Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tài liệu Tiểu luận "Đặc điểm nguồn nhân lực XKLĐ - Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.07 KB, 25 trang )

Tiểu luận
Đặc điểm nguồn nhân lực
XKLĐ - Giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực này
1
MỤC LỤC
A. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1) Khái niệm
2) Nội dung
B- ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1)Số lượng:
2)Chất lượng
3) Phân bổ:
4)Tỉ lệ việc làm
C-CÁC GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.Phương hướng, mục tiêu đào tạo, phát triển cho lao động xuất khẩu
2. Các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất
lượng lao động xuất khẩu
2
LỜI MỞ ĐẦU
Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã
hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo
thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng
nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác
quốc tế giữa nước ta với các nước. Cùng với các giải pháp giải
quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và
chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây
dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…


A. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1) Khái niệm.
3
Xuất khẩu lao động là hoạt động mua_bán hàng hoá sức lao động nội địa
cho người sử dụng lao động nước ngoài.
+ Người sử dụng lao động nước ngoài ở đây là chính phủ nước ngoài hay cơ
quan, tổ chức kinh tế nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động trong nước.
+ Hàng hoá sức lao động nội địa: muốn nói tới lực lượng lao động trong
nước sẵn sàng cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao động
nước ngoài.
+ Hoạt động mua_ bán : thể hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bán
quyền sử dụng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định
cho người sử dụng lao động nước ngoài để nhận về một khoản tiền dưới
hình thức tiền lương (tiền công).
Còn người sử dụng nước ngoài sẽ dùng tiền của mình mua sức lao động của
người lao động, yêu cầu họ phải thực hiện công việc nhất định nào đó (do
hai bên thoả thuận) theo ý muốn của mình.
Nhưng hoạt động mua_bán này có một điểm đặc biệt đáng lưu ý là: quan hệ
mua_bán chưa thể chấm dứt ngay được vì sức lao động không thể tách rời
người lao động. Quan hệ này khởi đầu cho một quan hệ mới_quan hệ lao
động. Và quan hệ lao động sẽ chỉ thực sự chấm dứt khi hợp đồng lao động
ký kết giữa hai bên hết hiệu lực hoặc bị xoá bỏ hiệu lực theo thoả thuận của
ai bên.
2) Nội dung
Xuất khẩu lao động gồm hai nội dung:
+ Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
4
+Xuất khẩu lao động tại chỗ (XKLĐ nội biên): người lao động trong nước
làm việc cho các doanh nghiệp FDI, các tổ chức quốc tế qua Internet.
Người lao động ở đây bao gồm: người lao động làm các công việc như lao

động phổ thông, sản xuất, giúp việc,…(những công việc ít đòi hỏi về
trình độ chuyên môn); chuyên gia; tu nghiệp sinh.
Chuyên gia: là những người lao động có trình độ chuyên từ bậc đại học trở
lên;
Tu nghiệp sinh (TNS): (Mới chỉ có ở Nhật Bản, Hàn Quốc) chỉ những người
lao động chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn của nước nhập
khẩu lao động và nếu muốn vào làm việc ở các nước này họ phải
được hợp pháp hoá dưới hình thức TNS nghĩa là vừa làm vừa được đào tạo
tiếp tục về trình độ chuyên môn kỹ thuật.
B- ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1) Số lượng :
Là một đất nước có dân số trẻ với hơn 84 triệu dân, nguồn lực lao động dồi
dào cộng với chi phí nhân công rẻ, thị trường lao động Việt Nam được đánh
giá là một trong những thị trường hấp dẫn nhất khu vực. Theo thống kê, năm
2006 số người trong độ tuổi lao động của cả nước là 43,44 triệu, trong đó số
lao động trong độ tuổi thanh niên chiếm khoảng 47%. Mục tiêu đề ra của
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, từ 2006 đến năm 2010 đảm bảo và tạo
việc làm cho 49,5 triệu lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống
dưới 5%. Cụ thể, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 1,52-
5
1,6 triệu lao động. Điều này đặt ra một thách thức to lớn cho các nhà quản
lý.
Trong khi đó, theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thị trường lao động thế giới
hiện nay đã tăng gấp 4 lần so với năm 1980 và dự báo sẽ tăng gấp đôi vào
2050. Ở các nước phát triển chẳng hạn như Mỹ, giới phân tích thị trường
việc làm cho rằng lao động có tay nghề, có kỹ thuật cao vẫn thiếu trầm
trọng. Trong xu hướng toàn cầu hoá gia tăng cùng với việc thiếu lao động
trầm trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới, làn sóng người lao động ở các
nước đang phát triển thiếu việc làm đã di chuyển đến các nước phát triển với
hy vọng tìm việc làm và kiếm được nhiều tiền hơn. Chính vì vậy, xuất phát

trên hai mặt cung - cầu, xuất khẩu lao động được xem như một bước đi đúng
đắn góp phần giải quyết gánh nặng việc làm trong nước đồng thời đem lại
nguồn thu cho cá nhân người lao động và cho xã hội. Theo xu hướng này,
trong những năm qua, Việt Nam đã tập trung đẩy mạnh công tác xuất
khẩu lao động và đã thu được những thành tựu khả quan.
Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện có 500 nghìn
lao động đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Chỉ tính riêng năm 2006, số lao động được đưa đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài là 78.885 lao động, bằng 105% so với chỉ tiêu, vượt 12% so với
2005; trong đó, đưa sang thị trường Malaysia nhiều nhất: 37.950 người, tiếp
đến là Đài Loan: 14.120 người, Hàn Quốc: 10.500 người, Nhật Bản: gần
5.400 người. Hàng năm số lao động này chuyển về gia đình khoảng 1,6 tỷ
USD, góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội.
Song song với việc giữ vững các thị trường truyền thống, Việt Nam đã mở
rộng thị phần tại một số thị trường như, tại Trung Đông, hiện có khoảng
3.000 lao động làm việc ở các Tiểu vương quốc Ả- rập thống nhất, gần
2.000 lao động làm việc tại Ca-ta. Đồng thời, Việt Nam đang triển khai kế
6
hoạch đưa lao động sang Ả-rập Xê-út. Đặc biệt, nhằm đa dạng hóa thị
trường, đa dạng hóa ngành nghề phù hợp với yêu cầu của nhiều loại thị
trường, chúng ta đã đầu tư nghiên cứu thí điểm đưa lao động sang một số thị
trường mới như Canada, Macao, Australia, Hoa Kỳ…
Với thành công của năm 2006, Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội cho biết, năm 2007, phấn đấu đưa 80.000 lao động đi làm việc ở nước
ngoài, đồng thời đặt ra kế hoạch từ 2007 đến năm 2010 đưa khoảng 32 vạn
lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng tỷ lệ lao động có nghề trong số lao
động xuất khẩu lên 65% vào năm 2010. Thực hiện được kế hoạch này sẽ cho
phép giải quyết việc làm của một bộ phận không nhỏ trong tổng số 1,5-1,7
triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động mỗi năm.
Năm 2009, Việt Nam đưa gần 75.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc
ở nước ngoài trong tháng 12/2009 là 7.241 người. Như vậy, tổng số lao động
đưa đi từ đầu năm đến nay gần 75.000 người, đạt 83 % kế hoạch năm 2009,
trong đó Đài Loan 21.677 người; Hàn Quốc 7.578 người; Nhật Bản 5.456
người; Malaysia 2.792 người; Lào 9.070 người; UAE 4.733 người, Libya
5.241 người, Macao 3.275 người, Cộng hoà Síp 1.504 người, còn lại là các
thị trường khác.
2)Chất lượng :
Lao động xuất khẩu là những người lao động đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài theo các hợp đồng ký kết giữa người lao động với các công ty, tổ
chức nước ngoài và những người đi làm việc ở nước ngoài theo các hình
thức khác.
7
Chất lượng lao động xuất khẩu được hiểu là năng lực sinh thể, văn hóa, đạo
đức, tư tưởng và sự thống nhất với kỹ năng lao động theo nghề nghiệp của
người lao động xuất khẩu. Cụ thể ở đây chất lượng lao động xuất khẩu được
đánh giá bởi các tiêu chí sau:
Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn:
Các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm liên quan đến công việc của người lao
động.
Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ
Hiểu biết về văn hóa, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, khả năng hòa
nhập cộng đồng và ứng xử với các nền văn hóa khác
Phẩm chất người lao động:
bao gồm tác phong lao động, ý thức kỷ luật, khả năng làm việc với cường
độ cao, khả năng thích ứng với môi trường mới…
Về trình độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ
Chất lượng lao động xuất khẩu Nước ta về chủ yếu vẫn xuất khẩu lao động
phổ thông chưa qua đào tạo.
Năm Số LĐ xuất khẩu (người) Tỷ lệ có nghề (%)

1998 12 240 39.9
2003 75 000 16.17
2004 68 000 < 20
2005 70 407
2006 78 855
8
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và có nghề trước khi đi xuất khẩu lao
động
Trong đó tỷ lệ lao động xuất khẩu đã qua đào tạo của các doanh nghiệp
XKLĐ nhà nước cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân. Trong giai
đoạn 2000-2005, tỷ lệ này của doanh nghiệp nhà nước là 43.69% trong khi
các doanh nghiệp tư nhân chỉ có 13.72%.
Những lao động đã qua đào tạo chất lượng cũng chưa cao, đa số chỉ đáp
ứng được những công việc giản đơn, chưa tập trung vào đào tạo lao động kỹ
thuật cao. Trình độ ngoại ngữ của đa số lao động còn yếu dẫn tới những sự
cố như hiểu lầm, xung đột trong quan hệ chủ - thợ và hạn chế trong việc giao
tiếp, trao đổi, tiếp thu kiến thức mới tại nơi tiếp nhận lao động xuất khẩu.
Về phẩm chất, ý thức kỷ luật
* Ưu điểm
Lao động xuất khẩu nước ta tiếp thu công việc nhanh, cần cù, chịu khó,
trình độ văn hóa khá, nhiều lao động đã chủ động học ngoại ngữ, nâng cao
tay nghề, tìm hiểu về văn hóa pháp luật, chuẩn bị những điều kiện cần thiết
để đi làm việc
* Hạn chế
Lao động đi xuất khẩu phần đông là lao động từ các vùng nông thôn và
hoạt động trong nông nghiệp nên tác phong làm việc, tập quán suy nghĩ và
hành động còn nhiều điểm chưa phù hợp với môi trường làm việc tiên tiến ở
các nước tiếp nhận lao động. Về mặt thể lực còn yếu so với các nước khác
9
trong khu vực nên khả năng chịu đựng kém khi làm những công việc nặng

nhọc.
Tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài
và phải về nước trước thời hạn còn rất phổ biến. Theo số liệu thống kê, tính
đến hết năm 2004 tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại Anh là 100%, Nhật
Bản là 34% chiếm 42,1% tổng số lao động nước ngoài bỏ trốn tại nước này,
tình hình này làm cho đối tác Nhật Bản rất ái ngại tiếp nhận lao động Việt
Nam. Tại Hàn Quốc, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn là 59,25% đứng thứ ba
trên 15 nước được phép đưa lao động vào nước này. Tại Đài Loan tỷ lệ này
xấp xỉ 10% buộc chính quyền Đài Loan phải đóng cửa thị trường lao động
dịch vụ gia đình và dịch vụ xã hội, thuyền viên đánh cá.
Tên doanh nghiệp
Số lao động
đưa đi
Lao động về trước
hạn
Lao động bỏ trốn
Số người % Số người %
Cả nước 59866 7141 11.93 3854 6.44
VIETRACIMEX 5051 394 7.80 327 6.47
TRAENCO 3151 296 9.39 142 4.51
DLKS Thái Bình 2282 340 14.90 158 6.92
SONA 2227 171 7.68 46 2.07
SÔNG ĐÀ 1812 218 12.03 83 4.58
TRANCIMEXCO 1647 146 8.86 74 4.49
10

×