BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ĐỖ THỊ HƯƠNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NĂNG SUẤT TÔM THẺ CHÂN TRẮNG NUÔI
TẠI TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Khánh Hòa- 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ĐỖ THỊ HƯƠNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NĂNG SUẤT TÔM THẺ CHÂN TRẮNG NUÔI
TẠI TỈNH KHÁNH HÒA
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số : 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN NGỌC
Khánh Hòa- 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nêu trong luận văn là trung thực.
Những kết luận và giải pháp của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Hương
ii
LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng
nuôi tại tỉnh Khánh Hòa” đã hoàn thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến TS. Nguyễn Văn Ngọc, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện.
Xin cảm ơn tất cả thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt nhiều kiến thức quí giá cho
tôi trong suốt khoá học để tôi có được nền tảng lý luận cơ bản khi nghiên cứu đề tài.
Để có được kết quả này, tôi xin cảm ơn bà con, các cơ sở nuôi tôm và chính
quyền địa phương tỉnh Khánh Hòa đã giúp đỡ, xây dựng và đóng góp ý kiến rất nhiều
trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng tôi muốn chia sẻ đến gia đình, bạn bè là những người đã luôn động
viên, ủng hộ và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn
này.
Xin trân trọng cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 14
1.1. Cơ sở lý luận về năng suất và hàm sản xuất Cobb – Douglas 14
1.1.1. Khái niệm năng suất 14
1.1.2. Hàm sản xuất Cobb-Douglass 16
1.2. Tổng quan hình thức và quy trình nuôi tôm 19
1.2.1. Những hình thức nuôi tôm thương phẩm hiện có tại Việt Nam 19
1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 21
1.2.2.1. Vị trí lựa chọn và xây dựng công trình nuôi 23
1.2.2.2. Chuẩn bị ao nuôi 24
1.2.2.3. Thả giống 25
1.2.2.4. Chăm sóc và quản lý 25
1.2.2.5. Thu hoạch 27
1.3. Mô hình nghiên cứu 27
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh 27
1.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 30
1.3.3 Các giả thiết nghiên cứu 33
1.4. Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu: 35
Chương 2: THỰC TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI TỈNH
KHÁNH HÒA 36
2.1. Tổng quan tình hình nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam 36
2.1.1. Tổng quan về tình hình nuôi tôm trên thế giới 36
2.1.2. Tổng quan về tình hình nuôi tôm tại Việt Nam 38
2.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm thẻ chân trắng
thâm canh tại tỉnh Khánh Hòa 40
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng 40
2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên, khí hậu tỉnh Khánh Hòa 40
2.2.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng 41
2.2.1.3. Sông ngòi, đầm phá vùng vịnh 41
2.2.1.4. Khí hậu – thủy văn, thủy triều 42
iv
2.2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên 43
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 45
2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng 45
2.2.2.2. Tình hình sản xuất và cung cấp giống thuỷ sản 46
2.2.2.3. Dân số và cơ cấu lao động 47
2.2.2.4. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội 48
2.3. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tỉnh Khánh Hòa 49
2.3.1 Giới thiệu về tôm thẻ chân trắng 49
2.3.2 Thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Khánh Hòa 50
2.4. Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm 51
2.4.1. Hệ thống công trình ao nuôi 51
2.4.2. Cải tạo ao nuôi 52
2.4.3. Khử trùng và diệt tạp 53
2.4.4. Gây màu nước 53
2.5. Chọn giống và thả giống 53
2.5.1 Nguồn tôm giống 54
2.5.2 Kích cỡ tôm giống và mật độ nuôi 54
2.5.3 Mật độ nuôi 54
2.5.4 Thức ăn và phương pháp cho ăn 54
2.5.4.1 Thức ăn 54
2.5.4.2 Phương pháp cho ăn 54
2.5.4.3 Hệ số thức ăn 55
2.6 Quản lý các yếu tố môi trường 55
2.6.1 Quản lý tảo 56
2.6.2 Quản lý pH 56
2.6.3 Quản lý độ mặn 56
2.6.4 Quản lý ôxy 56
2.6.5 Quản lý độ kiềm 56
2.6.6 Thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học 57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 58
3.1.1. Mẫu nghiên cứu 58
3.1.2. Mô tả dữ liệu nghiên cứu 59
3.2. Xây dựng mô hình hồi quy 62
3.2.1. Các biến trong mô hình 62
3.2.2. Xây dựng ma trận tương quan 65
3.2.3. Xây dựng mô hình hồi qui 67
v
3.2.4. Kiểm định độ phù hợp của mô hình 69
3.3. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết 70
3.3.1. Giả định liên hệ tuyến tính 70
3.3.2. Giả định phương sai của sai số không đổi 71
3.3.3. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư 73
3.3.4. Giả định về tính độc lập của sai số (Không có tự tương quan giữa các phần dư) 74
3.3.5. Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (Đo lường đa
cộng tuyến). 74
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
THÂM CANH TẠI TỈNH KHÁNH HÒA 82
4.1. Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến 2020, kế hoạch
đến năm 2015: 82
4.2. Các giải pháp nâng cao năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh tại tỉnh
Khánh Hòa. 85
4.2.1. Cơ sở đề ra giải pháp 85
4.2.2. Các giải pháp 85
4.2.2.1. Giải pháp về qui hoạch trong NTTS và nuôi tôm thẻ chân trắng thâm
canh của tỉnh Khánh Hòa: 85
4.2.2.2. Giải pháp về vốn đầu tư 86
4.2.2.3. Giải pháp về con giống 87
4.2.2.4. Giải pháp về phòng trị bệnh và hạn chế dư lượng kháng sinh 87
4.2.2.5. Giải pháp về ý thức cộng đồng 88
4.2.2.6. Giải pháp về Vấn đề ứng dụng khoa học kỹ thuật 89
4.2.2.7. Các giải pháp khuyến ngư 90
4.2.2.8. Giải pháp về mối liên kết giữa trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thâm
canh với các tổ chức khác 91
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Btom : Bệnh tôm
Clgtom : Chất lượng tôm giống
Dotrong : Độ trong ao nuôi
Doman : Độ mặn ao nuôi
Hsta : Hệ số thức ăn
Hldtta : Hàm lượng đạm thô trong thức ăn
Ld : Lao động
Mdn : Mật độ nuôi
Nhdo : Nhiệt độ ao nuôi
NS : Năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh
Snkn : Số năm kinh nghiệm
Sovon : Số vốn bình quân trong vụ
Sovon1 : Số vốn CỐ ĐỊNH bỏ ra trong 1 vụ nuôi
Sovon2 : Số vốn LƯU ĐỘNG bỏ ra trong 1 vụ nuôi
Tdktnn : Trình độ kỹ thuật người nuôi tôm
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Qui trình nuôi tôm thâm canh 22
Bảng 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi thâm canh 28
Bảng 1.3: Tên biến và dấu kỳ vọng của các hệ số hồi quy 34
Bảng 2.1: Sản lượng tôm nuôi trên thế giới giai đoạn 2007 – 2012 37
Bảng 2.2: Sản lượng tôm nuôi của châu Á và châu Mỹ La tinh giai đoạn 2007 – 2012 38
Bảng 2.3: Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam theo khu vực từ năm 2009 - 2012 39
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất giống NTTS giai đoạn 2008-2012 tỉnh Khánh Hòa 47
Bảng 2.5: Diện tích và sản lượng tôm nuôi giai đoạn 2008-2012 của tỉnh Khánh Hòa 50
Bảng 3.1: Phân bố mẫu điều tra ở địa bàn nghiên cứu 59
Bảng 3.2: Tỷ lệ lao động nam, nữ được phỏng vấn 59
Bảng 3.3: Độ tuổi chủ hộ nuôi tôm 60
Bảng 3.4: Kỹ thuật nuôi tôm của chủ hộ nuôi 61
Bảng 3.5: Phân bố mẫu theo trình độ học vấn 61
Bảng 3.6: Phân bố mẫu theo diện tích nuôi tôm 62
Bảng 3.7: Tên biến và dấu kỳ vọng của các hệ số hồi qui mô hình của nghiên cứu sau khi điều
chỉnh 64
Bảng 3.8: Ma trận tương quan 66
Bảng 3.9: Thủ tục chọn biến trong phân tích hồi qui OLS 67
Bảng 3.10: Mô hình tổng quát trong phân tích hồi qui 68
Bảng 3.11: Phân tích ANOVA của mô hình 69
Bảng 3.12: Ma trận tương quan hạng 72
Bảng 3.13: Các hệ số 75
Bảng 3.14: Các biến bị loại sau khi phân tích. 76
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu chính của nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010 – 2015 82
Bảng 4.2: Phương án quy hoạch diện tích (ha) giai đoạn 2015 83
Bảng 4.3: Quy hoạch diện tích nuôi tôm của các địa phương trong tỉnh KH 84
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sự phụ thuộc các hình thức nuôi vào đầu tư của con người 19
Hình 1.2: Sơ đồ bố trí ao nuôi tôm tại một trang trại hoặc nông hộ. 24
Hình 1.3: Sơ đồ điều khiển môi trường ao nuôi tôm 26
Hình 1.4: Mô hình lý thuyết tổng quát sự ảnh hưởng của các nhân tố đến năng
suất tôm nuôi thâm canh 29
Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu đề nghị 30
Hình 1.6: Quy trình nghiên cứu 35
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa (Tỷ lệ 1 : 50.000) 40
Hình 2.2: Tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Khánh Hòa 49
Hình 2.3: Đáy và bờ ao nuôi 51
Hình 2.4: Cống cấp thoát nước 52
Hình 2.5: Máy cho ăn tự động 55
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 64
Hình 3.2: Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự doán chuẩn hóa 70
Hình 3.3: Biểu đồ Histogram (tần số) của phần dư chuẩn hóa 73
Hình 3.4: Biểu đồ phân phối tích lũy của phần dư 74
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế trên biển
rộng hơn 1 triệu km2. Ngoài ra nhờ hệ thống sông ngòi, đầm, phá khá dày đặc nước ta
có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha với trữ lượng hải sản ước tính có
khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn. Đây là một trong những
ngành xuất khẩu chủ lực, đóng góp khoảng 4% GDP của nền kinh tế. Giai đoạn 2000 –
2012, ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 15%/năm. Hiện tại,
Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới.
Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở
Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, riêng nghề
nuôi tôm ước tính xuất hiện khoảng 100 năm nay nhưng nuôi chuyên tôm mới phát
triển từ năm 1987. Đứng ở vị trí thứ 3 trong top 5 các quốc gia châu Á dẫn đầu về sản
xuất nuôi tôm, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nhiều tiềm năng
để phát triển nghề này. Thực tế đã cho thấy, sản lượng tôm của Việt Nam tăng mạnh,
từ 376.700 tấn năm 2007 đến 403.600 tấn trong năm 2011 đến 444.500 tấn trong năm
2012 và dự kiến năm 2013 sẽ đạt 445.000 tấn trong năm 2013. Diện tích mặt nước và
sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm
2000 là 641.900 ha với tổng sản lượng nuôi trồng là 589.600 tấn; năm 2008 là
1.052.600 ha, sản lượng 2.465.600 tấn; và năm 2012 có 30 tỉnh thành nuôi tôm nước
lợ, đã thả nuôi 657.523 ha, đạt sản lượng 476.424 tấn, tăng 0,2% diện tích và giảm
3,9% sản lượng. Trong đó diện tích nuôi tôm sú 619.355 ha, sản lượng 298.607 tấn,
giảm 7,1% diện tích và 6,5% sản lượng; tôm chân trắng 38.169 ha, tăng 15,5%, sản
lượng 177.817 tấn, tăng 3,2% so với năm 2011. Diện tích tôm sú chiếm 94,1% diện
tích nuôi tôm và 62,7% sản lượng, tôm chân trắng chiếm 5,9% diện tích và 27,3% sản
lượng. Khu vực ĐBSCL chiếm diện tích và sản lượng lớn nhất với 595.723 ha và
358.477 tấn, trong đó tôm sú là 579.997 ha và 280.647 tấn, tôm chân trắng 15.727 ha
và 77.830 tấn trong đó diện tích nuôi mặn lợ là 713.800 ha, riêng nuôi tôm 629.300 ha.
Trong những năm gần đây, tôm luôn là đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam do mang
lại giá trị xuất khẩu cao. Tuy Việt Nam gia nhập nhóm các cường quốc “tôm” chậm
hơn một số nước khác nhưng đã thâm nhập mạnh vào thị trường thế giới và hiện đứng
thứ 3 về sản lượng nuôi tôm.
2
Tôm thẻ chân trắng là loại tôm được nuôi phổ biến nhất ở Tây Bán cầu, chiếm
hơn 70% các loài tôm thẻ ở Nam Mỹ. Sản lượng tôm thẻ chân trắng chỉ đứng sau sản
lượng tôm sú nuôi trên thế giới. Các quốc gia châu Mỹ như Ecuado, Mehico,
Panama… là những nước có nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đầu tiên trên thế giới, họ bắt
đầu nuôi tôm thẻ chân trắng từ đầu thập niên 90, trong đó quốc gia đứng đầu về sản
lượng là Ecuado (riêng năm 1998 đạt 131.000 tấn; tổng sản lượng tôm thẻ chân trắng
châu Mỹ vào khoảng 200.000 tấn đạt giá trị 1,2 tỷ USD vào năm 2002).
Các nước châu Á, tôm thẻ chân trắng được đưa vào nuôi thử nghiệm từ những
năm 1980, tuy nhiên chỉ từ năm 1996 loài tôm này mới được đưa vào nuôi thương mại
tại Trung Quốc và Đài Loan, sau đó là một số quốc gia ven biển châu Á khác trong đó
có Việt Nam. Trong năm 2002, Trung Quốc đã có ngành công nghiệp nuôi tôm thẻ
chân trắng với sản lượng khoảng 270.000 tấn. Một số quốc gia châu Á khác hiện đang
phát triển ngành công nghiệp nuôi tôm này như Thái Lan (120.000 tấn năm 2003),
Việt Nam, Philippines, Indonesia…
Tôm thẻ chân trắng P.
Vannamei lần đầu tiên Nhập từ Đài Loan vào nuôi thử tại
Bạc Liêu từ tháng 1 năm 2001, sau đó tôm bố mẹ được nhập từ Đài Loan, Trung Quốc
và Hawaii (Mỹ). Đây là loài tôm thẻ ngoại lai duy nhất được nhập vào Việt Nam.
Trong những năm gần đây, tôm thẻ chân trắng được nuôi nhiều ở các tỉnh duyên hải
Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đến cuối năm 2008, tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng
trên địa bàn các tỉnh trong khu vực duyên hải Nam Trung bộ được thống kê là 4.227
ha. Thế mà chỉ 9 tháng sau (tính đến tháng 9/2009), diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng
trong vùng đã tăng đến 9.131 ha, hơn gấp đôi.
Khánh Hoà là địa phương có tốc độ tăng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng
nhanh đến chóng mặt. Nếu năm 2008, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở đây chỉ có
900 ha thì sang năm 2010 đã tăng đến gần 4.100 ha, năm 2012 là 2160 ha sản lượng
10.788 tấn.
Việc chuyển dịch nhanh chóng trong nghề nuôi tôm thương phẩm từ tôm sú
sang tôm thẻ chân trắng là một xu thế tất yếu của người nuôi chuyển từ đối tượng rủi
ro cao, sang đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế tương đương nhưng ít rủi ro hơn.
Tuy nhiên hầu hết các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đều tự phát, manh
múm với trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như kiến thức của các hộ nuôi về cơ Bản
còn rất hạn chế, Ngoài ra sự quan tâm của các cấp chính quyền về quy hoạch vùng,
3
quy hoạch ngành, các chính sách cũng như các định chế hỗ trợ cho nghề nuôi tôm tại
các tỉnh duyên hải Nam trung bộ nói chung và tại Khánh Hoà nói riêng thời gian qua
là chưa thoả đáng. Có thể thấy một số vấn đề cấp bách mà nghề nuôi tôm thẻ chân
trắng tại tỉnh Khánh Hoà đang phải đối mặt:
- Môi trường nước vùng ven biển bị ô nhiễm do chất thải NTTS không được
quy hoạch của hệ thống ao đầm – Hệ thống công trình nuôi của đa số các cơ sở, hộ
nuôi chưa đảm bảo được điều kiện an toàn vệ sinh thú y thuỷ sản như: chưa có ao xử
lý nước thải, không có ao chứa bùn…đã gây ra những bất lợi lớn trong việc kiểm soát
khả năng lây nhiễm qua hệ thống cấp thoát nước giữa các ao nuôi. Đặc biệt khi có dịch
bệnh xảy ra càng gây thiệt hại lớn cho người nuôi.
- Tập quán và kỹ thuật nuôi còn yếu, cộng với sự thiếu thông tin và thiếu hiểu
biết về cách sử dụng thuốc thú y, hoá chất, chế phẩm sinh học không những gây mất
vệ sinh thực phẩm tôm nuôi do nhiễm kháng sinh cấm, làm tăng sự đầu tư không đáng
có vào quá trình nuôi mà còn gây mất ổn định và làm suy thoái môi trường nuôi.
- Sự thiếu liên kết và bảo vệ hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng người nuôi cũng
làm người nuôi khó có thể đối phó với những khó khăn trong quá trình nuôi. Một số hộ
nuôi thả tôm thẻ không đúng lịch thời vụ, khi tôm nuôi bị bệnh chết lại xả mầm bệnh
chưa qua xử lý ra môi trường tự nhiên làm lây lan các ao nuôi thả giống ở vụ chính.
- Về chất lượng giống, mặc dù công tác quản lý giống trên địa bàn tỉnh khá tốt
nhưng do thả giống vào thời điểm tập trung nên thiếu con giống có chất lượng tốt để
người dân mua thả nuôi. Việc quản lý đàn tôm bố mẹ chưa được kiểm soát chặt chẽ
nên chất lượng con giống được sản xuất ra không cao.
- Giá thành sản phẩm ngày càng tăng qua các năm do giá thức ăn, thuốc hoá
chất, công lao động ngày càng tăng. Giá bán nguyên liệu có xu hướng ngày càng giảm
nên mức lợi nhuận trên 1kg tôm thẻ sản xuất ra ngày càng thấp đi, cùng với nhiều mối
nguy đó là: môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm và suy thoái; rủi ro do dịch bệnh liên
tục xảy ra và phát triển trên diện rộng làm nghề nuôi tôm thẻ của tỉnh Khánh Hoà và
của cả nước gặp nhiều khó khăn hơn.
- Chất lượng và kích cỡ tôm thương phẩm: Do diện tích nuôi tôm thẻ ngày càng
phát triển một cách tự phát cùng với việc quản lý môi trường ao nuôi chưa đồng bộ và
chặt chẽ nên chất lượng sản phẩm sản xuất ra có giá trị chưa cao, không đáp ứng tốt
4
các yêu cầu của nhà nhập khẩu như: chưa đảm bảo về chất lượng và vệ sinh an toàn
thực phẩm, tôm có kích cỡ không đồng đều, màu sắc vỏ nhợt nhạt, tôm nuôi bị nhiễm
kháng sinh cấm
- Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) tạo sức cạnh tranh lớn
trong thị trường xuất khẩu tôm thẻ ngày càng khó khăn hơn trong điều kiện khắt khe,
các rào cản kỹ thuật về hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các
yếu tố đầu vào của quá trình nuôi làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của nghề nuôi
tôm thẻ.
Trước những vấn đề trên, việc tìm ra các nhân tố chính ảnh hưởng đến năng
suất nuôi tôm thẻ thâm canh tại tỉnh Khánh Hoà là rất cần thiết vì vậy tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm Thẻ chân trắng nuôi thâm
canh tại tỉnh Khánh Hoà làm luận văn thạc sĩ của mình. Mục đích của nghiên cứu
này là góp phần nâng cao năng suất tôm nuôi và phát triển bền vững cho nghề nuôi tôm
thẻ chân trắng tại tỉnh Khánh Hoà, và các tỉnh lân cận
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất
tôm thẻ chân trắng nuôi tại tỉnh Khánh Hoà. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao năng suất của hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng tại địa phương trong
thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Khánh
Hoà trong thời gian qua.
2. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng tại tỉnh
Khánh Hoà.
3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất của hoạt động nuôi tôm
thẻ chân trắng tại địa phương nghiên cứu.
3. Các câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm
canh tại tỉnh Khánh Hoà?
- Cơ sở nào để đề xuất giải pháp nâng cao năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng
thâm canh tại tỉnh Khánh Hoà?
5
4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng suất tôm thẻ chân trắng thâm canh của các cơ sở
(Trang trại, Khu nuôi Thuỷ sản công nghiệp) hay hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh.
- Phạm vi nghiên cứu: Người nghiên cứu chọn tỉnh Khánh Hoà là địa bàn
nghiên cứu vấn đề này.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8 năm 2012 đến
hết tháng 7 năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với những mục tiêu đặt ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu thu thập trên cơ sở
bảng câu hỏi điều tra của các hộ nuôi tôm thẻ thâm canh. Quy trình nghiên cứu được
thực hiện theo các bước như sau:
5.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính dùng phương pháp thảo luận nhóm để khám phá, điều
chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu. Những thành
viên tham gia thảo luận dự kiến gồm các chuyên gia trong lĩnh vực nuôi tôm thẻ chân
trắng thâm canh (Cán bộ kỹ thuật của các trại nuôi, Kỹ sư của các Phòng khuyến nông
khuyến ngư phụ trách chuyên thuỷ sản,….) và các hộ trực tiếp tham gia nuôi tôm thẻ
chân trắng thâm canh để nắm sơ bộ về quy trình nuôi cũng như tình hình nuôi tôm thẻ
chân trắng thâm canh hiện nay tại tỉnh Khánh Hoà. Trên cơ sở những thông tin có
được sau khi thảo luận, từ đó xem xét, điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp với mô
hình nghiên cứu đề nghị.
5.2. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua số liệu thu thập được từ
bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp đã được xác lập từ bước 1. Nghiên cứu định lượng
được thực hiện nhằm đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố trong thang đo và các
nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Khánh Hoà.
5.3. Phần mềm sử dụng: Tác giả sử dụng SPSS để thực hiện các phân tích như: thống
kê mô tả, phân tích hồi qui bội
6
5.4. Dữ liệu
a. Dữ liệu thứ cấp
Để đánh giá tiềm năng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Khanh
Hoà, tác giả sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hoà, Phòng Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hoà, tham khảo những nghiên cứu của các tác giả,
các cơ quan trong nước đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành về Thuỷ sản,
các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước. Nguồn tài liệu này được sử dụng chủ yếu
để nghiên cứu những vấn đề mang tính hệ thống và tổng quan về kinh tế, nuôi trồng
thuỷ sản, đặc biệt là trong nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh của Việt Nam nói
chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng.
b. Dữ liệu sơ cấp
Phiếu điều tra sẽ được thiết kế và gửi đến các cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng
trong vùng được chọn trong mẫu nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là
chọn mẫu theo phương pháp định mức (quota) căn cứ vào số cơ sở nuôi có trên địa bàn
và được phân chia theo phương thức nuôi và quy mô của cơ sở nuôi.
Với qui mô tổng thể đã được xác định là tổng số cơ sở nuôi của toàn vùng (dựa
vào số liệu công bố của các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn địa phương năm
2012). Quy mô mẫu của nghiên cứu được xác định dựa vào phương pháp tính toán cỡ
mẫu đề xuất bởi Yamane (1967) để xác định số lượng mẫu đại diện cho một tổng thể
hữu hạn đã được xác định trước (chi tiết hơn xem Israel, 2009). Đây là phương pháp
xác định quy mô mẫu đại diện được sử dụng rất rộng rãi trong các nghiên cứu thực
nghiệm. Qui mô mẫu sẽ được xác định theo công thức (*):
2
*
1
e
N
N
n
+
=
(*)
Trong đó: n - cỡ mẫu; N - tổng thể và
2
e
- giới hạn sai số chọn mẫu.
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa
năm 2012, số cơ sở nuôi đang hoạt động nuôi tôm trong vùng khoảng trên 3.000 ha với
khoảng gần 600 cơ sở nuôi. Tuy nhiên, riêng tại 4 vùng trọng điểm nuôi tôm nhiều
như Ninh Hòa, Vạn Ninh, Cam Ranh và Nha Trang đã có khoảng 2.628 ha diện tích
nuôi với 568 cơ sở nuôi, chiếm trên 90 % tổng số cơ sở nuôi toàn vùng. Do đó, nghiên
cứu này chỉ tập trung điều tra dữ liệu tại các địa bàn trên. Như vậy, với giới hạn sai số
7
mẫu cho phép là 5%, theo công thức (*), với tổng thể là 568 cơ sở nuôi thì số lượng cơ
sở nuôi cần chọn để khảo sát trong nghiên cứu này là 150 và được phân bổ theo các
vùng và trong quá trình điều tra sẽ căn cứ vào phương thức nuôi và quy mô hộ nuôi để
lấy theo tỷ lệ tương ứng.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
6.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghề nuôi tôm đã có ở Việt Nam từ lâu đời. Nghề này bắt đầu khởi sắc từ
những năm sau đổi mới với con tôm sú. Từ sau năm 2000, nghề nuôi tôm thẻ chân
trắng bắt đầu phát triển nhanh chóng và đóng vai trò rất quan trọng trong nghề nuôi
tôm Việt Nam. Do vậy, làm thế nào để nâng cao năng suất và phát triển bền vững nghề
nuôi này đã và đang là câu hỏi nghiên cứu quan trọng. Các nghiên cứu về chủ đề này
tiêu biểu như:
Trần Văn Nhường và các cộng sự (2004), “Ngành nuôi tôm Việt Nam hiện
trạng, cơ hội và thách thức.” Nghiên cứu đã khái quát hiện trạng nuôi tôm Việt Nam
từ những năm bắt đầu đổi mới đến 2003 với sự nhấn mạnh về: (i) ảnh hưởng của phát
triển nghề nuôi tôm đối với các mặt kinh tế, xã hội và môi trường; (ii) các thách thức
nghề nuôi tôm đang gặp phải; (iii) một số chính sách quan trọng của chính phủ đối với
nghề nuôi tôm; (iv) từ đó, nghiên cứu thảo luận tính bền vững của nghề nuôi tôm và
đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm định hướng phát triển nuôi tôm bền vững.
Đào Văn Trí (2009), “Đánh giá và phân tích cơ sở khoa học của phát triển
nuôi bền vững tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam.” Trên cơ sở dữ liệu thu thập đại diện
tại một số tỉnh, các tiêu chuẩn ngành về nuôi tôm và các thông tin nghiên cứu có liên
quan ở nước ngoài, tác giả đã đánh giá tổng quan về tình hình sản xuất giống và nuôi
tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại Việt Nam. Từ đó, tác giả đã chỉ ra được những ưu
việt của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng so với tôm sú, đồng thời cũng phân tích được
những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng theo
hướng bền vững. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại việc mô tả khái quát về thực
trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, cách tiếp cận còn sơ lược để làm luận cứ đề ra giải
pháp phát triển bền vững nghề tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam.
Bùi Quang Tề (2009), “Nuôi thâm canh tôm đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm theo mô hình GAqP.” Nghiên cứu tập trung vào việc cải thiện công nghệ nuôi
8
tôm thâm canh để đạt được chuẩn quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt - GAqP
với mục tiêu giảm thiểu dịch bệnh và chất gây ô nhiễm môi trường.
Đinh Thị Hằng (2010), “Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ
chân trắng ở tỉnh Nghệ An.” Nghiên cứu đã thực hiện đánh giá hiện trạng kỹ thuật và
kinh tế của các hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng tại Nghệ An, từ đó đề xuất các giải
pháp kỹ thuật, quản lý nhằm nâng cao năng suất và ổn định cho nghề nuôi phát triển
theo hướng bền vững.
Lương Văn Thanh và Dương Công Chính (2010), “Hiện trạng nuôi tôm các
tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ - đề xuất các giải pháp phát triển bền vững”. Tác giả đã
đánh giá sơ lược tình hình nuôi tôm tại một số tỉnh duyên hải Nam trung bộ, nghiên
cứu đã chỉ ra được một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự suy thoái của nghề nuôi như:
nghề nuôi phát triển tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể, ô nhiễm môi trường trầm
trọng… từ đó thấy được tính cấp thiết cần phải phát triển nghề nuôi tôm theo cách tiếp
cận bền vững. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại là một báo cáo khoa học mang tính
chất khuyên cáo, các giải pháp về phát triển bền vững còn mang tính sơ lược.
Tran Van Dung & Micciche Luca, 2012. “Postlarvae culture and technical
status of whiteleg shrimp (Penaeus vannamei) hatcheries in Quang Nam Province,
Vietnam.” Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các vấn đề kỹ thuật của sản xuất giống
tôm thẻ chân trắng ở Quảng Ngãi Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các vấn đề kỹ
thuật của sản xuất giống tôm thẻ chân trắng tới phát triển bền vững ở Quảng Ngãi.
Phan Văn Hòa (2004) với đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu
quả kinh tế nuôi tôm ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”, sử dụng hàm sản xuất
Cobb – Douglas để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi theo các
hình thức nuôi của các hộ nuôi tôm ở huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ
sở đó, phân tích ảnh hưởng cận biên của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất
tôm nuôi và xác định hiệu quả kinh tế của từng yếu tố đầu tư theo hình thức nuôi cụ
thể. Đề tài xác định được năng suất nuôi tôm tại vùng nghiên cứu chịu tác động của
nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là thức ăn tươi, thức ăn công nghiệp,vụ nuôi, con
giống và công lao động. Thức ăn công nghiệp ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất tôm
nuôi của các hộ nuôi, thứ đến là biến thức ăn tươi, vụ nuôi, hình thức nuôi và ảnh hưởng
thấp nhất là công lao động.
9
Phạm Xuân Thủy (2004) với đề tài ”Xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh tại
Khánh Hòa” nhằm điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề
nuôi tôm sú ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nhằm xác định một số thông số kỹ thuật – kinh
tế chủ yếu của nuôi tôm sú thâm canh. Lựa chọn một số yếu tố cơ bản có mối quan hệ
tuyến tính với năng suất nuôi tôm để xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh bằng hàm
thống kê toán học và nuôi tôm thực nghiệm theo mô hình thâm canh tại Nha Trang –
Khánh Hòa.
Mai Văn Xuân (2005) với đề tài ‘’Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá
huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế’’ đã sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu
ngẫu nhiên không lặp theo khoảng cách tổ xác định, sử dụng phương pháp nhiên cứu
có sự tham gia của người dân, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích riêng
biệt và phương pháp toán kinh tế để đánh giá thực trạng tình hình nuôi tôm vùng đầm
phá, huyện Quảng Điền. Đề tài đã vận dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế các hình thức nuôi tôm vùng nghiên
cứu. Trên cơ sở đó đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề
nuôi tôm của địa phương trong những năm tới
Lê Vũ Phương (2005) đã điều tra mẫu ngẫu nhiên thông qua phỏng vấn trực
tiếp người nuôi tôm ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh nhằm khảo sát điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng nuôi tôm tại Duyên Hải. Phân tích dữ liệu và xác
định mối tương quan giữa yếu tố xã hội đến năng suất và hiệu quả của nghề nuôi tôm
tại địa bàn từ đó đánh giá tác động yếu tố kinh tế xã hội đến năng suất và hiệu quả của
nghề nuôi tôm biển.
Lê Xuân Sinh và cộng sự (2006) với đề tài ‘’Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các
trại sản xuất giống tôm càng xanh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long’’, nghiên cứu sử
dụng bộ số liệu thứ cấp mang tính chất tổng quan, số liệu sơ cấp dựa trên bộ câu hỏi đã
được chuẩn bị sẳn phỏng vấn trực tiếp người nuôi. Bộ dữ liệu này được sử dụng
phương pháp thống kê mô tả, sử dụng phần mềm thống kê SPSS nhằm mô tả và phân
tích tình hình hoạt động cũng như hiệu quả kinh tế kỹ thuật cơ bản của các trại giống
Đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những biên pháp kỹ thuật
trong sản xuất tôm giống, những kiến nghị với cơ quan chức năng trong việc tăng
cường khuyến ngư cũng như quy hoạch lại các vùng nuôi. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ
mới dừng lại ở việc đưa ra thông tin chung về trại sản xuất
10
Nguyễn Văn Hiếu (2009) với đề tài ‘’Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre’’, xác định được
một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm sú thâm canh như chất lượng con
giống, mật độ nuôi, dịch bệnh, tỷ lệ vốn của chủ nuôi, ý thức quản lý cộng đồng…. và
đưa ra một số kiến nghị để nâng cao năng suất nuôi tôm sú thâm canh.
6.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Với đặc trưng là tạo ra sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, tình hình đánh bắt và nuôi
trồng thuỷ sản trên thế giới từ năm 2000 không có nhiều đột biến nhưng có tốc độ phát
triển khá ổn định. Tổng sản lượng thuỷ hải sản trên thế giới bình quân tăng 1,4%/năm.
Cơ cấu nguồn cung dịch chuyển theo hướng tăng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và giữ
ổn định nguồn khai thác tự nhiên. Nguyên nhân do thuỷ sản đánh bắt ngày càng cạn
kiệt và có ảnh hưởng tiêu cực đến cân bằng sinh thái, sự cải tiến kỹ thuật cho phép gia
tăng năng suất nuôi trồng. Năm 2009, nuôi trồng thuỷ sản đóng góp 37% tổng sản lượng,
tăng đều từ mức 26% năm 2012 (FAO, 2010).
Tôm là sản phẩm quan trọng của nghề nuôi trồng thuỷ sản. Theo thống kê,
trong cơ cấu các sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới, mặt hàng tôm nuôi dù chỉ
chiếm 5,56% về sản lượng nhưng đã chiếm đến 14,96% giá trị năm 2005. Điều này
cho thấy nuôi tôm trên thế giới luôn chiếm ưu thế trong nuôi giáp xác và trong nuôi
trồng thuỷ sản. Các loài tôm nhiều nhất là tôm sú P.
Monodon, tôm nương P.
Chinenis
và tôm chân trắng P.
Vannamei, riêng 3 loài tôm này chiếm trên 86% sản lượng nuôi
tôm của thế giới. Nuôi tôm là nghề mang lại lợi nhuận cao, giúp giải quyết công ăn
việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát
triển. Dù vậy, đây là nghề nuôi trồng ảnh hưởng nhiều đến hệ sinh thái và thải ra các
chất gây ô nhiễm môi trường (Martinez, 2003). Do tầm quan trọng đặc biệt của nghề
nuôi tôm, ngay từ năm 1998, các chuyên gia của FAO đã nhóm họp tại Bangkok, dựa
vào kinh nghiệm phát triển nghề nuôi tôm, để đề xuất các tiêu chí của nghề nuôi tôm
bền vững (FAO, 1998).
Sự gia tăng nhanh chóng của nghề nuôi trồng thuỷ sản thuỷ sản thế giới đã đặt
ra những thách thức đối với các nhà quản lý và nghiên cứu thế giới. Năm 2000, FAO
(Tổ chức Lương nông Thế giới) và NACA (Mạng lưới các Trung tâm nuôi trồng Châu
Á - Thái Bình dương) đã nhóm họp ở Bankok và ra tuyên bố về chiến lược phát triển
nghề nuôi sau năm 2000 với quan điểm “phát triển, chấp nhận và áp dụng các tiêu chí,
11
chỉ số đánh giá tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường để phát triển nghề nuôi”
(FAO/NACA, 2000).
Để đáp ứng sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm
thuỷ sản nuôi trồng khi các nguồn lực sản xuất hạn chế - ở cả góc độ của người nuôi
và các nhà quản lý, hoạch định chính sách - việc phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn
lực đầu vào để tìm cách gia tăng sản lượng đầu ra mà không phải sử dụng nhiều hơn
các yếu tố đầu vào của sản xuất là một chủ đề rất được quan tâm. Farrel (1957) là
người đầu tiên xây dựng một cách có hệ thống về lý thuyết này và hiện tại có hai
phương pháp phân tích chính là Data Envelopment Analysis (DEA) được khởi xướng
bởi Charnes và các cộng sự (1978) và phương pháp Stochastic Production Frontier
(SPF) được phát triển bởi Battese và Coelli (1995) (trích dẫn theo Coelli và các cộng
sự, 2005). Do vậy, việc phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào để đề xuất các
chính sách và giải pháp phát triển nghề nuôi đã được áp dụng rất rộng rãi trong nghề
nuôi trồng thuỷ sản trong thập niên 1990s. Các nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận này
trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tiêu biểu là: nghề nuôi tôm (Gunaratne và Leung,
1996 và 1997; Leung và Gunaratne, 1996), nghề nuôi cá chép (Sharma và Lueng,
1998; Iinuma, Sharma và Lueng, 1999), nghề nuôi cá hồi (Tveteras và Battese, 2000;
Vasdal và Roland, 1998)…
Kinh nghiệm phát triển nghề nuôi ở nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam
cho thấy chất thải gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền
vững của các nghề nuôi – đặc biệt đối với nghề nuôi tôm thâm canh. Các chất thải từ
quá trình nuôi tôm như Ni-tơ và Phốt-pho sẽ làm thay đổi hệ sinh thái và ô nhiễm
nguồn nước. Đây là nguyên nhân gây nên dịch bệnh, kháng thuốc và làm tôm chết
hàng loạt (Martinez, 2003). Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bên cạnh các lợi
ích về kinh tế, nghề nuôi tôm phải bảo đảm được các lợi ích về xã hội và giảm thiểu
các chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Phương pháp nội sinh hoá các đầu ra không mong muốn (như chất thải gây ô
nhiễm) vào hàm sản xuất truyền thống với mục tiêu tối đa hoá đầu ra khi các nguồn
lực đầu vào có giới hạn đồng thời với giảm thiểu đầu ra không mong muốn đã được
Fare và các cộng sự khởi xướng từ năm 1989 (Fare và các cộng sự, 1989) (trích dẫn
theo Zhu và Cook, 2007; và Luptacik, 2010). Cách tiếp cận này đã được tiếp nhận và
ứng dụng nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực, tiêu biểu là Hailu và Veeman (2001) cho
ngành sản xuất giấy của Canada và Hernadez-Sancho và các cộng sự (2000) cho ngành
12
sản xuất đồ gỗ. Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, Martinez (2003) là người tiên
phong đầu tiên áp dụng cách tiếp cận này để nghiên cứu cho nghề nuôi tôm ở Mexico.
Nghiên cứu của Kennendy (1986) và Sinh (2003) đã nhận xét rằng thời vụ hay
tác động của thời tiết là rất quan trọng và ảnh hưởng mạnh tới sản lượng cũng như giá
sản phẩm làm ra trong lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp. Nếu sản phẩm được sản xuất ra
đều đặn hơn thì có thể cải thiện được mức độ tiền lời bằng việc giảm chi phí của người
sản xuất, thông qua việc giảm tính thời vụ của việc cung cấp sản phẩm, đồng thời cũng
giúp giảm giá bán sản phẩm trên thị trường. Nếu vận dụng tốt điều này trong nghề sản
xuất và kinh doanh tôm giống cũng có nghĩa là giúp làm hài hoà lợi ích của người sản
xuất tôm giống và lợi ích của người nuôi tôm thịt.
Nghiên cứu của Shang và cộng tác viên (1998) về mối quan hệ giữa quy mô trại
sản xuất với hiệu quả kinh tế thu được, tác giả phân nhóm các trại tôm giống ở Châu Á
thành ba nhóm là nhỏ, trung bình và lớn. Các trại lớn thường có trang thiết bị và kỹ
thuật tốt hơn, sản xuất ra tôm giống có chất lượng tốt hơn, nhưng hiệu quả kinh tế
không cao và nếu dịch bệnh xảy ra thì rất chậm phục hồi. Các trại nhỏ thường có chất
lượng tôm giống không bằng các trại lớn và thường gặp trục trặc trong vấn đề dịch
bệnh, nhưng phục hồi rất nhanh và có hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời cũng dễ
dàng trong việc xây dựng. Qua đó các tác giả kết luận, ở Châu Á sự phát triển của các
trại quy mô nhỏ và trung bình thường chiếm ưu thế hơn so với các trại lớn.
7. Đóng góp của luận văn
7.1. Về mặt lý luận
Đề tài góp phần hệ thống hoá cơ sở lý thuyết liên quan đến năng suất tôm thẻ
chân trắng và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ chân trắng, đặc biệt là tôm
thẻ chân trắng thâm canh.
7.2. Về mặt thực tiễn
+ Đề tài đã chỉ ra được bức tranh tổng quát về thực trạng nghề nuôi tôm thẻ
chân trắng tại tỉnh Khánh Hoà.
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
năng suất tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Khánh Hoà.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng suất cho nghề nuôi tôm thẻ chân
trắng tại tỉnh Khánh Hoà.
+ Ngoài ra, Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên các khóa sau, hoặc
tỉnh Khánh Hòa trong định hướng, đề ra các giải pháp quản lý và đầu tư vào nghề nuôi
tôm thẻ chân trắng thâm canh cho những năm tiếp theo đảm bảo có hiệu quả nhằm
thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế địa phương.
13
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần như: mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục Luận văn
được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Khánh Hoà.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Giải pháp nâng cao năng suất tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh
Khánh Hoà.
14
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về năng suất và hàm sản xuất Cobb – Douglas
1.1.1. Khái niệm năng suất
Trong tình hình cách tiếp cận năng suất đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với
tình hình mới, hội nghị uỷ ban năng suất của Hội đồng năng suất Châu Âu ở Roma
năm 1959 đưa ra định nghĩa có tính thuyết phục như sau: “Tổng quát mà nói, năng
suất là một trạng thái tư duy. Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì
đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng ngày hôm nay con người có thể làm việc tốt
hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa nó đòi hỏi những cố
gắng không ngừng nghỉ để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong điều kiện luôn
thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và phương pháp mới. Đó là một sự tin tưởng
chắc chắn trong quá trình tiên tiến của loài người”
Các định nghĩa trên được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau
với mục đích định hướng vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên các
định nghĩa trên chỉ bàn về định tính, không đi sâu vào vấn đề định lượng của năng suất
nên có phần trừu tượng và không thể sử dụng để so sánh năng suất giữa các doanh
nghiệp ở các ngành khác nhau, hay các doanh nghiệp trong cùng ngành nhưng có qui mô
sản xuất, vốn, trình độ công nghệ, quản lý … khác nhau.
Các định nghĩa về định lượng của năng suất như:
- Trong một đơn vị thời gian
Tổng lợi ích mang lại cho khách hàng
Năng suất
=
Giá trị của nguồn lực sử dụng
(1.1)
- Trong một đơn vị thời gian
Xuất lượng
Năng suất
=
Nhập lượng
(1.2)
Ngoài ra còn có một số định nghĩa về năng suất khác như:
Năng suất phản ánh sự gia tăng (sản phẩm hoặc giá trị) của quá trình sản xuất.
Năng suất được tính toán bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được (sản phẩm, dịch vụ)
với nguồn lực đã phải bỏ ra.
15
Số sản phẩm đã làm ra
Năng suất
=
Lượng đầu vào đã sử dụng
Năng suất là nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực (tức là làm
thế nào để gia tăng số lượng và chất lượng của hàng hoá và dịch vụ được sản xuất và
giao đến nơi khách hàng yêu cầu với giá thành thấp nhất).
Năng suất là sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu của khách
hàng và cổ đông (tức là tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua việc thoả
mãn ở mức cao nhất sự hài lòng của khách hàng với giá thành thấp nhất ở mức có thể).
Có nhiều phương pháp đo lường năng suất khác nhau, mỗi phương pháp đều có
các ưu nhược điểm riêng. Ví dụ, nếu dựa vào các định nghĩa trên để đo lường năng
suất thì sử dụng công thức (2) sẽ thuận lợi hơn so với sử dụng công thức (1) vì các giá
trị xuất lượng và nhập lượng có thể dễ dàng thu được từ các báo cáo tài chính và sản
xuất của doanh nghiệp.
Theo tài liệu của Vũ Trọng Hùng (1995), năng suất là thước đo xuất lượng
được tạo ra từ một nhập lượng nhất định. Năng suất là thước đo mức độ kết hợp tốt các
lực lượng sản xuất để tạo ra các kết quả mong muốn. Ích lợi của năng suất cao được
mọi người thừa nhận là bao gồm khả năng tạo ra một số lượng lớn sản phẩm với
nguồn lực ít hơn để có khả năng duy trì hay giảm giá bán và cải thiện mức sống của
chúng ta.
Những nhân tố tác động đến năng suất:
Qua khảo sát thực tế, người ta nhận thấy rằng có 3 yếu tố chủ yếu sau đây tác
động trực tiếp đến năng suất: lao động, vốn, khoa học và nghệ thuật quản trị.
Ở Mỹ người ta đã đúc kết được các số liệu sau đây phản ánh mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố nói trên.
Trong vòng 100 năm (1889 – 1989), năng suất của Mỹ tăng bình quân hàng
năm là 2.5 % trong đó:
- Nhân tố lao động đóng góp 0.5%
- Nhân tố tư bản (vốn) đóng góp 0.4%
- Nhân tố khoa học và nghệ thuật quản trị đóng góp 1.6%
Xét riêng trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, đã có nhiều nghiên cứu về định
nghĩa năng suất sinh học. Tuy nhiên, dù cho các khái niệm có khác nhau đến đâu, thực
chất vẫn chứa đựng một nội dung cơ bản là để biểu hiện độ tăng khối lượng chất sống