Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 đến 2015 và định hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.79 KB, 149 trang )


C QUAN CH QUN
UBND TNH PH TH
C QUAN CH TRè
S K HOCH V U T
BO CO
TNG HP KT QU NGHIấN CU TI KHOA HC
nghIÊN cứu đề xuất các giải pháp phát triển nguồn
nhân lực chất lợng cao phục vụ phát triển kinh tế- xã hội
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 và định hớng đến 2020
C quan ch trỡ : S K HOCH V U T
Ch nhim ti : ThS TRNH TH TRUYN

Vit Trỡ 2012
C QUAN CH QUN
UBND TNH PH TH
C QUAN CH TRè
S K HOCH V U T
BO CO
TNG HP KT QU KHOA HC CễNG NGH TI
nghIÊN cứu đề xuất các giải pháp phát triển nguồn
nhân lực chất lợng cao phục vụ phát triển kinh tế- xã hội
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 và định hớng đến 2020
C quan ch trỡ: S K HOCH V U T
Ch nhim ti: ThS TRNH TH TRUYN

Ch nhim ti
(ký tờn)
C quan ch trỡ ti
(ký tờn v úng du)


ii
Việt Trì - 2012
iii
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH HÌNH x
xii
CÁC TỪ VIẾT TẮT xiii
A. LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Bối cảnh nghiên cứu 1
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 4
2.1. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4
2.2. Phương pháp nghiên cứu 5
2.3. Thu thập số liệu 6
3. Địa bàn và mẫu số liệu nghiên cứu 8
4. Tổng quan về nghiên cứu liên quan tới nguồn nhân lực chất lượng cao 9
B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ 12
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN 12
NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO 12
1.1. Những nội dung cơ bản về nguồn nhân lực chất lượng cao 12
1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao 12
1.1.2. Tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao 15
1.1.3. Đặc điểm thể hiện của nguồn nhân lực chất lượng cao 17
1.1.4. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao 19
1.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 21
1.2.1. Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực 21
1.2.2. Nội dung cơ bản về phát triển nguồn nhân lực 23
1.2.3. Sự cần thiết của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao 26

1.3. Các yếu tố tác động tới nguồn nhân lực chất lượng cao 27
1.3.1. Yếu tố phát triển kinh tế tác động đến nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực 28
1.3.2. Yếu tố chăm sóc sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng 32
1.3.3. Giáo dục và đào tạo 34
1.3.4. Trình độ phát triển khoa học công nghệ 34
1.3.5. Yếu tố chính sách của chính phủ 34
1.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của một số địa
phương 35
1.4.1. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Đà Nẵng 35
1.4.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Nghệ An 36
1.4.3. Những kinh nghiệm rút ra 41
CHƯƠNG 2 43
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO TỈNH PHÚ THỌ 43
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của Phú Thọ 43
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 43
iv
2.1.2. Đặc điểm kinh tế 45
2.1.3. Đặc điểm xã hội 46
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ 47
2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng dân số 47
2.2.2. Quy mô và cơ cấu nguồn lao động tỉnh Phú Thọ 52
2.3. Nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Phú Thọ 55
2.3.1. Số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao Phú Thọ 56
2.3.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao trong cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ 58
2.3.3. Nguồn nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp tỉnh Phú Thọ 60
2.3.4. Chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Phú Thọ 62
2.2.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 67
2.2.3.1. Mục đích của các chính sách về nguồn nhân lực 68

2.2.3.2. Nguồn lực thực hiện các chính sách nguồn nhân lực chất lượng cao
68
2.2.3.3. Các chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao 70
2.2.3.4. Đánh giá về chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 71
2.2.4. Đánh giá chung về nguồn nhân lực chất lượng cao Phú Thọ 72
2.2.4.1. Đánh giá chung về mặt số lượng nguồn lao động 72
2.2.4.2. Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lựcchất lượng cao 72
CHƯƠNG 3 76
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ-
XÃ HỘI PHÚ THỌ ĐẾN 2020 76
3.1. Căn cứ xác định nhu cầu nguồn nhân lực Phú Thọ đến 2020 76
3.1.1. Quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội Phú Thọ đến 2020 76
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Phú Thọ đến năm
2020 77
3.1.2.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực Phú Thọ đến 2020 78
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Phú Thọ đến 2020 79
3.2. Giải pháp cụ thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Phú Thọ đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 81
3.2.1. Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo 81
3.2.1.1. Giải pháp giáo dục nhằm nâng cao trình độ học vấn nguồn lao động
Phú Thọ 81
3.2.1.2. Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn lao
động Phú Thọ 84
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao kỷ luật lao động và thái độ hành vi 88
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao sức khỏe nguồn nhân lực 89
3.2.3.1. Nhóm các giải pháp chung đối với tỉnh 90
3.2.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước về nâng cao sức khỏe nguồn nhân lực
Phú Thọ 94

3.2.4. Nhóm giải pháp thu hút nguồn nhân lực 95
3.2.5. Một số các giải pháp khác 96
v
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
vi
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH HÌNH x
xii
CÁC TỪ VIẾT TẮT xiii
A. LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Bối cảnh nghiên cứu 1
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 4
2.1. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4
2.2. Phương pháp nghiên cứu 5
2.3. Thu thập số liệu 6
3. Địa bàn và mẫu số liệu nghiên cứu 8
4. Tổng quan về nghiên cứu liên quan tới nguồn nhân lực chất lượng cao 9
B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ 12
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN 12
NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO 12
1.1. Những nội dung cơ bản về nguồn nhân lực chất lượng cao 12
1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao 12
1.1.2. Tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao 15
1.1.3. Đặc điểm thể hiện của nguồn nhân lực chất lượng cao 17
1.1.4. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao 19
1.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 21
1.2.1. Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực 21
1.2.2. Nội dung cơ bản về phát triển nguồn nhân lực 23

1.2.3. Sự cần thiết của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao 26
1.3. Các yếu tố tác động tới nguồn nhân lực chất lượng cao 27
1.3.1. Yếu tố phát triển kinh tế tác động đến nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực 28
1.3.2. Yếu tố chăm sóc sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng 32
1.3.3. Giáo dục và đào tạo 34
1.3.4. Trình độ phát triển khoa học công nghệ 34
1.3.5. Yếu tố chính sách của chính phủ 34
1.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của một số địa
phương 35
1.4.1. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Đà Nẵng 35
1.4.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Nghệ An 36
1.4.3. Những kinh nghiệm rút ra 41
CHƯƠNG 2 43
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO TỈNH PHÚ THỌ 43
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của Phú Thọ 43
vii
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 43
2.1.2. Đặc điểm kinh tế 45
2.1.3. Đặc điểm xã hội 46
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ 47
2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng dân số 47
2.2.2. Quy mô và cơ cấu nguồn lao động tỉnh Phú Thọ 52
2.3. Nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Phú Thọ 55
2.3.1. Số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao Phú Thọ 56
2.3.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao trong cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ 58
2.3.3. Nguồn nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp tỉnh Phú Thọ 60
2.3.4. Chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Phú Thọ 62

2.2.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 67
2.2.3.1. Mục đích của các chính sách về nguồn nhân lực 68
2.2.3.2. Nguồn lực thực hiện các chính sách nguồn nhân lực chất lượng cao
68
2.2.3.3. Các chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao 70
2.2.3.4. Đánh giá về chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 71
2.2.4. Đánh giá chung về nguồn nhân lực chất lượng cao Phú Thọ 72
2.2.4.1. Đánh giá chung về mặt số lượng nguồn lao động 72
2.2.4.2. Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lựcchất lượng cao 72
CHƯƠNG 3 76
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ-
XÃ HỘI PHÚ THỌ ĐẾN 2020 76
3.1. Căn cứ xác định nhu cầu nguồn nhân lực Phú Thọ đến 2020 76
3.1.1. Quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội Phú Thọ đến 2020 76
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Phú Thọ đến năm
2020 77
3.1.2.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực Phú Thọ đến 2020 78
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Phú Thọ đến 2020 79
3.2. Giải pháp cụ thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Phú Thọ đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 81
3.2.1. Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo 81
3.2.1.1. Giải pháp giáo dục nhằm nâng cao trình độ học vấn nguồn lao động
Phú Thọ 81
3.2.1.2. Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn lao
động Phú Thọ 84
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao kỷ luật lao động và thái độ hành vi 88
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao sức khỏe nguồn nhân lực 89
3.2.3.1. Nhóm các giải pháp chung đối với tỉnh 90

3.2.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước về nâng cao sức khỏe nguồn nhân lực
Phú Thọ 94
3.2.4. Nhóm giải pháp thu hút nguồn nhân lực 95
viii
3.2.5. Một số các giải pháp khác 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
ix
DANH SÁCH HÌNH
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH HÌNH x
xii
CÁC TỪ VIẾT TẮT xiii
A. LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Bối cảnh nghiên cứu 1
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 4
2.1. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4
2.2. Phương pháp nghiên cứu 5
2.3. Thu thập số liệu 6
3. Địa bàn và mẫu số liệu nghiên cứu 8
4. Tổng quan về nghiên cứu liên quan tới nguồn nhân lực chất lượng cao 9
B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ 12
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN 12
NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO 12
1.1. Những nội dung cơ bản về nguồn nhân lực chất lượng cao 12
1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao 12
1.1.2. Tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao 15
1.1.3. Đặc điểm thể hiện của nguồn nhân lực chất lượng cao 17
1.1.4. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao 19
1.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 21

1.2.1. Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực 21
1.2.2. Nội dung cơ bản về phát triển nguồn nhân lực 23
1.2.3. Sự cần thiết của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao 26
1.3. Các yếu tố tác động tới nguồn nhân lực chất lượng cao 27
1.3.1. Yếu tố phát triển kinh tế tác động đến nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực 28
1.3.2. Yếu tố chăm sóc sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng 32
1.3.3. Giáo dục và đào tạo 34
1.3.4. Trình độ phát triển khoa học công nghệ 34
1.3.5. Yếu tố chính sách của chính phủ 34
1.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của một số địa
phương 35
1.4.1. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Đà Nẵng 35
1.4.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Nghệ An 36
1.4.3. Những kinh nghiệm rút ra 41
CHƯƠNG 2 43
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO TỈNH PHÚ THỌ 43
x
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của Phú Thọ 43
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 43
2.1.2. Đặc điểm kinh tế 45
2.1.3. Đặc điểm xã hội 46
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ 47
2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng dân số 47
2.2.2. Quy mô và cơ cấu nguồn lao động tỉnh Phú Thọ 52
2.3. Nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Phú Thọ 55
2.3.1. Số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao Phú Thọ 56
2.3.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao trong cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ 58

2.3.3. Nguồn nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp tỉnh Phú Thọ 60
2.3.4. Chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Phú Thọ 62
2.2.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 67
2.2.3.1. Mục đích của các chính sách về nguồn nhân lực 68
2.2.3.2. Nguồn lực thực hiện các chính sách nguồn nhân lực chất lượng cao
68
2.2.3.3. Các chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao 70
2.2.3.4. Đánh giá về chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 71
2.2.4. Đánh giá chung về nguồn nhân lực chất lượng cao Phú Thọ 72
2.2.4.1. Đánh giá chung về mặt số lượng nguồn lao động 72
2.2.4.2. Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lựcchất lượng cao 72
CHƯƠNG 3 76
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ-
XÃ HỘI PHÚ THỌ ĐẾN 2020 76
3.1. Căn cứ xác định nhu cầu nguồn nhân lực Phú Thọ đến 2020 76
3.1.1. Quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội Phú Thọ đến 2020 76
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Phú Thọ đến năm
2020 77
3.1.2.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực Phú Thọ đến 2020 78
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Phú Thọ đến 2020 79
3.2. Giải pháp cụ thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Phú Thọ đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 81
3.2.1. Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo 81
3.2.1.1. Giải pháp giáo dục nhằm nâng cao trình độ học vấn nguồn lao động
Phú Thọ 81
3.2.1.2. Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn lao
động Phú Thọ 84
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao kỷ luật lao động và thái độ hành vi 88

3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao sức khỏe nguồn nhân lực 89
3.2.3.1. Nhóm các giải pháp chung đối với tỉnh 90
3.2.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước về nâng cao sức khỏe nguồn nhân lực
Phú Thọ 94
xi
3.2.4. Nhóm giải pháp thu hút nguồn nhân lực 95
3.2.5. Một số các giải pháp khác 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

xii
CÁC TỪ VIẾT TẮT
CĐ&ĐH Cao đẳng và đại học
CĐCĐ Cao đẳng Cộng đồng
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GDP Tổng tài sản quốc nội
HDI Chỉ số phát triển con người
ILO Tổ chức Lao động Thế giới
KT-XH Kinh tế xã hội
NGO Tổ chức phi chính phủ
NLĐ Nguồn lao động
NNL Nguồn nhân lực
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
SDD Suy dinh dưỡng
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
xiii
A. LỜI MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh nghiên cứu

Xu thế hội nhập quốc tế và đẩy mạnh tự do là một xu thế không thể đảo
ngược, và xu thế đó đặc biệt rõ nét sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO). Các quy chế và thông lệ quốc tế về mở cửa thị trường, tự do hóa
thương mại,… phải dần được thực hiện theo lộ trình mà Chính phủ đã cam kết.
Điều đó có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam sẽ có thị trường rộng lớn hơn nếu tận
dụng được cơ hội mở rộng thị trường; nhưng bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt
Nam cũng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với quốc tế. Hội nhập sâu hơn
vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi Việt Nam phải có nguồn nhân lực có trình độ đáp
ứng được nhu cầu của sự phát triển trong nước đồng thời đáp ứng yêu cầu của quá
trình hội nhập quốc tế. Nguồn nhân lực là yếu tố chính quyết định tới sự thành công
của nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế, khi cạnh tranh nguồn nhân lực trở
thành một trong những chiến lược phát triển của Việt Nam.
Song song với hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước được đẩy nhanh nhằm nhanh chóng đưa đất nước và nhân dân đến
mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đây có thể
coi là cuộc cách mạng sâu sắc trong toàn bộ đời sống kinh tế xã hội, và là nhiệm vụ
trọng tâm trong lãnh đạo của Đảng và công tác điều hành của Chính phủ. Điều này
được cụ thể hóa trong Nghị quyết Trung ương 7 Ban chấp hành Trung ương khóa
VII của Đảng: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là qúa trình chuyển đổi căn bản, toàn
diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử
dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng
với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát
triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã
hội cao”. Như vậy, nguồn nhân lực là nhân tố đóng góp, thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, là nguồn lực có ý nghĩa quyết định tới sự phát huy hiệu
quả của các nguồn lực khác và sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
1
Các mô hình tăng trưởng truyền thống cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ
thuộc chặt chẽ vào các yếu tố vốn đầu tư, sự sẵn có của tài nguyên thiên nhiên, và

số lượng lao động; nhưng các mô hình tăng trưởng này đã tiến tới mức “bão hòa”.
Điều đó có nghĩa là càng tăng trưởng càng tiêu tốn nhiều tài nguyên và ảnh hưởng
nghiêm trọng tới môi trường, đôi khi phá hoại sự cân bằng trong môi trường sống.
Các mô hình tăng trưởng mới cho rằng, tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi
địa phương phụ thuộc vào ba trụ cột: công nghệ mới, cơ sở hạ tầng, và nguồn nhân
lực, trong đó phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, là giải pháp tăng
trưởng bền vững cho các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Gần đây, một số ngành và lĩnh vực đã có những dấu hiệu của sự suy giảm
năng suất lao động trung bình, từ đó làm cho chi phí lao động tăng dần lên tương
ứng. Sự đóng góp của lao động vào sản lượng đầu ra có xu hướng giảm, trong
bối cảnh nguồn vốn hạn chế,…đã làm cho tính cạnh tranh của nền kinh tế, vốn
đã thấp, nay phải đối mặt với những nguy cơ suy giảm năng lực cạnh tranh, duy
trì vai trò của lao động và ảnh hướng thiếu tích cực tới phát triển bền vững. Điều
này, đặt ra những vấn đề cho phát triển nguồn nhân lực có trình độ, có chất
lượng, có những phẩm chất của những lao động chuyên nghiệp, hay phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.
Trong đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố chính, quyết định tới sự
thành công của nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế khi cạnh tranh nguồn
nhân lực trở thành một trong những chiến lược phát triển của Việt Nam.
Nước ta thực hiện chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cũng
được một thời gian dài, tuy nhiên chương trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao, đạt chuẩn quốc tế, và có thể giải quyết công việc trong môi trường cạnh tranh
trong nước và quốc tế hiện đang còn rất yếu và thiếu. Nguồn nhân lực chất lượng
cao còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Sự hội nhập quốc tế, sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra các yêu cầu cấp thiết về phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao trong cả ngắn và dài hạn.
2
Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định trong giai đoạn vừa qua về
phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người dân
ngày càng được cải thiện, nhưng Phú Thọ vẫn là một tỉnh trung du miền núi nghèo,

nguồn lực tự có cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội hạn chế; chất lượng nguồn
nhân lực thấp, trình độ cán bộ quản lý khu vực công, và đội ngũ quản lý doanh
nghiệp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế, đội ngũ trí thức và
nghiên cứu khoa học mỏng và chưa đáp ứng được đòi hỏi của quá trình phát triển.
Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài thường xuyên thiếu các lao động có chất lượng cao. Một số nhà đầu tư lớn, đầu
tư nước ngoài (FDI) đến với Phú Thọ luôn đặt vấn đề nguồn lao động có chất lượng
cao của tỉnh trước khi xem xét các vấn đề khác để quyết định đầu tư. Thiếu nguồn lao
động chất lượng cao đang trở thành những cản trở, những hạn chế cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh cả trước mắt và lâu dài. Năm 2010, số người có trình độ từ
cao đẳng trở lên là khoảng 48 ngàn người, chiếm khoảng 3,53% dân số của toàn tỉnh.
Tỷ lệ lao động kỹ thuật có qua đào tạo của tỉnh đạt 34,7%, tuy nhiên trong đó chỉ có
2,6% được đào tạo từ cao đẳng nghề trở lên. Đây là một thách thức lớn cho sự phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
nói chung và nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao có ý nghĩa cấp thiết cả trong
ngắn hạn cũng như dài hạn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Phú Thọ.
Theo quyết định 99/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 14 tháng
07 năm 2008, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm
2020 có nêu: “Xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm kinh tế Vùng; là một trong
những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du
lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Phấn đấu đến năm 2010, cơ bản ra khỏi
tỉnh nghèo, đến năm 2020 đạt được các tiêu chí của tỉnh công nghiệp và là một
trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ Tăng tốc kinh tế để thu hẹp tiến tới bằng và vượt mức GDP bình quân
đầu người so với cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% vào năm 2010 và 70 - 75%
vào năm 2020”.
3
Để đạt được những mục tiêu đầy tham vọng trên nhằm thực hiện được các
chỉ tiêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ tới năm

2020, cùng cả nước thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
tiến tới thực hiện chiến lược phát triển cạnh tranh bằng nguồn nhân lực,… đòi hỏi
phải có những giải pháp mang tính chiến lược, có những bước đột phá trong phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh. Một trong các giải pháp hàng đầu là
xác lập cơ sở khoa học trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng
đòi hỏi của nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh tới năm 2020. Việc nghiên cứu
đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao, tìm ra các giải pháp nhằm phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay trở thành một nhiệm vụ ưu tiên hàng
đầu của tỉnh Phú Thọ. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020” được lựa chọn nghiên
cứu có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài đi vào nghiên cứu đánh giá thực trạng nguồn
nhân lực cao của tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở đó sẽ đề xuất các giải pháp phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao tạo đột phá phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đến
năm 2020.
Cụ thể, nghiên cứu này sẽ đề cập tới những vấn đề mang tính lý thuyết làm cơ
sở cho phân tích và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh
cả về mặt số lượng và chất lượng; đánh giá những thành tựu và những trở ngại
về nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình phát triển kinh tế xã hội trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tiếp theo, căn cứ vào Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nghiên cứu sẽ dự báo
nhu cầu về nhân lực chất lượng cao, từ đó đưa ra các giải pháp xây dựng nguồn
nhân lực chất lượng cao cả về số lượng và chất lượng đáp ứng đòi hỏi của quá
trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
4
Nghiên cứu sẽ được chia ra làm 3 phần chính.
• Đề cập tới những vấn đề lý thuyết cơ bản về nguồn nhân lực chất lượng cao

và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, những kinh nghiệm phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ở một số địa phương và có những bài học kinh nghiệm cho
việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Phú Thọ.
• Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh trên cơ sở
khung lý thuyết đã đặt ra ở phần trên về cả chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động và
các chỉ tiêu phản ánh chất lượng lao động. Từ đó, phần này đưa ra được các đánh
giá về mặt đạt được hay những điểm yếu của nguồn nhân lực chất lượng cao cho
phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
• Tóm tắt những mục tiêu phát triển và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng
cao cả về số lượng và chất lượng cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm
2020; Đưa ra các gợi ý về mặt chính sách, những việc cần thiết phải làm để xây
dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo về số lượng, yêu cầu về chất
lượng đáp ứng đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp nghiên cứu tập trung vào tìm ra câu
trả lời cho các vấn đề sau:
Ở mức độ lý thuyết:
• Các vấn đề liên quan tới nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao được hiểu như thế nào vào trong thực tế Việt Nam và địa
phương nghiên cứu;
• Hệ thống chỉ tiêu đo lường và đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao về
mặt số lượng và chất lượng;
• Những kinh nghiệm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ở một số địa phương và bài học rút ra cho Phú Thọ.
5
Ở mức độ thực tiễn:
• Việc triển khai các chủ trương chính sách phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở địa phương (quan điểm của địa phương, quy mô, mức độ xã hội hóa tại
các địa phương và các biện pháp giám sát );
• Đánh giá về nguồn nhân lực chất lượng cao ở địa phương được nhìn nhận

từ các nhà quản lý địa phương (trên góc độ định tính,…);
• Đánh giá số lượng chất lượng lao động của người sử dụng lao động (đáp
ứng được nhu cầu hay không, những gợi ý về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
…);
• Đánh giá nguồn lao động trên cơ sở ý kiến của chính người lao động;
• Trên cơ sở Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ, kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội, dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực và giải pháp thực hiện đáp
ứng đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020.
2.3. Thu thập số liệu
Nghiên cứu này sử dụng nhiều phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau áp
dụng cho các nhu cầu thông tin số liệu khác nhau. Sử dụng các phương pháp này
nhằm thu được các đầu vào đầy đủ cho việc phân tích, đánh giá, và đưa ra các đề
xuất liên quan. Cụ thể được trình bày trong bảng dưới đây:
6
Bảng 1: Các phương pháp thu thập dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu
Các phương
pháp thu thập
dữ liệu
Nguồn thông tin/ Người
cung cấp thông tin
Dữ liệu/thông tin dự kiến
Nghiên cứu tài
liệu
- Các chính sách và quy định
về phát triển nguồn nhân lực
và nguồn nhân lực chất
lượng cao nói chung;
- Các vấn đề lý thuyết về
nguồn nhân lực;
- Các quy hoạch, chiến

lược và kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội tỉnh;
các báo cáo tổng kết, có liên
quan do các tổ chức/các bên
liên quan;
- Các số liệu điều tra và số
liệu thống kê về nguồn nhân
lực ở Phú Thọ.
- Các vấn đề lý thuyết nguồn nhân lực chất lượng cao;
- Các mục đích/ mục tiêu có trong các chính sách;
- Quá trình thực hiện các quy hoạch, chiến lược, và kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội;
- Đánh giá mà các báo cáo của các bên liên quan khác
nhau đưa ra (để có được các quan điểm khác nhau về
các vấn đề);
- Thông tin cần thiết cho đánh giá thực trạng, dự báo
nhu cầu lao động, và đề xuất chính sách;
- Những đề xuất cho bất kì sự sàng lọc nào cần cho các
cuộc phỏng vấn sâu với các quản lý ở địa phương;
- Bất kì một gợi ý nào về các kiến nghị chính sách
đáng được xem xét trong suốt nghiên cứu.
Phỏng vấn
những người
đang hoạt động
liên quan tới
việc quản lý
nguồn nhân lực
chất lượng cao
ở địa phương.
Sở Y tế;

Sở Giáo dục và Đào tạo;
Sở Lao động Thương
Binh và Xã hội;
01 lãnh đạo huyện.
- Thu được dữ liệu định tính về:
Những ý kiến về các chính sách phát triển nguồn nhân
lực trong bối cảnh địa phương;
Đánh giá thực tế/tiềm năng, xu hướng dự báo về nhu
cầu lao động, chất lượng lao động;
Đánh giá của họ về những cơ sở giáo dục, đào tạo
nghề,… trên địa bàn;
Các đề xuất/kiến nghị của họ nếu có.
Chỉ số phát triển con người (HDI).
- Thu thập số liệu liên quan tới nguồn nhân lực, các
yếu tố tác động tới chất lượng nguồn nhân lực từ các
cơ quan này;
Các đơn vị sử
dụng lao động
Giám đốc hoặc Trưởng
phòng Tổ chức Nhân sự
của các đơn vị.
- Có được thông tin định tính (thông qua các trường
hợp nghiên cứu) và thông tin định lượng về lao động
đang hoạt động tại đơn vị;
- Các thông tin để đánh giá chất lượng lao động đang
hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của
tỉnh:
Tình trạng sức khỏe
Trình độ học vấn
Trình độ chuyên môn

Đạo đức và tác phong lao động
Người Lao
động trên địa
bàn tỉnh.
Đó là những người hiện
đang lao động trong hầu
hết các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh của tỉnh Phú
Thọ.
- Thu được các đánh giá định tính và định lượng của
người lao động về chính bản thân họ:
Những cơ sở cho việc đánh giá chất lượng của nguồn
nhân lực chất lượng cao;
Độ phù hợp của lao động với yêu cầu của đơn vị sử
dụng (sự phù hợp cung cầu lao động)
Những đề xuất, kiến nghị của họ để có nguồn nhân
lực tốt hơn, nếu có.
7
3. Địa bàn và mẫu số liệu nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Cụ thể, nhóm
nghiên cứu đã tiến hành điều tra chọn mẫu tại 18 đơn vị sản xuất kinh doanh (danh
sách trong phụ lục F) và 184 người lao động thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau, các lĩnh vực hoạt động khác nhau và các địa bàn khác nhau thuộc Thành phố
Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Phù Ninh, huyện Yên Lập. Nhóm nghiên cứu cũng
đã xây dựng ba loại bảng hỏi khác nhau dành cho ba đối tượng khác nhau: Lãnh đạo
quản lý liên quan đến nguồn nhân lực chất lượng cao (Giáo dục, Y tế, Lao động
Thương binh và Xã hội, và lãnh đạo huyện), đã phát phiếu khảo sát tại 18 doanh
nghiệp, phỏng vấn 18 người sử dụng lao động (Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng
phòng Tổ chức hành chính,… tại các đơn vị sử dụng lao động), và Khảo sát 14
trường đại học và cao đẳng, trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, đề tài

cũng phỏng vấn người lao động trực tiếp (cán bộ và công nhân kỹ thuật trong các
công ty, doanh nghiệp, khách sạn, ngân hàng,…).
Các công ty phỏng vấn được sắp xếp vào mấy nhóm ngành như sau:
• Nông, lâm nghiệp và chế biến nông sản;
• Công nghiệp khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng (gồm cả xi măng);
• Công nghiệp may mặc và xuất bản, in ấn;
• Lĩnh vực công ích cấp thoát nước và môi trường;
• Thương mại và du lịch; và
• Ngân hàng và bưu điện.
Điều tra người sử dụng lao động được tiến hành theo phương pháp điều tra
chọn mẫu ngẫu nhiên. Cách chọn mẫu này sẽ rất hữu ích khi giải thích kết quả phân
tích và suy rộng cho tổng thể. Với 250 phiếu được phát tới người lao động, nhóm
nghiên cứu đã thu về được 184 phiếu. Sau khi tiến hành nhập số liệu và phân tích sơ
bộ, có 7 phiếu đã không thể sử dụng, trong đó có 4 phiếu bỏ trống hai trang câu hỏi
cuối, 1 phiếu người lao động nghỉ việc tới 300 ngày/năm, như vậy tổng số phiếu sử
dụng là 172 phiếu. Các phiều điều tra thu được mã hóa, và sử dụng phần mềm
8
STATA để phân tích. Nhóm nghiên cứu xây dựng bộ mã hóa, sau đó tiến hành kiểm
tra để phát hiện các dữ liệu không chính xác với hai chuyên gia phân tích một cách
độc lập. Các kết quả phân tích hay ý kiến chưa thống nhất được thảo luận và kiểm
tra cho tới đạt được sự thống nhất.
Người lao động trong mẫu điều tra làm việc trong hầu hết các loại hình
doanh nghiệp. Chẳng hạn, có 17,2% số lao động được hỏi làm trong các doanh
nghiệp nhà nước, 4% làm việc trong các công ty tư nhân, 13,8% làm việc trong các
công ty có vốn đầu tư nước ngoài, 73,6% số lao động làm việc trong các công ty cổ
phần, và 1,7% làm việc trong các loại hình khác như hợp tác xã, các hình thức kinh
doanh gia đình,…
4. Tổng quan về nghiên cứu liên quan tới nguồn nhân lực chất lượng cao
Các đề tài nghiên cứu liên quan tới nguồn nhân lực không phải là một chủ đề
mới ở Việt Nam bởi lẽ con người là yếu tố trung tâm của xã hội, của nền kinh tế, và

của mọi hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng. Từ những thập niên
cuối của thế kỷ XX, nguồn nhân lực đã được nghiên cứu khá nhiều ở Việt Nam bởi
các cơ quan nghiên cứu khá uy tín về lĩnh vực này ví dụ Ban nghiên cứu phát triển
nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội (Viện Chiến lược Phát triển), Viện khoa học Xã
hội Việt Nam, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội, Viện Kinh tế, Viện nghiên cứu và Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Viện
nghiên cứu Con người, và các trường đại học, các viện thuộc trường đại học…
Khi Việt Nam đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đã đặt lao động Việt Nam vào tình
huống vừa thừa vừa thiếu. Thừa là thừa về lao động có chất lượng thấp, nhưng thiếu
là thiếu các lao động có chất lượng cao đáp ứng được đòi hỏi của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Sự hội nhập kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới và nhất là việc Việt
Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO đã làm cho Việt Nam phải đối mặt với
nhiều thách thức như cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp, và của từng
hàng hóa riêng lẻ,… trở nên hết sức gay gắt. Nguồn nhân lực chất lượng cao lại nổi
lên như là một giải pháp quan trọng và quyết định tới sự thành công của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, các đề tài nguồn
9
nhân lực chất lượng cao trở nên hấp dẫn các nhà nghiên cứu, thu hút nguồn trí
tuệ của nhiều nhà khoa học và nhiều cơ quan nghiên cứu, và là vấn đề quan tâm
của cả xã hội.
Trong bối cảnh hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là một chủ đề
nóng. Sự hạn chế của chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh tăng
trưởng khá nhanh về số lượng và khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân
lực này, đã dẫn đến nhiều các nghiên cứu về vấn đề này ở cấp quốc gia, cấp vùng và có
cả các nghiên cứu ở cấp tỉnh. Chẳng hạn, có nhiều công trình nghiên cứu tương đối là
công phu về vấn đề này chẳng hạn Lê Thị Hồng Điệp (2008, 2008a, 2008b, 2010) về
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế. Các nghiên cứu này đề cập tới các vấn đề xác định thế nào là nguồn nhân lực
chất lượng cao và bàn các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,hay mối

quan hệ giữa nguồn nhân lực chất lượng cao với phát triển nền kinh tế tri thức [8], [9],
[15], và [16]. Nguyễn Văn Thanh (2009) đã nghiên cứu phương hướng và giải pháp
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế Việt
nam [14]. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008), Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Đức
Trung (2008) nghiên cứu nguồn nhân lực cho ngành kinh tế cụ thể đó là ngành ngân
hàng và các trường đại học [17], [30]. Lương Thị Mai (2005) đã có một nghiên cứu
khá cơ bản về nguồn nhân lực Việt Nam. Với chủ đề “Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, nghiên cứu đã phác
thảo những nét sơ bộ về thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam cả về số lượng, chất
lượng [12]. Trên cơ sở đó nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vấn
đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước còn được đề cập trong các nghiên cứu.
Nhiều nghiên cứu đi vào các vấn đề lý thuyết của nguồn nhân lực chất lượng
cao, quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao (Cahuc và Zylberberg, 2004; Borjas,
2009) [4] và [5]. Các công trình nghiên cứu này đã đề cập khá cơ bản và đầy đủ về
nguồn nhân lực từ những khái niệm cơ bản đến hệ thống chỉ tiêu đo lường nguồn
nhân lực và cả các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực như vấn đề dân số, thị
10
trường lao động, năng suất lao động. Đây là các công trình có tính lý thuyết, làm cơ
sở cho việc phân tích và đánh giá về nguồn nhân lực.
Vấn đề kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cũng được đề cập trong nhiều
nghiên cứu. Ví dụ, Lê Thị Ái Lâm (2003) đề cập kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao thông qua giáo dục và đào tạo ở các nước Đông Á [7]; Trần Thị Nhung
và Nguyễn Duy Dũng (2005) đề cập phát triển nguồn nhân lực trong các công ty của
Nhật Bản [28]; Trần Văn Tùng (1997) tóm lược kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực
ở trên thế giới và có những bài học cho phát triển nguồn nhân lực Việt Nam [29].
Ngoài ra, trên các ấn phẩm báo chí và bài viết trên tạp chí chuyên ngành cũng
đề cập nhiều khía cạnh và góc độ của nguồn nhân lực chất lượng cho phát triển kinh tế
xã hội. Các vần đề từ lý thuyết cho tới những giải pháp cho từng đơn vị nhỏ lẻ, các vấn

đề còn tranh luận,… cũng đều được đề cập. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ
dừng lại ở việc giải quyết các vấn đề nhỏ, thiếu hệ thống hoặc đi vào giải quyết những
vấn đề riêng rẽ mà không đặt vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh toàn hệ thống, hoặc
giải quyết các vấn đề ở trạng thái tĩnh chứ chưa đặt vấn đề trong bối cảnh động.
Các đề tài nghiên cứu khoa học và các tài liệu đề cập ở trên đã phác họa thế
nào là nguồn nhân lực chất lượng cao, các tiêu thức đề xuất để xác định nguồn nhân
lực chất lượng cao. Một số bài viết, công trình nghiên cứu cũng đã đề cập rất khái
quát tình hình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của một số ngành ví dụ như
ngân hàng, hay nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học, hoặc
nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế
quốc tế. Tuy nhiên trên thực tế, những nghiên cứu này mới chỉ khai thác một cách
khá chi tiết trên phạm vi toàn quốc, nhưng đại bộ phận các sản phẩm vẫn mới dừng
lại ở các giải pháp mang tính chung chung, chưa đột phá và có các giải pháp cụ thể,
và đặc biệt là chưa có những đề xuất phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phù
hợp với địa phương, với trình độ và xu hướng phát triển, cũng như yêu cầu về nguồn
nhân lực ở các địa phương. Để có những kiến nghị về giải pháp phù hợp hơn đối với
những loại hình nguồn nhân lực khác nhau cần có sự nghiên cứu đầy đủ, tổng quát và
chuyên biệt hơn. Đó cũng là một trong các mục tiêu của nghiên cứu này.
11
B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
1.1. Những nội dung cơ bản về nguồn nhân lực chất lượng cao
1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của nguồn nhân lực, do đó nó
cũng sẽ mang các đặc điểm của nguồn nhân lực. Để hiểu rõ hơn về nguồn nhân lực
chất lượng cao, trước hết đề tài xem xét tới nguồn nhân lực. Thuật ngữ nguồn nhân
lực (human resoures) xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỉ XX khi mà tính chủ
động sáng tạo của người lao động được đề cao. Thay vì sử dụng phương thức quản

trị nhân viên (personnel management)- coi người lao động là lực lượng thụ động,
thừa hành- phương thức quản trị nguồn nhân lực (human resource management)-
coi trọng việc tạo môi trường cho người lao động phát huy khả năng vốn có ở mức
cao nhất thông qua quá trình học tập, phát triển và cống hiến cho tổ chức. Phương
thức quản trị nguồn nhân lực cho thấy tính hiệu quả cao hơn và chính từ đó thuật
ngữ nguồn nhân lực được biết đến nhiều hơn.
Có khá nhiều những định nghĩa khác nhau về “nguồn nhân lực” chẳng hạn như:
Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người
tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (Begg, Fischer và
Dornbusch, 2008) [2].
Ngân hàng Thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người (thể
lực, trí lực, kỹ năng, nghề nghiệp, v.v.) mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy động
được trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hay trong một hoạt động nào đó.
Như vậy, mặc dù có các biểu hiện khác nhau nhưng nguồn nhân lực một
quốc gia phản ánh các đặc điểm quan trọng nhất sau: Nguồn nhân lực là nguồn lực
12

×