Trang 1
PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là quốc sách hàng đầu trong công
tác giáo dục thế hệ trẻ. Mặc dù vậy, việc tạo ra những hạt nhân, những thành
tích là một vấn đề không kém phần quan trọng trong Thể dục thể thao nói
chung và môn Thể dục ở trường phổ thông nói riêng. Đối với từng môn học
thì có tính đặc thù riêng, mỗi môn có những ưu điểm và hạn chế nhất đònh,
nhưng dù thế nào đi nữa thì việc giáo dục thể chất, rèn luyện sức khỏe, đào
tạo học sinh năng khiếu trong từng tiết học ở môn thể dục là không thể thiếu
ở hầu hết các trường trung học cơ sở, nhất là việc phát triển các tố chất vận
động. Bác Hồ đã nói, “Sức khỏe là vàng, lao động là vinh quang” và Người
cũng đă từng tham gia các môn với cương lónh chung là rèn luyện thể lực,
khắc phục những khó khăn, giáo dục tư tưởng, ý chí và tinh thần đoàn kết,
hữu nghò “Thắng không kêu, bại không nản” để mục đích cuối cùng là đạt
thành tích cao trong tập luyện và thi đấu mà hiệu quả đạt được “Nhanh hơn,
cao hơn, xa hơn”. Vì thế việc tập luyện Thể dục thể thao, nâng cao thể lực,
bồi bổ sức khoẻ là nhiệm vụ cuả toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Vận dụng
theo câu nói của Bác với phương châm khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mỗi người dân khỏe mạnh là Tổ quốc khỏe mạnh… Sống và rèn luyện theo
gương Bác Hồ vó đại “Sống vui, sống khỏe, sống bổ ích”.
Xác đònh được những vấn đề đó, bắt đầu từ năm học 2000 - 2001 Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo đã đưa ra nhiều chỉ thò để đẩy mạnh việc giáo dục thể
chất trong trường học, phát động nhiều phong trào TDTT trong trường học,
đøầu tư cho giáo dục thể chất cả về cơ sở vật chất lẫn nâng cao về số lượng,
chất lượng giáo viên dạy, nhằm mục đích tăng cường thể lực cho học sinh và
Trang 2
kỹ năng thực hiện động tác cho từng môn học TDTT. Vì thể thao trường học
đóng vai trò quan trọng đối với thể thao nước nhà, thể thao trường học là nền
tảng cho thể thao Việt Nam phát triển. Trong thể thao, bóng đá là một trong
những môn quan trọng và được nhiều người quan tâm. Môn bóng đá phù hợp
với mọi lứa tuổi, từ những em thiếu nhi đến những người lớn tuổi ai cũng có
thể tham gia tập luyện để rèn luyện và nâng cao sức khỏe.
Hiện nay môn bóng đá trong trường THCS là một môn học tự chọn,
nên thời gian tập luyện còn nhiều hạn chế. Vì vậy về kỹ thuật và thể lực của
các em phát triển chưa cao. Là giáo viên thể dục của trường, chúng tôi mong
muốn được góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công tác phát triển
phong trào bóng đá của trường, để đưa phong trào ngày càng phát triển đi lên
và đạt thành tích cao trong Hội khỏe Phù Đổng.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC VÀ KỸ THUẬT
CỦA ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NAM LỨA TUỔI 13 – 14 TRƯỜNG THCS
CHU VĂN AN – TÂY NINH SAU CHÍN THÁNG TẬP LUYỆN”.
* Mục đích nghiên cứu:
Thông qua kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá sự phát triển thể lực và
kỹ thuật của đội tuyển bóng đá nam lứa tuổi 13 - 14 sau chín tháng tập luyện,
để từ đó lấy kết quả nghiên cứu đònh hướng cho việc tuyển chọn và đào tạo
đội tuyển bóng đá nam của trường.
* Mục tiêu nghiên cứu:
Để giải quyết mục đích trên chúng tôi đề ra 3 mục tiêu sau đây:
Trang 3
- Xác đònh thực trạng về thể lực và kỹ thuật của đội tuyển bóng đá nam
lứa tuổi 13 – 14 trường THCS Chu Văn An sau chín tháng tập luyện.
- Đánh giá nhòp độ tăng tiến về thể lực và kỹ thuật của đội tuyển bóng
đá nam lứa tuổi 13 – 14 trường THCS Chu Văn An sau chín tháng tập luyện.
- Lập thang điểm đánh giá sự phát triển về thể lực và kỹ thuật của đội
tuyển bóng đá nam lứa tuổi 13 – 14 trường THCS Chu Văn An sau chín tháng
tập luyện.
Trang 4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng chung của bóng đá trẻ hiện nay:
Ngày nay, thể thao Việt Nam đặc biệt là bóng đá được Đảng và Nhà
nước quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, được đông đảo quần
chúng quan tâm và ủng hộ. Trong số đó có nhiều thanh thiếu niên nam nữ
tham gia tập luyện thể thao dưới nhiều hình thức khác nhau: Các trung tâm
huấn luyện, các câu lạc bộ, các trường thể thao, các trường phổ thông …
Trong tổng thể của quá trình hoạt động thể dục thể thao, thể thao thành tích
cao của Việt Nam đặc biệt là bóng đá cũng chòu sự tác động nhất đònh từ các
yếu tố: Vận động viên chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp, trình độ
huấn luyện viên, công tác quản lý và rất nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách
quan khác.
Trong những năm gần đây hoạt động của môn bóng đá ở tỉnh Tây Ninh
chưa đáp ứng được sự mong đợi của các cấp lãnh đạo và quần chúng hâm mộä
tỉnh nhà. Đội tuyển tỉnh còn ở trình độ thấp, các đội tuyển trẻ thì chưa kòp bổ
sung cho tuyến trên, phong trào tập luyện bóng đá của thanh thiếu niên còn
mang tính tự phát, chưa được đầu tư có hệ thống và đúng mức. Đội ngũ huấn
luyện viên còn rất thiếu và hạn chế về chuyên môn nên chưa đáp ứng được
yêu cầu Chính vì thế thành tích đỉnh cao còn thua kém so với nhiều đòa
phương, ngành trong khu vực và toàn quốc. Vậy để phong trào bóng đá Tây
Ninh nói chung, bóng đá thanh thiếu niên nói riêng ngày càng phát triển và
đi lên đỉnh cao thì đòi hỏi phong trào bóng đá trong nhà trường phải được
củng cố và phát triển vì ”Thể thao trường học đóng vai trò quan trọng đối với
Trang 5
thể thao nước nhà,thể thao trường học là nền tảng cho thể thao Việt Nam
phát triển”. Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ của công tác giáo dục thể
chất trong giai đoạn đổi mới, trường THCS Chu Văn An ngoài việc không
ngừng nâng cao trình độ học vấn cho học sinh, trường còn chú trọng đến việc
phát triển phong trào và nâng cao thành tích thể thao. Qua thực tiễn cho thấy
việc phát triển bóng đá thiếu niên trong trường học còn nhiều việc cần bàn.
Ví dụ: Về phương pháp, về cách làm, cách thực hiện, Chưa đáp ứng được
với nhu cầu đòi hỏi hiện nay là do nhiều nguyên nhân:
- Trong các trường học chưa tổ chức huấn luyện ngoại khóa về môn
bóng đá cho các em học sinh.
- Công tác tổ chức tuyển chọn học sinh có năng khiếu bóng đá ban đầu
chưa cao, chưa có sự thống nhất trong hệ thống đào tạo bóng đá thiếu niên
của THỊ xã mà chủ yếu là huấn luyện tự phát.
- Giáo viên thể dục chưa được tập huấn thường xuyên về công tác huấn
luyện đội tuyển nên hạn chế về chuyên môn.
- Tài liệu tham khảo, bồi dưỡng còn rất ít mà chỉ tập trung ở một số
trung tâm, trường có chuyên môn về thể dục thể thao mới có để tham khảo.
- Tình trạng cơ sở vật chất còn khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu huấn luyện.
- Kinh phí đầu tư cho công tác huấn luyện và thi đấu ở đòa phương, các
câu lạc bộ còn thấp.
1.2. Ý nghóa của việc phát triển bóng đá lứa tuổi thiếu niên :
Bóng đá là một môn thể thao rất phổ biến hiện nay. Vì vậy việc yêu
thích bóng đá là rất phổ biến nên nhu cầu được vui chơi và tâïp luyện của
thiếu niên và học sinh hiện nay là rất lớn và cũng để:
Trang 6
- Phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước theo phương
châm phát triển con người toàn diện các mặt: Đức, trí, thể, mỹ…
- Tập luyện bóng đá nhằm bồi dưỡng cho các em phẩm chất tốt đẹp như
dũng cảm, ngoan cường, khôn ngoan, xây dựng tinh thần tập thể, tinh thần
sảng khoái, phát triển lành mạnh, . . . Nâng cao khả năng hoạt động của các
hệ thống, cơ quan nội tạng của cơ thể, qua đó thúc đẩy sự phát triển, sự
trưởng thành của các em.
- Phát triển các tố chất của cơ thể: Nhanh, mạnh, bền, khéo léo, dẻo,
nâng cao khả năng hoạt động của các hệ thống tuần hoàn và hô hấp…
- Góp phần vào công tác giáo dục ý chí, lòng yêu quê hương, đất nước,
ngăn ngừa các tác động xấu từ bên ngoài xã hội.
- Làm nền tảng để đưa Bóng đá nước nhà hòa nhập vào trào lưu bóng đá
khu vực, Châu lục và Thế giới.
1.3. Nhiệm vụ công tác huấn luyện bóng đá thiếu niên:
Đây là một nhiệm vụ hết sức lớn lao và cũng rất quang trọng. Thiếu niên
là mầm non là rường cột của nước nhà vì vậy chúng ta cần phải chú trọng đến
việc đào tạo các em. Phải quán triệt phương châm giáo dục của Đảng Cộng
Sản Việt Nam theo đònh hướng phát triển nhân tài cho đất nước có đầy đủ các
mặt đức, trí, thể, mỹ. Giáo dục các em yêu tổ quốc, yêu Đảng Cộng Sản, yêu
sự nghiệp thể dục thể thao, tạo cho các em có những phẩm chất tốt đẹp. Giúp
các em nhận thấy sự cần thiết phải học tập nâng cao trình độ.
- Luyện tập phát triển các cơ quan trong cơ thể.
Trang 7
- Rèn luyện các tố chất vận động đáp ứng kỹ năng chuyên môn, phát
triển kỹ thuật thi đấu.
- Ở lứa tuổi này cần chú ý đến việc củng cố lòng yêu thích, đam mê
bóng đá trong các em, giáo dục các em phong cách, tác phong tốt đẹp trong
sinh hoạt, tập luyện. Hướng dẫn các em nắm vững các kỹ thuật cơ bản, ưu
tiên phát triển các tố chất nhanh, mềm dẻo, khéo léo.
- Ngoài việc giúp các em có được sức khỏe tốt để học tập mà còn góp
phần tạo ra một lực lượng vận động viên mới chuẩn bò kế thừa và phát triển
hơn để thay thế cho lớp vận động viên trước.
- Tạo nền tảng cho một thế hệ vận động viên mới cho đất nước có cả về
chất lẫn về lượng (vì được đào tạo cơ bản ngay từ đầu).
- Góp phần vào nền giáo dục phát triển toàn diện con người của Đảng
và Nhà nước ta.
1.4. Một số đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi thiếu niên (13 - 14) liên quan
đến công tác huấn luyện:
1.4.1 Về thần kinh:
Do ảnh hưởng của hoạt động nội tiết trong tuổi dậy thì, cụ thể là
hoocmôn sinh dục, hoocmôn tuyến yên và tuyến giáp đều tăng gây rối loạn
thăng bằng thần kinh. Các em thiếu niên lứa tuổi 13 - 14 phát triển rất nhanh
về chiều cao, đặc biệt là các chi (tay và chân), tốc độ phát triển lồng ngực và
xương hông xảy ra chậm hơn. Cơ bắp cũng tăng đáng kể, nhưng sự phát triển
cơ còn chậm hơn so với sự phát triển các xương ống. Sự phát triển mạnh mẽ
Trang 8
của hệ cơ xương gây nên sự mất cân đối về tỷ lệ trong cấu trúc cơ thể, dẫn
đến việc thực hiện sự phối hợp động tác phức tạp hơi lúng túng và vụng về,
(năng lực tổng hợp vận động kém) sau đó cải thiện dần.
1.4.2. Về các cơ quan dinh dưỡng:
Tim phát triển rất mạnh (khoảng 200 gr), độ dày thành tâm thất trái
tăng đáng kể, đường kính động mạch chủ tăng. Số nhòp tim chậm dần,
khoảng 80 lần/phút. Huyết áp có thể tạm thời tăng đến 150 mmHg do hoạt
động mạnh của tuyến nội tiết.
Ở lứa tuổi 13 - 14 sự phát triển khối lượng của tim mạch nhanh hơn sự
phát triển của đường kính các mạch máu, cộng với sự tăng cường các hoạt
động của tuyến yên, qua đó cơ thể gây nên sự cung cấp máu không đều cho
não. Não thường xuyên thiếu oxy nên họat động chống mệt (sức bền kém).
Nguyên nhân là do hệ thống hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh do đó trong
các buổi tập với lượng vận động lớn có thể gây nên sự mệt mỏi (sự hồi phục
lâu). Cấu trúc của vỏ não đã được hoàn thiện tạo nên rất nhiều hệ thống
phức tạp của đường liên hệ thần kinh tạm thời hơn ở lứa tuổi nhi đồng. Mối
quan hệ giữa hưng phấn và ức chế trở nên hoàn thiện hơn, trong đó quá trình
hưng phấn thường chiếm ưu thế hơn so với quá trình ức chế, mặc dù quá trình
ức chế vẫn luôn được tăng cường của vỏ bán cầu đại não trở nên rõ nét hơn.
Ở lứa tuổi thiếu niên, sự phát triển nhanh các ức chế phân biệt tạo cơ sở cho
sự phân biệt tinh vi và chính xác các kỹ thuật bóng đá phức tạp. Vì vậy, ở lứa
tuổi 13 - 14 các em thiếu niên không những chỉ phát triển tốc độ mà còn cả
độ chính xác của động tác.
Trang 9
1.4.3 Sự phát triển thể lực:
Chiều cao tăng nhanh, khung chậu, lồng ngực phát triển, các cơ phát
triển nhanh làm tăng các tố chất thể lực nhưng thời gian tập luyện không nên
quá dài vì dự trữ glycogen còn kém. Có thể tập chạy cự ly ngắn và trung
bình, các môn bóng có giới hạn về thời gian. Lưu ý là sau thời gian vận động
ngắn hồi phục nhanh, còn sau vận động thời gian dài thì hồi phục chậm hơn
người trưởng thành do khả năng tạo hồng cầu kém.
Ở lứa tuổi thiếu niên, kỹ năng vận động được củng cố nhanh và bền
vững do đó quá trình huấn luyện không hình thành được kỹ thuật đúng thì
những kỹ năng sai sẽ củng cố và sau đó rất khó sửa. Vì vậy, ở lứa tuổi này
cần chú ý ở khâu huấn luyện kỹ thuật cơ bản chính xác ngay từ ban đầu.
1.5. Công tác huấn luyện đội tuyển bóng đá của trường:
Huấn luyện bóng đá trẻ bao gồm các mặt sau đây: Chuẩn bò thể lực, kỹ
thuật và chiến thuật. Hầu hết các mặt đều thể hiện trong suốt quá trình huấn
luyện, nhất là việc vạch ra một chương trình cụ thể cho từng năm, từng tháng,
từng mùa bóng trong năm, chia kế hoạch đó ra thành nhiều chu kỳ để xác
đònh nhiệm vụ phù hợp trong từng giai đoạn. Từ đó lập ra kế hoạch để thực
hiện nhiệm vụ đã đề ra.
Hình thức đào tạo học sinh có năng khiếu về bóng đá phải thông qua
quá trình huấn luyện có hệ thống bằng những phương pháp, bài tập cụ thể
của bóng đá bao gồm: Thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, các phương pháp, bài
Trang 10
tập này phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm làm cho thành tích thể thao của
trường không ngừng nâng cao.
Quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn với huấn luyện kỹ thuật cho
các em trong từng nội dung đòi hỏi thời gian tập luyện phải phù hợp với từng
kế hoạch huấn luyện ở từng giai đoạn khác nhau. Kỹ thuật là tất cả các hoạt
động hợp lý nhưng không mang tính chu kỳ. Trong trận đấu học sinh vận
dụng các kỹ thuật đánh lừa đối phương để thực hiện các động tác sút, giữ,
dẫn, chuyền bóng… Vì vậy, học sinh có kỹ thuật sẽ dễ dàng tạo cơ hội cho
mình hoặc đồng đội ghi bàn thắng mà đây là mục tiêu chính của môn thể
thao này. Kỹ thuật là cơ sở cho việc hoàn thành chiến thuật và việc vận dụng
kỹ thuật một cách thông minh, sáng tạo khi xử lý các tình huống trên sân là
yêu cầu rất cao tạo nên nhiều khó khăn cho học sinh. Quá trình huấn luyện,
thi đấu có ý nghóa rất quan trọng đối với các em bởi vì nó là quá trình tập
luyện nhằm tổng hợp các kết quả trong quá trình tập luyện, tạo điều kiện để
đánh giá khách quan quá trình tập luyện. Vì vậy, phải tổ chức thi đấu thường
xuyên trong năm cho các em, khối lượng hoạt động càng nhiều thì càng giúp
cho em thích ứng với môi trường hoạt động, tích lũy kinh nghiệm, nhằm hình
thành các kỹ năng, kỹ thuật, kỹ xảo, thể lực và tâm lý.
Quá trình thi đấu giúp cho các em học sinh tiếp thu được một cách thực
tế các hoạt động trên sân, biết được quá trình biến đổi sinh lý, biết sử dụng các
tình huống kỹ thuật cá nhân, kỹ thuật đồng đội từ đơn giản đến phức tạp và rút
ra được những bài học bổ ích để hình thành nên tài năng thể thao.
Trong công tác huấn luyện đội tuyển bóng đá của trường phải có kế
hoạch huấn luyện lâu dài và khoa học, không vì kết quả trước mắt mà nhất
Trang 11
thiết phải đẩy cao thành tích không đảm bảo cho các em tiến bộ trong thời
gian dài và rất khó đạt được thành tích của bản thân vào thời kì phát triển
sung sức nhất. Bởi vì mỗi một em học sinh có một đặc điểm riêng biệt, khác
nhau về tâm sinh lý, độ tuổi cho nên quá trình tiếp thu của từng em và trình
độ huấn luyện của huấn luyện viên cũng khác nhau. Vì vậy, cần phải đánh
giá trong suốt quá trình tập luyện nhiều năm và qua nhiều giai đoạn, theo
từng hệ thống, theo từng buổi tập và những giáo án hợp lý.
1.6. Huấn luyện về thể lực và kỹ thuật của bóng đá thiếu niên:
1.6.1. Huấn luyện thể lực:
Huấn luyện thể lực là bộ phận quan trọng của công tác huấn luyện
bóng đá. Thông qua công tác huấn luyện về thể lực có thể tăng cường sức
khỏe cho các em nhằm phát triển toàn diện các tố chất về thể lực nâng cao
năng lực hoạt động của cơ thể.
Huấn luyện thể lực là cơ sở của huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật.
Phát triển các tố chất thể lực giúp các em có thể nắm được tốt hơn các kỹ –
chiến thuật phức tạp, chòu đựng được lượng vận động lớn trong tập luyện
cũng như thi đấu căng thẳng, nâng cao không ngừng thành tích thể thao.
1.6.1.1. Huấn luyện sức mạnh:
Mọi hoạt động của môn bóng đá điều cần đến sức mạnh, có thể nói kỹ
thuật bóng đá là các hoạt động trong sức mạnh, từ động tác đơn giản nhất
như di chuyển khi không bóng cho đến những động tác phức tạp như tranh
cướp bóng, cản phá đều cần đến sức mạnh.
Trang 12
Sức mạnh là năng lực biểu hiện của cơ bắp khi hoạt động hoặc khi co
giãn, đồng thời đây cũng là cơ sở cho các em nắm vững kỹ năng vận động
nâng cao thành tích. Ngoài ra còn đòi hỏi cầu thủ phải hoàn thành xuất sắc
các động tác kỹ thuật một cách nhanh chóng, chính xác như kỹ thuật đá bóng,
giữ bóng, dẫn bóng, sút cầu môn.
Sức mạnh tốc độ là sự tổng hợp giữa sức mạnh và tốc độ chính là khả
năng của các em trong một thời gian ngắn nhất có thể phát huy hết sức mạnh
có thể của bản thân. Ví dụ như tăng tốc lúc xuất phát, dùng lực mạnh đá
bóng, bật cao đánh đầu sức mạnh tốc độ, đặc biệt lực bộc phát là tố chất
quan trọng trong tố chất sức mạnh của các em.
“Ở giai đoạn của lứa tuổi 8 - 13 chủ yếu là phát triển sức mạnh chung
của toàn bộ các bộ phận cơ thể. Trong tập luyện, lấy tập luyện mang tính
động lực làm chính, giảm sử dụng huấn luyện mang tính tónh lực vì khi luyện
tập mang tính tónh lực luôn luôn cần nín thở, nén khí dễ làm tổn thương hệ
thống tim mạch” (3).
1.6.1.2. Huấn luyện sức nhanh:
Trong thi đấu bóng đá các em cần phải tùy cơ thích ứng trước những
tình huống, tốc độ nhanh hay chậm là yếu tố quan trọng trong việc chiếm ưu
thế về không gian và thời gian, ở cá nhân tính uy hiếp trong tấn công và độ
tin cậy trong phòng thủ. Khi di chuyển trong thi đấu các em cần phải thực
hiện động tác có bóng và không bóng, đồng thời chòu đựng áp lực tâm lý khá
lớn nhưng mang tính ứng biến cao thể hiện ở sức nhanh.
1.6.1.3. Huấn luyện sức bền:
Trang 13
Đối với cầu thủ bóng đá sức bền rất quan trọng, nó giúp cho cầu thủ
thường xuyên duy trì được trạng thái sung sức, thực hiện tốt các hoạt động về
kỹ thuật – chiến thuật trong suốt thời gian thi đấu. Sức bền là năng lực đấu
tranh chống lại mệt mỏi trong thời gian hoạt động dài của cơ thể và ngày nay
bóng đá theo loại hình toàn đội tấn công và phòng thủ, đòi hỏi các em hoàn
thành một khối lượng rất lớn động tác kỹ thuật có cường độ cao như chạy tốc
độ hàng mét, trong lúc tranh giành quyết liệt với đối phương hàng trăm lần
để hoàn thành động tác kỹ thuật – chiến thuật.
Trong công tác huấn luyện bóng đá thiếu niên, các giai đoạn đầu của
huấn luyện thường sử dụng các bài tập phát triển thể lực cơ bản bởi vì nó là
nền tảng của thể lực. Giai đoạn huấn luyện nâng cao huấn luyện thể lực
chuyên môn. Mối quan hệ huấn luyện cơ bản và huấn luyện chuyên môn rất
mật thiết chúng thúc đẩy cùng nhau phát triển, sự huấn luyện thể lực chung
một cách hoàn hảo sẽ là cơ sở tốt cho việc tuyển chọn nội dung và các thủ
đoạn huấn luyện trực diện, bố trí sắp xếp khoa học như vậy mới nâng cao
được chất lượng huấn luyện.
1.6.1.4. Mềm dẻo và khéo léo: Là khả năng thực hiện và hoàn thiện
động tác một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm sức của cơ thể.
- Sự linh hoạt mềm dẻo, khéo léo của con người không tự nhiên mà có
ngay mà phải trải qua quá trình rèn luyện, học tập mới có được. Tố chất này
liên hệ chặt chẽ với khớp xương, sự đàn hồi của dây chằng, với sức mạnh và
tính linh hoạt của cơ bắp dưới sự chi phối của hệ thống thần kinh.
Trang 14
- Ở lứa tuổi THCS nâng cao tố chất này tương đối dể vì cơ bắp và các
tố chức xung quanh khớp xương có tính đàn hồi tốt, hoạt động dể linh hoạt,
khéo léo và mềm dẻo.
- Trong bóng đá tố chất này là tương đối quan trọng nên khi huấn
luyện phát triển tố chất này cần cho các em tập bài tập dưới dạng trò chơi,
các hoạt động đối kháng các bài tập phối hợp nhiều cử động, tuy nhiên
không nên tăng các bài tập một cách đột ngột vì có thể gây chấn thương làm
ảnh hưởng đến sức khỏe của các em.
1.6.2. Huấn luyện kỹ thuật trong bóng đá:
Kỹ thuật trong bóng đá là tất cả những động tác, mọi hoạt động hợp lí
được vận dụng trong thi đấu bóng đá kỹ thuật dần dần hình thành theo thời
gian và phát triển đi đến hoàn thiện, kỹ thuật bóng đá không những phong
phú về nội dung mà độ khó của động tác ngày càng cao. Theo PGS-TS
Nguyễn Thiệt Tình : "Bóng đá là môn thể thao mang tính đối kháng cao, cho
nên việc sử dụng kỹ thuật một cách sáng tạo lại là một yêu cầu rất cao đối
với vận động viên bóng đá."(4). Nếu quan sát trận đấu bóng đá chúng ta thấy
rõ đặc điểm họ từ hậu vệ đến tiền đạo, động tác đa phần phải dùng chân để
hoàn thành, chỉ có thủ môn hoàn thành nhiều nhất là bằng tay. Do đó không
bất cứ vò trí tiền đạo hay phòng thủ hoặc thủ môn trong thi đấu không chỉ
hoàn thành sự kết hợp kỹ thuật, động tác với quả bóng mà phải tiến hành
nhiều động tác, hành động khác nữa có thể chia kỹ thuật đá bóng thành hai
loại: kỹ thuật không bóng và kỹ thuật có bóng.
Trang 15
- Kỹ thuật không bóng: Là chỉ tất cả các động tác hợp lý được vận
động viên sử dụng trong thi đấu, trong điều kiện không khống chế bóng . Ví
dụ như đi, chạy, nhảy, di chuyển chọn vò trí, dừng …
Tóm lại, họat động không bóng là một bộ phận không thể thiếu và nó
cấu thành kỹ thuật bóng đá cho nên trong công tác huấn luyện nên sử dụng
kích thích thò giác làm tín hiệu của bài tập thì sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Kỹ thuật có bóng: Là một trong những họat động chính của vận
động viên trên sân, nó quyết đònh đến sự thành bại của đội bóng trong quá
trình thi đấu. Cho nên trong điều kiện trận đấu diễn ra nhanh, căng thẳng,
quyết liệt thì vận động viên phải có kỹ thuật điêu luyện, chính xác và phán
đóan tình huống hợp lý.
Kỹ thuật đá bóng bao gồm 5 giai đoạn chạy đà, đặt chân trụ, vung
chân lăng, tiếp xúc bóng và động tác kết thúc.
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào vò trí tiếp xúc giữa các bộ phận của bàn chân
mà người ta chia ra thành nhiều kỹ thuật cơ bản khác nhau:
- Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân. Đây là kỹ thuật cơ bản nhất
của vận động viên bóng đá, kỹ thuật này thường được sử dụng khi vận động
viên phối hợp với nhau ở cự ly gần.
- Kỹ thuật đá bóng bằng chính diện bàn chân hay còn gọi là kỹ thuật
sút bóng.
- Kỹ thuật đá bóng bằng cạnh trong bàn chân.
- Kỹ thuật đá bóng bằng cạnh ngoài bàn chân.
- Kỹ thuật đá bóng bằng mũi chân.
Trang 16
- Kỹ thuật đá bóng bằng gót chân.
1.6.2.1. Kỹ thuật tâng bóng:
Tâng bóng chưa hẳn là một động tác kỹ thuật đá bóng nhưng thông qua
sự luyện tập và tiếp xúc với bóng làm cho các cơ quan thần kinh sản sinh ra
một cảm giác gọi là cảm giác bóng. Chính vì thế, kỹ thuật tâng bóng luôn luôn
thích hợp và có tác dụng tốt với mọi vận động viên ở mọi đẳng cấp của môn
bóng đá. Cảm giác bóng giúp ích rất nhiều cho cầu thủ trong suốt quá trình thi
đấu, nếu một cầu thủ có cảm giác bóng tốt thì khi thực hiện các động tác kỹ
thuật khác vẫn thoải mái và tự tin, vì nó đạt được độ chính xác cao, nếu không
muốn nói là tuyệt đối. Cho nên cảm giác bóng phải đưa vào kế hoạch tập
luyện thường xuyên và lâu dài trong quá trình huấn luyện bóng đá trẻ.
1.6.2.2. Kỹ thuật dẫn bóng:
Là phương pháp dẫn bóng, tức là dùng một bộ phận nào đó của cơ thể
để tiếp xúc bóng. Khiến quả bóng chòu sự điều khiển của người dẫn bóng và
nhằm mục đích vượt qua cầu thủ đối phương.
Kỹ thuật dẫn bóng bao gồm nhiều loại: dẫn bóng bằng lòng bàn chân,
dẫn bóng bằng cạnh trong bàn chân, bằng chính diện bàn chân
1.7. Vài nét về phong trào bóng đá trường THCS Chu Văn An:
Phong trào bóng đá năng khiếu trường THCS Chu Văn An đang trên
con đường phát triển. Trong những năm gần đây đội bóng đá nam lứa tuổi 13
– 14 đã có nhiều thành tích rất khả quan trong các giải thi đấu của HKPĐ thò
xã và tỉnh đặc biệt gần đây nhất là huy chương vàng HKPĐ Thò xã, huy
chương đồng HKPĐ tỉnh.
Để có được những kết quả đó, bóng đá trường THCS Chu Văn An đã
có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn:
Trang 17
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm sâu sắc của BGH nhà trường.
- Sự nhiệt tình, tích cực tập luyện của học sinh.
- Một số em học sinh trong đội năng khiếu tỉnh nên có thể hổ trợ giáo
viên trong quá trình thò phạm kỹ thuật.
- Thời gian tập luyện được duy trì 3 buổi/tuần.
* Khó khăn:
- Giáo viên không được đào tạo chuyên nghiệp nên khó khăn trong việc
hướng dẫn và thò phạm kỹ thuật.
- Các em được tập hợp từ nhiều lớp khác nhau trong trường nên công tác
quản lý gặp rất nhiều khó khăn và các em là học sinh nên thời gian tập luyện
sau giờ tan học bắt đầu từ 16h30 đến 18h00 nên gặp rất nhiều khó khăn cho
việc chuẩn bò học tập của các em ở ngày hôm sau.
- Các kỳ thi học kỳ các em phải nghỉ tập luyện để tập trung thi do đó công
tác huấn luyện bò gián đoạn.
- Việc tập luyện của các em còn phụ thuộc vào phụ huynh do các em
không thể chủ động phương tiện di chuyển.
Trang 18
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu:
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tư liệu:
Tham khảo và phân tích các tư liệu có liên quan đến quá trình nghiên
cứu như phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp huấn luyện và đào
tạo vận động viên bóng đá trẻ, các tài liệu về tâm lý, sinh lý của đối tượng
nghiên cứu
2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm:
Quan sát sư phạm là phương pháp dùng các giác quan hoặc các thiết bò
hỗ trợ ghi nhận hiện tượng hoặc các hoạt động của con người mà có thể
không cần đến sự hợp tác của đối tượng quan sát
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Chúng tôi tiến hành kiểm tra, thu thập số liệu ban đầu và sau chín
tháng tập luyện.
- Các test sử dụng trong kiểm tra:
THỂ LỰC :
+ Bật xa tại chỗ:
Ý nghóa của test bật xa tại chỗ: Đánh giá sức mạnh (thân dưới), sức
bật của chân và tính nhòp nhàng phối hợp toàn thân.
Cách thực hiện test và thu thập số liệu:
- Người bật xa đứng tại chỗ nơi vạch giậm nhảy sau vạch, dùng sức
mạnh toàn thân, chủ yếu là sức mạnh của chân, giậm mạnh xuống đất phối
Trang 19
hợp đánh lăng tay từ trên về sau ra trước để đưa thân người bật lên trên
không. Khi rơi xuống đất phải khu gối, dùng lực chân hoãn xung phản lực
tác động và phối hợp đánh lăng hai tay từ sau ra trước để giữ thăng bằng.
- Thực hiện 2 lần, lấy thành tích lần cao nhất (tính từ gót chân gần nhất
đến vạch giậm nhảy).
- Kết quả tính bằng centimét.
+ Bật cao tại chỗ (cm):
Ý nghóa của test bật cao tại chỗ: Nhằm đánh giá sức bật. Nó là khả
năng của cơ thể chống lại lực hút của trọng lực lên cơ thể của vận động viên
bằng cách phối hợp sử dụng lực của toàn thân. Cũng như “Bật xa” một cầu
thủ bật cao tốt sẽ giúp thực hiện quả đánh đầu tốt hơn và thủ môn bắt bóng
bổng dễ dàng hơn.
Cách thực hiện test và thu thập số liệu:
- Người bật cao đứng thẳng sát tường (đầu ép sát vào tay) được đo để
xác đònh độ cao tay thuận với. Sau đó nhún tay vào bột trắng, đứng tại chỗ
tạo đà bật lên cao, chạm tay dính bột trắng vào tường để xác đònh độ cao bật
nhảy. Hiệu số giữa độ cao tay thuận với ban đầu và độ cao bật nhảy là
khoảng cách bật nhảy tại chỗ của người được đo.
- Thực hiện 2 lần, lấy thành tích lần cao nhất.
- Kết quả tính bằng centimét.
+ Chạy 30m xuất phát cao:
Ý nghóa test chạy 30m: Nhằm đánh giá sức nhanh của vận động viên.
Trang 20
Cách thực hiện test và thu thập số liệu:
- Vận động viên đứng ở tư thế xuất phát cao tại vạch xuất phát. Sau khi
có hiệu lệnh, nhanh chóng rời vạch xuất phát và chạy nhanh trên đường
thẳng vượt qua vạch đích. Đồng hồ điện tử bấm chạy khi có lệnh xuất phát
và bấm dừng đồng hồ khi người chạy chạm mặt phẳng thẳng góc với vạch
đích.
- Vận động viên chạy với tốc độ tối đa cự ly 30m.
- Thực hiện 2 lần, lấy thành tích lần cao nhất.
- Kết quả tính bằng thời gian (đo bằng giây).
+ Chạy 2000m:
Ý nghóa của test chạy 2000m: đánh giá sức bền chung của vận động
viên.
Cách thực hiện test và thu thập số liệu:
- Vận động viên xuất phát cao.
- Tốc độ chạy tùy thuộc vào việc phân phối sức của từng vận động viên.
- Thực hiện 1 lần.
- Kết quả tính bằng thời gian (giây).
KỸ THUẬT :
+ Sút bóng chuẩn từ vạch 16m50:
Ý nghóa của test sút bóng chuẩn từ vạch 16m50: đánh giá khả năng
chuẩn xác và khả năng kết thúc của vận động viên.
Cách thực hiện test và thu thập số liệu:
- Bóng tónh (đặt bóng chết).
- Cự ly 16 mét 50.
Trang 21
- Yêu cầu vận động viên sút bóng bằng chính diện bàn chân sút bóng
căng, mạnh.
- Bóng không được chạm đất trước khi vào cầu môn.
- Thực hiện 5 lần chân phải, 5 lần chân trái.
- Kết quả tính bằng quả (vào hay không vào cầu môn).
+ Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn:
Ý nghóa của test dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn: Nhằm đánh giá khả
năng linh hoạt, phối hợp vận động và khéo léo của vận động viên khi di
chuyển có bóng ở khâu kết thúc ghi bàn.
Cách thực hiện test và thu thập số liệu:
- Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn theo sơ đồ.
Khu vực
sút cầu
môn
15m
2m
10m
2m
Trang 22
- Bấm đồng hồ chạy khi có lệnh xuất phát và bấm dừng đồng hồ khi
vận động viên sút bóng vào cầu môn.
- Yêu cầu trong quá trình chạy vận động viên dẫn bóng đúng sơ đồ.
- Thực hiện 2 lần, lấy thành tích lần cao nhất.
- Kết quả tính bằng thời gian (đo bằng giây).
+ Chuyền bóng chuẩn:
Ý nghóa của test chuyền bóng: đánh giá khả năng chuyền bóng và khả
năng chuẩn xác.
Cách thực hiện test và thu thập số liệu:
- Bóng tónh (đặt bóng chết).
- Cự ly 15 mét.
- Yêu cầu vận động viên chuyền bóng bằng cạnh trong bàn chân (máù
trong bàn chân).
- Bóng được chạm đất 1 lần trước khi vào cầu môn.
- Cầu môn: Chiều ngang 3 mét và chiều cao 2 mét.
- Thực hiện 5 lần chân phải, 5 lần chân trái.
- Kết quả tính bằng quả (vào hay không vào cầu môn).
+ Tâng bóng:
Ý nghóa của test tâng bóng: Đánh giá khả năng khéo léo, mềm dẻo
và cảm giác bóng của vận động viên.
Cách thực hiện test và thu nhập số liệu:
- Vận động viên tâng bóng liên tục bằng hai chân.
- Vận động viên có thể dùng tay để tung bóng khi bắt đầu tâng bóng.
- Thực hiện 2 lần, lấy thành tích lần cao nhất.
Trang 23
- Kết quả tính bằng số lần chạm bóng.
2.1.4. Phương pháp toán thống kê:
- Phân tích tổng hợp các dữ kiện, số liệu thu thập được.
Cụ thể là các công thức sau đây:
* Số trung bình: Là tỷ số giữa tổng lượng trò số các tập thể với tổng số
các cá thể của đám đông.
Công thức :
Trong đó : X
i
là trò số của từng cá thể
n là tổng số các cá thể.
* Độ lệch chuẩn: Là một chỉ số nói lên sự phân tán của các trò số X
i
chung quanh giá trò trung bình.
Trong đó: X
i
là trò số của từng cá thể.
X là giá trò trung bình của tập hợp mẫu.
n là tổng số các cá thể.
* Hệ số biến thiên: Là tỷ lệ phần trăm giữa độ lệch chuẩn và trung
bình cộng để đánh giá tính chất đồng đều của chỉ tiêu.
Trong đó : σ
x
là độ lệch chuẩn.
%
X
V
x
100×
σ
=
n
x
X
n
1i
i
∑
=
=
Với n < 30
1
)(
1
2
−
−
±=
∑
=
n
XX
n
i
i
X
σ
Trang 24
X là giá trò trung bình của tập hợp mẫu dùng để kiểm tra
tính chất đại diện của tập hợp mẫu.
* Sai số tương đối của giá trò trung bình:
Trong đó : là độ lệch chuẩn trung bình . Với
X là giá trò trung bình của tập hợp mẫu .
t
05
là giá trò giới hạn chỉ số t – Student ứng với xác suất P
= 0,05.
* Nhòp độ phát triển của các chỉ tiêu:
Công thức S. Brondy
Trong đó: W là nhòp độ phát triển (%).
V
1
là mức ban đầu của các chỉ tiêu.
V
2
là mức cuối giai đoạn của các chỉ tiêu.
* Chỉ số t – Student: Để so sánh hai giá trò trung bình của tập hợp mẫu.
Trong đó:
1
X
giá trò trung bình của tập hợp mẫu 1.
05
x
t
x
⋅σ
ε =
x
x
n
σ
σ =
2 1
1 2
(V V ) 100
W %
0,5 (V V )
− ×
=
× +
2
2
2
1
2
1
21
nn
XX
t
student
σσ
+
−
=
x
σ
Trang 25
2
X
giá trò trung bình của tập hợp mẫu 2.
σ
là độ lệch chuẩn.
* Lập thang điểm : Sử dụng thang độ C
C = 5 + 2Z với
( )
i
x
X X
Z
−
=
δ
Nếu tính về thời gian:
C = 5 – 2Z
Trong đó: C là điểm số từ 1 đến 10.
X
i
thành tích đạt được của vận động viên.
X Giá trò trung bình của X.
σ
x
độ lệch chuẩn.
2.2. Tổ chức nghiên cứu:
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đội bóng đá nam trường THCS Chu Văn An
- Lứa tuổi: 13 – 14.
- Số lượng: 25 vận động viên.
- Giới tính: Nam.
2.2.2. Đòa điểm nghiên cứu: Trường THCS Chu Văn An – Thò xã –
Tây Ninh.
2.2.3. Kế hoạch nghiên cứu:
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ tháng 09 năm 2007 đến tháng 6
năm 2008. Cụ thể như sau: