Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

giáo trình đường lối đảng cộng sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.32 KB, 120 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
* * * * *




TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN




ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN CỘNG SẢN VIỆT NAM



Biên sọan: Ts. Trần Văn Hiếu ( Chủ biên)
Ts. Lê Duy Sơn
Ths. Hồ Thị Quốc Hồng



Lưu hành nội bộ
Năm 2009






2

I. PHẦN MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
Chào mừng các bạn đến với chương trình đào tạo từ xa của
Trường đại học Cần Thơ
Tài liệu hướng dẫn học môn “Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt
Nam” nhằm mục đích làm tài liệu tham khảo cho sinh viên hệ đào tạo từ xa, làm sao để
người học có thể tiếp cận môn học nầy một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, chúng tôi đã
cố gắng biên soạn chắt lọc những nội dung cơ bản nhất để giới thiệu tới bạn đọc. Hy
vọng tài liệu sẽ giúp các bạn học tập có hiệu quả trong quá trình tự học.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:
Môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam nhằm trang bị cho
sinh viên những kiến thức khái quát về đường lối cách mạng của Đảng cộng sản việt
Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tới cách mạng XHCN. Từ đó sinh viên
có hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử cách mạng Việt Nam, mô hình kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam mà Đảng ta đã lựa chọn. Những chủ trương và chính
sách lớn của Đảng và của nhà nước ta về các lĩnh vực. Nó là cơ sở, phương pháp luận
cho sinh viên đi sâu hơn tìm hiểu các môn khoa học chuyên ngành sau nầy.
III. YÊU CẦU MÔN HỌC
Phải học qua môn Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng
Hồ Chí Minh.
IV. CẤU TRÚC MÔN HỌC.


Chương mở đầu: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu đường lối
cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
Chương 1: Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và cương lĩnh đầu tiên của
Đảng.

Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền ( 1930-1945).
Chương 3: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược ( 1945-1975).
Chương 4: Đường lối công nghiệp hóa.
Chương 5: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
3

Chương 6: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị.
Chương 7: Đường lối xây dựng phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề
xã hội.
Chương 8: Đường lối đối ngoại.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Môn học Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam là môn học bắt
buộc đối với sinh viên đại học do Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Đây là môn học
mới nên tài liệu tham khảo chưa nhiều, tuy nhiên sinh viên để có thể tham khảo các tài
liệu sau đây:
1. Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng cộng Việt Nam của Bộ giáo dục
đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia, HN năm 2009.
2. Một số chuyên đề về Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Đại
học quốc gia Hà Nội, NXB chính trị quốc gia, HN, năm 2009.
3. Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ giáo dục đào tạo, NXB chính
trị quốc gia Hà Nội, năm 2007.
4. Đảng lãnh đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đại học quốc
gia Hà Nội, NXB chính trị quốc gia, HN năm 2008.
5. Nguyễn Đình Đài, “Nguyễn Ái Quốc sự sáng tạo trong thành lập Đảng cộng
sản Việt Nam, giá trị lịch sử và hiện thực”, NXB chính trị quốc gia, HN năm 2006.
6. Nguyễn Sĩ Nồng, “Phương thức lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng”, NXB chính trị quốc gia, HN năm 2007.








4


Chương mở đầu
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong họat động lãnh đạo của Đảng, vấn đề cơ
bản, trước hết là đề ra đường lối. Đây là công việc hàng đầu của một chính đảng. Trong
chương nầy, chúng ta sẽ đi tìm hiểu một cách khái quát về:
- Đối tượng của môn đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn đường lối cách mạng của Đảng
cộng sản Việt Nam.
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương nầy, các bạn sẽ hiểu rõ được:
- Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam là hệ thống những quan
điểm, chủ trương chính sách về mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ, giải pháp của
cách mạng Việt Nam.
- Đối tượng gnhiên cứu môn học là hệ thống những quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt nam, từ cách mạng dân tộc, dân
chủ đến cách mạng XHCN.

- Phương pháp nghiên cứu môn học là lịch sử và lô gích. Ngòai ra còn sử dụng
các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh.v.v…
NỘI DUNG CHÍNH
I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu.
a. Khái niệm đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt
nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt nam, đại biểu
cho lợi ích trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc,
5

Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, kim chỉ nam
cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Đường lối cách mạng của Đảng là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách
về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt nam. Đường
lối của Đảng được thể hiện qua cương lĩnh, Nghị quyết, chỉ thị v.v….
Đường lối đúng là nhân tố hàng đầu, quyết định thắng lợi của cách mạng , quyết
định vị trí, uy tín của Đảng đối với quốc gia, dân tộc. Vì vậy, để tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng, trước hết phải xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn. Vì vậy
phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HCM, bám sát thực tiễn vận
động của đất nước và của thời đại, tìm tòi, nghiên cứu nắm bắt những quy luật khách
quan của thời đại.
b. Đối tượng nghiên cứu của môn học.
Môn đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt nam (ĐLCMCĐCSVN)
nghiên cứu sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và đường lối của Đảng đề ra trong
quá trình lãnh đạo của CMVN từ năm 1930 đến nay. Do đó đối tượng của môn học là
sự ra đời của Đảng và hệ thống chủ trương, quan điểm của Đảng trong tiến trình cách
mạng Việt nam, từ CMDTDC đến CMXHCN.
Đường lối cách mạng của Đảng CSVN có mối quan hệ mật thiết với môn
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HCM. Vì đường lối

của Đảng là sự kết hợp chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HCM
với thực tiễn cách mạng VN. Do đó việc nắm vững hai môn học nầy sẽ trang bị cho
sinh viên cơ sở và phương pháp luận khoa học để nhận thức, chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng một cách toàn diện và sâu sắc hơn. Mặt khác, ĐLCMCĐCSVN
không chỉ phản ánh sự vận dụng sáng tạo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng HCM mà còn là sự bổ sung phát triển và làm phong phú hơn chủ nghĩa
Mác – Lênin & tư tưởng HCM trước sự vận động không ngừng của đấ nước và quốc
tế.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2 nhiệm vụ.
- Một là, làm rõ sự ra đời của Đảng CSVN, chủ thể hoạch định đường lối của
CMVN.
6

- Hai là, quá trình hình thành và phát triển đường lối cách mạng của Đảng từ
năm 1930 đến nay, nhất là đường lối trên một số lĩnh vực cơ bản của thời kỳ đổi mới.
II. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học tập môn học.
1. Phương pháp nghiên cứu.
- Dựa trên cơ sở phương pháp khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lênin và các
quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của tư tưởng HCM.
- Sử dụng phương pháp lịch sử và lô gích. Ngoài ra còn sử dụng các
phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, cụ thể hóa,
trừu tượng hóa v.v…
2. Ý nghĩa việc học tập môn học.
- Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng, quan
điểm chủ trương, đường lối của Đảng trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và
trong cách mạng XHCN.
- Bồi dưỡng sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng, phấn
đấu theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
- Vận dụng vào kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực những vấn đề
kinh tế, chính trị, xã hội v.v…theo đường lối, chính sách của Đảng.

CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Trình bày khái niệm về Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
Vì sao nói sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của
CMVN ?
2. Đối tượng nghiên cứu của môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt
Nam là gì ? Mối quan hệ giữa môn ĐLCMCĐCSVN và môn Những nguyên lý của chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ?
3. Phương pháp và ý nghĩa của việc học tập môn ĐLCMCĐCSVN ?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam là:
a. Hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của ĐCSVN.
b. Phương hướng, mục tiêu và giải pháp của ĐCSVN
7

c. Đường lối của Đảng được thể hiện qua cương lĩnh, Nghị quyết của
Đảng.
d. Cả a,b,c đều đúng.
2. Đối tượng nghiên cứu của môn ĐLCM của ĐCSVN là:
a. Hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng
b. Hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến
trình CMVN.
c. Hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến
trình CMVN từ CMDTDC đến CMXHCN.
d. Sự vận dụng sáng tạo, phát triển Chủ nghĩa Mác-lênin và tư tưởng
HCM vào thực tiễn CMVN.
3. Nhiệm vụ của môn ĐLCM của ĐCSVN là:
a. Làm rõ sự ra đời tất yếu của ĐCSVN.
b. Làm rõ quá trình hình thành, bổ sung và phát triển đường lối cách
mạng của Đảng.

c. Làm rõ kết quả thực hiện ĐLCM của ĐCSVN
d. Cả a,b,c đều đúng.
4. Phương pháp quan trọng để nghiên cứu môn ĐLCM của ĐCSVN là:
a. Lịch sử và lô gích. b. Phân tích.
c. Tổng hợp d. So sánh.
5. Cơ sở, phương pháp luận của môn ĐLCM của ĐCSVN là:
a. Thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
b. Các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
c. Phương pháp luận duy tâm.
d. Cả a,b đều đúng.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. Câu hỏi tự luận.
1. Đảng cộng sản Việt nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt
nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt nam, đại biểu
cho lợi ích trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc,
8

Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, kim chỉ nam
cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Đường lối cách mạng của Đảng là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách
về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt nam. Đường
lối của Đảng được thể hiện qua cương lĩnh, Nghị quyết, chỉ thị v.v….
Đường lối đúng là nhân tố hàng đầu, quyết định thắng lợi của cách mạng , quyết
định vị trí, uy tín của Đảng đối với quốc gia, dân tộc. Vì vậy, để tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng, trước hết phải xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn. Vì vậy
phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HCM, bám sát thực tiễn vận
động của đất nước và của thời đại, tìm tòi, nghiên cứu nắm bắt những quy luật khách
quan của thời đại.
2. Môn đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt nam (ĐLCMCĐCSVN)
nghiên cứu sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và đường lối của Đảng đề ra trong

quá trình lãnh đạo của CMVN từ năm 1930 đến nay. Do đó đối tượng của môn học là
sự ra đời của Đảng và hệ thống chủ trương, quan điểm của Đảng trong tiến trình cách
mạng Việt nam, từ CMDTDC đến CMXHCN.
Đường lối cách mạng của Đảng CSVN có mối quan hệ mật thiết với môn
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HCM. Vì đường lối
của Đảng là sự kết hợp chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HCM
với thực tiễn cách mạng VN. Do đó việc nắm vững hai môn học nầy sẽ trang bị cho
sinh viên cơ sở và phương pháp luận khoa học để nhận thức, chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng một cách toàn diện và sâu sắc hơn. Mặt khác, ĐLCMCĐCSVN
không chỉ phản ánh sự vận dụng sáng tạo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng HCM mà còn là sự bổ sung phát triển và làm phong phú hơn chủ nghĩa
Mác – Lênin & tư tưởng HCM trước sự vận động không ngừng của đấ nước và quốc
tế.
3. Phương pháp nghiên cứu và nghĩa việc học tập môn học
a. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở phương pháp khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lênin và các
quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của tư tưởng HCM.
9

- Sử dụng phương pháp lịch sử và lô gích. Ngoài ra còn sử dụng các
phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, cụ thể hóa,
trừu tượng hóa v.v…
b. Ý nghĩa việc học tập môn học.
- Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng, quan
điểm chủ trương, đường lối của Đảng trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và
trong cách mạng XHCN.
- Bồi dưỡng sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng, phấn
đấu theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
- Vận dụng vào kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực những vấn đề
kinh tế, chính trị, xã hội v.v…theo đường lối, chính sách của Đảng.

II. Câu hỏi trắc nghiệm.

1 2 3 4 5
d c d a d













10

CHƯƠNG I:
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SÁN VIỆT NAM VÀ
CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
A: NỘI DUNG CHÍNH:
I: HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM:

1:Hoàn cảnh Quốc Tế của TK XIX đầu thế kỷ XX
a: Sự chuyển biến của CNTB và hậu quả của nó:
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX CNTB tự do cạnh tranh đã chuyển nhanh sang
giai đoạn đế quốc CN, vì vậy vấn đề thị trường và vấn đề sống còn của CNĐQ. Các
nước đế quốc đẩy nhanh công cuộc xâm lược thực dân trên quy mô lớn của thời đại đó

là: mâu thuẫn giữa CNĐQ và nước thuộc địa dẫn đến phong trào phản kháng dân tộc
phát triển mạnh mẽ. Điều đó làm xuất hiện liên minh chiến đấu giảm ND các nước
thuộc địa và liên minh chiến giữa ND lao động chính quốc với ND thuộc địa dẫn đến
phong trào giải phóng dân tộc đã trở thành 1 bộ phận của CM vô sản thế giới.
b: Chủ Nghĩa MLN và Quốc tế cộng sản:
c: Cách mạng tháng 10 Nga và sự ra đời của nhiều Đảng CS:
Tháng 3. 1919 Quốc tế III do Lênin thành lập, đặc biệt tháng 7. 1920 đề cương
“vấn đề dân tộc thuộc địa” của Lênin đã tác động đến các nước thuộc địa trong đó có
VN – NAQ viết “An Nam muốn làm cách mạng thành công thì tất phải nhờ Đệ tam
quốc tế”.
2: Hoàn cảnh trong nước:
a: XHVN dưới ách thống trị của thực dân Pháp:
Ở VN cuối thế kỷ 19 trở đi cũng chịu tác động bởi bối cảnh chung. 1858 đế quốc
Pháp vũ trang xâm lược nước ta. Triều Nguyễn từng bước đầu hàng. 1884 Triều
Nguyễn ký hiệp ước Pa tơ nôt hoàn toàn dâng nước ta cho Pháp.Từ đó thực dân Pháp
tiến hành khai thác thuộc địa với mục đích
+ Vơ vét nhanh nhất, nhiều nhất tài nguyên, khoáng sản ở VN để phục vụ công
nghiệp chính quốc và xuất khẩu thu lợi nhuận .
+ Kìm hãm nền KT VN trong vòng lạc hậu - lệ thuộc vào Pháp.
11

Để thực hiện mục đích trên thực dân Pháp ban hành chính sách cai trị tàn bạo và
thâm độc.
Đê quôc về kinh tế:
Chuyên chế về chính trị:
Ngu dân về văn hóa
- Chính sách cai trị trên đã dẫn đến hậu quả:
+ Xã hội VN từ xã hội PK độc lập khép kín đã biến thành XH thuộc địa
nửa phong kiến
+ Cơ cấu kinh tế có sự biến đổi: do Pháp du nhập quan hệ SXTBCN vào

nước ta, mặt khác vẫn duy trì phương thức bóc lột PK, vì vậy nền KTVN vừa mang TC
TB thực dân vừa mang TC PK
+ Cơ cấu XH có sự biến đổi: XHVN bị phân hóa thành nhiều giai cấp với
những thái độ chính trị khác nhau:
* Giai cấp địa chủ VN.
* Giai cấp nông dân
* Giai cấp tư sản VN
* Giai cấp công nhân
* Tầng lớp tiểu tư sản
- T/C XHVN thay đổi mâu thuẫn trong XH cũng thay đổi:
Mâu thuẫn vốn có trong lòng XHVN là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ
phong kiến chưa được giải quyết thì xuất hiện 1 bước ngoặc mới, đó là mâu thuẫn giữa
toàn thể dân tộc VN bị mất nước với ĐQ Pháp XL và tay sai. Mâu thuẫn này tuy mới
xuất hiện nhưng lại là mâu thuẫn chủ yếu của XHVN 1 XH thuộc địa của Pháp.
b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng PK và tư sản cuối thế kỷ 19 đầu
thế kỷ 20
* Khuynh hướng PK:
- Tiêu biểu cho phong trào kháng Pháp giành độc lập dân tộc cuối thế kỷ 19 đầu
thế kỷ 20 là phong trào Cần Vương (phò vua cứu nước). giương cao ngọn cờ phong
kiến để tập hợp quần chúng chống đế quốc giành độc lập dân tộc. Nhiều cuộc khởi
nghĩa nổ ra: Hương Khê, Bãi sậy Ba Đình…nhưng cuối cùng thất bại.
12

- Khuynh hướng yêu nước của nông dân: Khởi nghĩa yên Thế của Hoàng Hoa
Thám kéo dài 13 năm sau đó thất bại.
Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến không đủ
điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc ở
VN.
* Khuynh hướng dân tộc tư sản:
Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, các sĩ phu yêu nước VN đón nhận

khuynh hướng chính trị mới đang tràn vào nước ta, đó là khuynh hướng dân chủ tư sản
và có sự phân hóa thành 2 xu hướng.
- Một bộ phận chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, khôi
phục chủ quyền quốc gia bằng biện pháp vũ lực- bạo động.
Một bộ phận coi cải cách duy Tân là giải pháp để tiến tới khôi phục độc lập. Đại diện
cho khuynh hướng bạo động là Phan Bội Châu với phong trào Đông du
- Phong trào Đông Du ( 1904-1908).
Mang ý thức hệ tư sản, do cụ Phan Bội Châu khởi xướng. Mục đích của phong
trào đánh Pháp để khôi phục nước VN, thành quả thức tỉnh quốc dân hướng vào con
đường dân chủ dân quyền.
- Phong trào Duy Tân: 1906-1908 Phan Chu Trinh khởi xướng.
Cụ tiếp sức với CM châu âu và CM tư sản
Theo cụ có thực hiện dân quyền mới tập hợp được dân tộc. Cụ không theo con
đường bạo động mà thực hiện cải cách (bạo động tắc tử). Cụ dựa vào Pháp để cải cách
Nam triều. Theo cụ phải “khai dân trí, chấn hưng dân khí, hậu nhân tài”.
- Phong trào Đông kinh nghĩa thục:
Lập trường học qua đó thực hiện cải cách văn hóa XH đã phá tư tưởng lạc hậu
của phong kiến. Đả kích quan lại, tham nhũng chống sưu thuế vận động học chữ quốc
ngữ… phong trào thu hút hàng ngàn học sinh. Phong trào này phán ánh nhu cầu canh
tân đất nước theo con đường dân chủ của tiểu tư sản. Đây là phong trào CM trong bối
cảnh đầu thế kỷ XX.
- Xu hướng yêu nước của tiểu tư sản và tư sản:
13

Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp chứng tỏ con
đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. CMVN
lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ
lịch sử đặt ra là phải tìm ra 1 con đường CM mới với 1 giai cấp có đủ tư cách đại biểu
cho quyền lợi dân tộc, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc CM dân tộc, dân chủ
đi đến thành công.

II. Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng CSVN và cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng
1. Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và chuẩn bị điều kiện để thành lập
Đảng.
Giai đoạn: 5/.6 /1911 đến 30/.12 /1920 Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước
đúng đắn.
Tháng 5/.6. /1911 với tên Văn Ba. Nguyễn Tất Thành xuống tàu buôn của Pháp
(Latutxơterơvin) làm phụ bếp. Sự kiện này mở đầu quá trình tìm đường cứu nứớc của
Nguyễn Tất Thành.
Người bôn ba khắp năm châu bốn bể tiếp xúc với nhiều dân tộc thuộc địa và lao
động với nhân dân đủ các màu da.
Qua đó người rút ra kết luận đầu tiên trong quá trình tìm đương cứu nứơc “giai
cấp công nhân và nhân dân lao động các nước điều là bạn CNĐQ ở đâu cũng là thù.”
Trong thời gian này NAQ tìm hiểu kỷ các cuộc CMTS điển hình trên thế giới:
CM tư sản Anh (1640) CM tư sản Mỹ (1976) CM tư sản Pháp(1789) , NAQ đánh giá
cao tư tưởng tự chủ tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các cuộc CM này
và học được bài học tập hợp lực lượng của giai cấp tư sản để làm CM tư sản thành
công, nhưng NAQ cũng nhận rõ những hạn chế của cuộc CM đó và khẳng định con
đường CM tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân các
nước nói chung.
- Năm 19717 CM tháng 10 Nga bùng nổ và giành thắng lợi, làm chấn động toàn
cầu. Với sự nhạy cảm đặc biệt người hướng đến CM tháng 10 và chịu ảnh hưởng sâu
sắc tư tưởng cuộc CM đó. Người kết luận “Trong thế giới bây giờ chỉ có CM Nga là đã
14

thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái tự do hạnh
phúc” (Đảng CSVN, văn kiện Đảng toàn tập,tập1, HN 1998 trang 39)
- Năm 1919 Quốc tế III do Lênin thành lập ra tuyên bố ủng hộ phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước phương đông.
- Tháng 7 năm 1920 NAQ đọc Sơ thảo lần 1 luận cương về vấn đề dân tộc và

vấn đề thuộc địa của Lênin, NAQ tìm thấy trong luận cương của Lênin lời giải đáp về
con đường giải phóng cho NDVN. NAQ khẳng định “ muốn cứu nước và GPDT không
có con đường nào khác con đường CM vô sản” (HCM toàn tập, tập 9 NXB chính trị
Quốc gia H 2002 trang 314)
- Tháng 12 năm 1920 tại Đại hội Đảng XH Pháp họp ở Tua NAQ bỏ phiếu tán
thành việc thành lập Đảng CS Pháp và ra nhập Quốc tế III.
Từ đây cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế,
NAQ xúc tiến truyền bá CNMLN và lý luận con đường cứu nước của mình vào VN,
chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng CSVN.
- Giai đoạn 1921- 1930 NAQ chuẩn bị điều kiện thành lập Đảng.
- Giai đoạn này NAQ tích cực chuẩn bị mọi mặt để tiến đến thành lập Đảng
CSVN.
- NAQ chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng:
a. Chuẩn bị về lý luận chính trị:
Vấn đề quan tâm hàng đầu của NAQ là truyền bá CNMLN và con đường
cứu nước mà người đã chọn vào phong trào CN và phong trào yêu nước VN. Với nhiệt
huyết ấy người viết rất nhiều bài đăng trên 1 số tờ báo “Nhân đạo” tạp chí cộng sản
“Đời sống thợ thuyền” “dân chúng”. Người còn làm chủ bút “Người cùng khổ”. Năm
1925 Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp. 1927 Người cho xuất bản tác
phẩm “Đường CM”
Qua các bài viết trên đã trang bị cho PTCN và PT yêu nước trên 1 số mặt.
- Người vach rõ bản chất phản động của CN thực dân qua đó khơi dậy mạnh mẽ
tinh thần yêu nước, thức tỉnh tinh thần phản kháng dân tộc.
- Giải phóng dân tộc phải gắn liền với vấn đề GPGC giải phóng ND lao động,
gắn mục tiêu giành độc lập dân tộc với phương hướng tiến lên CNXH.
15

- Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và CM vô sản ở chính
quốc có mối quan hệ khắng khít với nhau. Điều đặc biệt quan trọng NAQ nêu rõ: CM
thuộc địa không phụ thuộc CM vô sản ở chính quốc nó có tính chủ động độc lập “CM

thuộc địa có thể thành công trước CM vô sản ở chính quốc và góp phần thúc đẩy CM
chính quốc tiến lên”.
- Đường lối chiến lược của CM ở thuộc địa là tiến hành giải phóng dân tộc mở
đường tiến lên giải phóng hoàn toàn nhân dân lao động giải phóng con người, tức là
làm cách mạng giải phóng dân tộc, tiên lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Song trước hết
phải giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc sớm xác định tính chất cách mạng ở thuộc
địa là “dân tộc giải phóng”.
- Ở Việt Nam và Châu Á hoàn toàn có thể thực hiện chủ nghĩa cộng sản.
- Nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trước hết và
chủ yếu là phải đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược và bọn tay sai phản bội quyền lợi dân
tộc.
- Xác định lực lượng cách mạng là toàn thể dân chúng lấy liên minh công nông
làm gốc .Trong đó giai cấp công nhân là người duy nhất có sức mệnh lịch sử là lãnh
đạo. Cách mạng Việt Nam, thông qua đội tiên phong là Đảng cộng Sản Việt Nam.
- Phương pháp cách mạng: cách mạng là sự nghiệp của cả dân chúng, phải sử
dụng cách mạng bạo lực cách mạng của quần chúng.
b. Chuẩn bị về tổ chức
- Tháng 12-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu tại đây Người huấn luyện cán
bộ rồi đưa số cán bộ này về nước để truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức
nhân dân đấu tranh.
- Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc cùng với Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lâm
Đức Thụ thành lập hội “Việt Nam cách mạng thanh niên”, ra báo “Thanh Niên”.
- Năm 1929 Việt Nam cách mạng thanh niên chủ trương “vô sản hóa” thì phong
trào cách mạng trong nước phát triển rất mạnh đặc biệt là phong trào công nhân.
- Tháng 3-1929, ở Bắc kỳ một chi bộ cộng sản đầu tiên đã ra đời tại số 5D phố
Hàm Long-Hà Nội (có 7 đồng chí)
16

Nhu cầu thành lập Đảng được đặt ra trong nội bộ của Việt Nam cách mạng Thanh
niên đưa đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam:

- Ngày 17-6-1929, Đông Dương cộng sản Đảng ra đời.
- Ngày 25-7-1929, An Nam cộng sản Đảng ra đời.
- Tháng 9-1929, Đông Dương cộng sản liên đoàn ra đời.
3: Hội nghị thành lập đảng và cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng
Hội nghị thành lập Đảng từ ngày 3-7/2/1930, tại Cửu Long-Hương Cảng Trung
Quốc hội nghị nhất trí thành lập đảng và đặt tên đảng là Đảng cộng sản Việt Nam
Hội nghị nhất trí năm điều lớn theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc.
+ Quyết định họp nhất ba tổ chức cộng sản lấy tên Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Hội nghị thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình vắn tắt
và điều lệ của Đảng.
+ Quyết định ra báo tạp chí của đảng.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời thể hiện bước phát triển biện chứng quá trình vận
động của cách mạng Việt Nam- sự phát triển về chất từ Hội Việt Nam cách mạng thành
niên đến ba tổ chức cộng sản đến Đảng cộng sản Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa
Mác-lênin và quan điểm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.
 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cương lĩnh đã xác định những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam
+ Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam
Cách mạng Việt Nam là cuộc cách mạng “Tư sản dân quyền cách mạng và thổ
địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
+ Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của cuộc cách mạng tư sản dân quyền
- Đánh đổ đế quốc Pháp xâm lược và phong kiến tay sai để đạt mục tiêu độc
lập dân tộc
- Đánh đổ địa chủ phong kiến để đạt mục tiêu ruộng đất dân cày
+ Thiết lập chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông
+ Xác định lực lượng cách mạng gồm: công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị,
tiểu tư sản trí thức, trung, tiểu địa chủ yêu nước, tư sản dân tộc, trong đó công nhân –
nông dân là gốc cách mạng.
17


+ Xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam giai cấp công nhân là giai cấp
lãnh đạo cách mạng Việt Nam thông qua đội tiên phong của mình là Đảng cộng sản.
+ Xác định phương pháp: bằng con đường cách mạng bạo lực của quần chúng
chứ không bằng con đường cải lương thỏa hiệp.
+ Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: cách
mạngViệt Nam là 1 bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với các
dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới nhất là giai cấp vô sản Pháp.
 Ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính
trị đầu tiên của Đảng.
1- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kết thúc thời kỳ khủng hoảng bế tắc về đường
lối cứu nước.
- Đảng ra đời là biểu hiện sự xác lập vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân VN.
- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam
trong thời đại mới.
2- Từ đây cách mạng Việt Nam có một cương lĩnh dẫn dắt giải quyết đúng mâu
thuẩn dân tộc, nó hòa nhập với xu thế cách mạng vô sản.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1: Những chuyển biến mới của thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX ?
2: Yêu cầu khách quan đặt ra đối với CMVN đầu thế kỷ XX ? Các phong trào yêu
nước VN đầu thế kỷ XX đã giải quyết các yêu cầu khách quan ra sao ?
3:Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng CSVN ?
4: Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ?
5: Ý nghĩa của việc thành lập Đảng CSVN ?
TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Sinh viên cần rõ:
- Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Tình hình trong nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
+ Chính sách thống trị của thực dân Pháp (3 chính sách)

18

+ Sự chuyển biến của XHVN dưới tác động của chính sách khai thác
thuộc địa của Pháp.
 T/C XH thay đổi như thế nào
 Kinh tế thay đổi
 G/C của phân hóa, Giai cấp mới xuất hiện ? Thái độ chính trị
các giai cấp đó đối với vận mệnh dân tộc ra sao ?
 Mâu thuẫn trong xã hội ra sao ?
Câu 2:
Sinh viên cần làm rõ:
 Yêu cầu khách quan là giải quyết 2 mâu thuẫn cơ bản và XHVN
- Mâu thuẫn giữa VN với Đế quốc Pháp xâm lược và tay sai
- Mâu thuẫn giữa Nông dân với địa chủ PK
 Các phong trào yêu nước diễn ra theo 2 khuynh hướng
- Khuynh hướng DTPK, tiêu biểu là phong trào Cần Vương( lấy 1
số cuộc khởi nghĩa để chứng minh) phong trào diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng thất bại.
- Khi phong trào Cần Vương thất bại các sĩ phu hướng đến đón
nhận khuynh hướng dân tộc tư sản đang tràn vào nước ta.(lấy 1 số phong trào để chứng
minh). Các phong trào này trước sau lại thất bại – nguyên nhân
 Rút ra nhận xét: Khủng hoảng về đường lối cứu nước. Thực chất là khủng
hoảng về giai cấp lãnh đạo CM.
Câu 3:
Sinh viên làm rõ:
- Khát quát bối cảnh XHVN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ?
- Đ/C Nguyễn Ái Quốc chọn con đường cứu nước 1911- 1920. Chọn
được con đường CM vô sản.
- Đ/C NAQ chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập Đảng CSVN
 Chuẩn bị về lý luận, chuẩn bị tư tưởng ?
 Chuẩn bị về tổ chức

19

- Với sự chuẩn bị trên của Đ/C NAQ đã tác động vào phong trào yêu
nước đặc biệt là phong trào CM phát triển mạnh (chứng minh). Đưa đến việc ra đời 3
T/C cộng sản….Đảng CS Việt Nam ra đời.
Câu 4:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cương lĩnh đã xác định những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam
+ Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam
Cách mạng Việt Nam là cuộc cách mạng “Tư sản dân quyền cách mạng và thổ
địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
+ Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của cuộc cách mạng tư sản dân quyền
- Đánh đổ đế quốc Pháp xâm lược và phong kiến tay sai để đạt mục tiêu độc
lập dân tộc
- Đánh đổ địa chủ phong kiến để đạt mục tiêu ruộng đất dân cày
+ Thiết lập chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông
+Xác định lực lượng cách mạng gồm: công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị,
tiểu tư sản trí thức, trung, tiểu địa chủ yêu nước, tư sản dân tộc, trong đó công nhân –
nông dân là gốc cách mạng.
+ Xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam giai cấp công nhân là giai cấp
lãnh đạo cách mạng Việt Nam thông qua đội tiên phong của mình là Đảng cộng sản.
+ Xác định phương pháp: bằng con đường cách mạng bạo lực của quần chúng
chứ không bằng con đường cải lương thỏa hiệp.
+ Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: cách
mạngViệt Nam là 1 bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với các
dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới nhất là giai cấp vô sản Pháp.
Câu 5:
Ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng.
1- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kết thúc thời kỳ khủng hoảng bế tắc về đường

lối cứu nước.
- Đảng ra đời là biểu hiện sự xác lập vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân VN.
20

- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam
trong thời đại mới.
2- Từ đây cách mạng Việt Nam có một cương lĩnh dẫn dắt giải quyết đúng mâu
thuẩn dân tộc, nó hòa nhập với xu thế cách mạng vô sản.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1:Những mâu thuẫn cơ bản của XHVN thuộc địa nửa phong kiến?
a: Giữa toàn thể nhân dân VN với đế quốc xâm lược và tay sai; giữa nhân
dân VN (trước hết là nông dân) với địa chủ phong kiến
b: Giữa toàn thể dân tộc VN với Đế quốc xâm lựợc; giữa dân tộc VN với
Đế quốc, phong kiến
c: Giữa công nhân với tư bản; giữa nông dân với địa chủ phong kiến
d: Giữa dân tộc VN với Đế quốc xâm lược; giữa công nhân với tư bản
a. Đúng
Câu 2: Sự kiện đánh dấu bước ngoặc trong nhận thức tư tưởng và lập trường
chính trị của Nguyễn Ái Quốc từ CN yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, từ người
yêu nước trở thành người cộng sản?
a: Cách mạng tháng 10 Nga thành công
b: Người tham gia Đảng XH Pháp năm 1918
c: Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc tiếp cận luận cương của Lênin về vấn
đề dân tộc và thuộc địa
d: Tại Đại hội Đảng xã hội Pháp lần thứ XVIII (12/1920) họp ở Tours
d. Đúng
Câu 3: Nguyễn Ái Quốc tìm được con đường cứu nước đúng đắn. Người khẳng
định: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường
CM vô sản” vào năm nào?
a: 1917 b: 1919

c: 7/1920 d: 12/1920
c. Đúng
Câu 4: Đảng cộng sản VN ra đời là sản phẩm của sự kết hợp:
a: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM- phong trào công nhân
21

b: Chủ nghĩa Mác-Lênin – phong trào công nhân
c: Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào
yêu nước VN
d: Tư tưởng HCM kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước Việt Nam
c: Đúng
Câu 5: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở hợp nhất 3 tổ chức:
a: Đông dương Cộng sản Đảng; Việt Nam CM thanh niên; Tân việt CM Đảng
b: Tân Việt CM Đảng; Đảng thanh niên; Đông Dương cộng sản Đảng
c: Đông Dương Cộng sản Đảng; An Nam cộng sản Đảng; Đông Dương Cộng
sản liên đoàn
d: Tân Việt CM Đảng; Đông Dương cộng sản liên đoàn; An Nam cộng sản
Đảng




















22

CHƯƠNG II
ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
(1930-1945)
I. ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG 1930-1939
1. Trong những năm 1930-1935
a) Luận cương chính trị 10-1930
Vừa mới ra đời Đảng đã phát động được một cao trào cách mạng rộng lớn dẫn
đến bạo động giành chinh quyền ở hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh (ngoài dự kiến của TW
lúc đó)
Tháng 4-1930 Quốc tế cộng sản cử Trần Phú (mới tốt nghiệp đại học phương
Đông) về Việt Nam với nhiệm vụ truyền đạt các quan điểm của Quốc tế cộng sản vào
đường lối của Đảng ta.
Tháng 7-1930, đồng chí Trần Phú được bổ sung vào BCH trung ương lâm thời, và
chuẩn bị cho Hội nghị TW lần 1 của Đảng vào tháng 10-1930.
Tháng 10-1930 Hội nghị Ban chấp hành TW lâm thời họp tại Hương Cảng (Trung
Quốc) dưới sự chủ tọa của đồng chí Trần Phú. Hội nghị thông qua Nghị quyết về tình
hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, thong qua luận cương chính trị của Đảng, điều lệ
Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng, quyết định đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản
Đông Dương. Hội nghị cử BCHTW chính thức, đồng chí Trần Phú là Tổng bí thư.
- Nội dung luận cương:

+ Xác định mân thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Đông Dương giữa
một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ. Một bên là địa chủ phóng kiến,
tư bản và đế quốc.
+ Phương hướng chiến lược của cuộc CM Đông Dương: “Tư sản dân quyền là
thời kỳ dự bị để làm CM”. Sau khi CMTS dân quyền thắng lợi thì tiếp tục: “Phát triển,
bỏ qua thời kỳ TB mà tranh đấu thẳng lên con đường XHCN”.
+ Nhiệm vụ của cuộc CMTS dân quyền: đấu tranh đánh đổ các di tích phong kiến
thực hành CM ruộng đất cho triệt để và đấu tranh đánh đổ đế quốc Pháp làm cho Đông
Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau. Vì có
23

đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ để tiến hành CM thổ địa
thắng lợi và có phá được chế độ phong kiến mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa, luận
cương nhấn mạnh: “Vấn đề thổ địa là cái cốt yếu của cuộc CMTS dân quyền”.
+ Lực lượng cách mạng: công nhân và nông dân là động lực chính của CM,
GCCN là giai cấp lãnh đạo CNVN. Các giai cấp khác luận cương đánh giá thái độ của
họ chưa đúng đối với vận mệnh dân tộc: “Tư sản thương nghiệp đứng về phía Đế quốc
địa chủ chống CM… chỉ có những phần tử lao khổ ở đô thị như những người bán hàng
rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp mới đi theo CM mà thôi.
+ Phương pháp CM: phải sử dụng CM bạo lực của quần chúng.
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng, sự lãnh đạo của Đảng là điều cốt yếu để CM thắng
lợi.
+ Quan hệ Quốc tế, Đảng cộng Sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô sản
nhất là vô sản Pháp. CM Đông Dương là một bộ phận của CM vô sản thế giới.
b) Chủ trương khôi phục tổ chức Đảng và phong trào CM
Hoàn cảnh lịch sử
- Cao trào CM 1930-1931 CMVN lâm vào thoái trào (lực lượng bị tổn thất
nghiêm trọng). BCHTW đều bị bắt, nhiều nơi trở thành vùng trắng, một số cơ sở quần
chúng bị dao động.
- Được sự giúp đỡ của quốc tế cộng sản và các Đảng cộng sản anh em, Đảng từng

bước được phục hồi.
- Đầu năm 1932 theo chỉ thị của quốc tế cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong cùng
một số đồng chí chủ chốt trong và ngoài nước tổ chức ra ban lãnh đạo TW của Đảng.
- Tháng 6-1932 Ban lãnh đạo TW đã công bố chương trình hành động của Đảng
cộng sản Động Dương.
- Tháng 3-1935 Đại hội Đảng toàn quốc họp tại Trung Quốc và đã rút ra một số
bài học kinh nghiệm.
+ Đại hội đã xem xét đánh giá lại cương lĩnh chính trị 10-1930 khẳng định cương
lĩnh tháng 10 là đúng và chủ trương tiếp tục lãnh đạo theo đường lối này. (Hạn chế của
đại hội).
24

+ Đại hội bày tỏ thiện chí ủng hộ Liên Xô và xu hướng đấu tranh chống chủ nghĩa
phát xít và chiến tranh thế giới.
1. Trong những năm 1936-1939
a) Hoàn cảnh lịch sử
Tình hình thế giới
- Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít trên thế giới. Chúng câu kết với nhau thành
1 thế lực phản động quốc tế rất nguy hiểm và đang xúc tiến gây chiến tranh thế giới để
chia lại thị trường thế giới. Ở Anh, Pháp, Mỹ, Áo… chủ nghĩa phát xít cũng hình
thành.
- Tháng 7-1935 Quốc tế cộng sản họp đại hội 7 (do ĐimiTơ rốp chủ trì).
Đại hội đề ra chủ trương chuyển hướng đấu tranh CM
- Tại Pháp mật trận ND Pháp thắng cử.
- Phong trào CM được phục hồi trở lại.
- Sau cuộc khủng hoảng thế giới 1933, đời sống NDVN gặp quá nhiều khó khăn.
- Hệ thống tổ chức Đảng và các cơ sở CM của quần chúng được phục hồi, đây là
điều quan trọng, quyết đinh bước phát triển mới của PTCM nước ta.
b) Chủ trương và nhận thức mới của Đảng
Chủ trương của Đảng trong thời kỳ này chú yếu mấy văn kiện:

- 7-1936 BCHTW Đảng cộng sản Đông Dương họp Hội nghị lần 2
- 3-937 BCHTW Đảng cộng sản Đông Dương họp Hội nghị lần 3
- 9-1937 BCHTW Đảng cộng sản Đông Dương họp Hội nghị lần 4
- 3-1938 BCHTW Đảng cộng sản Đông Dương họp Hội nghị lần 5
Tháng 10-1936 Văn kiện “Chung quanh những vấn đề về chính sách mới”.
1. Tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và người cày có ruộng mà đấu tranh chống
PX, chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống, cơm áo và hòa
bình.
2. Kẻ thù CM nguy hiểm nhất trước mắt của nhân dân Đông Dương cần tập trung
đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
3. Về tổ chức lực lượng: Đảng chủ trương lập mặt trận nhân dân phản đế.
4. Xác định hình thức và phương thức đấu tranh.
25

5. Đảng nhận thức mới về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống ĐQ (dân tộc) và
chống PK (dân chủ).
Tóm lại
- Chủ trương mới của Đảng giải quyết đúng mối quan hệ giữa mục tiêu chiến
lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của CM.
- Giải quyết mối quan hệ giữa liên minh công nông và mặt trận đoàn kết dân tộc
rộng rãi giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, giữa phong trào CM Đông Dương và PTCM ở
Pháp và trên thế giới.
- Đề ra hình thức đấu tranh linh hoạt nhằm hướng dẫn quần chúng đấu tranh.
- Đánh dấu sự trưởng thành của Đảng về chính trị, tư tưởng, thể hiện bản lĩnh và
tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng.
II. ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC GIÀNH CHÍNH
QUYỀN 1939-1945 CMT8 THÀNH CÔNG
1. Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng
a:Tình hình thế giới và trong nước
Thế giới

Ngày 1-9-1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ với sự kiện Đức tấn công Ba
Lan. Ở Pháp chính phủ phản động Pháp lên cầm quyền tăng cường chính sách vơ vét
khủng bố các nước thuộc địa.
Trong nước
Bọn phản động thuộc địa phát xít hóa bộ máy cai trị. Điều đó làm mâu thuẫn giữa
dân tộc ta với ĐQ Pháp và tay sai trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
Tháng 6-1940 nước Pháp thua trận, đầu hàng Đức. Chính phủ Pháp ở Đông
Dương giao động. tháng 9-1940 lợi dụng tình hình này quân đội Nhật tiến vào VN từ
đây nhân dân VN bị một cổ hai tròng.
b:Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược:
Trước tình hinh trên BCHTW Đảng họp hội nghị lần thứ 6 (11-1939), HNTW 7
(11-1940), HNTW 8 (5-1941)
Nội dung:

×