Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

ảnh hưởng của men vi sinh bổ sung vào thức ăn và số lần cho ăn và thời gian chiếu sáng trong ngày lên sinh trưởng, tỉ lệ sống của cá chim vây vàng (trachinotus blochii lacepede, 1801) giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 40 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập ở trường ĐH Nha Trang cũng như thời gian thực
tập ở trại thực nghiệm giống cá biển của trường ĐH Nha Trang tại Đường Đệ – Nha
Trang – Khánh Hịa, tơi đã học hỏi thêm được nhiều kiến thức cơ bản, kinh nghiệm
thực tế bổ ích cho bản thân, tạo cho tơi một nền tảng vững chắc, một sự tự tin để tơi
có thể thuận lợi bước đi trên con đường sự nghiệp của mình sau này.
Để đạt được thành tích như ngày hôm nay, trước hết, tôi xin cảm ơn các quý
thầy, cô khoa Nuôi trồng thủy sản - trường ĐH Nha Trang đã tận tình dạy dỗ và
hướng dẫn cho tôi trong suốt 4 năm đại học vừa qua.
Đồng thời để có thể hồn thành xong báo cáo thực tập này, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành sâu sắc đến Th.S Ngô Văn Mạnh – người đã luôn tận tình hướng
dẫn, góp ý và định hướng cho tơi hồn thành bài báo cáo trong suốt thời gian thực
hiện chuyên đề này.
Bên cạnh đó, tơi xin đặc biệt cảm ơn các anh và các bạn ở trại thực nghiệm
và tập thể lớp 49NT-1 đã giúp tôi tiếp cận thực tế và hướng dẫn giúp tôi làm quen
với các công việc cụ thể trong q trình ni ương cá chim vây vàng giống để tơi có
thể hồn thành tốt báo cáo thực tập này.
Với những kiến thức hạn hẹp, thời gian thực tập ít nên chắc chắn nội dung
cịn nhiều thiếu sót nên tơi rất mong được sự góp ý của Q Thầy, Cơ.
Cuối cùng, tơi xin kính gởi lời chúc sức khỏe và thành cơng đến tồn thể q
Thầy Cơ khoa Nuôi trồng thủy sản - trường ĐH Nha Trang và các anh, các bạn đang
công tác và làm việc tại trại thực nghiệm giống cá biển của trường ĐH Nha Trang
tại Đường Đệ – Nha Trang – Khánh Hòa.
Nha Trang, tháng 6 năm 2011
Sinh viên thực tập

Châu Việt Anh

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()




ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i
MỤC LỤC .............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... iiv
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 3
1.1 Tình hình nghiên cứu cá biển và chim vây vàng trên thế giới ......................... 3
1.2 Đặc điểm sinh học cá chim vây vàng ............................................................. 5
1.2.1Vị trì phân loại ........................................................................................ 5
1.2.2Đặc điểm hình thái ................................................................................... 5
1.2.3Phân bố .................................................................................................... 6
1.2.4Đặc điểm dinh dưỡng ............................................................................... 7
1.2.5Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................... 8
1.2.6Đặc điểm sinh sản .................................................................................... 9
1.3Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng ở Việt Nam .................................... 10
1.4Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá ........................... 10
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 14
2.1Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................. 14
2.2Sơ đồ nội dung nghiên cứu ........................................................................... 14
2.3Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 14
2.4Bố trí thí nghiệm ........................................................................................... 16
2.4.1Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của men vi sinh bổ sung vào thức ăn lên sinh
trưởng, tỉ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn từ 3,0 đến 5,0 cm .............. 16

2.4.2Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của số lần cho ăn, thời gian chiếu sáng trong
ngày lên sinh trưởng, tỉ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn từ 1,0 đến 3,5
cm.................................................................................................................. 19
2.5Phương pháp xác định các chỉ tiêu ................................................................ 21
2.5.1Phương pháp xác định các yếu tố môi trường ......................................... 21
2.5.2Theo dõi xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá...................... 22

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


iii
2.5.3Các cơng thức tính tốn.......................................................................... 22
2.6Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬNError! Bookmark not
defined.24
3.1Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của men vi sinh bổ sung vào thức ăn lên sinh
trưởng và phân đàn của cá chim vây vàng giai đoạn từ 3,0 đến 5,0 cm .............. 24
3.1.1 Sinh trưởng và phân đàn ................................................................................ 24
3.1.2 Tỷ lệ sống, hệ số FCR .................................................................................... 27

3.2Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của số lần cho ăn, thời gian chiếu sáng trong ngày
lên sinh trưởng, tỉ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn từ 1,0 đến 3,5 cm ..... 28
3.2.1Sinh trưởng và phân đàn ........................................................................ 28
3.2.2Tỷ lệ sống, sinh khối và hệ số FCR ........................................................ 31
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .............................................. 33
4.1Kết luận ........................................................................................................ 33
4.2Đề xuất ý kiến ............................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 34
PHỤ LỤC


Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thời điểm cho ăn với các chế độ chiếu sáng và số lần cho ăn khác
nhau………………………………………………………………………………...21
Bảng 3.1: Sinh trưởng của cá chim vây vàng giai đoạn từ 3,0 đến 5,0 cm ở các
nghiệm thức men vi sinh bổ sung khác nhau……………………………………....26
Bảng 3.2: Sinh trưởng, phân đàn của cá chim vây vàng giống khi nuôi với thời gian
chiếu sáng và số lần cho ăn khác nhau………….….……………………………....30
Bảng 3.3: Tỷ lệ sống, sinh khối và hệ số tiêu tốn thức ăn của cá chim vây vàng
giống khi nuôi với thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn khác
nhau……………………………………………………………….………...……...31

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Hình thái ngồi cá chim vây vàng……………………………..…………6
Hình 1.2: Bản đồ phân bố cá chim vây vàng trên thế giới………………..……...…7
Hình 1.3: Cá chim giai đoạn giống………………….…………...…………………9
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu …………….………………….………14
Hình 2.2: Hệ thống bể thí nghiệm………………………………………...…….…15
Hình 2.3: Bể lọc sinh học…………………………………………...………..……15

Hình 2.4: Thức ăn tổng hợp NRD………………………….……...………………15
Hình 2.5: Chế phẩm DIGES TÃO…………………………………………………16
Hình 2.6: Chế phẩm QM-BINDER……………………...………....………………17
Hình 2.7: Chế phẩm QM-PROBIOTIC…………………………….………………17
Hình 2.8: Chế phẩm COMPOZYME………………………………………………18
Hình 3.1: Sinh trưởng chiều dài của cá chim vây vàng giống theo thời gian nuôi
được cho ăn bằng thức ăn có bổ sung thêm các loại men vi sinh. ……………...…24
Hình 3.2: Sinh trưởng khối lượng của cá chim vây vàng giống theo thời gian nuôi
được cho ăn bằng thức ăn có bổ sung thêm các loại men vi sinh. ……………...…25
Hình 3.3: Hệ số phân đàn về chiều dài (CV SL) của cá chim vây vàng giống theo thời
gian ni được cho ăn bằng thức ăn có bổ sung thêm các loại men vi sinh……....25
Hình 3.4: Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá khi kết thúc thí nghiệm………..…27
Hình 3.5: Sinh trưởng chiều dài của cá chim vây vàng giống theo thời gian nuôi với
số lần cho ăn khác nhau ở điều kiện chiếu sáng 12 giờ (12L:12D) và 18 giờ
(18L:6D). ………………………………………………………………………..…29
Hình 3.6: Sinh trưởng khối lượng của cá chim vây vàng giống theo thời gian nuôi
với số lần cho ăn khác nhau ở điều kiện chiếu sáng 12 giờ (12L:12D) và 18 giờ
(18L:6D). …………………………………………………………………….……29
Hình 3.7: Hệ số phân đàn về chiều dài (CV SL) của cá chim vây vàng giống theo thời
gian nuôi với số lần cho ăn khác nhau ở điều kiện chiếu sáng 12 giờ (12L:12D) và
18 giờ (18L:6D). ……………………………………………………………....…..31

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
NT


: Nghiệm thức

BW

: Khối lượng trung bình

SL

: Chiều dài kinh tế trung bình

CV

: Hệ số phân đàn theo chiều dài

TL

: Chiều dài tồn thân

SL

: Chiều dài kinh tế trung bình

SGRw : Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng trung bình
TLS : Tỉ lệ sống
FCR : Hệ số tiêu tốn thức ăn
CT

: Nghiệm thức không bổ sung vi sinh


DI

: Nghiệm thức có bổ sung chế phẩm DIGES TÃO ( 2g/kg thức ăn )

QM : Nghiệm thức có bổ sung chế phẩm QM-BINDER ( 10g/kg thức ăn ) + QMPROBIOTIC ( 3g/kg thức ăn )
CP : Nghiệm thức có bổ sung chế phẩm COMPOZYME ( 2g/kg thức ăn )
P1.10 7: Nghiệm thức có bổ sung chế phẩm vi sinh lactobacilus 1: 107CFU/g
P1.10 9: Nghiệm thức có bổ sung chế phẩm vi sinh lactobacilus 1: 109CFU/g
P2.10 7: Nghiệm thức có bổ sung chế phẩm vi sinh lactobacilus 2: 107CFU/g
P2.10 9: Nghiệm thức có bổ sung chế phẩm vi sinh lactobacilus 2: 109CFU/g
12L:2F: Nghiệm thức có thời gian chiếu sáng 12h, che tối 12h, cho ăn 2 lần/ngày
12L:4F: Nghiệm thức có thời gian chiếu sáng 12h, che tối 12h, cho ăn 4 lần/ngày
12L:6F: Nghiệm thức có thời gian chiếu sáng 12h, che tối 12h, cho ăn 6 lần/ngày
12L:8F: Nghiệm thức có thời gian chiếu sáng 12h, che tối 12h, cho ăn 8 lần/ngày
18L:2F: Nghiệm thức có thời gian chiếu sáng 18h, che tối 6h, cho ăn 2 lần/ngày
18L:4F: Nghiệm thức có thời gian chiếu sáng 18h, che tối 6h, cho ăn 4 lần/ngày
18L:6F: Nghiệm thức có thời gian chiếu sáng 18h, che tối 6h, cho ăn 6 lần/ngày
18L:8F: Nghiệm thức có thời gian chiếu sáng 18h, che tối 6h, cho ăn 8 lần/ngày

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


1

MỞ ĐẦU
Cá chim vây vàng (Tracginotus blochii) là loài cá có giá trị kinh tế cao, thịt
thơm ngon, tốc độ sinh trưởng nhanh. Ngồi ra, cá chim vây vàng cịn có thể ni
với mật độ cao trong các loại vùng nước lợ, mặn khác nhau với các hình thức ni
như ni lồng hoặc trong ao đất,… Chính tính dễ ni, sử dụng tốt các loại thức ăn
khác nhau ( cá tạp, thức ăn tổng hợp ) và đa dạng về hình thức ni, mặt nước ni

nên cá chim vây vàng được nuôi phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới
như Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Singapore...[1]
Ở Việt Nam, nghề nuôi ương cá chim vây vàng cũng khá phát triển nhờ đã
chủ động tự sản xuất nhân tạo được con giống, tuy nhiên số lượng con giống sản
xuất ra vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vì có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giống: chất lượng trứng,
chất lượng ấu trùng, chế độ cho ăn, chăm sóc, quản lý … và các yếu tố sinh thái
khác. [1]
Ánh sáng và chế độ cho ăn là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng và phát triển của thủy sản nói chung và cá chim vây vàng nói riêng.
Trong thực tế sản xuất, cá chim vây vàng giống dừng bắt mồi khi ánh sáng tắt hồn
tồn. Vì vậy kéo dài thời gian chiếu sáng và tăng số lần cho ăn trong ngày có thể
khiến cá kéo dài thời gian bắt mồi và tăng trưởng tốt hơn.
Những nghiên cứu trên một số loài cá khác cho thấy thời gian chiếu sáng và
chế độ cho ăn có ảnh hưởng lên sinh trưởng của cá (Boeuf và Le Bail, 1999; Dwyer
và CTV, 2002). Cá tráp đỏ (Pagrus auratus) giai đoạn giống khi tăng thời gian chiếu
sáng từ 12 lên 18 giờ trong ngày và cho ăn 8 lần/ngày với khẩu phần ăn cố định sinh
trưởng nhanh hơn so với cho ăn từ 2 – 6 lần/ngày (Tucker và CTV, 2006). Trong
khi đó, nghiên cứu của Ngơ Văn Mạnh và Hoàng Tùng (2009) trên cá chẽm (Lates
calcarifer) giống ương trong mương nổi cho ăn từ 2 – 8 lần/ ngày cho thấy, cá cho
ăn 4 lần/ngày có tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống tương đương với cho ăn 6 – 8
lần/ngày, nhưng hệ số FCR lại thấp hơn. Mặt khác, việc kéo dài thời gian chiều
sáng trong ngày cũng khơng góp phần cải thiện sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
chẽm giống (Đinh Văn Khương và CTV, 2008). Do vậy, việc nghiên cứu nhằm tìm
ra chu kỳ chiếu sáng trong ngày với chế độ cho ăn hợp lý để cải thiện tốc độ sinh

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


2

trưởng của cá, rút ngắn chu kỳ sản xuất góp phần hồn thiện quy trình sản xuất
giống nhân tạo cá chim vây vàng là rất cần thiết.
Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh để cải tạo môi trường nước, bổ sung
trong thức ăn giúp dể tiêu hóa và tăng khả năng đề kháng của tôm được sử dụng
rộng rải và mang lại hiệu quả rất tốt. Đối với cá chim vây vàng khi đươc cho ăn
thức ăn có bổ sung vi sinh cũng có thể giúp tiêu hóa tốt hơn và tăng trưởng tốt hơn,
tăng khả năng chống chịu bệnh, giúp cải thiện môi trường nước và tăng tỉ lệ sống.
Hiện nay việc sản suất con giống cá chim vây vàng chủ yếu sử dụng thức ăn
công nghiệp là chính, nhưng hiệu suất sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá vẫn khơng
cao. Với mục đích tối ưu hóa hiệu quả và góp phần giảm chi phí, giá thành con
giống trong việc sản xuất giống cá chim vây vàng, đề tài “Ảnh hưởng của men vi
sinh bổ sung vào thức ăn và số lần cho ăn và thời gian chiếu sáng trong ngày lên
sinh trưởng, tỉ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede,
1801) giống” được thực hiện với các nội dung sau:
-

Ảnh hưởng của men vi sinh bổ sung vào thức ăn lên sinh trưởng, tỉ lệ sống
của cá chim vây vàng giai đoạn từ 3,0 đến 5,0 cm.

-

Ảnh hưởng của số lần cho ăn, thời gian chiếu sáng trong ngày lên sinh
trưởng, tỉ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn từ 1,0 đến 3,5 cm.

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1

Tình hình nghiên cứu cá biển và chim vây vàng trên thế giới :
Nghề nuôi cá biển trên thế giới bắt đầu phát triển từ những năm 70, đối

tượng nuôi chủ yếu là cá hồi, cá cam, cá tráp, cá vược, cá mú, cá hồng, cá măng
biển, … Hầu hết các loài trên con người đã chủ động sản xuất được con giống nhân
tạo, còn một số loài nguồn giống vẫn dựa vào khai thác ngoài tự nhiên.
Trung Quốc và Đài Loan ngay từ những năm 50 đã tiến hành nghiên cứu
sinh sản nhân tạo cá biển. Đầu tiên là cá đối, cá bơn, cá tráp đỏ. Từ những năm 80
đến giữa những năm 90 họ đã cho sinh sản thành cơng trên 40 lồi. Tính đến năm
2000, Trung Quốc đã sản xuất thành công con giống nhân tạo của 54 loài thuộc 24
họ cá biển với số lượng lớn đáp ứng cho nhu cầu nuôi thương phẩm. Hiện nay, một
số nước trên thế giới đã có nền công nghiệp nuôi cá biển phát triển như: Nhật Bản,
Mỹ, Nauy đạt năng suất và sản lượng nuôi rất lớn [4].
Khu vực Nam và Đông Nam Á, trong 3 thập kỷ qua nghề nuôi cá biển cũng
đã phát triển rất mạnh. Các lồi cá mú, cá hồng, cá giị, cá chẽm, cá măng, cá tráp,
cá đù đỏ là những đối tượng nuôi phổ biến ở Thái Lan, Malaysia, Philipine, Ấn Độ,
Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc và Việt Nam [4].
Theo thống kê của FAO, giai đoạn từ năm 1988 - 1997 sản lượng cá nước
mặn và cá nước lợ trên toàn thế giới hàng năm tăng trên 10%. Năm 1997 sản lượng
đạt 2 triệu tấn, trị giá khoảng 8 tỷ USD, trong đó sản lượng cá hồi Đại Tây Dương
chiếm ưu thế đạt 640.000 tấn (Hambrey, 2000) [4].
Năm 1981, sản lượng cá hồi ở Nauy chỉ đạt 8.000 tấn. Năm 1998, chỉ tính
riêng sản lượng cá hồi Đại Tây Dương đã đạt 340.000 tấn (Hjet, 2000). Sự thành
công của nghề nuôi cá hồi công nghiệp ở Nauy đã thúc đẩy nghề ni cá biển trên
tồn thế giới.
Để hạn chế những tác động bất lợi của môi trường từ việc mở rộng diện tích
các hình thức ni trong ao, Đài Loan đã tập trung phát triển nuôi cá lồng trên biển.
Năm 2000, có khoảng 1.500 lồng với các kích cỡ khác nhau được đặt ở ven biển và

ngoài khơi, trong đó trên 80% lồng để ni cá giị (Rachycentron Canadum). Ngồi
ra, một số lồi ni chính là cá mú chấm cam (Epinephelus coioides), cá hồng

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


4
(Lutijanus erythropterus), cá tráp đỏ (Pagrus major), cá chim vây vàng
(Trachinotus blochii). Năm 1990, sản lượng chỉ đạt 103 tấn, năm 1997 sản lượng
tăng gấp 7 lần, đạt 873 tấn và đến năm 1998 tăng lên gấp 3 lần, đạt 2.673 tấn, trong
đó cá giị chiếm 1/2 tổng sản lượng với giá trị từ 5 - 6 USD/kg, nghề nuôi cá giị ở
Đài Loan đang có triển vọng lớn và là nguồn thu ngoại tệ chính (M.S.SU và ctv,
2000).
Australia có lịch sử nghề nuôi cá biển trên 2 thập kỷ qua và đã đạt được
những thành tựu đáng kể. Đối tượng ni chính cá hồi Đại Dương (Atlantic salmon)
và cá ngừ vây xanh (Southern Bluefin Tuna) với sản lượng 12.000 tấn, đạt khoảng
150 triệu AUDS hàng năm. Ngoài ra một số loài cá hồi (Oncorhynchus mykiss), cá
hồng (Pagrus auratus), cá tráp đen (Gymmooranicus grisen) cũng đang được nuôi
lồng trên biển với sản lượng đạt 11,8 tấn năm 1998 (Gooley và ctv, 2000) với tốc độ
phát triển hiện nay, dự kiến đến năm 2010 Autralia có thể đạt 2,5 tỷ đơ la Úc từ
nghề ni cá cơng nghiệp, trong đó nghề nuôi cá hồi chiếm 1 tỷ đô la Úc và cá ngừ
chiếm 300 triệu đô la Úc (Hussey,1999) [4].
Thái Lan có nghề ni biển đã phát triển hơn 2 thập kỷ qua, sản lượng tăng
và ổn định. Đối tượng chính là cá chẽm (Lates calcarifer) và cá mú (Epinephelus
spp). Sản lượng cá chẽm và cá mú (1996) lần lượt là 2.998 tấn và 723 tấn [4].
Nghề nuôi cá biển của một số nước trên thế giới đã phát triển từ hàng mấy
thập kỷ, nay được xem như một “ ngành cơng nghiệp dưới nước” có tốc độ phát
triển nhanh và thu ngoại tệ lớn.
Đài Loan, năm 1986, Lâm Liệt Đường đã thu gom 126 con cá chim vây vàng
loại nhỏ, loại vừa và lớn nuôi chung với nhau. Năm 1989, Lâm Liệt Đường bắt đầu

thực nghiệm cho sinh sản nhân tạo, qua 5 lần tiêm kích dục tố trong đó 4 lần cho đẻ,
thu được trên 900 vạn trứng, trong đó số trứng thụ tinh trên 5 vạn. Qua nhiều hình
thức thực nghiệm ương ni, cuối cùng thu được 38,6 vạn giống kích cỡ 2 – 3cm.
Đây là lần đầu tiên sinh sản nhân tạo cá chim vây vàng thành công trên thế giới.[1]
Năm 1993, Trung tâm chuyển giao công nghệ Trường Đại học Trung Sơn
kết hợp với Trại Nghiên cứu giống Thủy sản Quảng Đông – Trung Quốc nghiên
cứu sinh sản nhân tạo thành công giống cá chim vây vàng quy mô nhỏ (ương nuôi
ấu trùng trong bể xi măng). Năm 1998, Trung tâm đã kết hợp với Công ty Trách

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


5
nhiệm Hữu hạn giống Thủy sản Thắng Lợi – Hải Nam – Trung Quốc nghiên cứu
sản xuất nhân tạo thành công trên quy mô lớn (ương nuôi ấu trùng trong ao đất).[1]
Cá chim vây vàng được nhập từ Đài Loan, Trung Quốc bởi vì nó là lồi được
ni phổ biến ở Đài Loan, Trung Quốc nhưng nó vẫn được tìm thấy ở vùng biển
Indonesia. Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh và đem lại giá trị thương mại cao nên là
một lồi tiềm năng lớn cho nghề ni trồng thủy sản ở khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương (Anony Mous, 2007).
Nghiên cứu tại Trung tâm phát triển nuôi biển ở Batam – Indonesia (Nur.
Muflich Juniyanto và CTV,2008 ) đã thành công trong việc sản xuất giống nhân tạo
cá chim vây vàng, vì vậy con giống có thể được sản xuất ở địa phương vượt mức
và làm giảm áp lực khai thác giống ngoài tự nhiên. Kết quả thu được là khả năng
sinh sản đạt 60% - 70%; tỷ lệ nở đạt 65% - 75%; tỷ lệ sống của ấu trùng 30 ngày
tuổi đạt

20% - 25%.[4]

1.2 Đặc điểm sinh học cá chim vây vàng

1.2.1

Vị trì phân loại
Ngành : Vertebrata
Lớp :

Osteichthyes

Bộ :

Perciformes

Họ :

Carangidae

Giống :

Trachinotus

Loài :

Trachinotus blochii Lacepede, 1801

Tên tiếng Anh: Snub-nose pompano
Tên tiếng Việt: Cá chim vây vàng, Cá sòng mũi hếch, Cá chim trứng
1.2.2 Đặc điểm hình thái
Cơ thể hơi trịn, cao, bề bên dẹp chính giữa, lưng hình vịng cung.Trên đường
bên vẩy sắp xếp khoảng 135 - 136 cái, chiều dài so với chiều cao 1,6 - 1,7 lần, so
với chiều cao đầu 3,5 - 4 lần, cuống đuôi ngắn và dẹp, đầu nhỏ, chiều cao đầu lớn

hơn chiều dài, mơi tù về phía trước. Lỗ mũi mỗi bên 2 cái gần nhau: lỗ mũi trước
nhỏ hình trịn, lỗ mũi sau to hình bầu dục.

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


6
Miệng nhỏ xiên, xương hàm bên lồi, hàm trên và hàm dưới có răng nhỏ hình
lơng, răng phía sau dần thối hóa, lưỡi khơng có răng, rìa phía trước xương nắp
mang hình cung tương đối to, rìa sau cong. Bộ phận đầu khơng có vẩy, cơ thể có
nhiều vẩy trịn nhỏ dính dưới da. Vây lưng thứ 2 và vây hậu mơn có vẩy, phía trước
đường bên hình cung cong trịn tương đối lớn, trên đường bên vẩy khơng có gờ, vây
lưng thứ 1 hướng về phía trước, gai bằng và có 5 – 6 gai ngắn. Cá giống giữa các
gai có màng liền nhau, cá trưởng thành màng thối hóa thành những gai tách rời
nhau, vây lưng thứ 2 có 1 gai và 19 – 20 tia vây, phần trước của vây kéo dài như
hình lưỡi liềm. Vây ngực tương đối ngắn, vây đi hình trăng lưỡi liềm. Vây hậu
mơn có 1 gai và 17 – 18 tia vây, phía trước có 2 gai ngắn, cũng có dạng hình lưỡi
liềm. Ruột uốn cong 3 lần (chiều dài ruột/chiều dài cá = 0,8). Lưng màu tro bạc,
bụng màu ánh bạc, mình khơng có vân đen, vây lưng màu vàng ánh bạc, rìa vây
màu tro đen, vây hậu mơn màu ánh bạc vàng, vây đi màu vàng tro.

Hình 1.1: Hình thái ngoài cá chim vây vàng

1.2.3 Phân bố
Phân bố về địa lý: Theo Borut Forlan (2004), cá sống ở vùng cửa biển, được
tìm thấy ở Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Những con cá nhỏ
thường được tìm thấy ở vùng biển cát hoặc gần những vùng cửa sông đáy cát pha
đất sét. Ở giai đoạn con giống chúng có xu hướng liên kết với nhau đi theo đàn, và

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()



7
dần tách ra đi một mình khi trưởng thành. Các động vật thân mềm trên cát và động
vật không xương sống khác là thức ăn tự nhiên chính cho lồi cá này.[4]
Ở Việt Nam, cá chim vây vàng được tìm thấy ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ,
vùng biển miền Trung và Nam Trung Bộ. [4]

Hình 1.2: Bản đồ phân bố cá chim vây vàng trên thế giới.
(Phần chấm đỏ là khu vực cá phân bố)
Phân bố về sinh thái: Đây là lồi cá nước ấm, có tập tính di cư, sống ở tầng
giữa và tầng trên. Ở giai đoạn cá giống, thường sống thành đàn ở vùng vịnh cửa
sông, cá trưởng thành bơi ra vùng biển sâu. Cá chim là loài rộng muối, ngưỡng chịu
đựng độ mặn trong khoảng 3‰ – 35 ‰, dưới 20 ‰ cá sinh trưởng nhanh, trong
điều kiện độ mặn cao cá sinh trưởng chậm. Khả năng chịu đựng nhiệt độ tương đối
kém, sinh trưởng tốt nhất ở 22°C - 28°C. Thông thường hàng năm cuối tháng 12
đến đầu tháng 3 năm sau là thời kỳ qua đông, cá không ăn thức ăn. Nhiệt độ dưới
16°C cá chim ngừng bắt mồi, nhiệt độ thấp nhất mà cá chịu đựng được là 14°C.
Nếu 2 ngày liên tục, nhiệt độ xuống dưới 14°C cá sẽ chết. Ngưỡng oxy hịa tan thấp
mà cá chịu đựng được là 2,5 mg/lít.[4]
1.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá chim vây vàng là loài cá ăn tạp thiên về động vật. Đầu cá tù, miệng ở phía
trước bành ra hai bên có thể kiếm thức ăn trong cát, cá trưởng thành có thể bắt
những động vật vỏ cứng như: ngao, cua, ốc. Giai đoạn cá giống thức ăn là động vật

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


8
phù du và động vật đáy, chủ yếu là luân trùng (Luân trùng), ấu thể Copepoda,

Artemia. Cá con ăn tôm cá nhỏ, hai mảnh vỏ nhỏ. Thức ăn chính của cá trưởng
thành là các loại tôm cá nhỏ. Trong điều kiện ương nuôi, cá dài 2 cm thức ăn là cá
tạp xay nhỏ, tôm tép băm nhỏ. Cá trưởng thành ăn thức ăn tôm nhỏ và thức ăn công
nghiệp. Cá có thể được cho ăn hồn tồn bằng thức ăn công nghiệp trong nuôi cá
thương phẩm (Lâm Cẩm Tôn, 1995), trong điều kiện mơi trường nước bình thường
cá chim vây vàng có cường độ bắt mồi thay đổi theo nhiệt độ nước.
Cá hương có răng nhỏ, cá trưởng thành răng thối hóa. Cuống mang ngắn và
thưa, đặc điểm này khiến cá có thể dùng đầu tìm kiếm thức ăn ở trong cát. Động vật
thân mềm trên cát và những động vật có xương sống khác là thức ăn tự nhiên chính
cho lồi này (Bianchi, 1985).
Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chim vây vàng tại Trung tâm Phát triển
Nuôi biển ở Batam,Indonexia cho thấy thức ăn cho cá ở các giai đoạn như sau: Giai
đoạn nuôi vỗ cá bố mẹ được cho ăn cá tạp, có thể sử dụng hỗn hợp thức ăn tổng hợp
và vitamin tổng hợp,khẩu phần cho ăn từ 3 – 5 % khối lượng thân. Ấu trùng cá
được cho ăn thức ăn sống (luân trùng, ấu trùng Artemia) và thức ăn tổng hợp. Luân
trùng được cho cá ăn vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 14, mật độ luân trùng từ 5 – 15
con/ml, cho ăn ngày 3 lần. Từ ngày thứ 10, thức ăn tổng hợp cỡ hạt 200 – 300 µm
được bổ sung cùng với luân trùng. Artemia được cho ăn vào ngày thứ 14 với mật độ
0,25 con/ml. Đến ngày thứ 15 dừng cho ăn Luân trùng và lượng thức ăn tổng hợp
được tăng dần, cứ 1 – 2 giờ cho cá ăn một lần. Ngày thứ 18 lượng Artemia cũng
phải được tăng lên 0,5 con/ml và dừng cho ăn ở ngày thứ 22. Cá giống sử dụng thức
ăn tổng hợp, kích cỡ hạt thức ăn phụ thuộc vào cỡ miệng của cá. Tổng lượng thức
ăn tổng hợp được sử dụng trong ngày có thể là 1kg thức ăn/4,2 vạn cá, đặc biệt là
ngày tuổi thứ 30 (Nur. Muflich Juniyanto và CTV,2008 ).[4]
1.2.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá chim vây vàng có kích thước tương đối lớn, chiều dài có thể đạt tới 45 –
60 cm. Cá sinh trưởng nhanh, trong điều kiện nuôi bình thường 1 năm có thể đạt cỡ
cá thương phẩm từ 0,5 – 0,7 kg. Từ năm thứ 2 trở đi, mỗi năm khối lượng tuyệt đối
tăng khoảng 1kg. Trương Bang Kiệt (2001) thử nghiệm nuôi cá giống ở ao, thời kỳ


Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


9
đầu sinh trưởng chậm cá dài 2,6 cm, khối lượng 0,52 g, qua 192 ngày nuôi cá dài
9,9 cm, khối lượng 20,53g.

Hình 1.3: Cá chim giai đoạn giống
1.2.6 Đặc điểm sinh sản
Mùa sinh sản ngoài tự nhiên cá chim vây vàng ở vùng địa lý khác nhau là
khác nhau. Ví dụ, ở Trung Quốc từ tháng 4 – 5 và duy trì cho đến tháng 8 – 9, trong
khi tại Đài Loan lại có thể cho cá sinh sản từ tháng 3 – tháng 10. Qúa trình sinh sản
khơng tn theo chu kỳ trăng hàng tháng như nhiều loài cá biển khác.[4]
Tuổi và kích thước thành thục lần đầu ngồi tự nhiên tương đối muộn, cá
thành thục ở tuổi 7+ - 8+. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi nhân tạo cá có thể thành
thục sớm hơn. Theo Anony Mous (2007), trong điều kiện nuôi nhốt, để cá đạt được
thành thục và trở thành cá bố mẹ phải mất khoảng 3 năm. Năm 2006, Trại Nuôi
trồng Thủy sản Thực nghiệm Yên Hưng – Quảng Ninh (Trường Cao đẳng Thủy sản
Bắc Ninh) nhập công nghệ sản xuất cá chim vây vàng từ Trung Quốc, tuyển chọn cá
bố mẹ có khối lượng từ 2 – 6 kg, tuổi 3+ trở lên .
Sức sinh sản tuyệt đối đạt 40 – 60 vạn trứng/cá cái. Theo như Nur. Muflich
Juniyanto và CTV (2008) cho đẻ cá chim vây vàng với tỷ lệ đực:cái là 3:1, kích
thích sinh sản bằng cách tiêm kích dục tố. Sử dụng HCG 250 UI/kg và Fibrogen 50
UI/kg đối với cá cái thành thục, liều lượng tiêm cá đực bằng ½ cá cái và tiêm 2 lần,
khoảng cách giữa các lần là 24 giờ, cá thường đẻ sau khi tiêm lần 2 từ 12 – 24 giờ,
đẻ khoảng 60 – 70% lượng trứng trong buồng trứng, đường kính trứng thụ tinh khi
trương nước đạt 0,8 – 0,85 mm.

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()



10
1.3

Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng ở Việt Nam
Năm 2006, Trại Nuôi trồng Thủy sản thực nghiệm tại Yên Hưng – Quảng

Ninh (thuộc trường Cao Đẳng Thủy sản Bắc Ninh) đã nhập công nghệ sản xuất
giống cá chim vây vàng của Trung Quốc. Kết quả thu được là tỷ lệ cá đẻ trung bình
87,5%, tỷ lệ thụ tinh trung bình 60%, tỷ lệ nở trung bình 80%, tỷ lệ sống từ cá bột
lên cá hương trung bình đạt 30% và đã sản xuất được trên 100 nghìn con giống cỡ
4– 6 cm.
Năm 2009 Khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang bắt đầu
thử nghiệm cho đẻ nhân tạo cá chim vây vàng tại Bè Nghiên cứu Thực nghiệm Khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang tại Vũng Ngán – Nha
Trang – Khánh Hịa, sau đó ấp trứng và ương giống tại Trại Sản xuất Giống cá Biển
– Khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang, tại Đường Đệ – Nha
Trang có tỷ lệ sống sau 25 ngày ương ni đạt 96-97% tuy nhiên cịn một vài yếu tố
về thời tiết như nhiệt độ, ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp tới q trình ương ni và
sản xuất tảo trong giai đoạn đầu khi cá mới nở.
1.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá

Nhiệt độ.
Nhiệt độ được coi là yếu tố sinh thái quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất đến
thủy sinh vật. Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến tốc độ của hai quá trình hấp thụ và trao
đổi chất, do đó đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá (Wooton,
1995). Tồn tại một giới hạn nhiệt độ thấp nhất, trên mức đó mới có sự sinh trưởng
và một giới hạn cao nhất trên mức đó cá sẽ bị chết (Bùi Lai ,1985). Trong khoảng
giới hạn đó có một giá trị nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng tốt nhất: cá chẽm

mõm nhọn (24 – 31 oC), cá hồng (16 – 33 oC). Với cá chim vây vàng, trong thực tế
sản xuất trại các trại sản xuất nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cá là 22 –
28oC (Bùi Trọng Khiêm, 2008).
Độ mặn
Độ mặn là yếu tố sinh thái có quan hệ mật thiết với đời sống của thủy sinh
vật. Mỗi lồi thủy sinh vật nói chung thường chỉ sống ở những giới hạn độ mặn
thích hợp. Với cá chẽm (Lates calcarifer), có những nghiên cứu cho thấy khả năng

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


11
thích nghi với sự thay đổi rộng của độ mặn. Khả năng đó thay đổi theo giai đoạn
phát triển của cá.
Độ mặn ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cơ thể cá. Khi độ mặn biến
đổi, một phần năng lượng tiêu tốn vào q trình điều hịa áp suất thẩm thấu. Do đó
năng lượng cho q trình sinh trưởng giảm.
Một số nghiên cứu trên các loài cá rộng muối như cá chẽm (Lates calcarifer),
cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis), cá măng biển (Chanos chanos), cho
thấy ấu trùng mới nở của các loài cá này thường cho kết quả tốt khi ương ở độ mặn
từ 30 – 35 ppm và đạt tỷ lệ sống thấp hoặc chết hoàn toàn khi ương ở độ mặn dưới
25ppm ( Kungvankij, 1994; Tucker, 2000; Nguyễn Trọng Nho,2003). Thực tế cho
thấy, những loài cá rộng muối thường đẻ trứng và sự phát triển giai đoạn sớm của
ấu trùng ngồi khơi nơi có độ mặn cao và ổn định (>30ppm), và chỉ đến giai đoạn
cá giống chúng mới di cư đến vùng nước lợ ven bờ để tiếp tục sinh trưởng và phát
triển.[2]
Với cá chim vây vàng chưa có nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của độ mặn
lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá con.
Mật độ
Mật độ có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cơ thể cá. Mật độ

quá cao làm cho cơ thể cá bị sốc, sự cạnh tranh về dinh dưởng và môi trường sống
diễn ra mạnh, làm tốc độ sinh trưởng của cơ thể cá giảm gây ảnh hưởng đến năng
suất của q trình ni.
Mật độ nuôi ban đầu đối với cá chẽm bột từ 1 – 12 ngày tuổi trở lên là 50
con/L (Maneewong,1983). Nếu ni ở mật độ cao hơn thì tỷ lệ sống và tốc độ sinh
trưởng của cá giảm. Mật độ ương phụ thuộc vào tuổi và kích cỡ cá. Hai ông đưa ra
mật độ thích hợp đối với cá chẽm giai đoạn 1 – 7 ngày tuổi là 60 – 100 con/L. [2]
Trung tâm nghiên cứu biển của Indonsia đã tiến hành nghiên cứu tốc độ tăng
trưởng của cá chim vây vàng trong hệ thống lọc sinh học ở mật độ 20 con/L sau 35
ngày ương nuôi ấu trùng cá đạt 3 – 4 cm về chiều dài.

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


12
Ánh sáng
Cường độ chiếu sáng, màu sắc, thời gian chiếu sáng là một trong những yếu
tố quan trọng có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thủy sinh vật do khả năng
điều tiết hoạt động của hệ nội tiết. Theo Barlow (1993), cá chẽm ở giai đoạn cá
giống có chiều dài 10 – 40 mm có hoạt động bắt mồi diễn ra liên tục vào ban ngày
nhưng đạt đỉnh cao vào lúc chập tối. Cá tiếp tục ăn vào ban đêm dưới ánh trăng
nhưung với mức độ giảm và ngừng ăn khi đêm tối hoàn toàn. Cường độ chiếu sáng
từ 486 – 1489 lux ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá chẽm giai đoạn 15 – 33
mm. Tốc độ sinh trưởng có xu hướng giảm dần khi cường độ chiếu sáng tăng
lên(Đinh Văn Khương,2008). [2]
Ngoài ra, thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỉ lệ sống trong
quá trình ương cá bột, mặc dù trong tự nhiên mức độ ảnh hưởng thay đổi theo loài
(Marliave, 1977; Tandler và Help, 1985; Duray và Kono, 1988). Thời gian chiếu
sáng kéo dài làm tăng tốc độ sinh trưởng của cá chẽm trong 8 – 10 ngày đầu nhưng
sau đó ánh sáng khơng cịn ảnh hưởng sau khi kết thúc giai đoạn biến thái, tỉ lệ sống

không khác biệt giữa các lơ thí nghiệm có chu kì chiếu sáng 12, 18 hoặc 24 giờ
(Barler, 1995).[2]
Hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng của cường
độ chiếu sáng, chu kỳ quang đến sự phát triển của cá chim vây vàng ở giai đoạn
ương. Những hiểu biết về cường độ chiếu sáng đến hoạt động sống và tăng trưởng
của cá chim vây vàng giống còn rất hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu kéo dài thời
gian cho ăn thông qua kéo dài thời gian chiếu sáng ở giai đoạn sản xuất giống nhằm
cải thiện tốc độ sinh trưởng của cá và góp phần rút ngắn thời gian sản xuất.
Thức ăn và chế độ cho ăn
Thức ăn cung cấp năng lượng giúp cho vật nuôi sinh trưởng, phát triển, nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Protein là thành phần thức ăn, chất dinh
dưởng cần thiết để duy trì cuộc sống cho sinh vật. Trong đó với các loài cá khác
nhau và giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì nhu cầu protein cũng thay đổi khác
nhau.
Protein trong thức ăn không được động vật thủy sản trực tiếp tiêu hóa hấp thụ
mà phải nhờ tác dụng của men phân giải chúng thành các amino acid, thông qua hệ

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


13
thống tiêu hóa đi vào máu đến các tế bào và lại tổng hợp tại các tế bào thành các
protein cho cơ thể. Vì vậy nhu cầu protein thực chất là nhu cầu aminoacid.Các
enzyme tiêu hóa bắt đầu hình thành từ ngày 9 – 11 và hệ thống tiêu hóa tương đối
hoàn thiện sau ngày thứ 17 kể từ khi nở và có sự khác nhau giữa các lồi cá. Đối với
cá chim vây vàng trong các trại sản xuất giống lại bắt đầu tập chuyển đổi thức ăn từ
ngày thứ 19 – 22 kể từ khi nở. Việc tập sớm cho cá ăn thức ăn tổng hợp mục đích để
cho cá làm quen với mùi vị, màu sắc của thức ăn tổng hợp. [2]
Những nghiên cứu gần đây trong việc tập cho ăn thức ăn tổng hợp thường
được tiến hành trực tiếp, theo một định hướng xác định. Cỡ thức ăn tổng hợp được

sử dụng tập cho cá ăn tương đương với cỡ của thức ăn sống mà cá sử dụng. Việc tập
Như vậy, trên đối tượng cá chim vây vàng chưa có nhiều nghiên cứu hay có
những kết luận chính xác về ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng, cũng như chế độ cho
ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá. Do vậy, để tối ưu hóa điều kiện ương ni,
rút ngắn thời gian sản xuất và hạn chế chi phí tối đa để hiệu quả sản xuất cao hơn
thì việc nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố trên là rất cần thiết để góp phần
hồn thiện quy trình sản xuất giống.

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


14

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Cá chim vây vàng ( Trachinotus blochii ).

-

Thời gian nghiên cứu: Từ 21/02/2011 – 04/06/2011.

-

Địa điểm nghiên cứu: Trại thực nghiệm Nuôi Trồng Hải sản Đường Đệ –
Nha Trang – Khánh Hòa.

2.2 Sơ đồ nội dung nghiên cứu
Thí nghiệm nghiên cứu


Men vi sinh bổ
sung vào thức ăn

Số lần cho ăn
trong ngày
(2F;4F;6F;8F)

• Khơng bổ sung vi sinh
• DIGES TÃO
• QM-BINDER+ QM-PROBIOTIC
• COMPOZYME
• LACTOBACILUS 1: 107CFU/g
• LACTOBACILUS 1: 109CFU/g
• LACTOBACILUS 2: 107CFU/g
9
• LACTOBACILUS 2: 10 CFU/g

X

Thời gian chiếu
sáng trong ngày
(12L;18L)

12L:2F
12L:4F
12L:6F
12L:8F
18L:2F
18L:4F

18L:6F
18L:8F

Các chỉ tiêu xác định :

• Sinh trưởng, phân đàn
• Tỉ lệ sống, hệ số FCR

Phân tích, kết luận và đề xuất ý kiến
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Bố trí lắp đặt hệ thống bể thí nghiệm
Bể ương cá thí nghiệm là bể composit hình trịn, màu đen, có thể tích 70 lít,
đáy bể hình nón, bên trong sơn màu đen, bên ngồi màu xanh nước biển nhạt, có lỗ

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


15
thốt nước phía dưới đáy bể. Số bể là 24 cái (với 8 nghiệm thức, 3 lần lặp) được nối
với hệ thống lọc sinh học thể tích 2m3, nước được tuần hoàn với lưu lượng 5L/phút,
che lưới chống cá nhảy ra ngồi. Bể thí nghiệm được xếp thành 2 dãy thẳng hàng,
mỗi dãy 12 bể , 8 nghiệm thức, 3 lần lập được sắp xếp ngẫu nhiên.
Bể lọc sinh học tuần hồn nước: thể tích 2m3, thể tích giá thể lọc là 1,2m3.
Giá thể lọc là các mảnh vụn san hô, nhựa dẻo. Lượng nước lưu thông liên tục trong
bể nuôi 1 – 3 phút/L, tùy vào giai đoạn cá mà có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Nguồn nước cấp vào bể được bơm từ biển đã qua quá trình xử lý bằng
chlorine 5ppm và lọc cơ học. Trong mỗi bể đặt 1 viên đá sục khí để cung cấp oxy
cho cá trong q trình thí nghiệm.


Hình 2.2: Hệ thống bể thí nghiệm

Hình 2.3: Bể lọc sinh học

Thức ăn: thức ăn tổng hợp NRD của công ty INVE – Thái Lan ( Protein
56%, Lipid 9%), có kích thước hạt từ 400 – 1200 µm tùy thuọc vào kích thước cá.

Hình 2.4: Thức ăn tổng hợp NRD

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


16
2.4 Bố trí thí nghiệm
2.4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của men vi sinh bổ sung vào thức ăn lên sinh
trưởng, tỉ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn từ 3,0 đến 5,0 cm
Thí nghiệm được bố trí với 8 nghiệm thức với các loại men vi sinh bổ sung
vào thức ăn tổng hợp nhằm đánh giá ảnh hưởng của từng loại men vi sinh lên sinh
trưởng và tỉ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn từ 3,0 đến 5,0 cm.
Cá Chim vây vàng được ương trong bể xi măng hình vng có thể tích
4,5m 3. Khi cá ương được 35 ngày tuổi thì tiến hành phân cỡ cá có chiều dài kinh tế
khoảng 3,0 cm, khối lượng từ 30 – 36g và đưa vào thí nghiệm với mật độ 50 con/bể.
Thức ăn sử dụng là NRD với cỡ hạt 800 - 1200 µm tùy vào cỡ cá, cho ăn 4
lần/ngày.
Các loại chế phẩm vi sinh được trộn vào thức ăn NRD:
DIGES TÃO:
Công dụng: bổ sung hệ vi sinh có lợi, khống chế sự phát triển của các vi
khuẩn gây bệnh đường ruột, kích thích tiêu hóa tốt, ổn định đường ruột, phục hồi và
giảm tổn thương trong hệ tiêu hóa, hấp thụ trực tiếp NH3 trong phân trước khi thải
ra ngoài, làm giảm lượng NH3 trong ao ni.


Hình 2.5: Chế phẩm DIGES TÃO

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


17
Thành phần: Sacharomyces boulardii, Lactobacillus acudophilus, Bacillus
subtilis. Hệ enzyme đường ruột: Protease, Amylase, Lipase, Glucanase, Cellulase,
Hemicelluase, tas dược vừa đủ (đường Lactose ).
Liều dùng và cách sử dụng: 2gr cho 1kg thức ăn, dùng liên tục trong suốt q
trình ni, dùng dầu mực áo lại để tránh thất thoát thuốc tăng hiệu quả sử dụng.
QM-BINDER:

Hình 2.6: Chế phẩm QM-BINDER
Cơng dụng: bổ sung acid amin thiết yếu vào thức ăn, bọc viên thức ăn.
Thành phần: Lysin, Methionine, tinh bột lúa mì, chất mang (tinh bột lúa mì)
vừa đủ.
Liều dùng và cách sử dụng: 100g QM-BINDER trong 1 lít nước sạch, sau đó
tưới và trộn đều cho 10kg thức ăn, để yên 10 phút rồi cho ăn.
QM-PROBIOTIC:

Hình 2.7: Chế phẩm QM-PROBIOTIC
Cơng dụng: kích thích tiêu hóa
Thành phần: Lactobacillus acudophilus, Bacillus subtilis, Sacharomyces
boulardii, Sacharomyces cerevisiae, tá dược (Lactose) vừa đủ.

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()



18
Liều dùng và cách sử dụng: trộn 50g QM-PROBIOTIC với 150g QMBINDER trong 0,5 lít nước rồi áo lên viên thức ăn.Dùng 3g cho 1kg thức ăn.
COMPOZYME:

Hình 2.8: Chế phẩm COMPOZYME
Công dụng: Phân giải Protein thành acid amin, tinh bột thành đường đơn và
đường đa, mỡ thành Glycerin và acid béo, Cellulose thành đường 5 Carbon
Thành phần: các men Protease, Amylase, Lactose, Lipase, Hemicellulose và
các vi khuẩn có lợi: Bacillus, Nitrosomonas, Nitrobacter, Aerobacter, Cellulomona.
Liều dùng và cách sử dụng: 2g/kg thức ăn
Chế phẩm vi sinh lactobacilus: gồm thành phần chủ yếu là vi khuẩn có lợi
Bacillus do viện cơng nghệ sinh học Trường đại học Nha Trang sản xuất gồm 2
loại:lactobacilus 1(107CFU/g;109CFU/g) và lactobacilus 2(107CFU/g; 109CFU/g ).
Các nghiệm thức thí nghiệm: ( Thời gian thí nghiệm 21 ngày, mỗi nghiệm thức
được lặp lại 3 lần)
- Nghiệm thức 1 (CT): không bổ sung vi sinh.
- Nghiệm thức 2 (DI):bổ sung chế phẩm DIGES TÃO ( 2g/kg thức ăn ).
- Nghiệm thức 3 (QM): bổ sung chế phẩm QM-BINDER ( 10g/kg thức ăn ) +
QM-PROBIOTIC ( 3g/kg thức ăn ).
- Nghiệm thức 4 (CP): bổ sung chế phẩm COMPOZYME ( 2g/kg thức ăn ).
- Nghiệm thức 5 (P1.107) : bổ sung chế phẩm vi sinh lactobacilus 1: 107CFU/g
( 1ml/6g thức ăn ).
- Nghiệm thức 6 (P1.109): bổ sung chế phẩm vi sinh lactobacilus 1: 109CFU/g
(1ml/6g thức ăn ).
- Nghiệm thức 7 (P2.107): bổ sung chế phẩm vi sinh lactobacilus 2: 107CFU/g
(1ml/6g thức ăn ).

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()



19
- Nghiệm thức 8 (P2.109): bổ sung chế phẩm vi sinh lactobacilus 2: 109CFU/g
(1ml/6g thức ăn ).
Quản lý chăm sóc, theo dõi tốc độ sinh trưởng, phát triển và tỉ lệ sống cá
chim vây vàng giống:
Hàng ngày thay nước và siphon vào buổi chiều, lượng nước thay tùy thuộc
vào mức độ dơ của nước, cân thức ăn vào buổi tối với khẩu phần ăn là 8% khối
lượng thân ( sau đó mỗi ngày tăng 10% lượng thức ăn của ngày hôm trước và điều
chỉnh lượng thức ăn phù hợp theo nhu cầu của cá).
Định kì 3 ngày kiểm tra các thông số môi trường (pH, độ mặn, độ kiềm,
NH3-N, NO3, nhiệt độ, oxy hòa tan ) mỗi nghiệm thức lấy 1 bể làm đại diện.
Xác định tốc độ tăng trưởng: Đo chiều dài của cá giống bằng giấy đo kỹ
thuật có độ chính xác 1mm, cân khối lượng của cá bằng cân điện tử, chính xác đến
0,1 mg.
Tỷ lệ sống : Đếm số cá còn lại trong bể sau khi kết thúc thí nghiệm.
Điều kiện mơi trường : vì thí nghiệm sử dụng hệ thống tuần hoàn nước qua
bể lọc sinh học, nên các yếu tố môi trường trong tất cả các bể là như nhau và tương
đối ổn định.
Nhiệt độ: 23 – 27 oC.
pH: 7,9 – 8,6.
DO: 4,2 – 5,3 ppm.
NH3-N: 0,5 – 2 mg/L.
Độ mặn: 32 – 33 ‰
Thu mẫu , xử lý số liệu: định kì hoặc 7 ngày kiểm tra sinh trưởng 1 lần, mỗi
lần lấy mẫu mỗi bể 40 con để đo chiều dài và cân khối lượng toàn bộ mẫu rồi lấy
giá trị trung bình. Khi kết thúc thí nghiệm lấy mỗi bể lấy 40 cá thể để đo và cân toàn
bộ khối lượng cá rồi lấy giá trị trung bình.
2.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của số lần cho ăn, thời gian chiếu sáng trong
ngày lên sinh trưởng, tỉ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn từ 1,0
đến 3,5 cm

Thí nghiệm được bố trí với 8 nghiệm thức với các số lần cho ăn lần lượt là 2
lần/ngày, 4 lần/ngày, 6 lần/ngày, 8 lần/ngày kết hợp với 2 chế độ thời gian chiếu

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


×