BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
***
VÕ THỊ HỒNG PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN RONG CÂU CHỈ
VÀNG KHÔ LÊN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG
VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA BÀO NGƯ (Haliotis diversicolor
Reeve, 1846) NUÔI TẠI BẠCH LONG VỸ - HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mã số: 60 62 70
Cán bộ hướng dẫn:
TS. LỤC MINH DIỆP
Nha Trang, 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luân văn này đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gố
c.
Tác giả
Võ Thị Hồng Phương
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải
sản, Phòng Đào tạo Viện Nghiên cứu Hải sản; Ban giám hiệu Trường Đại học Nha
trang; Khoa Nuôi trồng Thủy sản,
Khoa Sau Đại học và phòng Đào tạo
trường Đại
học Nha trang; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Lời cảm ơn sâu sắc tôi xin gửi đến thầy giáo hướng dẫn TS. Lục Minh Diệp
người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn đề tài “Ứng dụng nuôi bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor)
bằng lồng chìm sử dụng thức ăn rong câu chỉ vàng khô tại Bạch Long Vỹ - Hải
Phòng” do Sở Nông nghiệp và Phát triển thôn Hải Phòng chủ trì đã hỗ trợ tôi một phần
kinh phí để tôi hoàn thành luận văn này.
Lời cảm ơn chân thành xin gửi tới các thầy cô giáo Khoa Nuôi trồng thủy sản –
trường Đại học Nha Trang, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ và động viên
tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài ngắn, điều kiện thực hiện có những khó
khăn: địa điểm triển khai ở cách xa đất liền, giao thông chưa thuận tiện, kinh phí hạn
hẹp……nên đề tài chắc chắn còn có những điểm chưa thật hoàn chỉnh. Kính mong,
nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để
đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hải phòng, tháng 3 năm 2013
Tác giả
Võ Thị Hồng Phương
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Một số đặc điểm sinh học của bào ngư chin lỗ (Haliotis diversicolor Reeve,
1846) 3
1.1.1 Phân loại 3
1.1.2 Đặc điểm hình thái, cấu tạo 4
1.1.3. Phân bố 7
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 7
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng 8
1.1.6. Đặc điểm sinh sản 8
1.2. Giá trị dinh dưỡng của bào ngư 9
1.3. Tình hình nghiên cứu, kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi bào ngư chín lỗ
(Haliotis diversicolor) 10
1.3.1 Trên thế giới và trong khu vực 10
1.3.2. Ở Việt Nam và Hải Phòng 13
1.4. Điều kiện tự nhiên đảo Bạch Long Vỹ 15
Chương 2 – VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu 17
iv
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 18
2.3.2 Quản lý và chăm sóc 18
2.3.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 19
2.3.4 Xử lý số liệu 21
Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
3.1 Các yếu tố môi trường sinh thái 22
3.2 Kết quả quá trình nuôi thương phẩm bào ngư 23
3.2.1. Tốc độ tăng trưởng 23
3.2.2. Tỷ lệ sống 29
3.2.3 Ảnh hưởng của thức ăn đến chất lượng thịt của bào ngư 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33
1. KẾT LUẬN 33
2. KIẾN NGHỊ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
v
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Biến động các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi bào ngư 22
Bảng 3.2 Sinh trưởng chiều dài của bào ngư (mm) 24
Bảng 3.3 Tăng trưởng khối lượng của bào ngư (g) 26
Bảng 3.4 Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng của bào ngư SGR
w
(%/ngày) 27
Bảng 3.5 Kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh hóa 30
Bảng 3.6 Kết quả phân tích thành phần axid amin (%/100g thịt) 31
vi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Bào ngư chín lỗ tại Bạch Long Vỹ [25] 4
Hình 1.2. Hình thái ngoài của bào ngư [8] 5
Hình 1.3. Hình ảnh giải phẫu bào ngư [8] 5
Hình 1.4. Hình ảnh hệ tiêu hóa của bào ngư [8] 6
Hình 2.1. Phương pháp đo bào ngư [8] 199
Hình 2.2. Thu thập số liệu tăng trưởng của bào ngư tại Bạch Long Vỹ 20
Hình 3.1. Sinh trưởng chiều dài của bào ngư trong các nghiệm thức 25
Hình 3.2. Sinh trưởng khối lượng của bào ngư trong các nghiệm thức 288
Hình 3.3. Tỷ lệ sống của bào ngư tại các nghiệm thức 299
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GHCP: Giới hạn cho phép
KHP: Không phát hiện (là giá trị nhỏ hơn giới hạn của phương
pháp thử)
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
RK: Rong câu chỉ vàng khô
RT: Rong mơ tươi
Viện NCHS: Viện nghiên cứu Hải sản
Viện NCNTTS: Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản
SGR: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng
DO: Hàm lượng ôxy hòa tan
S ‰: Độ mặn.
t
o
: Nhiệt độ.
NTU: Nephelometric Turbidity Units
1
MỞ ĐẦU
Tại ngư trường ven đảo Bạch Long Vỹ có loài bào ngư chin lỗ (Haliotis
diversicolor Reeve, 1846) là loại đặc sản có giá trị kinh tế cao, nguồn thực phẩm bổ
dưỡng và là vị thuốc tự nhiên quý với nhiều công dụng còn chưa được biết. Qua nhiều
năm khai thác và do hạn chế trong quản lý, nguồn lợi bào ngư chín lỗ ven đảo Bạch
Long Vỹ giảm sút nhanh.
Theo các số liệu khảo sát, điều tra của Viện Nghiên cứu Hải sản trước năm
1987 ở đảo Bạch Long Vỹ đã khai thác khoảng 37 tấn bào ngư khô/năm, năm 1992
còn 5 tấn khô/năm, đến nay sản lượng khai thác thấp, dưới 1 tấn khô/năm [2]. Trước
thực trạng đó, chính quyền và nhân dân huyện đảo đã tiến hành 1 số dự án như: tiến
hành thực hiện xây dựng “mô hình quản lý 6 m nước ven bờ”, “thiết lập vành đai bảo
vệ nguồn lợi thủy sản”, “quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng”, “đề xuất
thiết lập khu bảo tồn biển”… nhằm bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, trong đó
có bào ngư. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát nhiều năm (2006-2010), tốc độ phục hồi
bào ngư không đáng kể, đang có nguy cơ cạn kiệt, rất cần được bổ sung từ sinh sản
nhân tạo và ương nuôi thích hợp bào ngư ở một số khu vực.
Ở Việt Nam, việc sinh sản nhân tạo và ứng dụng công nghệ nuôi bào ngư
thương phẩm đã được Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Nghiên cứu NTTS III… thực
hiện ở một số nơi như Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ninh, Hải Phòng, tuy nhiên,
các nghiên cứu thường chỉ tập trung vào từng vấn đề: đăc điểm phân loại, đặc diểm
hình thái, tập tính sinh sản… mà chưa thực sự chuyển các kết quả này phục vụ nhu cầu
khôi phục nguồn lợi và thực tế sản xuất ở địa phương.
Đảo Bạch Long Vỹ nằm ở ngoài khơi, giữa vịnh Bắc Bộ có nhiều vỉa đá, nước
trong, độ mặn cao, có nhiều rong tảo biển, xa các nguồn rác, bùn, huyền phù, điều kiện
môi trường thích hợp cho nuôi bào ngư. Nghiên cứu và ứng dụng thành công nuôi
thương phẩm bào ngư chin lỗ không những góp phần khôi phục và bảo tồn nguồn lợi
bào ngư mà còn góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo cho ngư
dân vùng ven biển. Một trong những vấn đề quan trọng cần giải quyết khi phát triển
nuôi bào ngư là nguồn thức ăn; số lượng và chất lượng thức ăn đóng vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển, sinh trưởng của bào ngư. Bào ngư sử dụng các loại rong
biển làm thức ăn, nguồn rong này phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ, vì vậy việc đảm
2
bảo lượng rong làm thức ăn cho nuôi bào ngư thương phẩm quy mô lớn là không đơn
giản; việc chủ động nguồn thức ăn đảm bảo về số lượng và chất lượng cho bào ngư
nuôi rất cần được quan tâm, đầu tư nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của thức ăn rong câu chỉ vàng khô lên quá trình sinh trưởng, tỷ lệ sống và
chất lượng thịt của bào ngư (Haliotis diversicolor Reeve, 1846) nuôi tại Bạch Long
Vỹ - Hải Phòng”
Mục tiêu: Nghiên cứu khả năng sử dụng rong câu chỉ vàng khô của bào ngư
nuôi để mở ra hướng chủ động nguồn thức ăn về số lượng và chất lượng cho việc phát
triển nuôi bào ngư thâm canh của huyện đảo.
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn rong câu chỉ vàng khô đến sinh trưởng, tỷ
lệ sống của bào ngư nuôi thương phẩm.
- Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn rong câu chỉ vàng khô đến chất lượng dinh
dưỡng của bào ngư.
3
Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số đặc điểm sinh học của bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor
Reeve, 1846)
1.1.1 Phân loại
Bào ngư chin lỗ (Haliotis diversicolor Reeve, 1846) có tên Tiếng Việt: Bào ngư
chín lỗ, cửu khổng, ốc cửu khổng, ốc chin lỗ, ốc cửu khẩu, cửu khổng ngư bào… Tên
bào ngư chung theo Tiếng Anh: Abalone.
Vị trí trong hệ thống phân loại và tên khoa học [38].
Ngành động vật thân mềm: Mollusca.
Lớp chân bụng: Gastropoda.
Lớp phụ mang trước: Prosobranchia.
Bộ phúc túc nguyên thủy: Archaeogastropoda.
Họ bào ngư: Haliotidae.
Giống bào ngư: Haliotis.
Loài bào ngư chín lỗ: Haliotis diversicolor Reeve, 1846.
Bào ngư là động vật thân mềm có một mảnh vỏ thuộc lớp Chân bụng; các loài
bào ngư đều thuộc họ Haliotidae, giống Haliotis (nghĩa là vành tai ở biển, gọi theo hình
dạng của vỏ); Các nước có ngành sản xuất bào ngư lớn gồm Nhật Bản, Australia, Nam
Phi, Hàn Quốc, Đài Loan, New Zealand và Trung Quốc; thị trường tiêu thụ bào ngư chủ
yếu là khu vực Châu Á gồm Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Nhật Bản [50]
Bào ngư đạt kích cỡ thương phẩm khi chiều dài vỏ ≥ 5cm và có thể khai thác
lấy thịt ăn; vỏ để chạm khắc cho các đồ gỗ, trang sức. Hiện nay trên thị trường bào ngư
thương phẩm được chế biến thành nhiều dạng sản phẩm như: bào ngư khô, bào ngư
đông lạnh, bào ngư đóng hộp và bào ngư ngâm rượu.
4
Hình 1.1. Bào ngư chín lỗ tại Bạch Long Vỹ [25]
1.1.2 Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Hình thái: Bào ngư chín lỗ thuộc nhóm bào ngư nhiệt đới nên có kích thước
nhỏ so với các loài bào ngư sống ở vùng ôn đới; chúng có vỏ cứng, dạng hình vành tai,
có 3 tầng xoắn ốc, tầng thân phát triển lấn tầng xoắn ốc khiến toàn thân bào ngư nom
như một khối dẹt. Bắt đầu từ mép vỏ của tầng xoắn ốc thứ hai có khoảng 7- 9 gờ nhô,
xoắn tạo thành các lỗ (lý do tên gọi ốc cửu khổng) sắp xếp có thứ tự đến tận mép của
miệng vỏ phân bố theo vòng cung trên vỏ, các lỗ mở số 2 – 4 có chức năng trao đổi
nước, bảo vệ xúc tu, tiết chất nhày, nơi phóng tinh – đẻ trứng Vỏ bào ngư phía ngoài
có nhiều vân tím, nâu, xanh xen kẽ nhau, phụ thuộc vào từng loài thích nghi với môi
trường sống; mặt trong có lớp xà cừ óng ánh. Vỏ rất cứng cấu tạo chủ yếu bằng canxi
cacbonat gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau, có tác dụng phân tán lực khi bào ngư bị
tấn công. Chân bào ngư rộng, có cơ bám chắc vào đá đáy biển, giúp cho nó có thể sống
được ở các vùng nước chảy mạnh.
Cấu tạo: Bắt đầu từ giai đoạn ấu trùng veliger, bào ngư mới có thân hình cân
đối ở cả hai phần của cơ thể cho tới có dạng vỏ xoắn. Cơ thể của bào ngư chia làm 3
phần: đầu, chân bụng và khối nội quan.
5
Hình 1.2. Hình thái ngoài của bào ngư [8]
Hình 1.3. Hình ảnh giải phẫu bào ngư [8]
- Đầu: Phần đầu bào ngư nằm ở phía trước của cơ thể, bao gồm: miệng, hầu và
các cơ quan xúc giác. Phần đầu có 2 xúc tu với 2 lõm hốc mắt. Phía trước có vòi ngăn
và các xúc tu tròn, dài, trên đó có cuống mắt nắng. Toàn bộ vòi - xúc tu - mắt nằm trên
chân bụng phía ngoài cùng, tơ xúc giác nằm xung quanh xúc tu.
6
- Chân: Phần chân của bào ngư là các cơ trườn, nằm ngang bên dưới cơ thể.
Trên đó có chức năng tiết chất nhày như các giác hút cho phép chúng di chuyển hoặc
bám chắc trên bề mặt đá hay vật bám cứng. Chân bụng to, hình ô van, rất khỏe; các cơ
thịt nằm phần dưới chân có cấu trúc dạng bàn bám, các cơ thịt bề mặt phía trên có 10
cặp tua ngoại biên và các xúc tu nhỏ nằm ở vùng ngoại biên, phân bố ở mép ngoài các
cơ thịt; bào ngư trườn bò mạnh vào ban đêm, phân bố từ vùng trung tới hạ triều.
- Khối nội quan: Khối nội quan của bào ngư nằm ở mặt lưng ngay dưới vỏ, có
nhiều cơ quan nội quan; bao bọc bên ngoài là các màng áo bắt đầu từ phía lưng đến mép
phần vỏ. Vỏ bào ngư được tạo ra do việc bài tiết của các tế bào cutin (giống như biểu bì
thực vật) được thay thế dần ở mép ngoài và phần trống của lớp màng áo bao bọc.
- Hệ tiêu hóa: Hệ tiêu hoá nằm ở bên trái của khối cơ khỏe có chức năng khép -
mở bảo vệ bằng cách co rút, ẩn nội quan vào trong vỏ.
Các bộ phận tiêu hóa chính; miệng, thực quản, dạ dày, ruột nằm ngang và hậu
môn. Do cơ thể hình xoắn nên cơ quan tiêu hóa cũng uốn lượn, cong theo vỏ; miệng và
hậu môn nằm gần nhau, ở cùng một phía; miệng bào ngư gồ lên như bướu, có hình o
van với các lớp cơ dày, trong miệng có vòm họng, hàm răng kitin và tuyến nước bọt.
dạ dày bào ngư kế tiếp ngay sau thực quản, có dạng hình túi chữ V, phần ruột thừa và
gan thì nối tiếp với dạ dày, ruột dài gấp 3 – 3,5 lần vỏ; nhìn chung hệ tiêu hóa của bào
ngư tương tự như các loài động vật ăn cỏ, phù hợp với thức ăn là rong, cỏ biển.
Hình 1.4. Hình ảnh hệ tiêu hóa của bào ngư [8]
- Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn: Cơ quan hô hấp của bào ngư gồm một cặp mang
nằm ngay dưới hàng lỗ trên vỏ, nước biển trao đối đưỡng khí qua mang và thoát ra
7
ngoài qua lỗ dọc theo vỏ hoặc qua hậu môn, miệng. Hệ tuần hoàn của bào ngư là hệ
mở, tim nằm ở khoang ngoài, bao gồm tâm thất và hai tâm nhĩ.
- Hệ thần kinh: Bào ngư có hệ thần kinh chưa phát triển, có 4 cặp hạch thần
kinh: chuỗi thần kinh chân, hạch thần kinh điều khiển tiêu hóa, các dây thần kinh bên
kết nối theo chiều dọc và chiều ngang cơ thể.
1.1.3. Phân bố
Có chừng 100 loài bào ngư phân bố rộng khắp thế giới [49], nhưng chúng phát
triển phong phú về số lượng ở vùng ôn đới, tập trung ở dọc bờ biển Nam - Bắc Mỹ; ở
phía Đại Tây Dương và Caribê. Riêng loài bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor)
phân bố rộng trong khu vực Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, dọc bờ biển Ấn Độ, Nhật
Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Philippin… loài này được phát hiện
chủ yếu từ tuyến hạ triều đến độ sâu 15-20m, nền đáy là những vỉa đá cứng, rạn san
hô. Ở Việt Nam bào ngư phân bố ở đảo Cô Tô, Bạch Long Vỹ, các đảo ở Bắc và
Trung Bộ, đảo Phú Quốc…
Bào ngư sống ở nơi có độ trong cao, ít sóng gió, đáy có vỉa đá sỏi, san hô, ban
ngày ẩn nấp ở vách đá, khe đá, ban đêm bò ra kiếm ăn; chúng sống ở vùng biển cạn từ
ven bờ đến độ sâu 10-20m, thích nghi trong khoảng nhiệt độ từ 10-35
o
C và nồng độ
mặn từ 25-35‰. Bào ngư không phân bố ở các vùng cửa sông bởi vì cửa sông nồng độ
muối thấp, có nhiều bùn, nhiệt độ cao và oxy hòa tan thấp.
Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống ấu trùng của bào ngư sống trôi nổi, có thể
di chuyển thụ động theo dòng chảy; đến cuối giai đoạn trôi nổi, bào ngư tìm đến vùng
có nhiều vật bám thích hợp để định cư [41]. Khi chiều dài vỏ nhỏ hơn 5mm thường
sống ở các rạn, bám ở mặt dưới các vỉa đá nơi nước cạn; khi lớn hơn chiều dài vỏ từ 5
– 10mm sống ở kẽ đá lớn nước sâu, có khi tới hơn 20m. Chúng thường tập trung thành
từng cụm, có nhiều nơi mật độ từ 15-20 con/m
2
[42].
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Bào ngư thuộc nhóm chân bụng ăn rong tảo biển, thực vật và mùn bã hữu cơ;
thức ăn của bào ngư thay đổi theo giai đoạn phát triển. Các giai đoạn veliger và ấu
trùng bám của bào ngư ăn tảo đơn bào hay mùn bã hữu cơ; bào ngư trưởng thành thích
ăn rong biển (seaweed), đặc biệt là rong đỏ (red algae), rong nâu (brown algae) và vài
loại rong lục (green algae).
Bào ngư bắt mồi tích cực về đêm, đặc biệt là lúc mặt trời sắp lặn và sắp mọc.
8
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến cường độ bắt mồi của bào ngư, ở 8
o
C bào ngư không bắt
mồi, 12
o
C bào ngư ăn với lượng thức ăn là 6% khối lượng cơ thể, 20
o
C bào ngư ăn với
lượng bằng 15% trọng lượng cơ thể.
Nhu cầu dinh dưỡng: thành phần dinh dưỡng tối ưu cho bào ngư phát triển cần
tỷ lệ: protein 30%, lipit 3% của các axit béo không no HUFA-ω3 và HUFA – ω6.
Ngày nay, hầu hết các cơ sở nuôi trên thế giới cho bào ngư ăn bằng thức ăn chất lượng
cao, sản xuất theo công thức đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu tiêu hoá của bào ngư.
Thức ăn viên thường tồn tại trong nước vài ngày mà không bị phân rã. Tuy nhiên việc
cho ăn thức ăn viên trong sản xuất công nghiệp còn nhiều hạn chế do dễ bị ẩm mốc,
giá cao và nhất là chưa tạo ra sức tăng trưởng đột biến khi nuôi, chưa chủ động trong
sản xuất giống… Vì vậy đây là vấn đề cần tiếp tục xem xét, nghiên cứu thử nghiệm
trong thời gian tới.
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng của bào ngư chín lỗ thể hiện theo độ tuổi như sau: 1 tuổi chiều dài
vỏ đạt 3-3,5 cm; 2 tuổi chiều dài vỏ đạt 3,5-5 cm; 3 tuổi chiều dài vỏ đạt 5-5,6 cm; 4
tuổi chiều dài vỏ đạt 6,5-7cm; 5 tuổi chiều dài vỏ đạt 7,5-8 cm, khi xem xét quần thể
bào ngư cùng lứa cũng cho thấy: ở giai đoạn bào ngư còn nhỏ, số con cái thường nhiều
hơn con đực và khi trưởng thành thì số con đực nhiều hơn con cái [47].
Bào ngư sinh trưởng chậm, có tốc độ tăng nhanh chiều dài vỏ trong năm thứ
nhất và thứ hai. Theo kết quả nghiên cứu của Akio (1984) ở Nhật Bản, bào ngư giống
được sản xuất vào tháng 10 - 11 và phải ương nuôi 2 - 4 tháng mới cho con giống cỡ
2mm. Trong tự nhiên thường gặp cá thể trưởng thành có chiều dài vỏ từ 60-90 mm,
chiều cao bằng 2/3 chiều rộng và bằng 1/4 chiều dài [34].
Chu kỳ sinh trưởng của bào ngư phụ thuộc vào một số điều kiện tự nhiên của
khu vực, theo mùa và biến động nhiệt độ. Loài bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor)
có tuổi thọ khác nhau, nhưng thường không quá 10 năm [41].
1.1.6. Đặc điểm sinh sản
Bào ngư sinh sản hữu tính
,
phân tính đực, cái riêng biệt; trong mùa sinh sản con
cái thường có màu xanh đen, con đực có màu vàng. Trứng của bào ngư thụ tinh ngoài
nên tỉ lệ thụ tinh rất thấp. Khi sinh sản chúng thường tập trung thành từng đàn trong
một nơi với mật độ cao, như vậy đảm bảo trứng có cơ hội thụ tinh cao.
9
Ở Vịnh Bắc Bộ, bào ngư thường có 2 vụ sinh sản: tháng 4 – 5 và tháng 10 – 11;
bào ngư chín lỗ thành thục khi kích thước > 5cm và tỷ lệ thụ tinh thành công tăng lên
tỷ lệ thuận theo kích thước. Khi đạt tuổi 2
+
bào ngư đực có tuyến sinh dục màu trắng
sữa nằm ở phía dưới chân còn bào ngư cái có tuyến sinh dục màu lam hoặc xanh sẫm.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy mùa sinh sản của các loài bào ngư liên quan đến sự
biến đổi nhiệt độ nước trong năm và nguồn thức ăn nơi chúng phân bố. Tỷ lệ đực, cái
trong quần thể tự nhiên (có kích thước khác nhau) là 1:1 [37, 45]. Sức sinh sản của
một số loài bào ngư thành thục được tính bằng số trứng của con cái. Thông thường
trong giai đoạn thành thục, số trứng đạt khoảng 50.000 trứng (với chiều dài vỏ đạt >
201-205mm). Đến mùa sinh sản, bào ngư ăn ít và bò xuống nơi sâu để sinh sản, trứng
và tinh được phóng ra qua hàng lỗ trên vỏ của bào ngư và lan tỏa trong nước. Bào ngư
đẻ vào lúc chiều tối và rạng sáng, con đực thường phóng tinh trước sau đó con cái mới
đẻ trứng. Sản phẩm sinh dục cũng có vai trò kích thích các cá thể khác trong quần thể
sinh sản. Tinh trùng có khả năng thụ tinh trong 2 giờ sai khi được phóng thích ra môi
trường nước, trứng bắt dầu phân cắt 10 phút sau thụ tinh; trứng bào ngư phân cắt hoàn
toàn không đều theo kiểu xoắn ốc. Trứng sau khi thụ tinh trôi nổi trong nước trải qua
các giai đoạn ấu trùng cho đến khi lớp vỏ được hình thành; ấu trùng có vỏ sơ khai, sẽ
xuống đáy [8].
1.2. Giá trị dinh dưỡng của bào ngư
Bào ngư là loài có giá trị kinh tế bởi vì hàm lượng dinh dưỡng trong thịt của
chúng rất cao được xếp vào một trong “bát bảo hải sản hay 8 hải sản quý hiếm của
biển”, có thể dùng tươi, khô hoặc đóng hộp. Trong Đông y thịt bào ngư thuộc bổ âm,
lành tính để bồi bổ cho người già, trẻ suy dinh dưỡng, còi xương có tác dụng chữa
bệnh tốt, giúp bồi bổ khí huyết, bổ thận, tăng thị lực, chống suy nhược cơ thể và điều
hoà huyết dịch, dùng cho những người cơ thể suy nhược, mắt kém, suy thận, hay đi
tiểu đêm, giúp ổn định hàm lượng đường trong máu… ngoài ra có thể dùng nguyên
con (cả vỏ) ngâm rượu chữa các bệnh nóng trong, trị loãng xương, thiếu canxi, yếu
sinh lý Vỏ bào ngư cũng được Đông y dùng làm thuốc gọi là “thạch quyết minh”,
trong vỏ bào ngư có chứa canxi cacbonat, magiê, sắt, silic, photphat và clorua; vỏ bào
ngư có vị mặn, tính hàn, tác động vào kinh mạch thuộc thận và can, giúp hạ hoả, trị
nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt… đồng thời vỏ bào ngư là vật liệu dùng để khảm tranh,
trang trí tượng, chế tác đồ trang sức, mỹ phẩm
10
Trong 100 g bào ngư chứa: chất đạm 17,05 g; đường (carbonhydrat) 5,89 g;
chất béo 0,75 g; cholesterol 84,7 mg; các loại vitamin B1, B2, khoáng chất và nguyên
tố vi lượng. Trong chất đạm cũng có đủ 19 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể ở lượng
mức tương đối cao như threonin 0,73 mg; isoleucin 0,75 mg; valin 0,7 mg; và axit
glutamic 2,31 mg. Ngoài ra, trong thịt bào ngư còn có các hợp chất có tác dụng diệt
khuẩn là Paolin 1, Paolin 2 và một hợp chất gọi là “phần C tan trong nước”. “Phần C
tan trong nước” khi kết hợp với Paolin 1 sẽ có tác dụng với vi khuẩn Streptococcus
pyogenes và Staphylococcus aureus và khi kết hợp với Paolin 2 có thể ngăn chặn
được virus polio và influenza A trên đối tượng thí nghiệm [26].
Tuy nhiên theo Tony Hsu (2000) thì trong 100g thịt bào ngư chứa: 18g protein;
0,1g lipid; 0,059g cholesterol; 2,7g chất xơ; 229mg phospho; 0,5mg sắt; 9 axit amin
không thay thế, các vitamin B1, B2, B6, B12, K, E và 83 calo năng lượng [48]. Tùy
theo thói quen hay sở thích mà bào ngư được chế biến thành các món ăn: súp khai vị,
xào ngũ vị, nướng, gỏi sashimi, nấu cháo ngoài ra một số vùng ở Hàn Quốc còn nuôi
bào ngư để cấy ngọc [39].
1.3. Tình hình nghiên cứu, kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi bào ngư chín
lỗ (Haliotis diversicolor)
1.3.1 Trên thế giới
Hầu hết các loài bào ngư được nuôi trên thế giới đều là các loài thuộc khu vực
khí hậu ôn đới hoặc cận nhiệt đới và tương đối lớn so với các loài bào ngư nhiệt đới.
Tuy nhiên thị trường của các loài bào ngư cỡ nhỏ đang phát triển rất mạnh ở Trung
Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Nuôi bào ngư bắt đầu ở Nhật Bản và Trung Quốc vào
cuối những năm 1950 và phát triển nhanh vào đầu những năm 1990. Những nước nuôi
bào ngư thương phẩm đạt năng suất cao là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan
[44]… Nuôi bào ngư chin lỗ (Haliotis diversicolor) tại các tỉnh Hooc – kai – đô [37],
Phù Kẹt (Thái Lan), Liêu Ninh, Sơn Đông, Phúc Kiến, Quảng Đông và Hải Nam,
Trung Quốc [43] và ở Đài Loan với hệ số thức ăn rất biến động [35].
Kỹ thuật nuôi bào ngư đã phát triển và được sàng lọc trong suốt 30 năm qua.
Những kinh nghiệm này được sử dụng để xây dựng trại giống bào ngư năng suất cao
và có hiệu quả kinh tế. Năm 1952, tác giả Ino thành công trong sản xuất con giống loài
bào ngư chin lỗ (Haliotis diversicolor). Bào ngư được ương nuôi đến hơn 2 tháng tuổi,
đạt kích thước >2mm. Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu sản xuất giống các loài
11
bào ngư ở vùng nhiệt đới đã được triển khai [36]; do có kích thước cá thể lớn, tốc độ
tăng trưởng nhanh, nên loài bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor) đã được sản xuất
nhiều ở Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia… Tuy nhiên kết quả còn hạn chế do
tỷ lệ sống đến giai đoạn bào ngư giống rất thấp [40]. Kết quả nghiên cứu của
Singhagraiwan (1991) cho thấy tỷ lệ sống của ấu trùng từ giai đoạn Trochophore đến
giai đoạn Veliger đạt chưa đến 5% và đến giai đoạn ấu trùng thể bám chỉ đạt 5%.
Nghiên cứu của Poomtong (Thái Lan, 1997) đã tăng tỷ lệ sống đến giai đoạn bào ngư
hơn 1 tháng tuổi lên xấp xỉ 5,1%. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Fermin (1998)
ở Philippin chỉ đạt dưới 5%. Công bố của Viện Nghiên cứu thủy sản Penang, Malaysia
thì tỷ lệ sống đến giai đoạn bám đáy (dạng Spat) là 5%.
Mật độ nuôi: mật độ phụ thuộc vào kích thước vỏ, khả năng cấp tiêu nước, điều
kiện chất đáy. Theo Chen, 1984 cho thấy loài bào ngư chín lỗ ở mật độ nuôi 2.500 cá
thể ấu trùng/m
2
là phù hợp. Tuy nhiên, mật độ tối ưu đưa ra còn chưa nêu được để xem
xét và xác định mối quan hệ giữa mật độ nuôi có liên quan ra sao giữa các yếu tố sinh
học và phi sinh học kèm theo.
Thức ăn nuôi bào ngư thương phẩm: nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xác
định thức ăn thích hợp cho các giai đoạn phát triển của bào ngư như thử nghiệm cho bào
ngư giống ăn rong câu (Gracilaria) và rong bún (Enteromorpha) nuôi 120 ngày để xác
định tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng hoặc sử dụng một số kiểu thức ăn chế biến dạng
viên để kiểm định 2 chỉ tiêu trên; kết quả, tỷ lệ sống của bào ngư giống khi cho ăn rong
bún cao, trong khi đó các ấu trùng không thích hợp với loài rong bún. Thử nghiệm cho
ăn rau diếp, xà lách, bắp cải cũng chỉ là các thức ăn thay thế ngắn hạn 3-5 ngày [8].
Bào ngư Haliotis diversicolor nuôi tại đảo Nao Châu về chất lượng cũng như
số lượng đều đứng hàng đầu tại tỉnh Quảng Đông. Số liệu thống kê năm 1960, sản
lượng cao nhất là 38.160 kg (năm 1936), cá thể lớn nhất có chiều dài 9,6 cm; ngư dân
đảo Nao Châu đã sử dụng bể chìm để nuôi, tốc độ sinh trưởng nhanh; tại khu vực đá
ngầm nơi có thủy triều thấp, gió mạnh và biển động có đặt các bể ngầm hình tròn có
đường kính khoảng 1m, cao từ 0,6-1m để tiến hành nuôi bào ngư chín lỗ (Haliotis
diversicolor); mỗi bể thả nuôi khoảng 1.000 bào ngư giống, cỡ trên dưới 2cm, sau 9-
12 tháng nuôi dưỡng, bào ngư đạt chiều dài trên 5cm, tỷ lệ sống 60%, mỗi bể có thể
đạt sản lượng bào ngư thương phẩm là 10-12kg.
Theo Hoàng Quý Trâm (Ðài Loan) - Tạp chí KHCNTS 8/2000: Đài Loan áp
12
dụng lồng lưới để nuôi bào ngư, ưu điểm của nuôi bằng lồng lưới là tiết kiệm chi phí,
giảm giá thành và đề phòng việc phát sinh bệnh tật, nhưng thời gian nuôi tương đối
dài, cách nuôi loại này giá thành thấp là phương pháp nuôi lớn vừa kinh tế lại vừa
thuận tiện. Tuy nhiên, đặc biệt chống gió bão, chống sóng, đảm bảo an toàn, tránh bị
mất trộm [8].
Năm 2003, tại Phúc Kiến, người ta đã nghiên cứu áp dụng kỹ thuật nuôi treo
bào ngư trên biển sử dụng thức ăn là rong bẹ (Laminaria) tươi và rong bẹ khô, rong bẹ
muối; trong quá trình nuôi, căn cứ vào mùa vụ để lựa chọn chủng loại thức ăn thích
hợp. Từ tháng 4 đến tháng 6 cho ăn rong bẹ tươi; tháng 7- 9 thức ăn là rong bẹ muối,
có bổ sung các loại tảo tự nhiên hoặc thức ăn nhân tạo dạng bản mỏng; tháng 10-3
năm sau thức ăn là tảo tía hoặc rong bẹ muối. Lượng thức ăn tươi cho ăn bằng 10-30%
trọng lượng cơ thể bào ngư. Thường 2-3 ngày cho ăn 1 lần.
Hiện nay ở Trung Quốc, bào ngư được nuôi nhiều, chủ yếu theo các phương
thức nuôi vãi (gieo) đáy, nuôi lồng bè, nuôi công nghiệp [10].
Tóm lại: Các thông tin trên cho thấy nỗ lực nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật
nuôi loài nhuyễn thể một mảnh vỏ này được nhiều quốc gia quan tâm
Các thành tựu đạt được cơ bản bao gồm:
- Xác định được đặc điểm sinh học, phân bố, dinh dưỡng, mùa vụ, điều kiện
sống của một số loài bào ngư.
- Phát triển được một số kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương nuôi bào ngư.
Nhiều quốc gia trong vùng và trên thế giới đã chọn lọc các kết quả này trong
suốt 50 năm qua để sinh sản nhân tạo và nuôi bào ngư thương phẩm, từng bước khôi
phục được nguồn lợi bào ngư, phát triển nuôi biển và cải thiện thu nhập cho cộng đồng
dân cư địa phương ven biển.
Các tồn tại cần giải quyết chính là:
- Giải quyết các sự cố môi trường khi nuôi bào ngư.
- Nâng cao tỷ lệ sống trong sinh sản nhân tạo và ở các giai đoạn phát triển của
bào ngư, thông qua ứng dụng các công nghệ và kỹ năng ương nuôi ở mỗi quốc gia.
- Giải quyết vấn đề thức ăn trong các giai đoạn ấu trùng từ giai đoạn Trochophore
- Veliger đến giai đoạn ấu trùng thể bám spat trước khi nuôi thương phẩm.
- Cải thiện phương thức quản lý, chăm sóc nuôi bào ngư thương phẩm.
- Cải thiện kỹ thuật khai thác bào ngư.
13
1.3.2. Ở Việt Nam
Trước năm 1991, các nghiên cứu về bào ngư ở Việt Nam chủ yếu là phân loại
và xác định vùng phân bố, thành phần loài, mô tả hình thái cấu tạo và sinh thái học [3].
Từ năm 1992 đến nay, đã tập trung vào nghiên cứu về đặc điểm thành phần loài, phân
bố, sinh thái học, thu gom giống bào ngư ngoài tự nhiên để ương nuôi thương phẩm và
cho sinh sản nhân tạo, điển hình là nghiên cứu của các học giả: Nguyễn Văn Chung
[5,6]; Lê Đức Minh – Viện Nghiên cứu NTTS III [18,19, 20]; Hợp phần LMPA [12].
Năm 1994-1998, Viện NCHS triển khai đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện kỹ thuật
sản xuất giống và nuôi bào ngư” với đối tượng nuôi thử nghiệm là bào ngư chín lỗ
(Haliotis diversicolor Reever, 1846), các địa điểm nghiên cứu triển khai tại Quảng
Ninh: Lạch Miều (1994), Cát Giá (1996), đảo Quan Lạn (1997-1998), đã tổng hợp
được một số kinh nghiệm, kỹ thuật trong nuôi vỗ bố mẹ, cho đẻ và ương nuôi ấu trùng,
tỷ lệ nở ấu trùng trochophore là 90% và tỷ lệ sống đến bào ngư giống dưới 5%. Mật độ
ương trong giai đoạn 1 là 5 con, mật độ giống sau 40 ngày là 0,2 con/cm
2
vật bám.
Nuôi bào ngư thương phẩm: đã thử nghiệm nuôi treo, tại nam - đông nam các đảo:
Quan Lạn, Cô tô, Minh Châu… kéo dài 15 đến 18 tháng bước đầu đạt kết quả [25].
Năm 2000-2001, Trung tâm nghiên cứu thủy sản III – Khánh Hòa, đã thử
nghiệm sinh sản nhân tạo giống bào ngư vành tai và bầu dục; năm 2001, đã sản xuất
một số bào ngư giống phục vụ cho bà con ngư dân vùng biển.
Trong năm 2007, Hợp phần Sinh kế bền vững trong và xung quanh các Khu bảo
tồn biển đã kết hợp với Viện NCNTTS III, triển khai thử nghiệm nuôi bào ngư vành
tai (Haliotis asina) thương phẩm đã có được những thành công ban đầu [12].
Năm 2008, huyện Bạch Long Vỹ đã triển khai mô hình nuôi bào ngư bằng
phương pháp nuôi sát mép nước và lồng đánh chìm, mô hình đã triển khai thả 75 kg
giống bào ngư kích thước chiều dài vỏ ≤ 1,8cm, bể nuôi kích thước 10m
3
(sâu 2m, dài
5m, rộng 1m), dưới đáy xếp so le một số vỉa đá mỏng cho bào ngư có chỗ bám, đặt ở
khu vực bãi triều ven đảo, có mức nước phù hợp; rong mứt có phân bố tự nhiên tại đảo
được các hộ nuôi sử dụng làm thức ăn chính cho bào ngư với khẩu phần 15-17kg/lần
(1 đến 2 ngày/lần). Theo kết quả kiểm tra, theo dõi của phòng Kinh tế huyện, qua 3 đợt
kiểm tra, bào ngư phát triển bình thường và sau 9 tháng nuôi đã cho thu hoạch bào ngư
thương phẩm. Sự phát triển bình thường với kích thước đồng đều của bào ngư cho
thấy, thức ăn, cách thức nuôi và môi trường tương đối phù hợp, độ tăng trưởng tốt.
14
[16]. Hiện nay, ở vùng biển Bạch Long Vỹ bào ngư chín lỗ Haliotis diversicolor đang
bị khai thác ráo riết cho dù đã được các cấp chính quyền Hải Phòng nghiêm cấm khai
thác. Hoạt động lặn khai thác “tận thu” và tác động hủy diệt của thuốc nổ, hóa chất,
lưới vét … gây suy giảm nhanh nguồn lợi bào ngư [24].
Năm 2009 – 2010, thành phố Hải Phòng đã triển khai đề tài “Ứng dụng công
nghệ sinh sản bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor), thử nghiệm và đề xuất hình thức
nuôi thương phẩm phù hợp tại đảo Bạch Long Vỹ Hải Phòng”, đề tài đã tiến hành thực
nghiệm để xác định thức ăn thích hợp cho các giai đoạn phát triển của bào ngư; các kết
quả thu được cho thấy tỷ lệ sống của bào ngư giống (40-60 ngày tuổi) khi cho ăn rong
câu cao hơn cho ăn rong bún và rong nho biển (Caulerpa). Hệ số chuyển hóa thức ăn
của bào ngư phụ thuộc vào kiểu dạng thức ăn và kích thước bào ngư; khi sử dụng thức
ăn là các loài rong mơ (Sargassum sp), rong câu thắt (Gracilaria blodgettii) kích thích
bào ngư thành thục tốt hơn, trong khi đó rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica) và
thức ăn phối hợp kích thích mức độ thành thục sinh dục chậm hơn nhưng tăng trưởng
trọng lượng cao hơn. Đề tài đã sản xuất được 2,5 vạn bào ngư giống kích thước vỏ ≥
4mm, tỷ lệ sống đạt ≈ 7%; nuôi bào ngư thương phầm tỷ lệ sống bình quân đạt 34,1%,
sau 19 tháng nuôi hệ số thức ăn trung bình dao động: 15,5:1 ÷ 20:1, trong thời gian từ
tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau có bổ sung thêm rong câu chỉ vàng khô do
rong tự nhiên tàn lụi [8].
Các thành tựu đã đạt được bao gồm:
- Xác định được về cơ bản các đặc điểm sinh học, phân bố, mùa vụ… của một
số loài bào ngư có giá trị hiện có ở Việt Nam và Bạch Long Vỹ.
- Đã cho sinh sản nhân tạo được loài bào ngư cửu khổng H. diversicolor ở Cát
Bà Hải Phòng mở ra triển vọng để có thể khôi phục nguồn lợi bào ngư cho các tỉnh
ven biển.
- Phát triển được một số kỹ thuật ương, nuôi bào ngư thu gom giống từ tự
nhiên…
- Đã xác định được Bộ chỉ số môi trường nuôi bào ngư thương phẩm tại Bạch
Long Vỹ:
- Nhiệt độ nước: 20-29
o
C - Nồng độ đạm amôn (NH
4
+
-N): 5µg/l
- Độ mặn: 29-34‰ - Nồng độ đạm NO
3
-
-N: 5µg/l
15
- Oxy hòa tan (DO): ≥ 5ml - Mật độ rong biển (µ): > 0,1kg/m
2
- Độ pH: 8,0-8,4 - Cường độ chiếu sáng: > 9.000 Lux
- Độ sâu thả giống: 5 - 7m - Lưu tốc nước: 0,5-1 m/giây
Các tồn tại cần giải quyết:
- Quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương nuôi bào ngư chín lỗ phù hợp.
- Xác định được loại hình nuôi bào ngư, phương thức quản lý chăm sóc nuôi
bào ngư thương phẩm phù hợp ở Bạch Long Vỹ.
- Ảnh hưởng của số lượng và chất lượng thức ăn đến sinh trưởng của bào ngư ở
các giai đoạn: ấu trùng, con giống và bào ngư thương phẩm…
1.4. Điều kiện tự nhiên đảo Bạch Long Vỹ
Bạch Long Vỹ là đảo xa bờ nhất của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Đảo có toạ
độ địa lý (20
o
07'35'' và 20
o
08'36'' vỹ độ Bắc; 107
o
42'20'' - 107
o
44'15'' kinh độ Đông
Do vị trí giữa Vịnh (cách Hòn Dấu - Hải Phòng 110 km, cách đảo Hạ Mai 70 km, cách
mũi Ta Chiao - Hải Nam 130 km), đảo có một vị trí quan trọng trong việc mở rộng các
vùng biển và phân định biển Vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra, đảo còn nằm trên một trong 8
ngư trường lớn của Vịnh, có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế,
an ninh - quốc phòng biển của nước ta ở Vịnh Bắc Bộ.
Vùng bãi ngập triều quanh đảo (gồm bãi triều cao, bãi triều thấp) và bãi biển có
có diện tích khoảng 1,3 km
2
, chủ yếu là thềm đá gốc do sóng mài mòn tạo ra.Diện tích
bãi triều cao 0,474 km
2
, bãi triều thấp 0,712 km
2
, bãi biến ngập triều rộng 0,078km
2
.
Đảo Bạch Long Vĩ nằm ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ có độ mặn cao, nước trong.
Ngư trường Bạc Long Vĩ có diện tích 3.600 hải lý vuông với 393 loài cá, trong
đó có hơn 100 loài có giá trị cao như thu, hồng, song, bào ngư Nguồn lợi hải sản
quanh khu vực 6 m nước quanh đảo Bạch Long Vĩ có 39 loài rong biển như rong nâu,
rong lục, rong đỏ phân bố ở vùng bãi triều, đây là nguồn thức ăn thích hợp cung cấp
cho bào ngư.
Môi trường nước biển khu vực quanh đảo:
- Hàm lượng N-NO2
-
: Hàm lượng N-NO2
-
dao động từ 0,003 - 0,009mg/l; vào
mùa mưa hàm lượng N-NO2
-
trung bình 0,005mg/l cao hơn so với mùa khô (trung
bình 0,003mg/l). Nước trong khu vực âu tàu có hàm lượng N-NO2
-
trung bình
16
0,007mg/l cao hơn so với nước khu vực ven đảo (trung bình 0,003 - 0,006mg/l). Các
giá trị quan trắc hàm lượng N-NO2
-
đều thấp hơn nhiều so với GHCP (0,020mg/l) [15]
- Hàm lượng N-NO3
-
: Muối dinh dưỡng N-NO3
-
ven đảo có hàm lượng cao
trong các tháng mùa mưa (0,007 - 0,037mg/l), mùa khô hàm lượng thấp hơn dao động
0,006 - 0,027mg/l. Chênh lệch giữa tầng mặt (trung bình 0,016mg/l) và tầng đáy
không lớn (trung bình 0,017mg/l). Tuy nhiên, ở các trạm nghiên cứu trong khu vực âu
tàu, hàm lượng N-NO3
-
trung bình đạt 0,169mg/l. [15]
- Hàm lượng N-NH4
+
: Hàm lượng N-NH4
+
dao động từ 0,003- 0,032mg/l, thấp
hơn nhiều so với GHCP (0,5mg/l) theo QCVN 10:2008 áp dụng cho nước biển phục
vụ nuôi trồng thuỷ sản, bảo tồn thuỷ sinh. Cục bộ một số điểm quan trắc có hàm lượng
N-NH4
+
vượt GHCP (0,07mg/l) theo tiêu chuẩn ASEAN, đặc biệt trong khu vực âu
tàu, hàm lượng N-NH4
+
khá cao vượt GHCP khoảng 1,2 - 1,5 lần [15].
- Hàm lượng P-PO43
-
: Hàm lượng P-PO43- khá thấp, trung bình 0,008mg/l,
vào mùa mưa khu vực có biểu hiện ô nhiễm với hàm lượng P-PO43
-
vượt GHCP
(0,015mg/l - tiêu chuẩn đề xuất của ASEAN) từ 2,4 đến 7,2 lần. Khu vực âu tàu, hàm
lượng P-PO43
-
dao động từ 0,029 - 0,108mg/l, đã xuất hiện cục bộ tại trung tâm âu tàu
có hàm lượng P-PO43
-
cao hơn GHCP (0,10mg/l) [15]
17
Chương 2 – VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu
- Địa điểm: Đảo Bạch Vong Vỹ - Hải Phòng.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/05/2012 đến 31/11/2012
- Đối tượng nghiên cứu: bào ngư cửu khổng (chín lỗ) Haliotis diversicolor
Reeve, 1846; bào ngư giống có chiều dài 2cm và trọng lượng bình quân 9,1g/con.
- Thức ăn: thức ăn sử dụng trong quá trình thí nghiệm gồm: rong câu Gracilaria
khô chuyển từ Hải Phòng ra đảo và rong mơ Sarrgassum tươi tại chỗ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu:
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
KẾT LUẬN
- Đánh giá sinh trưởng, tỷ lệ sống của bào ngư chín lỗ nuôi
tại Bạch Long Vỹ bằng rong câu khô.
- Đánh giá chất lượng dinh dưỡng khi nuôi bào ngư chín lỗ
tại Bạch Long Vỹ bằng rong câu khô.
Tốc độ tăng
trưởng chiều
dài (hàng
tháng)
Tốc độ tăng
trưởng khối
lượng (hàng
tháng)
Theo dõi tăng
trưởng của bào ngư
Theo dõi tỉ lệ sống, sức
khỏe của bào ngư
(hàng ngày)
Phân tích chất lượng
thịt bào ngư
Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn rong câu chỉ vàng khô lên quá trình sinh
trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng thịt của bào ngư (Haliotis diversicolor Reeve,
1846) nuôi tại Bạch Long Vỹ - Hải Phòng