Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bài tập đọc hiểu ôn thi quốc gia Ngữ văn 12 kì II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.22 KB, 21 trang )

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU RỪNG XÀ NU
Đề 1:
Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có
bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây
ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng
rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra. Có
những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn
trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết.
Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ
lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những
vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế,
hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng
(Trích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Trung Thành sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, đối lập.
Xác định biểu hiện các phép tu từ đó và nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì ?
4. Xác định từ loại của các từ được gạch chân : mọc, lao, phóng, ham, tiếp, vượt, ưỡn trong văn bản ?
Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ đó là gì ?
5. Từ văn bản trên, viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về những cánh rừng bị tàn phá hiện
nay.
Trả lời :
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức tự sự là chính.
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : nói về đặc tính của cây xà nu. Đó là cây ham ánh sáng mặt trời,
sinh sôi nảy nở nhanh và khoẻ. Khi bị đạn đại bác bắn, cây xà nu bị chặt đứt ngang thân, cây chết. Nhưng
một số cây còn sống, vết thương chóng lành, vượt lên trên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây xà nu bảo vệ
dân làng Xô Man.
3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Trung Thành sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, đối lập.
a/Biểu hiện các phép tu từ đó là :
-So sánh : Trong rừng ít loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy ; Nhưng cũng có những cây vượt
lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác


không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể
cường tráng.
- Nhân hoá: những vết thương của chúng chóng lành ; Chúng vượt lên rất nhanh; rừng xà nu
ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng
- Đối lập: Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên; Ở những cây đó,
nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây
chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê
b/Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là :
-Biện pháp so sánh nhằm ca ngợi sức cống hiếm có của cây xà nu.
-Biện pháp nhân hoá khiến xà nu không chỉ hiện lên ở phương diện sinh vật học với đặc tính dẻo
dai, sức chịu đựng tốt mà còn trở thành sinh thể sống, đang chịu những đau đớn về thể xác nhưng bất
khuất, kiên cường, gan dạ, bản lĩnh, ẩn tàng một sức sống bất diệt, một tâm hồn giàu chất thơ.
1
-Biện pháp đối lập giữa cây xà nu ngà gục với mọc lên, giữa cái chết với sự sống nhằm khẳng định
sự sống sinh ra từ trong cái chết, mạnh hơn cái chết của cây xà nu cũng chính là tượng trưng cho con
người Tây Nguyên đau thương mà anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
4. Từ loại của các từ được gạch chân : mọc, lao, phóng, ham, tiếp, vượt, ưỡn trong văn bản là động
từ, hàng loạt động từ mạnh. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các động từ đó là : thể hiện tư thế chủ
động của cây xà nu, ca ngợi sự khao khát sống, khả năng sống tiềm tàng, mãnh liệt.
5. Một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về những cánh rừng bị tàn phá hiện nay, đảm bảo
các ý chính :
- Tóm tắt vẻ đẹp của rừng xà nu trong chiến tranh khốc liệt
- Nhưng hiện nay, bên cạnh những cánh rừng bạt ngàn, xanh rờn thì không ít những cánh rừng bị
tàn phá, biến thành những đồi trọc.
- Hậu quả những cánh rừng bị tàn phá ?
- Nguyên nhân ( chủ quan và khách quan)
- Đề xuất biện pháp khắc phục
- Bài học cho bản thân ?
Đề 2:
Tnú không cứu sống được vợ, được con. Tối đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính

to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không,
Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt, mày chỉ có hai bàn tay trắng,
chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây
rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào
rừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác. Nghe
rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu:
chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!
1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Trong đoạn văn trên, các từ ngữ trong lời của cụ Mết như : Nhớ không ; Nhớ lấy, ghi nhớ lấy có
hiệu quả diễn đạt như thế nào?
4. Câu nói: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo! có ý nghĩa gì?
5. Từ câu nói của cụ Mết ở câu 4, viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về trách nhiệm
bảo vệ tổ quốc của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.
Trả lời :
1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vì đây là lời kể chuyện của nhân
vật cụ Mết trong đêm Tnú về thăm làng Xô Man sau ba năm đi lực lượng.
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là :
- Cụ Mết kể lại và giải thích vì sao Tnú không cứu được vợ, con.
- Bản thân Tnú cũng bị giặc bắt và tra tấn
- Cụ Mết dẫn trai làng vào núi Ngọc Linh để lấy vũ khí về giết giặc
- Lời dặn dò của cụ Mết : phải cầm vũ khí để đứng lên chiến đấu.
3.Việc dùng các từ được gạch dưới trong câu văn có hiệu quả nhấn mạnh con cháu phải ghi nhớ
mối thù quân cướp nước và bán nước; phải ghi nhớ bài học chiến đấu trong chiến tranh cách mạng. Đó
cũng là lời suy ngẫm về lịch sử được đúc kết trở thành chân lí.
4/ Câu nói: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo! có ý nghĩa: phải dùng bạo lực cách
mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Nhân dân miền Nam không có con đường nào là cầm vũ khí
để đánh giặc cứu nước, đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc
5/ Đoạn văn phải đảm bảo các nội dung:
- Nhận thức của bản thân về tình hình đất nước hiện nay: thời cơ và thách thức

2
- Bảo vệ Tổ quốc là gì ?
- Tuổi trẻ phải làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc?
- Liên hệ bản thân.
Đề 3:
Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất
nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.
Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, nhìn trừng trừng.
Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy
trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không
kêu rên. Anh Quyết nói: “Người Cộng sản không thèm kêu van ” Tnú không thèm, không thèm kêu
van. Nhưng trời ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!
1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn : Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba
ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
4. Nêu ý nghĩa biểu tượng ngón tay trong văn bản ?
5. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của tuổi trong
cuộc sống hôm nay.
Trả lời :
1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vì đây là lời kể chuyện của nhân
vật cụ Mết trong đêm Tnú về thăm làng Xô Man sau ba năm đi lực lượng.
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là :
- Cụ Mết kể lại và giải thích vì sao Tnú không cứu được vợ, con.
- Bản thân Tnú cũng bị giặc bắt và tra tấn
- Cụ Mết dẫn trai làng vào núi Ngọc Linh để lấy vũ khí về giết giặc
- Lời dặn dò của cụ Mết : phải cầm vũ khí để đứng lên chiến đấu.
3. Xác định biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn : Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba
ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.

Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
4/ Câu nói: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo! có ý nghĩa: phải dùng bạo lực cách
mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Nhân dân miền Nam không có con đường nào là cầm vũ khí
để đánh giặc cứu nước, đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc
5/ Đoạn văn phải đảm bảo các nội dung:
- Nhận thức của bản thân về tình hình đất nước hiện nay: thời cơ và thách thức
- Bảo vệ Tổ quốc là gì ?
- Tuổi trẻ phải làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc?
- Liên hệ bản thân.
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI ( Nguyễn Khải)
Đề 4:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
3
Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của tôi về Hà Nội. Cô
than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già nhà
quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi.
Cây si cổ thụ đổ nghiêng tàn cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật gốc chỏng ngược lên trời. Lập tức
cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời.
Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son
của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi. Cô nói với tôi thế,
đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ,
quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá
non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô
nói thêm : "Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được".
( Trích Một người Hà Nội-Nguyễn Khải)
1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của ai ??
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Nêu ý nghĩa hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là
cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. 4. Từ văn bản
trên , viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc của em về Hà Nội.

Trả lời:
1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của bà Hiền ( nhân vật) và tác giả ( xưng hô tôi)
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : kể về hình ảnh cây si ở Hà Nội bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi
sinh.
3. Hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của
nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống.
- Cây si: biểu tượng của văn hóa, nét cổ kính, linh thiêng của đất kinh kì ngàn năm văn hiến.
- Cây si hồi sinh: lại sống. lại trổ ra lá non gợi niềm tin, lạc quan vào sự phục hồi những giá trị tinh thần
của Hà Nội.
- Câu chuyện bà Hiền kể về cây si cổ thụ vừa là lời cảnh báo về sự mất mát gia tài văn hóa, lại vừa như
khẳng định niềm tin vào sự sáng suốt của lương tri con người.
4/ Đoạn văn đảm bảo các ý chính:
- Về địa lí: Hà Nội là thủ đô, là trái tim của Tổ quốc.
- Về lịch sử, văn hoá: Hà Nội trải qua hơn nghìn năm văn hoá. Dù chịu biến động của lịch sử
như Hà Nội vẫn giữ được nét văn hoá cổ kính
- Về con người Hà Nội: như hình ảnh bà Hiền, vừa giữ được nếp nhà, vừa giữ được nếp người.
- Cảm xúc chân thành, thể hiện tình yêu Hà Nội cũng là tình yêu đất nước
Đề 5:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào
lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất
kinh kì chói sáng những ánh vàng”
(Trích Một người Hà Nội- Nguyễn Khải- Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008,
tr.82)
1. Đoạn văn trên được viết theo thao tác lập luận nào ?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì ?
3. Xác định phép điệp trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó.
4
4. Tại sao nhà văn Nguyễn Khải gọi nhân vật bà Hiền là hạt bụi vàng ?
Trả lời:

1. Đoạn văn trên được viết theo thap tác lập luận bình luận
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là nhà văn Nguyễn Khải suy ngẫm về nhân vật bà Hiền để gợi
những nét đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội.
3. Phép điệp trong đoạn văn là điệp ngữ hạt bụi vàng. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó :
nhấn mạnh phẩm giá người Hà Nội, đồng thời gợi niềm tin, niềm lạc quan, tự hào về một hà Nội
trong tương lai, văn hoá Hà Nội trong xã hội hiện đại.
4. Nhà văn Nguyễn Khải gọi nhân vật bà Hiền là hạt bụi vàng vì Bà Hiền là kết tinh của vẻ đẹp
người Hà Nội truyền thống và Hà Nội hôm nay. Cụ thể:
− Bà Hiền là một người phụ nữ xinh đẹp, có phong cách sang trọng, quí phái.
− Có suy nghĩ sâu xa khi xây dựng gia đình.
− Có quan niệm sống và giáo dục con cái một cách đúng đắn, sâu sắc.
− Có niềm tin vào giá trị, sức mạnh của những truyền thống văn hóa tốt đẹp.
− Giữa thời Hà Nội sống trong kinh tế thị trường, bà vẫn giữ cái phong cách của người Hà Nội: phong lưu,
nề nếp, văn hóa.
- Qua đó, có thể nhận thấy nhà văn thẩm thấu được cuộc hành trình tinh thần của con người trong cuộc
đời. Phẩm chất đẹp đẽ của Bà Hiền là căn cốt giúp bà Hiền có thể sống tốt trong mọi thời đại, mọi mối
quan hệ, dù thời cuộc thăng trầm: thức thời mà chu đáo, khôn ngoan mà tự trọng, linh hoạt mà trung thực,
đôn hậu mà bản lĩnh, đảm bảo giá trị của con người với tư cách con người và tư cách công dân một đất
nước. Đó là kiểu thống nhất giữa thân phận và gía trị, cá nhân và cộng đồng. .
VỢ CHỒNG A PHỦ
ĐỀ 6
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
"Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói
hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử
quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử
thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại".
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Trong đoạn văn trên, Tô Hoài sử dụng nhiều câu ngắn kết hợp với các câu dài có nhiều vế

ngắn, nhịp điệu nhanh. Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì ?
4. Đoạn văn bản trên khiến anh/chị liên tưởng đến hiện tượng nào trong cuộc sống? Nêu ngắn gọn
những hiểu biết của anh/chị về hiện tượng và đưa ra một giải pháp mà anh/chị cho là hợp lí nhất
để giải quyết hiện tượng này.
5
TRẢ LỜI
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính.
Câu 2 : Đoạn văn kể lại hành động trói Mị của A Sử trong đêm mùa xuân khi Mị muốn đi chơi.
Câu 3 : Tô Hoài sử dụng nhiều câu ngắn kết hợp với các câu dài có nhiều vế ngắn, nhịp điệu
nhanh. Bằng hình thức này, tác giả cho thấy hành động trói vợ của A Sử diễn ra rất nhanh, rất
thuần thục, tưởng như đó là việc làm thường xuyên, quen thuộc của A Sử. Qua đây có thể thấy
tính cách độc ác, tàn nhẫn của A Sử.
Câu 4 : Đoạn văn bản trên khiến người đọc liên tưởng đến hiện tượng bạo lực gia đình trong đời
sống. HS cần trình bày những hiểu biết, suy nghĩ của mình về hiện tượng này một cách ngắn gọn,
đưa ra một giải pháp có sức thuyết phục.
Đề 7:
Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi
quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa.Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ
ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn
rười rượi. Người ta nói: nhà Pá Tra làm thống lý, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối
về bán, giầu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con
gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy
không phải con gái thống lý: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý.Mỵ về làm dâu nhà Pá Tra
đã mấy năm. Từ năm nào, không nhớ, cũng không ai nhớ. Những người nghèo ở Hồng
Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mỵ về làm người nhà quan thống lý.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Trong đoạn văn trên, Tô Hoài sử dụng nghệ thuật đối lập. Tác dụng của hình thức nghệ thuật
này là gì ?

4. Các từ ngữ được gạch chân : tảng đá , tầu ngựa, cúi mặt, mặt buồn rười rượi có ý nghĩa gì
trong việc thể hiện thân phận của nhân vật Mị?
TRẢ LỜI
6
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính.
Câu 2 : Đoạn văn kể lại sự xuất hiện của nhân vật Mị thuộc phần mở đầu truyện khi Mị đang ở
nhà thống lí Pá Tra.
Câu 3 : Tô Hoài sử dụng nghệ thuật đối lập : một bên là nhà thống lí quyền thế, giàu sang, một
bên là cô gái lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi . Bằng hình thức này, tác giả báo hiệu
một cuộc đời không bằng phẳng, một số phận nhiều ẩn ức và một bi kịch của cõi nhân thế nơi
miền núi Tây Bắc.
Câu 4 : Các từ ngữ được gạch chân : tảng đá , tầu ngựa, cúi mặt, mặt buồn rười rượi có ý
nghĩa : Không chỉ tả cảnh nơi ngồi của Mị, nhà văn còn dự báo một thân phận trâu ngựa,
một tâm hồn câm lặng như tảng đá, một ý thức cam chịu, bị tê liệt tinh thần phản kháng ở
nhân vật Mị nếu cứ chôn chặt tuổi thanh xuân nơi nhà thống lí. Qua đó, nhà văn gián tiếp
tố cáo mạnh mẽ bản chất độc ác của bọn chúa đất miền núi Tây Bắc; thương xót, cảm
thông cho số phận người dân lúc bấy giờ.
Đề 8 :
Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mỵ chết. Nhưng Mỵ cũng không còn nghĩ
đến Mỵ có thể ăn lá ngón tự tử. Ở lâu trong cái khổ, Mỵ cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mỵ
tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm
mà thôi. Mỵ cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau,
mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa
năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài
một bó đay trong cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế. Con
ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này
vùi vào việc cả đêm cả ngày.
Mỗi ngày Mỵ càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở buồng Mị
nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. Đến bao giờ chết thì thôi.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
7
3. Trong đoạn văn trên, Tô Hoài sử dụng nghệ thuật điệp từ và so sánh. Tác dụng của những hình
thức nghệ thuật này là gì ?
4. Câu văn Ở buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra có ý
nghĩa gì?
TRẢ LỜI
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính.
Câu 2 : Đoạn văn kể lại việc nhân vật Mị sống cam chịu, nhẫn nhục và tù túng ở nhà thống lí Pá
Tra.
Câu 3 : Tô Hoài sử dụng nghệ thuật điệp từ Con trâu, con ngựa ; so sánh : như con rùa nuôi trong
xó cửa. Bằng hình thức này, nhà văn đã làm nổi bật cuộc đời cơ cực của Mị. Mị dường như đã tê
liệt cả lòng yêu đời, yêu cuộc sống lẫn tinh thần phản kháng. Mị tồn tại như một cái xác không
hồn.
Câu 4 : Câu văn Ở buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra
có ý nói căn buồng của Mị như một buồng giam, cửa sổ như một lỗ thông hơi. Địa ngục
trần gian đã giam cầm hạnh phúc, tuổi thanh xuân của Mị. Tương lai của Mị mù mịt, tăm
tối. Mị đành chấp nhận số phận như vậy cho đến chết. Mị sống mà như đã chết hay chính
xác hơn là cô phải chấp nhận tồn tại với trạng thái gần như đã chết trong lúc còn sống.
Đề 9 :
Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, rét càng dữ.
Nhưng trong các làng Mông đỏ, những chiếc váy hoa đã được phơi ra mỏm đá, xòe như
con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện nở trắng lại nở mầu đỏ hau, đỏ thậm, rồi nở mầu tím
man mát. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi, đã
có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mỵ nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi.
"Mày có con trai con gái
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu".

Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định các biện pháp tu từ ngữ âm và tu từ về từ trong câu văn những chiếc váy hoa
đã được phơi ra mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ . Tác dụng của những hình thức nghệ
thuật này là gì ?
4. Từ trích đoạn văn bản trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về vai trò của
âm nhạc dân tộc trong đời sống con người.
8
Trả lời :
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức miêu tả là chính.
Câu 2 : Đoạn văn kể lại cảnh đêm tình mùa xuân đã tới trên Hồng Ngài và tâm trạng của
nhân vật Mị khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình vọng lại từ đầu núi.
Câu 3 : Biện pháp tu từ ngữ âm và tu từ về từ trong câu văn những chiếc váy hoa đã được
phơi ra mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ:
-Biện pháp tu từ ngữ âm : điệp âm a trong các từ hoa, ra, đá
- Biện pháp tu từ về từ : so sánh như con bướm sặc sỡ
Bằng hình thức này, nhà văn đã làm cho câu văn có sức ngân nga, vang xa, tạo chất
thơ khi tả trang phục ( váy hoa) đậm chất văn hoá vùng Tây Bắc trong cảnh mùa xuân.
Điều đó thể hiện năng lực quan sát và miêu tả độc đáo của Tô Hoài.
Câu 4 : Đoạn văn đảm bảo các ý:
- Âm nhạc trong đoạn văn chính là tiếng sáo, một nhạc cụ dân tộc quen thuộc, dân
dã mà có sức lay động trái tim con người
- Ý nghĩa của tiếng sáo đối với nhân vật Mị: đó là tiếng ca của hạnh phúc, là biểu
tượng của tình yêu đôi lứa.
- Trong cuộc sống, tiếng sáo nói riêng, âm nhạc dân tộc nói chung thể hiện được bản
sắc văn hoá dân tộc. Âm nhạc đã làm giàu tâm hồn và trí tuệ của của con người.
-Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, có những loại âm nhạc tác động tiêu cực đến
con người, làm nhận thức lệch lạc giá trị cuộc sống: âm nhạc quá khích dẫn đến bạo lực,

sướt mướt dẫn đến sự ủy mỵ mất sức chiến đấu. Những ảnh hưởng tiêu cực đó có thể kéo
theo các hành động sai trái.
- Vì vậy, việc giáo dục thẩm mỹ âm nhạc, đặc biết là âm nhạc dân tộc và thông qua
âm nhạc để giáo dục tư tưởng, đạo đức cho người nghe là việc làm quan trọng và vô cùng
cần thiết.
Đề 10:
Thế là từ đấy A Phủ phải ở trừ nợ cho nhà quan thống lý. Đốt rừng, cày nương,
cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò chăn ngựa, quanh năm một thân một mình rong
ruổi ngoài gò rừng. A Phủ đương tuổi sức lực. Đi làm hay đi săn cái gì cũng phăng phăng.
Không còn có lúc nào trở về làng bên. Nhưng A Phủ cũng chẳng muốn trở về làm gì bên
ấy.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định các biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn Đốt rừng, cày nương, cuốc nương,
săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò chăn ngựa, quanh năm một thân một mình rong ruổi ngoài gò
rừng.Tác dụng của những hình thức nghệ thuật này là gì ?
4. Từ trích đoạn văn bản trên, nêu nét riêng của nhà văn Tô Hoài khi xây dựng nhân vật A
Phủ ?
Trả lời :
9
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính.
Câu 2 : Đoạn văn kể lại nhân vật A Phủ trong thân phận tôi đòi vì phải làm không công trả
nợ cho nhà thống lí Pá Tra nhưng có sức sống mạnh mẽ.
Câu 3 : Biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn: liệt kê
Bằng hình thức này, nhà văn đã thể hiện số phận cơ cực của A Phủ. Anh làm việc
như một cỗ máy, triền miên, ngày qua ngày, tháng nối tháng, năm tiếp năm, mòn mỏi.
Câu 4 : Nét riêng của nhà văn Tô Hoài khi xây dựng nhân vật A Phủ : thông qua hàng loạt
động từ như Đốt, cày, cuốc, săn, bẫy , chăn …, có thể nói tác giả chủ yếu khắc hoạ nhân
vật qua hành động, từ đó thể hiện tính cách, số phận của một chàng trai miền núi Tây Bắc

trước sự áp bức, bóc lột của bọn chúa đất phong kiến.
Đề 11 :
Mỗi đêm, nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa bùng lên, cùng
lúc ấy Mỵ cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng. Mới biết nó còn sống. Mấy đêm
nay như thế. Nhưng Mỵ vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng
chết đấy, cũng thế thôi. Mỵ vẫn trở dậy, vẫn sưởi. Mỵ chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa. Có
đêm A Sử chợt về thấy Mỵ ngồi đấy, A Sử ngứa tay đánh Mỵ ngã xuống cửa bếp. Nhưng
đêm sau Mỵ vẫn ra sưởi như đêm trước.Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mỵ trở dậy
thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mỵ trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở.
Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mỵ chợt
nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mỵ, Mỵ cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống
miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó
bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này.
Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải
chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây
thôi Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ Mỵ phảng phất nghĩ như vậy.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định từ loại của từ bò trong câu văn một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm
má đã xám đen lại của A Phủ. Hiệu quả nghệ thuật của từ đó là gì ?
4. Xác định tâm trạng đối lập giữa đêm nay và đêm sau diễn ra đối với nhân vật Mị. Ý
nghĩa của sự đối lập đó là gì?
5. Hai câu văn Chúng nó thật độc ác và Người kia việc gì mà phải chết được sử dụng bằng
nghệ thuật gì? có ý nghĩa gì trong việc thể hiện tính cách nhân vật Mị?
10
Trả lời :
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính.
Câu 2 : Đoạn văn thể hiện tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trước lúc cởi trói cho A
Phủ vào đêm đông trên rẻo cao tại nhà thống lí Pá Tra.

Câu 3 : Từ bò trong câu là động từ, diễn tả nước mắt A Phủ hiện ra rất chậm chạp . Sử
dụng động từ này, nhà văn nhấn mạnh giọt nước mắt lặng lẽ của một người đàn ông khỏe
mạnh, nhanh nhẹn, cứng cỏi đang trở nên tiều tụy trong một xã hội mà đàn ông là người có
vai trò tuyệt đối quan trọng. Chính vì vậy, nó đã làm Mị xúc động.
Câu 4 : Tâm trạng đối lập giữa đêm nay và đêm sau diễn ra đối với nhân vật Mị
- Đêm nay, nhìn thấy A Phủ mở mắt trừng trừng nhưng Mị vẫn thản nhiên hơ lửa, hơ
tay.
- Nhưng đêm sau, nhờ có ngọn lửa, Mị chứng kiến nước mắt của A Phủ. Nước mắt
ấy đã làm sống lại trong tâm hồn Mị nhiều cảm xúc và suy nghĩ : nó làm Mị nhớ lại thảm
cảnh của bản thân; thương thân nên Mị thương cho hoàn cảnh của A Phủ; căm giận sự độc
ác của cha con thống lí Pá Tra; thấy việc A Phủ phải chịu, sẽ phải chết là một điều bất công
phi lý.
Ý nghĩa của sự đối lập đó là thể hiệc sự thay đổi trong tâm trạng và hành động của
Mị: từ vô cảm đến đồng cảm, từ cam chịu đến thức tỉnh, từ nô lệ đến khát vọng tự do.
5/ Hai câu văn Chúng nó thật độc ác và Người kia việc gì mà phải chết được sử
dụng bằng nghệ thuật độc thoại nội tâm và đối lập. Chúng nó là cha con thống lí Pá Tra.
Người kia là A Phủ. Lần đầu tiên trong cuộc đời, Mỵ đã nhận thức được bản chất của kẻ
thù giai cấp( độc ác), đồng thời thương cảm đến người thanh niên cùng cảnh ngộ với mình,
thấy sự phi lí trong cái chết sắp đến gần ( việc gì mà phải chết). Từ nhận thức đúng đắn, tất
yếu Mị sẽ hành động đúng: cởi trói cho A Phủ.
Đề 12 :
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mỵ không thổi cũng không đứng lên. Mỵ nhớ lại đời
mình. Mỵ tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó
bố con thống lý sẽ đổ là Mỵ đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào đấy. Mỵ chết
trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mỵ cũng không thấy sợ Trong nhà tối bưng, Mỵ
rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mỵ tưởng như A Phủ biết có người bước
lại Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở,
không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mỵ cũng
hốt hoảng. Mỵ chỉ thì thào được một tiếng "Đi đi " rồi Mỵ nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống
không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên,

chạy.
Mỵ đứng lặng trong bóng tối.
11
Trời tối lắm. Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Các từ láy được gạch chân: rón rén , hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ thuật như thế
nào khi diễn tả quá trình Mị cởi trói cho A Phủ ?
4. Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản ?
5. Tại sao câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối. được tách thành một dòng riêng?
6. Từ văn bản, viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương con người của tuổi trẻ
hôm nay.
Trả lời :
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính.
Câu 2 : Đoạn văn thể hiện tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho
A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.
Câu 3 : Các từ láy được gạch chân: rón rén , hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ thuật
diễn tả tâm trạng và hành động của Mị khi cởi trói cho A Phủ. Nó chứng tỏ tâm trạng lo sợ
và hành động nhẹ nhàng từ bước đi đến lời nói của Mị. Điều đó phù hợp với quá trình phát
triển tính cách và tâm lí nhân vật Mị
Câu 4 : Hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản :
-Ý nghĩa tả thực : nơi để trói và dụng cụ để trói A Phủ của thống lí Pá Tra để đổi
mạng nửa con bò bị hổ ăn thịt.
-Ý nghĩa tượng trưng : Biểu tượng cho cái ác, cái chết do bọn chúa đất miền núi gây
ra. Đó cũng là nơi không hẹn mà gặp giữa hai thân phận đau khổ cùng cảnh ngộ. Đó cũng
là nơi để Mị bộc lộ tình thương người và đi đến quyết định táo bạo giải cứu A Phủ cũng là
giải thoát cuộc đời mình. Sự sống, khát vọng tự do toả sáng từ trong cái chết.
5/ Câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối. được tách thành một dòng riêng. Nó như cái bản
lề khép lại quãng đời tủi nhục của Mị, đồng thời mở ra một tương lai hạnh phúc. Nó chứng

tỏ tâm trạng vẫn còn lo sợ của Mị. Cô cũng không biết phải làm gì tiếp theo nên chỉ “đứng
lặng trong bóng tối”. Như vậy hành động của Mị vừa có tính tự giác (xuất phát từ động cơ
muốn cứu người), vừa có tính tự phát (không có kế hoạch, tính toán cụ thể), nói cách khác
là vì lòng thương người mà cũng là vì “liều”. Nhưng lòng khao khát sống, khao khát tự do
đã trỗi dậy, đã chiến thắng sự sợ hãi, để Mị tiếp tục băng đi, chạy theo A Phủ. Đây là một
câu văn ngắn, thể hiện dụng công nghệ thuật đầy bản lĩnh và tài năng của Tô Hoài.
6. Đoạn văn đảm bảo các ý:
- Dẫn ý bằng tình thương của Mị dành cho A Phủ thông qua tậm trạng và hành động cởi
trói.
- Hiểu thế nào là tình yêu thương con người nói chung và của tuổi trẻ hôm nay nói riêng?
12
- Ý nghĩa của thình yêu thương con người của tuổ trẻ?
- Phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm, ích kỉ của một bộ phận thanh niên trong xã hội và hậu
quả thái độ đó?
- Bài học nhận thức và hành động?
VỢ NHẶT
Đề 13 :
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Ðịnh,
Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và
nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong
làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí
vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Các từ láy: lũ lượt, dắt díu, xanh xám,ngổn ngang,rác rưởi đạt hiệu quả nghệ thuật như
thế nào khi diễn tả cái đói ở xóm ngụ cư ?
4. Xác định biện pháp tu từ về từ trong văn bản ? Ý nghĩa nghệ thuật của biện pháp đó là
gì ?
Trả lời :

Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính.
Câu 2 : Đoạn văn kể về cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư, gây ra cái chết thê thảm cho người
nông dân Việt Nam.
Câu 3 : Các từ láy được gạch chân: lũ lượt, dắt díu, xanh xám, ngổn ngang,rác rưởi đạt hiệu
quả nghệ thuật diễn tả gợi hình ảnh cái đói thật khủng khiếp. Đó là bức tranh hiện thực có
sức tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít gây ra vào năm Ất Dậu ( 1945)
Câu 4 : Biện pháp tu từ về từ trong văn bản là so sánh tu từ : xanh xám như những bóng
ma;Người chết như ngả rạ Ý nghĩa nghệ thuật : thể hiện bút pháp tả thực đến trần trụi, tạo
ám ảnh khi tả người sống liền kề người chết, hao hao nhau, từa tựa nhau, nhấn mạnh ấn
tượng về ranh giới mong manh giữa sống và chết, cõi âm và cõi dương.
Đề 14 :
Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ
lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi
phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng
và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ. Một người thở dài. Người khác
khẽ thì thầm hỏi:
13
- Ai đấy nhỉ? Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?
- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.
- Quái nhỉ?
Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc:
- Hay là vợ anh cu Tràng? ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta
thèn thẹn hay đáo để.
- Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua
được cái thì này không?
Họ cùng nín lặng.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân)
1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Câu văn Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ

lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ được sử dụng biện pháp tu
từ gì? Ý nghĩa nghệ thuật biện pháp tu từ đó?
4. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình làng nghĩa xóm trong cuộc sống hôm
nay ?
Trả lời :
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ
sinh hoạt.
Câu 2 : Đoạn văn kể về những lời bàn tán của dân xóm ngụ cư khi nhân vật Tràng dẫn thị (
người vợ nhặt) về.
Câu 3: Câu văn sử dụng biện pháp tu từ đối lập : khuôn mặt hốc hác u tối-rạng rỡ ; đói
khát, tăm tối -lạ lùng và tươi mát . Ý nghĩa nghệ thuật: Nhà văn khẳng định: chính khát
vọng sống còn và khát vọng hạnh phúc trước mọi ý thức tuyệt vọng và tê liệt vì nạn đói, có
tác dụng làm cho tâm hồn của người dân đói khổ, chết chóc đã rạng rỡ hẳn lên.
Câu 4 : Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
-Dẫn ý bằng chính nội dung đoạn trích: người dân xóm ngụ cư kẻ mừng người lo khi
thấy nhân vật Tràng dẫn thị về
- Tình làng nghĩa xóm là gì?
- Ý nghĩa của tình làng nghĩa xóm?
- Phê phán lối sống thực dụng đèn nhà ai nhà nấy sáng và nêu hậu quả.
- Bài học nhận thức và hành động?
Đề 15 :
Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày,
quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong
lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ,
lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt
Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng.
14
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?

3. Xác định phép điệp trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó ?
4. Các từ ngữ tình nghĩa, mới mẻ, lạ lắm,ôm ấp, mơn man có hiệu quả diễn đạt như thế
nào?
5. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ lối sống tình nghĩa của con người.
Trả lời :
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự , miêu tả và biểu cảm .
Câu 2 : Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật Tràng trên đường dẫn người đàn bà xa lạ
về nhà.
Câu 3 : Phép điệp trong đoạn văn : điệp từ quên 3 lần : quên hết, quên cả. Hiệu quả nghệ
thuật của phép điệp: nhà văn nhấn mạnh Tràng không nhớ, không còn nghĩ đến cái đói, cái
chết đang rình rập mà chỉ nghĩ đến hạnh phúc, tương lai. Tác giả hiểu được sâu sắc tâm
trạng của một anh nông dân nghèo khi nhặt được vợ.
Câu 4 : Các từ ngữ tình nghĩa, mới mẻ, lạ lắm, ôm ấp, mơn man có hiệu quả diễn đạt nhấn
mạnh suy nghĩ đúng đắn, tình cảm đẹp của Tràng dành cho thị, đồng thời khẳng định chính
niềm hạnh phúc tuy đơn sơ nhưng đã làm cho tâm hồn anh lâng lâng vui sướng, xúc động
đến ngỡ ngàng.
Câu 5 : Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
-Dẫn ý bằng chính suy nghĩ sống tình nghĩa của nhân vật Tràng khi đi bên thị.
- Sống tình nghĩa gì? Biểu hiện của lối sống tình nghĩa trong quan hệ vợ chồng?
- Ý nghĩa lối sống tình nghĩa?
- Phê phán lối sống bạc tình bạc nghĩa và nêu hậu quả.
- Bài học nhận thức và hành động?
Đề 16 :
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra
biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người
ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái
mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước
mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?

3. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật
của các thành ngữ đó ?
4. Dấu ba chấm ( ) trong câu văn Còn mình thì có ý nghĩa gì?
5. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử.
Trả lời :
15
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức biểu cảm là chính .
Câu 2 : Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai ( nhân vật
Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về nhà
Câu 3 : Thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn : dựng vợ gả chồng , ăn nên làm
nổi, sinh con đẻ cái . Hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ : chứng tỏ nhà văn thể hiện tài
năng vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân gian, dòng tâm tư người kể hoà với dòng suy nghĩ
của nhân vật bà cụ Tứ. Tác giả hiểu được nỗi lòng, tâm trạng của người mẹ thương con.
Câu 4 : Dấu ba chấm ( ) trong câu văn Còn mình thì có ý nghĩa: gợi lời độc thoại nội tâm
của nhân vật bà cụ Tứ bị đứt đoạn, khi bà so sánh giữa người ta với còn mình. Qua đó,
người đọc thấy được tấm lòng của người mẹ già này. Bà thương con nhưng thấy mình chưa
làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một người mẹ, nhất là trong ngày hạnh phúc của con.
Tấm lòng của bà cụ Tứ thật cao cả và thiêng liêng.
Câu 5 : Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
-Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ.
- Tình mẫu tử gì? Biểu hiện của tình mẫu tử?
- Ý nghĩa của tình mẫu tử?
- Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả.
- Bài học nhận thức và hành động?
Đề 17:
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại
cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình
thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương
yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con
đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn

đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn
phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm
một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định từ loại của các từ giẫy, quét và nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ đó ?
4. Ý nghĩa của từ nên người trong văn bản là gì?
5. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về hạnh phúc.
Trả lời :
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính .
Câu 2 : Đoạn văn diễn tả cảnh tại ngôi nhà của nhân vật Tràng vào buổi sáng, sau đêm tân
hôn.
Câu 3 : Từ giẫy, quét là động từ. Hiệu quả nghệ thuật của các từ đó : nhà văn tả những việc
làm vào sáng sớm của bà cụ Tứ và con dâu. Họ đang xây đắp mái ấm gia đình, dọn dẹp
16
nhà cửa cho sạch sẽ, ngăn nắp. Chính hạnh phúc gia đình đã làm thay đổi không khí ngôi
nhà, xua đi sự ám ảnh của cái đói, cái chết đang rình rập.
Câu 4 : Ý nghĩa của từ nên người : thể hiện sự trưởng thành của nhân vật Tràng đối với gia
đình . Đó là trách nhiệm làm con, làm chồng và tương lai sẽ làm cha của anh khi đã có vợ.
Nhà văn thể hiện tấm lòng nhân đạo, hiểu được tâm trạng vui sướng khi được đón nhận
hạnh phúc của Tràng.
Câu 5 : Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
- Dẫn ý bằng niềm vui của nhân vật Tràng khi có vợ.
- Hạnh phúc gì? Biểu hiện của hạnh phúc?
- Ý nghĩa của hạnh phúc nói chung, hạnh phúc gia đình nói riêng?
- Phê phán những bất hạnh diễn ra trong gia đình và nêu hậu quả.
- Bài học nhận thức và hành động?
Đề 18:
Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối
thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn

vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung
sướng về sau này:
-Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái
chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà
xem
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Các từ ngữ mẹt rách, lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với cháo trong đoạn văn
đạt hiệu quả diễn đạt như thế nào?
4. Việc bà cụ Tứ khuyên con mua lấy đôi gà có ý nghĩa gì?
5. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về câu nói : gia đình là mái ấm duy nhất của
mỗi con người ?
Trả lời :
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính .
Câu 2 : Đoạn văn diễn tả bữa cơm ngày đó khi đón con dâu mới và lời khuyên con nuôi gà
của bà cụ Tứ .
Câu 3 : Các từ ngữ mẹt rách, lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với cháo trong đoạn
văn đạt hiệu quả diễn đạt: Nhà văn kể lại cận cảnh mâm cơm ngày đó thật thảm khốc. Qua
đó, tác giả có cái nhìn cảm thương với người nông dân, đồng thời gián tiếp tố cáo tội ác
của bọn thực dân, phát xít lúc bấy giờ - thủ phạm gây ra nạn đói Ất dậu ( 1945)
Câu 4 : Việc bà cụ Tứ khuyên con mua lấy đôi gà có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nuôi đôi gà
tức là nuôi niềm hy vọng. Đó là lời khuyên chân tình của một người mẹ nhân hậu nhất, lời
khuyên đậm chất nông dân. Bà cụ Tứ là người gần đất xa trời. Nhưng bà không nói về
17
mình mà chỉ lo cho con. Khuyên con nuôi gà là bà đã thắp lên ngọn lửa niềm tin vào tương
lai, vào sự sống bất diệt.
Câu 5 : Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
- Dẫn ý bằng cảnh gia đình bà cụ Tứ trong bữa cơm ngày đói. Bữa ăn tuy thảm hại
nhưng ấm áp tình mẹ con
- Gia đình là gì? Tại sao gia đình là mái ấm duy nhất của mỗi con người ?

- Vai trò và ý nghĩa của gia đình trong cuộc sống?
- Phê phán những gia đình tan vỡ, bất hạnh và nêu hậu quả.
- Bài học nhận thức và hành động?
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
Đề 19 :
Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai Việt
ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen
thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô
tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời
dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn
vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp
hùm chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ.
Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười
và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên Việt vẫn còn đây,
nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ
Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn
xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ
(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định phép tu từ so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó ?
4. Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt ?
5. Từ văn bản, việt đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ hôm nay.
Trả lời :
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính.
Câu 2 : Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên chiến trường. Một lần tỉnh
lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội và quyết tâm tìm về đơn vị.
Câu 3 : Phép tu từ so sánh trong văn bản được thể hiện qua câu văn : Súng lớn và súng nhỏ
quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi.
18

Hiệu quả nghệ thuật: đem tiếng súng lớn, súng nhỏ của ta so sánh với tiếng mõ, tiếng
trống, nhà văn gợi lại âm thanh quen thuộc đã từng gắn bó với nhân vật Việt khi anh đang
cô độc và bị thương nặng giữa chiến trường, đồng thời là sống dây tinh thần quật khởi của
đồng bào miền Nam trong những ngày đánh Mỹ. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương,
ý chí, nghị lực phi thường của nhân vật Việt.
Câu 4 : Đối với nhân vật Việt, tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ . Bởi vì, đó là tiếng
súng của đồng đội. Nó gọi Việt tới phía của sự sống. Tiếng súng đồng đội gọi chiến đấu đã
tiếp thêm sức mạnh mới để gọi Việt đến.
Câu 5 : Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
- Dẫn ý bằng tình huống nhân vật Việt dù bị thương nặng trên chiến trường, ngất đi
tỉnh lại nhiều lần như vẫn cố gắng hướng về nơi có tiếng súng để sẵn sàng chiến đấu và tìm
về với đồng đội.
-Ý chí, nghị lực của tuổi trẻ là gì? Biểu hiện ?
- Ý nghĩa tác dụng của ý chí, nghị lực?
- Phê phán một bộ phận thanh niên có thái độ nản chí, lùi bước trước thử thách khó
khăn và nêu hậu quả.
- Bài học nhận thức và hành động?
Đề 20:
Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu con cá về làm bữa cúng má
trước khi dời bàn thờ sang nhà chú, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất tiếng hò.
Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồi dời lại trên cái ghe
heo chèo mướn của chú. Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh
dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng
ngắt lại như một lời thề dữ dội.
(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định phép điệp, phép so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của các phép
tu từ đó ?
4. Việc phối thanh ở các tiếng cuối mỗi nhịp trong câu văn : Câu hò nổi lên giữa ban ngày,

bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một
vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội. thể hiện như thế nào
và đem lại hiệu quả nghệ thuật ra sao?
5. Đặt nhan đề cho văn bản.
Trả lời :
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính.
19
Câu 2 : Đoạn văn kể về giọng hò của chú Năm
Câu 3 : - Phép điệp từ : câu hò
-Phép tu từ so sánh trong văn bản được thể hiện qua câu văn : Câu hò nổi lên giữa
ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh một lời thề dữ dội
Hiệu quả nghệ thuật: Câu hò là ngọn nguồn, là hồn thiêng của cha ông đang
nhập vào chú Năm để truyền đến đời con cháu. Những giá trị đạo lí, tình nghĩa, thuỷ
chung gửi gắm qua từng câu hò đã thấm vào tâm hồn hai chị em Chiến và Việt, hun
đúc tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước cho chị em, đồng thời nó cũng là
nguồn cổ vũ hai chị em trong chiến đấu.
Câu 4 : Việc phối thanh ở các tiếng cuối mỗi nhịp trong câu văn : Câu hò nổi lên giữa ban
ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng
một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội. thể hiện ở 4 nhịp
đầu liên tiếp là thanh Bằng ( B): ngày, chang, dài, ra; ở 3 nhịp sau liên tiếp là thanh trắc
( T): nhủ, thiết, dội. Kết hợp câu dài với câu ngắn, sự phối thanh bằng- trắc nhịp nhàng, tác
giả thể hiện tiếng hò như hút tất cả tâm lực của Chú Năm, vừa nhắc nhớ về truyền thống,
thắp lên niềm tự hào về quê hương khó nghèo nhưng giàu có và bất khuất, vừa như lời hiệu
triệu, một tiếng trống quân thúc giục động viên thanh niên ra trận.
Câu 5: Nhan đề cho văn bản : Câu hò của chú Năm
Đề 21:
Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến
ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo
sạm đỏ màu nắng cháy, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một
đầu bàn thờ của má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú,

chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nào nước nhà độc lập con lại đưa
má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng lịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt
thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ
thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.
Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn
thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác.
(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Tìm 5 từ ngữ đậm chất Nam Bộ trong văn bản ? Từ đó, nhân xét nghệ thuật sử dụng
ngôn ngữ của Nguyễn Thi ?
4. Hai chị em Chiến- Việt hứa với ba má điều gì trước khi đi chiến đấu ? Ý nghĩa của lời
hứa đó là gì ?
Trả lời :
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính.
20
Câu 2 : Đoạn văn kể về cảnh hai chị em Chiến- Việt khiêng bàn thờ má qua gửi nhà chú
Năm trước khi lên đường tòng quân giết giặc.
Câu 3 : 5 từ ngữ đậm chất Nam Bộ trong văn bản : tròn vo, dang, chắc nịch, ghé,rờ
Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự gần gũi, quen thuộc, thể hiện tính cách và phẩm chất
của con người Nam Bộ, chứng tỏ nhà văn am hiểu sâu sắc lời ăn tiếng nói của nhân dân
nam Bộ
Câu 4 : Hai chị em Chiến- Việt hứa với ba má trước khi đi chiến đấu: Nào, đưa má sang ở
tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nào nước nhà độc
lập con lại đưa má về.
Ý nghĩa của lời hứa đó :
- Lời hứa còn có ý nghiã tượng trưng, thể hiện sự trưởng thành của hai chị em là có
thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống
gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưỏng thành hơn và có thể đi xa hơn.
- Lời hứa đã nói lên hết sức cô đọng về cuộc chiến đấu của chúng ta: có yêu thương,

có căm thù, có cái mất mát nhưng có cái vĩnh hằng, có sự quyết liệt nhưng cũng có sự
thanh thản, có yếu tố hành động nhưng cũng có yếu tố tâm linh
-Hình ảnh này còn là hình ảnh lãng mạn " má ở tạm bên nhà chú” và đến khi “nước
nhà độc lập con lại đưa má về”. Đây là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ác liệt, nhưng
Nguyễn Thi vẫn mang một niềm tin vào tương lai tất thắng.
21

×