Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản-trường hợp huyện thạnh phú, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 78 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





CHÂU HỮU TRỊ




ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG
THUỶ SẢN-TRƯỜNG HỢP HUYỆN THẠNH PHÚ,
TỈNH BẾN TRE




LUẬN VĂN THẠC SĨ



Nha Trang - Năm 2013



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




CHÂU HỮU TRỊ


ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG
THUỶ SẢN-TRƯỜNG HỢP HUYỆN THẠNH PHÚ,
TỈNH BẾN TRE


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 31 34


LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH



Nha Trang - Năm 2013
i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những số liệu, dữ liệu
và kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực. Nội dung luận văn chưa từng được công
bố bởi bất kỳ tác giả nào khác.

Tác giả


Châu Hữu Trị




















ii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
 Quý Thầy, Cô Trường Đại học Nha Trang vì những kiến thức được truyền đạt
trong suốt thời gian học tại trường.
 PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh vì sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
 Th.S. Bùi Nguyễn Phúc Thiên Chương, Th.S Lê Thị Huyền Trang, Th.S Hồ
Xuân Hướng vì đã giúp thực hiện các cuộc thảo luận nhóm, các cuộc điều tra
hộ gia đình, và cung cấp tài liệu có liên quan.
 Lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Nông nghiệp
& PTNT, Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí
hậu tỉnh Bến Tre, Lãnh đạo huyện Thạnh Phú vì sự cộng tác và hỗ trợ tận tình
trong quá trình thu thập dữ liệu.
 Người dân các xã ven biển của huyện Thạnh Phú vì đã dành thời gian trả lời các
câu hỏi phỏng vấn.
 Gia đình, bè bạn vì sự động viên và khích lệ trong suốt thời gian thực hiện đề
tài.
Nha Trang, tháng 03 năm 2013
Người viết


Châu Hữu Trị









iii

MỤC LỤC



Trang

Lời cam đoan
i

Lời cảm ơn
ii

Mục lục
iii

Danh mục các bảng
vi

Danh mục các hình
vii

Danh mục các chữ viết tắt
viii

MỞ ĐẦU
1


1. Tổng quan
1

2. Tính cấp thiết của đề tài
2

3. Mục tiêu nghiên cứu
3

4. Bố cục luận văn
4
Chương 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
5

1.1. Các khái niệm về khí hậu và biến đổi khí hậu
5

1.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
8

1.2.1. Nguyên nhân tự nhiên
8

1.2.2. Nguyên nhân do con người
10

1.3. Hệ quả của biến đổi khí hậu
12


1.3.1. Nước biển dâng
12

1.3.2. Xâm nhập mặn
14

1.3.3. Bão và lũ lụt
16

1.3.4. Đất đai bị mất
16

1.3.5. Sạc lở ven biển và ven sông
17

1.4. Sơ lược một số giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi
khí hậu
18

1.4.1. Thích ứng với hiện tượng sạc lở
19

1.4.2. Thích ứng với bão
20

1.4.3. Thích ứng với xâm nhập mặn
22

1.5. Phân tích hiệu quả chi phí: xây dựng công thức
23


1.5.1. So sánh giữa CEA và CBA
23
iv


1.5.2. Xác định và định lượng chi phí trong CEA
24

1.5.3. Định lượng lợi ích trong CEA
26

1.5.4. Chiết khấu chi phí
27

1.5.5. Tỷ số hiệu quả chi phí
28

1.6. Đánh giá mức độ tổn thương
28

1.6.1. Định nghĩa “mức độ tổn thương”
28

1.6.2. Các cách tiếp cận để đánh giá mức độ tổn thương
29
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
31


2.1. Thảo luận nhóm
31

2.1.1. Cuộc thảo luận nhóm thứ nhất
31

2.1.2. Cuộc thảo luận nhóm thứ nhất
31

2.1.3. Cuộc thảo luận nhóm thứ ba
32

2.2. Khảo sát hộ gia đình
32

2.2.1. Xây dựng bảng câu hỏi
32

2.2.2. Khảo sát thử nghiệm
32

2.2.3. Khảo sát hộ gia đình
33

2.3. Phân tích kinh tế của các chiến lược thích ứng
33

2.4. Đánh giá mức độ tổn thương
33


2.5. Thu thập số liệu thứ cấp
37
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
38

3.1. Thông tin tổng quát …………………………………………….
38

3.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Bến Tre …………………………………
38

3.1.2. Đặc điểm khí hậu …………………………………………
38

3.1.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội …………………………………
39

3.2. Kết quả các cuộc thảo luận nhóm ………………………………
40

3.2.1. Tác động của nước biển dâng ……………………………
40

3.2.2. Tác động của hiện tượng xâm nhập mặn …………………
44

3.2.3. Tác động của bão …………………………………………
47


3.2.4. Tác động của sạc lở đất …………………………………
47

3.2.5. Các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu
47

3.2.6. Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu …………
48

3.3. Chỉ số tổn thương hộ gia đình ………………………………….
49
v


3.4. Tác động của biến đổi khí hậu lên nông nghiệp và nuôi trồng
thuỷ sản huyện thạnh phú ……………………………………………
50

3.4.1. Tác động của bão lên nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
50

3.4.2. Tác động của nhiễm mặn lên nông nghiệp và nuôi trồng
thuỷ sản ………………………………………………….
52

3.4.3. Tác động của sạc lở đất lên nông nghiệp và nuôi trồng
thuỷ sản ………………………………………………….
54

3.5. Phân tích hiệu quả chi phí các dự án ứng phó biến đổi khí hậu

đang được uỷ ban nhân dân tỉnh cân nhắc ……………………
54

3.5.1. Phân tích hiệu quả chi phí của hệ thống đê biển …………
54

3.5.2. Phân tích hiệu quả chi phí của hệ thống thuỷ lợi …………
57
Chương 4
THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN
59

4.1. Thảo luận …………………………………………………
59

4.2. Kết luận …………………………………………………………
61

4.3. Kiến nghị ……………………………………………………….
62

TÀI LIỆU THAM KHẢO
63

















vi


DANH MỤC CÁC BẢNG












Bảng 1:
Ví dụ về cách thức đo lường lợi ích…………………………………
27
Bảng 2:
Các biến được sử dụng trong mô hình………………………………

35
Bảng 3:
Dân số 3 huyện ven biển trong vùng ngập theo kịch bản B2…………
44
Bảng 4:
Dân số 3 huyện ven biển trong vùng ngập theo kịch bản A1FI………
44
Bảng 5:
Phân phối của chỉ số tổn thương……………………………………
49
Bảng 6:
Thiệt hại do bão gây ra đối với nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản…
51
Bảng 7:
Tác động của bão dưới góc độ số ngày hồi phục……………………
52
Bảng 8:
Hành động khắc phục thiệt hại sau bão
52
Bảng 9:
Thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra đối với nông nghiệp và nuôi trồng
thuỷ sản
53
Bảng 10:
Thiệt hại do sạc lở đất gây ra đối với nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ
sản
54
Bảng 11:
Chi phí đầu tư cho tuyến đê biển
55

Bảng 12:
Phân kỳ đầu tư (tỷ đồng)
56
Bảng 13:
Chi phí hoạt động và bảo trì của hệ thống đê biển (tỷ đồng)
56
Bảng 14:
Chi phí đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi (đồng)
57
Bảng 15:
Phân kỳ đầu tư hệ thống thuỷ lợi (đồng)
57
vii


DANH MỤC CÁC HÌNH





















Hình 1:
Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Bến Tre………………
39
Hình 2:
Vùng bị ngập vĩnh viễn khi nước biển dâng 100 cm………………….
41
Hình 3:
Hiện trạng sử dụng đất ở khu vực bị ngập khi nước biển dâng 57 cm
42
Hình 4:
Hiện trạng sử dụng đất ở khu vực bị ngập khi nước biển dâng 100 cm
42
Hình 5:
Dân số sống trong khu vực sẽ bị ngập tương ứng với các mức dâng
của nước biển…………………………………………………………
43
Hình 6:
Dự báo xâm nhập mặn cho năm 2020 khi nước biển dâng 11 cm……
45
Hình 7:
Dự báo xâm nhập mặn cho năm 2050 khi nước biển dâng 30 cm
45
Hình 8:
Tỷ lệ diện tích bị ngập tương ứng với các mức dâng của nước biển

48
Hình 9:
Phân phối của chỉ số tổn thương
50
viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBA: Cost Benefit Analysis
CCFSC: Central Committee for Flood and Storm Control
CCIR: Climate Change Information Resource
CCSP: Climate Change Science Program
CEA: Cost Effective Analysis
CER: Cost Effective Ratio
EPA: Environmental Protection Agency
IPCC: Intergovernmental Panel on Climate Change
ISPONRE: Institute of Strategy and Policy on Natural Resources and Environment
MHC: Marine Hydrometeorology Center
PVC: Present Value Cost
UNDP: United Nations Development Programme
UNFCCC: United Nation Framework Convention on Climate Change
USGS: United States Geological Survey





1

MỞ ĐẦU


1. TỔNG QUAN
Các nhà khoa học từ lâu đã nhận thức được những tác động của khí hậu lên lịch
sử phát triển của loài người tạo ra những thay đổi trong sinh học, văn hoá và địa lý.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trong vài thập kỷ vừa qua đã hé lộ rằng chính con người
cũng tạo ra những tác động đáng kể lên khí hậu (Thời báo New York 2012). “Một
thập kỷ trước, biến đổi khí hậu chỉ là một giả định, nhưng bây giờ nó đã hiện hữu
trước mắt chúng ta” (Pearce 2006). Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách
thức to lớn nhất của thời đại, đe doạ đến các nền kinh tế, sức khoẻ, an toàn và an ninh
lương thực (Chương trình về Môi trường Liên Hiệp Quốc).
Các bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng kể từ năm 1950, khí hậu của thế giới
đã ấm lên rõ rệt do sự hiện diện ngày càng nhiều của khí thải từ chất đốt hoá thạch và
nạn chặt phá rừng nhiệt đới hậu (Thời báo New York 2012). Theo Chương trình về
Môi trường Liên Hiệp Quốc, các tản băng vẫn tiếp tục tan chảy. Cùng với sự giãn nỡ
nhiệt của nước biển, sự tan chảy của băng trên khắp thế giới đang thúc đẩy sự dâng
lên của nước biển khiến cho sự dâng lên này có thể vượt xa những dự báo trong báo
cáo khoa học gần đây nhất. Một báo cáo của Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí
hậu vào tháng 11 năm 2011 đã dự báo rằng sự ấm lên toàn cầu sẽ gây ra nhiều hiện
tượng thiên tai “nguy hiểm và chưa có tiền lệ” (Thời báo New York 2012) .
Theo World Bank, biến đổi khí hậu được dự báo là sẽ tác động mạnh nhất đến
các nước đang phát triển. Tác động của biến đổi khí hậu như nhiệt độ tăng lên, sự thay
đổi lượng mưa, nước biển dâng và các thiên tai xuất hiện nhiều hơn sẽ tác động đến
sản xuất nông nghiệp, đe doạ an ninh lương thực và tác động đến nguồn nước. Những
nỗ lực trong việc xoá đói giảm nghèo và bệnh tật, cũng như cuộc sống của hàng tỷ
người dân các nước đang phát triển thật sự bị đe doạ bởi biến đổi khí hậu.
Các hiện tượng khí hậu cực đoan được cho là sẽ tăng lên cả về tần số lẫn cường
độ như là hệ quả của biến đổi khí hậu. Tác động của nó sẽ ảnh hưởng một cách
nghiêm trọng đến việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Harmeling
2010). Theo Chỉ số Rủi ro Khí hậu Toàn cầu 2010 (Harmeling 2010), tất cả mười
quốc gia bị tác động mạnh nhất của các hiện tượng khí hậu trong giai đoạn 1990-2008

2

đều là các nước đang phát triển nằm trong nhóm các quốc gia có thu nhập thấp hoặc
trung bình thấp; Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nặng thứ tư trong mười quốc gia này.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi
khí hậu trên thế giới. Những thành quả đạt được trong việc đưa hàng triệu người thoát
khỏi cảnh đói nghèo đang bị đe doạ do sự tăng lên của thiên tai trong tương lai như
mưa bão, hạn hán, nhiệt độ tăng và nước biển dâng (OXFAM 2008). Theo Đánh giá
về Biến đổi khí hậu của Việt Nam (ISPONRE 2009), Việt Nam cũng đã chứng kiến
những thay đổi trong các thành tố của khí hậu cũng như hiện tượng thời tiết cực đoan
như bão, mưa lớn và hạn hán. Nhiệt động tăng lên 0,5-0,7
0
C trong vòng 50 năm qua
từ nam ra bắc, và tần số của các đợt không khí lạnh đã giảm đi 2,45 đợt trong 50 năm
qua. Các khu vực ven biển chịu tác động của các trận bão hình thành trên Biển Đông
với tần số trung bình là 7 trận bão mỗi năm. Số liệu ghi chép của chỉ ra rằng số lượng
các trận bão nhiệt đới cũng đã tăng lên 2,15 trận trong vòng 50 năm qua, và nước biển
dâng 20 cm cứ mỗi 50 năm. Nhiệt độ ở Việt Nam vào năm 2100, so với giai đoạn
1980-1999, sẽ có thể tăng lên vào khoảng 1,1-1,9
0
C đến 2,1-2,6
0
C; lượng mưa hàng
năm có thể tăng lên khoảng 1.6%-14.6%; và nước biển có thể dâng từ 11.5 cm-68 cm.
Trong số các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng với tốc độ 0.5-0.6 cm một
năm là điều đáng lo ngại nhất, đặc biệt đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Báo cáo này cũng đồng thời chỉ ra rằng biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh nhất
đến sản xuất nông nghiệp và nguồn nước. Lũ lụt và hạn hán có thể xảy ra thường
xuyên hơn do sự tăng lên của lượng mưa và sự giảm đi của số ngày mưa. Đồng bằng
sông Cửu Long và sông Hồng-những nơi sản xuất lúa gạo quan trọng-sẽ có thể bị tác

động bởi xâm nhập mặn do nước biển dâng.

2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng 10 tỉnh bị tác động nặng nhất bởi biến đổi
khí hậu tại Việt Nam thì nằm trong nhóm các khu vực bị dễ bị tổn thương nhất ở
Đông Nam Á (Yusuf và Francisco 2010). Tám trong số 10 tỉnh này nằm ở khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm tỉnh Bến Tre. Cứ vào mùa khô, tỉnh Bến Tre
chịu tác động nặng nề của hiện tượng xâm nhập mặn mà kéo theo đó là sự thiếu hụt
nghiêm trọng nguồn nước cho sinh hoạt cũng như cho sản xuất nông nghiệp. Độ mặn
1ppp có thể được phát hiện ở khắp nơi trong cả tỉnh, trong khi ngưỡng mặn cho phép
3

đối với nước uống chỉ là 0,25ppm. Thiệt hại gây ra do xâm nhập mặn từ năm 1995
đến 2008 bao gồm 15.782 ha lúa chết hoặc mất năng suất, 13.700 ha dừa rụng trái non,
360 ha nuôi trồng thuỷ sản mất năng suất và 5.289 tấn tôm chết. Sự nhiễm mặn cũng
đã khiến cho 132.823 hộ gia đình rơi vào cảnh thiếu nước ngọt triền miên (Uỷ ban
Nhân dân tỉnh Bến Tre 2011).
Cùng với xâm nhập mặn, những cơn bão bất thường đã chứng minh rằng Bến
Tre không còn là nơi không có bão. Cơn bão Linda năm 1997 với sức gió 120 km/h và
cơn bão Durian năm 2006 với sức gió trên 133 km/h đã để lại nhiều thiệt hại nặng nề.
Là vùng đất có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chặng chịt trong đất liền,
Bến Tre chịu ảnh hưởng của các trận sạc lở đất ven sông. Thống kê cho thấy từ năm
1995 đến 2008, sạc lở đất đã lấy đi 366.547 ha đất. Khi nước biển có xu hướng dâng
lên do biến đổi khí hậu, sạc lở đất cũng sẽ theo đó mà xuất hiện nhiều hơn.
Các hiện tượng thiên tai sẽ gia tăng cả về cường độ lẫn tần suất khi khí hậu
biến đổi. Mặc dù đã có những bằng chứng rằng biến đổi khí hậu có tác động đến sản
xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá
cụ thể những thiệt hại do nó gây nên. Chính vì vậy, một nghiên cứu đánh giá mức độ
tổn thương do biến đổi khí hậu, lượng giá những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây nên
đối với nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, cũng như phân tích kinh tế các dự án ứng

phó là điều hết sức cần thiết.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre-là một trong ba
tỉnh ven biển chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu- với các mục tiêu như
sau:
1. Đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu
2. Lượng giá tổn thất đối với nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản gây nên bởi các
hiện tượng xâm nhập mặn, bão và sạc lở đất
3. Phân tích hiệu quả chi phí hai dự án ứng phó biến đổi khí hậu đang được Uỷ
ban Nhân dân tỉnh Bến Tre cân nhắc thực hiện.



4

4. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được kết cấu thành bốn
chương.
Chương 1: Tổng quan lý thuyết
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Thảo luận và kết luận




























5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Nhiều người sử dụng từ thời tiết và khí hậu như thể hai khái niệm này có ý
nghĩa như nhau. Thực tế khí hậu và thời tiết là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Chính vì vậy, việc hiểu được sự khác biệt giữa thời tiết và khí hậu là rất quan trọng
nhằm tạo thuận lợi cho việc hiểu biết về biến đổi khí hậu.

Thời tiết, như chúng ta thường hay nói, là những gì đang xảy ra trong khí
quyển ở một nơi cụ thể và thời gian cụ thể. Thời tiết được đo bằng tốc độ gió, nhiệt độ,
độ ẩm, áp suất khí quyển, mây và lượng mưa. Ở hầu hết các nơi, luôn có sự thay đổi
trong thời tiết từ, ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác và mùa này
sang mùa khác
1
.
Khí hậu, theo nghĩa hẹp, thường được định nghĩa là "thời tiết trung bình", hoặc
cụ thể hơn, theo cách thống kê mô tả với giá trị trung bình và sự biến đổi của các đại
lượng trong khoảng thời gian một tháng, một năm hoặc hàng triệu năm. Các đại lượng
này thường là sự những yếu tố bề ngoài của thời tiết như nhiệt độ, lượng mưa và gió.
Khí hậu, theo nghĩa rộng lớn hơn, là trạng thái của “hệ thống khí hậu” bao gồm khí
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, mặt đất và các phần nước bị đóng băng (IPCC 2001).
Khí hậu khác nhau giữa các khu vực trên thế giới bởi vì mỗi khu vực có các yếu tố địa
lý khác nhau như độ cao so với mực nước biển, lượng ánh sáng mặt trời nhận được
Thời tiết của chúng ta luôn luôn thay đổi và bây giờ các nhà khoa học cũng
phát hiện ra rằng khí hậu cũng không “đứng yên”. Tuy nhiên, trong khi những thay
đổi trong thời tiết có thể xảy ra đột ngột và dễ nhận ra thì những thay đổi trong khí
hậu thì khó nhận ra vì nó phải mất một thời gian dài để “hiện hình”. Thời tiết cụ thể
mà chúng ta trải qua có thể khác nhau một chút năm này so với năm tiếp theo, một vài
mùa hè nóng hơn, hoặc một vài mùa đông lạnh hơn, những thứ đó có thể khiến chúng
ta kết luận rằng khí hậu thay đổi. Mặc khác, vì chúng ta nhận ra những thay đổi đó và
truyền hình cũng như báo chí đôi khi đề cập đến biến đổi khí hậu trong cùng một câu


1

6

chuyện khi họ nói về những hiện tượng thời tiết bất thường nên đã khiến cho chúng ta

nhầm lẫn giữa thay đổi thời tiết và biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu đã được ghi nhận trong suốt lịch sử trái đất xinh đẹp - hành
tinh của chúng ta. Về mặt kỹ thuật, khí hậu sẽ thay đổi nếu các yếu tố cấu thành nên
nó thay đổi. Ở quy mô toàn cầu, hoặc lượng nhiệt được đi vào hệ thống hoặc lượng
nhiệt đi ra khỏi hệ thống thay đổi thì sẽ khiến cho khí hậu thay đổi. Ví dụ, khí hậu ấm
lên không những là do sự tăng lên của lượng nhiệt đi vào trái đất mà còn do sự giảm
lượng nhiệt đi ra khỏi bầu khí quyển. Nhiệt đi vào hệ thống trái đất bắt nguồn từ mặt
trời. Ánh sáng mặt trời đi qua không gian và bầu khí quyển để sưởi ấm bề mặt trái đất
và đại dương. Trái đất ấm lên sau đó và một lượng nhiệt sẽ quay trở lại vào bầu khí
quyển. Tuy nhiên, trong suốt hàng ngàn năm qua, những thay đổi trong quỹ đạo của
trái đất và sức nóng của mặt trời ảnh hưởng đến lượng năng lượng mặt trời đi đến trái
đất (US EPA)
2
.
Nhiệt thoát ra khỏi trái đất khi mà bề mặt trái đất sau khi hấp thụ nhiệt sẽ bức
xạ nhiệt trở lại. Tuy nhiên, một số loại khí trong bầu khí quyển, được gọi là khí gây
hiệu ứng nhà kính, đã làm cho tầng khí quyển thấp hấp thụ nhiều hơn lượng nhiệt
được bức xạ từ bề mặt trái đất, do vậy giữ nhiệt lại bên trong hệ thống trái đất
3
. Hệ
thống của trái đất đạt đến một mức nhiệt độ mà tại đó lượng ánh sáng mặt trời chiếu
xuống được cân bằng bởi năng lượng nhiệt hồng ngoại thoát ra. Quá trình này thường
được gọi là hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính, chẳng hạn như hơi nước, ozone,
carbon dioxide, mêtan và nitro oxide, là một phần quan trọng của bầu khí quyển bởi vì
nó giữ cho trái đất không trở thành một quả cầu băng giá, tạo ra một môi trường sống
phù hợp cho con người, động vật và cây cối tồn tại
4
. Hiệu ứng nhà kính là một quá
trình tự nhiên đã xảy ra kể từ khi trái đất lần đầu tiên có bầu khí quyển của nó.
Tuy nhiên, trong thế kỷ qua số lượng các loại khí gây hiệu ứng nhà kính trong

bầu khí quyển của chúng ta gia tăng nhanh chóng, chủ yếu là do việc đốt các nhiên
liệu hóa thạch thải ra lượng khí carbonic vào khí quyển (UNFCCC 2007). Mặc dù một
số lượng khí carbon dioxide thải ra được hấp thụ vào đại dương hoặc cây xanh, trong
ngắn hạn, khoảng một nửa lượng khí này vẫn còn trong bầu khí quyển. Hoạt động


2

3

4

7

công nghiệp cũng đã phát ra nhiều khí nhà kính vào khí quyển. Do đó, trong 100 năm
qua nhiệt độ địa cầu đã tăng nhanh hơn so với những ghi chép trong lịch sử. Các nhà
khoa học cho rằng việc nóng lên mỗi lúc một nhanh của bầu khí quyển là do số lượng
ngày càng tăng của các loại khí gây hiệu ứng nhà kính mà những khí này giữ nhiệt
ngày một nhiều hơn. Các cụm từ "nóng lên toàn cầu" đề cập đến thực tế rằng nếu
carbonic và/hoặc các loại khí nhà kính khác được thêm vào bầu khí quyển, nhiệt độ
của trái đất sẽ tăng lên, giả định những yếu tố khác không thay đổi.
Với những lý luận ở trên, có thể rút ra kết luận rằng biến đổi khí hậu đang diễn
ra chủ yếu là do hoạt động của con người-những hoạt động này thải ra khí hiệu ứng
nhà kính ngày càng nhiều, đặc biệt là thải carbonic vào khí quyển. Vậy thì biến đổi
khí hậu là gì? Theo IPCC (2007a), biến đổi khí hậu đề cập đến một sự thay đổi trong
trạng thái của khí hậu mà có thể được xác định bởi những thay đổi trong giá trị trung
bình và /hoặc sự biến động của các thuộc tính của nó. Biến đổi khí hậu diễn biến
chậm chạp trong một khoảng thời gian dài, thường là hàng thập kỷ hoặc lâu hơn. Biến
đổi khí hậu có thể là do quá trình tự nhiên bên trong, hoặc do các tác động bên ngoài,
hoặc do thay đổi liên tục của khí quyển hoặc việc sử dụng đất mà những thay đổi này

là do con người. Công ước khung về biến đổi khí hậu (UNFCCC), tại Điều 1, phân
biệt giữa biến đổi khí hậu do các hoạt động của con người và biến đổi khí hậu do các
nguyên nhân tự nhiên.
Wikipedia đưa ra một định nghĩa khác về biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu là
một sự thay đổi đáng kể và lâu dài trong phân phối thống kê của các kiểu thời tiết
trong khoảng thời gian hàng thập kỷ cho đến hàng triệu năm. Nó có thể là một sự thay
đổi ở các điều kiện thời tiết trung bình hoặc sự phân phối của các hiện tượng thời tiết
xung quanh giá trị trung bình đó (ví dụ: nhiều hơn hoặc ít hơn các hiện tượng thời tiết
khắc nghiệt). Biến đổi khí hậu có thể được giới hạn trong một khu vực cụ thể hoặc có
thể xảy ra trên toàn Trái đất
5
.
Nhiều người nhầm lẫn giữa lỗ hổng ở tầng ozone với biến đổi khí hậu. Tuy
nhiên, hai vấn đề này không có liên nhiều đến nhau. Lớp ozone có tác dụng bảo vệ
trái đất khỏi tia cực tím mà những tia này có thể gây ra ung thư da và làm hư hại thực
vật và động vật. Nguyên nhân chính của các lỗ hổng ở tầng ozone là


5

8

chlorofluorocarbons (CFCs), khí được sử dụng trong tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, và các
ứng dụng công nghiệp. Trong khi CFCs gây ra sự ấm lên thì việc phá hủy tầng ozone
của chính loại khí này lại làm mát. Nhìn chung, tác động làm ấm lên và làm mát cân
bằng lẫn nhau. Theo một thỏa thuận quốc tế, hầu hết sử dụng các chất CFCs hiện nay
đang được loại bỏ từng bước để bảo vệ tầng ozone (U.S GCRIO)
6
.


1.2. NGUYÊN NHÂN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Khí hậu trên trái đất đã luôn thay đổi trong suốt lịch sử của nhân loại chứ
không phải chỉ trong những thập kỷ gần đây. Tuy vậy, điều mà các nhà khoa học lo
lắng là chính những hoạt động của con người mới là thứ thúc đẩy những biến đổi
trong khí hậu diễn ra trong thế kỷ qua. Dù vậy, hoạt động của con người cũng không
phải là nhân tố duy nhất có tác động đến các kiểu khí hậu. Thật vậy, các nhà khoa học
đã phân loại nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu thành hai nhóm: nguyên nhân tự
nhiên và nguyên nhân do con người.

1.2.1. Nguyên nhân tự nhiên
a. Sự nứt gãy của lục địa
Trái đất của chúng ta ngày nay bao gồm bảy lục địa là Châu Úc, Bắc Mỹ, Nam
Mỹ, Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và Nam Cực. Tuy nhiên, hàng triệu năm trước đây,
bảy lục địa này cùng nhau tạo nên một mảng đất lớn (big landmass) được bao bọc bởi
một đại dương lớn. Dần dần mảng đất lớn này nứt gãy và tạo thành bảy lục địa được
chia cắt bởi các đại dương. Quá trình này được gọi là sự nứt gãy của lục địa.
Sau khi nứt gãy, các đặc tính vật lý, vị trí của mảng đất lớn cũng như vị trí của
các vùng nước đã thay đổi, tử đó tác động đến khí hậu. Thêm vào đó, dòng chảy đại
dương và gió-những thứ có ảnh hưởng đến khí hậu-cũng bị thay đổi bởi sự chia cắt
của mảng đất lớn. Các nhà khoa học tin rằng sự nứt gãy của lục địa vẫn tiếp tục cho
đến ngày nay. Mảng đất Ấn Độ đang dần dần trôi về mảng đất Châu Á, làm cho dãy
Himalaya nhích cao lên 1mm mỗi năm (Shrivastava 2007)




6

9


b. Sự phun trào của núi lửa
Một trận phun trào của núi lửa, dù chỉ kéo dài vài ngày, thải vào khí quyển một
lượng rất lơn1 khí SO
2
, hơi nước, bụi, tro và đặc biệt là khí CO
2
-một loại khí nhà kính
có ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu trong nhiều năm.
Khí SO
2
kết hợp với hơi nước tạo thành aerosol-là những hạt chất lỏng có chứa
75% là axít sulfuric (Wolfe 2000). Những hạt aerosol này có khả năng phản xạ ánh
sáng mặt trời đế bảo vệ mặt đất khỏi một lượng năng lượng đến từ mặt trời. Những
hạt aerosol nảy được di chuyển khắp địa cầu nhờ tầng bình lưu-tầng trên cùng của khí
quyển. Điều này giúp giải thích tại sao “hiệu ứng làm mát” lại xảy ra trong một vài
năm sau mỗi trận động đất (Shrivastava 2007). Tuy nhiên, aerosol không tạo ra sự
thay đổi trong khi hậu về lâu dài vì những hạt này chỉ tồn tại ba đến bốn năm trong
khí quyển. Theo Trung tâm Khảo sát Địa lý Hoa Kỳ (USGS)
7
, năm 1816 ở New
England được mô tả là “năm không có mùa hè” vì sự phun trào của núi lửa Tambora ở
Indonesia vào năm 1815. Các nhà khoa học cũng tính được rằng trận phun trào đó đã
làm giảm nhiệt độ của địa cầu đi 5
0
F.
Mặc khác, các trận phun trào núi lửa cũng tạo ra CO
2
, mà sau hàng triệu năm,
có khả năng gây ra hiệu ứng làm ấm. Chính vì vậy, mà tác động thật sự của núi lửa
vẫn còn là một đề tài gây tranh cãi.


c. Đại dương
Đại dương là một thành tố quan trọng của hệ thống khí hậu. Khoảng 71% diện
tích của trái đất được bao phủ bởi các đại dương. Chúng có một vai trò quan trọng
trong việc hấp thụ bức xạ của mặt trời. Các dòng chảy đại dương cũng có khả năng di
chuyển một lượng lớn nhiệt lượng vòng quanh trái đất giống như những gì mà khí
quyển có thể làm được (Shrivastava 2007). Chính vì vậy, đại dương giúp làm giảm
quá trình thay đổi nhiệt độ trong khí quyển nhờ vào khả năng hấp thụ và phân phối
năng lượng mặt trời một cách hiệu quả thông qua các dòng chảy.

d. Mây
Bằng việc phản xạ ánh sáng mặt trời, mây cung cấp bóng râm để làm mát trái
đất. Mặt khác, mây của có khả năng giữ các loại khí nhà kính và giữ nhiệt lại bên


7

10

trong khí quyển bằng cách làm phản xạ nhiệt lượng trở lại trái đất. Chính vì vậy, tác
động thật sự của mây lên khí hậu vẫn là bí ẩn đối với các nhà khoa học.
Tuy nhiên, nhờ vào các dữ liệu mới từ vệ tinh và các công nghệ khác, đã có
một số manh mối giúp giải câu đố này. Trong bài báo “The Effect of Clouds on
Climate: a Key Mystery for Reseachers”, Lemonick (2010) đã nói rằng “tất cả chứng
cứ cho đến lúc này đều mang tính đề xuất (suggestive) chứ chưa chắc chắn rằng mây
có tác động làm thúc đẩy sư ấm lên. Tuy nhiên, các nhà khoa học về khí hậu nhận
thấy rằng đề xuất này đang ngày trở nên đúng hơn. Và các nhà nghiên cứu-những
người vẫn còn chưa chắc chắn về tác động của mây lên khí hậu-cho rằng ngay cả khi
mây có hiệu ứng làm mát thì điều đó vẫn là không đủ để “hãm phanh” sự ấm lên do
con người gây ra.

e. Cháy rừng tự nhiên
Khi một trận cháy rừng xảy ra, khí CO
2
được thải vào khí quyển, góp phần
thúc đẩy sự ấm lên. Tuy nhiên, lượng khí CO
2
này có thể được “tẩy đi” bởi một cánh
rừng có cùng diện tích được trồng lên để thay thế cánh rừng đã cháy. Như vậy, các
trận cháy rừng làm tăng lượng khí CO
2
trong khí quyển trong ngắn hạn chứ không
phải trong dài hạn. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng các trận cháy rừng tự nhiên không
chỉ là nguyên nhân của biến đổi khí hậu mà nó còn là hậu quả của biến đổi khí hậu vì
biến đổi khí hậu làm cho khí hậu ấm lên và khô hơn.

1.2.2. Nguyên nhân do con người
Biến đổi khí hậu hiện nay được gây ra chủ yếu bởi sự tích tụ ngày càng nhiều
khí nhà kính trong khí quyển mà sự tích tụ này gây ra bởi các hoạt động của con
người. Việc sử dụng ngày càng nhiều các tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động xây
dựng, công nghiệp, giao thông, và tiêu dùng đã “tống” vào khí quyển một lượng ngày
càng lớn khí nhà kính. Ngày càng nhiều các công trình xây dựng được xây trên những
mảnh đất mà trước đây được bao phủ bởi thảm thực vật. Nhiên liệu hoá thạch như dầu
hoả, than đá và khí tự nhiên được đốt ngày càng nhiều hơn để chạy các phương tiên
giao thông, vận hành các ngành công nghiệp và phục vụ sinh hoạt gia đình. Ngành
công nghiệp năng lượng, một ngành quan trọng đối với các hoạt động công nghiệp,
thải ra khoảng ¾ tổng lượng khí CO
2
và 1/5 tổng lượng khí CH
4
trên toàn thế giới.

11

Ngoài ra, dân số thế giới đang tăng dần lên. Tất cả những yếu tố này góp phần làm
tăng lên sự tích tụ của khí nhà kính, đặc biệt là CO
2
, trong khí quyển.
CO
2
là một loại khí nhà kính quan trọng trong khí quyển. Carbon, một loại vật
chất cấu tạo nên sự sống, được thải ra dưới dạng CO
2
khi nhiên liệu hoá thạch được
đốt cháy. Ngoài việc được thải ra từ sự đốt cháy của nhiên liệu hoá thạch, CO
2
còn
được thải ra từ các hệ sinh thái đã bị thay đổi hoặc từ các thảm thực vật bị đốt cháy
hoặc tiêu diệt. Sự tăng lên các các hoạt động nông nghiệp, sự phát triển của đô thị, và
sự tăng lên về nhu cầu nhiên liệu, xây dựng và giấy đã thúc đẩy sự phá rừng. Hiện nay,
những thay đổi trong việc sử dụng đất đã “đóng góp” ¼ lượng khí CO
2
thải vào khí
quyển (CCIR 2005). Theo lời của vị đồng chủ tịch của Dự án Carbon Toàn cầu-tiến sĩ
Mike Raupach- “từ năm 2000-2005 tốc độ phát thải khí carbonic là trên 2,5% một
năm, trong khi vào những năm 1990 thì tốc độ chỉ là dưới 1% một năm”
8
. Khoảng ½
lượng khí CO
2
mà chúng ta thải ra có thể được hấp thụ bởi rừng và đại dương. Tuy
nhiên khả năng này của tự nhiên đang được “khai thác triệt để” khi mà lượng CO

2

trong khí quyển tăng lên một cách chóng mặt từ năm 2001 (Pearce 2006)
Mêtan là một loại khí nhà kính quan trọng khác trong khí quyển. Những loại
gia súc như bò sữa, dê, trâu, và ngựa cũng chịu trách nhiệm cho ¼ tổng lượng khí CH
4

thải ra. Những loại gia súc này được nuôi trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của một dân số đang tăng lên. Khí CH
4
được tạo ra do quá trình nhai của gia
súc. Ngoài ra, CH
4
còn được thải ra từ những cánh đồng lúa khi mà nó bị ngập nước
trong suốt giai đoạn gieo hạt và trưởng thành. Nhiều hoạt động khác như khai thác
dầu mỏ, khai thác than đá và rác thải cũng góp phần thải ra CH
4
(Noorani 2008).
Việc sử dụng phân bón có chứa nitơ đã tạo ra một lượng lớn khi N
2
O trong khí
quyển (Johnston 2005). Trong những thập niên vừa qua, nhu cầu lương thực tăng lên–
do dân số tăng- đã thúc đẩy việc sử dụng ngày càng nhiều không chỉ các loại phân bón
tổng hợp mà còn cả chất thải của động vật vào nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng
không đúng cách các loại phân bón có gốc Nitơ ở rất nhiều nơi không những không
giúp làm tăng năng suất cây trồng mà còn thúc đẩy sự thải ra của khí N
2
O
9
.



8
Atmospheric-Research/Increase-in-carbon-
dioxide-emissions-accelerating.aspx
9

12

Tóm lại, thông qua nhiều hoạt động khác nhau, con người đã thải ra ngày càng
nhiều khí nhà kính vào khí quyển. Từ đó làm thay đổi sự cân bằng năng lượng của trái
đất và dẫn đến những thay đổi trong khí hậu toàn cầu.

1.3. HỆ QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Theo kịch bản phát thải của IPCC (2000), kể từ năm 1850 nhiệt độ trung bình
toàn cầu đã tăng 0.74
o
C và sẽ là 1
o
C vào năm 2040 nếu không đưa ra các giải pháp để
giảm lượng khí thải CO
2
và các khí nhà kính khác. Vào năm 2100 nhiệt độ sẽ tăng
khoảng 1,5
o
C. Ngay cả khi sự phát thải nhà kính hiện nay đột nhiên dừng lại, nhiệt độ
trái đất vẫn sẽ tăng ít nhất là 0,5
o
C trước khi ổn định vào năm 2050. Báo cáo tổng hợp
IPCC (2007) nói rằng sự tăng nhiệt độ là phổ biến trên toàn thế giới và nhiều hơn tại

các vĩ độ Bắc bán cầu. Nhiệt độ trung bình tại Bắc Cực đã tăng với tốc độ gần gấp đôi
tốc độ tăng của nhiệg độ trung bình toàn cầu trong vòng 100 năm qua. Đất liền đã ấm
lên nhanh hơn so với các đại dương. Quan sát từ năm 1961 cho thấy nhiệt độ trung
bình của đại dương toàn cầu đã tăng lên ở độ sâu ít nhất là 3000m và đại dương đã
hấp thụ hơn 80% nhiệt được đưa vào vào hệ thống khí hậu. Sự tăng lên của nhiệt độ
tăng lên chắc chắn sẽ dẫn đến một số hậu quả như mô tả trong phần sau.

1.3.1. Nước biển dâng
Sự tăng lên của mực nước biển đi liền với sự tan chảy của băng và sự giãn nở
nhiệt của nước biển do sự ấm lên toàn cầu. Mức nước biển trung bình toàn cầu dâng
lên với tốc độ trung bình là 1,8 mm mỗi năm từ 1961 đến 2003. Từ 1993-2003 tốc độ
dâng lên là 3.1 mm mỗi năm. Không rõ rằng sự tăng lên của tốc dâng lên này phản
ánh một xu hướng dài hạn hoặc chỉ là hiện tượng của một thập kỷ (IPCC 2007a).
Nhiệt độ cao hơn dự kiến sẽ tiếp tục nâng cao mực nước biển bằng cách làm
giãn nỡ nước đại dương và làm tan chảy băng (US EPA)
10
. IPCC ước tính mực nước
biển trung bình toàn cầu sẽ tăng từ 0,6 đến 2 feet (0,18 đến 0,59 mét) trong thế kỷ tiếp
theo (IPCC 2007a).
Mực nước biển dâng làm ngập các vùng đất ướt (tại Hoa Kỳ, mực nước biển
dâng 0,3 m có thể loại bỏ 17- 43% các vùng đất ướt hiện nay, hơn một nửa số này


10

13

nằm ở Louisiana)
11
, làm xói mòn bờ biển, gia tăng lũ lụt, gây ra xâm nhập mặn và làm

tăng độ mặn của sông, vịnh, và mạch nước ngầm. Một số trong những hiệu ứng này
có thể bị làm phức tạp thêm bởi các hiệu ứng khác của biến khí hậu. Ngoài ra, các
biện pháp mà mọi người làm để bảo vệ tài sản cá nhân khỏi sự gia tăng mực nước
biển có thể có tác động xấu đến môi trường (US EPA)
12
.
Ở các nước đang phát triển, hàng trăm triệu người có thể phải chuyển chỗ ở do
nước biển dâng trong thế kỷ này, và thiệt hại kinh tế đi kèm thiệt hại sẽ nghiêm trọng
đối với nhiều nước đang phát triển. Đặc biệt, ở một số nước như Việt Nam, Ai Cập,
và Bahamas, hậu quả của mực nước biển dâng là thảm họa. Đối với nhiều nước khác,
kể cả một vài trong số các nước lớn nhất (ví dụ, Trung Quốc), tác động cũng có thể là
rất lớn (Dasgupta et al, 2007).
Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam rất dễ bị tổn thương do nước biển dâng.
Trải dài từ Vịnh Thái Lan ở phía nam đến biên giới Campuchia ở phía tây, Đồng bằng
sông Cửu Long là một trong những khu vực đông dân cư nhất của Việt Nam với hơn
17 triệu người ở 16 tỉnh. Sản xuất hơn một nửa lúa của đất nước, và 90% lượng gạo
xuất khẩu của đồng bằng này biến Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai
thế giới trong thế giới. Khu vực này chiếm phần lớn sản lượng cá và trái cây của quốc
gia, phần nhiều hiện được xuất khẩu sang Trung Quốc (OXFAM 2008). Theo kịch
bản nước biển dâng ở Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường 2009), vào cuối thế kỷ
21, nước biển có thể dâng vào khoảng 65 cm đến 1 m. Kết quả là, khu vực đồng bằng
sông Cửu Long có thể bị ngập từ 5,100 km
2
(13%) đến 15.116 km
2
(33,3%). Điều này
sẽ đặt ra một mối đe dọa đối với nông dân, xuất khẩu nông nghiệp đặc biệt là gạo của
quốc gia và có thể đối với an ninh lương thực quốc gia (Chaudhry P. & G.
Ruysschaert 2007).
Từ các dữ liệu Ngân hàng Thế giới, tại Việt Nam khoảng 5,3% diện tích đất,

10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% diện tích đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và
28,9% diện tích vùng đất thấp có thể bị ảnh hưởng nếu mực nước biển dâng 1 m
13
.



11

12

13
Thông tin này được lấy từ nghiên cứu của Hanh P.T.T, và Furukawa M. năm 2007 – Tác động của nước biển
dâng đối với khu vực ven biển ở Việt Nam.

14

1.3.2. Xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn là một quá trình tự nhiên xảy ra hầu như trong tất cả các tầng
nước ngọt ven biển, khi mà sự khác nhau về mật độ của nước mặn và nước ngọt cho
phép nước biển xâm nhập vào các tầng nước ngọt. Nước biển xâm lấn sẽ gặp phải một
khu vực được gọi là “khu vực phân tán”, tại đó nước ngọt và nước mặn hòa lẫn vào
nhau và tạo thành vùng tiếp giáp (Spatafora 2008). Vùng tiếp giáp này di chuyển lui
tới tự nhiên do biến động trong tỷ lệ nạp nước ngọt vào tầng chứa nước ven biển
(Ranjan 2007). Việc quá trình xâm nhập nước mặn phụ thuộc vào tỷ lệ nạp nước ngọt
đã cho phép một số biến số khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa và sự gia tăng phát thải
carbon dioxide đóng một vai trò lớn trong việc ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập
mặn. Với lượng mưa thấp và nhiệt độ ấm hơn, tỷ lệ dung nạp sẽ ít hơn nhiều do sự sụt
giảm của nước ngầm và sự gia tăng của quá trình bốc hơi (Ranjan 2007). Tăng mức
độ carbon dioxide có thể trực tiếp dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ trung bình bề mặt, gián

tiếp tăng tốc độ bốc hơi và ảnh hưởng đến sự nạp nước ngọt vào các tầng chứa nước
ven biển (Spatafora 2008).
Tăng dân số toàn cầu cũng tác động đến xâm nhập bởi vì gia tăng dân số dẫn
đến nhu cầu ngày càng tăng đối với nước ngọt mà thứ này lại được lấy từ dưới lòng
đất. Việc khai thác quá mức, có thể dẫn đến đảo ngược của các dòng chảy ngầm từ
biển về phía nội địa, gây nên sự xâm nhập mặn (Abd-Elhamid và Javadi năm 2009).
Nước biển dâng được cho là làm nhanh thêm tốc độ xâm nhập mặn, vì vậy làm
giảm nguồn nước ngầm ngọt. Ông Ibaraki, phó giáo sư về khoa học trái đất tại Đại
học Ohio, nói rằng: "Hầu hết mọi người có thể nhận thức của thiệt hại mà nước biển
dâng có thể gây nên trên mặt đất, nhưng không nhận thức được thiệt hại mà nước biển
dâng có thể gây ra dưới lòng đất. Biến đổi khí hậu đã được giảm bớt nguồn tài nguyên
nước ngọt bằng những thay đổi trong chế độ mưa và sự tan chảy của băng"
14
.
Nước mặn xâm nhập là một vấn đề lớn ở các vùng ven biển nơi mà người dân
dựa vào nước ngầm là nguồn nước ngọt chính của họ cho mục đích sinh hoạt, công
nghiệp và nông nghiệp. Xâm nhập mặn đe dọa sức khỏe và sự sống của nhiều người
dân sống trong các khu vực này bằng cách làm cho nguồn nước không thích hợp để
dùng cho người.


14

15

Nguồn cung cấp nước phía nam Florida đang trở nên ngày càng bị đe dọa bởi
nước mặn từ đại dương, làm cho các nguồn nước trở nên không uống được. Cho đến
nay, sáu trong tám giếng mà Hallandale Beach tại Florida sử dụng vào đã bị đóng cửa
như do tác động của sự xâm nhập mặn. Để có được nước ngọt, thành phố đã phải lấy
một nửa lượng nước từ các giếng phía tây Broward County và hiện đang hy vọng để

xây dựng sáu giếng mới với ống dẫn. Chi phí dự án sẽ khoảng 10 triệu USD để xây
dựng và 36 triệu USD để hoạt động cho trên bốn mươi năm tiếp theo
15
.
Nước mặn xâm nhập cũng đe dọa nông dân nuôi tôm ở phía tây nam Louisiana.
Loài tôm ở đây có thể chịu đựng một lượng nhỏ nước mặn nhưng vẫn là rất rủi ro để
nuôi tô khi có sự nhiễm mặn. Đó là lý do tại sao xứ đạo Vermilion tuyên bố tình trạng
khẩn cấp của sự xâm nhập nước mặn vào cuối tháng mười một năm 2011
16
.
Thành phố New York, Philadelphia, và nhiều vùng của thung lũng trung tâm
California cũng bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập nước mặn. Một phần nước của những
thành phố này lấy từ khu vực thượng nguồn của các con sông cách xa điểm mà nước
sẽ bị mặn trong thời lúc hạn hán. Nếu mực nước biển dâng đẩy nước mặn lên thượng
nguồn, thì khu vực nước ngọt đang được khai thác sẽ bị nhiễm mặn trong mùa khô.
Sự tăng độ mặn ở các cửa sông cũng có thể gây tổn hại cho các loài thực vật và động
vật dưới nước không chịu được độ mặn cao (US EPA)
17
.
Nước biển dâng sẽ làm cho hiện tượng xâm nhập mặn trở nên tồi tệ hơn ở các
vùng ven biển tại Việt Nam (MHC và cộng sự 1996). Mực nước biển dâng 30 cm
(năm 2050) sẽ tăng độ mặn của các sông nhánh chính của sông Mekong vào sâu 10
km trong đất liền (Ratsakulthai 2002). Tại Sóc Trăng, một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu
Long, nước mặn xâm nhập đã ảnh hưởng đến 40.000 ha sản xuất lúa gạo (Viện 2011).
Tại Bến Tre, một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, thiệt hại kinh tế gây ra bởi sự xâm
nhập nước mặn từ 1995 đến 2008 là 15.782 ha lúa bị chết hoặc kém năng suất, 13.700
ha dừa bị rụng trái non, 360 ha nuôi trồng thủy sản kém năng suất và 5.289 tấn tôm
chết (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre 2010). Số hộ gia đình mà không có nước
ngọt dùng năm 2008 tăng lên đến 110.000 trong tổng số khoảng 280.000 ở Bến Tre
(OXFAM 2008).



15

16

17


×