Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

ảnh hưởng của mật độ nuôi đến chất lượng môi trường nước, tốc độ tăng trưởng, bệnh và hiệu quả kinh tế của cá tra pangasius hypophthalmus sauvage, 1878 nuôi thâm canh trong ao đất tại xã châu bình , giồng trôm, bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 114 trang )


i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Tác giả


Nguyễn Văn Dũng

ii

LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Thị Hòa đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quí thầy cô Khoa Nuôi trồng Thủy sản -
Trường Đại học Nha Trang đã giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt khóa học.
Xin cảm ơn các cán bộ Phòng thí nghiệm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Bến Tre, toàn thể anh em Trại cá Châu Bình - Giồng Trôm đã nhiệt tình hỗ trợ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các anh chị lớp cao học nuôi trồng thủy sản 2006, các anh chị tại
Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bến Tre đã chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
đề tài này.
Sau cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Nha Trang, tháng 7 năm 2010


Tác giả


Nguyễn Văn Dũng











iii

MỤC LỤC
CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề…… 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Các nội dung nghiên cứu chính 1
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra 2
2.1.1 Hệ thống phân loại 2

2.1.2 Hình thái 2
2.1.3 Đặc điểm sinh sản và phân bố 3
2.1.4 Sinh trưởng và dinh dưỡng 4
2.2 Nghề nuôi cá tra trên thế giới và Việt Nam 5
2.2.1 Nghề nuôi cá tra trên thế giới 5
2.2.2 Nghề nuôi cá tra tại Việt Nam 6
2.2.3 Nghề nuôi cá tra tại Bến Tre 7
2.3 Đặc điểm và những biến động của các yếu tố môi trường trong các hệ thống
nuôi cá da trơn 7
2.3.1 Những nghiên cứu của thế giới 7
2.3.1.6 Ảnh hưởng của ô nhiễm chất hữu cơ trong ao nuôi cá da trơn thâm canh
9
2.3.2 Những nghiên cứu của Việt Nam 10
2.3.2.7 Chỉ tiêu sinh vật - vi khuẩn tổng số 12
2.3.2.8 Ảnh hưởng của ô nhiễm chất hữu cơ trong ao nuôi cá da trơn thâm canh
12
2.3.2.9 Vấn đề ô nhiễm trong việc phát triển nghề nuôi cá tra thâm canh 13
2.4 Tình hình nghiên cứu bệnh cá tra trên thế giới và tại Việt Nam 14
2.4.1 Tình hình nghiên cứu bệnh cá da trơn trên thế giới 14
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện 18
3.2. Sơ đồ khối/phương pháp nghiên cứu: 19

iv

3.3.Phương pháp nghiên cứu: 20
3.3.4 Theo dõi một số yếu tố môi trường 23
3.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 25
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 26
4.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Bến Tre. 26

4.1.1. Vị trí địa lý. 26
4.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn. 26
4.1.3 Đặc điểm thủy lý, thủy hóa của nguồn nước 28
4.2. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ nuôi lên chất lượng môi trường nước 28
4.2.1. Sự biến động của các yếu tố thủy hóa. 28
4.2.2. Sự biến động của các yếu tố thủy lý 39
4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ nuôi cá tra đến số lượng vi khuẩn tổng số trong ao
44
4.3. Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng của cá tra 46
.4 Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sức khỏe của cá 48
4.4.1 Một số bệnh xảy ra trong thời gian nghiên cứu. 48
4.4.2 Đánh giá mối liên quan giữa mật độ nuôi và bệnh. 51
4.4.3 Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tỷ lệ sống của cá. 52
4.5. Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên hiệu quả kinh tế 53
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 55
5.1 Kết luận 55
5.2 Đề xuất 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
1. Tiếng Việt: 56
2. Tiếng Anh: 59





v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần thức ăn ở dạ dày cá tra trong tự nhiên 4

Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng cá tra của Việt Nam từ năm 2005 - 2009 6
Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng cá tra của tỉnh Bến Tre từ năm 2005 - 2009 7
Bảng 3.1: Các thông số kỹ thuật của 06 ao thí nghiệm 20
Bảng 4.1: Biến động hàm lượng DO trung bình vào buổi sáng ở các nghiệm thức nuôi
có mật độ khác nhau (mg O
2
/L) 29
Bảng 4.2: Biến động hàm lượng DO trung bình vào buổi chiều tại các nghiệm thức
nuôi có mật độ khác nhau (mg O
2
/L) 30
Bảng 4.3: Biến động pH ở các nghiệm thức nuôi có mật độ khác nhau 32
Bảng 4.4: Hàm lượng NH
3
trung bình của 2 ao ở các nghiệm thức 33
có mật độ nuôi khác nhau 33
Bảng 4.5: Biến động hàm lượng NO
3
-
trung bình của 2 ao ở các nghiệm thức nuôi có
mật độ nuôi khác nhau 35
Bảng 4.6: Biến động của hàm lượng BOD
5
trung bình ở 2 ao của các nghiệm thức mật
độ nuôi khác nhau (mg/L) 37
Bảng 4.7 : Diễn biến nhiệt độ tại các nghiệm thức nuôi có mật độ khác nhau (
o
C) 39
Bảng 4.8. Diễn biến độ trong trung bình của các nghiệm thức mật độ thí nghiệm qua
các tháng nuôi 41

Bảng 4.9: Biến động của hàm lượng TSS trung bình ở 2 ao của các nghiệm thức mật
độ nuôi khác nhau (mg/L) 43
Bảng 4.10. Mật độ vi khuẩn tổng số trung bình của các nghiệm thức mật độ thí nghiệm
qua các tháng nuôi (x 10
4
CFU/ml) 44
Bảng 4.11: Khối lượng cá nuôi tại các nghiệm thức nuôi mật độ khác nhau (g/con) 46
Bảng 4.12: Tăng trọng của cá nuôi tại các nghiệm thức nuôi mật độ khác nhau
(g/con/ngày) 46
Bảng 4.13: Một số bệnh xảy ra trong thời gian nghiên cứu ở cả 3 nghiệm thức mật độ
nuôi khác nhau 48
Bảng 4.14: Tần số xuất hiện bệnh ở 3 nghiệm thức mật độ thí nghiệm 51
Bảng 4.15: Tỷ lệ sống của cá đến khi thu hoạch 52
Bảng 4.16: Hiệu quả kinh tế ở 3 nghiệm thức mật độ thí nghiệm. 53

vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Cá tra - Pangasianodon hypophthalmus 3
Hình 4.1: Sự biến động hàm lượng Oxy hòa tan vào buổi sáng tại các nghiệm thức nuôi có
mật độ khác nhau 29
Hình 4.2: Sự biến động hàm lượng Oxy hòa tan vào buổi chiều tại các nghiệm thức nuôi
có mật độ khác nhau 31
Hình 4.3: Biểu đồ giá trị của hàm lượng NH
3
tại 3 nghiệm thức nuôi có mật độ khác nhau. 34
Hình 4.4: Diễn biến NO
3
-

trung bình ở 3 nghiệm thức mật độ thí nghiệm 36
Hình 4.5: Diễn biến BOD
5
trung bình ở 3 nghiệm thức nuôi với mật độ khác nhau 37
Hình 4.6 Diễn biến nhiệt độ trung bình buổi sáng ở 3 nghiệm thức mật độ thí nghiệm. 40
Hình 4.7 Diễn biến nhiệt độ trung bình buổi chiều ở 3 nghiệm thức mật độ thí nghiệm 40
Hình 4.8: Diễn biến độ trong trung bình ở 3 nghiệm thức có mật độ nuôi khác nhau 42
Hình 4.9: Diễn biến TSS trung bình ở 3 nghiệm thức mật độ thí nghiệm 43
Hình 4.10: Biến động mật độ vi khuẩn tổng số tại trung bình của các nghiệm thức thí
nghiệm. 45
Hình 4.11: Biểu đồ sinh trưởng khối lượng của cá tại các nghiệm thức thí nghiệm theo
thời gian nuôi. 47
Hình 4.12: Bệnh gan thận mủ 50
Hình 4.13: Bệnh trắng mang, trắng gan và Bệnh xuất huyết, phù đầu, phù mắt 50
Hình 4.14: Bệnh vàng da 50
Hình 4.15: Tỷ lệ sống của cá tra tại 3 nghiệm thức mật độ khi kết thúc vụ nuôi. 52
Hình 4.16: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận của cá tra tại 3 nghiệm thức mật độ sau khi kết thúc
vụ nuôi. 53




1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây nghề nuôi cá tra xuất khẩu phát triển rất mạnh ở các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Bến Tre, trong năm 2009 sản lượng cá tra sản
xuất được trong toàn vùng gần 1 triệu tấn và giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên

việc phát triển nuôi không theo quy hoạch và các quy định về quản lý chưa đồng bộ và
chặt chẽ, dẫn đến việc người dân phát triển nuôi ồ ạt tự phát, thả nuôi với mật độ cao và
tùy tiện với mục đích là có được sản lượng cao. Đa phần các cơ sở nuôi đều không chú ý
đến ảnh hưởng của môi trường nuôi và sự xuất hiện bệnh trên các ao nuôi.
Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào để khuyến cáo cho người dân
chọn mật độ thả nuôi cá tra phù hợp nhằm không ảnh hưởng lớn đến môi trường, cá
nuôi có tốc độ tăng trưởng tốt, hạn chế dịch bệnh và đặc biệt là nuôi có hiệu quả kinh
tế cao. Hiện tại hầu hết các cơ sở nuôi ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (trong đó
có Bến Tre) chọn mật độ thả nuôi phụ thuộc vào vị trí, độ sâu ao nuôi và nguồn vốn
đầu tư.
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của mật độ
nuôi đến chất lượng môi trường nước, tốc độ tăng trưởng, bệnh và hiệu quả kinh tế của
cá tra (Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878) nuôi thâm canh trong ao đất tại xã
Châu Bình - Giồng Trôm - Bến Tre” là rất cần thiết. Qua kết quả nghiên cứu sẽ có cơ
sở để khuyến cáo cho người dân hoặc đưa ra quy định quản lý về mật độ nuôi nhằm
hạn chế ô nhiễm môi trường, cá có tốc độ tăng trưởng tốt, ít dịch bệnh và hiệu quả
kinh tế cao.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được mật độ nuôi phù hợp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm
thiểu dịch bệnh, nhưng cá nuôi có tốc độ tăng trưởng tốt và hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Khuyến cáo cho người dân mật độ nuôi phù hợp nhằm phát triển nuôi cá tra
thâm canh theo hướng bền vững và mang lại hiệu quả.
1.3 Các nội dung nghiên cứu chính
- Xác định ảnh hưởng của mật độ cá tra nuôi tới sinh trưởng, tỷ lệ sống và sản
lượng cá tra nuôi thương phẩm trong ao đất.
- Xác định ảnh hưởng của mật độ cá tra nuôi tới chất lượng môi trường nước ao nuôi.
- Xác định ảnh hưởng của mật độ cá tra nuôi tới hiệu quả kinh tế của nghề nuôi
cá tra thương phẩm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra
2.1.1 Hệ thống phân loại
Loài cá tra nuôi được mô tả lần đầu bởi Sauvage năm 1878 ở Campuchia, tên
khoa học của cá tra có nhiều tên khác nhau. Trước đây, cá tra được xếp vào họ
Shilbeidae và tên khoa học của chúng là Pangasius micronemus Bleeker, 1847 [34],
[12]. Ngoài ra, ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia, cá tra còn có tên khoa học khác là
Pangasius sutchi [39]. Gần đây một số tác giả lại xếp cá tra vào một giống khác
Pangasianodon hypophthalmus [55]. Theo kết quả định danh lại của Roberts và
Vidthayanon (1991) cá tra có tên khoa học là Pangasius hypophthamus [68]. Fishbase
(www.fishbase.org, 9/2008) cá tra có hệ thống phân loại như sau:
Ngành động vật có xương sống: Vetebrata
Lớp cá xương: Osteichthyes
Bộ cá nheo: Silurifomes
Họ cá tra: Pangasiidae
Giống cá Tra: Pangasianodon
Loài cá Tra: Pangasianodon hypophthamus (Sauvage, 1878)
Tên tiếng Anh: Sutchi catfish
Tên thương mại: Tra catfish
2.1.2 Hình thái
Cá tra có vẩy bị thoái hóa, mắt nhỏ hoặc tiêu biến, có cơ quan hô hấp phụ và có
khả năng hô hấp qua da, qua xoang miệng vì vậy chúng có khả năng sống lâu trong
bùn, trên cạn nhưng phải đảm bảo đủ độ ẩm cho da. Cá có thể tồn tại trong môi trường
nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp, nước bị nhiễm phèn có pH=4 (pH<4 cá bị sốc sẽ
bỏ ăn), ít chịu đựng được nhiệt độ thấp hơn 15
o
C và lớn hơn 39
o

C.

3


Hình 2.1 Cá tra - Pangasianodon hypophthalmus
2.1.3 Đặc điểm sinh sản và phân bố
Cá tra thành thục chậm so với các loài cá da trơn khác, chúng thành thục sinh
dục vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Mùa vụ sinh sản của cá basa kéo dài từ tháng
2 đến tháng 6, trong khi đó mùa vụ sinh sản của cá tra từ tháng 3 đến tháng 8 đối với
cá nuôi bè, nhưng đối với cá tra nuôi ao thì thời gian này ngắn hơn, từ tháng 6 đến
tháng 8. Sự thành thục của cá tra cái cũng diễn ra vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa
[40]. Sinh sản cá tra lần đầu tiên được công bố tại Thái Lan vào năm 1959, sau đó là ở
Indonesia vào năm 1981 và ở Malaysia năm 1983. Ở Việt Nam, sinh sản nhân tạo cá
tra vào năm 1981 nhưng kết quả đạt được rất thấp, cho đến năm 1995 với công trình
nghiên cứu của Philip Cacot, đã sản xuất giống nhân tạo thành công 2 đối tượng cá tra
và cá basa, chính thành quả này đã mở ra triển vọng lớn cho nghề nuôi cá tra. Cá bố
mẹ nuôi vỗ trong ao hay bè đều cho kết quả sinh sản nhân tạo tốt với các loại hormon
thông thường là HCG và Ovaprim [40].
Cá tra phân bố nhiều trên lưu vực sông Mekong và sông Chaophraya - Thái Lan
[68]. Ở Việt Nam cá tra phân bố trên sông Tiền, sông Hậu, rất nhiều ở vùng hạ lưu. Cá
tra giống được vớt chủ yếu trên sông Tiền, cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất
ít khi tìm thấy ngoài tự nhiên [34]. Theo Cacot (1998), ở hạ lưu sông Cửu Long có 11
loài chủ yếu thuộc giống Pangasius, trong đó có 8 loài có kích thước lớn (chiều dài lơn
hơn 50 cm) [39]. Đặc biệt có 2 giống loài cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và
cá basa (Pangasius bocourti) được nuôi rất nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long.

4

2.1.4 Sinh trưởng và dinh dưỡng

2.1.4.1 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra tăng trưởng tương đối nhanh, cá tra cùng cá vồ cờ (Pangasius
sanitwongsei) là hai loài cá tăng trưởng rất nhanh nhất trong 10 loài thuộc họ
Pangasiidae [57]. Cá tra bột hết noãn hoàng có chiều dài trung bình từ 1 - 1,1 cm, sau
14 ngày ương đạt 2,0 - 2,3 cm và có trọng lượng là 0,52 g. Cá 5 tuần tuổi đạt 1,28 - 1,5
g chiều dài 5 - 6 cm. Sau 1 năm cá đạt 0,7 - 1,5 kg và đến 3 - 4 tuổi đạt 3 - 4 kg. Cá
còn nhỏ tăng nhanh về chiều dài, khi cá đạt 2,5 kg là bước vào thời kỳ tích lũy mỡ, cần
có chế độ nuôi dưỡng thích hợp để phát dục tốt. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn tùy
thuộc rất lớn vào mật độ nuôi, chất lượng và số lượng thức ăn cung cấp. Độ béo cũng
tăng dần theo sự phát triển của cá, ở năm đầu tiên độ béo tăng nhanh nhất, qua các
năm sau độ béo biến đổi không đáng kể: cá có trọng lượng 11,2 g có độ béo 0,99%, cá
560 g có độ béo 1,6%, nhưng cá 3 tuổi nặng 3,62 kg có độ béo là 1,62%. Cá đực có độ
béo cao hơn cá cái [32].
2.1.4.2 Tập tính dinh dưỡng
Miệng cá có răng sắc nhọn trên các xương hàm, xương lá mía và xương khẩu
cái. Gai trên cung mang thưa và ngắn nên không có tác dụng lọc thức ăn như các loài
cá phiêu sinh động vật. Dạ dày dạng chữ U, ruột ngắn và không gấp khúc. Với đặc
điểm trên nên trong tự nhiên, tính ăn của cá tra thiên về động vật. Ở giai đoạn cá bột
và cá hương, chúng thích ăn mồi sống, nhưng trong quá trình phát triển thì chúng thích
ăn mồi chết và phổ thức ăn rất rộng.
Theo Trần Thanh Xuân (1994), khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày
của cá tra đánh bắt trong tự nhiên có tỉ lệ thành phần thức ăn trong dạ dày được trình
bày ở Bảng 2.1 [32].
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn ở dạ dày cá tra trong tự nhiên
Loại thức ăn Tỉ lệ (%)
Cá tạp
Ốc
Thực vật
Mùn bã hữu cơ
37,8

23,9
6,67
31,6

5

Cũng như các loài cá khác, khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài, cá tra ăn phiêu sinh
động vật. Thức ăn ưa thích của chúng là nhóm Cladocera, nhóm Rotifer cũng xuất hiện
trong dạ dày nhưng do kích thước nhỏ nên vai trò dinh dưỡng của Rotifera không cao.
Trong điều kiện ương nuôi trên bể, chúng có thể sử dụng nhiều loại thức ăn như:
Artemia, trùn chỉ, Moina, Rotifera, thức ăn chế biến…Tuy nhiên, ấu trùng Artemia và
trùn chỉ cho tỉ lệ sống cao và sinh trưởng của cá tốt nhất [10].
Cá tra 3 - 4 ngày tuổi có thể bắt đầu ăn lẫn nhau và chúng tiếp tục ăn nhau nếu
cá ương không cho ăn thức ăn đầy đủ. Khi khảo sát cá bột vớt trong tự nhiên vẫn thấy
chúng ăn lẫn nhau ngay trong các đáy chứa cá bột vớt được, ngoài ra còn trong dạ dầy
của chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá con các loài cá khác [1].
Cá con 20 ngày tuổi sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến [30]. Cá tra càng lớn,
phổ thức ăn của chúng càng rộng. Nhìn chung, loài cá này có tập tính ăn thiên về động
vật. Trong ao, bè nuôi chúng có thể sử dụng được tấm, cám, rau, bèo, phế phẩm các
nhà máy chế biến thủy sản, thức ăn tự chế dạng ẩm với hàm lượng protein thấp. Đặc
điểm này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển nuôi rộng rãi loài cá này [12],
[30]. Cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn có hàm lượng protein khác
nhau, trong điều kiện thiếu thức ăn cá có thể sử dụng các loại thức ăn bắt buộc như
mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc từ động vật [32].
2.2 Nghề nuôi cá tra trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Nghề nuôi cá tra trên thế giới
Cá tra và cá basa phân bố tự nhiên ở một số nước Đông Nam Á như
Campuchia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Đây là 2 loài cá có giá trị kinh tế cao,
được nuôi phổ biến hầu hết ở các nước Đông Nam Á và là một trong những loài cá
nuôi quan trọng nhất khu vực này. Ba nước trong khu vực hạ lưu sông Mekong có

nghề nuôi cá tra truyền thống là Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, do có nguồn cá tự
nhiên phong phú. Ở Campuchia tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài họ cá tra,
chỉ có 2% là cá basa và vồ đém. Một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia
cũng đã nuôi cá tra có hiệu quả từ thập niên 70 - 80 của thế kỷ XX [19].
Ở Thái Lan và Campuchia thì cá Pangasius sutchi được nuôi trong ao và bè. Từ
trước nhóm cá Pangasius được nuôi trong những bè nổi bằng tre ở Thái Lan và
Campuchia. Hê thống nuôi này cũng được áp dụng ở Châu Âu và Mỹ [62]. Trước đây
nhu cầu về sản phẩm cá catfish (Cá heo Mỹ - Ictalurus punctatus Rafinesque) đối với
người dân Mỹ còn rất hạn chế, sau khi các chiến dịch tiếp thị của các trại nuôi cá
catfish và doanh nghiệp chế biến thủy sản thì nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến từ

6

cá catfish tăng lên. Nếu như năm 1970 các nhà nuôi ở Mỹ chỉ sản xuất 2.580 tấn thì
năm 2001 đã lên tới 271.000 tấn. Các trại nuôi cá catfish chủ yếu tập trung ở đồng
bằng sông Missisipi, Alabama, Arkansas và Louisiana [58].
2.2.2 Nghề nuôi cá tra tại Việt Nam
Nuôi cá tra, basa ở Việt Nam đã có từ những năm 50 của thế kỷ XX, xuất phát
từ Đồng bằng sông Cửu Long, ban đầu chỉ nuôi ở quy mô nhỏ, nhằm tự cung tự cấp
thực phẩm. Các hình thức nuôi chủ yếu là tận dụng ao hầm, mương vườn và nguồn
thức ăn sẵn có. Cuối thập niên 90, nghề nuôi cá tra, basa đã có những bước tiến vượt
bậc, các doanh nghiệp đã tìm được thị trường xuất khẩu, các nhà khoa học đã thành
công trong quy trình sản xuất giống và kỹ thuật nuôi thâm canh đạt kết quả cao. Việc
chủ động sản xuất giống cá tra, basa nhân tạo, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất đã mở ra
khả năng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa [19].
Ở khu vực miền Tây Nam bộ hệ thống nuôi cá tra, basa đặc trưng là nuôi bè,
nuôi ao, đăng quầng ở vùng sông Hậu tỉnh Ðồng Tháp và An Giang. Nghề nuôi cá da
trơn trên bè bắt đầu vào những năm 1968, khi nhóm người Việt Nam sinh sống ở
Campuchia sơ tán về hạ lưu sông Mekong do tình hình chiến tranh [66]. Ðiều kiện tự
nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là yếu tố quan trọng nhất mang tính quyết

định đến hiệu quả của nghề nuôi cá tra và cá ba sa.
Trong những năm qua do thị trường xuất khẩu được mở rộng, giá xuất khẩu tốt,
nên sản lượng cá tra, basa nuôi ở bè, ao hầm, đăng quầng trên bãi bồi các triền sông
mỗi năm đều tăng. Theo ước tính, diện tích nuôi cá tra thâm canh ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long năm 2009 khoảng 6.511,5 ha, sản lượng cá ước đạt khoảng 887.000
tấn và giá trị xuất khẩu đạt hơn một tỷ USD.
Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng cá tra của Việt Nam từ năm 2005 - 2009
Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
2005 4.912,5 414.746
2006 3.653 409.818
2007 5.429,7 683.567
2008 5.622 1.094.879
2009 6.511,5 887.053
(Nguồn Phân viện Quy hoạch Thủy sản phía Nam)

7

2.2.3 Nghề nuôi cá tra tại Bến Tre
Tại Bến Tre, nghề nuôi cá tra cũng đang được đầu tư phát triển với tốc độ rất
nhanh. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre thì diện tích
ao nuôi cá tra thâm canh của tỉnh đến cuối năm 2009 là: 715 ha và sản lượng là 90.000
tấn/năm.
Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng cá tra của tỉnh Bến Tre từ năm 2005 - 2009
Năm
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
2005 57 4.500
2006 94 17.778
2007 469 40.963
2008 650 100.223

2009 715 90.000
(Nguồn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre)
Việc mở rộng diện tích ao nuôi cá tra thâm canh trong vài năm qua đã làm suy
thoái nghiêm trọng môi trường nước, thể hiện qua tình hình dịch bệnh ngày càng tăng
qua các năm. Nhất là hiện nay, đa số người dân áp dụng nuôi cá theo công nghệ mới,
để nâng cao năng suất và cải thiện thịt cá, việc thay nước được thực hiện liên tục.
Trong khi hệ thống ao xử lý hầu như không được quan tâm để xử lý nước thải trước
khi thải ra môi trường, điều này đã làm suy giảm môi trường nghiêm trọng.
2.3 Đặc điểm và những biến động của các yếu tố môi trường trong các hệ thống
nuôi cá da trơn
2.3.1 Những nghiên cứu của thế giới
2.3.1.1 Nhiệt độ
Zimmermann (1998) thì nhận định rằng nếu nhiệt độ cao hơn 34
o
C diễn ra
trong thời gian dài thì động vật thuỷ sản sẽ không sống được và tất nhiên thời gian còn
phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, nếu nhiệt độ <19
o
C hoặc > 42
o
C thì tôm cá sẽ bị
chết [24]. Riêng đối với cá da trơn theo NRC (1993) thì nhiệt độ từ 26 - 30
o
C là lý
tưởng [63].

8

2.3.1.2 pH
Theo (Boyd, 1990) thì khoảng tối ưu cho tôm cá nước ngọt phát triển và sinh

sản là từ 6,5 - 9,0. Điểm chết đối với chúng là pH < 4 và pH > 11 [37].
2.3.1.3 Oxy hòa tan (DO)
Nuôi cá ở mật độ cao, ao nuôi cũng thường xảy ra hội chứng thiếu oxy cục bộ
do sự gia tăng hàm lượng CO
2
trong nước, pH giảm, NO
2
-
tăng và biến động của một
số yếu tố môi trường khác [70].
Theo Rogers và Fast (1988) cho rằng tôm cá sẽ bị sốc nếu hàm lượng DO < 2,0
mg/L trong thời gian dài [38]. Lawson (1995), Boyd (1998) và Timmons et al (2002)
cho rằng hàm lượng oxy hoà tan lý tưởng phải lớn hơn 5,0 mg/L đến bão hòa [56],
[36], [74].
2.3.1.4 Tổng vật chất lơ lửng (TSS)
Vật chất lơ lửng trong ao nuôi thủy sản thường do phù sa, vật chất hữu cơ và
phiêu sinh vật tạo nên. Vật chất lơ lửng thường đi vào ao nuôi thông qua nguồn
nước cấp, nước mưa hoặc do bởi sóng gió hay dòng nước chảy mạnh làm xói lở bờ
ao. Phần lớn những vật chất này sẽ lắng tụ xuống đáy ao, nhưng một phần sẽ lơ
lững trong nước trong thời gian dài gây nên độ đục trong nước. Ngoài ra ao nuôi
tôm cá nước đục còn do phiêu sinh thực vật có trong ao thì đây là yếu tố có lợi, vì
chúng là thức ăn cho tôm cá, trong khi đó độ đục do vật chất phù sa hay vật chất
hữu cơ thì ít nhiều sẽ gây hại cho đối tượng nuôi và hàm lượng này thích hợp cho
ao nuôi dao động trong khoảng 10 - 50 mg/L [36].
Theo Lawson (1995), hàm lượng TSS thích hợp trong ao nuôi thuỷ sản phải
nhỏ hơn 80 mg/L [56].
2.3.1.5 Hàm lượng muối Nitrate (NO
3
-
)

Nitrate có trong thủy vực là do quá trình nitrate hóa, NO
2
-
bị oxy hóa thành
NO
3
-
Vi khuẩn tham gia vào quá trình nitrate hóa ở cá thủy vực nước ngọt có vi khuẩn
Nitrobacter europara. Vi khuẩn này phân bố rất ít trong thủy vực nước sạch, nghèo
dinh dưỡng, quá trình nitrate hóa chỉ xảy ra khi có mặt oxy, trong môi trường yếm khí
với sự có mặt của hydrate carbon sẽ xảy ra quá trình phản nitrate hóa, quá trình này
khử nitrate qua nitrite thành NO, N
2
O, NH
2
OH, NH
3
và N
2
. Vi khuẩn tham gia quá
trình này bao gồm các loài kỵ khí không bắt buộc như Bacillus, Pseudomonas [73].
Trong điều kiện hiếu khí, chúng oxy hóa các hợp chất hữu cơ bằng oxy hòa tan
trong nước, còn trong điều kiện kỵ khí chúng oxy hóa các hợp chất hữu cơ bằng con

9

đường khử hydro để chuyển hydro cho nitrate và nitrite. Quá trình này không có lợi vì
nó làm mất nitơ trong thủy vực và tạo thành các chất độc hại cho thủy sinh vật như
NH
3,

NO
2
-
[64].
Theo Boyd (1998) nitrate là dạng đạm không độc nhưng với hàm lượng quá cao
cũng không có lợi cho tôm cá, khi hàm lượng nitrate trong nước cao sẽ làm tảo phát
triển quá mức. Theo nhận định của ông thì hàm lượng NO
3
-
thích hợp trong ao nuôi
thuỷ sản từ 0,2 - 3,0 mg/L [36]. Riêng Lawson (1995) đã nhận xét hàm lượng NO
3
-

thích hợp cho ao nuôi thuỷ sản là nhỏ hơn 3,0 mg/L [56].
2.3.1.6 Ảnh hưởng của ô nhiễm chất hữu cơ trong ao nuôi cá da trơn thâm canh
Nuôi cá thâm canh làm cho môi trường nước xung quanh giàu chất hữu cơ và
có nguy cơ bị ô nhiễm. Thức ăn dư thừa và phân cá làm cho hàm lượng chất dinh
dưỡng và vật chất hữu cơ lơ lửng trong nước tăng và vì thế lượng tiêu hao sinh học và
ô nhiễm môi trường tăng [61]. Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải từ ao nuôi cá
trê thâm canh rất cao [76] và hơn 64% đạm tổng và 77% lân tổng từ thức ăn thất thoát
ra môi trường nước [75].
Trong thuỷ vực không bị ô nhiễm thường nitơ nhỏ hơn 1 mg/L còn khi trong hiện
tượng tảo nở hoa thì nitơ hữu cơ thường ở nước 2 -3 mg/L [37]. Nghiên cứu của
Penczak et al (1982) ước tính trong 123 kg nitơ tiêu thụ thì chỉ có 27,2 kg được tích luỹ.
Với 22% nitơ tiêu thụ được tích luỹ và 78% thải ra thì trong đó có khoảng 30% được
tích luỹ trong vòng chuyển hoá [65].
Nếu nuôi lồng bè ở vùng có nước bề mặt tương đối tĩnh và chất hữu cơ nguồn
vào cao thì bùn đáy hay nước của những lồng bè nuôi này dễ bị thiếu oxy trong thời
gian dài. Trong trường hợp này dễ dàng sinh ra ammoni, H

2
S và CH
4
(mê-tan). Lượng
ammoni thoát ra ở bên ngoài lồng bè và thêm vào đó là sự xáo trộn nền đáy sẽ xảy ra
hiện tượng ammoni hoà tan vào nước nhanh dẫn đến tổng hàm lượng nitơ (TN) tăng
lên nhanh chóng [46].
Gần đây các nhà khoa học rất quan tâm đến sự ô nhiễm vật chất hữu cơ từ nuôi
trồng thuỷ sản và đề xuất các biện pháp để xử lý chất thải từ nuôi thuỷ sản [58]. Tuy
nhiên, việc lắp đặt hệ thống xử lý cho trại nuôi tôm, cá ở quy mô lớn chi phí rất cao.
Nước thải từ nuôi thuỷ sản được sử dụng cho các hoạt động xản suất nông nghiệp
trong hệ thống nuôi thuỷ sản kết hợp dẫn đến sự bền vững về kỹ thuật cùng như về
khía cạnh môi trường [53], [43]. Theo Boyd (1998) nguồn nitơ vào ao nuôi chủ yếu từ
thức ăn, lượng nitơ cao chủ yếu do sản phẩm thải của cá và thức ăn dư thừa, có 26,8%
nitơ và 30,1% phốtpho từ thức ăn được tích luỹ trong cá. Khi sản xuất 1kg cá nuôi sẽ
tiêu thụ 1,32 kg thức ăn và thải ra môi trường 51,1 g N và 7,2 g P [36].

10
Để tận dụng nguồn dinh dưỡng trong hệ thống ao nuôi một cách hiệu quả, một
thí nghiệm về nuôi ghép cá trê lai và cá rô phi thâm canh với mục tiêu tận dụng nguồn
dinh dưỡng dư thừa đã được Nguyễn Thanh Long và Yi (2004) thực hiện và kết quả là
nhu cầu nitơ để sản xuất 1 kg cá dao động 52,1 - 52,4 g và nhu cầu lân là 6 g trong hệ
thống nuôi ghép và 57,5 g trong hệ thống nuôi đơn, đồng thời thải ra môi trường một
lượng 17,6 - 21,7 g nitơ và 3 g lân [16].
2.3.2 Những nghiên cứu của Việt Nam
2.3.2.1 Nhiệt độ
Theo Lê Như Xuân (1994) thì khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của
cá nhiệt đới là 25 - 30
o
C [31]. Như vậy với khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đồng

bằng sông Cửu Long, có nhiệt độ trung bình 26 - 28
o
C, là phù hợp cho sự phát triển và
sinh trưởng của cá nói chung.
Huỳnh Trường Giang và ctv (2007) đã so sánh nhiệt độ ở các ao nuôi cá tra tại An
Giang kết quả báo cáo cho thấy nhiệt độ dao động từ 27,5 - 34
o
C là tốt đối với cá tra [8].
2.3.2.2 pH
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung (2001) pH tại các ao nuôi cá tra
thâm canh tại An Giang dao động từ 6,5 - 7 [5] và nghiên cứu của Lê Bảo Ngọc (2004)
tại các ao nuôi ở huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ thì biến động từ 8,06 - 8,20 [18].
Theo Dương Thúy Yên (2003) thì cá tra có thể sống trong điều kiện môi trường
có pH rất thấp (khoảng 4,0), do đó ảnh hưởng của pH, nhất là pH thấp lên cá tra nuôi
là ít xảy ra. Ngoài ra, sự biến động pH theo ngày đêm phụ thuộc vào mật độ phiêu sinh
vật thực vật [33].
Huỳnh Trường Giang và ctv (2007) thì nhận định rằng sự thâm canh hóa càng
cao, mật độ thả nuôi cao, thức ăn cung cấp tăng dần theo năng suất dẫn đến sự tích tụ về
dinh dưỡng làm cho tảo phát triển mạnh và làm pH của nước tăng cao vào giữa trưa [8].
2.3.2.3 Oxy hòa tan (DO)
Nồng độ oxy hòa tan tự do trong nước khoảng 8 - 10 ppm và sẽ dao động mạnh
phụ thuộc vào nhiệt độ và các quá trình phân hủy các hợp chất và sự quang hợp của thực
vật thủy sinh [11]. Trong ao hồ nuôi thâm canh, lượng oxy trong nước được quyết định
chủ yếu bởi các hoạt động sinh hóa, lượng oxy khuếch tán từ không khí chỉ có vai trò
thứ yếu. Khi oxy hòa tan thấp ảnh làm giảm hoạt động hoặc gây chết thủy sinh vật, do
đó, oxy hòa tan là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của thủy vực [3].

11
Khi nghiên cứu trên đối tượng cá tra, Dương Nhựt Long và ctv (2004) cho rằng
hàm lượng thích hợp cho ao nuôi cá thâm canh là 3,5 - 6,5 ppm [17]. Dương Thúy Yên

(2003) khi nghiên cứu về ngưỡng oxy dưới của cá tra đã kết luận rằng giá trị này nhỏ
hơn 2,0 mg/L [33].
2.3.2.4. Nhu cầu ôxy sinh hóa - BOD.
BOD là lượng ôxy cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ trong quá trình phân hủy các
chất hữu cơ trong nước ở điều kiện hiếu khí. Ôxy sử dụng trong quá trình này là ôxy
hòa tan trong nước.
Chỉ số BOD chỉ là lượng ôxy mà sinh vật tiêu thụ trong phản ứng ôxy hóa các
chất hữu cơ trong nước, chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả năng
phân hủy sinh học trong nước càng lớn.
Để xác định chính xác nhu cầu ôxy sinh hóa, cần phải đo sau 20 ngày, vì thực
tế tại thời điểm đo sau 20 ngày khoảng 98 ÷ 99% lượng chất hữu cơ trong nước bị
ôxy hóa. Việc đo như vậy cần nhiều thời gian chờ đợi kết quả, cho nên có thể đánh
giá gần đúng bằng xác định BOD sau 5 ngày, vì tại thời điểm đo sau 5 ngày có
khoảng 70 ÷ 80% các chất hữu cơ bị ôxy hóa. Mặt khác có thể loại trừ được ảnh
hưởng của lượng ôxy tiêu thụ trong quá trình nitrat hóa. Chỉ tiêu này còn gọi là
BOD
5
[14], [29].
2.3.2.5 Tổng vật chất lơ lửng (TSS)
Theo kết quả nghiên cứu của Trương Quốc Phú và Yang Yi (2003) cho thấy
vào thời điểm từ tháng 4 - tháng 6, tại một số điểm trên sông Hậu gần khu vực chợ thì
hàm lượng TSS thường vượt quá 200 mg/L [20].
Kết quả khảo sát hàm lượng TSS trong các ao nuôi cá tra thâm canh của Lê Bảo
Ngọc (2004) cho thấy hàm lượng này biến động rất lớn và cao (100 ± 273 mg/L, 112 ±
340 mg/L và 149 ± 415 mg/L) [18].
Theo TCVN 5945: 2005, tiêu chuẩn nước thải được đổ vào các vực nước
thường được dùng làm nguồn nước cho mục đích sinh hoạt (mức A), tổng chất rắn lơ
lửng phải ≤ 50 mg/L. Ở mức B (50 mg/L< tổng chất rắn lơ lửng ≤100 mg/L), thì được
đổ vào các vực nước nhận thải khác trừ các thủy vực quy định ở mức A. Nếu ở mức C
(100 mg/L< tổng chất rắn lơ lửng ≤200 mg/L), chỉ được phép thải vào các nơi quy

định (như hồ chứa nước thải được xây riêng, cống dẫn đến nhà máy xử lý nước thải
tập trung ) [26].

12
2.3.2.6 Hàm lượng muối Nitrate (NO
3
-
)
Theo nghiên cứu của Huỳnh Trường Giang, Vũ Ngọc Út và Nguyễn Thanh
Phương (2007) cho thấy hàm lượng NO
3
-
biến thiên từ 0,122 - 18,00 mg/L và khác biệt
không có ý nghĩa giữa các ao cá khỏe và ao cá bệnh ( p>0,05), dao động từ 0,12 -
11,63 mg/L trong các ao cá khỏe và 0,188 - 18,00 mg/L tron g các ao cá bệnh. Vào
mùa khô hàm lượng NO
3
-
cao nhất (4,031 ± 4,603 mg/L) và kh ác biệt có ý nghĩa so
với các mùa còn lại. Mặc dù nằm trong giới hạn cho phép và là yếu tố không gây độc
đối với cá nhưng nếu hàm lượng NO
3
-
trong nước cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng
trong ao nuôi [8].
2.3.2.7 Chỉ tiêu sinh vật - vi khuẩn tổng số.
Để đánh giá chất lượng nước, sự có mặt của vi sinh vật trong nước được quan
tâm chủ yếu về ba mặt: sinh vật làm sạch nước, sinh vật làm ô nhiễm nước và những
sinh vật chỉ thị cho tình trạng môi trường [29].
Phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng, vi khuẩn được chia thành 2 nhóm chính:

- Vi khuẩn dị dưỡng (Heterotrophic): Là vi khuẩn sử dụng các chất hữu cơ làm
nguồn năng lượng và nguồn cacbon để thực hiện quá trình sinh tổng hợp. Gồm có:
+ Vi khuẩn hiếu khí (Aerobes) cần ôxy hòa tan khi phân hủy chất hữu cơ để
sinh sản và phát triển.
+ Vi khuẩn kỵ khí (Anaerobes) chỉ hoạt động tốt trong điều kiện thiếu ôxy hoặc
sử dụng ôxy liên kết trong các hợp chất nitrat và sunphat.
+Vi khuẩn tùy nghi (Facultative) là nhóm vi khuẩn có cơ chế phát triển trong
điều kiện có hoặc không có ôxy hòa tan.
- Vi khuẩn tự dưỡng (Autotrophic): Là các vi khuẩn có khả năng ôxy hóa chất
vô cơ để thu năng lượng và sử dụng khí CO
2
làm nguồn cacbon cho quá trình sinh
tổng hợp. Thuộc nhóm này có vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn lưu huỳnh, vi khuẩn sắt.
2.3.2.8 Ảnh hưởng của ô nhiễm chất hữu cơ trong ao nuôi cá da trơn thâm canh
Nuôi cá thâm canh trong ao đất thì cá được cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn tự
chế hoặc thức ăn công nghiệp. Thức ăn tự chế có hàm lượng đạm từ 20 - 30%. Nếu
cho ăn thừa thì thức ăn sẽ chìm xuống đáy ao, thối rữa tạo môi trường thuận lợi cho vi
khuẩn phát triển. Thức ăn thối rữa làm gia tăng sự phát triển của phiêu sinh vật trong
nước, phiêu sinh chết sẽ ảnh hưởng làm ô nhiễm nguồn nước. Theo Lê Huy Phước
(2002) thì việc sử dụng phân bón và thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao làm cho

13
nguồn nước thải từ các ao nuôi rất giàu các muối dinh dưỡng hoà tan, nhất là nitơ và
phốt-pho. Khi tổng hàm lượng đạm và tổng lân nâng cao dẫn đến hiện tượng phú
dưỡng hóa nguồn nước, vì thế nguồn nước xung quanh các khu nuôi tập trung sẽ có sự
thay đổi lớn hệ sinh vật của thuỷ vực, đồng thời làm ảnh hưởng trực tiếp đến các tính
chất thuỷ lý hoá của nguồn nước [23].
Việc cung cấp thức ăn trong quá trình nuôi thuỷ sản sẽ tuỳ thuộc vào mô hình
nuôi và đối tượng nuôi mà có thành phần và khẩu phần thích hợp. Trong thời gian nuôi
luôn có một lượng cac-bon và nitơ, ammonia, urea, bi-cacbonat, lân hoà tan, vitamine

đưa vào ao nuôi. Quan trọng hơn là những hợp chất thải của thức ăn và chất lắng gồm
những hợp chất của cacbon, nitơ và lân nằm ở lớp bùn đáy. Ô nhiễm chất hữu cơ sẽ tạo
ra hiện tượng phú dưỡng, khi tỷ lệ nitơ và phospho lớn hơn 12 thì sự phóng thích phú
dưỡng sẽ do lân khống chế. Hậu quả sẽ là sự nở hoa của rong tảo, tăng độ đục nước và
có thể tăng tính độc đối với tôm cá do sự phát triển của một số loài tảo độc [28].
Ở các bè nuôi cá da trơn, phần trăm vật chất lơ lửng hữu cơ trong tổng vật chất
lơ lửng khá cao, biến động từ 36,6% đến 48,9%, các phần tử hữu cơ có nguồn gốc từ
thức ăn đã làm tổng vật chất hữu cơ lơ lửng tăng cao. Mặc khác, độ trong của nước
trong bè thường thấp hơn ngoài bè, do có sự hiện diện của thức ăn và các sản phẩm
thải từ cá. Tổng lượng đạm của lớp bùn đáy ở khu vực cuối nguồn cao hơn có ý nghĩa
so với giữa và đầu nguồn [21].
Một nghiên cứu của Lê Bảo Ngọc (2004) về đánh giá chất lượng môi trường ao nuôi
cá tra thâm canh ở xã Tân Lộc - huyện Thốt Nốt và Thành phố Cần Thơ đã đi đến kết luận
tổng đạm và tổng lân cuối vụ nuôi tăng rất cao so với lúc mới thả cá. Hàm lượng tổng đạm
và tổng lân trong bùn đáy ao lần lượt trước khi thả là 1,97 ±

0,65 mg/g và 0,39 ± 0,16 mg/g
và tăng lên tương ứng khi thu hoạch là 4,98 mg và 2,19 ± 1,77 mg/g bùn khô [18].
Trương Quốc Phú (2007) khi nghiên cứu chất lượng nước và bùn đáy ao nuôi
cá tra thâm canh, kết luận một ao nuôi cá tra thâm canh với năng suất khoảng 500
tấn/vụ thì lượng thức ăn (thức ăn công nghiệp + tự chế) cung cấp vào ao khoảng 1.000
tấn (hệ số thức ăn = 2). Tổng lượng nitơ đưa vào ao khoảng 18,8 tấn, lượng phospho
khoảng 4,2 tấn [22].
2.3.2.9 Vấn đề ô nhiễm trong việc phát triển nghề nuôi cá tra thâm canh
Hàm lượng dinh dưỡng tích lũy trong ao nuôi cá tra thâm canh rất cao, gấp
nhiều lần so với các ao nuôi thâm canh các đối tượng khác. Hàm lượng vật chất dinh
dưỡng tích lũy trong bùn đáy cũng rất cao. Vì vậy, lượng chất thải ra môi trường cũng
rất lớn. Theo số liệu mới nhất, diện tích nuôi cá tra thâm canh ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long năm 2009 khoảng 6.511,5 ha, sản lượng cá ước đạt khoảng 887.053 tấn.


14
Như vậy lượng chất thải ra môi trường ước tính khoảng hơn 1 triệu tấn, trong đó chứa
khoảng hơn 900.000 tấn chất hữu cơ, 29.000 tấn nitơ và 9.500 tấn phospho (tính trên
vật chất khô), khoảng 250 - 300 triệu m
3
nước thải và 8 -9 triệu tấn bùn thải [22].
Kết quả khảo sát của Trần Anh Dũng (2005) cho thấy có hai nguyên nhân chính
gây ra hao hụt trong quá trình nuôi cá tra ở những năm gần đây là do: (i) môi trường bị
ô nhiễm, chất lượng nước vùng nuôi bị suy giảm, đặc biệt là do các yếu tố môi trường
như pH, chất thải từ đồng ruộng, …. từ đó phát sinh dịch bệnh trên cá nuôi; (ii) chất
lượng con giống không đảm bảo nguyên nhân vì người sản xuất giống chạy theo số
lượng nên dùng quá nhiều kháng sinh ở giai đoạn cá giống làm cho việc phòng trị
bệnh trong giai đoạn nuôi cá thịt gặp nhiều khó khăn [7].
2.4 Tình hình nghiên cứu bệnh cá tra trên thế giới và tại Việt Nam
2.4.1 Tình hình nghiên cứu bệnh cá da trơn trên thế giới
Bệnh cá luôn được xem là một trong những tác nhân gây hao hụt lớn trong nghề
nuôi cá trên thế giới và Việt Nam. Nghề nuôi cá da trơn ở Mỹ và nhiều nước trên thế
giới đã phát triển vào đầu những năm 1980. Cùng với sự phát triển của nghề nuôi,
ngày càng có nhiều bệnh được phát hiện, bệnh gây thiệt hại lớn nhất cho nghề nuôi cá
da trơn ở Mỹ là bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra trên
Cá Nheo Mỹ (Ictalurus punctatus Rafinesque) [47].
Giống Edwardsiella bao gồm hai loài đặc biệt gây bệnh trên cá đó là
Edwardsiella tarda [44], nhóm vi khuẩn này gây bệnh trên cá và cả những động vật
khác và Edwardsiella ictaluri [50] chỉ gây bệnh trên cá. Loài Edwardsiella tarda
thường gây hoại tử, thối rữa, nhiễm trùng máu trên các động vật nên có tên gọi là ES
(Edwardsiella septicaemia). Còn Edwardsiella ictaluri chỉ gây bệnh nhiễm trùng máu
trên cá da trơn nên có tên gọi là ESC (Edwardsiella septicaemia of catfish).
Bệnh Edwardsiella septicaemia xuất hiện đầu tiên trên các loài cá nhiệt đới ở
Châu Mỹ và Châu Á [59], tác nhân gây bệnh là E. tarda. Đặc điểm của E.tarda được
mô tả như sau: là vi khuẩn gram âm, hình que, di động yếu, đường kính khoảng 1µm,

dài 2 - 3 µm, lên men đường, sinh khí, phát triển ở nồng độ muối 3‰ và chịu được
nhiệt độ cao [77]. Vi khuẩn E.tarda được phân lập ở Nhật Bản với tên gọi đầu tiên là
Paracolabacterium anguillimortiferum [51]. Ở các loài cá khác nhau bệnh gây ra
những dấu hiệu bệnh lý không giống nhau. Chúng gây bệnh mủ trên gan, thận ở Cá
Chình Nhật Bản (Anguilla japonica) [60], gây bệnh trên trên Cá Bơn (Paralichthys
olivaceus) [62]. Ở Mỹ E. tarda gây bệnh nhiễm trùng máu cấp tính trên Cá Nheo
(Ictalurus punctatus Rafinesque), bệnh gây ra những đốm trắng nhỏ trên da ở phần

15
đuôi, từ đó vết thương tổn có thể tạo thành vết loét sâu vào trong cơ, kèm theo hiện
tượng xuất huyết hoại tử lỏng với mùi hôi đặc trưng do vi khuẩn có khả năng sinh H
2
S
gây tỉ lệ hạo hụt cao [42]. Ước tính thiệt hại hàng năm do bệnh nhiễm trùng máu trong
nghề nuôi công nghiệp Cá Nheo ở Mỹ khoảng 60 triệu USD [71].
Bệnh Edwardsiella septicaemia of catfish là bệnh gây thiệt hại lớn nhất cho
nghề nuôi Cá da trơn ở Mỹ, có tần số bắt gặp là 32,9% [48] bệnh được phát hiện lần
đầu tiên vào năm 1976, đến 1979 được Hawke và ctv xác định là bệnh do một loài vi
khuẩn mới thuộc họ Enterobacteriaceae, có quan hệ gần gũi với E. tarda được đặt tên
là E. Ictaluri [47]. Những nghiên cứu ban đầu cho rằng E. ictaluri có ký chủ đặc hữu
là cá da trơn nên không phải là mối nguy đối với các loài cá khác trong cùng một ao.
Tuy nhiên, vi khuẩn có thể được phân lập từ đường ruột của nhiều loài cá khác nhau,
vì vậy những loài cá khác trong ao có thể là sinh vật mang mầm bệnh [69].
E. ictaluri là một vi khuẩn gram âm, hình que ngắn, kích thước 0,75 x 1,5 - 2,5
µm, di động, yếm khí tùy tiện, không sinh bào tử, phản ứng oxidase âm tính, catalase
dương tính và lên men đường glucose [72]. Không sinh ra H
2
S và Indole âm tính. Đây là
vi khuẩn mọc chậm trên môi trường tổng hợp. Các môi trường thường được lựa chọn để
nuôi cấy vi khuẩn này là TSA (Trypton soya agar) có bổ sung 5% máu cừu, BHIA

(Brain heart infusion agar) và EIA (Edwardsiella ictaluri agar). Sau 36 - 48 giờ ủ ở 25 -
30
o
C mới xuất hiện những khuẩn lạc rất nhỏ (1 - 2 mm), hơi lồi, rìa bằng, không màu.
Vi khuẩn phát triển tốt ở 25 - 30
o
C, có thể tồn tại được 3 - 4 tháng trong nước ao, bùn
đáy, thực vật thủy sinh, sống sót tốt trong các mô đông lạnh [47], [49], [48], [69].
2.4.2 Tình hình nghiên cứu bệnh cá tra tại Việt Nam
Bệnh mủ gan được ghi nhận xuất hiện đầu tiên trên Cá Tra (Pangasianodon
hypophthalmus Sauvage, 1878) nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long vào cuối năm 1998
[45], khi nghề nuôi Cá Tra xuất khẩu trở nên phổ biến ở mức độ thâm canh cao. Bệnh
có thể kéo dài hoặc gây chết cấp tính, gây tổn thất lớn trong nghề nuôi. Cá bị bệnh có
thể không biểu hiện dấu hiệu bất thường về bên ngoài, hoặc có một số dấu hiệu không
đặc trưng như: giảm ăn, bơi lội lờ đờ, da nhạt màu, cá gầy yếu, bụng sưng to, có xuất
huyết ở quanh miệng và hậu môn. Giải phẫu nội tạng là phương pháp chẩn đoán lâm
sàng tốt nhất cho bệnh này. Nội quan cá bệnh xuất hiện nhiều đốm trắng từ 1 - 3 mm
trên gan, thận, lá lách [6]. Chính vì thế mà bệnh này còn được gọi với nhiều tên khác
nhau như: bệnh đốm trắng, bệnh trắng gan, bệnh gan thận mủ, bệnh mủ gan thận, bệnh
hoại tử nội tạng [9], [6], [41], [45], [54]. Các cơ quan gan, thận, lá lách sưng to, đặc
biệt thận sưng và mềm nhũn. Bệnh có thể xảy ở giai đoạn cá hương, cá giống đến giai
đoạn cá nuôi thịt và giảm dần sau giai đoạn 5 tháng tuổi [25].

16
Bệnh thường xảy ra vào mùa nước lũ, cao điểm vào tháng 7 và tháng 8. Tỉ lệ chết
tích lũy từ 10 - 90% nếu không có biện pháp kỹ thuật kịp thời [6]. Tuy nhiên, kết quả
nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm lại cho rằng bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, nhất
là mùa nước rút tháng 11 - 12 hàng năm [25], [6], [45]. Theo kết quả điều tra của Trần
Anh Dũng (2005), tỉ lệ xuất hiện bệnh mủ gan ở An Giang trên Cá Tra trong mô hình
nuôi ao là 61%, mô hình nuôi bè là 73,9%, mô hình nuôi đăng quầng là 88% [7].

Hiện nay, bên cạnh bệnh mủ gan còn có một số bệnh khác cũng gây thiệt hại
đáng kể cho nghề nuôi Cá Tra như bệnh xuất huyết, vàng da, trắng gan trắng mang,
bệnh do ký sinh trùng…
Theo nghiên cứu của Hứa Thị Phương Liên (1998) bệnh xuất huyết trên cá basa
xảy ra gần như quanh năm không mang tính mùa vụ nhưng đôi khi có những thời điểm
bệnh bộc phát cao độ vào tháng 2 - 3 đầu mùa khô, tháng 7 - 8 mùa nước lũ và tháng
11 mùa nước rút. Cá basa bệnh có những biểu hiện: thịt có đốm đỏ, xoang miệng, vây
xuất huyết, hậu môn sưng đỏ, mang đen, tữa ra. Cá bệnh mất nhớt, bụng trướng to, có
mùi hôi đặc trưng. Cá giảm ăn hoặc bỏ ăn, hay nhào lộn bất thường, ngửa bụng trôi
theo dòng nước hoặc uốn cong thân, bơi lội không định hướng. Giải phẫu cá bệnh thấy
gan đen bầm hoặc xuất huyết, dạ dày và ruột xuất huyết, xoang bụng chứa dịch vàng.
Trường hợp cấp tính bệnh gây chết cao 80 - 90%. Trường hợp mãn tính thịt cá có điểm
xuất huyết màu đỏ và giảm giá trị thương phẩm, hiện nay vẫn chưa có biện pháp
phòng trị hữu hiệu [15].
Cũng như một số loài cá nước ngọt khác, bệnh trắng đuôi do vi khuẩn
Pseudomonas cũng xuất hiện trên Cá Tra ở giai đọan cá hương, cá giống. Thời kỳ đầu
của bệnh, ở vị trí gần đuôi có một điểm trắng sau đó lan dần về phía trước cho đến vây
lưng và vây hậu môn, cả đoạn thân sau màu trắng. Bệnh nặng cá cắm đầu xuống dưới,
đuôi hướng lên trên tạo thành góc vuông với mặt nước, còn gọi là cá “trồng cây
chuối”, cá bệnh chết nhanh chóng và hàng loạt trước khi chết có hiện tượng co giật [9].
Cá Tra giống thường bị nhiễm các nhóm ký sinh trùng đơn bào và đa bào có
chu kỳ phát triển trực tiếp không qua ký chủ trung gian như trùng bánh xe
(Trichodina), thích bào tử trùng (Myxobolus, Henneguya), trùng miệng lệch
(Chilodonella), sán lá đơn chủ (Datylogyrus, Gyrodactylus), trùng mỏ neo (Lernaea).
Chúng gây thành dịch bệnh và làm thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi cá. Cho đến
nay đã phát hiện được 29 loài ký sinh trùng trên Cá Tra. Trong đó nhóm ký sinh trùng
đơn bào (Protozoa) gặp 21 loài thuộc 10 giống: Cryptobia, Ceratomyxa, Myxobolus,
Henneguya, Balantidium, Ichthyophthyrius, Epistylis, Apisoma, Trichodina,
Tripatiella; sán lá đơn chủ (Monogenea) gặp 2 loài thuộc giống Thaparocleidus; sán
dây (Cestoidea) gặp 2 loài: Lystocestus varvulus, Proteocephalus osculatus; sán lá


17
song chủ (Tremtoda) gặp 1 loài: Bucephalopsis gracilescens; giun tròn (Nematoda)
gặp 2 loài: Spectatus pangasia, Cucullanus chabaudi; giáp xác (Crustacea) gặp một
loài: Egasius sp [13].
Hiện nay, bệnh vàng da cũng gây thiệt hại lớn cho các mô hình nuôi Cá Tra
trong bè, trong ao và nuôi đăng quầng. Với dấu hiệu bệnh lý là cá giảm ăn, bỏ ăn, bơi
lờ đờ, da có màu vàng nghệ, vàng túi mật, đặc biệt cá chết rất nhanh và gần như hàng
hoạt. Có thể bắt gặp bệnh vàng da quanh năm, mặc dù vậy cao điểm của bệnh là vào
những tháng mùa khô đối với nuôi đăng quầng; vào mùa lũ đặc biệt là thời điểm giao
mùa từ mùa khô chuyển sang mùa mưa trong mô hình nuôi bè, còn đối với nuôi cá tra
ao bệnh thường tập trung vào thời gian lũ rút [7].


18
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
Thời gian thực hiện: 08 tháng (Từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009)

Địa điểm thực hiện đề tài: Các ao thí nghiệm được bố trí trên địa bàn xã Châu
Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Vị trí các ao thí nghiệm của đề tài

Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre


19

3.2. Sơ đồ khối/phương pháp nghiên cứu:














Cá giống có kích cỡ đồng đều được thả nuôi tại các ao thực nghiệm
Thu mẫu phân tích và đo
đạc các chỉ tiêu môi
trư
ờng

Định kỳ xác định tốc tộ
tăng trưởng của cá
Theo dõi tình hình bệnh
xuất hiện trên các ao nuôi
th
ử nghiệm

Đánh giá hiệu quả kinh tế
của từng ao nuôi thử
nghi
ệm.


Đánh giá phân tích kết quả nghiên cứu
Đưa ra kết luận và đề xuất kiến nghị
Mật độ thả N1
(25con/m
2
)
Mật độ thả N2
(35con/m
2
)

Mật độ thả N3
(45con/m
2
)

Yếu tố
thủy lý
Yếu tố
thủy hóa
Định kỳ
10 ngày
xác định
khối
lượng
trung
bình
Định kỳ
10 ngày

xác định
tốc độ
tăng
trưởng
Các
bệnh đã
xuất hiện
Số lượng
cá chết
Đánh giá
lợi
nhuận
trên tổng
vốn đầu

Xác định
phần
trăm lợi
nhuận
mỗi ao
Số lần
xuất hiện
Yếu tố
thủy hóa

×