Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

bài giảng môn ngữ văn 11 bàigiảng về bài thơ từ ấy của tỗ hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 28 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN
TRUNG TÂM GDTX TỈNH
BÀI GIẢNG
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11- GDTX CẤP THPT
TIẾT: 89

Giáo viên: Đặng Thị Xuân
Phạm Thị Duyên

NHÀ THƠ TỐ HỮU
THÁNG 1 NĂM 2013
CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING

Tố Hữu
1920 -2002

Tố Hữu


MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn
của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.
-
Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc
trong hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích thơ trữ tình theo đặc trưng thể
loại.


TỪ ẤY - Tố Hữu -
I. ĐỌC TIẾP XÚC VỚI VĂN BẢN
1. Tác giả
- Tố Hữu (1920-2002) tên
khai sinh Nguyễn Kim Thành.
- Quê: Phù Lai, Quảng Thọ,
Quảng Điền, Thừa Thiên -
Huế
- Lúc nhỏ : học trường Quốc
Học Huế.

SÔNG HƯƠNG – NÚI NGỰ
CHÙA THIÊN MỤ
CẦU TRƯỜNG TIỀN
CUNG ĐÌNH HUẾ
KINH THÀNH HUẾ

TỪ ẤY - Tố Hữu-
I. ĐỌC TIẾP XÚC VỚI VĂN
BẢN
1. Tác giả
Tố Hữu được đánh giá là “lá cờ
đầu của thơ ca cách mạng” Việt
Nam hiện đại.
- Thơ trữ tình – chính trị: thể hiện
lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách
mạng của con người Việt Nam
hiện đại nhưng mang đậm chất
dân tộc truyền thống.
Năm 18 tuổi được kết nạp vào

ĐCS. Từ đó, sự nghiệp thơ ca
gắn liền với sự nghiệp cách
mạng.

Chân dung của Tố Hữu lúc 17 và 20 tuổi
Tố Hữu lúc 17 tuổi Tố Hữu lúc 20 tuổi

Mộ của nhà thơ Tố Hữu

TỪ ẤY - Tố Hữu -
I. ĐỌC TIẾP XÚC VỚI VĂN
BẢN
1. Tác giả
2. Văn bản
a. Tập thơ Từ ấy.
- Phản ánh chặng đường của Tố
Hữu từ khi giác ngộ lí tưởng đến
CMT8
- Là tiếng hát hân hoan nồng nhiệt
của một thanh niên trí thức say mê
lí tưởng. .
- 3 phần: Máu lửa – Xiềng xích –
Giải phóng

TỪ ẤY - Tố Hữu -
I. ĐỌC TIẾP XÚC VỚI VĂN
BẢN
1. Tác giả
2. Văn bản
a. Tập thơ Từ ấy.

b. Bài thơ Từ ấy
-
Xuất xứ: Nằm trong phần Máu
lửa, thuộc tập thơ Từ ấy.
- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác
tháng 7 – 1938, đánh dấu mốc quan
trọng trong cuộc đời Tố Hữu được
đứng trong hàng ngũ của Đảng
Cộng sản.

TỪ ẤY - Tố Hữu -
I. ĐỌC TIẾP XÚC VỚI VĂN
BẢN
1. Tác giả
2. Văn bản
a. Tập thơ Từ ấy.
b. Bài thơ Từ ấy
- Đọc, bố cục, mạch cảm xúc
của bài thơ

TỪ ẤY - Tố Hữu -

Từ ấy
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ
( Tố Hữu)
Niềm vui lớn khi gặp ánh sáng lí
tưởng
Nhận thức mới về lẽ sống lớn
Chuyển biến sâu sắc trong tình
cảm lớn

TỪ ẤY - Tố Hữu -
I. ĐỌC TIẾP XÚC VỚI VĂN
BẢN
1. Tác giả
2. Văn bản
a. Tập thơ Từ ấy.
b. Bài thơ từ ấy
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Khổ 1: Niềm vui lớn
khi gặp lí tưởng của
Đảng
+ Hai câu đầu:

TỪ ẤY - Tố Hữu -
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
-
Từ ấy là mốc thời gian có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng khi Tố
Hữu được giác ngộ cách mạng,
giác ngộ lí tưởng cộng sản .
-
Sử dụng động từ: bừng
-
Những hình ảnh ẩn dụ: nắng
hạ, mặt trời chân lí.
Để nhấn mạnh: ánh sáng lí
tưởng mở ra trong tâm hồn nhà
thơ một chân trời mới của nhận
thức, tư tưởng, tình cảm
-> Bút pháp tự sự => thể hiện
tình cảm chân thành, tha thiết.

TỪ ẤY - Tố Hữu -
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
+ Hai câu sau:
-
Cụ thể hóa ý nghĩa, tác động
của ánh sáng lí tưởng.
-
Liên tưởng, so sánh:
Hồn tôi – vườn hoa lá
Đậm hương, rộn tiếng chim
-
Thể hiện vẻ đẹp và sức sống
mới của tâm hồn cùng là của
hồn thơ Tố Hữu.


TỪ ẤY - Tố Hữu -
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
=> Tóm lại: Bằng bút pháp
tự sự kết hợp với bút pháp
trữ tình lãng mạn, ở đoạn
thơ đầu Tố Hữu đã thể hiện
tình cảm chân thành, trong
trẻo và hết sức nồng nhiệt
của một thanh niên lần đầu
tiên được tiếp nhận lí tưởng
của Đảng, tìm được hướng
đi đúng đắn cho cuộc đời
mình.

TỪ ẤY - Tố Hữu -
I. ĐỌC TIẾP XÚC VỚI VĂN BẢN
1. Tác giả
2. Văn bản
a. Tập thơ Từ ấy.
b. Bài thơ Từ ấy
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Khổ 1: Niềm vui lớn khi
gặp lí tưởng của Đảng
2. Khổ 2: Nhận thức mới
về lẽ sống lớn


TỪ ẤY - Tố Hữu -
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
-
Ý thức tự nguyện và quyết tâm
vượt qua giới hạn của cái tôi cá
nhân để sống chan hòa với mọi
người với cái ta chung
+ Động từ “buộc” thể hiện ý thức
tự nguyện sâu sắc và lòng quyết
tâm cao độ của nhà thơ.
+ “Trang trải”: sự trải rộng tâm
hồn của nhà thơ với mọi người ở
muôn nơi.
+ Hồn tôi - bao hồn khổ: thể hiện
sự đồng cảm sâu xa
+ “Khối đời”: hình ảnh ẩn dụ trừu
tượng hóa sức mạnh của tập thể
nhân dân đoàn kết chặt chẽ

TỪ ẤY - Tố Hữu -
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
=>Tóm lại: Tự đặt mình vào
giữa cuộc đời và môi trường
rộng lớn của quần chúng lao

khổ, Tố Hữu đã tìm thấy
niềm vui và sức mạnh từ họ.
Và bằng tình cảm yêu mến
chân thành, bằng sự giao cảm
của trái tim, nhà thơ đã hòa
nhập cái tôi riêng của mình
với cái ta chung của toàn dân
tộc.

TỪ ẤY - Tố Hữu -
I. ĐỌC TIẾP XÚC VỚI VĂN
BẢN
1. Tác giả
2. Văn bản
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Khổ 1: Niềm vui lớn khi
gặp lí tưởng của Đảng
2. Khổ 2: Nhận thức mới về
lẽ sống lớn
3. Khổ 3: Chuyển biến sâu
sắc trong tình cảm lớn

TỪ ẤY - Tố Hữu -
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ

+ Khổ 3:
Bằng những từ ngữ biểu cảm, Tố

Hữu đã thể hiện được tình cảm
chân thành muốn được hòa mình
vào cuộc sống của những người
dân lao động.
- Những điệp từ “là” cùng với các
từ “con, em, anh” và số từ ước lệ
“vạn” vừa:
+ Nhấn mạnh và khẳng định tình
cảm gia đình đầm ấm, thân thiết
+ Vừa biểu hiện sự đồng cảm, tấm
lòng xót thương chân thành của
nhà thơ với những kiếp người
nghèo khổ…

TỪ ẤY - Tố Hữu -
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ

+ Khổ 3:
=> Tóm lại: Bằng lối nói
khẳng định kết hợp với những
điệp từ, Tố Hữu đã thể hiện
được tình cảm đầm ấm, thân
thiết giữa nhà thơ với đại gia
đình quần chúng lao khổ,
được cùng họ sống và tranh
đấu cho tự do. Đó chính là
nhận thức mới đã được

chuyển biến trong tình cảm
của nhà thơ, của nhân vật trữ
tình.

TỪ ẤY (Tố Hữu)
I. ĐỌC TIẾP XÚC VỚI VĂN BẢN
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật:
Hình ảnh tươi sáng, giàu ý
nghĩa tượng trưng; ngôn ngữ
gợi cảm, giàu nhạc điệu; giọng
thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ
hăm hở,
2. Nội dung:
Niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình
cảm lớn trong buổi đầu gặp gỡ
lí tưởng cộng sản.

×