Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Đánh giá tần số trao đổi Chromatid chị em ở một số phụ nữ xã bị rải chất độc hoá học Cam Chính, Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.19 KB, 32 trang )

HÀ NỘI - 2010







Lê Thị Thái Hằng
Đặng Đức Nhu,
Những người tham gia chính:



Ban 10-80, Trường Đại học Y Hà Nội
Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Hồng Thơm


Ở MỘT SỐ PHỤ NỮ XÃ BỊ RẢI CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC
CAM CHÍNH QUẢNG TRỊ

BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI






ĐÁNH GIÁ TẦN SỐ TRAO ĐỔI CHROMATID CHỊ EM

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Y  Z






Lêi c¶m ¬n


Ban 10-80 xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo UBND, Sở Y Tế Quảng Trị,
Trung tâm Y tế Cam Lộ, Trạm Y tế xã Cam Chính, UBND, Sở Y Tế Hà Tĩnh,
Trung tâm Y tế Cẩm Xuyên, Trạm Y tế xã Cẩm Phúc đã chỉ đạo và tạo điều
kiện, thực hiện đề tài.
Ban 10-80 xin chân thành cảm ơn Gs. Hiroshi Kido cùng các cơ sở
nghiên cứu Nhật Bản:

Khoa Y, Trường Đại học Y Dược, Đại học Kanazawa,

Khoa Dịch tễ học và Y tế Công cộng, Đại học Y Kanazawa,

Khoa Cao Phân tử, Trung tâm Nghiên cứu, Trung tâm Y học Quốc gia
Tokyo,
đã tài trợ kinh phí, nhân lực tham gia đề tài, thực hiện các phân tích định lượng
dioxin và xét nghiệm nhiễm sắc tử.












i



NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT


CĐHH Chất độc hoá học chiến tranh
Dioxin 2,3,7,8 - tetrachlorodibenzo-p-dioxin
NST Nhiễm sắc thể
SCE (Sister Chromatid Exchange)
Trao đổi nhiễm sắc tử chị em
TCDD 2,3,7,8 - tetrachlorodibenzo-p-dioxin
PCB polychlorinated biphenyl
PCDD polychlorinated dibenzodioxin
PCDF polychlorinated dibenzofuran
TEQ(s) Toxicity Dioxin Equivalence
Dioxin đương lượng
ppt part(s) per trillion = x 10
-12

(pg/g) picogram, phần nghìn tỷ g











ii
Môc lôc

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu nghiên cứu 1
I. TỔNG QUAN
1.1. Về cuộc chiến tranh hoá học ở Việt Nam 2
Tồn lưu Dioxin trong sữa mẹ phụ nữ phơi nhiễm
1.2. Gen và nhiễm sắc thể vật liệu di truyền cấp tế bào…………………
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu 7
2.2. Phương pháp nghiên cứu 7
Các chỉ số nghiên cứu
Nguy cơ sai số và khống chế
Xử lý và phân tích số liệu
Đạo đức trong nghiên cứu
Một số hạn chế của nghiên cứu
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu 10
3.2. Tồn lưu dioxin trong sữa phụ nữ sinh con năm 2003 11
Tồn lưu dioxin theo tuổi mẹ……… …

Tồn lưu dioxin theo lần sinh ………
3.3 Kết quả xét nghiệm nhiễm sắc thể 15
Tần số SCEs và lượng dioxins trung bình
Tần số SCE theo lần sinh
Tần số SCE theo tuổi mẹ
Tần số SCE theo mức độ tồn lưu dioxins
Tương quan Pearson R
a)
tần số SCEs
IV. BÀN LUẬN
4. 1. Về một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu 19
4. 2. Về lượng tồn lưu dioxin trong sữa phụ nữ sinh con năm 2003 20
4. 3. Về biến đổi nhiễm sắc thể ở các phụ nữ 21
KẾT LUẬN 25
Tài liu tham kho 26

iii
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc chiến tranh hoá học 1961-1971 ở miền Nam Việt Nam, quân
đội Mỹ đã sử dụng chất Da cam có chứa tạp chất Dioxin-một loại hoá chất độc
hại nhất mà con người biết được cho đến nay.
Tác động của dioxin trong cơ thể, được coi là cơ chế hoạt động thông qua
một loại protein nội bào có tên gọi là Thụ thể hydrocarbon aryl-AhR, gây ra sự
thay đổi cấu trúc nhiễm sắc, ảnh hưởng đến yếu tố điều khiển phát triển, liên
quan đến tăng sinh và biệt hoá tế bào, điều khiển enzym và hormon
Độc học của dioxin, các ảnh hưởng với sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản đã
được nghiên cứu qua nhiều điều tra dịch tễ học. Ảnh hưởng của dioxin tới hệ
thống di truyền, thay đổi nhiễm sắc thể cũng đã được quan tâm nghiên cứu,
nhưng số lượng chưa nhiều vì đây là kỹ thuật chuyên sâu đòi hỏi chi phí cao.
Trong các rối loạn nhiễm sắc thể, tần số trao đổi chromatid chị em (nhiễm

sắc tử chị em SCEs) được chấp nhận rộng rãi như một chỉ thị nhậy cảm đánh giá
sự tổn thương di truyền bởi các yếu tố ung thư hay đột biến phản ánh sai lạc
DNA [21]. Landgren và cs. nhận thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa tần suất
trao đổi nhiễm sắc tử chị em kích α-naphthoflavone ANF và hàm lượng PCBs
huyết thanh một số phụ nữ trong tai nạn Yucheng [20]. Rowland và cs. cũng
nhận thấy tần số trao đổi nhiễm sắc tử chị em trong huyết thanh cựu binh
NewZeland tham chiến ở Việt Nam cao hơn so với nhóm chứng [22].
Horikawa và cs. báo cáo về mối tương quan thuận giữa dioxin đương
lượng sữa phụ nữ một số vùng bị rải Việt Nam với tần suất trao đổi nhiễm sắc tử
chị em, có sự khác biệt giữa vùng bị rải và không bị rải [16].

Để nghiên cứu vấn đề nêu trên, từ năm 2002 đến 2007 Ban 10-80 đã phối
hợp với Đại học Kanazawa Nhật Bản tiến hành điều tra đánh giá ảnh hưởng phơi
nhiễm dioxin tại xã bị rải chất độc hoá học Cam Chính huyện Cam Lộ tỉnh
Quảng Trị, đối chứng với xã không bị rải Cẩm Phúc huyện Cẩm Xuyên tỉnh
Hà Tĩnh. Trong các mục tiêu nghiên cứu có nghiên cứu về sự biến đổi nhiễm sắc
thể với các mục tiêu cụ thể:
1. Định lượng tồn lưu dioxin trong sữa phụ nữ sinh con năm 2002 xã bị rải
chất độc hoá học Cam Chính, Cam Lộ, Quảng Trị.
2. Đánh giá tần số trao đổi Chromatid chị em ở những phụ nữ nói trên.


1
I. TỔNG QUAN
1.1. Về cuộc chiến tranh hoá học ở Việt Nam
Trong cuộc chiến tranh hoá học giai đoạn 1961-1971, một lượng lớn các
chất hoá học đã được rải
xuống miền Nam Việt Nam, đó là chất diệt cỏ và làm
rụng lá cây, chất kích thích, chất gây cháy, chất diệt côn trùng. Trong đó, chất
diệt cỏ và làm rụng lá cây là nhóm hoá chất chính, độc hại nhất và được sử dụng

với khối lượng lớn nhất, chất diệt cỏ chứa chất Da cam tạp nhiễm bởi Dioxin-
sản phẩm không mong đợi, tự sinh ra trong quá trình sản xuất 2,4,5-T- một trong
hai chất cấu tạo của chất Da cam.
Dioxins là tên gọi chung của dòng họ Polychlorinated dibenzo-p-dioxins
(PCDDs), cũng còn được gọi là Chlorinated dibenzo-p-dioxins (CDDs), bao
gồm 75 đồng phân và đồng vị. Trong đó, độc nhất là TCDD với 4 nguyên tử Clo
được gắn ở vị trí 2,3,7,8, tức là 2,3,7,8 - tetrachlorodibenzo-p-dioxin, thường
được gọi là TCDD, hoặc Dioxin. TCDD là một tạp chất vô cùng độc hại, có độ
độc gấp hàng trăm nghìn lần hóa chất môi trường độc nhất. Hàm lượng tạp chất
dioxin trong các mẫu chất Da cam sử dụng trong chiến tranh Việt Nam cao gấp
gần 1000 lần so với hàm lượng sử dụng trong dân sự vào cùng thời gian.
Theo tính toán mới nhất, có khoảng hơn 500 kg dioxin đã được rải xuống miền
Nam Việt Nam.
Trong cơ thể dioxin tích luỹ chủ yếu trong gan dưới dạng liên kết với
Chylomicron. Mặc dù sự chuyển hoá của TCDD vẫn còn nhiều điều khó hiểu,
song các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chất chuyển hoá chính của TCDD là
glucuronide liên kết. Tác động của dioxin được coi là cơ chế tác động thông qua
Thụ thể Ah (Ah receptor-AhR) bằng cách giải phóng protein cảm ứng nhiệt
hsp90, nhị hợp với protein Arnt từ Cytochrome P4501A1 (CYP1A1) rồi liên kết
với các gen đích aryl hydrocarbon đáp ứng tố AhRes để ảnh hưởng đến các
hoạt động gen, tác động đến các chức năng sinh sản, miễn dịch, hoá sinh, tạo u
[9], [10], [17], [27].
Tồn lưu Dioxin trong sữa mẹ phụ nữ phơi nhiễm
Thải trừ qua sữa mẹ là một con đường đào thải của dioxin ra khỏi cơ thể
như một mắt xích của quá trình giảm phân [11]. Sữa phụ nữ miền Nam Việt
Nam là sinh phẩm người đầu tiên được phân tích tồn lưu dioxin.

2
Năm 1970, ngay khi cuộc chiến tranh hoá học còn chưa kết thúc, hai nhà
khoa học Mỹ Baughman và Meselson đã lấy 10 mẫu sữa đơn của phụ nữ

Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh và Tân Uyên tỉnh Bình Dương, phân tích tại Labo
Meselson ở Đại học Harvard. Kết quả phân tích cho hàm lượng tồn lưu dioxin
trong một số mẫu sữa là kỷ lục trên thế giới. Theo số liệu điều chỉnh năm 1995,
mẫu có hàm lượng cao nhất là 1570 ppt, hàm lượng TCDD trung bình của 10
mẫu phân tích là 489,5 ppt. Năm 1973, Meselson phân tích lại 3 mẫu sữa lấy từ
năm 1970 cho kết quả thấp hơn, nhưng vẫn là một hàm lượng rất cao, với TCDD
trung bình là 131 ppt
[6]. Trong các năm 1986-1987, Uỷ ban 10-80 qua con
đường hợp tác quốc tế đã lấy và nhờ phân tích gần 100 mẫu sữa, các mẫu sữa
đã cho hàm lượng dioxin giảm rõ rệt so với giai đoạn 1970-1973, mặc dầu vẫn
còn ở mức cao. Hàm lượng trung bình của các mẫu vùng bị rải miền Nam là
7,57 ppt trên cơ sở lipid, với SD=4,52 ppt, tức là mẫu của vùng bị rải vẫn cao
gấp hơn 3 lần so với vùng không bị rải, mẫu có hàm lượng cao nhất là 17 ppt.
Mẫu sữa của Hà Nội, và miền Bắc là 2,2 ppt, tương đương với hàm lượng trung
bình của nhiều nước công nghiệp phát triển [2], [24]. Tức là so với các nước trên
thế giới thì hàm lượng dioxin trong sữa phụ nữ miền Bắc gần như là tương đồng,
còn hàm lượng dioxin trong sữa phụ nữ miền Nam vẫn đứng ở mức cao nhất.
1.2. Gen và nhiễm sắc thể vật liệu di truyền cấp tế bào
Cơ thể con người được cấu tạo từ khoảng 60.000 tỉ tế bào (có ước tính
khác cho rằng con số này là 100.000 tỉ). Tuy khác nhau về chức năng và thời
gian sống nhưng tất cả các tế bào đều có cấu trúc giống nhau, đều có một nhân
nằm chính giữa, chứa vật liệu di truyền ở cấp độ tế bào là nhiễm sắc thể. Gen
thực chất là một đoạn AND mang một chức năng nhất định trong quá trình
truyền thông tin di truyền. Hiện các nhà khoa học ước tính rằng cơ thể con
người hàm chứa khoảng 20.000 đến 25.000 gen. ADN được coi là vật liệu di
truyền ở cấp độ phân tử tham gia quyết định các tính trạng. Mỗi phân tử ADN
bao gồm các vùng chứa các gen cấu trúc, những vùng điều hoà biểu hiện gen, và
những vùng không mang chức năng hoặc chưa được rõ chức năng. Ngoài các
gen, để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền, mỗi nhiễm sắc thể
còn có tâm động, các trình tự đầu mút và trình tự khởi đầu tái bản. Ngoài chức

năng quyết định đặc tính của cơ thể con người, gen biến đổi còn có khả năng
gây bệnh, tử vong. Chất liệu ADN gồm có bốn mẫu tự (gốc kiềm): A (adelin), C

3
(cytosin), G (guanin), và T (tymin). Mỗi phân tử ADN bao gồm các vùng chứa
các gen cấu trúc, những vùng điều hoà biểu hiện gen, và những vùng không
mang chức năng, hoặc có thể khoa học hiện nay chưa biết rõ. Trong quá trình
sinh sản, phân tử ADN được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau. Cấu trúc phân tử
ADN được cấu thành gồm 2 chuỗi có thành phần bổ sung cho nhau từ đầu đến
cuối, hai chuỗi này được giữ vững cấu trúc bằng các liên kết hoá học.
Nhiễm sắc thể có cấu trúc gồm bốn bậc cấu trúc không gian, cấu trúc bậc
một là chuỗi xoắn kép
ADN, các cấu trúc bậc cao hơn là sự cuộn xoắn của AND
kết hợp với các
protein. Nhiễm sắc thể có hình dạng đặc trưng ở kỳ giữa của quá
trình nguyên phân, khi nhiễm sắc thể đã xoắn và rút ngắn cực đại, ở kỳ này một
nhiễm sắc thể gồm hai nhiễm sắc tử chị em (
chromatid) gắn với nhau ở tâm
động, chia nó thành hai cánh. Tâm động còn là điểm đính nhiễm sắc thể vào sợi
tơ vô sắc của
thoi phân bào. Nhờ vậy, khi sợi tơ co rút trong quá trình phân bào
thì các nhiễm sắc thể sẽ theo đó di chuyển về hai cực của
tế bào. Ở một số
nhiễm sắc thể còn có eo thứ hai.
Bên trong mỗi nhiễm sắc tử chị em là một phân tử ADN, kết hợp protein
chủ yếu là histol. Mỗi loài sinh vật khác nhau có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về
số lượng và hình dạng. Cơ thể người có 23 nhiễm sắc thể, mã số từ 1 đến 23,
được sắp xếp theo kích thước. Ở tế bào không phân chia, nhiễm sắc thể có cấu
trúc đơn.
Khi tế bào phân chia, tất cả các nhiễm sắc thể được sao chép thành 2 bản,

mỗi bản sẽ được phân chia vào một trong hai tế bào mới được sinh ra.
Sự sao chép ADN là tiền đề cho quá trình phân ly, các phân tử ADN đã được
sao chép sẽ đi về 2 tế bào mới. Khi kết thúc quá trình sao chép có hai bộ nhiễm
sắc thể được hình thành, tế bào kéo dài. Sau quá trình sao chép là quá trình phân
bào hay phân chia tế bào, kết thúc là thắt màng sinh chất và xây dựng vách tế
bào mới.



4


Mô hình cơ chế phân ly NST đã được định hướng
Ở sinh vật nhân chuẩn, các tế bào sinh dưỡng lưỡng bội được hình thành
theo cơ chế nguyên phân, trong đó mỗi NST trong cặp tương đồng sẽ tiến hành
nhân đôi DNA một cách bán bảo toàn để tạo ra sợi nhiễm sắc giống hệt nó. Sau
khi NST nhân đôi và cuộn xoắn, các sợi vi ống của thoi vô sắc sẽ gắn vào mỗi
phía của một NST kép, tách rời 2 sợi nhiễm sắc chị em giống nhau này và kéo
về 2 cực của tế bào. Không tính đến các lỗi do quá trình sao chép DNA không
chính xác, nguyên lý bán bảo toàn của cơ chế nhân đôi DNA đã bảo đảm rằng
các sợi nhiễm sắc chị em được tạo ra giống hệt nhau và dẫn đến 2 tế bào mới
được tạo ra giống hệt tế bào ban đầu.
Rối loạn nhiễm sắc thể
Rối loạn (bất thường) nhiễm sắc thể gồm rối loạn số lượng, cấu trúc của
nhiễm sắc thể. Rối loạn nhiễm sắc thể thường xảy ra khi có lỗi trong
phân chia
tế bào
sau giảm phân hoặc nguyên phân. Các hình thức rối loạn thường gặp:
 Đột biến số lượng như lệch bội, đa bội…
 Đột biến cấu trúc như:


5
- Deletions (xóa): một phần của nhiễm sắc thể bị mất hoặc bị xóa.
-
Duplications (nhân đôi): một phần của nhiễm sắc thể được nhân đôi,
kết quả là vật liệu di truyền được nhân thêm.
-
Translocations (chuyển đoạn): khi một phần của một nhiễm sắc thể
được chuyển giao cho nhiễm sắc thể khác.
-
Inversions (đảo ngược): một phần của nhiễm sắc thể đứt ra bị đảo
ngược 180
o
rồi nối lại.
-
Rings (tạo vòng): một phần của một nhiễm sắc thể đã đứt tạo thành
một vòng, hoặc 2 đầu mút của NST bị đứt mất đi phần còn lại nối với
nhau tạo vòng có tâm.
-
Isochromosomes: nhiễm sắc thể đều, NST bất thường, mỗi NST có 2
nhánh giống nhau về cấu trúc.
Trao đổi nhiễm sắc tử chị em SCE thuộc loại rối loạn chuyển đoạn, thể hiện sự
trao đổi các đoạn tương đồng của hai chromatid trong cùng một nhiễm sắc thể.
Trao đổi SCE được sử dụng để đánh giá tác động của các chất gây đột biến, đặc
biệt tác nhân hoá học.
Có rất ít nghiên cứu về trao đổi nhiễm sắc tử chị em ở người phơi nhiễm
trong cũng như ngoài nước. Ở nước ngoài có nghiên cứu của Garaj-Vrhovac và
Zeljezic [12], trong nước có nghiên cứu Cung Bỉnh Trung, cho thấy có sự tăng
cao tần số SCEs ở các đối tượng phơi nhiễm [4].
Trong các năm từ 2002 đến 2007, Ban 10-80 đã phối hợp với Đại học

Kanazawa Nhật Bản tiến hành điều tra đánh giá ảnh hưởng phơi nhiễm dioxin
tại xã bị rải chất độc hoá học Cam Chính huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị, đối
chứng với xã không bị rải Cẩm Phúc huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh. Tiến hành
lấy mẫu môi trường, lấy mẫu sinh phẩm định lượng tồn lưu dioxin như máu, mô
mỡ, sữa phụ nữ. Song song điều tra tình hình sức khoẻ toàn bộ dân số của xã,
tập trung vào phụ nữ sinh con năm 2002 để nghiên cứu sâu một số chỉ số hoá
sinh, miễn dịch, di truyền. Các đối tượng phụ nữ này được lấy sữa định lượng
tồn lưu dioxin năm 2002, lấy máu xét nghiệm một số chỉ số hoá sinh huyết
thanh, giáp trạng, định lượng các vi chất, xét nghiệm trao đổi nhiễm sắc tử chị
em ở các phụ nữ có kết quả tồn lưu dioxin. Các báo cáo sức khoẻ theo chuyên đề
được trình bày ở các báo cáo riêng. Báo cáo này tập hợp kết quả xét nghiệm
nhiễm sắc tử chị em.

6
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng:
Nhóm phơi nhiễm là các phụ nữ sinh con năm 2002 xã bị rải CĐHH Cam
Chính huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị. Nhóm đối chứng là các phụ nữ sinh con
2002 xã không bị rải CĐHH Cẩm Phúc, huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế: Điều tra cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu:
Chọn toàn bộ phụ nữ sinh con năm 2002 tại hai xã Cam Chính và Cẩm
Phúc. Loại khỏi nghiên cứu những phụ nữ đến địa phương sau năm 1975.
Ở Cam Chính có 78 bà mẹ và Cẩm Phúc có 68 bà mẹ sinh con năm 2002,
tất cả được đưa vào diện điều tra, các bà mẹ được lấy sữa, sau khi loại bỏ những
mẫu sữa bị hỏng còn 61 bà mẹ Cam Chính và 56 bà mẹ Cẩm Phúc có kết quả
định lượng dioxin. Tiếp đó lấy máu xét nghiệm trao đổi nhiễm sắc tử chị em cho
các phụ nữ có kết quả dioxin. Sau khi loại số mẫu không đảm bảo, lượng mẫu
máu được xét nghiệm SCE là 44 ở Cam Chính và 19 ở Cẩm Phúc.

 Sữa mẹ được phân tích định lượng dioxin năm 2003.
 Mẫu máu SCE được lấy năm 2003, xét nghiệm năm 2004.
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu
- Định lượng tồn lưu dioxin trong sữa phụ nữ:
o TCDDs, TCDFs, TEQs
o Dioxin và đồng phân theo các lần sinh
o Dioxin và đồng phân theo tuổi mẹ
- Xét nghiệm SCE huyết thanh phụ nữ có định lượng dioxin:
o SCE theo mức độ tồn lưu dioxin và các đồng phân
o SCE theo lần sinh
o SCE theo tuổi mẹ
2.2.4. Công cụ thu thập thông tin
Công cụ:
Phiếu điều tra tình hình sức khoẻ, thai sản…do Ban 10-80 và Đại học
Kanazawa thiết kế.
Kỹ thuật:
- Phỏng vấn, khám bệnh, lấy mẫu máu theo kỹ thuật thường quy.

7
- Sữa mẹ do chính các bà mẹ vắt sữa tại trạm y tế, trường hợp ít sữa được
hút bằng ống hút, lẫy mẫu đơn mỗi phụ nữ 20ml, bảo quản lạnh.
- Mẫu máu do các kỹ thuật viên Trung tâm Y tế huyện và Đại học
Kanazawa thực hiện, lấy máu ngoại vi 0,5 ml /mẫu.
- Định lượng dioxin sữa mẹ theo phương pháp GS/MS độ phân giải cao,
được thực hiện tại Labo Hoá Môi trường Đại học Kanazawa, Nhật Bản.
- Xét nghiệm SCE tại Labo Cao Phân tử, Trung tâm Y học Quốc tê

Shinjuku, Tokyo, Nhật Bản theo kỹ thuật Kanda-Kato [19], hoàn thiện từ kỹ
thuật Goto [19], hoàn thiện từ kỹ thuật Goto [13]. Mẫu được nuôi cấy với 9,5 ml
RPMI-1640 và 2% phytohaemagglutinin-M ở nhiệt độ 37°C trong môi trường

khô chứa 5% CO
2
trong 34 giờ. Tiếp theo được ngâm với 1 μg/ml BrdU trong
38 giờ, với 20 ng/ml Colcemid bổ xung trong 2 giờ. Sau khi xác nhận có đầy đủ
46 cặp nhiễm sắc thể, xét nghiệm xác định trao đổi nhiễm sắc tử chị em được
tiến hành ở pha thứ hai mitotic của kỳ giữa metaphase, xét nghiệm được làm
“mù” với kết quả định lượng dioxin để đảm bảo tính khách quan.
2.2.5. Nguy cơ sai số và biện pháp khống chế
Sai số ngẫu nhiên được hạn chế bằng cỡ mẫu hợp lý và chọn mẫu phù hợp.
Sai số hệ thống được hạn chế thông qua các biện pháp: xây dựng và thử
nghiệm bộ câu hỏi, tập huấn điều tra viên, lưu ý đạo đức nghiên cứu, đảm bảo
quy định giám sát, kiểm tra việc thu thập số liệu. Nhập số liệu trên phần mềm
thống kê dịch tễ, sử dụng chương trình CHECK để hạn chế sai số của quá trình
vào số liệu.
Sai số do nhiễu được hạn chế bởi các đặc trưng nghiên cứu thuần nhất.
2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu điều tra được làm sạch, nhập trên phần mềm dịch tễ EPIINFO, kiểm
tra sửa lỗi, xử lý và phân tích, sử dụng test thống kê:
+ T test, Z test ANOVA so sánh hai trung bình


χ
1
- χ
2

Z =
d =
SE s
1

2
/n1+s
2
2
/n2
So sánh với trung bình chuẩn

Z =
χ - μ
o
= χ - μ
o
SE σ / n

8
Trong đó:
μo: Trung bình chuẩn
σ: Độ lệch chuẩn
s: Sai số chuẩn của nghiên cứu
Giá trị z:
[z] > 1,96, p< 0,05
2,58, p< 0,01
5,29, p< 0,001
+ Pearson test đánh giá mối tương quan
Hệ số tương quan Pearson R
a)
<0,3 tương quan lỏng lẻo
0,3 ≤ R
a)
<0,6 tương quan chặt

R
a)
>0,6 tương quan chặt chẽ

2.2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu
Mục đích, phương pháp tiến hành được được báo cáo và được chấp thuận
của lãnh đạo chính quyền, y tế địa phương.
Tất cả các đối tượng được phỏng vấn, khám sức khoẻ, lấy máu xét nghiệm
đều tự nguyện, không ép buộc.
Bồi dưỡng phỏng vấn và trợ cấp một phần thuốc men cho những đối tượng
bị bệnh theo thoả thuận của đề tài.
2.2.8. Một số hạn chế của nghiên cứu
Trình độ dân cư còn thấp có thể có sai số nhớ lại trong quá trình phỏng vấn.
Chưa xét nghiệm được nhiễm sắc thể ở trẻ dị tật.









9
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm các bà mẹ nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm các bà mẹ nghiên cứu
Đặc điểm
Cam Chính
(n=61)

Cẩm Phúc
(n=56)
p
Tuổi trung bình (năm) 33,1±3,8 32,3,±5,1 0,66
Chiều cao (cm) 151,33± 4,12 152,4± 4,63
Cân nặng (kg) 43,5 ± 5,16 44,3 ± 5,68
BMI 18,9 ± 2,89 19,1 ± 1,82

>0,05

Thời gian sống tại địa phương
29 ± 2,5 28 ± 3,1
Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa tuổi trung bình các bà mẹ, nghề
chính các bà mẹ, cũng như chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI.
Bảng 2: Các yếu tố khác
Đặc điểm
Cam Chính
(n=61)
Cẩm Phúc
(n=56)
p
Nghề chính Làm ruộng 77,8 76,2% 0,37
Tiểu học 31,2 41,1
Học vấn
Cơ sở 51,3 35,8
Nhẹ 18,2 17,9
Trung bình 45,5 44,8
Mức độ
hoạt động
Nặng 33,6 36,2

Thu nhập người/tháng 304,72± 219,6 298,94± 185,6
Tần suất bệnh 55,1 50,9 0,06
Nhận xét: Nghề chính ở các bà mẹ là nghề nông, học vấn chủ yếu là phổ
cập đến trung học cơ sở, mức độ lao động, giải trí không khác biệt lớn, phụ nữ
Cam Chính có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với Cẩm Phúc.



10
3.2. Kết quả định lượng tồn lưu dioxin trong sữa phụ nữ
Bảng 3: Lượng dioxins trung bình trong sữa mẹ, 2002 (ppt/lipid)
Cam Chính (n=61) Cẩm Phúc (n=56)
Dioxin và
các đồng phân
Mean SD Mean SD
p
2,3,7,8-TCDD 2,57 1,25 1,27 0,52 <0,01
1,2,3,7,8-PentaCDD 4,58 1,99 2,05 1,73
1,2,3,7,8,9-HexaCDD 3,31 2,03 1,74 0,47
1,2,3,4,7,8-HexaCDD 7,38 1,92 1,82 1,25
1,2,3,6,7,8-HexaCDD 2,63 2,45 1,98 0,65
1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDD 15,4 1,96 1,78 1,4
1,2,3,4,6,7,8,9-OctaCDD 44,6 1,85 8,12 1,78
2,3,7,8-TCDF 1,95 0,87 1,48 1,05 <0,05
1,2,3,7,8-PentaCDF 2,70 0,99 1,85 0,63
2,3,4,7,8-PentaCDF 6,91 1,89 2,45 1,5
1,2,3,4,7,8-HexaCDF 18,8 2,04 2,13 1,81
1,2,3,6,7,8-HexaCDF 10,8 2,21 1,58 1,19
2,3,4,6,7,8-HexaCDF 3,02 1,92 1,19 0,44
1,2,3,7,8,9-HexaCDF 3,59 0,54 2,75 0,11

1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDF 15,1 2,35 1,85 1,57
1,2,3,4,7,8,9-HeptaCDF 3,16 2,59 2,16 0,21
1,2,3,4,6,7,8,9-OctaCDF ND 2,85 ND 1,77
TEQs/PCDDs 5,95 1,89 2,28 1,7 <0,01
TEQs//PCDFs 2,1 1,91 1,47 0,67 <0,05
Tổng TEQs 8,05 1,86 2,95 1,52 <0,001
Nhận xét: Nồng độ tồn lưu 2,3,7,8-TCDD, nồng độ furan và tổng các
dioxin đương lượng PCDDs, PCDFs, TEQs trong sữa phụ nữ xã Cam Chính cao
hơn có ý nghĩa so với sữa phụ nữ xã Cẩm Phúc.








11
Nồng độ dioxin theo tuổi mẹ
R
a)
= - 0.334,
R
a
)
= - 0.190
0.0

5.0
10.0

15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
34 35
Tuổi mẹ
QT:
HT:
p>0,05
(pgTEQ/g Fat)

Hình 1: Tổng lượng TEQs sữa mẹ theo tuổi
Nhận xét: Tổng dioxin đương lượng sữa mẹ Cam Chính tập trung cao nhất
ở độ tuổi 24-26, rồi giảm dần ở tuổi cao hơn, sữa phụ nữ Cẩm Phúc không có
xu hướng đó.
Tồn lưu dioxin theo các lần sinh
Bảng 4: Dioxins trong sữa phụ nữ sinh con đầu lòng
Cam Chính
(n=32)
Cẩm Phúc
(n=30)
Dioxin và
các đồng phân
Mean SD Mean SD
p
2,3,7,8-TCDD 2,83 1,06 1,34 0,79 0,037
1,2,3,7,8-PentaCDD 2,84 1,71 1,46 1,41

1,2,3,7,8,9-HexaCDD 2,69 1,33 1,35 0,67
1,2,3,4,7,8-HexaCDD 8,21 1,51 1,71 1,49
1,2,3,6,7,8-HexaCDD 1,92 1,89 2,01 0,51
1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDD 16,4 1,48 1,80 1,46
1,2,3,4,6,7,8,9-OctaCDD 45,9 1,69 6,81 2,17
2,3,7,8-TCDF 2,39 1,06 1,34 0,79 0,04
1,2,3,7,8-PentaCDF 2,84 1,71 1,46 1,43
2,3,4,7,8-PentaCDF 2,69 1,33 1,35 0,67
1,2,3,4,7,8-HexaCDF 8,21 1,51 1,71 1,49

12
1,2,3,6,7,8-HexaCDF 1,93 1,13 2,05 0,51
2,3,4,6,7,8-HexaCDF 16,4 1,49 1,80 1,46
1,2,3,7,8,9-HexaCDF 38,9 1,75 6,81 2,13
1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDF 1,06 2,38 1,34 0,79
1,2,3,4,7,8,9-HeptaCDF 2,84 1,71 1,46 1,43
1,2,3,4,6,7,8,9-OctaCDF 2,69 1,13 1,35 0,67
TEQs/PCDDs 5,43 1,67 2,60 1,35 0,007
TEQs//PCDFs 5,87 1,65 2,73 1,29 0,03
Tổng TEQs 11,4 1,61 5,36 1,29 0,02
Nhận xét: 2,3,7,8-TCDD, furan và các dioxin đương lượng trong sữa phụ
nữ sinh con đầu lòng cao nhất, ở Cam Chính cao hơn Cẩm Phúc có ý nghĩa.
Bảng 5: Dioxins trong sữa phụ nữ sinh con thứ hai
Cam Chính
(n=15)
Cẩm Phúc
(n=14)
Dioxin và
các đồng phân
Mean SD Mean SD

p
2,3,7,8-TCDD 2,47 0,55 1,25 0,37 0,041
1,2,3,7,8-PentaCDD 2,37 1,45 1,26 1,22
1,2,3,7,8,9-HexaCDD 2,17 1,12 1,11 0,69
1,2,3,4,7,8-HexaCDD 7,68 2,11 2,12 1,67
1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDD 15,6 1,89 1,86 1,75
1,2,3,4,6,7,8,9-OctaCDD 44,8 2,59 7,68 2,57
2,3,7,8-TCDF 1,72 0,57 1,52 1,17 0,54
1,2,3,7,8-PentaCDF 2,44 1,78 1,41 1,47
2,3,4,7,8-PentaCDF 2,32 1,41 1,15 0,71
1,2,3,4,7,8-HexaCDF 7,32 2,51 1,23 1,57
2,3,4,6,7,8-HexaCDF 16,1 1,98 1,80 1,46
1,2,3,7,8,9-HexaCDF 38,9 1,75 6,36 2,24
1,2,3,4,7,8,9-HeptaCDF 2,72 1,83 1,19 1,52
1,2,3,4,6,7,8,9-OctaCDF 2,73 1,26 1,19 0,92
TEQs/PCDDs 3,10 2,04 1,31 1,87 0,01
TEQs//PCDFs 3,05 2,23 1,27 1,49 0,04
Tổng TEQs 6,22 2,10 2,64 1,59 0,03

13
Nhận xét: 2,3,7,8-TCDD, furans và TEQs trong sữa phụ nữ sinh con thứ
hai thấp hơn so với con đầu lòng, ở Cam Chính vẫn cao hơn Cẩm Phúc có ý
nghĩa.
Bảng 6: Dioxins trong sữa phụ nữ sinh con thứ ba
Cam Chính
(n=14)
Cẩm Phúc
(n=12)
Dioxin và
các đồng phân

Mean SD Mean SD
p
2,3,7,8-TCDD 1,96 0,75 1,22 0,66 0,072
1,2,3,7,8-PentaCDD 2,17 1,51 1,11 1,34
1,2,3,7,8,9-HexaCDD 1,98 1,18 1,02 0,67
1,2,3,4,7,8-HexaCDD 7,73 2,08 2,06 1,43
1,2,3,6,7,8-HexaCDD 2,15 1,32 2,17 0,58
1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDD 13,9 1,95 1,28 1,64
1,2,3,4,6,7,8,9-OctaCDD 43,1 2,13 6,78 2,44
2,3,7,8-TCDF 1,92 0,40 1,42 1,24 0,081
1,2,3,7,8-PentaCDF 1,77 1,52 1,08 1,78
2,3,4,7,8-PentaCDF 2,11 1,51 1,13 0,88
1,2,3,4,7,8-HexaCDF 7,75 2,69 1,32 1,66
1,2,3,6,7,8-HexaCDF 2,73 1,94 2,17 0,73
2,3,4,6,7,8-HexaCDF 15,7 1,76 1,28 1,55
1,2,3,7,8,9-HexaCDF 35,8 2,15 5,54 2,14
1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDF 2,01 1,77 1,35 0,91
1,2,3,4,7,8,9-HeptaCDF 2,17 1,37 1,07 1,61
1,2,3,4,6,7,8,9-OctaCDF 2,23 1,71 1,28 0,99
TEQs/PCDDs 2,04 1,21 1,97 0,33 0,06
TEQs//PCDFs 1,86 1,66 1,62 0,13 0,07
Tổng TEQs 3,78 1,86 1,68 0,21 0,06
Nhận xét: 2,3,7,8-TCDD, furan và các dioxin đương lượng trong sữa phụ
nữ sinh con thứ ba thấp hơn so với con thứ hai, và ở Cam Chính cao hơn
Cẩm Phúc nhưng không đủ ý nghĩa thống kê.



14
3.3. Kết quả xét nghiệm nhiễm sắc thể

Bảng 7: Tần số SCEs và lượng dioxins trung bình trong sữa phụ nữ
Cam Chính (n=44) Cẩm Phúc (n=19)
SCE
Dioxin và
các đồng phân Mean SD Mean SD

p
SCEs (tần số/tế bào) 2,3 0,48 1,48 0,36 <0,05
2,3,7,8-TCDD 2,56 1,41 1,25 0,63 <0,01
1,2,3,7,8-PentaCDD 3,59 2,73 2,01 1,92
1,2,3,7,8,9-HexaCDD 3,14 2,42 1,82 0,45
1,2,3,4,7,8-HexaCDD 7,25 1,96 1,81 1,29
1,2,3,6,7,8-HexaCDD 2,72 2,15 1,99 0,78
1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDD 14,8 1,92 1,69 1,46
1,2,3,4,6,7,8,9-OctaCDD 43,7 2,12 8,34 1,69
2,3,7,8-TCDF 1,97 0,85 1,51 1,12 <0,05
1,2,3,7,8-PentaCDF 2,75 0,98 1,88 0,72
2,3,4,7,8-PentaCDF 7,13 1,65 2,68 1,53
1,2,3,4,7,8-HexaCDF 18,1 2,25 2,27 1,79
1,2,3,6,7,8-HexaCDF 11,2 2,13 1,52 1,26
2,3,4,6,7,8-HexaCDF 3,07 1,93 1,17 0,54
1,2,3,7,8,9-HexaCDF 3,26 0,61 2,62 0,22
1,2,3,4,6,7,8-HeptaCDF 14,7 2,75 1,97 1,61
1,2,3,4,7,8,9-HeptaCDF 2,98 2,73 2,11 0,33
1,2,3,4,6,7,8,9-OctaCDF ND 2,87 ND 1,69
TEQs/PCDDs 5,91 1,92 2,22 1,63 <0,01
TEQs//PCDFs 2,16 1,89 1,42 0,63 <0,05
Tổng TEQs 8,07 1,88 2,93 1,57 <0,001
Nhận xét: Tần số trao đổi SCE trong tế bào ở các bà mẹ Cam Chính cao
hơn có ý nghĩa so với tần số SCE ở các bà mẹ Cẩm Phúc.






15
Bảng 8: Tần số SCE theo lần sinh
Lần đầu Lần thứ hai Lần thứ ba

TCDD SCEs TCDD SCEs TCDD SCEs
Cam Chính 2,82 2,2 2,44 2,19 1,95 2,18
Cẩm Phúc 1,33 1,49 1,24 1,47 1,21 1,48
p 0,03 0,057 0,04 0,06 0,07 0,06
Nhận xét: Tần số trao đổi SCEs có cao hơn ở lần sinh đầu ở phụ nữ Cam
Chính, nhưng không rõ ràng như TCDD, ở phụ nữ Cẩm Phúc gần như không có
sự khác biệt này.
Tần số trao đổi SCE theo tuổi mẹ
R
a)
= - 0.241,
R
a
)
= - 0.182
0.0

5.0
10.0
15.0
20.0

25.0
30.0
35.0
40.0
19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
34 35
Tuổi mẹ
QT:
HT:
p>0,05
SCE (n/tế bào)

Hình 2: Tần số SCE theo tuổi mẹ
Nhận xét: Không có sự rõ ràng về tần số trao đổi SCE theo tuổi mẹ, mặc
dù vẫn nhận thấy trao đổi SCE có tần số cao hơn đôi chút ở độ tuổi 25 phụ nữ
Cam Chính.






16
Bảng 9: Tần số SCE theo mức độ tồn lưu dioxins trong sữa
Cam Chính 1
(n=21)
Cam Chính 2
(n=23)
Cẩm Phúc
(n=19)

SCE

Dioxins
Mean SD Mean SD Mean SD

p
SCE (tần số/tế bào) 2,40 0,32 2,19 0,26 1,48 0,21 <0,05
2,3,7,8-TCDD 3,05 1,21 2,02 1,32 1,25 0,63 <0,01
1,2,3,7,8-PCDD 4,03 2,31 3,15 2,65 2,01 1,92
1,2,3,7,8,9-HCDD 3,89 3,12 2,39 2,22 1,82 0,45
1,2,3,4,7,8-HCDD 8,15 2,02 6,34 1,93 1,81 1,29
1,2,3,6,7,8-HCDD 3,74 2,34 1,71 2,34 1,99 0,78
1,2,3,4,6,7,8-HCDD 16,7 2,14 12,8 1,74 1,69 1,46
1,2,3,4,6,7,8,9-OCDD 45,6 2,53 41,8 2,16 8,34 1,69
2,3,7,8-TCDF 2,36 0,89 1,58 0,81 1,51 1,12 <0,05
1,2,3,7,8-PCDF 3,35 1,98 2,13 0,99 1,88 0,72
2,3,4,7,8-PCDF 8,16 1,76 6,11 1,58 2,68 1,53
1,2,3,4,7,8-HCDF 19,2 2,17 16,9 2,32 2,27 1,79
1,2,3,6,7,8-HCDF 12,1 2,32 10,3 2,15 1,52 1,26
2,3,4,6,7,8-HCDF 4,04 2,11 2,09 1,96 1,17 0,54
1,2,3,7,8,9-HCDF 4,42 0,69 2,12 0,56 2,62 0,22
1,2,3,4,6,7,8-HCDF 15,3 2,82 14,1 2,72 1,97 1,61
1,2,3,4,7,8,9-HCDF 3,18 2,91 2,75 2,69 2,11 0,33
1,2,3,4,6,7,8,9-OCDF ND 2,89 ND 2,88 ND 1,69
TEQs/PCDDs
6,82
2,17
5,02
1,87 2,22 1,63 <0,01
TEQs//PCDFs

2,98
1,92
1,33
1,82 1,42 0,63 <0,05
Tổng TEQs
9,09
1,87 1,84 2,93 1,57 <0,01









17

y = 0.17x + 0.03
r = 0.62

p<0.001
0.51 1.52 2.53
Log PCDDs (pg/g lipid)
Log SCE (n/tế bào)
TCDDcao (2,94)
TCDD Trung bình (2,12) Không bị rải (1,22)

Hình 3: Tần số SCE theo định lượng dioxins
Nhận xét: Có sự tập trung tần số trao đổi SCE trong tế bào ở các bà mẹ

Cam Chính theo mức độ tồn lưu dioxin trong sữa mẹ, xu hướng này có khác biệt
ý nghĩa.
Bảng10: Tương quan Pearson R
a)
giữa tần số SCEs và một số chỉ số
Cam Chính Cẩm Phúc
Các chỉ số
R
a)
p R
a)
p
2,3,7,8-TCDD 0,412 0,01 0,017 0,88
Chiều cao (cm) 0,277 0,35 0,173 0,47
Cân nặng (kg) 0,283 0,41 0,191 0,51
BMI 0,253 0,22 0,185 0,32
Năm sống địa phương
0,332 0,05 0,117 0,51
Thu nhập gia đình 0,269 0,39 0,195 0,53
Nhận xét: Tồn lưu dioxin trong sữa mẹ Cam Chính có mối tương quan
thuận với tần số SCE.




18
IV. BÀN LUẬN
4.1. Về một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Từ điều tra khảo sát môi trường, kết quả phân tích định lượng cho thấy
dioxin vẫn tồn lưu trong môi trường đất tại vùng bị rải Cam Chính mặc dù chiến

dịch rải chất độc hoá học chiến tranh đã kết thúc 30 năm, tuy rằng mức độ đã
giảm nhiều so với các khảo sát trước đây. Cũng như kết quả điều tra dịch tễ học
cho thấy hai xã có điều kiện tương đối đồng nhất về địa dư, thành phần dân tộc
và kinh tế xã hội. Duy nhất khác biệt là yếu tố bị rải chất độc hoá học chiến
tranh. Trong 6 mẫu bùn đất của Cam Chính phát hiện thấy 2,3,7,8-TCDD ở
nồng độ từ 4,38 pg/g đến 13.98 pg/g. Các mẫu phát hiện thấy đều ở vị trí có
băng rải đi qua hoặc là căn cứ quân sự, 2,3,7,8-TCDD chiếm tỷ trọng rất cao
trong tổng TEQs, từ 84,5% đến 99,86% đã khẳng định rằng nguồn gốc của
dioxin chiến tranh. Các mẫu bùn đất của xã đối chứng Cẩm Phúc đều không
phát hiện được dioxin và các đồng phân.
Ở các phụ nữ xã bị rải và không bị rải CĐHH chiến tranh được chọn,
không thấy sự khác biệt nào đáng kể về tuổi tác, trình độ học vấn và nghề
nghiệp giữa hai xã. Tuổi trung bình là 33 ở cả Cam Chính và Cẩm Phúc, chiều
cao, cân nặng, BMI của các phụ nữ này không khác biệt giữa hai xã, tuy rằng ở
phụ nữ Cam Chính chiều cao cân nặng trung bình có thấp hơn so với phụ nữ
Cẩm Phúc.
Trình độ học vấn của phụ nữ hai xã chủ yếu là phổ thông với hơn 80%,
nghề chính đều là nghề nông với hơn 75%, mức độ hoạt động sinh hoạt hàng
ngày có tỷ lệ gần tương đồng. Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ Cam Chính cao hơn so
với Cẩm Phúc.
Mức thu nhập bình quân đầu người một tháng của hộ gia đình Cam Chính
là 304,720 đồng (± 219,600 đ), ở Cẩm Phúc là 298,940 (± 185,600 đ) mặc dù có
số ít hộ có thu nhập trên 1 triệu đồng/người/tháng nhưng hơn 80% hộ gia đình
nghiên cứu có mức thu nhập đầu người hàng tháng < 300.000 đồng. Theo đánh
giá của chúng tôi thì đây là mức thu nhập thấp trong điều kiện kinh tế hiện nay,
mặc dù có cao hơn so với chuẩn nghèo do Bộ Lao động Thương binh Xã hội ban
hành theo QĐ1143/2000 điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001-2005. Theo
đó, người nghèo được xác định bình quân thu nhập đầu người/tháng là 100.000
đồng đối với vùng nông thôn.


19
4.2. Về lượng tồn lưu dioxin trong sữa phụ nữ sinh con năm 2002
Ở người, thời gian bán phân huỷ để đào thải một nửa lượng 2,3,7,8-TCDD ra
khỏi cơ thể từ 7 đến 12 năm, đào thải qua sữa mẹ là một trong các đường thải trừ
của dioxin do đặc tính ưa lipid của TCDD, thải qua rau thai trong thời kỳ bào thai
chỉ ở mức độ rất nhỏ [7], [11]. Các chất đồng phân được tìm thấy trong sữa mẹ là
2,3,7,8 - T
4
CDD; 1, 2,3,7,8 - P
5
CDD; 1,2,3,4,6,7,8 - H
7
CDD, và O
8
CDDs.
Trong nghiên cứu này, lượng dioxins trung bình sữa phụ nữ Cam Chính
năm 2002 cao hơn đáng kể so với xã Cẩm Phúc không bị rải. Tổng lượng dioxins
trung bình trên cơ sở lipid trong sữa phụ nữ Cam Chính là 2,57 ppt, đã trở về
tương đương với mức trung bình sữa phụ nữ các nước công nghiệp phát triển 2-3
ppt, cao hơn so với Cẩm Phúc 1,27 ppt, tổng dioxin đương lượng TEQs tương
ứng là 8,05 ppt và 1,52 ppt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
So sánh với các định lượng sữa
phụ nữ các vùng bị rải miền Nam đã làm
trước đây thì nồng độ này ở Cam Chính đã giảm rất nhiều. Cụ thể, định lượng
năm 1970 và 1973 sữa phụ nữ huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh và huyện
Tân Uyên tỉnh Sông Bé, hàm lượng TCDD trung bình là 489,5 ppt [8]. Các mẫu
định lượng năm 1986-1988 nằm trong khoảng 10-20 ppt [2], kết quả định lượng
trung bình các mẫu sữa phụ nữ A Lưới năm 1999 là 8,96 ppt [15], mức này
vẫn
cao hơn nhiều so với các nước công nghiệp phát triển [18], [24]. Định lượng sữa

mẹ Cam Chính 2002-2003 đã cho kết quả tương đương các nước công nghiệp,
những vẫn cao hơn gấp 2 lần so với sữa phụ nữ Cẩm Phúc.
Theo tuổi mẹ, có xu hướng giảm dần nồng độ dioxin theo tuổi. Tổng
dioxin đương lượng TEQs trong sữa mẹ cao nhất ở một bà mẹ 23 tuổi với 27,1
pg/g, nhìn chung tồn lưu dioxin cao nhất là ở độ tuổi 24-26, rồi giảm dần ở tuổi
cao hơn, xu hướng này tuy rõ nét nhưng không đủ ý nghĩa thống kê, trong sữa
phụ nữ Cẩm Xuyên không có xu hướng đó.
Có sự khác biệt về nồng độ tồn lưu dioxin ở các lần sinh, 2,3,7,8-TCDD,
furan và tổng dioxin đương lượng cao nhất là ở lần sinh đầu, rồi giảm dần ở các
lần sinh sau. Và cũng ở phụ nữ bị rải Cam Chính mới có sự khác biệt giữa các lần
sinh. Cụ thể ở phụ nữ sinh con đầu lòng, lượng dioxins trung bình là 2,83 ppt, với
tổng lượng TEQs là 11,4, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Ở lần sinh
thứ hai lượng dioxin trung bình thấp hơn so với con đầu lòng 2,47ppt, tổng
lượng TEQs là 6,22 ppt, sự khác biệt vẫn còn ý nghĩa thống kê với p<0,05. Ở lần
sinh thứ ba 2,3,7,8-TCDD, furan và dioxin đương lượng thấp hơn so với con thứ
hai, dioxin là 1,96 và 1,22, tổng dioxin đương lượng không còn khác biệt ý nghĩa
nữa. Điều này phù hợp với nhận định của một số nhà khoa học đã nêu, lượng tồn
lưu trong sữa phụ nữ sinh con các lần sau thấp hơn lần đầu [7] [15].

20
4.3. Về biến đổi nhiễm sắc thể ở các phụ nữ định lượng tồn lưu dioxin
Di truyền là hình thức bảo tồn và truyền lưu các tính trạng của giống nòi,
nó quan trọng không kém bất cứ một cơ chế sinh học nào của cơ thể sống. Di
truyền học là khoa học nghiên cứu về tính
di truyền và biến dị ở các loài, đóng
vai trò to lớn trong sự hình thành và hoạt động của sinh vật. Tuy nhiên, di truyền
học hiện đại tìm hiểu về quá trình di truyền, chỉ được ra đời vào giữa
thế kỷ 19
với những công trình của
Gregor Mendel, bắt đầu từ suy nghĩ sinh vật thừa kế

những tính trạng từ bố mẹ theo một cách
riêng rẽ, mà trong đó những đơn vị cơ
bản của di truyền là
gen. Các gen tương ứng với những vùng nằm trong ADN,
một
cao phân tử được cấu thành từ bốn loại đơn phân nucleotide mang thông tin
di truyền. ADN trong điều kiện tự nhiên có dạng chuỗi xoắn kép, trong đó
nucleotide ở mỗi chuỗi liên kết
bổ sung với nhau. Mỗi chuỗi lại có thể hoạt động
như một khuôn để
tổng hợp một chuỗi bổ sung mới, đó là cách thức tự nhiên tạo
nên những bản sao của gen mà có thể được di truyền lại.
Chuỗi nucleotide trong gen có thể được
phiên mã và dịch mã trong tế bào
để tạo nên chuỗi các
axít amin, hình thành protein. Trình tự của các axít amin
trong protein cũng tương ứng với trình tự của các nucleotide trong gen, xác định
mã di truyền. Nó xác định cách thức gập xoắn trong cấu trúc ba chiều của phân
tử protein, quy định nên chức năng của protein-thực hiện các chức năng cần thiết
cho sự sống của tế bào. Một thay đổi nhỏ của gen trong phân tử ADN cũng sẽ
dẫn đến thay đổi trình tự axít amin, thay đổi cấu trúc và chức năng của protein,
tác động không nhỏ lên tế bào cũng như toàn bộ cơ thể sống.
Rối loạn (bất thường) nhiễm sắc thể gồm rối loạn số lượng, cấu trúc của
nhiễm sắc thể. Rối loạn nhiễm sắc thể thường xảy ra khi có lỗi trong
phân chia
tế bào
sau giảm phân hoặc nguyên phân.
Trao đổi nhiễm sắc tử chị em SCE thể hiện sự trao đổi các đoạn tương
đồng của hai chromatid trong cùng một nhiễm sắc thể. Trao đổi SCE được sử
dụng để đánh giá tác động của các chất gây đột biến, đặc biệt tác nhân hoá học.

Test trao đổi nhiễm sắc tử chị em SCEs được coi là một phương pháp có độ
nhậy cao về mặt di truyền tế bào vì nó cho phép phát hiện được hiệu lực gây đột
biến của các tác nhân hoá học ở những nồng độ thấp khi mà phương pháp đánh
giá biến loạn thể nhiễm sắc không phát hiện được.
Ở Việt Nam, năm 1982 Cung Bỉnh Trung và cộng sự đã xét nghiệm
nhiễm sắc tử chị em theo phương pháp Marie Block, lấy mẫu tế bào bạch cầu

21

×