TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN
CHƯƠNG TRÌNH MBA LIÊN KẾT TẠI TP.HCM
GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo
Lớp: MBA12B
Thực hiện: Nhóm 8
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
TP.HCM, THÁNG 10, 2013
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 2
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
THÀNH VIÊN THỰC HIỆN
Nhóm 08 – MBA12B
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 3
STT
HỌ & TÊN MSSV ĐÁNH GIÁ
1 VŨ NGỌC NAM MBA12B 022 100%
2 NGUYỄN QUỲNH NHƯ MBA12B 026 100%
3 BÙI THỊ TUYẾT NHUNG MBA12B 027 100%
4 TRẦN NGỌC HUY MBA12B 021 100%
5 TRƯƠNG TOÀN PHONG MBA12B 028 100%
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
...
TP.HCM, ngày tháng năm 2013
Giảng viên hướng dẫn
TS. HOÀNG THỊ PHƯƠNG THẢO
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 4
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
MỤC LỤC
I. VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ 7
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 8
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 8
IV. THÔNG TIN THỨ CẤP 8
IV.1 Giới thiệu chung: 8
IV.2 Tổng quan về các chương trình MBA liên kết tại TPHCM hiện nay 8
IV.2.1 Loại 1: 8
IV.2.2 Loại 2: 9
IV.2.3 Loại 3: 9
IV.3 Sự quan tâm của dư luận về việc học MBA liên kết 10
IV.4 Một số tiêu cực hiện nay 11
IV.5 Xu hướng lựa chọn của học viên 12
V. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 12
V.1 Nghiên cứu trước 12
V.2 Cơ sở lý thuyết 13
V.2.1 Quyết định lựa chọn: 13
V.2.2 Nỗ lực truyền thông 14
V.2.3 Mối quan hệ của nỗ lực truyền thông và quyết định lựa chọn: 15
V.2.4 Danh tiếng chương trình 15
V.2.5 Mối quan hệ của danh tiếng chương trình và quyết định lựa chọn 16
V.2.6 Khuyến nghị của người quen 17
V.2.7 Mối quan hệ giữa khuyến nghị của người quen và quyết định lựa chọn 17
V.2.8 Kỳ vọng nghề nghiệp 18
V.2.9 Mối quan hệ giữa kỳ vọng nghề nghiệp và quyết định lựa chọn 18
V.2.10 Đặc điểm chương trình 19
V.2.11 Mối quan hệ của đặc điểm chương trình và quyết định lưa chọn 19
V.2.12 Hỗ trợ tài chính 19
V.2.13 Mối quan hệ của hỗ trợ tài chính và quyết định lưa chọn 20
V.2.14 Đặc tính cố định 20
V.2.15 Mối quan hệ của đặc tính cố định và quyết định lưa chọn 21
V.3 Giả thiết và mô hình 21
V.3.1 Giả thuyết 21
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 5
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
V.3.2 Mô hình nghiên cứu 21
VI. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 22
VI.1 Phương pháp: 22
VI.2 Bảng câu hỏi định tính 22
VII. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 23
VII.1 Qui mô mẫu: 23
VII.2 Phương pháp chọn mẫu định lượng 23
VII.3 Phương pháp phỏng vấn 23
VII.4 Bảng câu hỏi định lượng 23
VIII. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU 23
VIII.1 Chuẩn bị dữ liệu 23
VIII.2 Đánh giá độ tin cậy của thang do 24
VIII.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) 24
VIII.4 Phân tích mô hình hồi qui 25
VIII.5 Dò tìm các vi phạm 25
VIII.6 Kết luận và giải thích phương trình hồi qui 25
IX. NGÂN SÁCH VÀ THỜI GIAN BIỂU 26
IX.1 Ngân sách nghiên cứu 26
IX.2 Thời gian biểu 27
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
XI. PHỤ LỤC 30
XI.1 PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 30
XI.2 PHỤ LỤC 2: BẢN CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG 32
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 6
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
I. VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ
Trong vài năm trở lại đây, các trường đại học quốc tế ồ ạt mở các chương trình
MBA liên kết hoạt động song song với các chương trình MBA trong nước của các
trường đại học. Đi kèm với sức nóng của nhu cầu lấy bằng MBA của các nhà quản trị
trẻ đã tạo nên cuộc cạnh tranh khốc liệt. Điều này đã tạo ra sự lúng túng khi chọn
chương trình học và trường học của các doanh nhân cũng như nhân viên các công ty
do thông tin quá nhiều. Chương trình MBA trong nước có số lượng tuyển sinh giới hạn
và việc thi đầu vào rất gay gắt nên việc chọn một chương trình MBA liên kết để học là
quyết định khá sáng suốt. Nhưng để đồng tiền được đầu tư đúng chỗ và kiến thức thu
được giá trị cao thì rất khó khăn.
Chương trình MBA liên kết hiện nay chưa kể đến chất lượng thì rất phù hợp về
thời gian, chi phí cũng như sự linh hoạt và nó cơ hội lớn cho người học được tiếp cận
như kiến thức hiện đại, suy nghĩ mang tầm quốc tế và bằng cấp giá trị.
Những ưu điểm nêu trên cho thấy chương trình MBA liên kết rất tốt cho người
Việt Nam ở nhiều mặt nhưng yếu tố chất lượng, uy tín và văn bằng có được chấp nhận
không đang là yếu tố rất được quan tâm.
Để thu hút được nhiều học viên và có định hướng phát triển thích hợp trong
thời gian tới, các trường cần biết thông tin về quyết định lựa chọn và các yếu tố ảnh
hưởng tới quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết. Sự hiểu biết về sự khác biệt
trong tiêu chí lựa chọn các chương trình MBA liên kết mang lại thông tin có giá trị cho
sự phát triển của các trường. Do đó cần có một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới
quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết tại TP HCM.
Nghiên cứu phải trả lời được hai vấn đề chính: Những nhân tố nào tác động đến
quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết? Cần làm gì để chương trình MBA
liên kết trở nên thu hút hơn?
Với sự quan tâm tới lĩnh vực giáo dục, nhóm thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định chọn chương trình cao học liên kết tại Thành Phố Hồ Chí
Minh”.
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 7
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên
kết tại TPHCM.
- Cung cấp cơ sở và các giải pháp cho phòng đào tạo các trường đại học xây
dựng, chọn lựa và cải thiện chương trình MBA liên kết, tạo sức hút cho học viên.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là sinh viên, nhân viên có nhu cầu học MBA liên kết.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các buổi hội thảo, ngày hội tuyển sinh tại TP
HCM
IV. THÔNG TIN THỨ CẤP
IV.1 Giới thiệu chung:
Về cơ bản, MBA là một bằng cấp chứng nhận bạn đã có khả năng chung về tất
cả các vai trò, chức năng quản lí chủ yếu mà bạn sẽ thấy ở một công ty hiện đại.
MBA có nguồn gốc từ Mỹ, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm những cách tiếp cận
khoa học đối với việc quản lý của các công ty Mỹ vào những năm đầu thế kỷ 20.
Chương trình MBA liên kết là chương trình đào tạo chứng chỉ MBA tại Việt
Nam, do một đơn vị giáo dục Việt Nam hợp tác với đơn vị đào tạo nước ngoài cung
cấp chương trình. ()
IV.2 Tổng quan về các chương trình MBA liên kết tại TPHCM hiện nay
Chương trình MBA liên kết tại Việt Nam rất phong phú và đa dạng về chất
lượng, giá cả cũng như giáo trình. Hiện nay có thể phân chương trình này thành ba loại
phân theo chất lương và đặc điểm chương trình học.
IV.2.1 Loại 1:
Là loại cao cấp nhất. Đây là các chương trình được ký kết cụ thể giữa 2 trường
Đại học của 2 quốc gia. Chương trình này có thời lượng giảng dạy của các giảng viên
nước ngoài trên 60% thời gian học, với giáo trình chất lượng gần với chương trình gốc
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 8
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
tại nước sở tại. Do đó, đầu vào các chương trình này thường đòi hỏi tiếng Anh cao và
tất nhiên mức học phí cũng không hề rẻ.
Ví dụ:
+ Chương trình MBA của CFVG, học viên tại CFVG chiếm khoảng 15% tổng số các
học viên đăng ký vào các chương trình MBA liên kết. (Nguồn: Nghiên cứu thị trường
các chương trình Thạc sĩ về quản lý tại Việt Nam)
+ Khóa đào tạo Thạc sĩ QTKD MBA tại Việt Nam của ĐH Tổng hợp Hawaii -
Chương trình thiết kế theo tiêu chuẩn của tổ chức Quốc Tế AACSB (chỉ dành cho
25% những trường QTKD hàng đầu tại Mỹ).
+ Chương trình liên kết đào tạo MBA của học viện tài chính và đại học
Gloucestershire
IV.2.2 Loại 2:
Là các chương trình được xây dựng theo dạng học chế tín chỉ. Một phần chương
trình được giảng dạy tại Việt Nam, sau đó được chuyển đổi để tiếp tục theo học 1 phần
chương trình do phía nước ngoài dạy (E-learning, distance learning…). Do xây dựng
theo dạng kết hợp nên đầu vào chương trình người học có thể bổ sung trong quá trình
học, chất lượng gần với chương trình gốc và học phí khá mềm. Với bằng cấp có giá trị
quốc tế tương đương với du học thì đây là một lựa chọn tốt cho người học.
Ví dụ:
Chương trình CSU
ĐH Quốc gia Hà Nội - ĐH La Trobe (Úc)
ĐH Quốc gia Hà Nội liên kết với ĐH Impac (Mỹ)
ĐH Kinh tế TP.HCM liên kết với phòng Công nghiệp Paris (Pháp)
ĐH Mở - TP.HCM: MBA liên kết với ĐH Tự do Bruxelles (Bỉ)
ĐH RMIT Việt Nam
IV.2.3 Loại 3:
Là các chương trình không rõ nguồn gốc với mức giá khá thấp. Các chương trình
này thường không có đầu vào, địa điểm đào tạo không được đặt trong môi trường giáo
dục, hầu hết là giảng viên người Việt dạy và mức học phí khá thấp.
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 9
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
Ví dụ: Viện Kế toán và quản trị doanh nghiệp (IABM) liên kết không phép với ĐH
Adam và ĐH Quốc tế Mỹ (IAU), Học viện ERC (Singapore)
IV.3 Sự quan tâm của dư luận về việc học MBA liên kết
Ngày nay, các chương trình MBA lên kết ngày càng thu hút được nhiều sự quan
tâm của người học hơn. Tuy nhiên, thông tin cung cấp về các chương trình này ở Việt
Nam còn khá hạn chế, do đó một phần nào gây khó khăn cho đối tượng có nhu cầu
theo học
Có nhiều tiêu chí cần cân nhắc khi lựa chọn chương trình MBA liên kết. Đầu tiên
cần chú ý đến danh tiếng hay thứ hạng của các trường nước ngoài sẽ cấp bằng vì các
trường nước ngoài có biên độ khá rộng về tiêu chuẩn chất lượng và quan điểm giảng
dạy. Có một vài cơ sở để đánh giá một trường đại học quốc tế như thứ bậc của trường
hay chương trình thuộc trường trong các bảng xếp hạng uy tín và các tổ chức kiểm
định công nhận chương trình của các trường này. Cụ thể trong ngành quản trị kinh
doanh có một số tổ chức kiểm định (accreditation) uy tín như AACSB, AMBA,
ACBSP, IACBE, và FIBAA. Các trường hay chương trình quản trị kinh doanh được
các tổ chức này kiểm định và công nhận là các trường uy tín, chất lượng đảm bảo.
Bên cạnh uy tín của các trường quốc tế, uy tín của đối tác trong nước (liên kết)
cũng hết sức quan trọng. Vì tất cả chương trình được vận hành tại Việt Nam, do đối
tác Việt Nam chịu trách nhiệm, nên chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào đối tác này.
Các vấn đề cần xem xét: Họ có kinh nghiệm tổ chức và phục vụ giảng dạy chất lượng
cao? Cơ sở vật chất (phòng học, thư viện, thư viện online, các dịch vụ chức năng khác)
có đảm bảo chất lượng quốc tế? Cũng cần cam kết của các chương trình này về đội
ngũ giảng viên. Thông thường thì có 1 tỷ lệ nhất định giảng viên quốc tế và giảng viên
trong nước. Điều này không đáng lo ngại. Nhưng cần biết rõ ai, giảng viên nào sẽ
tham gia giảng dạy và uy tín học thuật của họ có đảm bảo không. Có rất nhiều chương
trình được mở ra mà không chuẩn bị được đội ngũ giảng dạy nên rất bị động khi sắp
xếp lịch học cho học viên.
Bên cạnh giảng viên, một số chương trình như MSM hay MCI còn cung cấp các
dịch vụ trợ giảng. Đây là một dịch vụ giá trị gia tăng khá quan trọng khi giảng viên
người nước ngoài sẽ về nước sau khi giảng dạy, việc này sẽ giúp học viên giải đáp các
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 10
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
thắc mắc liên quan đến bài giảng. Liên quan đến chất lượng giảng dạy, người học cũng
cần chú ý đến nội dung các môn/ chuyên đề được giảng dạy. Nên đọc chi tiết các tóm
tắt môn học (course description) và nếu được thì đọc cả nội dung chi tiết môn học
(course syllabus). Đừng chỉ chú trọng vào số lượng (nhiều) và tên môn học vì những
thứ này thường không thể hiện đúng bản chất chất một chương trình.
Một điểm quan trọng nói lên chất lượng và uy tín của một chương trình MBA
chính là đội ngũ những cựu học viên. Nếu đội ngũ này đến từ các doanh nghiệp lớn,
tên tuổi, bản thân các cựu học viên là những nhân vật có uy tín trong xã hội thì đây
chính là thước đo chất lượng quan trọng. Trước khi quyết định chọn học nên gọi điện
hay nói chuyện với một vài cựu học viên để có những thông tin chi tiết hơn. Cuối
cùng, nhưng không kém phần quan trọng là chi phí. Có thể khẳng định rằng không thể
có một chương trình MBA chất lượng cao giá rẻ. MBA là một khoản đầu tư lớn nhưng
nếu biết đầu tư đúng chỗ sẽ là một khoản đầu tư sáng giá cho tương lai.
IV.4 Một số tiêu cực hiện nay
Gần đây, Thanh tra Chính phủ (TTCP) phát hiện hầu hết các đối tác liên danh liên
kết đều chưa được xếp hạng hoặc có thứ hạng còn thấp hơn các trường của Việt Nam.
Qua kiểm tra hồ sơ của 20 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài của trường
Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), TTCP phát hiện có 16 chương trình không có
thủ tục xác nhận tư cách pháp nhân của đối tác; 12 chương trình có nội dung đề án
không đầy đủ theo quy định. Hồ sơ sinh viên không có giấy báo trúng tuyển, tốt
nghiệp MBA không phải viết luận văn và bảo vệ tốt nghiệp là những chuyện khó tin
nhưng có thật và tồn tại khá phổ biến trong các hình thức đào tạo liên kết, liên doanh
hiện nay. ()
Nếu hiểu quy trình MBA của nước ngoài thì đó là mô hình để mọi người kinh
doanh có kinh nghiệm trong các lĩnh vực học hỏi lẫn nhau và tạo thêm mối quan hệ
cộng đồng kinh doanh bền vững. Trong khi đó, hệ thống đào tạo thạc sĩ công của ta lại
mang đậm tính lý thuyết và học thuật.
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 11
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
IV.5 Xu hướng lựa chọn của học viên
Lựa chọn chương trình học MBA liên kết giữa các trường Đại học tại Việt Nam
và các trường uy tín trên thế giới, được Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam công nhận và
học phí phù hợp đang là ưu tiên hàng đầu của các học viên. Ngoài ra thuận lợi về thời
gian học là yếu tố giúp ngày càng có nhiều người theo học MBA hơn. Hầu hết các
chương trình liên kết đào tạo MBA tại Việt Nam hiện nay được tổ chức theo hình thức
bán thời gian: Các buổi tối hoặc ngày nghỉ cuối tuần. Vì vậy vẫn có thể sắp xếp công
việc để theo học. Thêm nữa, học MBA chủ yếu dựa vào tư duy cá nhân, không bó
buộc trong kiến thức sách vở và mang tính thực tiễn cao nên thu hút ngày càng đông
học viên.
V. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
V.1 Nghiên cứu trước
Chapman (1981) đã đề nghị một mô hình tổng quát của việc lựa chọn trường
đại học của các học sinh . Dựa vào kết quả thống kê mô tả, ông cho thấy có 2 nhóm
yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường đại học của học sinh. Thứ nhất là
đặc điểm của gia đình và cá nhân học sinh. Thứ hai là một số yếu tố bên ngoài ảnh
hưởng cụ thể như các cá nhân có ảnh hưởng, các đặc điểm cố định của trường đại học
và nỗ lực giao tiếp của trường đại học với các học sinh.
Carrel và Schoenbachler (2001): "cân nhắc quyết định" của sinh viên trong việc
lựa chọn chương trình MBA điều hành (CEO MBA). Carrel và Schoenbachler (2001)
đã nghiên cứu về việc "cân nhắc quyết định" của sinh viên trong việc lựa chọn một
chương trình MBA điều hành, cũng như “cân nhắc tài trợ” mà các công ty sử dụng khi
quyết định hỗ trợ tài chính cho nhân viên theo đuổi chương trình MBA điều hành. Các
nhà nghiên cứu đã phân loại các cân nhắc như yếu tố cá nhân, học vấn, tài chính, hoặc
"yếu tố khác",… và đã phát hiện ra rằng yếu tố quan trong nhất ảnh hưởng đến quyết
định chọn chương trình MBA là nhu cầu về kiến thức mới (nằm trong “yếu tố cá
nhân”), tiếp theo là sự tiện lợi và linh hoạt của thời khóa biểu các lớp (nằm trong "các
yếu tố khác"). Phát hiện của họ cho thấy rằng sinh viên quan tâm đến việc nâng cao
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 12
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
hiệu suất công việc sau khi hoàn thành khóa học và không gây ảnh hưởng đến lịch làm
việc.
Heslop và Nadeau (2010) đã tìm hiểu cách đánh giá trường "ưa thích nhất“ của
các sinh viên và sử dụng phương pháp này để gián tiếp xác định những yếu tố nào là
quan trọng đối với các ứng viên. Heslop và Nadeau (2010) đã phân loại các yếu tố ảnh
hưởng thành 3 loại: Yếu tố trước mắt (“khối lượng chương trình có tính thử thách” và
“học tập tại các khu chức năng quản lý”), yếu tố ngắn hạn (“đang phát triển một mạng
lưới quan hệ kinh doanh”, “học về quyết định chiến lược, lãnh đạo và kỹ năng giao
tiếp”; “học cách làm việc theo nhóm và quản lý thay đổi và đổi mới”; “nghiên cứu cả
lý thuyết kinh doanh và thực hành kinh doanh”) và yếu tố dài hạn (“chuẩn bị cho sự
nghiệp của bản thân”). Họ cho các đáp viên chọn các yếu tố “cần thiết” và các yếu tố
“quan trọng” trong việc lựa chọn học, danh sách các yếu tố “cần thiết” là: được học về
kỹ năng lãnh đạo, khối lượng chương trình áp lực, khả năng phát triển mạng lưới quan
hệ; các yếu tố quan trọng gồm có: địa điểm thuận tiện, triển vọng nghề nghiệp tốt, uy
tín tốt và cơ hội để nghiên cứu lý thuyết cũng như thực hành.
V.2 Cơ sở lý thuyết
V.2.1 Quyết định lựa chọn:
Theo Kotler, quyết định lựa chọn của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi các
nhóm nhân tố nội tại (nhân tố tâm lý và nhân tố cá nhân,) và nhân tố bên ngoài (nhân
tố xã hội và nhân tố văn hóa). Kotler và Fox đã đề xuất mô hình tổng quát thể hiện các
bước tiến hành để ra một quyết định phức tạp, bao gồm 5 bước: Nhận biết nhu cầu ->
Thu thập thông tin -> Đánh giá và lựa chọn giải pháp -> Ra quyết định-> Đánh giá kết
quả sau khi ra quyết định. Quyết định đi học sẽ được đưa ra khi người học đánh giá
được những điểm mình quan tâm, tác động đến mục tiêu của bản than.
Cha mẹ và người than sẽ tác động đến quyết định chọn lựa trường cao đẳng, đại
học của sinh viên, hai yếu tố tác động nhiều nhất đến quyết định của họ là danh tiếng
chương trình và danh tiếng trường (Mujtaba và McAtavey, 2006; Bowers và Pugh,
1973).
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 13
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
Với Clinton(1989) thì thứ hạng của những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn trường cao đẳng, đại học là (1) Khuyến nghị của cha mẹ, (2) Bằng cấp , (3) Chất
lượng chương trình, và (4) Khuyến nghị của bạn bè. Luker, Bowers và Powers (1989)
cho thấy có sự khác biệt về lợi ích khi theo học MBA của nhân viên và chủ doanh
nghiệp , từ đó liệt kê bốn yếu tố hang đầu để họ quyết định học MBA: (1) Mục tiêu
nghề nghiệp, (2) Khả năng xúc tiến, (3) Duy trì tính cạnh tranh và (4) Thu nhập cao
hơn.
Tiếp theo, Heslop và Nadeau (2010) đã tìm hiểu cách các sinh viên đánh giá
trường được ưa thích nhất và sử dụng phương pháp này để gián tiếp xác định những
yếu tố nào là quan trọng đối với các ứng viên.
Fieser (2002) đã thảo luận về những lý do nhân viên đi làm quay trở lại trường
học bằng cách dành 1 phần thời gian của mình để theo học MBA. Nhìn chung, các tác
giả đều đánh giá rằng khi nền kinh tế suy thoái, sự cạnh tranh trong công việc và tình
hình kinh doanh sẽ khiến nhu cầu nâng cao kiến thức và kỹ năng, cụ thể là việc đi học
MBA sẽ được tang cao. Việc tham gia học tập sẽ giúp cải thiện hồ sơ cũng như kỹ
năng của họ, giúp họ có sự chuẩn bị tốt hơn trong môi trường làm việc ngày càng khốc
liệt.
V.2.2 Nỗ lực truyền thông
Theo Miler (1966) truyền thông quan tâm nhất đến tình huống hành vi, trong đó
nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động đến hành vi
của họ. Truyền thông có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống và ảnh hưởng
trực tiếp đến quyết định lựa chọn của người tiêu dùng. Thông tin do trường cung cấp
cho học viên (Cleopatra, 2004) Gồm (1) quy trình đăng ký, (2) thong tin sẵn có, (3) Co
hội nghề nghiệp, (4) Ngành học, (5) Chương trình sau đại học
Nghiên cứu của Chapman(1981) cho thấy nỗ lực truyền thông của các đơn vị
cung cấp chương trình học có ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa của học viên. Trong
những nỗ lực ấy, sự cải thiện hình ảnh của chương trình thông qua các hoạt động giới
thiệu, quảng bá hình ảnh đến các học viên; phát triển các chiến lược thu hút học viên
như giới thiệu học bổng, học bổng du học hay đăng quảng cáo, lên tạp chí, TV hoặc
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 14
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao để lôi kéo sự quan tâm của các học sinh và
gia đình của họ.
Các tài liệu về sự lựa chọn của sinh viên đại học cho thấy quy trình lựa chọn gồm
ba giai đoạn (Jackson 1982; Litten 1982; Chapman 1984; Hossler và Gallagher 1987;.
Hossler và cộng sự, 1989). Hossler và Gallagher (1987) đã đề xuất một mô hình ba
giai đoạn của sự lựa chọn trường đại học. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn tìm kiếm,
trong thời gian này, sinh viên thu thập thông tin về các tổ chức giáo dục cung cấp
chương trình MBA lien kết và lập danh sách các lựa chọn mà họ thực sự quan tâm.
Giai đoạn tìm kiếm bị ảnh hưởng bởi giá trị sơ bộ của sinh viên, hoạt động tìm kiếm
của họ và các hoạt động truyền thông của trường cũng như các chiến dịch thu hút, tìm
kiếm học viên (Chapman, 1981; Hossler và Gallagher, 1987).
V.2.3 Mối quan hệ của nỗ lực truyền thông và quyết định lựa chọn:
Hossler và Gallagher (1987) cho rằng việc tham quan trực tiếp trường học hay
các buổi giới thiệu về trường cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học
sinh. Các khảo sát thực tế cũng cho thấy học viên có nhu cầu về việc tham gia các
chương trình MBA đều bắt đầu bằng việc tìm hiểu thông tin qua các phương tiện
truyền thông. Việc tìm kiếm thông tin càng dễ dàng và uy tín, khối lượng thông tin
càng nhiều… thì người tiêu dùng sẽ dễ dàng chọn lựa chương trình phù hợp và có
những quyết định nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, việc dễ dàng tìm kiếm thông
tin chưa phải là yếu tố quan trọng nhất để ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của
người tiêu dùng. Tuy nhiên đây cũng là biến có ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định
đó. Từ đó cho thấy, nỗ lực truyền thông của đơn vị cung cấp chương trình học càng
cao thì khả năng học viên chọn chương trình đó càng cao.
V.2.4 Danh tiếng chương trình
Theo Blackburn (2011) danh tiếng là từ ngữ chỉ vị thế của chương trình trong xã
hội cộng với sự am hiểu của học viên ở chương trình danh tiếng đó. Đã có nhiều
nghiên cứu ủng hộ rằng danh tiếng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định lựa
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 15
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
chọn chương trình (Chui và Stembridge (1999), Liesch (2001) và nghiên cứu của
James và cộng sự 1999 …)
Trong nghiên cứu của Blackburn (2011) cho thấy đa số các sinh viên MBA đã
chọn học tại Đại học Queensland do ảnh hưởng của danh tiếng. Một số lượng lớn sinh
viên chỉ ra rằng khi họ chọn MBA cả ở Úc và ở nước ngoài , yếu tố quan trọng là lịch
sử của các trường đại học , các tiêu chuẩn học tập, nghiên cứu xuất sắc, thiết bị và thứ
hạng chương trình. Số liệu cho thấy danh tiếng có giá trị như giá trị cảm nhận của
cộng đồng nói chung, ngành công nghiệp hoặc thậm chí quốc gia và nhận thức của
những người khác, đặc biệt là việc sử dụng nguồn lao động ở các trường đại học danh
tiếng . Các sinh viên MBA tin rằng liên kết với một trường đại học nổi tiếng quan
trọng hơn là một trường liên quan đến triển vọng việc làm tương lai của họ.
Những phát hiện này đồng tình với kết quả điều tra gần đây về học viên MBA
được tiến hành bởi Liesch (2001) và nghiên cứu của James và cộng sự (1999 ) danh
tiếng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định lựa chọn
chương trình.
V.2.5 Mối quan hệ của danh tiếng chương trình và quyết định lựa chọn
Trong khảo sát Global MBA Graduate (2005), các yếu tố về danh tiếng của
trường sẽ định hình lựa chọn chương trình liên kết như là: chương trình được công
nhận, uy tín và sự chứng nhận toàn cầu, chất lượng/danh tiếng của giảng viên, bảng
xếp hạng được công bố của chương trình.
Trong nghiên cứu của Chui và Stembridge (1999) nhấn mạnh 2 yếu tố quan trọng
để lựa chọn chương trình: danh tiếng của tổ chức và chương trình giảng dạy. Bên cạnh
đó nghiên cứu của Mujtaba và McAtavey (2006) cũng khẳng định có mối tương quan
thuận giữa danh tiếng chương trình và sự lựa chọn chương trình.
Như vậy danh tiếng chương trình gồm năm thành tố sau: (1) Uy tín, (2) giá trị
học thuật, (3) mức độ nhận biết so với chương trình khác, (4) Công nhận của trường và
(5) Công nhận của giới chuyên môn.
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 16
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
V.2.6 Khuyến nghị của người quen
Theo Chapman (1981), trong việc lựa chọn trường đại học, các học sinh bị
tác động mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và gia đình của chính
họ. Sự ảnh hưởng của các cá nhân này đến các học sinh có thể được thực hiện theo 3
cách sau: (1) Ý kiến của họ ảnh hưởng đến mong đợi về một trường đại học cụ thể
nào đó là như thế nào (2) Họ cũng có thể khuyên trực tiếp về nơi mà học sinh nên
tham dự thi (3) Trong trường hợp là bạn thân, thì chính nơi mà bạn thân dự thi cũng
ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.
Carpenter và Fleishman (1987 ) cho thấy mức độ khuyến khích của cha mẹ tăng
lên thì thành tích của sinh viên cũng tăng lên rõ rệt. Khuyến nghị của cha mẹ có hai
giai đoạn là động lực và chủ động (Cabera và La Nasa 2000). Trong giai đoạn động
lực, cha mẹ duy trì kỳ vọng giáo dục cao cho học sinh, điều này một phần được duy trì
đến khi ra trường, đi làm và họ quyết định học lên cao khi thấy phù hợp. Trong giai
đoạn chủ động, cha mẹ tham gia vào các vấn đề liên quan trường, kế hoạch học tập
của sinh viên(Stage & Hossler, 1989; Flint, 1992, 1993; Hossler & Vesper, 1993;
Miller, 1997; Hossler et al, 1999; Perna, 2000). Nói cách khác, kỳ vọng của người học
và cha mẹ là một cách để học viên cao học duy trì việc học tập và nâng cao kiến thức
của họ, đồng nghĩa sự canh tranh giữa các chương trình MBA liên kết cao hơn và họ
sẽ nâng cao chất lượng hơn (Thomas et al., 1996; Walther, 2000; St. John et al., 2005;
Schweitzer, 2006).
Theo nghiên cứu của Hayden (2000), ý kiến của bạn bè và cựu học viên tác động
rất nhiều đến tâm trí của học sinh khi họ quyết định chọn trường đại học.
V.2.7 Mối quan hệ giữa khuyến nghị của người quen và quyết định lựa chọn
Theo Hossler và Gallagher (1987) khẳng định ngoài sự ảnh hưởng mạnh mẽ của
bố mẹ, sự ảnh hưởng của bạn bè cũng là một trong những ảnh hưởng mạnh đến
quyết định chọn trường của học sinh. Bên cạnh đó, Hossler và Gallagher (1987) còn
cho rằng ngoài bố mẹ, anh chị và bạn bè, các cá nhân tại trường học có ảnh hưởng
cùng chiều đến quyết định chọn trường của học sinh. Tương tự với việc chọn
chương trình học MBA, sự tư vấn của người lien quan, đặc biệt là bạn bè, thầy cô là
các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định học MBA của cá nhân.
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 17
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
V.2.8 Kỳ vọng nghề nghiệp
Trong một nghiên cứu gần đây của Viện Aspen, nghiên cứu về thái độ của học
viên MBA đối với mối quan hệ của các doanh nghiệp với xã hội, tới gần chín mươi
phần trăm học viên cho rằng cơ hội nghề nghiệp là nhân tố quan trọng nhất đối với họ
trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp chương trình MBA (The Aspen Institute, 2008).
Hay gần đây hơn, Briggs (2013) đã thực hiện phỏng vấn sâu đối với các học viên
MBA tương lai để nghiên cứu “Các nhân tố học viên tương lai xem xét khi lựa chọn
một chương trình MBA” ông đã đưa ra kết quả là hầu hết các học viên đều cho rằng
lợi ích của các chương trình MBA liên quan đến kỳ vọng nghề nghiệp. Cụ thể, tám
mươi hai phần trăm đáp viên kỳ vọng khóa học MBA sẽ giúp họ tăng thu nhập, ba
mươi lăm phần trăm đáp viên kỳ vọng chương trình MBA giúp họ thay đổi nghề
nghiệp và bảy mươi sáu phần trăm kỳ vọng chương trình MBA họ chọn sẽ mang lại cơ
hội thăng tiến trong nghề nghiệp của mình trong đó tới năm mươi hai phần trăm đáp
viên nói rằng họ không thể tiến xa hơn trong công việc nếu không có tấm bằng MBA
(Briggs 2013)
Đặc biệt khi được hỏi nhân tố quan trọng nhất giúp bạn quyết định sẽ theo học ở
đâu, câu trả lời phổ biến nhất của các đáp viên là nhân tố cơ hội nghề nghiệp kỳ vọng
sau khi hoàn tất chương trình MBA mà họ lựa chọn. Và khi được yêu cầu giới hạn các
nhân tố lại thành chỉ một nhân tố duy nhất, câu trả lời lặp lại nhiều nhất đó là yếu tố
phát triển sự nghiệp (Briggs 2013)
Cũng trong một nghiên cứu tương tự thực hiện với các học viên MBA tại đại học
Queensland, Blackburn (2011) đưa ra kết luận rằng học viên kỳ vọng chương trình
MBA họ sắp theo học sẽ giúp họ ổn định nghề nghiệp, mang lại cơ hội thay đổi công
việc, cơ hội thăng tiến và khả năng tăng lương (Blackburn 2011)
V.2.9 Mối quan hệ giữa kỳ vọng nghề nghiệp và quyết định lựa chọn
Như vậy hầu hết các tác giả đều xem kỳ vọng nghề nghiệp là một nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA trong đó các nhân tố
thành phần phổ biến bao gồm (1) kỳ vọng thăng tiến, (2) kỳ vọng tăng lương và (3) kỳ
vọng thay đổi nghề nghiệp.
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 18
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
V.2.10Đặc điểm chương trình
Hooley và Lynch (1981) đã quan sát và nhận thấy sự phù hợp của chương trình là
yếu tố quan trọng nhất, từ đó sinh viên sẽ chấp nhận các yếu tố khác. Các tiêu chí quan
trọng nhất về đặc điểm chương trình là tính linh hoạt, thời gian hoàn tất chương trình, và
yêu cầu đầu vào.
Các nghiên cứu tập trung vào các biến ảnh hưởng đến lựa chọn của sinh viên về
trường đại học như Houston (1979); Krone và cộng sự (1983); Webb (1993) đưa ra một
loạt các tiêu chí lựa chọn.
Krampf và Heinlein (1981) nhận thấy rằng các sinh viên tương lai so sánh các
chương trình do các tổ chức cạnh tranh cung cấp để kiểm tra tính phù hợp. Các yếu tố
ảnh hưởng đến việc đánh giá chương trình là: việc lựa chọn các khóa học (Qureshi,
1995) , chất lượng (Turner, 1998), giá trị nội dung chương trình đào tạo, và yêu cầu đầu
vào (Bourke, 2000).
V.2.11Mối quan hệ của đặc điểm chương trình và quyết định lưa chọn
Trong một nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn chương trình MBA của học viên tương lai, Greg Blackburn (2011) đã khẳng định
rằng các yếu tố về đặc điểm của trường như chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo,
và các tiện ích hỗ trợ cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên cao
học tương lai. Tuy khảo sát của ông chỉ dựa trên thông tin từ các đáp viên hiện đang
theo học MBA tại đại học Queenland, nó cũng phần nào thể hiện thực tế rằng các đặc
điểm riêng biết của trường đại học nói chung, và các đặc điểm của chương trình MBA
nói riêng có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình học của học viên. Những
nghiên cứu trên chứng minh đặc điểm chương trình có tác động đến quyết định lựa chọn
của sinh viên và theo hướng thuận chiều.
V.2.12Hỗ trợ tài chính
Theo nghiên cứu thực hiện bởi Hossler và các cộng sự (1989), có tới 70% sinh viên
và 87% phụ huynh khẳng định rằng họ được thông báo đầy đủ về các chương trình hỗ trợ
và các điều kiện thỏa mãn các chương trình này. Một số nhà nghiên cứu nhận định rằng
việc nhận được hỗ trợ tài chính hay không quan trọng hơn lượng tiền hỗ trợ sinh viên
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 19
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
nhận được, do các hỗ trợ tài chính này là cách riêng biệt mà các cơ sở giáo dục truyền đạt
thông điệp rằng “chúng tôi muốn bạn trở thành một phần của chúng tôi” (theo Jackson,
1982; Abrahamson & Hossler, 1990; Freeman, 1997).
Foskett và cộng sự (2006) nhận thấy rằng sự linh động trong phương thức đóng học
phí, sự tồn tại của các hỗ trợ tài chính và chi phí sinh hoạt hợp lý theo thứ tự có ảnh
hưởng quan trọng tới quyết định chọn trường của học viên.
V.2.13Mối quan hệ của hỗ trợ tài chính và quyết định lưa chọn
Tillery và Kildergaard (1973) cho rằng chi phí là điều sinh viên lưu tâm nhiều hơn
khi quyết định có tiếp tục học đại học hay không hơn là khi quyết định chọn chương
trình của trường nào. Cabrera và La Nasa (2000) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra
rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa việc tăng học phí và lượng sinh viên đầu vào. Bên
cạnh đó, trong nghiên cứu của Leslie và Brinkman (1988), kết quả thể hiện rằng tất cả
sinh viên đều nhạy cảm đối với chi phí học tập.
Hossler và các cộng sự (1998) kết luận rằng sự sẵn sàng chi trả của phụ huynh học
sinh, cho dù mức thu nhập của họ cao hay thấp, có ảnh hưởng tới học phí và các gói hỗ
trợ tài chính. Các nghiên cứu của họ cũng kết luận rằng đối với sinh viên châu Á, các gói
hỗ trợ tài chính chính là phương tiện để thu hút học sinh lựa chọn một cơ sở giáo dục
nhất định.
V.2.14Đặc tính cố định
Chapman (1984) trích dẫn rằng đặc tính cố định của trường đại học là một trong
những ảnh hưởng bên ngoài tác động đến quyết định của học sinh. Các đặc tính cố định
bao gồm kích thước trường đại học, môi trường trong khuôn viên trường và chất lượng
giảng viên là phần lớn dưới sự kiểm soát của tổ chức.
Các nhà nghiên cứu như Litten (1980 ) , Tierney (1983) , Seneca và Taussig (1987 )
nhận thấy rằng sinh viên tài năng có sự tìm kiếm các đặc tính không giống sinh viên
trung bình. Trong quá khứ, việc đánh giá một tổ chức thường dựa trên chất lượng các
chương trình của họ. Hiện nay, ngoài chương trình tốt ta còn quan tâm đến các yếu tố
như cơ sở vật chất và môi trường học tập. Điều này cho thấy việc tiếp cận sinh viên cần
có những chiến lược thích hợp tùy vào thời điểm và nhu cầu sinh viên. Jackson (1982 )
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 20
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
cho biết các sinh viên thường lựa chọn các trường tương đối gần nhà do họ không có trở
ngại về tài chính và học tập.
Wajeed và Micceri (1997) đã xác định vị trí của trường đại học có một ảnh
hưởng đáng kể vào sự lựa chọn trường đại học của học sinh trung học . Nghiên cứu tại
Đại học South Florida ( USF ) cho rằng vị trí địa lý hay khoảng cách là một yếu tố
thúc đẩy chính cho sinh viên lựa chọn để tham dự USF . Họ kết luận rằng sinh viên
đến từ các trường cao đẳng cộng đồng có sở thích học tập tại trường trong quận nhà
hoặc khu vực của họ.
V.2.15Mối quan hệ của đặc tính cố định và quyết định lưa chọn
Price và các cộng sự (2003) phân tích mức độ mà cơ sở vật chất và các yếu tố ảnh
hưởng đến vị trí quyết định của một nhóm khách hàng . Yếu tố quan trọng nhất liên quan
đến cơ sở vật chất là môi trường học tập tại trường đại học và môi trường xung quanh .
Kết quả cũng cho thấy rằng các yếu tố như an toàn , an ninh, sạch sẽ , và các cơ sở thể
thao được coi là ít quan trọng hơn .
Yếu tố vật lý khác ảnh hưởng đến trường đại học, cao đẳng sự lựa chọn của học
sinh thông qua các dịch vụ phụ trợ là: cơ sở thư viện ( Qureshi , 1995) , tính sẵn có của
máy tính , chất lượng của các cơ sở thư viện ,của khu vực yên tĩnh như phòng học , và sự
sẵn có của khu vực tự học (Price và các cộng sự, 2003).
V.3 Giả thiết và mô hình
V.3.1 Giả thuyết
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết đã nêu ở mục 6.2 thì chúng ta sẽ có 6 giả thuyết như sau:
H1: Nỗ lực tiếp cận có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định lựa chọn
H2: Danh tiếng chương trình có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định lựa chọn
H3: Khuyến nghị của cá nhân có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định lựa chọn
H4: Kỳ vọng nghề nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định lựa chọn
H5: Đặc điểm chương trình có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định lựa chọn
H6: Hỗ trợ tài chính có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định lựa chọn
H7: Đặc tính cố định có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định lựa chọn
V.3.2 Mô hình nghiên cứu
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 21
Quyết định lựa chọn
Quyết định lựa chọn
Nỗ lực tiếp cận
Nỗ lực tiếp cận
Danh tiếng chương trình
Danh tiếng chương trình
Khuyến nghị của người quen
Khuyến nghị của người quen
Kỳ vọng nghề nghiệp
Kỳ vọng nghề nghiệp
Đặc điểm chương trình
Đặc điểm chương trình
Hỗ trợ tài chính
Hỗ trợ tài chính
Đặc tính cố định
Đặc tính cố định
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
VI. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
VI.1 Phương pháp:
Nghiên cứu định tính được thực hiện để khẳng định mô hình nghiên cứu trên
đạy đã đi đúng hướng và phù hợp với thực tế tại TP.HCM.
0 SỐ LƯỢNG MẪU: 10 người.
1 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU: Phi xác suất- thuận tiện.
2 ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI THAM GIA: Người được khảo sát là sinh viên hay nhân
viên văn phòng đã có bằng Đại học.
3 PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN: Một phỏng vấn viên, một đáp viên. 1 cuộc dự
kiến được thực hiện trong vòng 1 tiếng, được ghi âm lại với sự đồng ý của đáp
viên nhằm mục đích ghi chép, sau khi ghi chép, file ghi âm sẽ bị xóa và tên của
đáp viên sẽ được thay đổi. Mọi thông tin của đáp viên sẽ được giữ kín.
VI.2 Bảng câu hỏi định tính
Xem trong PHỤ LỤC 1
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 22
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
VII. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên
cứu thông qua bảng câu hỏi khảo sát.
VII.1Qui mô mẫu:
0 Kích thước mẫu: 337 người.
1 Đối tượng khảo sát: sinh viên, nhân viên văn phòng có nhu cầu học MBA liên kết.
VII.2Phương pháp chọn mẫu định lượng
0 Cách chọn mẫu: Phi xác suất- thuận tiện.
VII.3Phương pháp phỏng vấn
1 Phương pháp phỏng vấn: trực tiếp thông qua việc trả lời bảng câu hỏi.
VII.4Bảng câu hỏi định lượng
Xem trong PHỤ LỤC 2
VIII.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU
VIII.1 Chuẩn bị dữ liệu
Dữ liệu sau khi thu thập cần được xử lý sơ bộ trước khi đưa vào phân tích thông qua
các bước như sau:
0 Mã hóa dữ liệu: dữ liệu đã thu thập sẽ được chuyển đổi thành dạng mã số để
nhập vào máy tính. Việc mã hóa dữ liệu còn tùy thuộc vào câu hỏi nghiên cứu là câu
hỏi đóng hay câu hỏi mở.
1 Thiết lập ma trận dữ liệu: sau khi mã hóa, dữ liệu sẽ được nhập vào máy. Việc
nhập dữ liệu vào máy còn tùy thuộc vào chương trình sử dụng để xử lý dữ liệu (ở đây
là chương trình SPSS).
2 Làm sạch dữ liệu: trước khi thực hiện xử lý dữ liệu, cần thiết phải thực hiện
làm sạch dữ liệu nhằm phát hiện các sai sót (ô trống, các trả lời không hợp lý).
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 23
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
VIII.2 Đánh giá độ tin cậy của thang do
Dùng hệ số Cronbach’s Alpha
Mục đích: loại bỏ bớt các biến không phù hợp và hạn chế các biến rải rác trong quá trình
nghiên cứu. Những biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 nên bị loại. Thang đó có hệ
số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên sẽ được dùng đối với trường hợp khái niệm đang
nghiên cứu mới. Thông thường, nên sử dụng thang đó có Cronbach Alpah từ 0.7 đến 0.8.
VIII.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis)
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại bớt các
biến số không đảm bảo độ tin cậy thì chúng ta sẽ tiến hành phân tích nhân tố.
Phân tích nhân tố khám phá là là 1 kỹ thuật nhằm mục đích giảm khối lượng dữ liệu cần
nghiên cứu. Một tập nhiều biến dùng cho phân tích có thể được khái quát hóa bằng 1 tập
các nhân tố nhỏ hơn, gọn gàng hơn.
Phân tích nhân tố gồm các bước:
0 Đánh giá sự phù hợp của dữ liệu.
0 Kaiser – Meyer - Olkin (KMO): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của
phân tích nhân tố.Trị số KMO lớn (0.5-1) là đủ điều kiện để tiến hành phân tích
nhân tố. Còn nhỏ hơn không 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp
với dữ liệu.
1 Xây dựng ma trận tương quan: Quá trình phân tích nhân tố dựa trên sự tương
quan giữa các biến này. Để có thể áp dụng phân tích nhân tố thì các biến phải có
liên hệ với nhau nhưng đồng thời cũng phải có sự phân biệt để tránh hiện tượng đa
cộng tuyến.
1 Rút ra các nhân tố.
0 Sử dụng Bartle’s test để kiểm định giả thuyết Ho: các biến không có tương quan
với nhau trong tổng thể. Nếu giả thuyết Ho không thể bị bác bỏ thì khả năng phân
tích nhân tố là không thích hợp.
2 Xoay nhân tố và diễn giải các nhân tố: trong quá trình phân tích có thể tạo ra
các nhân tố khó có thể giải thích được một cách dể dàng vì mỗi nhân tố có tương quan
với nhiều biến. Phép xoay nhân tố làm cho ma trận nhân tố trở nên đơn giản và dễ giải
thích hơn.
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 24
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình MBA liên kết – Nhóm 08
VIII.4 Phân tích mô hình hồi qui
Mô hình hồi qui có dạng:
Y
i
=β
0
+ β
1
X
1i
+ β
2
X
2i
+ + β
P
X
Pi
+ e
i
0 Đánh giá sự phù hợp của mô hình:
Một công việc quan trọng của bất kỳ thủ tục thống kê xây dựng mô hình nào
cũng đều là chứng minh sự phù hợp của mô hình. Một thước đo cho sự phù hợp của
mô hình tuyến tính thường dùng là hệ số xác định mô hình R². R² càng gần 1 thì mô
hình ta xây dựng càng gần với tập dữ liệu.
0 Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình (phân tích phương sai):
Đại lượng F được sử dụng cho kiểm định này. Nếu xác suất F nhỏ thì giả thuyết
R² =0 bị bác bỏ. Ta kết luận mô hình hối qui tuyến tính xây dựng được phù hợp với
tổng thể.
0 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi qui:
Trị thống kê dùng để kiểm định giả thuyết là: T= B1/B
Ngoài ra khi phân tích hồi qui phải tiến hành dò tìm các vi phạm giả định. Nếu
không có sự vi phạm nào được tìm thấy thì chứng tỏ mô hình ta xây dựng là phù hợp
với tổng thể. Gồm có cả giả định sau:
VIII.5 Dò tìm các vi phạm
Cần kiểm tra các giả định sau có bị vi phạm:
0 Giả định liên hệ tuyến tính
1 Giả định phương sai của sai số không đổi
2 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư
3 Giả định về tính độc lập của sai số
4 Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường hiện tượng
đa cộng tuyến).
VIII.6 Kết luận và giải thích phương trình hồi qui
Dựa vào kết quả xử lý dữ liệu bằng mô hình hồi quy, nhóm nghiên cứu có thể rút ra
một số nhận định như sau:
0 Xác định được mức độ tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc, từ đó
kết luận vai trò của từng nhân tố đối với khái niệm nghiên cứu chính.
GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo 25