Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

đánh giá hiệu quả mô hình trồng dưa hấu phủ bạc – trường hợp nghiên cứu tại xã tam thành, huyện phú ninh, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.05 KB, 62 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình phát triển kinh tế và hội nhập của đất nước nông nghiệp luôn
là ngành chiếm vai trò quan trọng trong ngành kinh tế - xã hội. Nông nghiệp
không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội mà nó còn cung cấp
nguyên vật liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến, nguồn thu ngoại tệ cho
đất nước và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Quá trình đổi mới, nông
nghiệp Việt Nam tăng trưởng với tốc độ nhanh và ổn định, cơ cấu nội bộ ngành
nông nghiệp càng được chuyển dịch theo hướng hiện đại, sản xuất nông nghiệp
đang dần phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
Trong giai đoạn hiện nay phát triển nông nghiệp không chỉ theo thị trường mà
cần phải coi trọng tính thích ứng của nó với những thay đổi của điều kiện tự
nhiên. Biến đổi khí hậu nước ta đang diễn biến theo hướng phức tạp vì vậy khi
trồng một loại cây trồng cần phải xem xét tính thích ứng của nó với các điều kiện
khí hậu để mang lại năng suất và tránh những rủi ro khi tiến hành sản xuất.
Muốn phát triển ngành nông nghiệp chúng ta cần chú trọng phát triển các tiềm
lực đất nước, đặc biệt là tiềm lực nông nghiệp nông thôn.
Đất nước ngày càng phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng có nhiều tiến bộ.
Chính những tiến bộ này đã góp phần rất lớn trong việc đưa năng suất của nông
nghiệp đi lên. Thực tiễn đã chứng minh trong những năm qua ngành nông nghiệp
Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, từ một nước phải nhập khẩu gạo trở
thành một nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới.
Tam Thành là một xã thuần nông của huyện Phú Ninh với những hoạt động
chủ yếu như trồng trọt, chăn nuôi, hiệu quả sản xuất thấp, đời sống của các nông
hộ còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng
theo hướng hợp lý, dưa hấu trở thành cây trồng quen thuộc với người dân địa
phương. Dưa hấu là một loại cây ngắn ngày, có giá trị kinh tế và giá trị dinh
dưỡng cao. Xã Tam Thành, huyện Phú Ninh có điều kiện đất đai, khí hậu thích
hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cây dưa hấu. Trong thời gian gần đây
1


diện tích trồng dưa hấu đã tăng lên. Nhờ cây dưa hấu mà thu nhập của người
dân nâng cao, đời sống được cải thiện, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và tiến
tới làm giàu, góp phần vào việc chuyển dịch ngành nông nghiệp địa phương theo
hướng giảm độc canh cây lúa nước
Trong những năm gần đây việc trồng dưa đã được địa phương quan tâm nhiều
hơn và để thích ứng được với những sự thay đổi đó người dân trong xã đã hình
thành nên một phương thức trồng dưa mới với cách bố trí hàng phù hợp và được
phủ bạc nhằm giảm các ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết bất lợi, mang lại
cho người nông dân nhiều hơn về các giá trị. Và để rõ hơn tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả mô hình trồng dưa hấu phủ bạc – Trường hợp nghiên
cứu tại xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng sản xuất dưa hấu phủ bạc của xã Tam Thành
Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu phủ bạc trên các mặt: kinh tế, xã hội, môi
trường, khuyến nông
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học của việc xây dựng và đánh giá mô hình
2.1.1 Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả kinh tế
Hiệu quả
Hiệu quả là một thuật ngữ dùng để chỉ các mối quan hệ giữa kết quả thực
hiện với các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết
quả đó trong những điều kiện nhất định. Hay nói cách khác hiệu quả chính là kết
quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu của mình.[3]
Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động
kinh tế, là thướt đo, cơ sở động lực của hoạt động sản xuất. Nó phản ánh trình độ
khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và các phương thức quản lý.

Nâng cao chất lượng của hoạt động kinh tế, tăng cường sử dụng các nguồn lực
có sẵn trong hoạt đông sản xuất là yêu cầu khách quan của mọi ngành sản xuất
xã hội do nhu cầu vật chất cuộc sống của con người ngày càng tăng.[3]
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Có nghĩa là yếu tố hiện vật và giá trị đều đóng
vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế
Về mặt khái quát có thể hiểu rằng: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế là
một kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản
ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong
quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra.[1]
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết
kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu
quả kinh tế, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật
năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao
hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được
hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực đồng thời phải bao
gồm cả chi phí cơ hội.[6]
3
Hiệu quả kinh tế còn biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt
được với chi phí kinh tế bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan hệ so sánh tuyệt đối
chỉ có ý nghĩa ở một phạm vi rất hẹp.
Trong thực tế tùy theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kết
quả sao cho phù hợp như: mục tiêu sản xuất ra sản phảm nhằm đáp ứng nhu cầu
của xã hội là chính thì kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản phẩm được sản
xuất ra nhưng đối với doanh nghiệp hay trang trại phải thuê nhân công kết quả
thu được cần phải quan tâm đến lợi nhuận, đối với nông hộ kết quả mà nông hộ
quan tâm là kết quả thu nhập.
Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là những chi phí cho yếu tố
đầu vào như: đất, lao động, nguyên nhiên vật liệu tùy theo từng mục đích nghiên
cứu mà chi phí bỏ ra được tính toàn bộ hoặc cho từng yếu tố chi phí.

Hệ thống quan điểm thứ nhất:
Quan điểm này cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh giữa
kết quả đạt được với chi phí bỏ ra( các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực). Theo hệ
thống quan điểm này, chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số
giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra.
Kết quả kinh tế = kết quả sản xuất – chi phí
Hiệu quả kinh tế = kết quả / chi phí.
Hệ thống quan điểm thứ hai:
Quan điểm này cho rằng hiệu quả kinh tế phải được kết hợp cả hiệu quả kỹ
thuật lẫn hiệu quả phân bổ nguồn lực.
Hiệu quả kinh tế = hiệu quả kỹ thuật * hiệu quả phân bổ
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng và sản xuất trong những điều kiện cụ thể về
kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp.
Hiệu quả phân bổ chỉ đề cập đến sự điều chỉnh các chi phí nguồn lực và sản
lượng để phản ánh các giá cả có liên quan và kỹ thuật sản xuất đã được chọn.[7]
4
Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Để xác định được hiệu quả kinh tế cần sử dụng các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, năng suất, số lượng…
Việc xác định hiệu quả kinh tế tuân theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả, theo nguyên
tắc này tiêu chuẩn hiệu quả được định ra trên cơ sở mục tiêu.
Phân tích hiệu quả của một phương án nào đó luôn luôn dựa trên các mục tiêu
cần đạt được. Phương án có hiệu quả nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc
thực hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất
Với quan điểm tổng quát thì các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế lựa chọn để nghiên
cứu chủ yếu được trình bày dưới một số dạng cơ bản sau đây:
*Dạng thuận: H = Q/C (1)
Trong đó: H là hiệu quả ; Q là lượng kết quả đạt được ; C là chi phí hoặc các

yếu tố đầu vào
Công thức (1) nói lên:1 đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị hiệu quả.
*Dạng nghịch: H = C/Q (2)
Trong đó: H là hiệu quả ; Q là lượng kết quả đạt được ; C là chi phí hoặc các
yếu tố đầu vào
Công thức (2) nói lên: để đạt được một đơn vi kết quả thì cần tiêu tốn bao
nhiêu đơn vị chi phí
Hai loại chỉ tiêu này có ý nghĩa khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết với nhau
cùng được dùng để phản ánh hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu trên gọi là chỉ tiêu
toàn phần.
Ngoài các chỉ tiêu toàn phần trên còn có các chỉ tiêu cận biên như sau:
*Dạng thuận: H
b
= Q/C (3)
Trong đó: H
b
là hiệu quả cận biên ; Q là lượng tăng hoặc giảm thêm của
hiệu quả ; C là lượng tăng hoặc giảm thêm của chi phí
Công thức (3) thể hiện: Cứ tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao
nhiêu đơn vị kết quả
*Dạng nghịch: H
b
= C/Q (4)
5
H
b
là hiệu quả cận biên
Q là lượng tăng hoặc giảm của kết quả
C là lượng tăng hoặc giảm của chi phí
Công thức (4) thể hiện: Để tăng thêm một đơn vị kết quả thì cần đầu tư thêm

bao nhiêu đơn vị chi phí
Các chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế, bởi vì
nguyên lý cận biên là phần lý thuyết cốt lõi trong kinh tế học hiện đại. Nó là cơ
sở để định giá các yếu tố đầu vào cho việc phân phối sản phẩm và thu nhập.[6]
2.1.2 Hiệu quả xã hội
Khái niệm hiệu quả xã hội: hiệu quả xã hội là sự tương quan so sánh chi
phí bỏ ra và kết quả mà xã hội đã đạt được như giải quyết việc làm và nâng cao
dân trí, cải tạo và bảo vệ môi trường nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần rút
ngắn khoảng cách giàu và nghèo….Các kết quả đạt được có thể GDP, GNP, tạo
việc làm, xóa đói giảm nghèo,…Còn các chi phí mà xã hội bỏ ra có thể : nhân
lực, vật lực, tài lực.
Hiệu quả kinh tế xã hội là sự tương quan, so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết
quả đạt được cả về mặt kinh tế và xã hội. Trường hợp này có thể đạt hiệu quả về
mặt kinh tế thấp nhưng hiệu quả xã hội cao, mục tiêu cuối cùng của phát triển
kinh tế là phát triển xã hội, do vậy nói đến hiệu quả kinh tế một cách chung
chung là chúng ta phải hiểu trên quan điểm là hiệu quả kinh tế - xã hội.[3]
2.1.3 Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được xem là sự tác động của mô hình tới môi trường như
thế nào, liệu mô hình đó có thích ứng được với môi trường trong vùng đó không?
Khi nói tới hiệu quả môi trường cần cũng xem xét liệu mô hình đó có gây tác
động gì đến môi trường và những ảnh hưởng của nó đến môi trường như thế nào.
Để thấy được hiệu quả môi trường của mô hình chúng ta cần phải đánh giá được
các chỉ số sau: mô hình có gây ô nhiễm cho môi trường không; Mức độ cải tạo
và nâng cao độ phì của đất cao hay thấp; Khả năng bền vững như thế nào? Kỹ
thuật có được sử dụng lâu dài hay không? Trong điều kiện biến động của thị
trường và sự ra đời của các kỹ thuật mới.[4]
6
2.1.4 Hiệu quả khuyến nông
Hiệu quả khuyến nông của mô hình là xem xét mô hình đó đã được người
nông dân chấp nhận như thế nào. Mô hình có những tác động gì đến đời sống

của người sản xuất. Khi nói đến hiệu quả khuyến nông của mô hình chúng ta cần
xem xét các vấn đề sau: cái gì tốt của mô hình; người nông dân đã hiểu những gì
và được học những gì từ mô hình; từ mô hình nông dân đã học được những kỷ
năng gì; có bao nhiêu người có thể áp dụng mô hình đó vào sản xuất; từ mô hình
nông dân đã nâng cao được những gì về mặt kiến thức.[4]
2.1.5 Khái niệm mô hình
Trong thực tế để khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các mối
quan hệ hay một ý tưởng nào đó người ta thường thể hiện dưới mô hình. Có
nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng cho một điều kiện
sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình chung cho tất cả các
điều kiện sản xuất khác nhau.
Theo quan niệm của nhiều cơ quan chuyển giao mô hình trình diễn kỹ thuật
cần có những đặc trưng sau: là hình mẫu tối ưu cho một hình thức sản xuất; phải
có tính đại diện cho vùng có điều kiện tương tự; phải ứng dụng được các tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất; phải có tính hiệu quả về: kinh tế, xã hội và môi trường.
*Các loại mô hình
Mô hình công nghiệp: đây là mô hình tổ chức nghiên cứu từ trên xuống, nó
chưa xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, không gắn liền với sản xuất mà là
hình thức áp đặt chỉ dựa vào kết quả nghiên cứu.[4]
Mô hình tổ chức nghiên cứu từ trên xuống và thông tin kiến thức phản hồi từ
dưới lên: thực chất của mô hình này là những nghiên cứu đã bắt đầu xuất phát từ
yêu cầu của thực tế sản xuất và được tiến hành theo từng bước.
Bước I: người khuyến nông phải tiếp xúc với người nông dân để nắm bắt được
các vấn đề của họ.
Bước II: những thông tin trên được phản hồi với các cơ quan nghiên cứu lập
chương trình nghiên cứu.
Bước III: kết quả nghiên cứu ứng dụng được trao lại cho nông dân.[4]
7
Mô hình trồng dưa hấu là mô hình mà người nông dân đã được tham khảo và
đã được chứng kiến hiệu quả do nó mang lại, là mô hinh được người nông dân

tin tưởng chứ không đơn thuần là mô hình do áp đặt.
*Các phương pháp đánh giá hiệu quả mô hình
Khi mô hình được thực hiên thành công thì có nhiều phương pháp khác nhau
để đánh giá hiệu quả của nó. Đánh giá hiệu quả mô hình trồng trọt thông qua các
chỉ tiêu sau: đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của mô hình; đánh giá về hiệu
quả khuyến nông của mô hình; đánh giá hiệu quả về bảo vệ môi trường, xã hội
và tính bền vững của mô hình.
Mô hình trồng dưa hấu phủ bạc được đánh giá trên các mặt về: kinh tế, xã
hội, môi trường và khuyến nông để qua đó cho thấy liệu mô hình đã thật sự đáp
ứng được những yêu cầu về tính hiệu quả hay chưa.
2.1.6 Các nhân tố cơ bản để hình thành vùng trồng dưa hấu
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện thời tiết, khí hậu có tính quy luật cho từng vùng, có sự ảnh
hưởng lớn đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của từng loại cây trồng,
trong đó có cây dưa hấu. Do vậy, đây là điều kiện cơ bản quyết định đến sự hình
thành vùng sản xuất dưa hấu.
Cường độ chiếu sáng: ở mỗi thời kỳ khác nhau thời gian và cường độ
chiếu áng khác nhau.
Yêu cầu nhiệt độ: mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhu cầu về nhiệt
độ khác nhau nhưng không chênh lệch quá lớn. Ở thời kỳ nảy mầm, tổng tích ôn
khoảng 300 – 325
0
C, nhiệt độ thích hợp từng thời kỳ là 30 – 35
0
C.
Về đất đai: cây dưa hấu sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất,
nhưng đất thích hợp nhất cho cây dưa hấu là đất pha cát, đất thịt trung bình có
tầng canh tác dày 20 – 30 cm. Tóm lại là các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ,
màu sáng, dễ thoát nước…
8

Điều kiện kinh tế xã hội
Tập quán canh tác: dưa hấu là loại cây trồng xuất hiện khá lâu tại huyện
Phú Ninh nên người dân có đầy đủ kinh nghiệm trong sản xuất và nắm được các
thời kỳ sinh trưởng và phát triển của loại cây trồng này.
Thị trường: Hiện nay, nhu cầu của con người ngày càng gia tăng nên việc tiêu
thụ sản phẩm dưa hấu cũng tăng lên và thị trường tiêu thụ dưa hấu hiện nay rất
rộng lớn đặc biệt là Trung Quốc một nước có dân số đông nhât thế giới hiện nay.
Vì vậy, thị trường là yếu tố đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và tạo cơ sở hình thành
các vùng sản xuất dưa hấu.
Chính sách: cùng với chính sách bãi bỏ thuế nông nghiệp, tạo điều kiện
cho nông nghiệp phát triển, khuyến khích các loại cây trồng mới cho năng suất
cao. Với các chính sách như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các
vùng chuyên canh trồng dưa hấu.
Chính sách đất đai: đất đai là tư liệu không thể thiếu đối với sản xuất nông
nghiệp. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, chỉ thị 100 – CT/TW về việc giao
đất đến cho người nông dân, cũng như luật đất đai năm 1999 và luật đất đai năm
2005 đã công nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho người dân, đất đai có thể cầm
cố thuế chấp…giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất.
Chính sách khuyến nông: địa phương rất chú trọng đến công tác khuyến
nông xem đây là hoạt động có mục đích thúc đẩy và hổ trợ sản xuất cho người
dân về mọi mặt. Một số công tác khuyến nông được chú trọng như : tập huấn kỹ
thuật, chuyển giao công nghệ, trình diễn các mô hình sản xuất thành công, cung
cấp các thông tin thị trường… [11]
2.2 Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và đánh giá mô hình
Hệ thống khuyến nông Việt Nam ra đời năm 1993 kể từ đó việc nâng cao
năng lực của dịch vụ khuyến nông được quan tâm đầu tư đáng kể, trong đó có
việc xây dựng mô hình. Nó được coi là công cụ then chốt cho quá trình chuyển
giao những tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông dân.
Những tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ có được đến tận tay
người nông dân hay không thì đòi hỏi một phương pháp khuyến nông cụ thể. Nói

9
chung người nông dân muốn tận mắt nhìn thấy thành quả của cách làm ăn mới,
những cây con mang lại hiệu quả kinh tế cao có khả năng cải thiện được đời
sống của họ và phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay thì người dân sẽ tiến hành
như vậy. Để làm được điều đó thì các mô hình được thực hiện có hiệu quả vì
thông qua việc thực hiện mô hình các tiến bộ kỹ thuật mới của nhà nghiên cứu
được ứng dụng vào sản xuất và đến tận tay người nông dân.[5]
2.2.1 Tình hình xây dựng mô hình trong nước
Tình hình xây dựng mô hình trình diễn bao gồm cả:mô hình trình diễn trên
đồng ruộng, nhà xưởng, chuồng trại, về các loại cây con, tiến bộ kỹ thuật, các
khâu sản xuất, sau thu hoạch, bảo quản, chế biến…Đây là hoạt động bao gồm
nhiều hoạt động:tổ chức, thông tin tập huấn trước khi triển khai mô hình, hội
nghị đầu bờ, thông tin tuyên truyền sau khi mô hình có kết quả. Trong giai đoạn
2000-2010 mô hình trình diễn được thực hiện trong các chương trình sau:
Chương trình an ninh lương thực tại chổ cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân
tộc ít người thông qua chương trình khuyến nông lúa lai, ngô lai và một số
chương trình khác.
Chương trình khuyến nông xây dựng mô hình chăn nuôi: để khuyến khích hổ
trợ phát triển nhiều vật nuôi có giá trị kinh tế cao mà đặc biệt về lợn, bò, gia cầm.
Các cơ quan khuyến nông đã tổ chức xây dựng và trình diễn các loại mô hình.
(1) Mô hình trình diễn giống lúa mới; (2) mô hình phát triển ngô lai; (3) mô
hình phát triển cây công nghiệp dài ngày; (4) mô hình chăn nuôi lợn hướng thịt;
(5) mô hình cải tạo đàn bò mô hình chăn nuôi bò sữa năng suất cao; (6) mô hình
chăn nuôi gia cầm; (7) mô hình chăn nuôi gia cầm.
Những kết luận rút ra từ nghiên cứu về tình hình xây dựng mô hình trong nước:
Các mô hình trình diễn nông nghiệp đang đóng vai trò rất hiệu quả trong phát
triển nông thôn. Hầu hết các mô hình trình diễn đã có những đóng góp đáng kể
trong việc giới thiệu những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao và
chất lượng tốt nhằm tăng cường năng suất nông nghiệp, nhiều kỹ thuật canh tác
mới cũng được nông dân áp dụng thông qua các mô hình trình diễn [2]

10
Nghiên cứu đã tìm ra rất nhiều kinh nghiệm quý và cũng phát hiện được
nhiều vấn đề nổi cộm trong quá trình triển khai mô hình trình diễn.
Thành công của các mô hình trình diễn là tập hợp của nhiều yếu tố liên quan
đến việc xác định mô hình, công tác chuẩn bị, quá trình thực hiện…Thông qua
các hoạt động như thiết kế, lập kế hoạch tập huấn, tham quan cán bộ khuyến
nông và nông dân đã có sự hợp tác chặt chẽ và điều đó đã tạo ra những đóng góp
quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết cũng như kỷ năng làm việc của cán bộ
quản lý dự án và nông dân. Điều đó cũng đóng góp quan trọng vào công tác xóa
đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
Những người tham gia vào mô hình trình diễn đôi khi không được những
người dân địa phương coi là những nông dân chủ chốt do đó các nông dân khác
sẽ rất khó làm theo họ và nhân rộng mô hình.
Sự hợp tác không đầy đủ giữa khuyến nông với các đơn vị dịch vị khác như
các công ty cung ứng giống cây, các doanh nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụ
sản phẩm đã không hổ trợ cho sự phát triển tổng hợp của các mô hình trình diễn
và các chiến lược áp dụng mô hình đó.
2.2.2 Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp, đa phần người dân tham gia vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp, nên điều kiện về kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó
khăn. Hiện nay ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn so với ngành công
nghiệp và dịch vụ là nguồn thu nhập chính của người dân nông thôn, nguồn thu
ngoại tệ lớn của quốc gia và đảm bảo được an ninh lương thực. Do vậy Đảng và
nhà nước ta luôn quan tâm đến nông nghiệp, luôn đặt ra những chính sách ưu
tiên và khuyến khích nông nghiệp phát triển chính điều này thúc đảy năng suất
và sản lượng tăng cao qua các năm, góp phần vào việc phát triển nông nghiệp,
nông thôn, tăng thu nhập cho người dân và đóng góp vào sự nghiệp phát triển
kinh tế chung của đất nước.
Với điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của
cây dưa hấu, nên diện tích không ngừng tăng lên qua các năm và được canh tác ở

nhiều địa phương trong cả nước. Dưa hấu là một loại cây trồng ngắn ngày, việc
11
xác định cơ cấu thời vụ là thuận lợi, hiện nay một số khu vực ở phía Nam có thể
chia thành bốn vụ và thực hiện việc canh tác quanh năm. Trong những điều kiện
thuận lợi đó, Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích người dân chuyển đổi các
loại cây trồng không hiệu quả sang cây dưa hấu, thực tế hiện nay dưa hấu là loại
cây trồng đem lại giá trị kinh tế khá cao[10]
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu ở các địa phương năm 2009
Chỉ tiêu Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(tấn)
Hải Dương 3000 26 78000
Trà Vinh 2400 28 67200
Tiền Giang 1600 25 40000
Quảng Nam 1200 24 28800
Quảng Trị 200 17 3400
Nghệ An 60 20 1200
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2009
Hiện nay theo ước tính diện tích trồng dưa hấu của cả nước lên tới vài chục
ngàn ha, chủ yếu phân bố ở các tỉnh phía Nam do có điều kiện thời tiết thuận lợi,
thị trường rộng lớn, thường cho năng suất cao hơn nhiều so với khu vực Bắc và
Trung Bộ
Diện tích dưa hấu của Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm nhưng
đây là cây trồng có độ rủi ro cao, chủ yếu do mất ổn định về giá, có năm được
mùa nhưng mất giá khiến người sản xuất thua lỗ. Do đó cần phải xây dựng được
công tác dự báo thị trường cho người nông dân, đặc biệt phải tìm kiếm được các
đơn đặt hàng trong nước đảm bảo đầu ra cho người sản xuất.

2.2.3 Tình hình sản xuất dưa hấu tại Quảng Nam
Quảng Nam được xem là nơi có diện tích và năng suất cao nhất khu vực miền
Trung, cây dưa hấu đã xuất hiện khá lâu đối với người dân ở đây nên họ có rất
nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiên đây là một tỉnh có điều kiện kinh tế
phát triển thấp, khả năng đầu tư và hổ trợ cho người sản xuất dưa hấu còn nhiều
hạn chế. Sản xuất nhỏ lẽ và manh mún làm ảnh hưởng đến khả năng áp dụng tiến
12
bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, tính sản xuất tự phát vẫn diễn ra cao, do
đó diện tích có sự chênh lệch khá lớn giữa các năm.
Bảng 2: Tình hình sản xuất dưa hấu ở Quảng Nam qua các năm
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT 2006 2007 2008 2009
Diện tích Ha 800 1000 1700 1800
Năng suất Tấn/ha 20 21 21 24
Sản lượng Tấn 11360 15000 34000 43200
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2006 - 2009
Qua bảng số liệu thì diện tích và năng suất không ngừng tăng lên qua các
năm qua đó thấy rằng cây dưa đang ngày càng chiếm vị trí trong đời sống sản
xuất của người dân trong tỉnh. Đồng thời qua các năm năng suất của cây dưa
ngày càng được nâng cao điều này đã tạo được lòng tin dối những người nông
dân trồng dưa trong tỉnh và cây dưa ngày càng được người dân trong vùng ưa
chuộng.[9]
13
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: đề tài dự kiến thực hiện trong 4 tháng
Địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện ở xã Tam Thành, huyện Phú
Ninh, Tỉnh Quảng Nam.

Nghiên cứu trên 3 thôn của xã là: thôn 8, thôn 9 và thôn 10( Đây là ba thôn có
các hộ trồng dưa điển hình trên địa bàn xã)
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Là các hộ tham gia thực hiện mô hình trồng dưa hấu tại xã bao gồm các hộ
khá, nghèo và trung bình.
Số lượng mẫu điều tra: chọn 30 hộ phỏng vấn theo bảng hỏi thiết kế sẵn
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã
Điều kiện tự nhiên : (1)vị trí địa lý; (2) đất đai, thổ nhưỡng; (3)thời tiết khí
hậu; (4) địa hình; (5) chế độ thủy văn
Điều kiện kinh tế xã hội: (1) dân số; (2) lao động; (3) cơ sở hạ tầng; (4)
thương mại, dịch vụ; (5) mức sống, thu nhập
3.3.2 Thực trạng sản xuất dưa hấu trên địa bàn của xã
3.3.3 Đánh giá hiệu quả của việc trồng dưa hấu
Hiệu quả kinh tế: (1)Tổng thu, diện tích, năng suất, giá bán; (2)Tổng chi phí;
(3)Lợi nhuận.
Hiệu quả xã hội: Số công bỏ ra
Hiệu quả môi trường: Số lượng thuốc sử dụng
Hiệu quả khuyến nông: (1) số người học được từ mô hình; (2) khả năng nhân
rộng
3.3.4 So sánh hiệu quả kinh tế của việc trồng dưa hấu so với các loại cây
trồng khác
Để đánh giá hiệu quả kinh tế nghiên cứu đã tiến hành so sánh hiệu quả của cây
dưa và cây lạc trên các mặt: (1) giá tri kinh tế mà hai loại cây mang lại; (2) số
14
công mà phải bỏ ra để mang lại hiệu quả đó; (3) tác động đến môi trường và đời
sống.
3.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình
Yếu tố tự nhiên: chế độ nhiệt độ ảnh hưởng ra sao; lượng mưa; thời tiết thay
đổi; sâu bệnh; nguồn nước cung ứng

Yếu tố kinh tế hộ bao gồm các yếu tố: (1)năng lực sản xuất; (2) đất đai, lao
động, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất; (3) diện hộ; (4) mức độ đầu tư của từng hộ
Trình độ dân trí: (1) kiến thức; (2) thái độ, nhận thức; (3) khả năng tiếp nhận
các tiến bộ kỹ thuật của từng hộ.
3.3.6 Các giải pháp để mang lại hiệu quả hơn cho mô hình
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Xã Tam Thành là xã có số hộ trồng dưa tương đối lớn trong huyện Phú Ninh
và là xã có các điều kiện tương đối thuận lợi cho sự phát triển của cây dưa hấu.
Để thấy được hiệu quả của việc trồng dưa hấu đề tài tiến hành nghiên cứu và thu
thập thông tin từ 30 hộ nông dân thuộc 3 thôn. Theo hướng dẫn của cán bộ thôn,
thông qua danh sách xã viên được cung cấp theo các mức về tình trạng kinh tế
hộ tiến hành phân loại hộ theo ba cấp: Khá, trung bình, nghèo để thấy được
tương quan so sánh giữa các nhóm hộ này. Cách chọn hộ theo phương pháp chọn
ngẫu nhiên định hướng.
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các ban ngành của huyện Phú Ninh bao
gồm: báo cáo sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Ninh qua các năm 2007,
2008, 2009 và 2010.
Số liệu thứ cấp thu thập từ các ban ngành của xã bao gồm: tình hình đất
đai, đất sản xuất nông nghiệp của xã; điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, vị trí,
địa hình, đât đai, dân số, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất kinh doanh năm gần
đây, báo cáo về tình hình kinh tế, chính trị của xã, các báo cáo tổng kết về sản
xuất nông nghiệp của xã qua các năm 2007, 2008, 2009 và 2010.
15
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phỏng vấn hộ: điều tra trực tiếp 30 nông hộ hộ thông qua bảng điều tra
được thiết kế sẵn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có định hướng. Đây là
những nông hộ có khả năng đáp ứng cho yêu cầu đề tài, phù hợp cho việc đánh

giá hiệu quả của việc trồng dưa hấu trên địa bàn xã. Các thông tin điều tra chủ
yếu liên quan đến đề tài như hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất dưa hấu,
công tác chăm sóc, vấn đề ô nhiễm trong hoạt động sản xuất, kinh nghiệm trong
sản xuất dưa hấu…
Phỏng vấn sâu cán bộ xã, các ban ngành xã, những người có kinh
nghiệm về các vấn đề liên quan đến công tác trồng dưa ở địa phương, hiệu quả
của mô hình này đối với người dân đang sinh sống trong khu vực nghiên cứu…
Bên cạnh đó còn phỏng vấn sâu cán bộ nông nghiệp huyện về tình hình sản xuất
dưa trên địa bàn huyện trong những năm vừa qua, các phương pháp thích ứng
với điều kiện thời tiết trong sản xuất dưa như thế nào, dự định trong những năm
tới ra sao, tương lai có nhân rộng mô hình này trong toàn huyện hay không.
Phỏng vấn cán bô khuyến nông xã với các nội dung về thu nhập của người dân
trồng dưa, phương thức bán, quy mô trồng dưa qua các năm, số hộ áp dụng mô
hình này, tương lai liệu có nhân rộng mô hình…và các vấn đề về tình hình sản
xuất dưa trên địa bàn của xã.
3.4.3 Phương pháp xử lý thông tin
* Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp: dựa vào các số liệu đã công bố tổng
hợp, đối chiếu, để chọn ra những thông tin phù hợp với nghiên cứu của đề tài.
Một số chỉ tiêu so sánh, chỉ tiêu tính toán về hiệu quả, chỉ tiêu về quy mô…được
tính toán dựa trên các thông tin có sẵn.
* Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp: các thông tin cơ bản về hộ như tuổi,
trình đô, số nhân khẩu, lao động…, số lượng trang thiết bị phục vụ sản xuất, chi
phí sản xuất, thu nhập của hộ, lợi nhuận của hộ, cơ cấu lao động của hộ được
tôi tổng hợp, tính toán. Số liệu được tổng hợp xử lý qua tính toán và trên máy
tính với phần mềm Excel.
16
3.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Để tiến hành phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất dưa hấu tôi sử dụng các chỉ
tiêu sau:
Chỉ tiêu 1: các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất.

Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra
trong một thời kỳ nhất định của một đơn vị.
GO = P
i
* Q
i
Q
i
: là khối lượng sản phẩm được sản xuất ra.
P
i
: là giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm.
Giá trị gia tăng ( VA): là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung
gian.
VA = GO – IC (với IC là chi phí trung gian, bao gồm toàn bộ chi phí vật chất
được sử dụng trong quá trình sản xuất)
Chỉ tiêu 2: các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất.
Hiệu suất GO/IC: thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra
bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Hệ số này càng lớn thì sản xuất càng hiệu quả.
Hiệu suất VA/IC: thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra
bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
Hiệu suất LN/IC: thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra
bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
17
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tam Thành
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Tam Thành nằm về phía Bắc của trung tâm huyện Phú Ninh, cách trung

tâm huyện theo đường thẳng là là 7 km. Là một xã có địa hình dốc từ Đông sang
Tây, địa hình nhấp nhô đồi núi xen kẻ và đồng ruộng.
Vị trí địa lý của xã Tam Thành như sau: Phía Đông giáp với xã Tam An của
huyện Phú Ninh; Phía Tây giáp với xã Tam Lộc của huyện Phú Ninh; Phía Nam
giáp với xã Tam Phước của huyện Phú Ninh; Phía Bắc giáp với xã Bình An và
Bình Quế của huyện Thăng Bình.
Vì đây là một xã vừa xen kẻ núi với đồng ruộng nên nhìn chung vừa phát
triển được các cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là cây dưa hấu và bên cạnh đó còn
có thể phát triển các cây trồng nhằm tận dụng các nguồn đất tự nhiên như: chuối,
dứa …
4.1.1.2 Địa hình
Địa bàn xã có hai dạng địa hình chính.
Địa hình gò đồi: chiếm 25% tổng diện tích tự nhiên của xã, phân bố tập trung
ở các thôn 10, thôn 7, thôn 1, thôn 4, thôn 5 và một phần nhỏ ở các thôn khác.
Địa hình có độ cao tương đối từ 27 đến 120m, độ dốc phổ biến từ 10
0
đến 25
0
.
Dạng địa hình này phù hợp cho việc phát triển các mô hình kinh tế trang trại
Nông – Lâm kết hợp.
Địa hình đồng bằng: chiếm 75% tổng diện tích tự nhiên của xã, phân bố đều
khắp các thôn tập trung diện tích lớn ở thôn 3, thôn 2 thuận tiện cho bố trí sản
xuất thâm canh cây lúa và các cây ngắn ngày khác như: ngô, dưa, lạc…
4.1.1.3 Khí hậu, thời tiết
Xã Tam Thành có nhiệt độ trung bình năm đạt 27
0
C, nhiệt độ cao nhất trong
năm lên tới 39
0

C tập trung chủ yếu vào tháng 6 đến tháng 8 hằng năm, nhiệt độ
18
thấp nhất khoảng 15
0
C tập trung chu yếu vào tháng 11 trong năm.Biên độ nhiệt
chênh lệch giữa ngày và đêm vào khoảng 7,5
0
C.
Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tháng 5, 6 thường xảy ra mưa
rào, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12.
Độ ẩm trung bình năm của xã nằm vào khoảng 82%, độ ẩm cao nhất trong
năm vào khoảng 93-95% và độ ẩm thấp nhất là vào khoảng 55%. Lượng bốc hơi
trung bình trong năm là 2015mm, lượng bốc hơi tối cao trên ngày vào khoảng
118mm.
Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11 và thường kết hợp với mưa
lớn, tốc độ gió thường lớn nằm vào khoảng từ 20 – 25m/s.
Với tình hình bão lũ diễn biến phức tạp trên địa bàn xã nên cũng đã gây
thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất dưa hấu.
4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế
4.1.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1642,58 ha bao gồm các loại đất như sau:
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
ĐVT: Ha
Loại đất Năm
2000
Năm
2005
Năm
2010
Tỷ lệ(%) so

với DTTN
năm 2010
Tổng diện tích đất NN 903,1563 922,4643 949,2300 57,80
Đất trồng lúa 567,1749 562,3142 558,6600 34,01
Đất trồng cây hàng năm 169,8531 167,1448 166,1500 10,12
Đất trồng cây lâu năm 120,330
0
130,6500 144,5000 8,80
Đất lâm nghiệp 29,0050 40,4940 57,4400 3,50
Đất nuôi trồng thủy sản 2,3420 2,5400 2,9800 0,18
Đất khác 14,0514 19,5000 19,5000 1,19
Nguồn: Báo cáo thuyết minh kiểm kê đất đai xã Tam Thành năm 2010
19
Đất nông nghiệp với diện tích đất trồng lúa là lớn nhất và đây cũng chính là
cây trồng chính của xã (thể hiện qua bảng 3). Diện tích trồng lúa nước cơ bản đã
được dồn điền đổi thửa nên có quy mô diện tích tương đối lớn từ 1000m
2
trở lên
trên thửa và đại đa số đã được chỉnh trang bờ thuận lợi cho việc cơ giới hóa và
đầu tư thâm canh trong sản xuất nông nghiệp. Đất trồng cây hàng năm chiếm
10,12% trên tổng diện tích tự nhiên của xã được phân bố rải rác trong các khu
dân cư, trên các sườn đồi và một số xen kẻ trong đất trồng lúa, số đất cây hàng
năm khác còn lại ở trên sườn đồi được nhân dân đầu tư các loại cây trồng như:
nén, gừng, đậu, dưa… và chủ yếu là sắn để phục vụ cho công tác chăn nuôi. Đất
trồng cây lâu năm chiếm 8,8% trên tổng diện tích tự nhiên, loại đất này chủ yếu
là đầu tư thâm canh cho các vườn tiêu và đất còn lại chuyên trồng các loại cây ăn
quả như: mít, ổi…. Đất lâm nghiệp được dùng chủ yếu để trồng cây lá tràm và
đây cúng chính là loại cây trồng được ưa chuộng ở các vùng núi trong xã. Đất
nuôi trồng thủy sản hình thành trong quá trình dồn điền đổi thửa sắp xếp cơ cấu
cây trồng nhưng còn ở tình trạng nhỏ lẽ, manh mún chưa tập trung, sản xuất

chưa có giá trị kinh tế cao.
Nguồn: Báo cáo thuyết minh kiểm kê đất đai xã Tam Thành năm 2010
Biểu đồ 1 : Cơ cấu sử dụng đất của xã Tam Thành năm 2010
Trong cơ cấu sử dụng đất của xã thì diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn
nhất với 57,79% và tỷ lệ này cũng khá hợp lý để xã phát triển nông nghiệp theo
57.79%
17.88%
24.33%
 Đất nông nghiệp  Đất phi nông nghiệp  Đất chuyên dụng
20
hướng sản xuất hàng hóa, diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 17,88% trong
tổng cơ cấu đất của xã trong đó bao gồm nhiều loại đất khác nhau như đất nhà ở,
đất cơ quan, đất mặt nước v.v, diện tích đất chưa sử dụng cũng chiếm một tỷ lệ
khá lớn với 24,33% đất này bao gồm diện tích đồi núi chưa được khai thác và
trong tương lai diện tích này sẽ được khai thác để đưa vào sử dụng (thể hiện qua
biểu đồ 1)
4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Tam Thành
4.1.3.1 Dân số và lao động
Kết quả nghiên cứu tình hình dân số ở xã Tam Thành cho thấy như sau: xã
Tam Thành có 9264 khẩu với 2404 hộ, bình quân nhân khẩu trên hộ là 3,85
trong đó dân số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm đến hơn 90% còn lại khoảng
10% là làm phi nông nghiệp. Tổng số lao động trong độ tuổi của xã là 4790
chiếm tới 51,71% trên tổng số dân của xã. Cơ cấu dân số và lao động của xã
được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Cơ cấu dân số và lao động của xã Tam Thành.
TT Cơ cấu Người Tỷ lệ(%)
1. Tổng dân số 9264,00 100,00
1.1 Nam 4885,00 52,70
1.2 Nữ 4379,00 47,30
2. Dân tộc

2.1 Kinh 9264,00 100,00
2.2 Dân tộc khác 0 0
3. Tổng số lao động 4790,00 51,71
3.1 Lao động nông nghiệp 3592,00 75,00
3.2 Lao động phi nông nghiệp 1198,00 25,00
4. Bình quân nhân khẩu/hộ 3,85
5. Bình quân lao động/hộ 2,07
Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội xã Tam Thành năm 2010
Bảng 4 thể hiện: dân số của xã Tam Thành có số người khá lớn trong đó số người
trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn
21
chiếm chủ yếu bên cạnh đó một số lao động đặc biệt là lao động trẻ có xu hướng lên
thành phố tìm việc làm cao do vậy trong những năm gần đây số lượng lao động
trong lĩnh vực phi nông nghiệp của xã đã tăng lên 25% ở năm 2010.
4.1.3.2 Cơ sở hạ tầng.
Giao thông
Xã Tam Thành có hệ thống đường giao thông gồm đường bê tông ở các thôn
trong xã, các thôn đều có đường bê tông phuc vụ cho công tác sản xuất, xã có
tuyến đường giao thông chạy ra quốc lộ 1A tuy nhiên tuyến đường này còn chưa
đảm bảo nên việc lưu thông của các xe lớn là rất khó khăn. Hiện nay, tuyến
đường này đang được thi công để phục vụ cho công tác chuyên chở. Ở các tuyến
đường nôi đồng vẫn còn là đường đất nên công tác chuyên chở khi đến mùa thu
hoạch của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn.
Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của xã được đầu tư xây dựng trong năm 2010 nên hiện nay
hầu hết các con mương đã được bê tông hóa, phục vụ tốt cho công tác tưới tiêu
của các hộ sản xuất. Xã được hồ Phú Ninh cung cấp một lượng nước khá lớn để
phục vụ cho công tác sản xuất.
4.1.4 Hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã Tam Thành
Hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trong những năm qua luôn được

duy trì tương đối đồng đều ở các ngành với ngành trồng trọt chiếm vai trò chủ
đạo và ngày càng có vai trò quan trọng với các loại cây trồng mới đem lại hiệu
quả cao.
Bảng 5: Cơ cấu nông, lâm, thủy sản của xã qua các năm
ĐVT: %
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Trồng trọt 70,34 72,53 74,44
Chăn nuôi 25,24 23,62 20,25
Lâm nghiệp 4,08 3,61 4,97
Thủy sản 0,34 0,34 0,34
22
Nguồn: Báo cáo tổng kết nông nghiệp của xã năm 2008 – 2010.
Trong cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản ngành trồng trọt vẫn là chủ đạo và
chiếm giá trị cao nhất, sau đó là ngành chăn nuôi.
Nhìn vào bảng (5) ta thấy rằng: trên địa bàn xã hoạt động trồng trọt là hoạt
động chiếm vị trí chủ đạo và đây cũng chính là nguồn thu nhập chính của các hộ
trong xã với các loại cây trồng chính là lúa, dưa, ngô, lạc… So với năm 2008
ngành trồng trọt đã tăng lên hơn 4% trong đó tăng mạnh về diện tích trồng dưa
hấu và cây dưa hấu hiện nay đang được ưa chuộng trên địa bàn toàn xã. Ngành
chăn nuôi chiếm vị trí thứ hai sau ngành trồng trọt và các loài nuôi chính là trâu,
bò, gà…tuy nhiên trong những năm này tình hình dịch bệnh thường xảy ra nên
người dân đã giảm chăn nuôi xuống để chuyển qua trồng trọt do vậy ngành chăn
nuôi trong những năm gần đây có xu hướng giảm xuống. Ngành lâm nghiệp có
xu hướng biến động nhất khi tăng giảm qua các năm. Ngành thủy sản là ngành
không có biến động gì nhiều, hoạt động nuôi trồng thủy sản chỉ diễn ra ở một
vùng nhất định và cơ cấu vẫn không thay đổi qua các năm. Cơ cấu các loại cây
trồng của xã được thể hiện như sau:
Bảng 6: Diện tích và năng suất của các loại cây trồng chính trên địa bàn xã

Loại cây Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(tấn)
Giá trị
(triệu đồng)
Lúa 1009,91 5,68 5740,56 29542,31
Lạc 97,00 1,80 48,60 729,00
Dưa hấu 97,00 25,37 2461,00 8373,00
Ngô 51,00 4,85 247,20 1174,90
Sắn 60,00 7,00 420,00 1260,00
Khoai lang 35,00 3,50 122,50 630,00
Rau các loại 15,00 0,12 1,80 360,00
Đậu các loại 10,00 1,00 10,00 60,00
Nén 3,00 3,00 9,00 200,00
Gừng 2,00 4,00 8,00 300,00
Nghệ 2,00 4,00 8,00 240,00
23
Nguồn: Tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2010 của xã Tam Thành
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã thì cây lúa là cây trồng đóng
vai trò chủ đạo với một diện tích rất lớn 1009,91 ha, xếp sau cây lúa là cây là cây
dưa hấu và cây lạc với diện tích là 97 ha, ngô chiếm 51 ha trong tổng diện tích
đất nông nghiệp của xã, cây sắn chiếm 60 ha diện tích và các loại cây trồng khác
chiếm 67 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Trong cơ cấu nông
nghiệp của xã thì cây lúa là cây quan trọng nhất và đây được xem là cây trồng
chính của người dân trong xã, năng suất lúa bình quân của xã là 56,84 tạ/ha với
sản lượng khoảng 5740,56 tấn và ước đạt 29542,31 triệu đồng, cây dưa hấu với
tổng diện tích là 97ha, năng suất là 25,37 tấn/ha, sản lượng vào khoảng 2461 tấn

và giá trị mà cây dưa mang lại là 8373 triệu đồng, cây lạc với tổng diện tích là 97
ha với năng suất khoảng 18 tạ/ha, sản lượng vào khoảng 48,6 tấn và giá trị là
1179,4 triệu đồng. Cây sắn, diện tích 60ha, năng suất bình quân 7 tấn/ha, sản
lượng 240 tấn, giá trị 1260 triệu đồng, các loại cây khác cũng đóng góp giá trị
khá lớn, khoai lang với diện tích 35 ha và giá trị là 630 triệu đồng, rau các loại
15ha và giá trị khoảng 360 triệu đồng, đậu các loại 10ha giá trị mang lại ước đạt
khoảng 60 triệu đồng và các loại cây khác đóng góp khoảng 40 triệu đồng giá trị.
Qua giá trị cũng như sản lượng của các loại cây trồng trong xã thì ta thấy cây
dưa là cây mang lại giá trị cao hơn so với các loại cây khác(thể hiện qua bảng 6).
4.2 Thực trạng sản xuất dưa hấu
4.2.1 Thực trạng sản xuất dưa hấu trên địa bàn huyện Phú Ninh
Điều kiện của huyện Phú Ninh là tương đối thích hợp cho sự phát triển của
cây dưa hấu. Những ngày mới thành lập huyện năm 2005, diện tích cây dưa hấu
rất ít và được trồng rải rác nhưng cho đến nay diện tích đã tăng lên đáng kể. Năm
2010 là 820 ha và hình thành các vùng trồng dưa hấu tập trung có thu nhập cao
dự kiến 80 triệu đồng/ha/năm.
24
Nguồn: Báo cáo sản xuất nông nghiệp huyện Phú Ninh năm 2007 – 2010
Biểu đồ 2: Diện tích trồng dưa hấu của huyện qua các năm
Nhìn vào biểu đồ (2) cho thấy diện tích trồng dưa ở huyện có sự thay đổi
chênh lệch lớn qua các năm và diện tích qua các năm có sự biến động rõ rệt.
Năm 2007 diện tích trồng dưa của toàn huyện là 870 ha, tuy nhiên sang năm
2008 diện tích này giảm xuống một cách nhanh chóng với hơn một nữa diện tích
năm ngoái bị giảm đi và năm 2008 diện tích chỉ còn là 480 ha. Nguyên nhân do
trong năm 2007 người nông dân trồng dưa hấu gặp phải điều kiện bất lợi về thời
tiết và giá cả của dưa biến động nên người dân trồng dưa trong năm này không
có lợi nhuận, do vậy trong năm 2008 người dân không dám mạnh dạn đầu tư như
năm ngoái và một phần tâm lý không tin tưởng vào cây dưa nên diện tích dưa
năm này bị giảm sút nghiêm trọng, đến năm 2009 diện tích trồng dưa tăng lên là
713 ha, tăng 233ha so với năm 2008 và nguyên nhân chính dẫn đến diện tích

năm này tăng là do năm 2008 dưa có giá và người dân có được nguồn thu từ dưa
mang lại.
Ở huyện Phú Ninh có từ 700 – 800 ha đất canh tác cây dưa, riêng vụ Đông
Xuân 2009 - 2010 và Xuân Hè 2010 này có khoảng trên 631 ha canh tác, tập
Diện tích(ha)
870
480
713
820
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
2007 2008
2009 2010
Năm
25

×