Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán nhanh những trường hợp mắc Plasmodium falciparum trên lâm sàng bằng tét Paracheck-F

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.24 KB, 61 trang )


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhìn chung, tình hình sốt rét thế giới là vấn đề thời sự, 40% dân số bị sốt
rét đe dọa [45]. Chính Phủ nhiều vùng vẫn còn phải bận rộn để ngăn chận sốt
rét do Plasmodium falciparum [33], [34], [37], [79] và nhiều quốc gia đã thành
công trong chương trình tấn công trên diệt sốt rét của mình [36], [39], [67].
Lại có nhiều nơi sốt rét tồn tại ở các dạng đặc biệt [20], [27] hoặc
chuyển sang giai đoạn củng cố [38], [62].
Ở Việt Nam nói chung, Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, trong phương
hướng kế hoạch phòng chống sốt rét năm 2002 - 2005 và 2010, dự án Quốc
gia phòng chống sốt rét chủ trương một mặt tiếp tục đẩy lùi bệnh sốt rét ở
các vùng sốt rét lưu hành, giảm tỉ lệ mắc, giảm tỉ lệ chết và lưu hành bệnh
sốt rét, đồng thời phát triển các yếu tố bền vững để duy trì thành quả phòng
chống sốt rét lâu dài.
Trong giai đoạn này, công tác chẩn đoán, điều trị sốt rét, quản lý ca
bệnh vẫn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Ngoài việc giáo dục cộng đồng,
phát triển mạng lưới y tế cơ sở, xây dựng và củng cố hệ thống giám sát Dịch
tễ thì việc nghiên cứu đưa ra chính sách thuốc sốt rét phù hợp và đặc biệt
việc đào tạo, đào tạo lại, nâng cao kiến thức và kỹ năng chẩn đoán, điều trị
sốt rét ở các tuyến là rất cấp bách.
Như vậy, chẩn đoán nhanh và đúng góp phần nâng cao hiệu quả điều
trị nhất là đối với Plasmodium falciparum thật quan trọng [6], [24], [61], và
công tác phát hiện, giám sát ký sinh trùng.
Với những lý do thiết thực nêu trên, cùng với điều kiện khả thi tại cơ
sở, chúng tôi xin tiến hành “Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán nhanh
những trường hợp mắc Plasmodium falciparum trên lâm sàng bằng tét
Paracheck-F.


2
Mục đích đề tài:
Đánh giá được độ nhạy, độ đặc hiệu của tét Paracheck-F trong chẩn đoán
nhanh bệnh nhân mắc sốt rét do Plasmodium falciparum.
















3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ SỐT RÉT.
Bệnh sốt rét xuất hiện vào thời kỳ nào, không có sách vở ghi chép một
cách chính xác nhưng có một số bằng chứng cho thấy bệnh đã có từ thời
Thượng cổ.
Hoàng Đế (thế kỷ thứ XVI trước công nguyên) được tôn làm ông tổ
của Y học Trung Quốc đã từng nói đến sốt rét (SR) - tức Ngược tật - trong

sách Nội Kinh Tố Vấn.
Y học Ấn Độ cổ đại cũng có ghi chép về bệnh SR trong kinh Atharva
Veda (được viết vào khoảng thế kỷ thứ XV - VII trước công nguyên).
Hippocrate (thế kỷ thứ V trước công nguyên) ông tổ của Y học
phương Tây đã mô tả đầy đủ về bệnh SR ở Hy Lạp. Tuy nhiên y văn vào
thời đó chỉ dừng lại ở việc mô tả lâm sàng mà thôi.
Mãi đến năm 1630, Don Francisco Lopez mới phát hiện tính chất trị
bệnh của vỏ cây Quinquina có nhiều ở xứ Pérou (Nam Mỹ). Năm 1632, vỏ
cây này được đưa về Tây Ban Nha và được ứng dụng trong điều trị SR. Năm
1820, Pelletier và Caventou đã chiết xuất được hóa chất của vỏ cây
Quinquina gọi tên là Quinine. Quinine đã mở ra một hướng điều trị mới rất
có hiệu qủa. Sau này, nhiều thuốc chống SR đã được tổng hợp, đáng ghi nhớ
nhất là Chloroquin (1930), Primaquine (1952), Mefloquine (1970) và đặc
biệt là Artemisinin (1972 - 1982, chiết xuất từ cây Thanh hao hoa vàng) [15].
Năm 1880, Alphonse Laveran lần đầu tiên tìm thấy kí sinh trùng sốt
rét (KST SR) trong máu bệnh nhân (BN) mà ông đặt tên là Heamamoeba
malariae. Năm 1885, Golgi đã phân biệt được ba loại ký sinh trùng (KST) là
falciparum, vivax và malaria; ovale đến năm 1922 mới được Stéphens phát
hiện, đã mô tả được sự biến dạng của KST trong máu người bệnh.

4
Năm 1895, Ronald Ross phát hiện muỗi là côn trùng trung gian truyền
bệnh SR. Năm 1898, Batista Gassi chỉ ra chính loài muỗi Anophele là vectơ
duy nhất truyền bệnh SR sang người. Năm 1902, Schaudin cho rằng khi
muỗi đốt người thì KST theo đó vào máu, KST có một giai đoạn phát triển
trong tế bào gan trước khi xâm nhập vào hồng cầu.
Về thuốc chống muỗi truyền bệnh, Zeidle (1874) đã tổng hợp được
DDT và đựơc sử dụng một cách rộng rãi trên toàn thế giới kể từ năm 1935.
Cho đến nay, nhiều loại hóa chất diệt muỗi ít độc nhưng có hiệu quả như
permethrine, Deltamethrine, ICON đã được dùng thay thế cho DDT.

Năm 1976 - 1983, Tragger và Jensen nuôi cấy được Plasmodium
falciparum (P.f) in vitro. Năm 1983, việc ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử
đã ghép được nhân AND của P.f vàovi khuẩn E. Coli mở ra một hướng mới
trong việc chế tạo vacxin chống SR. Năm 1992 - 1994, Patarroyo hoàn chỉnh
vacxin hóa học tổng hợp đầu tiên SPf66 và đang thử thực địa tại Colombia,
Tanzania,Thái Lan [30], [53], [69], [75].



1.1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới và Việt Nam.
( Sốt rét trên thế giới:
Trong những năm gần đây, SR có xu hướng gia tăng nhất là ở các
nước nhiệt đới. Theo WHO, mỗi năm trên thế giới có trên 100 triệu người
mắc bệnh và trên 1 triệu người trong số đó đã tử vong.
Khu vực của các nước có SR được phân thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Gồm các nước chưa tham gia chương trình tiêu diệt SR
trước đây, chủ yếu là các nước Châu phi, nằm ở phía nam sa mạc Sahara.
Khu vực này có 275 triệu người bị nhiễm SR trong tổng số 500 triệu dân,
chiếm 80% số ca SR của thế giới.

5
+ Nhóm 2: gồm các nước đã tham gia chương trình tiêu diệt SR từ 20 -
35 năm qua, chủ yếu là các nước Châu Á, Châu Mỹ. Khu vực này có 5 triệu
trường hợp mắc SR trong năm và có khoảng 100.000 người chết vì SR. Tuy
nhiên, con số thực tế có thể cao gấp 4 lần.
Hầu hết cư dân nhóm 2 này sống trong vùng nguy cơ SR tương đối
thấp, nhưng vấn đề nghiêm trọng ở chỗ có nhiều khu vực mới được khai thác
để phát triển kinh tế và là những nước có nhiều biến động xã hội, môi
trường, biến động dân cư, mạng lưới y tế thiếu, yếu [15], [20].
( Sốt rét ở Việt Nam:

Việt Nam nằm trong bối cảnh chung của các nước ở trong khu vực
Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa và bệnh SR tại đây chỉ kém Châu
Phi về mặt lưu hành. Việt Nam có 35 triệu dân đang sống trong vùng SR lưu
hành (SRLH), trong đó có 15 triệu sống trong vùng SRLH nặng.
Trong hơn 30 năm từ 1958 - 1991, công tác phòng chống SR (PCSR)
ở Việt Nam đã đạt được mốt số thành quả khả quan, nhưng do thiếu điều
kiện để duy trì thành quả nên bệnh đã quay trở lại trên phạm vi cả nước. Mỗi
năm có hàng triệu người mắc bệnh, hàng ngàn người chết, đỉnh cao là năm
1991 có 1 triệu người mắc SR và có 4.646 tử vong do SR.
1.1.2. Chiến lược phòng chống sốt rét.
( Chiến lược phòng chống SR hiện nay của WHO:
Năm 1979, Đại hội đồng WHO lần thứ 31 đã ra nghị quyết chuyển hẳn
chiến lược từ tiêu diệt SR sang chiến lược PCSR. Tháng 10/1992, Hội nghị
Bộ trưởng Y tế các nước hội viên do WHO tổ chức tại Amsterdam - Hà lan
đã thống nhất về chiến lược PCSR toàn cầu, xác định mục tiêu và các biện
pháp của chiến lược PCSR hiện nay. Mục tiêu PCSR của WHO đề ra là:
phòng tử vong, giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm thiệt hại kinh tế, xã hội do SR.
Bốn yếu tố kỹ thuật cơ bản của chiến lược là:
+ Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời

6
+ Lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp phòng bệnh có chọn lọc và
có thể duy trì được.
+ Phát hiện sớm, khống chế hoặc ngăn ngừa các vụ dịch SR.
+ Đánh giá lại một cách đều đặn tình hình SR của đất nước, đặc biệt là
các yếu tố nguy cơ.
( Chiến lược PCSR của Việt Nam:
Chiến lược PCSR ở nước ta là một bộ phận của chiến lược chăm sóc
sức khỏe của nhân dân được Đảng và Nhà nước quan tâm. Mục tiêu chiến
lược PCSR từ 1994 - 1995 đến 2000 và 2005 ở nước ta là:

+ Năm 1995: chận đứng và đảy lùi một bước tình hình SR trong cả nước.
+ Năm 1995 - 2000: giảm dần tỉ lệ mắc bệnh và SR không còn đe dọa
nghiêm trọng đến sức khỏe nhân dân, đặc biệt là các dân tộc miền núi, không
để cho SR ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế, xã hội.
+ Năm 2001 - 2005:
- Đẩy lùi bệnh SR ở vùng SRLH nặng
- Xây dựng và phát triển các yếu tố bền vững để duy trì thành quả PCSR.
( Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế:
Từ 2001 - 2005 áp dụng các biện pháp chính
- Đầu tư và chỉ đạo vùng trọng điểm SR.
- Ứng dụng các biện pháp PCSR có chất lượng, hiệu quả, khắc phục
các tồn tại, điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới.
- Hoàn chỉnh hoạt động y tế xã, thôn bản. Đào tạo nâng cao chất lượng.
- Tăng cường giám sát dịch tễ ở cơ sở.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục vào sâu trong cộng đồng.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào các họat động.
- Đánh giá hiệu quả các yếu tố bền vững.
- Quản lý và sử dụng các nguồn lực bảo đảm đúng mục đích.

7
- Xã hội hóa tốt công tác PCSR ở cơ sở.
1.2. CHU KỲ SINH HỌC CỦA KÝ SINH TRÙNG SỐÏT RÉT [63].
Trong hơn một thế kỷ (116 năm: 1881 - 1997), con người chỉ mới phát
hiện được có 4 loài KST SR ký sinh trên người:
- Plasmodium malariac (Laveran, 1881)
- Plasmodium vivax (Grassi và Feletti, 1890)
- Plasmodium falciparum (Welch, 1897)
- Plasmodium ovale (Stephius, 1922)
Chu kì sống của 4 chủng loại KST SR ở người chủ yếu như nhau. Nó

bao gồm một giai đoạn hữu tính ngoại sinh (giai đoạn sinh bào tử) với sự
nhân bản (hay nhân giống) trong vật chủ không có xương sống (một số muỗi
anophen nhất định có mặt trong vùng SRLH) và một giai đoạn vô tính nội
sinh (hay giai đoạn liệt sinh vô tính) với sự nhân bản trong vật chủ có xương
sống (con người ). Giai đoạn vô tính này bao hàm chu kỳ phát triển nội
hồng cầu trong máu và giai đoạn phát triển trong tế bào nhu mô gan.
1.2.1. Ký sinh trùng sốt rét ở muỗi [6].
Sau khi muỗi đốt - hút máu BNSR, KST SR thể vô tính (ký sinh trong
hồng cầu) bị tiêu hóa cùng lúc với hồng cầu và tiếp tục phát triển thành giao
bào (chu kỳ hữu tính). Trong giao bào đực, nhân phân chia thành 4 đến 8
nhân con, mỗi nhân chuyển dạng có cấu trúc hình sợi dài khoảng 20 - 25
micromét (tiêm mao, lông roi).
Giao bào cái trãi qua quá trình trưởng thành và chuyển dạng thành
giao tử cái (hay macrogamét), thể roi hay giao tử đực còn được gọi là
microgamét. Trong dạ dày muỗi giao tử đực bị thu hút đến gần giao tử cái và
chui vào trong giao tử cái - kết thúc sự thụ tinh. Sản phẩm này được gọi là
hợp tử (Zygot).
1.2.2. Ký sinh trùng sốt rét ở người [6], [46], [47], [66].
1.2.2.1. Giai đoạn mô.

8
Ngay sau khi muỗi anophen đốt, thoa trùng lọt ngay vào dòng máu lưu
hành trong khoảng 30 phút. Sau đó, thoa trùng biến mất khỏi dòng máu. Một
số lớn thoa trùng bị thực bào, còn lại một số lọt được vào tế bào nhu mô gan
(tế bào gan) trực tiếp hoặc thông qua tế bào Kupffer và tại tế bào gan chúng
tiếp tục quá trình phát triển và nhân bản.
1.2.2.2. Giai đọan hồng cầu.
Khoảng cách giữa thời điểm nhiễm bệnh (muỗi đốt) và thời điểm phát
hiện được KST SR trong máu ngoại biên được gọi là thời kỳ tiền phát. Thời
kỳ này được phân biệt với thời kỳ ủ bệnh có liên quan với sự xuất hiện các

triệu chứng lâm sàng đầu tiên của bệnh. Những thể phân cách (merozoit)
được phóng thích khỏi thể phân liệt mô (Schizont ở tế bào gan) xâm chiếm
hồng cầu. Khi tiếp xúc với bề mặt hồng cầu, chúng tạo nên vết ấn lõm và lọt
dần dần vào trong hồng cầu.
Thể KSTtrẻ nhất rất nhỏ, tròn, có không bào, bào tương và nhân gọi là
thể nhẫn. Khi KST lớn lên, hình dạng không đều. Tất cả những giai đoạn
phát triển sớm của KST được gọi tên chung là thể tư dưỡng (trophozoit).
Trong suốt quá trình phát triển, KST hấp thụ hemoglobin của hồng cầu, để
lại một sản phẩm tiêu hóa - sắc tố (được gọi là hemozoin), một hợp chất gồm
hematin và protein. Enzym có liên quan là cystein proteinaza. Sắc tố chứa sắt
này có mặt trong KST dưới dạng các hạt đen và xuất hiện nhiều ở các thể
muộn. Thể tư dưỡng phát triển có nhiều ribosome và sắc tố, dần dần xuất
hiện thêm lưới nội tương và các túi phình nhỏ tạo nên từ màng không bào
được gọi là các chấm Maurer.
1.3. CƠ CHẾ MIỄN DỊCH SINH LÝ BỆNH - CÁC TỔN THƯƠNG VÀ
RỐI LOẠN MỘT SỐ CƠ QUAN VÀ CHỨC NĂNG TRONG SỐT RÉT
[5], [6], [26].
1.3.1. Sức đề kháng tự nhiên [6], [8].

9
Cơ thể người có những yếu tố đề kháng tự nhiên, bẩm sinh có nguồn
gốc di truyền, không phải là đáp ứng miễn dịch. Những yếu tố đề kháng ở
giai đoạn tiền hồng cầu ít được biết. Chủ yếu đã nắm bắt được những yếu tố
đề kháng ở giai đoạn hồng cấu của KST, yếu tố liên quan tới màng hồng cầu
và yếu tố bên trong hồng cầu.
1.3.1.1. Yếu tố đề kháng ở màng hồng cầu [31], [54].
(MAC = Membran Attack Complex)
+ Thiếu kháng nguyên (KN) hồng cầu nhóm Duffy là 1 yếu tố kháng
tự nhiên với Plasmodium vivax (P.v): KN Duffy có trên màng hồng cầu có
những quyết tố là thụ thể đặc hiệu để các merozoit của P.v dính kết và xâm

nhập; người Phi và Mỹ da đen hầu hết có nhóm máu Duffy âm tính nên hiếm
bị nhiễm P.v.
+ Có mối liên quan giữa tuổi hồng cầu và độ nhạy cảm nhiễm KST
của hồng cầu: P.v và Plasmodium ovale (P.o) lựa chọn đặc biệt hồng cầu
non; Plasmodium malariae (P.m) chủ yếu xâm nhập hồng cầu già; còn P.f có
khả năng xâm nhập vào cả hai loại hồng cầu nhưng ưa thích hồng cầu non
hơn.
+ Hồng cầu biến dạng cũng là 1 yếu tố đề kháng như hồng cầu hình
bầu dục (ovalocytes) đã thoái hóa, kháng lại sự xâm nhập của P.f.
1.3.1.2. Yếu tố đề kháng bên trong hồng cầu [31], [47], [54], [56].
+ Yếu tố dinh dưỡng: Tình trạng thiếu sinh tố E, giảm protein máu có
vai trò đề kháng SR được nghi ngờ; chế độ ăn toàn sữa kéo theo sự thiếu hụt
acid paraamino - benzoic đã kìm hãm sự phát triển P.berghei trên thực
nghiệm, nhưng chưa được xác minh thật rõ ràng ở SR P.f.
+ Những yếu tố đề kháng tự nhiên bên trong hồng cầu ở người chủ yếu là
những thay đổi cấu trúc huyết cầu tố (Hb) như HbS, C, E, F, thay đổi về số lượng
chuỗi trong tổng hợp Hb trong bệnh Thalassemia, hoặc thiếu hụt men G6PD.
1.3.2. Miễn dịch thu được [13], [16], [21], [40].

10
Đáp ứng của miễn dịch (MD) thu được có 2 đặc trưng chủ yếu là: ghi
nhớ và tính đặc hiệu. Sự tiếp xúc đầu tiên với KST ghi lại những thông tin về
KN trên toàn bộ hệ thống bảo vệ. Đáp ứng MD lần hai là do kết quả ghi nhớ
của hệ thống MD lần đầu. Cơ thể người xuất hiện những khả năng bảo vệ
chống lại KST như sau:
- Kháng thể (KT) kháng thoa trùng có thể ngăn cản sự xâm nhập của
thoa trùng vào tế bào gan.
- Interféron và cytokin có thể ức chế KST vào tế bào gan.
- Độc tố tế bào lympho có thể làm hỏng tế bào nhiễm KST.
- KT kháng giai đoạn KST phát triển ở hồng cầu có thể ức chế sự xâm

nhập của KST vào hồng cầu.
- KT kháng với KN hòa tan của KST cũng có thể cản trở KST xâm
nhập vào hồng cầu.
- Các chất tiết của tế bào lympho có khả năng phá hủy hồng cầu nhiễm.
1.3.3. Miễn dịch dịch thể đặc hiệu giai đoạn [13], [26], [57].
Người ta đã xác định được KST phát triển trong cơ thể qua các giai
đoạn: thoa trùng (Sporozoit) xâm nhập vào cơ thể người, KST phát triển ở tế
bào gan, ở máu ngoại vi và cơ thể đã hình thành các đáp ứng MD: MD giảm
thoa trùng, MD thể ngoài hồng cầu, MD thể vô tính ở hồng cầu, MD đối với
thể giao bào.
1.3.4. Miễn dịch bệnh lý và thiếu máu do sốt rét [13], [47].
Một cơ chế MD, dưới một số điều kiện và trong một số cá thể làm hại
vật chủ và tham gia vào các quá trình bệnh lý. Nhiễm P.f ở người có thai
thường tăng mức độ nặng của bệnh.
1.3.4.1. Phức hợp miễn dịch.
Ở người, sự có mặt của phức hợp MD cao trong 5 - 9 ngày sau khi bắt
đầu điều trị. Điểm cao của phức hợp MD xuất hiện đồng thời với sự giảm
của C3 và C4.

11
1.3.4.2. Thay đổi bổ thể.
C3 và C4 giảm ở những bệnh nhân SR do P.f.


1.3.4.3. Thiếu máu do sốt rét.
Trẻ em và phụ nữ có thai sống trong vùng dịch tễ SR thường có thiếu
máu nặng.
1.3.4.4. Bệnh lý ở thận.
Phức hợp MD chiếm một vai trò quan trọng trong tổn thương bệnh lý
ở thận, biểu hiện dưới 2 thể: tổn thương thận cấp và tổn thương thận mãn.

1.3.5. Miễn dịch tế bào trong sốt rét và sốt rét ác tính [26], [55].
1.3.5.1. Vai trò của Lymphocyte T và TCD4 trong SR ác tính: [6], [9], [49].
Grau và cộng sự (1986) đã chứng minh Lymphopcyte T, đặc biệt
TCD4 có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành SR ác tính.
Hermsen (1997) đồng thời chứng minh tế bào Lymphocyte TCD4,
TCD8 đóng vị trí rất quan trọng trong quá trình hình thành SR ác tính.
1.3.5.2. Vai trò yếu tố qúa mẫn cảm của bệnh nhân sốt rét ác tính đối với
kháng nguyên ký sinh trùng sốt rét: [8], [40], [58]
+ Một số tác giả như Wyler (1974), Toro và Roman (1978), Bùi Đại
(1982) cho rằng trong SR ác tính có vai trò của yếu tố quá mẫn, kiểu quá
mẫn muộn.
+ Một số tác giả khác như Mc. Pherson (1985) Trịnh Kim Ảnh (1991)
với cyclosporin A + thuốc đặc hiệu SR hay Warrell (1982) corticoid + thuốc
đặc hiệu SR, Hoffman (1988) với corticoid liều cao nhận thấy không có kết
quả trong điều trị SR ác tính, không giảm tử vong do SR chứng tỏ ở BNSR
ác tính không có biểu hiện bệnh lý quá mẫn.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu MD tế bào trên lâm sàng còn ít,
cần phải tiếp tục nghiên cứu.

12
1.3.5.3. Vai trò của bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính [31], [41].
Sự tăng bạch cầu ngoại vi thường gặp trong SR nặng. Nó là dấu hiệu
tiên lượng xấu, sự tăng bạch cầu ở BNSR ác tính theo Blick (1987) thường
kèm theo tăng nồng độ TNF(. Khi TNF( tăng, có nghĩa thụ thể ở bề mặt bạch
cầu CD11a (LFA-1) sẽ được hoạt hóa và sẽ dính vào thành mạch có thụ thể
ICAM-1 (Giorgio Senaldi - 1994) - Điều đó chứng tỏ bạch cầu đa nhân trung
tính có vai trò quan trọng gây nên tử vong và các tổn thương vi mạch trong
SR ác tính.
1.3.5.4. Vai trò một số Cytokin trong SR ác tính.
Cytokin là các protein có trọng lượng phân tử thấp, thường ở khoảng

15.000 - 25.000 Da (1 Da = 1,65.10-24 gr) do bạch cầu hoặc tế bào khác
hoạt hóa tiết ra, có hoạt tính sinh học mạnh trong đáp ứng MD, trong các
phản ứng viêm
+ Vai trò TNF( trong SR ác tính [25], [41]
TNF( gây triệu chứng giống SR ác tính: sốt cao, rét run, hạ đường
huyết, lú lẫn, hôn mê. Ngoài ra TNF( còn có tác dụng làm tăng kết dính các
hồng cầu nhiễm KST với thành mạch hoặc với hồng cầu không nhiễm KST.
Dùng Pentoxiphyllin (Di-Perri-1995) một chất ức chế tiết TNF( cho BNSR
ác tính thì tỉ lệ tử vong giảm rõ so lô chứng.
+ Neopterin (NPT) trong SR và SR ác tính [58]
NPT do đại thực bào tiết ra khi được hoạt hóa, tăng cao ở BNSR nặng
và SR có biến chứng (Brown - 1990, Weiss - 1997) đồng thời có liên quan
chặt chẽ với mức độ thiếu máu (Thuma P.E - 1996).
+ Interleukin 6 (IL- 6) trong SR ác tính:
Peyron và cộng sự (1994) chứng minh IL-6 trong SR ác tính tăng cùng
các cytokin khác như TNF(, IL-1, IL-2, TNF( tạo thành phức bộ, liên quan
với mật độ KST SR trong máu (như Thuma - 1996). IL-6 tăng tạo tăng

13
globulin máu dẫn đến viêm cầu thận, đồng thời kích thích tạo u lympho dòng
B. (Kawano M. 1988).
+ Vai trò Interferon (IFN?) trong SR ác tính [25]
IFN? tăng tỉ lệ thuận với TNF( và NPT (Grau - 1990, Wenisch - 1995,
Monso Hinard - 1997) trong SR biến chứng và là yếu tố cơ bản để hình
thành SR ác tính.
+ Vai trò IL-10 trong SR ác tính [9], [59]
Trong SR nặng do P.f, nồng độ của cytokin tiền viêm IL-10 cũng tăng
cao. Như vậy, trong SR ác tính, bên cạch một lọat các cytokin hoạt hóa MD
như TNF(, IFN?, IL-1, IL-2, IL-6, IL-12, NPT tăng cao, còn có IL-10 và
IL-4, có tác dụng ức chế MD, cũng tăng lên.

Theo Kossodos (1997) IL-10 có tác dụng đối kháng TNF( và IFN?.
Tăng tiết IL-10 có thể là cơ chế bảo vệ của cơ thể.
1.3.6. Vacxin sốt rét [30], 41], [52], [53], [69], 72], [73], [75], [80].
KST SR có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có cấu trúc KN khác
nhau: protein SR trên bề mặt của thoa trùng, tế bào gan bị nhiễm, hồng cầu
nhiễm KST, giao bào. Loại vacxin có hiệu quả sẽ có thể phải gắn nhiều loại
protein đặc hiệu (gọi là vacxin đa kháng). Ngoài sự khác nhau giữa các giai
đoạn, lại có sự khác nhau của protein ngay trong cùng 1 giai đoạn: KN giai
đoạn hồng cầu như MSA-1 và MSA-2 cấu trúc khác nhau ảnh hưởng đến
hoạt tính MD của chúng.
Cơ chế MD ở các giai đoạn của chu kỳ phát triển KST được nhiều tác
gỉa nghiên cứu. Đáp ứng MD chống các giai đoạn của KSTđã nêu ở trên nếu
có hiệu quả sẽ ngăn chặn bệnh ở vật chủ bằng cách ngăn sự phát triểnhoặc
hạn chế KST giai doạn vô tính. Mặt khác tiếp đến hình thành MD đối với
giai doạn hữu tính của KST. Muỗi đốt máu người có kháng thể kháng giao
bào sẽ ức chế sự phát triển thể hữu tính của KSTtrong dạ dày muỗi những tế
bào T nhận biết đặc hiệu các giao bào cũng đã được xác định.

14
Đến nay chưa có một loại vacxin SR nào được ứng dụng rộng rãi trong
cộng đồng. Hai loại vacxin SR đã được thử ở thực địa nhưng chưa đạt được kết
quả mong muốn: R32 tox A, Spf66. Kết quả cho thấy hiệu quả bảo vệ là 30%.
1.3.7. Rối loạn hoạt động thâín kinh và nội tiết [29], [44], [66], [74].
Ở BNSR có tăng hoạt động thần kinh giao cảm, dẫn đến co mạch ở
một số cơ quan như gan, thận và ruột gây thiếu oxy cục bộ. Brooks (1969)
nhận thấy trên người bị SR P.f có giảm bài tiết 17 - hydroxy ketosteroid
trong nước tiểu, nhưng tăng trong máu. Aldostérone cũng tăng trong mấy
ngày đầu. Rối loạn họat động thần kinh nội tiết biểu lộ chủ yếu là hiện tượng
sốt và trong SR nặng do P.f thì hay có triệu chứng thần kinh.


1.3.8. Rối loạn chuyển hóa các chất [6], [44], [58], [66].
Do rối lọan tuần hoàn và những tổn thương thứ phát xảy ra tại các mô
và các cơ quan nên dẫn đến rối loạn chuyển hóa các chất mà tình trạng nặng,
nhẹ còn tùy thuộc vào tính chất cấp của quá trình SR.
1.3.9. Rối loạn tại các cơ quan [6], [26], [74].
1.3.9.1. Rối loạn tại cơ quan cấu tạo máu.
+ Thiếu máu trong SR: Là hiện tượng KST SR sinh sôi nảy nở bên
trong hồng cầu rồi phá vỡ để xâm nhập thêm vào các hồng cầu khác. Có mối
liên quan nghịch giữa số lượng KST trong máu và % hematocrit (Tạ Thị
Tĩnh - 1996).
1.3.9.2. Lách.
- Trong SR cấp: Lách to trung bình và vẫn còn mềm, do có ứ căng các
hồng cầu bị nhiễm KST với đủ mọi thể vô tính. Mặt khác có tăng sinh hệ
thống lympho - mono với các đại thực bào phần lớn chứa sắc tố và hồng cầu
có nhiễm và không nhiễm KST SR.
- Khi SR trở nên kinh diễn do tái phát, tái nhiễm liên tục lách to có thể
gấp đến 20 lần bình thường, nhất là ở trẻ em. Đặc biệt ở một số người, do

15
nguyên nhân chưa rõ, lách vẫn to (dù đã hết KST SR trong máu) và có xuất
hiện những triệu chứng của lách to nhiệt đới. Đó là tăng mạnh sản xuất IgM
có nhiều tự kháng thể như chống yếu tố dạng thấp, chống nhân, kháng thể
lạnh và nhiều phức hợp MD lưu hành


1.3.9.3. Gan.
Gan xung huyết, xoang máu giãn chứa đầy hồng cầu có hay không
nhiễm KST. Tế bào Kupffer phì đại, tăng sinh, nuốt no sắc tố hay hồng cầu
(có chức năng như đại thực bào). Nặng hơn thì có hoại tử và thoái hóa mỡ
nhu mô gan. Gan giàu tế bào có thẩm quyền MD và tế bào nội mô cho nên

chúng tiết cytokin và những hóa chất trung gian như đã nói ở trên.
1.4. CHẨN ĐOÁN SỐT RÉT [4], [23], [42], [43], [48], [61], [65], [77], [78].
1.4.1. Chẩn đoán quyết định [24], [50], [64], [68].
Chẩn đoán lâm sàng SR dựa vào 3 căn cứ sau:
+ Yếu tố dịch tễ: đang ở vùng SRLH hoặc có tiền sử SR (chưa qúa 1,5
năm với P.f, 3 - 4 năm đối với P.v) hoặc vừa ra khỏi vùng SRLH khoảng 2 -
4 tuần.
+ Đặc điểm lâm sàng:
- Cơn sốt có 3 giai đoạn, có chu kỳ.
- Hồng cầu giảm, bạch cầu bình thường hoặc giảm.
- Gan, lách sưng to.
+ Xét nghiệm: có KST SR trong máu.
1.4.2. Chẩn đoán sinh học đặc hiệu [17], [22], [41], [46], [70], [82].
1.4.2.1. Ý nghĩa của chẩn đoán sinh học.
+ Phục vụ phát hiện và điều trị bệnh: Phát hiện KST SR và xác định
chủng loại để có diều trị phù hợp. Xác định mật độ KST để tiên lượng bệnh
và đánh giá kết quả điều trị. Xác định độ nhạy cảm của KST đối với thuốc

16
SR (tét in vitro, in vivo) để chọn đúng thuốc. Xác định tái phát, tái nhiễm
(phản ứng PCR) để đánh giá hiệu lực điều trị.
+ Phục vụ giám sát dịch tễ: Xác định các chỉ số nhiễm KST SR trong
cộng đồng (prevalence, incidence, KST lạnh). Xác định tỉ lệ đã từng nhiễm
SR trong cộng đồng (các tét huyết thanh MD). Các kết quả xét nghiệm trên
định mức vùng SRLH đánh giá xu hướng tiến triển của bệnh, SR trong cộng
đồng, đánh giá hiệu lực của các biện pháp phòng chống. Xác định vai trò
truyền bệnh của các vectơ chính, phụ (bằng tét MD phát hiện thoa trùng
trong muỗi), để có biện pháp phòng chống vectơ thích hợp.
1.4.2.2. Một số phương pháp chẩn đoán sinh học.
+ Phát hiện KST SR trong máu ngoại vi (kỹ thuật thường qui): Soi

giọt dày để phát hiện nhanh và đếm số lượng, soi giọt mỏng để định lọai
KST.
+ Kỹ thuật QBC (Quautitative Buffy Coat - Wardlaw và Levine)
nhuộm hồng cầu có KSTbằng Acridine, quay ly tâm để tập trung lớp hồng
cầu có KST, rồi xem dưới kính huỳnh quang. Kỹ thuật này dùng trong
trường hợp cần xác định căn nguyên SR nhưng KST quá ít, không phát hiện
được bằng kỹ thuật thường qui. QBC không cho phép định lượng.
+ Kỹ thuật phát hiện kháng thể SR:
- Phương pháp huỳnh quang gián tiếp (IFAT): phản ứng dương tính từ
7 - 10 ngày sau khi nhiễm KST, hiệu giá có thể đạt 1/640 - 1/10.240 ở thời
kỳ cấp, hiệu giá tăng lên hoặc giảm dần nếu tái nhiễm tiếp tục xảy ra hay
không. Phương pháp này thường được dùng để chọn lọc các mẫu máu đưa
vào ngân hàng.
- Phương pháp ngưng kết hồng cầu thụ động hay gián tiếp (IHA).
Nhược điểm của phương pháp này là có thể âm tính với người mới nhiễm
KST, nhưng lại dương tính rất lâu với một số lọai KN sau 6 - 8 năm kể từ khi
khỏi bệnh.

17
- Phương pháp liên kết men hấp thu MD (ELISA) và MD phóng xạ
RIA: hiện nay ELISA đang được sử dụng rộng rãi vào nghiên cứu hồi cứu và
điều tra dịch tễ ở thực địa, giá trị đặc hiệu phụ thuộc vào độ tinh khiết và tính
đặc hiệu của KN.
+ Kỹ thuật phát hiện KN KST: Những năm gần đây đã có những tét
phát hiện KN lưu hành đặc hiệu của P.f, P.v trên cơ sở dùng những KT đơn
dòng và đa dòng.
+ Thử nghiệm sinh học phân tử: Chẩn đoán KST SR bằng kỹ thuật lai
ADN, kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction). Kinh nghiệm cho thấy
không nên vội vàng và tôn vinh qúa đáng những kỹ thuật hiện đại, nhưng
cũng không nên đánh giá quá thấp khả năng khoa học hiện đại với những

phương tiện chẩn đoán mới chưa hình dung hết. Những kỹ thuật mới này cần
được tiếp thu nhanh và nắm bắt được thực sự để ứng dụng vào các yêu cầu
nghiên cứu dịch tễ, lâm sàng, tính chất KST SR, các vectơ chính và phụ. Đến
một lúc nào đó, hội tụ đủ điều kiện ngân sách và con người kỹ thuật, cũng
cần ứng dụng vào thực địa lưu hành SR các công nghệ chẩn đoán mới dựa
trên cơ sở công nghệ cao nhưng đơn giản như kiểu "công nghệ que dính"
(dipstick technology) và "công nghệ thẻ KST" trong chẩn đoán 4 chúng loại
KST SR.
Việc ứng dụng hệ thống phát hiện công nghệ mới này có thể làm thay
đổi hẳn bộ mặt chẩn đoán chủng loại, vấn đề chọn thuốc điều trị tiệt căn,
cũng như phát hiện được các vectơ phụ đang giữ vai trò truyền bệnh chủ yếu
trên một số vùng SRLH, cũng như vấn đề đánh giá kháng thuốc một cách
thường xuyên và dễ dàng cho các tuyến điều trị và phòng chống ở cơ sở.




18
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. ĐỐI TƯỢNG [1], [2], [7], [15].
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quần thể người dân tộc Pakô - TàÔi-
CàTu - Kinh đang sinh sống tại Huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2.1.1. Tỉnh Thừa Thiên Huế [14] .
2.1.1.1. Hành chính: (xem phụ lục)
Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích 5.053,99km2. Dân số
1.066.162 người, mật độ dân số 211người/km2. Có 9 huyện, thành phố, 150
phường, xã, thị trấn (122 xã + 28 phường, thị trấn). Nam có 525.164 người,
nữ có 540.998 người. Nông thôn có 749.958 người và thành thị có 361.204
người.

2.1.1.2. Khí hậu - thủy văn :
+ Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm :
Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình/năm
Năm
1996
1997
1998
1999
2000

Cả năm
21,4
22,0
22,8
21,6
21,6
T
0
C
- Thuận lợi cho muỗi Anopheles phát triển.
- Thuận lợi cho KST SR phát triển chu kỳ sinh sản trong người và
trong cơ thể muỗi.
+ Số ngày mưa các tháng trong năm:
Bảng 2.2: Số ngày mưa trung bình/năm
Năm
1996
1997
1998
1999
2000


Cả năm
238
196
227
226
244
ngày
- Tháng có số ngày mưa nhiều nhất: tháng 4 - 6, tháng 9 - 12.
- Mưa nhiều tạo điều kiện mật độ Anopheles truyền sốt rét tăng, điều
này giải thích: BNSR xuất hiện 1 tháng sau khi vào mùa mưa.

19
+ Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm :
Năm
1996
1997
1998
1999
2000

Cả năm
88,42
86,17
86,58
88,41
88,41
%
Ẩm độ phù hợp với sự sinh sản và phát triển của quần thể Anopheles.
Bảng 2.4: Tình hình bệnh nhân SR ở Tỉnh Thừa Thiên Huế 7 năm

(1994 - 2000)
Nội dung
1994
19955
1996
1997
1998
1999
2000
- Số BN SR
8,55
5.247
2.793
3.421
3.755
2.351
1814
- Tỉ lệ mắc SR/1000 dân
812
5,20
2,72
3,27
3,54
2,21
1,70
- Nhiễm SR nơi khác
173
766
280
343

604
635
691
- Số SR ác tính
11
150
37
16
13
8
8
- Số chết do SR
1,11
10
4
3
8
2
1
- Tỉ lệ chết
do SR/100.000 dân
26.566
0,99
0,39
0,29
0,75
0,19
0,09
Số lam xét nghiệm
1.084

25.168
26.861
23.121
17.081
19.527
22919
Số KST SR
780
593
273
564
921
534
361
Số P.f
71,95
398
207
518
800
460
281
% P.f KST SR
71,95
67,11
75,82
91,84
86,86
86,14
77,83


2.1.2. Các yếu tố liên quan sốt rét.
2.1.2.1. Muỗi truyền bệnh.
- Trong một giai đoạn 10 năm (từ 1991 - 2000), điều tra đã ghi nhận
có 29 loài Anopheles (An) hoạt động.
- Các loài vectơ truyền bệnh chủ yếu đều có mặt nhưng tỷ lệ thấp: An.
minimus : 1,56%, An. dirus : 0,02%.
- Các loài vectơ truyền bệnh thứ yếu, hoang dã, nhạy kháng hóa chất
có tỷ lệ xuất hiện khá cao: An. maculatus: 2,81%, An. Philippinensis:
11,88%, An. aconitus: 15,32%, An. vagus: 19,85%.


20
14245
12293
8484
2793
3421
3755
2351
1814
5247
14271
593
1084
956
2134
2515
273
564

921
534
361
17.65
14.95
7.77
12.77
9.77
16.48
24.52
22.71
19.9
11.3
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
0
5
10
15
20
25
30

BNSR KSTSR Chè säú bãûnh SR
ngæåìi
Chè säú
bãûnh SR
2.1.2.2. Cơ cấu KST SR :
Bảng 2.5 : Cơ cấu BNSR và KST ST
Năm
BNSR
(người)
Số KST SR
Số P.f
Chỉ số bệnh SR
(KST SR/BNSR)
Cơ cấu P.f %
(P.f/KST SR)
1991
14.245
2.515
2.003
17,65
79,64
1992
14.271
2.134
1.711
14,95
80,17
1993
12.293
956

731
7,77
76,46
1994
8.484
1.084
780
12,77
71,95
1995
5.247
593
398
11,30
67,11
1996
2.793
273
207
9,77
75,82
1997
3.421
564
518
16,48
91,84
1998
3.755
921

800
24,52
86,86
1999
2.351
534
460
22,71
86,14
2000
1.814
361
281
19,90
77,83
* Nhận xét :
- BNSR giảm dần qua 10 năm.
- KST SR cũng giảm dần, tuy có năm cũng biến động, phù hợp với
biến động của cả nước như gia tăng di biến động dân số, phát triển làm kinh
tế vùng núi rừng











Biểu đồ 2.1 : Diễn biến tình hình SR 1991-2000.

21





Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu thành phần KST SR (trung bình qua 10 năm)

2.1.2.3. Chương trình phòng chống và thanh toán SR tại địa phương:
( Một số hiệu quả :
Bảng 2.6 : Kết quả thực hiện các mục tiêu PCSR từ năm 1991- 2000
Nội dung
1991
1995
2000
Giảm
2000/1991
Giảm
2000/1995
- Số BNSR
- Mắc SR/1000 dân
14.245
15,77
5.247
5,20
1.814
1,70
87,27 %

89,22 %
65,43 %
67,31 %
- Số KST SR
- KST SR /1000 dân
2.515
2,79
593
0,59
361
0,34
85,65 %
87,81 %
39,12 %
42,37 %
* Nhận xét :
- Số BN SR, càng về sau càng khó giảm
- Số KST SR giảm ít các năm gần đây.
( Một số hạn chế :
+ Về nhân sự : Từ những năm 1997 - 1998 do mạng lưới PCSR ở các
cơ sở vùng trọng điểm được điều động đi học các lớp nâng cao trình độ nên
có biến động nhân sự.
+ Ngoài ra về mặt trình độ: qua tỷ lệ sai sót về xét nghiệm lam máu
tìm KST SR ở các nơi sau ta rút ra được những bài học cần thiết.
79.41%
0.51%
20.08%
pf
pv
pf+pv


22
Bảng 2.7 : Kết quả kiểm tra lam xét nghiệm KST SR Tỉnh Thừa Thiên -
Huế tại các điểm kính hiển vi Huyện từ 1994-2000
9 Huyện,
Thành phố
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
% Sai sót
4,1
1,26
0,69
1,48
7,83
1,73
1,39
*Nhận xét :
- Nơi có sai sót trong xét nghiệm nhiều nhất lại là vùng không phải
SRLH nặng, nghĩa là xét nghiệm viên không quá bận rộn trong xử lý lam máu.
- Công tác xét nghiệm KST thường bị lơ là ở vùng SR không lưu hành
(Quảng Điền, Phú Vang).
- Nơi thu dung BN (bệnh viện, bệnh xá khu vực) xét nghiệm khá hơn
nên tỷ lệ sai sót thấp hơn.
Bảng 2.8 : Kết quả kiểm tra lam xét nghiệm máu KST SR các điểm
kính hiển vi xã từ 1994-2000 (% sai sót).

T
T
Huyện
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
1
A Lưới
42,71
16,38
6,54
8,24
15,16
13,25
14,83
2
Nam Đông
2,75
2,34
7,74
4,40
0,77
1,39
1,86
3
Phú Lộc



78,75


0

4
Hương Thủy

0
0
0
0

0
5
Hương Trà

2,80
1,92
3,22
3,40
1,87
1,13
6
Phong Điền


0

9,09
3,60
1,75
5,56

Tổng cộng
18,63
8,89
5,87
5,27
9,28
4,45
5,80
* Nhận xét :
- Ở tuyến xã, thì trái với trên, tỷ lệ sai sót lớn nhiều.
- Nhiều xã tự mình giảm hoạt động do tình hình SR giảm nhiều đưa
đến sự chủ quan, lơ là công tác giám sát SR nói chung, KST SR nói riêng.



23
2.1.3. Huyện A Lưới .
A Lưới là một huyện miền núi, nằm phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.
Có 4 dân tộc chính: Pakô - Tàôi - CàTu - Kinh. Gần đây, do di biến động
kinh tế, dân số xáo trộn, trên địa bàn huyện xuất hiện thêm người Lào, Br(
Vân Kiều, Tày (xem phụ lục).
Bảng 2.9: Tổ chức màng lưới y tế Huyện
Cán
bộ
ngành


Tổng số
BS và
trên ĐH
Y sĩ
kỹ thuật viên
Y tá
Hộ lý
Trình độ
khác
A Lưới
170
11
61
78
20
Toàn tỉnh
3.511
900
685
1.127
799
Nhân viên y tế toàn huyện chỉ chiếm 4,84% so toàn tỉnh và bác sĩ
chiếm 1,22%.
Huyện A Lưới có 20 xã, 1 thị trấn. Diện tích 1.229,02 km2. Dân số
35.402 người, mật độ 29 người/ km2. Trong đó, nam: 17.639 người, nữ:
17.763 người. Thị trấn 5.128 người, tỷ lệ sinh: 25,8%0. Tỷ lệ chết: 6,1%0.
Tỷ lệ tăng dân số: 2,5%0.
2.2. PHƯƠNG PHÁP [28], [51], [70], [71], [81].
Đề tài nhằm tìm hiểu độ nhạy, độ đặc hiệu của tét nhanh Paracheck-F

và qua đó góp phần vào chẩn đoán lâm sàng tại một huyện miền núi, vùng
SRLH nặng. Nhưng A Lưới là nơi mà do nhiều lý do khách quan như đường
xa cách trở nên hiếm có công trình nghiên cứu khoa học liên quan nào đã
triển khai nơi đây để có thể cung cấp cho chúng tôi đủ những thông tin y học
cần thiết ban đầu. Vì vậy, ngoài phần điều tra huyết thanh học về KST SR,
chúng tôi khảo sát một số yếu tố có liên quan đến điều kiện hoặc hậu quả của
sự nhiễm bệnh và khả năng đề kháng bệnh.
Trước tiên, chúng tôi nêu phương pháp điều tra về tuổi, giớïi, khám
gan, khám lách.


24
2.2.1. Phương pháp điều tra tuổi, giới, khám gan, khám lách:
2.2.1.1. Chọn mẫu:
Số người điều tra là số người được thử máu nhuộm giemsa và thử tét
Paracheck-F.
2.2.1.2. Khám gan - lách:
Theo quy định kinh điển của Bộ y tế Việt Nam. Người nghiên cứu trực
tiếp khám
+ Khám gan: theo qui định, ta đo độ lớn của gan qúa mức bờ sườn
phải, theo centimét.
+ Khám lách:
- Người được khám nằm ngửa, chân trái hơi co lên.
- Lưu ý khám trẻ em từ 2 - 16 tuổi (chưa đi đâu xa).
- Không khám trẻ em quá nhỏ dưới 2 tuổi (không chính xác).
+ Số hiệu lách:
- Lách số 0: Lách không sưng, bờ dưới lách không nắn được.
- Lách số 1: nắn được bờ dưới lách ở từ mạn sườn trái đến gần 1/4
đường từ mạn sườn đến rốn.
- Lách số 2: bờ dưới lách nằm ngang ở quãng từ 1/4 đến gần 1/2

đường từ mạn sườn đến rốn.
- Lách số 3: bờ dưới ngang rốn.
- Lách số 4: bờ dưới qúa rốn (có khi lớn đến khung chậu).
(Kỹ thuật chuyên môn trong công tác PCSR - trang 135).
2.2.2. Các phương pháp huyết thanh
2.2.2.1. Chọn mẫu:
Theo các số liệu điều tra trong Tỉnh Thừa Thiên - Huế, ước lượng tỉ lệ
người mang KST SR trong quần thể trên 19% (Báo cáo tình hình PCSR 10
năm, 1991 - 2000). Để mẫu đủ lớn (np và nq > 15) chúng tôi chọn 80 người

25
thu dung ở tuyến điều trị để lấy các mẫu nghiệm máu, nhuộm giemsa, soi
kính hiển vi và tiến hành thử tét Paracheck-F.
np >= 15
n = 15/T = 15/19 = 78,94 (# 80)
2.2.2.2. Xét nghiệm lam máu tìm KST SR:
Đây là phương pháp chuẩn để so sánh với kỹ thuật Paracheck-F (tuy
nhiên chỉ lấy máu ngoại biên).
( Đặc điểm:
Mặc dù hiện nay đã xuất hiện các kỹ thuật huyết thanh và miễn dịch
nhưng cho đến nay kỹ thuật chẩn đoán KST SR vẫn dựa trên phương pháp
đơn giản nhưng rất tin cậy, đó là lấy máu giọt dày, giọt mỏng nhuộm giemsa
và được kỹ thuật viên có kinh nghiệm soi lam.
( An toàn sinh học:
Cần lưu ý là có nhiều tác nhân gây bệnh, như virut viêm gan B, virut gây
suy giảm MD người (HIV), tác nhân gây bệnh AIDS và bản thân bệnh SR,
có thể bị nhiễm qua đường máu khi lấy bệnh phẩm. Chính vì vậy các nhân
viên y tế nói chung, kỹ thuật viên nói riêng khi lấy máu đầu ngón tay cho
bệnh nhân SR phải lưu ý khả năng tự nhiễm chéo có thể xảy ra và cần có
biện pháp đề phòng thích hợp.

( Chuẩn bị lam máu:
Lam máu SR phải được lấy bằng lam thật sạch có kích thước 25mm x
75mm (1 inch x 3 inch) không dính mỡ. Máu lấy ở dái tai hoặc đầu ngón tay
thứ tư bàn tay trái, ở trẻ em nên lấy ở ngón chân cái. Lấy máu khi bệnh nhân
đang lên cơn sốt rét.
Da được lau sạch bằng cồn và để khô trước khi lấy máu bằng kim
chích 1 lần (tránh nhiễm HIV, virut viêm gan ) sau đó lấy một giọt máu.

×