Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

đánh giá thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón của rau trên địa bàn tỉnh khánh hòa và giải pháp hạn chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 151 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  




BÙI LÂN




ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT, PHÂN BÓN CỦA RAU TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH KHÁNH HÒA VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ



LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
















Nha Trang, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  



BÙI LÂN


ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO
VỆ THỰC VẬT, PHÂN BÓN CỦA RAU TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH KHÁNH HÒA VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ


LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH
Mã số: 60.54.01.04

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGÔ ĐĂNG NGHĨA










Nha Trang, 2013


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung thực hiện của luận văn này là kết quả nghiên
cứu của bản thân, không sao chép kết quả nghiên cứu của người khác. Tôi xin chịu
trách nhiệm hoàn toàn nếu có bất kì sự gian dối nào.

Người cam đoan


Bùi Lân

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của

các quý thầy cô và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, các phòng ban chức năng, quý thầy cô giáo đã giảng dạy, giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập tại Trường.
Thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa người luôn tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn tôi hoàn thành báo cáo này.
Đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi được học tập trong thời gian
qua.
Kính chúc các thầy cô, đồng nghiệp sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

Khánh Hòa, ngày 08 tháng 10 năm 2013
Học viên thực hiện


Bùi Lân


iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU 3

1.2. THUỐC BẢO VỆ VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC TRONG CANH TÁC RAU 5
1.3.1. SỰ TẤT YẾU PHẢI DÙNG THUỐC BẢO VỆ VÀ PHÂN BÓN
HÓA HỌC 5
1.3.1. KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN THỰC PHẨM KHI DÙNG
THUỐC BẢO VỆ VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC 6
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT,
PHÂN BÓN HÓA HỌC TRONG RAU 9
1.3.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA THẾ GIỚI 9
1.3.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM 12
1.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
14
1.4.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU 14
1.4.2. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ RAU 21
1.5. TÌNH HÌNH KINH DOANH, SỬ DỤNG THUỐC BVTV, PB 22
1.5.1. TÌNH HÌNH KINH DOANH THUỐC BVTV, PB 22
1.5.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BVTV, PB 23
1.6. ĐỘC TÍNH CỦA THUỐC BVTV VÀ PBHH 24
1.6.1. ĐỘC TÍNH CỦA THUỐC BVTV 24
1.6.2. ĐỘC TÍNH CỦA PBHH 25
1.7. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG THUỐC BVTV, PBHH 26
1.7.1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG THUỐC BVTV 27
iv


1.7.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG PBHH 29
1.8. QUY ĐỊNH GIỚI HẠN CHO PHÉP CỦA HÓA CHẤT VÀ VI SINH VẬT
GÂY HẠI TRONG RAU 29
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31
2.2. ĐỊA ĐIỂM LẤY MẪU 31

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.3.1. Khảo sát vùng trồng rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 31
2.3.2. Khảo sát tình hình kinh doanh rau của các cơ sở tại các chợ trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa 32
2.3.3. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 32
2.3.4. QUY TRÌNH LẤY MẪU RAU 33
2.3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 34
2.3.6. CĂN CỨ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MẤU PHÂN TÍCH 35
2.4. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT 35
2.4.1. Dụng cụ, thiết bị: 35
2.4.2. Hóa chất: 36
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA 37
3.1.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU 37
3.1.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TIÊU THỤ RAU 40
3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH, SỬ DỤNG THUỐC
BVTV, PB 43
3.2.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH THUỐC
BVTV, PB 43
3.2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BẢO
VỆ VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC 53
3.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ
PHÂN BÓN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ LOẠI RAU TRÊN ĐỊA BÀN
KHÁNH HÒA 53
v


3.3.1. DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHÂN BÓN

HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ LOẠI RAU SẢN XUẤT TẠI KHÁNH
HÒA 54
3.3.2. DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHÂN BÓN
HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ LOẠI RAU TIÊU THỤ 67
3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT, PHÂN BÓN HÓA HỌC TRONG RAU TRỒNG TRÊN CẠN 83
3.4.1. XÁC ĐỊNH NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT RAU
AN TOÀN 83
3.4.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ DƯ LƯỢNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, PHÂN BÓN TRONG RAU
ĐƯỢC TRỒNG TRÊN CẠN 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 97


vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo vệ thực vật
PBHH: Phân bón hóa học
PTN: Phòng thí nghiệm
ADI: (Acceptable Daily Intake) Lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được (đơn vị
tính: mg/kg thể trọng)
WTO: (World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới
FAO: (Food Aquaculture Organization) Tổ chức nông lương thế giới
PHI: (Preharvest Interval) Thời gian cách ly (ngày)
MRL: (Maximum Residues Limited) Giới hạn dư lượng tối đa cho phép (mg/kg hoặc

mg/l)
FDA: (United States Food and Drug Administation) Cơ quan quản lý thực phẩm và
dược phẩm Hoa Kỳ
IPM: (Integted Pest Management) Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp
POP: (Persistent Organic Pollutants) Ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy






vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Diện tích gieo trồng rau năm, ha, 2011-2012 [7] 3
Bảng 1.2. Dư lượng thuốc BVTV trên rau tại một số nước [36],[45] 11
Bảng 1.3: Số lượng thuốc nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 1991 đến năm 1997 [6] 12
Bảng 1.4. Số lượng rau sản xuất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong ba năm từ năm
2010 đến năm 2012 20
Bảng 1.5. Giới hạn tối đa cho phép của hóa chất và một số vi sinh vật gây hại trong
sản phẩm rau 29
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát cơ sở sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 37
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát cơ sở tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 40
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát cơ sở kinh doanh phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên
địa bàn tỉnh Khánh Hòa 45
Bảng 3.4. Dư lượng phát hiện thuốc BVTV nhóm Lân hữu cơ của một số loại rau sản
xuất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 58
Bảng 3.5. Dư lượng phát hiện thuốc BVTV nhóm Cúc tổng hợp của một số loại rau

sản xuất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 59
Bảng 3.6. Dư lượng phát hiện thuốc BVTV nhóm Carbamate của một số loại rau sản
xuất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 61
Bảng 3.7. Dư lượng phát hiện thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ của một số loại rau sản
xuất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 63
Bảng 3.8. Dư lượng phát hiện thuốc BVTV nhóm Lân hữu cơ của một số loại rau tiêu
thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 73
Bảng 3.9. Dư lượng phát hiện thuốc BVTV nhóm Cúc tổng hợp của một số loại rau
tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 75
Bảng 3.10. Dư lượng phát hiện thuốc BVTV nhóm Carbamate của một số loại rau tiêu
thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 77
Bảng 3.11. Dư lượng phát hiện thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ của một số loại rau tiêu
thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 78

viii


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

Hình 1.1. Rau cải xanh 14
Hình 1.2. Rau muống 15
Hình 1.3. Rau mồng tơi 16
Hình 1.4. Cải xà lách 17
Hình 1.5. Hình ảnh bao bì thuốc BVTV trên các ruộng rau sản xuất 19
Hình 1.6. Hình ảnh rửa rau ở cống nước thải 20
Hình 1.7. Hình ảnh bày bán rau 21
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 32
Sơ đồ 2.2. Qui trình lấy mẫu 33
Hình 3.1. Tỷ lệ % phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên số mẫu khảo sát 54
Hình 3.2. Tỷ lệ phát hiện dư lượng thuốc BVTV của một số loại rau sản xuất trên địa

bàn tỉnh Khánh Hòa 55
Hình 3.3. Dư lượng thuốc BVTV nhóm Lân hữu cơ của một số loại rau sản xuất trên
địa bàn tỉnh Khánh Hòa 57
Hình 3.4. Dư lượng thuốc BVTV nhóm Cúc tổng hợp của một số loại rau sản xuất trên
địa bàn tỉnh Khánh Hòa 59
Hình 3.5. Dư lượng thuốc BVTV nhóm Carbamate của một số loại rau sản xuất trên
địa bàn tỉnh Khánh Hòa 60
Hình 3.6. Dư lượng thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ của một số loại rau sản xuất trên
địa bàn tỉnh Khánh Hòa 62
Hình 3.7. Tỷ lệ phần trăm mẫu rau sản xuất phát hiện và không phát hiện thấy dư
lượng PBHH trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 64
Hình 3.8. Số mẫu phát hiện và không phát hiện dư lượng PBHH của một số loại rau
sản xuất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 65
Hình 3.9. Tỷ lệ % dư lượng PBHH của một số loại rau sản xuất trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa 67
Hình 3.10. Tỷ lệ phần trăm mẫu rau tiêu thụ phát hiện và không phát hiện dư lượng
thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 68
Hình 3.11. Số mẫu phát hiện và không phát hiện dư lượng thuốc BVTV của một số
loại rau tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 69
ix


Hình 3.12. Dư lượng thuốc BVTV nhóm Lân hữu cơ của một số loại rau tiêu thụ trên
địa bàn tỉnh Khánh Hòa 72
Hình 3.13. Dư lượng thuốc BVTV nhóm Cúc tổng hợp của một số loại rau tiêu thụ
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 74
Hình 3.14. Dư lượng thuốc BVTV nhóm Carbamate của một số loại rau tiêu thụ trên
địa bàn tỉnh Khánh Hòa 76
Hình 3.15. Dư lượng thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ của một số loại rau tiêu thụ trên
địa bàn tỉnh Khánh Hòa 78

Hình 3.16. Tỷ lệ mẫu rau tiêu thụ phát hiện và không phát hiện thấy dư lượng PBHH
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 79
Hình 3.17. Số mẫu phát hiện và không phát hiện dư lượng PBHH của một số loại rau
tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 80


1


MỞ ĐẦU
Vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói
riêng đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng
những hóa chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc
sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng do quy trình sản xuất hoặc do nhiễm độc từ
môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng.
Các vụ ngộ độc thực phẩm của một số bếp ăn tập thể, nhiều thông tin liên tục về
tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm ở một vài nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm
gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số tỉnh thành trên cả nước càng làm bùng lên
sự lo âu của mọi người chúng ta.
Mỗi gia đình của người Việt Nam, trong bữa ăn hàng ngày có thể thiếu thịt,
thiếu cá nhưng không thể thiếu các loại rau xanh. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải có
chất xơ để giúp cho quá trình chuyển hóa và hấp thụ thức ăn được thuận lợi. Những
năm gần đây trên đà phát triển của công nghệ sinh học đã giúp cho người tiêu dùng có
nhiều sản phẩm mới. Nhìn chung, các sản phẩm này có lợi cho sức khỏe của con
người. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc BVTV, PBHH để kích thích sự sinh trưởng và
phát triển của cây trồng nói chung và rau nói riêng gây nên lo lắng cho người tiêu
dùng.
Làm thế nào để người tiêu dùng trong nước yên tâm ăn rau thì lúc đó rau Việt
Nam mới có thể xuất khẩu được. Đây là một trong các vấn đề thách thức của ngành
nông nghiệp Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng phải giải quyết.

Do vậy việc “Đánh giá thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón
của rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và giải pháp hạn chế” là rất cần thiết đưa ra bức
tranh tổng thể về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong rau tạo ra cơ sở để
thúc đẩy chương trình sản xuất rau an toàn.
 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong một số loại rau tại địa
bàn tỉnh Khánh Hòa.
Biện pháp hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong rau tại địa
bàn tỉnh Khánh Hòa.
 Nội dung luận văn bao gồm các phần chính:
2


1. Khảo sát tình hình sản xuất, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
2. Khảo sát tình hình kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV, PBHH trên địa bàn
tỉnh Khánh Hòa.
3. Khảo sát dư lượng thuốc BVTV, PBHH của một số loại rau sản xuất bao
gồm: cải xanh, rau muống, rau ngót, rau mùng tơi, xà lách.
4. Khảo sát dư lượng thuốc BVTV, PBHH của một số loại rau tiêu thụ bao gồm:
cải xanh, cải bắp, cải thảo, rau muống, rau ngót, rau mùng tơi, xà lách.
5. Đề xuất một số biện pháp hạn chế dư lượng thuốc BVTV, PBHH trong rau
được trồng tại Khánh Hòa.
 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đưa ra bức tranh tổng thể về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong
rau được trồng trên cạn.
Đề xuất biện pháp hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học
trong rau được trồng trên cạn.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Giá trị sử dụng của rau được nâng cao sau khi hạn chế được dư lượng thuốc

BVTV, phân bón trong rau.
Giúp đỡ người dân bằng cách đưa tiến bộ khoa học vào canh tác rau.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.



3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU
Theo số liệu từ các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012 diện tích
trồng rau cả nước đạt khoảng 823.728 ha (tăng 103,7% so với năm 2011), năng suất
đạt 170 tạ/ha (tăng 102% so với năm 2011), sản lượng đạt 14,0 triệu tấn (tăng 106% so
với năm 2011); trong đó miền Bắc diện tích đạt 357,5 nghìn ha, năng suất ước đạt 160
tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 5,7 triệu tấn; miền Nam diện tích đạt 466,2 nghìn ha, năng
suất dự kiến đạt 178 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 8,3 triệu tấn.
Bảng 1.1: Diện tích gieo trồng rau năm, ha, 2011-2012 [7]
Các tỉnh Năm 2011 Năm 2012
Cả nước 794.243 823.728
Miền Bắc 302.808 357.551
ĐBSH 127.808 159.7690
Đông Bắc 90.293 94167
Tây Bắc 21.897 9.161
Bắc Trung Bộ 84.667 94.454
Miền Nam 491.435 466.177
DH Nam Trung Bộ 62.651 64.809
Tây Nguyên 123.859 87.361
Đông Nam Bộ 83.105 67.768
ĐBSCL 221.819 246.240


Tính đến hết tháng 9/2012:
Số diện tích đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn theo quy định tại Quyết định số 99/2008/QĐ-
BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy
định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn là 6.310,9 ha. Số diện tích
rau sản xuất theo hướng an toàn (nông dân đã áp dụng quy trình sản xuất an toàn
nhưng chưa được chứng nhận) là 16.796,71 ha. Số diện tích đã được 20 tỉnh quy hoạch
sản xuất rau an toàn là 7.996,035 ha.
4


12 tổ chức chứng nhận Viet GAP đến hết tháng 9/2012 số diện tích rau được
cấp Giấy chứng nhận Viet GAP và các GAP khác (Global GAP, Metro GAP) là
491,19ha.
Theo báo cáo các kết quả kiểm tra giám sát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) trong sản xuất rau, quả, chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số
tỉnh phía Bắc và miền Trung từ Khánh Hòa trở ra năm 2006 [7]. Kết quả phân tích dư
lượng thuốc BVTV trong 362 mẫu nông sản tại các địa điểm kiểm tra cho thấy:
186 mẫu kiểm tra (52%) không phát hiện dư lượng thuốc BVTV, 142 mẫu kiểm
tra (39%) có dư lượng thuốc BVTV và 34 mẫu (9%) có dư lượng vượt mức dư lượng
tối đa cho phép (MRL: Maximum Residues Limited - giới hạn dư lượng tối đa cho
phép tính bừng mg/kg hoặc mg/l).
Tỷ lệ mẫu có dư lượng thuốc BVTV trong các nhóm nông sản: cao nhất là chè
khô (52%), quả (50%), rau ăn lá và hoa (36%), thấp nhất là nhóm rau ăn quả (34%).
Tỷ lệ mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt MRL: cao nhất là nhóm rau ăn lá và
hoa (13%), rau ăn quả (8%), nhóm quả (3%). Không có mẫu chè khô nào vượt MRL.
Về hình thức tiêu thụ
Sản xuất rau nói chung, rau được tiêu thụ theo một số hình thức chính như sau:
Người sản xuất sau khi thu hoạch, tự mang đi tiêu thụ tại các chợ.

Bán buôn cả ruộng: tư thương chủ động đến thu hoạch và mang đi tiêu thụ tại
các chợ đầu mối. Hình thức này người sản xuất bán cho tư thương thấp hơn giá bán lẻ
tại chợ 20 - 30% .
Bán buôn cho người thu gom: một số chủ đại lý trong vùng đứng ra thu gom sản
phẩm sau thu hoạch để tiêu thụ ở đại phương và các tỉnh lân cận.
Ngoài ra một số tỉnh còn có hình thức tiêu thụ như:
Tiêu thụ rau thông qua ký kết hợp đồng: Các Hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ liên
kết … ký hợp đồng thu mua rau để tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng.
Tiêu thụ thông qua các mối tiêu thụ ổn định: bếp ăn công nghiệp, bếp ăn nhà
trẻ, trường học
5


1.2. THUỐC BẢO VỆ VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC TRONG CANH TÁC RAU
1.3.1. SỰ TẤT YẾU PHẢI DÙNG THUỐC BẢO VỆ VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC
Vào những năm 60 của thế kỷ XX khi dân số của thế giới bắt đầu tăng cao thì
nhu cầu của thực phẩm dùng cho con người nói chung và rau nói riêng tăng lên rất
nhiều. Năm 1939 sau khi con người phát hiện và sản xuất được thuốc trừ sâu DDT
(C
14
H
9
C
l5
: Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane) thì các biện pháp được sử dụng để tiêu
diệt địch hại trước đây thường dùng như phương pháp thủ công, thuốc thảo mộc, lợi
dụng thiên địch ít được chú ý. Bắt đầu từ đây nền nông nghiệp chủ yếu dựa vào chất
hữu cơ chuyển sang nền nông nghiệp sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học ngày
càng phổ biến. Việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trong nông nghiệp đã
đem lại năng xuất cây trồng được tăng cao. Việc thâm canh tăng năng xuất kèm theo

sử dụng phân bón, thuốc BVTV kéo dài đã phá vỡ đa dạng sinh học và cân bằng sinh
thái vốn có của thiên nhiên. Hậu quả của việc làm này là dịch bệnh trên cây trồng xuất
hiện ngày càng nhiều và việc phòng trừ sâu bệnh ngày càng khó nên năng xuất cây
trồng không cao. Sản lượng hàng năm của cây lương thực, cây dùng làm thức ăn cho
gia súc và cây lấy sợi bị giảm khoảng 30% khối lượng do dịch hại gây ra, ước tính
hàng năm sản lượng bị mất khoảng 300 tỷ USD [38]. Hệ sinh thái tự nhiên bị tác động
khi con người sử dụng thuốc BVTV, PBHH để đưa vào cây trồng nói chung và rau nói
riêng. Thuốc BVTV không chỉ tác dụng để tiêu diệt sâu bệnh gây hại mà còn tác động
cả vi sinh vật có lợi trong môi trường tự nhiên. Hậu quả của việc lạm dụng thuốc
BVTV, PBHH trong sản xuất nông nghiệp đã gây mất cân bằng sinh thái như nhiều
dịch hại mới xuất hiện nhưng việc phòng trừ gặp nhiều khó khăn, dịch hại cũ kháng
thuốc, nguy cơ tái phát các dịch hại nguy hiểm cao. Ngoài ra việc sử dụng nhiều thuốc
BVTV, PBHH là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống của con
người.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc BVTV, PBHH ngày nay là tất yếu. Bởi vì nếu
không sử dụng PBHH thì sản lượng cây trồng giảm 50% sản lượng còn không sử dụng
thuốc BVTV thì sản lượng cây trồng có thể giảm đến 60 – 70% sản lượng nên không
thể đáp ứng được nhu cầu về thực phẩm cho con người hiện nay [53]. Nếu không sử
dụng thuốc BVTV, PBHH để thỏa mãn nhu cầu con người về thực phẩm thì phải tăng
diện tích trồng trọt lên gấp 3 lần so với diện tích hiện có. Điều này không thể thực hiện
được [35]. Stephenson đã đánh giá việc sử thuốc BVTV và việc tăng sản lượng nông
6


sản như sau: Trong 50 năm qua sản lượng cây trồng trên toàn thế giới tăng gấp 3 lần
trong đó có sự đóng góp của việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại. Việc
tăng sản lượng lương thực đã góp phần làm giảm đói nghèo cho con người. Hiện nay
các nước đang phát triển với đà tăng dân số nhanh để đáp ứng nhu cầu lương thực sức
ép sử dụng thuốc BVTV, PBHH ngày càng lớn. Do đó để hạn chế việc ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì phải tuyên truyền giáo dục cho người

dân [40].
Ngày nay, việc sử dụng thuốc BVTV, PBHH trong nền nông nghiệp tiên tiến
được đặt ra sao cho: năng xuất cây trồng không giảm và việc ô nhiễm môi trường ở
mức thấp nhất. Để đảm bảo nhu cầu lương thực nói chung và rau nói riêng con người
không thể dựa hoàn toàn vào nền nông nghiệp sử dụng các chất hóa học mà cũng
không thể quay lại nền nông nghiệp truyền thống, chỉ sử dụng các chất hữu cơ. Để tồn
tại lâu bền con người phải xây dựng nền nông nghiệp hài hòa giữa hai nền sản xuất nói
trên [39].
Rau là loại cây trồng ngắn ngày nên thường được trồng nhiều lần trong năm
trên cùng một diện tích nên để tăng năng xuất con người thường dùng PBHH. Ngoài ra
trên diện tích trồng rau thường xuất hiện sâu bệnh nên người dân sử dụng thuốc BVTV
để phòng trừ. Theo Cục BVTV thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [6] thì
tình trạng dư lượng thuốc BVTV trong rau trong các năm gần đây rất đáng quan tâm.
Việc sử dụng thuốc BVTV, PBHH của người dân trong sản xuất rau thường theo thói
quen và truyền miệng nhau là chính chứ chưa theo khuyến cáo của nhà sản xuất và cơ
quan quản lý Nhà nước.
Bên cạnh đó, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm của nước ta cũng rất thuận lợi cho
sự phát triển của cây trồng nhưng cũng tạo điều kiện cho sự phát sinh, phát triển của
sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để
phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia
vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với PBHH, thuốc BVTV là yếu tố
rất quan trọng để bảo đảm an ninh lương thực cho loài người.
1.3.1. KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN THỰC PHẨM KHI DÙNG THUỐC
BẢO VỆ VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC
Do các loại thuốc BVTV thường là các chất hoá học có độc tính cao nên mặt
trái của thuốc BVTV là rất độc hại với sức khoẻ cộng đồng và là một đối tượng có
7


nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu không được quản lý chặt chẽ và sử

dụng đúng cách. Dư lượng thuốc BVTV quá giới hạn cho phép trong nông sản, thực
phẩm là mối đe dọa đối với sức khoẻ con người.
Vì vậy, giải quyết hài hoà giữa việc sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ sản xuất
nông nghiệp với việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường là một đòi hỏi, thách
thức lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật.
Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam các loại thuốc BVTV đã được sử dụng
từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên thời kỳ đó, do tình hình phát sinh, phát triển của
sâu hại, dịch bệnh diễn biến chưa phức tạp nên số lượng và chủng loại thuốc BVTV
chưa nhiều. Ngày đó do thiếu thông tin và do chủng loại thuốc BVTV còn nghèo nàn
nên người nông dân đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV có độc tính cao, tồn lưu lâu
trong môi trường. Ngày nay người ta đã thay dần bằng các loại thuốc BVTV thế hệ
mới có độc tính thấp, ít tồn lưu trong môi trường.
Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, do thay đổi cơ cấu
giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy số lượng và
chủng loại thuốc BVTV sử dụng cũng tăng lên. Nếu như trước năm 1985 khối lượng
thuốc BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 đến 9.000 tấn thành phẩm quy đổi và
lượng thuốc sử dụng bình quân khoảng 0,3 kg hoạt chất/ha thì thời gian từ năm 1991
đến nay lượng thuốc sử dụng biến động từ 20.300 – 38.000 tấn. Đặc biệt năm 2006
lượng thuốc BVTV nhập khẩu là 71.345 tấn. Cơ cấu thuốc BVTV sử dụng cũng có
biến động: thuốc trừ sâu giảm trong khi thuốc trừ cỏ, trừ bệnh gia tăng cả về số lượng
lẫn chủng loại.
Nguyên nhân của sự biến động này là do từ năm 1992 nền nông nghiệp Việt
Nam đã áp dụng rất có kết quả chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Nhiều
hộ nông dân đã biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng hợp trong sản xuất
và chỉ phun thuốc khi cần thiết theo sự chỉ đạo của cơ quan bảo vệ thực vật. Tại các
địa phương có áp dụng chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp IPM số lần phun thuốc
đã giảm đi. Kết quả này chứng minh rằng chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp IPM
là một trong các biện pháp hữu hiện nhằm tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường do sử
dụng thuốc BVTV.
8



Do tập quán canh tác và diện tích trồng lúa lớn nên các các tỉnh vùng đồng bằng
nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV hơn (1,15- 2,66 kg thành phẩm/ha/năm) so với
các tỉnh miền núi (0,23 kg thành phẩm/ha/năm).
Bên cạnh đó trong quá trình trồng trọt người dân thường dùng PBHH, thuốc
BVTV theo thói quen. Một số khác theo hướng dẫn của các đại lý bán phân bón, thuốc
BVTV. Do ít được tập huấn kiến thức về sản xuất rau an toàn nên việc bón phân
không theo quy định. Khi có sâu bệnh xảy ra trong quá trình sản xuất rau người dân
thường dùng thuốc BVTV để trị bệnh kể cả các loại thuốc nằm ngoài danh mục quy
định của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời gian cách ly theo quy định
của nhà sản xuất trong việc sử dụng thuốc BVTV chưa được người dân thực hiện
nghiêm túc. Do đó dư lượng một số thành phần của thuốc BVTV và PBHH trong rau
rất lớn. Dư lượng này ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Tuy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Bảo vệ thực vật đã có nhiều
văn bản quy định và hướng dẫn cách sử dụng thuốc BVTV an toàn, phân bón hiệu quả
đặc biệt là trên rau và chè nhưng việc sử dụng thuốc BVTV, PBHH còn bộc lộ nhiều
bất cập chưa tương xứng với yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp sạch. Kết quả làm
ảnh hưởng đến chất lượng nông sản tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Việc tăng liều lượng thuốc, tăng số lần phun thuốc, dùng thuốc BVTV không
theo hướng dẫn, lạm dụng thuốc BVTV dẫn đến hậu quả đã gây ra hiện tượng kháng
thuốc, làm thuốc mất hiệu lực, để lại tồn dư thuốc BVTV quá mức cho phép trong
nông sản, thực phẩm. Phân bón bị lạm dụng sử dụng để tăng năng suất. Đó cũng là
nguyên nhân của tình trạng ngộ độc thực phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của nông sản,
hàng hoá trên thị trường thế giới.
Ngoài ra, việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình trạng
vứt bao bì thuốc BVTV bừa bãi sau sử dụng khá phổ biến. Thói quen rửa bình bơm và
dụng cụ pha chế thuốc BVTV không đúng nơi quy định gây ô nhiễm nguồn nước, gây
ngộ độc cho động vật thuỷ sinh cũng cần được cảnh báo và khắc phục ngay.
Về kinh doanh thuốc BVTV, trong phạm vi cả nước, còn nhiều điều bất cập làm

ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng chúng trên đồng ruộng cũng như dư lượng của
chúng trong nông sản. Hơn một nửa nông dân mua thuốc dựa theo khuyến cáo của đại
lý bán vật tư nông nghiệp mà trình độ đại lý thuốc nhìn chung rất thấp, trên 90% đại lý
không có trình độ trung cấp mà mới chỉ qua các lớp huấn luyện ngắn ngày. Nhãn mác
9


thuốc cũng ghi quá mức so với đăng ký, copy không lành mạnh và làm rối loạn thị
trường, các quảng cáo nhiều khi được nói quá mức, sai với đăng ký [6].
Về mặt quản lý sử dụng thuốc BVTV ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế do
sản xuất manh mún, chưa có chương trình kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, chưa có
biện pháp, chế tài đủ mạnh nên nhìn chung, người nông dân vẫn sử dụng thuốc tuỳ
tiện, là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm thuốc trong nông sản [6].
Hiện tại công tác khảo nghiệm thuốc BVTV mới chỉ chú ý đến hiệu lực sinh
học, còn tác động của chúng đến môi trường cụ thể ở nước ta hầu như chưa được quan
tâm đánh giá đúng mức [3], [11].
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT,
PHÂN BÓN HÓA HỌC TRONG RAU
1.3.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA THẾ GIỚI
Ngày nay nền nông nghiệp sạch được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm
trong đó có việc sản xuất rau an toàn.
Dư lượng thuốc BVTV và phân bón trong nông sản được WHO và FAO đưa ra
ngưỡng tối đa.
Các công trình nghiên cứu để xác định tiêu chuẩn của rau an toàn đã được các
nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới như: Hà Lan, Israrel, Pháp…quan
tâm. Trong khu vực Châu Á như: Thái Lan, Đài Loan, Singapore… đã chú ý rất nhiều
về vấn đề này. Các nước này thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ tổ chức sản xuất,
quản lý kỹ thuật đồng thời giám sát chất lượng để sản phẩm rau được làm ra đảm bảo
ATVSTP cho người tiêu dùng trong nước và đủ điều kiện xuất khẩu.
Hàng năm nhiều bang của Mỹ có các tài liệu hướng dẫn việc sử dụng thuốc

BVTV, PBHH cho người dân tại các vùng trồng rau. Tài liệu này nêu tên thuốc hoặc
tên phân bón thích hợp cho loại cây trồng nào đó, liều lượng được phép sử dụng, PHI,
cảnh báo an toàn cho người sử dụng và môi trường xung quanh [43]. Trường Đại học
Illinois của bang Illinois xuất bản sách về dịch hại trên rau mang tựa đề “Quản lý dịch
hại trong sản xuất nông nghiệp” (University of Illinois, 2000). Đây là một việc làm có
tác dụng rất lớn đối với người dân trong định hướng sử dụng thuốc BVTV, PBHH cho
cây trồng.
10


Ngày nay nền nông nghiệp của thế giới thâm canh cao nên nhu cầu sử dụng
thuốc BVTV, PBHH để phục vụ cho cây trồng cũng tăng lên nhiều. Doanh số của
thuốc BVTV vào những năm 80 của thế kỷ XX trên toàn thế giới mới vượt con số 20
tỷ USD nhưng 15 năm sau con số này đã vượt 35 tỷ USD, trong đó Châu Âu và Bắc
Mỹ chiếm gần 50%, vùng Viễn Đông chiếm khoảng 25%, 25% còn lại của các nước
khác [40]. Yêu cầu của thuốc BVTV đối với con người và môi trường tự nhiên ngày
càng cao hơn do đó chi phí để nghiên cứu đưa một loại thuốc BVTV mới ra thị trường
rất cao. Chi phí này gồm phát minh, sáng chế, đăng ký…lên đến 184 triệu USD gấp 8
lần so với cách đây 20 năm. Để phát triển một loại thuốc BVTV mới thời gian nghiên
cứu trung bình 9,1 năm so với năm 1995 là 8,3 năm [34].
Việc lạm dụng thuốc BVTV sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mỗi năm
hàng ngàn người dân tại Bắc Mỹ bị ngộ độc bởi thuốc BVTV, riêng các nước đang
phát triển số người bị ngộ độc thuốc BVTV lên đến hàng triệu còn số người chết do sử
dụng thuốc BVTV lên đến hàng ngàn. Số người bị ngộ độc mãn tính còn lớn hơn rất
nhiều [40].
Năm 2004 kết quả một nghiên cứu tại Mỹ như sau thuốc BVTV không chỉ gây
ô nhiễm môi trường tại khu vực mà nó được sử dụng mà còn gây ô nhiễm ở các vùng
lân cận do sự rửa trôi [32]. Dư lượng thuốc BVTV cao thuộc về ớt, cà chua, rau diếp.
Thống kê năm 1999 – 2000 cho thấy dư lượng thuốc BVTV của nông sản tại các vùng
có sử dụng hóa chất cao gấp 5 lần và số mẫu có dư lượng thuốc BVTV cao gấp 6,8 lần

so với nông sản tại vùng bên cạnh canh tác hữu cơ.
Dư lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (POP) và thuốc BVTV gây hại
đến tuyến nội tiết (Endocrine disrupter) cần phải đặc biệt chú ý [36]. Các hợp chất này
có thể ức chế hoặc kích thích hoạt động của các hormone như insulin, estrogen,
testosterine hoặc hoạt động như là một tuyến nội tiết. Ngoài ra nó còn có thể kích thích
sự phát triển của cơ thể con người và sinh sản. Một số thuốc BVTV có tính chất nguy
hiểm này phải kể đến như DDT, Endosulfan, Atrazine, Cúc tổng hợp. Hiện nay một số
hoạt chất bị cấm sử dụng.
Việc giám sát dư lượng thuốc BVTV và ATVSTP trong nông sản tại Mỹ được
thực hiện hàng năm. 9.700 MRL của 400 loại thuốc BVTV khi sử dụng trên cây trồng
được cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) xác định. Dư lượng thuốc BVTV trong
nông sản vượt mức MRL thì nông sản bị tịch thu và tiêu hủy. FDA là cơ quan quản lý
11


về dư lượng thuốc BVTV, phân bón trong nông sản và thực phẩm đã chế biến. Thuốc
BVTV được kiểm tra là các loại thuốc đã từng sử dụng trước đây nhưng bền vững
trong môi trường như DDT, Clorane… 397 loại thuốc BVTV và các dẫn xuất của
chúng được FDA sử dụng hiện nay. Sự ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với sức khỏe
con người được đánh giá bởi EPA [32]. Năm 2003, kết quả kiểm tra ở Mỹ cho thấy số
mẫu rau sử dụng nội địa có dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép là 1,9% và số
mẫu rau không phát hiện dư lượng thuốc BVTV là 37,4%. Từ 5% - 13% số mẫu rau có
dư lượng thuốc BVTV vượt mức MRL là loại rau có nguy cơ cao như rau ăn lá, rau ăn
thân, cà chua, dưa chuột [47].
Việc kiểm tra dư lượng thuốc BVTV, PBHH trên rau được các nước trên thế
giới đặc biệt là các nước phát triển thực hiện thường xuyên. Tại Mỹ mỗi năm nước này
phân tích trên 10.000 mẫu nông sản. Doanh số xuất khẩu rau hàng năm của các nước
Đông Á và Đông Nam Á đạt hàng chục tỷ USD nên các nước này phải chú ý đến việc
đảm bảo ATVSTP đặc biệt là dư lượng thuốc BVTV, PBHH trên rau phải ở trong giới
hạn cho phép [48].

Bảng 1.2. Dư lượng thuốc BVTV trên rau tại một số nước [36],[45]
Stt Nước Tỷ lệ mẫu có
dư lượng thuốc
BVTV (%)
Tỷ lệ mẫu có
dư lượng
thuốc BVTV
lớn hơn MRL

(%)
Năm
01 Đài Loan 71,4 28,6 1986
02 Đài Loan - 1,3 2000
03 Mỹ 72 4,8 1996
04 Châu Âu 37 1,4 1996
05 Hàn Quốc - 0,8 2000

Nông nghiệp Australia tổ chức cho nông dân tập huấn kiến thức về việc sử
dụng thuốc BVTV, PBHH nếu nông sản do họ sản xuất vượt quá 50% về dư lượng so
với MRL. Sau khi được tập huấn mà nông sản của họ vẫn có dư lượng cao hơn MRL
thì tùy theo mức độ nặng hoặc nhẹ có thể xử phạt tiền hoặc cấm hành nghề [48].
12


Nguyên nhân làm cho dư lượng thuốc BVTV, PBHH trong rau cao theo Vong Nguyen
là do nông dân sử dụng bừa bãi thuốc BVTV, PBHH không đúng thời điểm, không
đúng liều lượng, trộn nhiều loại với nhau không căn cứ trên cơ sở khoa học. Tác giả
này đưa ra nguyên tắc sản xuất rau sạch như sau hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc
BVTV, PBHH, trồng cây con trên giá thể sạch và sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt
chứ không tưới ướt.

Mỗi loại thuốc BVTV, PBHH khác nhau có một giới hạn PHI khác nhau. Mỗi
nước phải có các thử nghiệm nghiêm túc nhằm xác định liều lượng, cách sử dụng và
PHI đối với các loại thuốc BVTV, PBHH mới. Việc làm này nhằm mục đích để dư
lượng thuốc BVTV, PBHH trong nông sản thấp hơn MRL [30]. Các loại thuốc BVTV,
PBHH mới sau khi đăng ký cần giám sát tác động của chúng đối với môi trường để có
thể điều chỉnh cho phù hợp [44].
1.3.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM
Trong 10 năm gần đây số hoạt chất được phép sử dụng trong thuốc BVTV tăng
gấp 3 lần, tên thương mại của thuốc tăng 5 lần, số lượng thuốc nhập khẩu tăng gấp 1,5
lần, số doanh nghiệp kinh doanh thuốc BVTV tăng 2 lần [6].
Bảng 1.3: Số lượng thuốc nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 1991 đến năm 1997 [6]
TT

Năm Số lượng
(tấn tp)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(triệu
USD)
Thuốc
trừ sâu
Thuốc
diệt cỏ
Thuốc
trị bệnh
Thuốc
khác

01 1991 20.300 83,3 4,1 9,5 3,1 22,5

02 1992 23.100 75,4 15,6 7,0 2,0 24,5
03 1995 25.666 64,1 19,4 13,5 3,0 100,4
04 1998 42.000 47,9 26,7 24,3 1,1 196,7
05 2000 33.637 50,1 19,7 27,4 2,8 158,0
06 2002 37.081 40,3 25,3 32,6 1,8 150,0
07 2003 36.018 37,5 30,3 28,3 3,9 166,0
08 2006 71.345 42,1 28,4 25,0 4,5 291,0
09 2007 75.805 37,0 29,8 28,2 5,0 352,6


13


Lượng thuốc trừ sâu có xu thế giảm dần từ 83,3% năm 1991 xuống còn 37%
năm 2007 trong khi đó thuốc trừ cỏ có xu thế tăng dần từ 4,1% năm 1991 lên 29,8%
năm 2007, với mức tăng, giảm lượng các nhóm thuốc chủ yếu ở nước ta trong 10 năm
trở lại đây so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia thì
ở mức tương đương nhưng so với các nước phát triển thì Nhật Bản, Hàn Quốc thì còn
thấp hơn nhiều.
Trước năm 1998 thuốc BVTV nhập khẩu chủ yếu là thuốc trừ sâu và đa số sử
dụng cho cây lúa. Đến năm 2004 có khoảng 75% tổng lượng thuốc dùng cho lúa, hơn
10% dùng cho rau và khoảng 12% cho các cây trồng khác.
Năm 1997 có 80 Công ty, có 111 hoạt chất với 259 tên thương phẩm. Khối
lượng nhập khẩu 24.580 tấn. Đến năm 2007 có 158 Công ty, doanh nghiệp sản xuất
cung ứng thuốc BVTV, 774 tên hoạt chất được phép sử dụng, 2242 tên thương phẩm.
Khối lượng nhập khẩu 75.805 tấn [6].
Về công tác huấn luyện đào tạo, gần 50% số cán bộ kỹ thuật không hiểu đúng
các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng thuốc BVTV. Đây quả là điều đáng lo ngại vì đội
ngũ này chính là người chỉ dẫn cho nông dân sử dụng thuốc BVTV như thế nào [1].
Nghiên cứu về sản xuất rau an toàn, nhiều tác giả đã đề cập đến một số giải

pháp để quản lý sử dụng thuốc BVTV hợp lý. Cần quan tâm và ưu tiên sử dụng các
thuốc sinh học và các thuốc BVTV có nguồn gốc tự nhiên như thuốc vi sinh trừ sâu
(BT), chế phẩm vi sinh trừ bệnh (Agrobacterium radiobacter, Trichoderma), thuốc
thảo mộc (azadirachtin, roteone, ), thuốc kháng sinh là sản phẩm của vi sinh vật
(abamectin, spinosyn, validamycin, kasugamycin, ), sử dụng các chế phẩm có cơ chế
không độc như pheromone dự báo và phòng trừ sâu hại rau, Cần hướng dẫn nông
dân sử dụng thuốc hoá học an toàn và hiệu quả như chỉ sử dụng thuốc khi thật cần
thiết, sử dụng thuốc đúng kỹ thuật, tăng cường biện pháp xử lý cây con và hạt giống
trước khi gieo, sử dụng luân phiên các loại thuốc có cơ chế tác động khác nhau, đảm
bảo PHI, thực hiện biện pháp luân canh và xen canh thích hợp, [12], [15], [21], [29].
Các tác giả còn chú trọng đến khâu tổ chức sản xuất cho phù hợp để quản lý tốt
việc sử dụng thuốc BVTV cũng như dư lượng thuốc trong nông sản, trong đó cần tăng
cường và tạo điều kiện cho việc hình thành các đơn vị sản xuất rau an toàn với quy mô
đủ lớn như một chủ thể tiếp thu khoa học công nghệ, sử dụng thuốc hợp lý, đảm bảo
chất lượng an toàn thực phẩm [16]. Để giảm bớt dư lượng thuốc BVTV trong sản
14


phẩm rau, nhiều tác giả đã đề cập đến biện pháp xử lý trước khi chế biến hoặc chế biến
thích hợp như chế biến vật lý (rửa, loại vỏ, nấu chín), hoá học (ô xy hoá), sinh học (lên
men). Biện pháp rửa xà lách đã làm giảm 8 - 64% dư lượng thuốc BVTV tuỳ theo từng
loại thuốc, xào rau bina đã giảm 40 - 50% dư lượng thuốc Cypermethrin và Dialifos
[30]. Nghiên cứu của Bùi Sĩ Doanh năm 2000 cho thấy: đối với dưa chuột và dưa lê,
dư lượng hoạt chất Cypermethrin sau khi bỏ vỏ giảm trên 60%, sau khi rửa giảm 8 -
26%. Sau khi rửa, dư lượng thuốc này trong rau ăn lá (rau cải, cải bắp) giảm từ 21 -
41%, rau ăn quả (đậu đỗ, cà chua) giảm 12 - 33%.
Năm 2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Vệ sinh an toàn
thực phẩm (VSATTP). Ngày 07 tháng 9 năm 2004 Chính phủ ban hành Nghị định số
163/2004/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn
thực phẩm. Tháng 12 năm 2007, Bộ Y tế ban hành quyết định số 46/2007/QĐ-BYT

Quyết định về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học
trong thực phẩm”, trong đó có danh mục dư lượng tối đa cho phép của một số hoạt
chất thuốc BVTV trong một số loại nông sản dựa theo tài liệu của Codex [26].
1.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
1.4.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU
Theo định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tỉnh Khánh Hòa giai
đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn năm 2020 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Khánh Hòa lập, đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 diện tích trồng rau của tỉnh là 4.645
ha, năng suất bình quân đạt 138 tạ/ha với sản lượng là 64.101 tấn. Một số loại rau
thông dụng được trồng trên địa bàn tỉnh có sản lượng tương đối lớn như sau:
1.4.1.1. Cải xanh (Brassica juncea L.)[24]

Hình 1.1. Rau cải xanh

×