơ bản nghiên cứu DTH người,
điểm khác biệt gữa nghiên cứu DTH người với sinh
vật khác.
- Phân biệt được bệnh và tật di truyền, một số bệnh,
tật di truyền ở người. Nguyên nhân, hậu quả và cách
phòng ngừa.
- Biết cách lập, đọc sơ đồ phả hệ.
Chương
VI:
Ứng dụng
di truyền
- Khái quát được việc ứng dụng kiến thức di truyền
vào trong công tác chọn giống hiện nay;
- Các phương pháp tạo ra nguồn biến dị nhân tạo;
- Nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả và ứng dụng của

các hiện tượng thoái hóa giống, ưu thế lai;
- Biết và thu thập tư liệu về thành tựu chọn giống ở
địa phương, ở Việt Nam.
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 22


Chương I:
Sinh vật và
môi trường

- Hệ thống các khái niệm: sinh thái, STH, môi
trường, các NTST, giới hạn sinh thái;
- Ảnh hưởng của một số NTST cơ bản lên đời sống
của sinh vật; phản ứng thích nghi của sinh vật với
môi trường;
- Mối quan hệ cùng loài, mối quan hệ khác loài; vai
trò của các mối quan hệ trong quần xã sinh vật.
- Nhận biết một số nhân tố trong môi trường.
Chương II:

Hệ sinh
thái
- Các khái niệm quần thể, quần xã, hệ sinh thái,
chuỗi, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng;
- Các đặc trưng cơ bản của quần thể, quần xã; các
mối quan hệ trong quần xã và hệ sinh thái; hiện
tượng và cơ chế duy trì cân bằng sinh học.
- Biết các dấu hiệu nhận biết quần thể, quần xã và
HST, lập và đọc được chuỗi, lưới thức ăn.
Sinh

Vật và
môi
trường
Chương
III, IV:
Con người
dân số và
bảo vệ môi
trường
- Các khái niệm: môi trường, tài nguyên tái sinh, tài
nguyên không tái sinh, ô nhiễm môi trường; đa dạng
sinh học, pháp triển bền vững…
- Nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp khắc phục
ô nhiễm môi trường; tác động của con người trong
vấn đề môi trường.
- Vai trò của các hệ sinh thái, tài nguyên và các
phương pháp sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, phát triển bền vững; nắm được luật bảo vệ
môi trường, liên hệ ở địa phương trong vấn đề bảo
vệ môi trường./.



Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 23

Chương II
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỆ THỐNG
TRONG NGHIÊN CỨU PHẦN DI TRUYỀN HỌC

CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN

CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
I. CẤU TRÚC CỦA AXIT NUCLEIC
1.1. Cấu trúc ADN
1.1.1. Cấu trúc hóa học của ADN
- ADN luôn tồn tại trong nhân tế bào và có mặt ở cả ti thể, lạp thể. ADN
chứa các nguyên tố hóa học chủ yếu C, H, O, N và P.
- ADN là đại phân tử, có khối lượng phân tử lớn, chiều dài có thể đạt tới
hàng trăm micromet khối lượng phân tử có từ 4 đến 8 triệu, một số có thể đạt
tới 16 triệu đơn vị các bon.
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi nucleotit có ba thành phần,
trong đó thành phần cơ bản là bazơnitric. Có 4 loại nuleotit mang tên gọi của
các bazơnitric, trong đó A và G có kích thước lớn, T và X có kích thước bé.
- Trên mạch đơn của phân tử ADN các đơn phân liên kết với nhau bằng
liên kết hoá trị là liên kết được hình thành giữa đường C
5
H
10
O
4
của nucleotit
này với phân tử H
3
PO
4
của nucleotit bên cạnh. Liên kết hoá trị là liên kết rất
bền đảm bảo cho thông tin di truyền trên mỗi mạch đơn ổn định kể cả khi ADN
tái bản và phiên mã.
- Từ 4 loại nucleotit có thể tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN ở
các loài sinh vật bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố của nucleotit.
1.1.2. Cấu trúc không gian của ADN (Mô hình Oatxơn và Cric)

- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn (mạch polinucleotit)
quấn song song quanh một trục tưởng tượng trong không gian theo chiều từ
trái sang phải (xoắn phải) như một thang dây xoắn: tay thang là phân tử đường
(C
5
H
10
O
4
) và axit photphoric xắp xếp xen kẽ nhau, mỗi bậc thang là một cặp
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 24

bazơnitric đứng đối diện nhau và liên kết với nhau bằng liên kết hiđro theo
nguyên tắc bổ sung (NTBS). Đó là nguyên tắc A của mạch đơn này có kích
thước lớn bổ sung với T của mạch đơn kia có kích thước bé và nối với nhau
bằng 2 liên kết hiđro. G của mạch đơn này có kích thước lớn bổ sung với X
của mạch đơn kia có kích thước bé và nối với nhau bằng 3 liên kết hiđro và
ngược lại.
- Trong phân tử ADN, do các cặp nucleotit liên kết với nhau theo NTBS
đã đảm bảo cho chiều rộng của chuỗi xoắn kép bằng 20 Ǻ, khoảng cách giữa
các bậc thang trên các chuỗi xoắn bằng 3,4 Ǻ, phân tử ADN xoắn theo chu kì
xoắn, mỗi chu kì xoắn có 10 cặp nucleotit, có chiều cao 34 Ǻ.
- ADN của một số loài virut chỉ gồm một mạch polinucleotit. ADN của
vi khuẩn và ADN của lạp thể, ti thể lại có dạng vòng khép kín.
1.1.3. Tính đặc trưng của phân tử ADN
- ADN đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự phân bố các nucleotit,
vì vậy từ 4 loại nucleotit đã tạo nên nhiều loại phân tử ADN đặc trưng cho mỗi loài.
- ADN đặc trưng bởi tỉ lệ
A+T
G+X


- ADN đặc trưng bởi số lượng, thành phần trình tự phân bố các gen
trong từng nhóm gen liên kết.
1.2. Cấu trúc ARN
- ARN là một đa phân tử được cấu tạo từ nhiều đơn phân
- Có 4 loại nucleotit tạo nên các phân tử ARN: ađenin, uraxin, xitozin,
guanin, mỗi đơn phân gồm 3 thành phần: bazơnitric, đường ribozơ (C
5
H
10
O
5
),
phân tử H
3
PO
4
.
- Trên phân tử ARN các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hoá học
(liên kết phot phodieste) giữa đường C
5
H
10
O
5
của nucleotit này với phân tử
H
3
PO
4

của nucleotit bên cạnh.
- Có 3 loại ARN: rARN chiếm 70-80%, tARN chiếm 10-20%, mARN
chiếm 5-10%.
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 25

- Mỗi phân tử mARN có khoảng 600 đến 1500 đơn phân, tARN gồm 80
đến 100 đơn phân, trong tARN ngoài 4 loại nucleotit kể trên còn có 1 số biến
dạng của các bazơnitric (trên tARN có những đoạn xoắn giống cấu trúc ADN,
tại đó các nucleotit liên kết với nhau theo NTBS (A-U, G-X). Có những đoạn
không liên kết được với nhau theo NTBS vì chứa những biến dạng của các
bazơnitric, những đoạn này tạo thành những thuỳ tròn. Nhờ cách cấu tạo như
vậy nên mỗi tARN có hai bộ phận quan trọng: bộ ba đối mã (anticodon) và
đoạn mang axit amin có tận cùng là adenin.
- Phân tử rARN có dạng mạch đơn, hoặc quấn lại tương tự tARN trong
đó có tới 70% số nucleotit có liên kết bổ sung. Trong tế bào nhân có tới 4 loại
rARN với số nucleotit 160 đến 130000.
- Ba loại ARN tồn tại trong các loài sinh vật mà vật chất di truyền là
ADN. Ở những loài virut vật chất di truyền là ARN thì ARN của chúng có
dạng mạch đơn.
II. CẤU TRÚC PROTEIN
2.1. Cấu trúc hoá học
- Là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố cơ bản C, H, O, N thường có
thêm S và đôi lúc có P.
- Thuộc loại đại phân tử, phân tử lớn nhất dài 0,1 micromet, phân tử
lượng có thể đạt tới 1,5 triệu đvC.
- Thuộc loại đa phân tử, đơn phân là các axit amin.
- Có 20 loại axit amin tạo nên các protein, mỗi axit amin có 3 thành phần: gốc
cacbon (R), nhóm amin (-NH
2
), nhóm cacboxyl (-COOH), chúng khác nhau bởi gốc

R. Mỗi axit amin có kích thước trung bình 3 Ǻ, khối lượng khoảng 110 d.v.c
- Trên phân tử protein, các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết
peptit đó là liên kết giữa nhóm amin của axit amin này với nhớm cacboxyl của
axit amin bên cạnh cùng nhau mất đi một phân tử nước. Nhiều liên kết peptit
tạo thành một chuỗi polipeptit.

×