Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản, trường hợp nghiên cứu mặt hàng cá tra, cá ba sa tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.52 KB, 69 trang )

Trang 1

B


GIÁO

DỤC



ĐÀO
T
ẠO


TRƯỜNG

ĐẠI

HỌC

NHA TRANG


  














ONG THỊ TÚ ANH













Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản – Trường hợp nghiên
cứu mặt hàng cá tra - cá basa tỉnh Kiên Giang














LUẬN VĂN THẠC SĨ















NHA TRANG – 2012
Trang 2

B


GIÁO


DỤC



ĐÀO
T
ẠO


TRƯỜNG

ĐẠI

HỌC

NHA TRANG


  






ONG THỊ TÚ ANH








Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản – Trường hợp nghiên
cứu mặt hàng cá tra - cá basa tỉnh Kiên Giang







Chuyên

ngành:
QUẢN TRỊ KINH DOANH



số: 60 34 05






LUẬN VĂN THẠC SĨ









Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH










NHA TRANG – 2012
Trang 3


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin kính gửi lời chân thành cám ơn đến Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô Trường
Đại học Nha Trang, đặc biệt quý thầy cô tham gia giảng dạy lớp cao học Quản trị Kinh
doanh 2009 Kiên Giang đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, hỗ trợ và giúp đỡ
cho tôi trong suốt thời gian theo học tại Trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị Kim Anh đã
rất nhiệt tình, tâm huyết ủng hộ, tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn

cao học này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Trường CĐ KTKT Kiên Giang, Sở
Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang, Ban Giám đốc Công ty Kiên Hùng, Công ty Kisimex
Kiên Giang, Hội nuôi trồng huyện Tân Hiệp Kiên Giang, các hộ nuôi, thương lái đã tham
gia phỏng vấn; cũng như các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi, động viên, giúp đỡ tôi về thời gian, vật chất, tinh thần để tôi hoàn thành luận
văn này.
Luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp chân thành của Quý thầy cô và các bạn.
Trân trọng



ONG THỊ TÚ ANH
Lớp Cao học Quản trị kinh doanh 2009 Kiên Giang
Trường Đại Học Nha Trang









Trang 4


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nêu trong luận văn là trung thực.
Những kết luận, giải pháp và kiến nghị của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào.

Tác giả luận văn



ONG THỊ TÚ ANH















Trang 5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CN &

BCN Công nghiệp và bán công nghiệp
Co.Ltd Công ty Trách nhiệm hữu hạn
CTCBXK Công ty chế biến xuất khẩu
CP Chính phủ
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
IT Công nghệ thông tin
CRM Quản lý quan hệ khách hàng
DNVN Doanh nghiệp Việt Nam
SA8000 Tiêu chuẩn lao động
ICC Phòng thương mại quốc tế
SPS Hiệp định vệ sinh kiểm dịch động thực vật
VASEP Hiệp hội các doanh nghiệp chê biến và xuất khẩu thủy sản
UCP Hải quan thống nhất và thực hành về tín dụng
GAP Tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XHTD Xếp hạng tín dụng
















Trang 6


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Bảng 1.1.Bản đồ chuỗi giá trị 15
Bảng 1.2.Bảng Quản trị thị trường 18
Bảng 1.3.Bảng các loại Quản trị thị trường 19
Bảng 1.4.Bảng các chỉ số tác nhân nắm vai trò chủ chốt trong QLTT 20
Bảng 1.5.Bảng Đánh giá độ tin cậy của chuỗi giá trị 21
Bảng 1.6.Bảng Nâng cấp chuỗi giá trị 23
Bảng 1.7.Bảng Các yếu tố thúc đẩy và cản trở nâng cấp 24
Bảng 1.8 Bảng Sản lượng cá da trơn ở Đông Nam Á 26
Bảng 1.9.Bảng Sản lượng cá da trơn nuôi tại Mỹ giai đoạn 2005-2010 26
Bảng 1.10.Bảng Sản lượng cá da trơn nuôi tại Trung Quốc giai đoạn 2005-2010 27
Bảng 2.Bảng Thực đo mực nước tại các trạm 29
Bảng 3.1.Nhu cầu thức ăn công nghiệp 2010-2015 37
Bảng 3.2.Quy trình công nghệ chế biến cá tra Fillet đông lạnh 42
Bảng 3.3.Ước lượng chi phí và lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi 52
Bảng 3.4. Phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân – Trường hợp cung ứng cho thị trường
xuất khẩu 54
Bảng 3.5. Phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân – Trường hợp cung ứng cho thị trường
nội địa 55
Bảng 3.6. Phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân – Trường hợp cung ứng cho thị trường
xuất khẩu 56
Hình 1. Chuỗi giá trị 13
Hình 2. Sơ đồ tỉnh Kiên Giang 29
Hình 3.1. Chuỗi giá trị cá tra-cá basa tại Kiên Giang 39
Hình 3.2. Giá cá thu mua ở các thương lái đến tháng 8/2010 49
Hình 3.3.


Phân bố giá trị tăng thêm trong chuỗi từ hộ nuôi đến công ty chế biến xuất khẩu
54
Hình 3.4.

Phân bố giá trị tăng thêm trong chuỗi từ hộ nuôi đến người tiêu dùng nội địa
54
Trang 7


Hình 3.5.

Phân bố giá trị tăng thêm trong chuỗi từ hộ nuôi đến công ty chế biến xuất khẩu
55
Hình 4. Mô hình hợp tác dọc trong chuỗi giá trị cá tra-cá basa 59


























Trang 8


MỤC LỤC

Trang bìa phụ
Lời cảm ơn 3
Lời cam đoan 4
Danh mục các từ viết tắt 5
Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ 6
Mục lục 8
MỞ ĐẦU 10
1. Tính cấp thiết của đề tài 10
2. Mục tiêu nghiên cứu 11
3. Câu hỏi nghiên cứu 11
4. Đối tượng nghiên cứu 12
5. Phạm vi nghiên cứu 12
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 13
1.1. Cơ sở lý luận 13
1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị (Value chain) 13

1.1.2. Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị 15
1.1.3. Phương pháp xác định chuỗi giá trị 15
1.1.4. Nâng cấp trong chuỗi giá trị 22
1.2. Cơ sở thực tiễn 25
1.2.1. Tổng quan thị trường cá tra-cá basa thế giới và Việt Nam 25
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra- cá basa trong nước 28
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 29
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 29
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 32
Trang 9


2.2.2. Phương pháp phân tích chuỗi giá trị 33
2.2.3. Phương pháp chuyên gia 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra-cá basa tỉnh Kiên Giang 34
3.1.1. Tình hình sản xuất 34
3.1.2. Các dịch vụ hậu cần cho sản xuất cá tra-cá basa 36
3.1.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ cá tra-cá basa 38
3.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 38
3.2.1 Hộ nuôi 39
3.2.2. Thương lái 41
3.2.3. Công ty chế biến xuất khẩu 41
3.2.4. Nhà nhập khẩu 46
3.2.5. Người buôn bán sỉ 46
3.2.6. Người buôn bán lẻ 46

3.3. Tình hình cạnh tranh mặt hàng cá tra-cá basa 47
3.4. Tổ chức vận hành thị trường 48
3.4.1.Tiến trình xác lập giá 48
3.4.2.Phương thức giao dịch và thanh toán 50
3.5.Kết quả thực hiện thị trường 50
3.5.1.Phân tích chi phí và lợi nhuận biên cho mỗi tác nhân 50
3.5.2. Cơ cấu giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Phụ lục 1 61
Phụ lục 2 65
Phụ lục 3 66
Phụ lục 4 68



Trang 10


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế thương mại toàn cầu đang phát triển nhanh chóng với nhiều chiều hướng
như hiện nay, không phải bất cứ quốc gia nào tham gia thị trường quốc tế cũng có thể dễ
dàng thuận lợi giao dịch ngoại thương mà không gặp cản trở. Các doanh nghiệp xuất khẩu
cá da trơn Việt Nam đã vấp phải vụ tranh chấp thương mại đầu tiên khi bị Hiệp Hội Các
Chủ Trại Cá Nheo Mĩ kiện bán phá giá các sản phẩm cá tra-cá basa phi lê vào thị trường
này. Vụ kiện kéo dài 2 năm, để lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều bài học và cũng
nhiều vấn đề, trong đó có việc tìm thị trường mới cho sản phẩm và xem xét nhìn nhận lại
công tác thị trường ở chính các doanh nghiệp.
Sau khi kết thúc vụ kiện bán phá giá cá tra, basa vào thị trường Mĩ với quyết định của

US ITC cho phép áp mức thuế chống bán phá giá lên sản phẩm phi lê cá da trơn của Việt
Nam, việc xuất khẩu của cá tra, basa chững lại, đầu ra vướng mắc do xuất khẩu sang thị
trường lớn nhất gặp cản trở, công tác tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm cá vào thời điểm
này mang ý nghĩa quyết định và quan trọng hơn bao giờ hết. Việc tìm thị trường đầu ra
còn giúp doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa tổ chức chặt chẽ khâu định vị và phát triển
thị trường trong công tác xúc tiến xuất khẩu cũng như mở rộng thị trường trong nước một
cách đúng đắn, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh nhà trong khu vực ĐB SCL.
Kiên Giang là một trong những địa phương thuộc vùng Tây sông Hậu, cùng với cây
lúa, còn có thế mạnh phát triển nuôi các loại cá nước ngọt, trong đó con cá tra, cá basa
đang được xúc tiến nuôi trên diện rộng theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp
(CN & BCN). Quanh năm được hưởng nguồn nước ngọt và phù sa của sông Hậu đổ về,
Kiên Giang hiện có 5 tuyến kênh trục và 49 tuyến kênh ngang, 85% dân cư sinh sống dọc
theo các tuyến kênh này. Với biên độ nhiệt 20 - 35
0
c (pH trong nước là 6 - 7,5) được chi
phối bởi chế độ nhật triều biển Tây; đất thịt pha sét đã cơ bản được rửa phèn đó là
những điều kiện thuận lợi để địa phương này phát triển nuôi cá tra CN&BCN. Hiện nay,
diện tích nuôi cá tra, cá basa của tỉnh rộng gần 80 ha, song mới có 5 hộ ương cá giống và
42 hộ đang nuôi khoảng 37 ha cá tra BCN.
Trang 11


Theo quy hoạch thì năm 2010, diện tích nuôi cá tra của tỉnh vào khoảng 74 ha. Đến
năm 2015 nâng lên 364 ha. Địa bàn nuôi là dọc các tuyến kênh trục Rạch Giá - Long
Xuyên, tuyến kênh Đòn Dông, tuyến kênh xáng Chưng Bầu, tuyến kênh xáng KH1 thuộc
các xã Tân Hiệp A, Tân Thành, Tân An, Tân Hiệp B, Thạnh Đông B, Tân Hội và Thạnh
Đông, Giồng Giềng và Gò Quao. Quá trình thực hiện, tỉnh còn kết hợp nuôi cá tra-cá basa
trên đất ruộng theo mô hình 2 lúa + 1 thủy sản, diện tích là 800 ha (gồm nhiều loại cá,
trong đó có cá tra). Thực ra, cách đây 5 năm, nông dân huyện Tân Hiệp đã đi đầu toàn
tỉnh khi đưa con cá tra vào nuôi dưới dạng thâm canh và thâm canh cải tiến. Qua thu

hoạch cho thấy, số hộ có lãi là 60%, còn 20% hòa vốn và 20% thì lỗ nặng. Nhưng điều
đáng nói là qua thực tế sản xuất, con cá tra đang thực sự cuốn hút nhiều hộ đầu tư vốn để
nuôi thả.
Với mong muốn góp phần giải quyết tìm hướng đi mới cho giá trị sản phẩm thủy sản này
của tỉnh nhà, tôi đã lựa chọn đề tài:

Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản – Trường hợp
nghiên cứu mặt hàng cá tra - cá basa tỉnh Kiên Giang

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Phân tích chuỗi giá trị cá tra, cá basa tại địa bàn nghiên cứu, từ
đó đưa ra những gợi ý chính sách nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị cá tra-cá basa Kiên
Giang.
- Mục tiêu cụ thể:
* Hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản về chuỗi giá trị.
* Tìm hiểu và phân tích cấu trúc và quan hệ thị trường ngành hàng cá tra-cá basa
tại Kiên Giang, ước lượng phân bổ lợi ích, chi phí và doanh thu giữa các tác nhân trong
chuỗi giá trị cá tra-cá basa;
* Đề xuất định hướng và các khuyến nghị để hoàn thiện chuỗi giá trị cá tra-cá basa
tỉnh Kiên Giang.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Chuỗi giá trị cá tra-cá basa ở Kiên Giang có cấu trúc, tổ chức và hoạt động như
thế nào?
- Có những tác nhân chủ yếu nào tham gia chuỗi giá trị cá tra-cá basa Kiên Giang?
Trang 12


- Chi phí – Lợi nhuận trong chuỗi giá trị được phân bổ như thế nào giữa các tác
nhân?
- Khả năng liên kết hiệu quả các tác nhân trong chuỗi giá trị cá tra như thế nào?

4. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề thực tiễn về chuỗi giá trị cá tra-cá basa tại địa bàn nghiên cứu. Cụ
thể là sẽ điều tra, khảo sát, đánh giá các tác nhân chủ yếu tham gia chuỗi giá trị cá tra-cá
basa tại tỉnh Kiên Giang bao gồm: hộ nuôi, thương lái, công ty chế biến.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu chuỗi giá trị cá tra-cá basa trong địa bàn
tỉnh Kiên Giang.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu cá
tra- cá basa của tỉnh Kiên Giang với số liệu thứ cấp từ năm 2005-2010. Phỏng vấn điều
tra các tác nhân trong chuỗi theo bản câu hỏi được thiết kế sẵn vào thời gian 08/2010.
















Trang 13


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị (Value Chain)
Khái niệm chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là một sáng tạo học thuật của GS. Michael Porter, học giả Marketing
lừng lẫy. Ông đưa thuật ngữ này lần đầu tiên vào năm 1985 trong cuốn sách Phân tích về
lợi thế cạnh tranh, khi khảo sát kỹ các hệ thống sản xuất, thương mại và dịch vụ đã đạt tới
tầm ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác.
Theo Michael Porter chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động từ khâu đầu tiên đến
khâu cuối cùng của sản phẩm bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ để tạo
nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Theo đó khi đi qua lần lượt các hoạt động của chuỗi
mỗi sản phẩm nhận được một số giá trị. Các hoạt động chính là các hoạt động liên quan
đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý sản phẩm cuối cùng để cung cấp cho khách
hàng. Các hoạt động bổ trợ nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chính.

Hình 1 Chuỗi giá trị (nguồn: www.12manager.com)
Các hoạt động chính bao gồm hậu cần đến, sản xuất, hậu cần ngoài, marketing và
bán hàng, dịch vụ khách hàng. Hậu cần đến liên quan đến việc nhận, lưu trữ, dịch chuyển
đầu vào sản phẩm. Sản xuất là hoạt động chuyển nguyên vật liệu đầu vào thành sản phẩm
cuối cùng. Hậu cần ngoài gồm những hoạt động kết hợp thu thập, lưu trữ và phân phối
sản phẩm từ nhà sản xuất đến người mua. Marketing và bán hàng là những hoạt động liên
quan đến việc quảng cáo, khuyến mại, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ
Trang 14


trong kênh và định giá. Dịch vụ khách hàng (dịch vụ sau bán hàng) liên quan đến việc
cung cấp dịch vụ nhằm gia tăng, duy trì giá trị của sản phẩm.
Các hoạt động bổ trợ bao gồm các hoạt động như thu mua, phát triển công nghệ,
quản trị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của công ty. Thu mua liên quan đến chức năng
mua nguyên vật liệu đầu vào bao gồm nguyên vật liệu, các nhà cung cấp, máy móc…Phát
triển công nghệ liên quan tới các bí quyết, quy trình, thủ tục, công nghệ được sử dụng.

Quản trị nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động liên quan tới chiêu mộ, tuyển dụng, đào
tạo, phát triển và quản trị thù lao cho người lao động trong công ty. Cơ sở hạ tầng công ty
bao gồm quản lý chung, lập kế hoạch quản lý, tuân thủ luật pháp, tài chính, kế toán, quản
lý chất lượng, quản lý cơ sở vật chất…
Phân biệt giữa chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng
Theo định nghĩa chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng là đường link liên kết các dòng
chảy sản phẩm, dịch vụ, thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên tới khách hàng cuối cùng. Các
hoạt động của chuỗi cung ứng như thu mua nguyên vật liệu, vận chuyển, chuyển hoá các
đầu vào thành sản phẩm, phân phối các sản phẩm tới khách hàng đều tồn tại trong chuỗi
giá trị. Hay nói cách khác chuỗi cung ứng đại diện cho các hoạt động chính của chuỗi giá
trị, là tập con của chuỗi giá trị.
Mối quan hệ giữa chuỗi giá trị và phân tích ngành hàng
Phân tích chuỗi giá trị h
ỗ trợ cho phân tích ngành hàng, đ
ưa ra các yếu tố mới tăng
cường khả năng phân tích ngành hàng, và dựa trên bộ khung của phân tích ngành hàng.
Ngành hàng
- Xu hướng và đặc điểm thị trường
- Quan hệ giữa các bên tham gia
- Cơ hội và thách thức
- Vẽ bản đồ xác định mối liên hệ giữa các bên
tham gia.
Chuỗi giá trị
- Cấu trúc phân bổ giữa các bên tham gia
- So sánh khả năng cạnh tranh
- Quan hệ giữa các bên tham gia
- Quản trị thị trường





Trang 15


1.1.2 Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị

Cùng với phân công lao động mạnh mẽ và việc bố trí các công đoạn sản xuất rộng
khắp trong nền kinh tế toàn cầu, tính cạnh tranh theo hệ thống đóng vai trò ngày một quan
trọng hơn.
Tính hiệu quả trong sản xuất chỉ là điều kiện cần cho khả năng thâm nhập vào nền
kinh tế toàn cầu.
Để thu lợi một cách bền vững từ việc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu cần hiểu rõ
tính năng động của các yếu tố trong toàn bộ chuỗi giá trị.
1.1.3 Phương pháp xác định chuỗi giá trị

Các bước mô tả chuỗi giá trị:
• Xác định rõ mục tiêu
• Xác định thị trường cuối cùng
• Xác định các chức năng và hoạt động
• Xác định tác nhân tham gia vào các chức năng
• Mô tả liên kết giữa các tác nhân
Vẽ bản đồ chuỗi giá trị
Chọn điểm bắt đầu: Phụ thuộc vào mục đích của từng đối tượng
Bảng 1.1. Bản đồ chuỗi giá trị
Lĩnh vực quan
tâm
Điểm bắt đầu Vấn đề mô tả
Phân phối thu
nhập toàn cầu
Người tiêu dùng cuối

cùng trong ngành sản
phẩm
Ngược lại toàn bộ chuỗi từ người bán lẻ đến
thương lái và nhà sản xuất
Vai trò của đơn
vị bán lẻ
Chuỗi giá trị của siêu thị
và các đại lý bán lẻ
Đi lên các loại khách hàng và ngược lại từ
thương lái, người sản xuất và cung ứng
Vai trò của bên
mua độc lập
Bên mua độc lập, bán
buôn
Ngược lại tới người sản xuất và cung ứng
trong cùng chuỗi, và hướng lên tới đơn vị
bán lẻ
Thiết kế Các cơ sở thiết kế, Hướng lên tới người bán lẻ ở các thị trường
Trang 16


Lĩnh vực quan
tâm
Điểm bắt đầu Vấn đề mô tả
quảng cáo độc lập, và
các hãng lớn có thương
hiệu quốc tế
cuối cùng khác nhau và ngược lại tới người
sản xuất và cung ứng
Vai trò của đơn

vị sản xuất chủ
chốt
Các hãng lớn lắp ráp sản
phẩm
Hướng lên tới cơ sở bán lẻ và ngược lại tới
người cung ứng và các cơ sở cung ứng cho
họ
Đơn vị cung
ứng cấp 1
Các hãng lớn cung ứng
vật tư cho hãng lắp ráp
Hướng lên tới hãng lắp ráp và người tiêu
dùng có thể ở nhiều ngành sản phẩm khác
nhau. Ngược lại tới người cung ứng và các
cơ sở cung ứng cho họ
Đơn vị cung
ứng cấp 2 và 3
Phần lớn là các hãng
nhỏ
Hướng lên tới khách hàng ở các ngành khác
nhau. Ngược lại tới người cung ứng và các
cơ sở cung ứng cho họ
Đơn vị sản xuất
hàng hoá
Thường là hãng lớn
Hướng lên tới cơ sở sản xuất lớn, thương
mại và thị trường tiêu dùng cuối cùng.
Ngược lại tới người cung ứng máy móc và
thiết bị
Hộ sản xuất

nông nghiệp
Trang trại
Hướng lên tới cơ sở chế biến, thương mại và
khách hàng của họ. Ngược lại tới cơ sở cung
cấp đầu vào
Các doanh
nghiệp nhỏ và
trang trại
Trang trại nhỏ và các
doanh nghiệp công
nghiệp vừa và nhỏ
Người mua trong một số chuỗi giá trị khác
nhau ; người cung ứng đầu vào
Người sản xuất
và buôn bán phi
chính thức
Làm việc tại nhà và
buôn bán nhỏ hè phố
Hướng lên tới cơ sở chế biến, lắp ráp hoặc
các tổ chức phân phối khác. Ngược lại tới cơ
sở bán lẻ
Giới, độ tuổi và Lao động nữ Sử dụng lao động nữ trong chuỗi giá trị
Trang 17


Lĩnh vực quan
tâm
Điểm bắt đầu Vấn đề mô tả
dân tộc
- Sau khi đã xác định được điểm khởi đầu, cần phải làm sạch và đơn giản hoá bản đồ

chuỗi giá trị.
- Các số liệu đi kèm với bản đồ chuỗi giá trị:
(i) giá trị tổng sản lượng;
(ii) giá trị sản lượng ròng (tổng sản lượng trừ đi chi phí đầu vào trung gian);
(iii) chu chuyển vật chất của hàng hoá trong chuỗi;
(iv) chu chuyển của các dịch vụ, tư vấn và kỹ năng trong chuỗi;
(v) khả năng tạo việc làm, có thể phân biệt theo hợp đồng/không có hợp đồng, giới, tuổi,
dân tộc;
(vi) đặc điểm của khu vực bán sản phẩm: bán buôn/bán lẻ, tập trung tiêu thụ và một số
người mua lớn, số lượng người mua;
(vii) xuất nhập khẩu đến/từ vùng nào?
Quản trị thị trường :
- Để tương tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị phản ánh dạng cấu trúc tổ chức
nhất định chứ không phải là quan hệ thị trường ngẫu nhiên.
- Liên quan đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ và các
dịch vụ hỗ trợ có vai trò ảnh hưởng tới việc xác định các hoạt động, tác nhân, vai trò và
chức năng trong chuỗi.
- Quản trị thị trường có vai trò điều phối quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa
các khâu trong chuỗi giá trị.
- Phân biệt giữa điểm nút (có thể thay đổi từ tác nhân này sang tác nhân khác theo
thời gian) và vai trò dẫn dắt trong chuỗi giá trị (nắm thương hiệu/marketing hay nắm vai
trò điều phối và quản lý).
- Quyền lực trong chuỗi giá trị có thể thực hiện trong 2 dạng : (i) ảnh hưởng đến
chiều hướng phát triển của chuỗi (buyer- or supplier-driven); (ii) chủ động quản lý và
điều phối sự vận hành của các khâu trong chuỗi để đưa ra các hoạt động mong muốn.
Trang 18


- Có thể so sánh quản trị thị trường với hệ thống chính trị 3 chức năng của chính
phủ: lập pháp, hành pháp và tư pháp

(i) Lập pháp: đặt ra luật chơi: mức chi phí cạnh tranh, khả năng cung ứng, chất
lượng, giá thành, giao hàng đúng hạn, tiêu chuẩn quốc tế (ISO9000, ISO14000, SA8000,
SPS, HACCP).
(ii) Hành pháp: hỗ trợ các tác nhân cung cấp các hàng hoá/dịch vụ theo luật chơi.
Hỗ trợ trực tiếp: chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ gián tiếp: buộc các hãng cấp một hỗ trợ các
hãng cấp hai đạt được các tiêu chuẩn.
(iii) Tư pháp: giám sát để thưởng phạt các tác nhân trong việc thực hiện luật chơi.
Bảng 1.2. Quản trị thị trường

Tác nhân bên trong chuỗi giá trị Tác nhân bên ngoài chuỗi giá trị
Lập pháp Đặt ra các tiêu chuẩn về cung ứng
như thời điểm giao hàng, mật độ giao
hàng và chất lượng
Tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn lao động trẻ em

Tư pháp Giám sát hoạt động của người cung
ứng để đạt được các tiêu chuẩn
NGO giám sát các tiêu chuẩn lao
động
Các công ty chuyên nghiệp giám
sát tiêu chuẩn ISO
Hành pháp Quản lý chuỗi cung ứng để hỗ trợ
người cung ứng đạt được tiêu chuẩn
Hiệp hội sản xuất hỗ trợ các thành
viên đạt được tiêu chuẩn
Cơ sở cung cấp dịch vụ chuyên
môn
Chính sách hỗ trợ của chính phủ
(iv) Xử phạt : xác định xem một tác nhân cụ thể có được tham gia vào mạng lưới

sản xuất hoặc có bán được sản phẩm hay không, hoặc có thể sử dụng cơ chế thưởng/phạt
(v) Tính hợp pháp : quyền được thưởng/phạt mà được quần chúng ủng hộ. Trong
chuỗi giá trị, tính hợp pháp thể hiện qua mức độ tin cậy giữa các tác nhân khác nhau. Đối
với chuỗi giá trị có độ tin cậy thấp (thị trường buôn bán trao tay trong thời đại sản xuất
hàng loạt), các tác nhân chỉ theo đuổi mục tiêu giá cả trong ngắn hạn. Đối với chuỗi giá trị
có độ tin cậy cao (thời đại theo đuổi nhu cầu hàng loạt của khách hàng), không nhất thiết
các tác nhân sẽ bị đào thải nếu không đáp ứng tiêu chuẩn, mà vấn đề là hệ thống hành
Trang 19


pháp phải trợ giúp các tác nhân phạm tội đạt được tiêu chuẩn đề ra và theo đuổi mục tiêu
dài hạn.
(vi) Độ sâu và độ thẩm thấu của quản trị thị trường : Độ sâu : mức độ tác động của
quản trị đến các hoạt động cốt lõi của các tác nhân. Độ thẩm thấu : quyền lực và luật chơi
được bao nhiêu tác nhân áp dụng.
Các loại quản trị thị trường
- Phân biệt theo vai trò của bên mua và bên bán trong chuỗi giá trị:
(i) Người mua dẫn dắt (buyer-driven) : các ngành sử dụng nhiều lao động, thường
có trong hệ thống sản xuất hướng tới xuất khẩu và liên kết mạng, vai trò quan trọng nhất
thuộc về các doanh nghiệp lớn phụ trách bán lẻ, marketing, đặt thương hiệu. Ví dụ : nông
sản, may mặc, đồ chơi, dụng cụ gia đình, điện tử gia đình, thủ công.
(ii) Người bán dẫn dắt (supplier-driven) : người sản xuất nắm được các công nghệ
mấu chốt và đóng vai trò điều phối các khâu trong chuỗi, sử dụng nhiều vốn, thường do
đầu tư nước ngoài nắm, phản ánh trật tự của công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu. Ví
dụ : ô tô, máy bay, máy tính, bán dẫn, máy công nghiệp.
Bảng 1.3. Các loại quản trị thị trường

Người bán dẫn dắt Người mua dẫn dắt
Người dẫn dắt chuỗi hàng
hoá toàn cầu

Tư bản công nghiệp Tư bản thương mại
Năng lực cốt lõi Nghiên cứu và phát triển
(R&D)
Sản xuất
Thiết kế
Marketing
Rào cản gia nhập Tính kinh tế theo quy mô Tính kinh tế theo phạm vi
Ngành sản phẩm Đồ dùng lâu bền
Đầu vào trung gian
Sản phẩm công nghiệp
nặng
Hàng tiêu dùng thường
xuyên
Các ngành tiêu biểu Ô tô
Máy tính
Trang phục
Giày dép
Trang 20


Máy bay Đồ chơi
Loại sở hữu của các
doanh nghiệp chế tác
Công ty đa quốc gia Doanh nghiệp địa
phương, thường đặt ở các
nước đang phát triển
Dạng liên kết Dựa trên đầu tư Dựa trên thương mại
Cấu trúc liên kết nổi bật Chiều dọc Chiều ngang
- Giả thuyết về chuyển đổi từ chuỗi giá trị người mua dẫn dắt sang người bán dẫn
dắt về quản trị thị trường: chuyển từ hoa lợi dựa trên các hoạt động hữu hình sang vô hình

(phần mềm) sử dụng nhiều tri thức và kỹ năng do hệ thống tổ chức đem lại (tạo ra rào cản
gia nhập). Các tài sản vô hình có thể tìm thấy trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị, tuy
nhiên tập trung nhiều nhất ở khâu thiết kế, nhãn hiệu và điều phối chuỗi. Do cạnh tranh
tăng lên, nên khâu nhãn hiệu và marketing đóng vai trò quan trọng nhất trong chuỗi. Tuy
nhiên mức độ lan toả của các tài sản vô hình có thể trải ra rất rộng nên có thể cùng tồn tại
trong cùng một chuỗi giá trị dạng người mua dẫn dắt và người bán dẫn dắt.

Bảng 1.4. Các chỉ số tác nhân nắm vai trò chủ chốt trong quản trị thị trường
Chỉ số Điểm mạnh và điểm yếu
Tỷ lệ trong tổng doanh thu
bán của chuỗi
Không hẳn là chỉ số tốt do có thể chỉ là cơ sở buôn
lại các vật liệu và không có nhiều ảnh hưởng
Tỷ lệ trong tổng giá trị gia
tăng của chuỗi
Chỉ số này tốt hơn cho việc đo lường quy mô vì nó
phản ánh tỷ lệ trong tổng hoạt động
Tỷ lệ trong tổng lợi nhuận
của chuỗi
Có thể là một chỉ số tốt cho quyền lực trong chuỗi,
nhưng cũng có thể sinh ra từ việc nắm giữ độc
quyền đối với các nguồn lực tự nhiên (ví dụ bạch
kim) và có thể không có nhiều ảnh hưởng đối với
quá trình chế biến về sau
Tỷ suất lợi nhuận Chỉ số tồi vì các tác nhân nhỏ cũng có thể có lợi
nhuận cao nhưng có ít ảnh hưởng
Tỷ lệ trong sức mua của Chỉ số tốt về quyền lực, đặc biệt trong trường hợp
Trang 21



chuỗi xảy ra bất bình đẳng trong đó hãng phụ thuộc vào
bên cung cung ứng ít hơn so với bên mua
Nắm giữ các công nghệ chủ
chốt và năng lực riêng biệt
Chỉ số tốt đối với chuỗi do người bán dẫn dắt (như
ngành ô tô) vì giúp xác định năng lực riêng biệt của
hãng trong chuỗi, trong khi đó các hãng nhỏ chỉ hỗ
trợ các phần còn lại trong chuỗi
Nắm giữ đặc điểm nhận
dạng của chuỗi (thương
hiệu)
Có vai trò mấu chốt trong thị trường mà thương
hiệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng

Bảng 1.5. Đánh giá về độ tin cậy trong chuỗi giá trị

Chuỗi có độ tin cậy thấp Chuỗi có độ tin cậy cao
Thời hạn của quan
hệ thương mại
Ngắn hạn Dài hạn
Thủ tục đặt hàng Đấu thầu tự do, giá cả được
thoả thuận trước khi hợp
đồng được ký kết
Không cần đấu thầu hoặc bên
bán đã được định trước, giá
cả được xác định khi giao
hợp đồng
Quan hệ hợp đồng Bên cung ứng chỉ sản xuất
khi nhận được hợp đồng viết
tay

Bên cung ứng có thể linh
động về yêu cầu của bên đặt
hàng và có thể sản xuất mà
chưa cần hợp đồng
Kiểm định chất
lượng
Khi giao hàng Hầu như không có
Mức độ phụ thuộc Bên bán có nhiều nguời
mua, và bên mua có nhiều
người bán
Chỉ có một vài khách hàng
cho bên bán, và bên mua
cũng chỉ có vài nhà cung ứng
Hỗ trợ kỹ thuật Hiếm khi cần hỗ trợ kỹthuật,
và phải trả tiền
Chuyển giao công nghệ liên
tục
Trang 22


Liên lạc Ít và thường qua kênh chính
thức
Chủ yếu tập trung vào
phòng thu mua
Thường xuyên và thường qua
kênh phi chính thức
Thông qua nhiều kênh khác
nhau như kỹ sư, phòng tổ
chức, phòng điều hành
Xác định giá Đối trọng và giấu thông tin Hợp tác và cởi mở

Mở rộng tín dụng Phạt hoặc không có mở rộng
tín dụng
Dễ nhận được mở rộng tín
dụng, thời hạn vay dài và lãi
suất ưu đãi
Điều kiện thanh
toán với việc thuê
ngoài
Chậm và thông qua các thủ
tục của khu vực phi chính
thức
Thanh toán khi giao hàng

1.1.4 Nâng cấp trong chuỗi giá trị

Nâng cấp trong chuỗi giá trị khác với đổi mới công nghệ do nâng cấp đề cập tới
vấn đề tốc độ thay đổi tương đối so với đối thủ cạnh tranh.
- Nâng cấp theo quy trình: tăng hiệu quả của quy trình bên trong hơn so với các đối
thủ, kể cả trong một khâu (ví dụ tăng công suất sử dụng dự trữ, giảm hư hại sản phẩm), và
giữa các khâu trong chuỗi (ví dụ việc giao hàng đúng hạn, chia thành nhiều lần nhỏ).
- Nâng cấp sản phẩm: đưa ra các sản phẩm mới hoặc cải thiện các sản phẩm hiện
có nhanh hơn các đối thủ, kể cả trong một khâu và giữa các khâu trong chuỗi.
- Nâng cấp chức năng: thêm giá trị gia tăng thông qua thay đổi một số hoạt động
trong hãng (ví dụ như nhận thêm/hoặc thuê ngoài các dịch vụ kế toán, hậu cần và kiểm
định chất lượng) hoặc chuyển trọng tâm các hoạt động tới các khâu khác trong chuỗi giá
trị (ví dụ từ chế tác sang thiết kế).
- Nâng cấp chuỗi: chuyển đến một chuỗi giá trị mới.
• Con đường nâng cấp:
- Quy trình: chuyển từ lắp ráp thiết bị sang sản xuất thiết bị.
- Sản phẩm: sản xuất thiết bị tự thiết kế.

- Chức năng: sản xuất thiết bị có thương hiệu riêng.
Trang 23


- Chuỗi: chuyển sang chuỗi giá trị mới, ví dụ từ sản xuất TV sang màn hình máy
tính.
• Các chỉ số cho việc nâng cấp

Bảng 1.6. Nâng cấp trong chuỗi

Hoạt động Kết quả
Nâng cấp quy trình
- Trong từng khâu R&D, thay đổi hệ thống hậu
cần và quản lý chất lượng,
đầu tư máy móc mới
Giảm chi phí, tăng chất lượng và
khả năng giao hàng, giảm thời
gian đưa hàng tới thị trường, cải
thiện lợi nhuận, thúc đẩy thương
hiệu
- Giữa các khâu R&D, cải tiến quản lý chuỗi
cung ứng, khả năng kinh
doanh điện tử, hỗ trợ trao đổi
trong chuỗi cung ứng
Giảm giá thành sản phẩm cuối
cùng, tăng chất lượng của sản
phẩm cuối cùng, giảm thời gian
đưa hàng tới thị trường, cải thiện
lợi nhuận cho cả chuỗi, thúc đẩy
thương hiệu

Nâng cấp sản phẩm
- Trong từng khâu Mở rộng phòng thiết kế và
marketing, thúc đẩy các bộ
phận chức năng phát triển
sản phẩm mới
Tỷ lệ sản phẩm mới trong tổng
doanh thu (các sản phẩm được
giới thiệu trong một vài năm trước
đó)
Tỷ lệ sản phẩm có thương hiệu
trong tổng doanh thu
- Giữa các khâu Hợp tác với bên cung ứng và
khách hàng để phát triển sản
phẩm mới - ứng dụng kỹ
thuật đồng bộ (concurrent
Số nhãn hiệu có bản quyền
Tăng giá trị trên một đơn vị sản
phẩm mà không giảm thị phần
Trang 24


engineering)
Nâng cấp chức năng
- Trong từng khâu Đạt được các chức năng tạo
ra giá trị gia tăng cao hơn
hoặc thuê ngoài các chức
năng có giá trị gia tăng thấp
Phân công lao động trong chuỗi
Các chức năng đạt được trong một
khâu cụ thể của chuỗi

- Giữa các khâu Chuyển đến khâu mới trong
chuỗi hoặc rời bỏ các khâu
hiện tại
Tăng lợi nhuận, tăng kỹ năng,
tăng tiền lương
Nâng cấp chuỗi Ngừng sản xuất trong chuỗi
và chuyển sang chuỗi mới,
thêm các hoạt động mới
trong chuỗi mới
Tăng lợi nhuận, tỷ lệ doanh thu từ
khu vực sản xuất mới

Bảng 1.7. Các yếu tố thúc đẩy và cản trở nâng cấp

Cản trở Thúc đẩy
Trong
hãng
- Ngăn cản của cấp quản lý trung
gian đối với hoạt động mới
- Sai lầm của quản lý cao cấp
trong việc cam kết các nguồn lực
cho phát triển sản phẩm mới
- Thiếu các kỹ năng cần thiết
- Ban quản lý cam kết nâng cấp
- Hệ thống R&D được quản lý hiệu quả
- Định chế hoá hệ thống cải tiến thường
xuyên
Ngoài
hãng
- Bên mua ngăn cản bên cung ứng

tự đưa ra thiết kế riêng
- Sở hữu trí tuệ
- Thiếu nguồn nhân lực có đủ kỹ
năng trong nền kinh tế
- Cơ sở hạ tầng cho công nghệ
thông tin kém
- Tác nhân chủ chốt thúc đẩy và hỗ trợ
nâng cấp của các tác nhân khác trong
chuỗi
- Sự tích cực và năng động của các dịch
vụ hỗ trợ kinh doanh có liên kết với
các chương trình của chính phủ
- Các quy định và điều luật bắt buộc
Trang 25


các hãng phải nâng cấp
- Tăng giá đầu vào hoặc tăng cạnh
tranh
Liên hệ giữa nâng cấp và phân phối chủ yếu liên quan đến vấn đề thu nhập. Còn
vấn đề chia sẻ quyền lực đã được bàn ở phần quản trị thị trường.
• Phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị
- Lợi nhuận không phải là chỉ số duy nhất phản ánh lợi ích thu được từ chuỗi giá
trị.
- Phân phối trong chuỗi giá trị được phản ảnh qua lợi ích đem lại cho tác nhân
đóng góp vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên trong từng khâu của chuỗi giá trị.
- Lợi ích cần được phản ánh qua thu nhập ròng (tổng doanh thu trừ đi chi phí đầu
vào trung gian) chứ không phải tổng doanh thu.
- Lợi ích thu được phụ thuộc vào hoa lợi và rào cản gia nhập.
1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tổng quan thị trường cá tra thế giới và Việt Nam
Các nước sản xuất chính
Cá tra thuộc bộ cá da trơn, là bộ cá được nuôi nhiều ở Đông Nam Á, Mỹ, Trung
Quốc, một ít ở Nam Mỹ. Các loài chính có tên khoa học như Ictalurus punctatus (cá nheo
Mỹ), Pangasius spp (cá tra), Pangasius hypophthalmus, Silurus asotus, Leiocassi
longirostris, Pelteobagrus fulvidraco, trong đó các loài pangasius, Ictalurus punctatus,
Silurus asotus được nuôi với khối lượng lớn nhất và tập trung ở Việt Nam, Mỹ và Trung
Quốc chiếm trên 99% tổng sản lượng.
- Đông Nam Á: Cá tra được nuôi phổ biến hầu hết ở các nước Ðông Nam Á, là
một trong các loài cá nuôi quan trọng nhất của khu vực này. Bốn nước trong hạ lưu sông
Mê Kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Capuchia, Lào

và Việt Nam do
có nguồn cá tra tự nhiên phong phú. Là khu vực sản xuất cá da trơn quan trọng của thế
giới. Trong đó, nhiều nhất là Việt Nam, tiếp đến là Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia. Các
nước khác trong khu vực sản xuất không đáng kể. Inđônêxia và Campuchia có sự tăng
trưởng rất nhanh trong giai đoạn 2005-2010.

×