Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

tiểu luận quản trị nguồn nhân lực quản trị nhóm nhân viên đa văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.82 KB, 7 trang )

NHÓM 1: QUẢN TRỊ NHÓM NHÂN VIÊN ĐA VĂN
HÓA
PHẦN CÂU HỎI
1. Hiện nay, tập đoàn đa QG xuất hiện ở VN ngày càng nhiều. Tuy nhiên thực
trạng rằng ở VN các vị trí cao cáp chủ chốt là người phương Tây còn người
VN chỉ giữ vị trí quản trị cấp trung hoặc nhân viên. Anh/ chị có nhận xét gì về
điều đó và theo anh/ chị người VN nên cải thiện ntn trong môi trường đa quốc
gia? (Nhóm 3)
2. Một công ty ở VN gồm có nhân viên đến từ 3 miền Bắc- Trung-Nam thì có áp
dụng được chiến lược quản trị nhân viên đa văn hóa không? Nếu được thì
chọn chiến lược nào trong 4 chiến lược trên là tốt nhất? (Nhóm 3)
3. Theo anh chị, có nên đưa ra các tiêu chuẩn văn hóa chung ( văn hóa quốc tế)
giúp cho các nhóm đa văn hóa hoạt động tốt không? Hiện tại ở công ty Khánh
Thiện có các tiêu chuẩn như thế chưa? (Nhóm 4)
4. Theo nhóm anh chị, có các hoạt động nào “chủ động” giúp cho các thầnh viên
đa văn hóa thích nghi nhóm? (Nhóm 4)
5. Để thuyên chuyển nhân viên hiệu quả thì nhà quản trị cần chú ý những yếu tố
nào? Trường hợp nhóm nhận người bị thuyên chuyển có định kiến không tốt
về người này, vì cho rằng anh này làm việc không tốt ở nhóm kia thì có chắc
làm việc tốt ở nhóm này, bạn sẽ xử lý ntn? (Nhóm 5)
6. Bạn có nghĩ mô tả công việc và qui trình làm việc rõ ràng, RAM, RACI hợp lý
sẽ là một cách để quản trị nhóm đa văn hóa hay không? Nếu có thì bạn sẽ cụ
thể các vấn đề này như thế nào? (Nhóm 5)
7. Nếu một công ty VN có 1 lãnh đạo cấp cao đến từ một nền văn hóa khác đã
không thích nghi được với nền văn hóa của công ty và đã có những mâu thuẫn
do khác biệt văn hóa xảy ra? Vậy cách giải quyết đưa ra là gì? (Nhóm 9)
8. Nếu bạn là trường phòng ( GĐ) nhân sự một công ty quốc gia, bạn phải xây
dựng một kế hoạch như thế nào để giúp cho nhân viên thích nghi với nền văn
hóa hiện tại của công ty? (Nhóm 9)
PHẦN TRẢ LỜI
1. Hiện nay, tập đoàn đa QG xuất hiện ở VN ngày càng nhiều. Tuy nhiên thực


trạng rằng ở VN các vị trí cao cáp chủ chốt là người phương Tây còn người
VN chỉ giữ vị trí quản trị cấp trung hoặc nhân viên. Anh/ chị có nhận xét gì về
điều đó và theo anh/ chị người VN nên cải thiện ntn trong môi trường đa quốc
gia. ( Nhóm 3).
Trả lời:
Chúng ta cần phân biệt
- Công ty có nhóm nhân viên đa văn hóa là công ty có nhóm người đến từ
nhiều quốc gia khác nhau có các quan niệm về giá trị cá nhân, giá trị xã
hội, định hướng hành vi khác nhau và làm việc trong cùng một nhóm.
- Công ty đa quốc gia đó là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung
cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia.
Các công ty đa quốc gia thường có quy mô và vốn lớn, quy trình công
nghệ tiên tiến, nhân lực cũng có chuyên môn hơn nhiều. Hơn nữa, việc đầu tư
vào một quốc gia khác là một quyết định quan trọng của công ty mẹ nên họ
không thể đặt hết niềm tin vào người của nước sở tại (ở đậy là nước Việt
Nam), họ chỉ có thể tuyển người Việt Nam để quản lý ở vị trí cấp trung hoặc
nhân viên, vì vậy thực tế vai trò quản lý cấp cao thường thuộc về người của họ
. Mặt khác, còn về lý do bảo mật thông tin, bảo mật công nghệ.
Để cải thiện tình hình này người Việt Nam nên tích cực trau dồi kiến thức,
kinh nghiệm và học tập phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại của
người nước ngoài.
2. Một công ty ở VN gồm có nhân viên đến từ 3 miền Bắc- Trung-Nam thì có áp
dụng được chiến lược quản trị nhân viên đa văn hóa không? Nếu được thì
chọn chiến lược nào trong 4 chiến lược trên là tốt nhất? ( Nhóm 3)
Trả lời:
Một công ty ở Việt Nam có nhân viên đến từ ba miền Băc Trung Nam thì có
áp dụng chiến lược quản trị nhân viên đa văn hóa không? Nếu được thì chon chiến
lược nào trong bốn chiến lược trên là tốt nhất? (Nhóm 3)
Nếu một công ty có nhân viên đến từ ba miền khác nhau Bắc Trung Nam l
chưa thể trả lời ngay là có áp dụng chiến lược quản trị nhóm nhân viên đa văn hóa

hay không vì là nhà quản trị, đầu tiên phải xem xét trong nhóm làm việc chung này
có sự khác biệt trong phong cách làm việc hay không?Có thể nhóm nhân viên này
cùng trong một quốc gia, họ thông thuộc ngôn ngữ, phong cách giao tiếp cũng gần
giống nhau nhưng họ lại có quan điểm khác nhau về cấp bậc quyền hạn hay khác
nhau về tiêu chuẩn khác biệt trong quá trình ra quyết định thì vẫn phải áp dụng chiến
lược quản trị nhóm nhân viên đa văn hóa
Để quản trị nhóm nhân viên đa văn hóa thường áp dụng 1 trong 4 chiến lược
sau: Thích nghi (Có kiến thức về những khác biệt văn hoá của những người làm việc
làm việc chung nhóm với mình); Can thiệp vào cấu trúc tổ chức (Thay đổi cấu trúc tổ
chức của nhóm nhân viên); Can thiệp bằng quản trị (ngay từ đầu đã đặt ra các quy tắc
hoặc chuyển vấn đề mâu thuẫn đến người quản lý cấp cao hơn); Và thuyên chuyển
(có thể chuyển một thành viên trong nhóm sang làm việc khác khi thấy đó là lựa
chọn cần). Không có cách gì giúp chúng ta biết cần áp dụng cách nào để giải quyết
triệt để vấn đề tồn tại ở những nhóm đa văn hoá, và xác định đúng thách thức cần giải
quyết chỉ là bước khởi đầu. Quan trọng hơn, chúng ta nên xác định hoàn cảnh xảy ra
mâu thuẫn, các điều kiện tình huống có thể dẫn đến hiểu lầm. Tùy tình huống xảy ra
mà mình quyết định chọn chiến lược nào cho phù hợp. Nhưng thông thường vẫn
chọn chiến lược thích nghi trước, nếu không được tiếp tục áp dụng các chiến lược
như can thiệp vào cấu trúc, can thiệp bằng quản trị và cuối cùng mới thuyên chuyển.
3. Theo anh chị, có nên đưa ra các tiêu chuẩn văn hóa chung ( văn hóa quốc tế)
giúp cho các nhóm đa văn hóa hoạt động tốt không? Hiện tại ở công ty Khánh
Thiện có các tiêu chuẩn như thế chưa? ( Nhóm 4)
Trả Lời
Tiêu chuẩn văn hóa chung ( văn hóa quốc tế) – theo nhóm nguyên cứu thì mỗi quốc
gia có 1 nền văn hóa riêng biệt và chưa thấy một khái niệm gọi là văn hóa chung (văn
hóa quốc tế). Nên không thể trả lời câu hỏi này vì khái niệm được đưa ra trong câu
hỏi không rõ rÀng.
4. Theo nhóm anh chị, có các hoạt động nào “chủ động” giúp cho các thầnh
viên đa văn hóa thích nghi nhóm? ( Nhóm 4).
Trả Lời

Chiếc lược thích nghi trong bài thuyết trình được trình bày là chiến lược bị động, các
nhà quản trị chỉ quan sát và các thành viên trong nhóm đa văn sẽ tự thích nghi với
nhau. Nếu có tác động chủ động thì sẽ liên quan đến các chiếc lược khác là can thiệp
vào cơ cấu tổ chức, can thiệp bằng quản trị và can thiệp bằng thuyên chuyển. Và
không có hoạt động nào “chủ động” giúp cho các thành viên đa văn hóa thích nghi
nhóm.
5. Để thuyên chuyển nhân viên hiệu quả thì nhà quản trị cần chú ý những yếu tố
nào? Trường hợp nhóm nhận người bị thuyên chuyển có định kiến không tốt
về người này, vì cho rằng anh này làm việc không tốt ở nhóm kia thì có chắc
làm việc tốt ở nhóm này, bạn sẽ xử lý ntn? ( Nhóm 5)
Trả Lời
* Những yếu tố cần chú ý khi thuyên chuyển nhân viên:
- Có thật sự cần thiết phải thuyên chuyển ko ?
- Nhân viên sẽ được thuyên chuyển đến nhóm làm việc tương đương với nhóm
cũ và có văn hoá làm việc phù hợp với nhân viên.
- Điều quan trọng là phải tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân viên, nếu là
hợp lý thì cố gắng đáp ứng.
* Khi người quản lý thuyên chuyển nhân viên của mình thì sẽ ko nêu lý do thuyên
chuyển là do người nhân viên đó không phù hợp với nhóm cũ hoặc không làm tốt ở
nhóm cũ. Có thể lấy lý do: nhân viên này có chuyên môn thích hợp qua nhóm mới,
hoặc lúc trước nhóm cũ thiếu người nên mượn nhân viên này bây giờ công việc
nhóm cũ đã ổn nên cho nhân viên này về phòng có công việc thích hợp hơn. Trong
trường hợp nhóm nhận người có định kiến với nhân viên thuyên chuyển đến thì
người quản lý bên cạnh việc luôn động viên nhân viên này thì phải tạo điều kiện cho
nhân viên này thích nghi được với nhóm mới, cho nhân viên phát huy được sở trường
của mình (có thể giao cho nhân viên này những công việc khó mà khả năng nhân
viên có thể giải quyết được). Khi đó nhóm mới sẽ xoá định kiến là nhân viên này
không làm tốt việc ở nhóm cũ
6. Bạn có nghĩ mô tả công việc và qui trình làm việc rõ ràng, RAM, RACI hợp lý
sẽ là một cách để quản trị nhóm đa văn hóa hay không? Nếu có thì bạn sẽ cụ

thể các vấn đề này như thế nào? ( Nhóm 5)
Trả lời:
Bản mô tả công việc, quy trình làm việc rõ ràng, RAM, RACI hợp lý sẽ là một
cách để quản trị đa văn hóa bởi vì đối với việc quản lý nhóm nhân viên đa văn hóa đi
vào bế tắc hoăc không có cách giải quyết thỏa đáng để hòa hợp giữa các nhóm nhân
viên này thì việc sử dụng sự can thiệp bằng quản trị là một giải pháp trong đó thì các
bản mô tả công việc, quy định làm việc rõ ràng, RAM, RACI là công cụ. Từ đó mọi
người sẽ có những tiêu chuẩn chung áp dụng cho tất cả mọi người, buộc mọi người
phải tuân thủ bất kỳ bạn đang theo nhóm văn hóa nào. Người soạn thảo ra các công
cụ này cũng phải là người am hiểu các nên văn hóa của nhân viên này nhất để có
được những quy định chung, dung hòa được các nhóm văn hóa nhưng vẫn đảm bảo
hiệu quả công việc nhất, mặc dù nếu theo tiêu chuẩn chung này có một số nhóm
không thực sự là dung hòa được hay có những bất mãn nhỏ nhưng vì mục tiêu chung
hòa đồng tất cả mọi người và tạo nên một tập thể vững mạnh thì cuối cũng mọi người
cũng sẽ tự dung hòa được.
Can thiệp bằng quản trị bằng cách đặt ra những tiêu chuẩn, quy định ngay từ
đầu thành lập Nhóm cũng là một cách giúp Nhóm làm việc hiệu quả. Ví dụ, một
Nhóm phát triển phần mềm gồm những thành viên đa quốc tịch quyết định sử dụng
ngôn ngữ chung là tiếng Anh. Tuy nhiên, một số thành viên trong Nhóm, mặc dù nói
rất đúng ngữ pháp nhưng trọng âm lại bị sai. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu thành lập
Nhóm, người quản lý đã nói trước với các thành viên rằng ông đánh giá mọi người
dựa trên kiến thức, kỹ năng trong công việc thực tế. Nhờ đó Nhóm đã hoạt động hiệu
quả, bất chấp vấn đề ngôn ngữ. Khi dự án chuyển sang giai đoạn huấn luyện dịch vụ
khách hàng, người quản lý đã khuyên các thành viên nói tiếng Anh không chuẩn nên
đi học thêm để nói trọng âm cho đúng. Ông cũng khuyên họ nên nói trước với khách
hàng rằng “Tôi nhận thấy mình không nói đúng trọng âm lắm. Vì vậy, nếu bạn không
hiểu rõ, bạn có thể cắt ngang cuộc nói chuyện và hỏi lại tôi”.
7. Nếu một công ty VN có 1 lãnh đạo cấp cao đến từ một nền văn hóa khác đã
không thích nghi được với nền văn hóa của công ty và đã có những mâu thuẫn
do khác biệt văn hóa xảy ra. Vậy cách giải quyết đưa ra là gì? ( Nhóm 9)

Trả lời:
Trước tiên ban lãnh đạo công ty cần tìm hiểu trường phái văn hóa tiêu biểu nào,
họ theo trường phái phương Đông hay phương Tây và bên cạnh đó cũng cần xem xét
nhóm làm việc mà người quản lý này thuộc trường phái nào luôn để từ đó xác định
được chi tiết những mâu thuẫn do khác biệt là gì, nguyên nhân gây ra những khó
khăn trong nhóm làm việc là do khác biệt trong văn hóa giao tiếp hay không thuộc
ngôn ngữ hay có quan điểm khác nhau về cấp bậc và quyền hạn hay là có những tiêu
chuẩn khác biệt trong quá trình ra quyết định… , Khai thác những mâu thuẩn xảy ra
ảnh hưởng đến kết quả của công việc như thế nào, ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ
chức ra sao.
Sau khi xác định được các vấn đề nguồn gốc của các mâu thuẫn bên trên thì ban
lãnh đạo công ty có thể đề ra giải pháp thích hợp:
- Đưa các thành tố về đa văn hóa vào chương trình huấn luyện quản lý với thiết
kế chương trình có cấu trúc linh động để mang đến cho những người quản lý
mới đến với những nền văn hóa và địa lý khác nhau những kiến thức, kỹ năng
phù hợp khi làm việc với một nhóm đa văn hóa
- Can thiệp vào cấu trúc của nhóm bằng việc thận trọng tái tổ chức lại nhóm
hoặc tái phân công lại nhiệm vụ giúp giảm bớt va chạm giữa người sếp này và
các cá nhân với nhau.
- Can thiệp bằng quản trị bằng cách đặt ra những tiêu chuẩn, quy định cho
nhóm này nhóm cũng là một cách giúp nhóm người lãnh đạo và toản thể nhóm
làm việc hiệu quả.
- Sau khi áp dụng các biện pháp để khắc phục mà vẫn thất bại thì xem xét đến
yêu cầu của công việc, mục tiêu của tổ chức để áp dụng giải pháp thuyên
chuyển. Trong quá trình thực hiện dự án, nếu có thành viên nào cảm thấy
không hài lòng, ta có quyền rút lui nhóm là biện pháp cuối cùng khi những
phương
8. Nếu bạn là trưởng phòng (GĐ) Nhân sự một công ty quốc gia, phải xây dựng
kế hoạch như thế nào để giúp cho nhân viên thích nghi với nền văn hóa hiện
đại của công ty? ( Nhóm 9)

Trả lời:
Câu hỏi nhóm 9 đưa ra thiên về văn hóa doanh nghiệp, chiến lược để nhân
viên thích nghi với nền văn hóa của cả công ty còn đề tài nhóm 1 là thích nghi với
văn hóa trong làm việc, không phải là văn hóa doanh nghiệp. Nếu trong nhóm xảy ra
mâu thuẫn trong làm việc mới cần tới sự can thiệp của nhà quản trị.
Chiến lược thích nghi chỉ hiệu quả khi các thành viên trong nhóm có kiến thức
và hiểu biết về những điểm khác biệt văn hoá, đồng thời tự cảm thấy mình có trách
nhiệm tìm cách “sống chung” với nó. Đây thường là phương pháp giải quyết vấn đề
hiệu quả nhất vì nó giúp nhà quản lý đỡ tốn thời gian quản trị và do các thành viên đã
tự tìm cách giải quyết vấn đề của bản thân, nên họ sẽ học được nhiều kinh nghiệm,
biết cách hiểu những khác biệt mang tính khách quan và sẵn sàng chấp nhận các giải
pháp mang tính “khác biệt” của đồng nghiệp.

×