Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu tầng đáy huyện yên hưng, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 103 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG








PHẠM VĂN LONG





ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ CÂU TẦNG ĐÁY
HUYỆN YÊN HƯNG, TỈNH QUẢNG NINH








LUẬN VĂN THẠC SĨ
















Nha Trang – 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG








PHẠM VĂN LONG






ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ CÂU TẦNG ĐÁY
HUYỆN YÊN HƯNG, TỈNH QUẢNG NINH




Chuyên ngành: Khai thác thủy sản
Mã số: 60.62.80



LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Tính









Nha Trang – 2013
i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình nghiên cứu

tài liệu, thực hiện các chuyến điều tra khảo sát thực tế ở khu vực vịnh Bắc bộ, trong đó
có tỉnh Quảng Ninh. Kết hợp với nguồn số liệu của đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu
cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác
hải sản” và số liệu điều tra nghề cá thương phẩm của các đề tài, dự án khác hiện được
lưu trữ ở Phòng Nghiên cứu Công nghệ Khai thác, Viện Nghiên cứu Hải sản. Tất cả số
liệu sử dụng trong luận văn đều do tác giả và đồng nghiệp trực tiếp thu thập trong các
chuyến điều tra thực địa ở địa phương, giai đoạn 2006-2010. Số liệu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực, được xử lý theo phương pháp khoa học và đảm bảo độ tin cậy.
Số liệu trong luận văn đã được Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, Lãnh đạo
Phòng Nghiên cứu Công nghệ Khai thác, và Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước nói trên
cho phép sử dụng. Kết quả nghiên cứu của luận văn là mới, không trùng lặp với bất cứ
luận án bảo vệ học vị nào đã có trước đây.
Hải Phòng, ngày 20 tháng 11 năm 2013

Tác giả



Phạm Văn Long













ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Văn Tính, ThS. Nguyễn Văn Kháng,
ThS. Nguyễn Phi Toàn là những người trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, Lãnh đạo Phòng
Nghiên cứu Công Nghệ Khai thác, Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học
phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản”, đã cho
phép và tạo mọi điều kiện để tôi sử dụng số liệu thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ThS. Đoàn Văn Phụ, ThS. Nguyễn Văn Phúc, KS.
Phạm Văn Tuấn, KS. Nguyễn Ngọc Sửa, KS. Đỗ Văn Thành là những người đã cùng
tôi tham gia các đợt điều tra nghề cá thương phẩm tại tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn
2006-2010.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Lãnh đạo
Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản, Quý thầy trong Viện đã truyền đạt
kiến thức và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Hải Phòng, ngày 20 tháng 11 năm 2013

Tác giả



Phạm Văn Long











iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Nghiên cứu ngoài nước 3
1.1.1. Nghiên cứu công nghệ khai thác nghề câu trên thế giới 3
1.1.2. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế nghề cá trên thế giới 8
1.2. Nghiên cứu trong nước 10
1.2.1. Nghiên cứu về công nghệ khai thác nghề câu 10
1.2.2. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế nghề cá 12
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Nội dung nghiên cứu 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu 17
2.2.1. Số liệu sử dụng 17
2.2.2. Phương pháp điều tra, thu mẫu 18
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 18
2.2.3.1. Tính năng suất khai thác 19
2.2.3.2. Phương pháp tính các chỉ số kinh tế đội tàu 19

2.2.3.3. Tính số lượng tàu trong mô hình tổ chức sản xuất 22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
3.1. Hiện trạng khai thác nghề câu tầng đáy huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh 25
3.1.1. Cơ cấu đội tàu khai thác hải sản 25
3.1.2. Đặc điểm tàu thuyền và trang thiết bị 26
iv

3.1.2.1. Đặc điểm tàu thuyền và trang thiết bị nghề câu tay 26
3.1.2.2. Đặc điểm tàu thuyền và trang thiết bị nghề câu vàng 26
3.1.3. Đặc điểm ngư cụ sử dụng 27
3.1.3.1. Ngư cụ nghề câu tay 27
3.1.3.2. Ngư cụ nghề câu vàng 27
3.1.4. Kỹ thuật khai thác 28
3.1.4.1. Kỹ thuật khai thác nghề câu tay 28
3.1.4.2. Kỹ thuật khai thác nghề câu vàng 28
3.1.5. Năng suất khai thác của nghề câu tay, câu vàng 31
3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu tầng đáy huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh34
3.2.1. Vốn đầu tư 34
3.2.2. Chi phí sản xuất 36
3.2.2.1. Chi phí biến đổi 36
3.2.2.2. Chi phí cố định 40
3.2.3. Doanh thu 43
3.2.4. Thu nhập 46
3.2.5. Lợi nhuận 49
3.2.5.1. Lợi nhuận của các đội tàu 49
3.2.5.2. Thu nhập của người lao động 51
3.2.6. Năng suất lao động 54
3.2.7. Các chỉ số doanh lợi 57
3.2.8. Một số nhận xét 63
3.3. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề câu vàng huyện Yên Hưng,

tỉnh Quảng Ninh 65
3.3.1. Kiêm nghề câu vàng – chụp mực 66
3.3.2. Bảo quản bằng nước biển lạnh 66
3.3.3. Tổ chức sản xuất trên biển 67
3.3.3.1. Xác định số lượng tàu trong một mô hình tổ chức khai thác. 68
3.3.3.2. Phương thức tổ chức hoạt động của các mô hình 69
v

3.3.3.3. Hiệu quả mang lại khi tham gia mô hình tổ chức sản xuất 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
1. Kết luận 73
2. Kiến nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 77
Phụ lục I: Hiện trạng số lượng tàu thuyền nghề cá tỉnh Quảng Ninh 77
Phụ lục II: Hiệu quả kinh tế của các đội tàu khai thác ở vùng vịnh Bắc bộ 79
Phụ lục III: Chỉ số lạm phát, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam 82
Phụ lục IV: Bản vẽ ngư cụ 83
Phụ lục V: Biểu mẫu điều tra 86
Phụ lục VI: Một số hình ảnh hoạt động của nghề câu Yên Hưng 91


















vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt
1 Bmax
Chiều rộng vỏ tàu lớn nhất
2 BVL
Câu vàng thẳng đứng tầng đáy
3 CP
Chi phí
4 CPI
Chỉ số lạm phát
5 CTV
Cộng tác viên
6 CV
Công suất
7 DL
Doanh lợi
8 DT
Doanh thu
9 ĐVT
Đơn vị tính

10 FAO
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc
11 Feet
Đơn vị đo độ sâu
12 GDP
Thu nhập bình quân đầu người
13 GRT
Tấn trọng tải
14 H
Chiều cao mạn
15 KT
Khai thác
16 Incher
Đơn vị đo chiều dài
17 Lb
Đơn vị đo lực đứt
18 Lmax
Chiều dài vỏ tàu lớn nhất
19 LN
Lợi nhuận
20 SEAFDEC
Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á
21 PA
Poly Amid
22 PE
Poly Etylen
23 TB
Trung bình
24 TP
Thành phần

25 USD
Đô la Mỹ
26 VĐT
Vốn đầu tư









vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng mẫu điều tra nghề câu tay, câu vàng huyện Yên Hưng 18
Bảng 3.1. Kích thước tàu thuyền nghề câu tay, câu vàng 26
Bảng 3.2. Năng suất khai thác trung bình của một đơn vị tàu nghề câu tay, câu vàng
giai đoạn 2006-2010 32
Bảng 3.3. Vốn đầu tư của nghề câu tay, câu vàng 34
Bảng 3.4. Chi phí biến đổi của nghề câu tay, câu vàng giai đoạn 2006-2010 36
Bảng 3.5. Chi phí cố định của nghề câu tay, câu vàng giai đoạn 2006-2010 40
Bảng 3.6. Doanh thu trung bình của một đơn vị tàu nghề câu tay, câu vàng giai đoạn
2006-2010 44
Bảng 3.7. Thu nhập trung bình của một đơn vị tàu câu tay, câu vàng trong giai đoạn
2006-2010 47
Bảng 3.8. Lợi nhuận trung bình của một đơn vị tàu câu tay, câu vàng trong giai đoạn
2006-2010 49
Bảng 3.9. Thu nhập của người lao động nghề câu tay, câu vàng trong giai đoạn 2006-

2010 52
Bảng 3.10. Năng suất lao động nghề câu tay, câu vàng, giai đoạn 2006-2010 54
Bảng 3.11. Doanh lợi của nghề câu tay, câu vàng trong giai đoạn 2006-2010 58


















viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Sơ đồ kỹ thuật khai thác 28
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí nhân lực thả vàng câu 29
Hình 3.3. Sơ đồ bố trí nhân lực thu vàng câu 30
Hình 3.4. Biến động năng suất khai thác trung bình của một đơn vị tàu câu tay trong
giai đoạn 2006-2010 33

Hình 3.5. Biến động năng suất khai thác trung bình của một đơn vị tàu câu vàng trong
giai đoạn 2006-2010 33
Hình 3.6. Vốn đầu tư cho một đơn vị tàu của nghề câu tay, câu vàng 35
Hình 3.7. Biến động chi phí biến đổi của một đơn vị tàu câu tay trong giai đoạn 2006-
2010 38
Hình 3.8. Biến động chi phí biến đổi của một đơn vị tàu câu vàng trong giai đoạn
2006-2010 39
Hình 3.9. Biến động chi phí cố định của một đơn vị tàu câu tay trong giai đoạn 2006-
2010 42
Hình 3.10. Biến động chi phí cố định của một đơn vị tàu câu vàng trong giai đoạn
2006-2010 43
Hình 3.11. Biến động doanh thu trung bình của một đơn vị tàu câu tay trong giai đoạn
2006-2010 45
Hình 3.12. Biến động doanh thu trung bình của một đơn vị tàu câu vàng trong giai
đoạn 2006-2010 46
Hình 3.13. Biến động thu nhập trung bình của một đơn vị tàu câu tay trong giai đoạn
2006-2010 47
Hình 3.14. Biến động thu nhập trung bình của một đơn vị tàu câu vàng trong giai đoạn
2006-2010 49
Hình 3.15. Biến động lợi nhuận trung bình của một đơn vị tàu câu tay trong giai đoạn
2006-2010 50
Hình 3.16. Biến động lợi nhuận trung bình của một đơn vị tàu câu vàng trong giai
đoạn 2006-2010 51
Hình 3.17. Diễn biến thu nhập của người lao động nghề câu tay trong giai đoạn 2006-
2010 53
ix

Hình 3.18. Diễn biến thu nhập của người lao động nghề câu tay trong giai đoạn 2006-
2010 53
Hình 3.19. Diễn biến năng suất lao động theo sản lượng khai thác của nghề câu tay

trong giai đoạn 2006-2010 55
Hình 3.20. Diễn biến năng suất lao động theo giá trị sản phẩm của nghề câu tay trong
giai đoạn 2006-2010 55
Hình 3.21. Diễn biến năng suất lao động theo sản lượng khai thác của nghề câu vàng
trong giai đoạn 2006-2010 57
Hình 3.22. Diễn biến năng suất lao động theo giá trị sản phẩm của nghề câu vàng trong
giai đoạn 2006-2010 57
Hình 3.23 Diễn biến doanh lợi của nghề câu tay trong giai đoạn 2006-2010. 59
Hình 3.24. Diễn biến doanh lợi của nghề câu vàng nhóm công suất 20-49cv trong giai
đoạn 2006-2010 60
Hình 3.25. Diễn biến doanh lợi của nghề câu vàng nhóm công suất 50-89cv trong giai
đoạn 2006-2010 61
Hình 3.26. Diễn biến doanh lợi của nghề câu vàng nhóm công suất 90-150cv trong giai
đoạn 2006-2010 63


1

MỞ ĐẦU
Sự phát triển lớn mạnh của ngành Thủy sản có phần đóng góp to lớn của nghề
khai thác. Số lượng tàu tham gia hoạt động khai thác hải sản liên tục tăng trong những
năm qua, phần lớn tàu cá có qui mô khai thác nhỏ, ven bờ, trình độ công nghệ khai
thác ở mức thấp. Áp lực khai thác lên vùng nước ven bờ liên tục gia tăng trong thời
gian qua, huỷ hoại nghiêm trọng nguồn lợi hải sản, môi trường, ảnh hưởng đến đa
dạng sinh học ở vùng nước này. Chính vì vậy, vươn khơi khai thác xa bờ đã và đang là
mục tiêu phát triển cho nghề cá nước ta. Tuy nhiên, việc phát triển các nghề khai thác
ồ ạt mang tính tự phát của cộng đồng ngư dân đã làm giảm hiệu quả đầu tư. Nhiều đội
tàu phải nằm bờ, giải bản, hoặc hoạt động cầm chừng do đánh bắt kém hiệu quả [7].
Ngày 18 tháng 3 năm 2008, Chính phủ đã phải ban hành Quyết định số 289/QĐ-TTg
hỗ trợ tiền dầu cho ngư dân nhằm đảm bảo duy trì hoạt động nghề cá trong cộng đồng

ngư dân và an sinh xã hội [2]. Nhưng đó cũng chỉ là giải pháp trước mắt, chưa thể đảm
bảo sinh kế lâu dài cho ngư dân.
Khai thác nguồn lợi hải sản đáy, đặc biệt là các loài xuất khẩu có giá trị kinh tế
cao ở vùng biển vịnh Bắc bộ chủ yếu được ngư dân sử dụng bằng nghề câu vàng, câu
tay khai thác ở các khu vực có cồn, rạn san hô, đá ngầm, Trong đó, có sự tham gia
của đội tàu nghề câu tầng đáy của huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Theo kết quả
điều tra của Viện Nghiên cứu Hải sản năm 2007 - 2008 đội tàu câu cá đáy của Yên
Hưng mới chỉ phát triển ở mức độ thủ công, bán cơ giới. Hình thức khai thác đơn lẻ.
Trang bị máy móc, thiết bị phục vụ khai thác và an toàn hàng hải rất thô sơ, ngư dân
chủ yếu khai thác theo kinh nghiệm. Sự đầu tư ồ ạt theo tâm lý đám đông, kết hợp với
việc quản lý nghề cá còn nhiều bất cập, chưa phù hợp dẫn đến tình trạng hoạt động
kém hiệu quả và có nguy cơ thua lỗ ở một số đội tàu. Cuộc sống của hàng ngàn lao
động lành nghề đang gặp khó khăn [14].
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả
kinh tế nghề câu tầng đáy huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh”. Kết quả nghiên cứu
của đề tài sẽ giúp cho ngư dân, và cơ quan quản lý nghề cá địa phương có được định
hướng phát triển các đội tàu câu vàng, câu tay trong tương lai.
 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được hiệu quả kinh tế nghề câu tầng đáy huyện Yên Hưng, tỉnh
Quảng Ninh.
2

 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả của đề tài sẽ tiếp bước cho hướng nghiên cứu quản lý bền vững nghề
cá nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ nguồn lợi hải sản.
- Gắn kết được nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất.
 Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp cho cơ quan quản lý nghề các tỉnh Quảng Ninh có cơ sở khoa học để
định hướng phát triển đội tàu câu tầng đáy phù hợp, khai thác ổn định, hiệu quả.
- Giúp cho ngư dân nâng cao được hiệu quả hoạt động, tận thu nguồn lợi hải

sản xa bờ, nâng cao vai trò đoàn kết tập thể của các đội tàu nghề câu. Qua đó góp phần
tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước, khẳng định chủ quyền, tăng cường củng cố
quốc phòng, an ninh biển đảo.
 Nội dung của luận văn
Nội dung 1: Hiện trạng khai thác nghề câu tầng đáy huyện Yên Hưng, tỉnh
Quảng Ninh.
Nội dung 2: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu tầng đáy huyện Yên Hưng, tỉnh
Quảng Ninh.
Nội dung 3: Một số đề xuất nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề câu vàng huyện
Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.














3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Nghề câu tầng đáy đã được rất nhiều quốc gia và các tổ chức trên thế giới
nghiên cứu. Với những ưu điểm nổi bật của loại nghề này như: kết cấu ngư cụ đơn

giản, dễ thi công; giá thành thấp; đánh bắt có tính chọn lọc cao; hoạt động được ở
những ngư trường có đáy biển gồ ghề, những nơi mà các nghề khác không có khả năng
hoạt động, Nên nghề khai thác hải sản bằng câu tầng đáy đã được quan tâm phát
triển ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều công trình nghiên cứu của các nước và cá tổ
chức nghiên cứu như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, SEAFDEC, đã được triển
khai và thu được kết quả khả quan và đã được ứng dụng rộng rãi để khai thác nguồn
lợi hải sản tầng đáy, đặc biệt là vùng dốc thềm lục địa và vùng biển sâu.
1.1.1. Nghiên cứu công nghệ khai thác nghề câu trên thế giới
 Thái Lan:
Câu vàng tầng đáy là một loại ngự cụ phổ biến trong nghề câu ở Thái Lan. Nó
gồm có dây chính, dây nhánh và lưỡi câu. Đây là cấu trúc thông thường và phổ biến
của câu vàng tầng đáy trên thế giới. Dây chính thường được làm bằng sợi PE. Chì dằn
được buộc trực tiếp hoặc nối vào vị trí nối giữa dây chính và dây nhánh. Cũng có vùng
người ta sử dụng dây nhánh là Nilon sợi xe. Khoảng cách giữa hai dây nhánh từ 2 -
2,5m đối với những đối tượng khai thác có kích thước lớn như cá hồng, cá song, cá
thu. Chiều dài dây nhánh cho loại câu này từ 40 - 60 cm. Đối với những đối tượng khai
thác có kích thước trung bình thì khoảng cách giữa 2 dây nhánh nhỏ hơn, khoảng 1,4 -
2 m, chiều dài dây nhánh khoảng 50 cm. Đối với câu vàng tầng đáy khai thác cá đuối
có một và điểm khác so với các loại vàng câu tầng đáy thông thường như đã mô tả ở
trên. Dây nhánh của chúng được buộc gần nhau hơn với khoảng cách chỉ từ 27 - 33
cm. Kỹ thuật khai thác câu vàng tầng đáy cá đuối khác với các loại câu vàng đáy khác.
Các loại câu vàng thông thường hoạt động khai thác với mồi câu. Tuy nhiên, đối với
nghề câu vàng đáy khai thác cá đuối thường mắc vào lưỡi và không sử dụng mồi câu.
Lưỡi câu sử dụng cho câu vàng tầng đáy là các loại lưỡi thường giống nhau về
hình dạng nhưng khác nhau về kích thước. Đó là loại lưỡi có thân dài và đầu uốn cong.
Chiều dài thân lưỡi câu thay đổi từ 2,0 - 5,5 cm. Tất cả các loại lưỡi đều có ngạnh.
Lưỡi câu vàng đáy khai thác cá đuối có hình dạng khác với hình dạng các loại lưỡi câu
vàng đáy thông thường. Nó dài và mảnh, với đầu lưỡi rất sắc nhưng nó không có
4


ngạnh. Lưỡi câu được ngâm trong dầu thực vật sau khi hoạt động để giữ chúng khỏi gỉ
sét. Người ta không ngâm lưỡi câu trong dầu dừa vì mùi dầu dừa rất mạnh.
Lưỡi câu được sắp xếp theo thứ tự trong những kẹp gỗ hoặc tre, ở Thái Lan gọi
là “tap”, nghĩa là 1 kẹp. Chiều dài của kẹp câu thông thường từ 50 - 80 cm, có khả
năng chứa được từ 120 - 200 lưỡi. Kẹp câu cho câu vàng cá đuối có chiều dài từ 120 -
135 cm, chứa được khoảng 300 lưỡi câu trong nó.
Thời gian khai thác của nghề câu vàng đáy thường vào sáng sớm. Ngư dân vừa
thả câu vừa tháo lưỡi từ kẹp câu và mắc mồi vào từng lưỡi. Số lượng lưỡi được sử
dụng cho mỗi mẻ câu phụ thuộc vào kích thước tàu thuyền và cấu tạo của ngư cụ,
thông thường câu vàng đáy sử dụng từ 600 – 1.500 lưỡi. Đối với vàng câu cá đuối
không sử dụng mồi. Lưỡi câu được tháo ra từ kẹp và thả xuống biển. Số lượng lưỡi
câu được thả khoảng từ 3.000 – 5.000 lưỡi cho mỗi lần hoạt động.
Mồi sử dụng cho câu vàng tầng đáy là cá trích, cá nục, những loại có kích thước
thân khoảng 10 cm. Mồi cá đối hoặc cá phèn dài từ 7 - 8 cm cũng được sử dụng. Cá
được cắt ra làm đôi, đầu và đuôi sử dụng làm mồi câu cá hồng, cá song, cá thu và các
loại cá khác. Mực là loại mồi tốt cho nghề câu vàng tầng đáy, tuy nhiên nó không được
sử dụng thường xuyên vì giá mực đôi khi rất cao. Trong một số trường hợp, khi khai
thác cá dưa, người ta phải sử dụng mồi sống.
Với loại câu vàng đáy thông thường, việc thu dây câu được bắt đầu ngay sau
khi thả xong. Đối với câu cá đuối, vàng câu được thu sau khi thả khoảng 2 giờ hoặc
nhiều hơn. Việc thu dây câu lên boong tàu không phải là việc dễ dàng, công đoạn này
được thực hiện hoàn toàn bằng tay [20].
 Philippin:
Nghề câu cũng là một nghề chiếm một vị trí khá quan trọng trong tổng sản
lượng khai thác hàng năm của Philippin. Sản lượng khai thác hàng năm của nghề câu
chiếm khoảng 3% tổng sản lượng khai thác. Ngư cụ được ngư dân Philippin sử dụng
có 2 loại gồm: câu vàng tầng đáy và câu vàng thẳng đứng tầng đáy [22].
- Câu vàng tầng đáy:
Nghề câu vàng tầng đáy là một nghề tương đối phổ biến cho ngư dân khai thác
ven bờ sử dụng đánh bắt những đối tượng cá đáy sống rải rác. Nó được thả ở những

vùng nước nông có đáy bùn cát để đánh bắt cá hồng, cá song, cá mập và cá lượng. Cấu
tạo của câu vàng tầng đáy bao gồm các bộ phận chính: dây phao, dây câu chính, dây
5

câu nhánh. Dây nhánh có cấu tạo gồm phần dây chính, tám xoay, dây mí và lưỡi câu.
Câu vàng đáy được làm bằng vật liệu Nilon monofilament. Vật liệu và số lưỡi câu phụ
thuộc vào đối tượng khai thác. Thông thường người ta sử dụng từ 200 – 1.000 lưỡi cho
một vàng câu. Thời gian hoạt động vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Đối tượng khai thác chính của nghề câu là cá mập. Cá mập là một đối tượng có
giá trị kinh tế cao. Ngư trường khai thác có đáy cát và bùn, với độ sâu trung bình
khoảng 120 m. Vàng câu gồm 3 thành phần: dây neo, dây chính và dây nhánh.
Dây neo được sử dụng là loại dây Nilon monofilament có đường kính khoảng 3
mm, lực đứt khoảng 260 lb. Các bộ phận được liên kết với dây neo gồm: 2 phao bè tre, 2
cờ có chiều dài khoảng 10 feet, 2 chì dằn cờ. Dây neo được thả thẳng từ mặt nước xuống
đáy nối bè phao và vật nặng neo. Chiều dài dây neo phụ thuộc vào độ sâu ngư trường.
Dây chính có chiều dài từ 1.500 – 3.000m, làm bằng vật liệu Nilon
monofilament đường kính 2,5mm. Hai hoặc nhiều dây chính được liên kết với nhau
bằng các số tám xoay bằng đồng hoặc thép không gỉ. Chì dằn sử dụng bằng đất nung
được buộc trên dây chính với khoảng cách 20 - 25 m. Số lượng chì phụ thuộc và chiều
dài vàng câu.
Dây nhánh cũng được làm bằng vật liệu Nilon monofilament, đường kính
1,5mm, lực đứt 110 lb. Tại đầu cuối của dây nhánh được liên kết với đoạn dây thép và
nối với lưỡi câu. Chiều dài của dây nhánh khoản 1,5 m. Khoảng cách giữa các thẻo
câu là 3,5 m. Dây cáp có chiều dài khoảng 5 incher. Số lượng lưỡi câu phụ thuộc vào
chiều dài vàng câu.
Tàu sử dụng khai thác là tàu lắp máy với kích thước trung bình khoảng 8 m
chiều dài; 0,5 m chiều rộng và 0,5 m chiều sâu. Máy sử dụng là loại máy xăng công
suất khoảng 16 cv. Mỗi tàu có khoảng 2 người. Ngư cụ được thả vào ban đêm, câu
nằm sát đáy biển và ngâm trong khoảng 5 tiếng cho đến khi mặt trời mọc thì tiến hành
thu câu. Đối tượng khai thác chính là cá nhám chó, tiếp theo là cá chình, cá song và

các loài thuộc họ cá mập. Ước lượng tỷ lệ khai thác khoảng 9 lưỡi câu khai thác được
1 con cá mập.
- Câu vàng thẳng đứng tầng đáy (BVL)
Câu vàng thẳng đứng tầng đáy có thể sử dụng ở cả 2 khu vực có độ sâu vừa
phải và những khu vực nông ở những ngư trường mà các loại ngư cụ khác không sử
6

dụng được. Câu vàng thẳng đứng tầng đáy có thể hoạt động được ở tất cả các khu vực
có đáy biển phức tạp, như vậy nó có nhiều ưu điểm hơn câu vàng tầng đáy.
Cấu tạo câu vàng thẳng đứng tầng đáy gồm có:
1/ Dây phao: gồm 2 dây PA 6mm, chiều dài 200 m, có tác dụng giữ cho dây
chính nằm ngang tại chỗ. Đầu trên được nối với phao, đầu dưới được nối với vật nặng
để chìm xuống.
2/ Dây chính: có chiều dài 2.250 m làm bằng PA, đường kính 5mm. Các dây
giềng phụ được buộc và dây chính. Mồi cá sử dụng là các loài thuộc họ cá nục và các
loài phổ biến khác. Kích thước mồi khoảng từ 15 - 20 mồi/kg. Sử dụng khoảng 20 kg
mồi cho một lần hoạt động với vàng câu 300 lưỡi.
Câu vàng thẳng đứng tầng đáy hoạt động từ 1 đến 2 ngày, trước khi mặt trời lặn
hoặc mặt trời mọc. Ngư cụ được mắc mồi và chuẩn bị cho thuỷ thủ thả tại ngư trường
khai thác. Vị trí thả, độ sâu, chất đáy, dòng chảy và hướng gió là các vấn đề để xác
định chiều dài của dây phao cần sử dụng. Tốc độ thả câu từ 2 - 3 hải lý/giờ [22].
 Malaysia:
Nghề câu là một nghề chiếm tỷ trọng lớn trong nghề cá biển của Malaysia. Số
lượng tàu làm nghề câu chiếm thứ 3 trong tổng số tàu thuyền tham gia khai thác hải
sản. Năm 2000, tổng số tàu thuyền làm nghề câu của Malaysia có 2.180 chiếc, sản
lượng khai thác đạt được 53.837 tấn, chiếm khoảng 4% tổng sản lượng khai thác của
Malaysia. Trước kia, nghề câu chủ yếu tập trung trên những đội tàu nhỏ, khai thác ven
bờ. Đến thời điểm hiện tại, số lượng tàu lớn (> 70 GRT) đã phát triển mạnh khai thác ở
những vùng biển xa bờ khu vực Sarawak, Sabah và Labuan. Sản lượng khai thác đem
lại từ đội tàu này khoảng 600 tấn/năm [21].

- Nghề câu của Malaysia được chia làm 3 loại:
Câu tay: Cấu tạo gồm có dây chính, dây nhánh (dây lưỡi câu) và chì. Có 2 dạng
câu tay là câu có mồi và câu không mồi (câu nhử). Loại lớn được buộc thêm chì để
đảm bảo độ chìm của dây câu, tiếp đến là tám xoay và sau đó được buộc từ 1 - 2 lưỡi
câu. Loại này được sử dụng để đánh bắt các loại cá có khối lượng lớn như cá thu, cá
hồng, cá song, Loại thứ 2 có dây chính được buộc nhiều dây nhánh (dây câu), loại
này dùng để khai thác các đối tượng nhỏ như cá trích, cá nục,
Vật liệu Nilon sợi đơn được sử dụng để làm dây chính và dây nhánh cho tất cả
các dạng câu tay. Tuy nhiên đối với những đối tượng có răng sắc như cá thu thì ở phần
7

đầu dây nhánh giáp với lưỡi câu người ta buộc thêm một đoạn dây thép để giữ cho cá
không cắn đứt dây câu.
Thời điểm khai thác của câu tay thường vào rạng sáng hoặc chiều tối tại những
vùng quanh đảo, những khu vực tập trung cá. Mực, cá trích, cá nục được sử dụng làm
mồi câu. Đôi khi người ta sử dụng cá nục sống làm mồi câu cá thu.
Câu vàng tầng đáy: Cấu tạo của vàng câu tầng đáy gồm có dây chính, dây
nhánh và lưỡi câu. Cấu trúc của vàng câu cũng tương tự như vàng câu của Thái Lan.
Vật liệu làm dây chính và dây nhánh là PE và PA. Dây PE được sử dụng làm dây
chính, chì dằn được buộc vào đầu dây chính. Lưỡi câu có dạng dẹp và có nhiều kích
thước. Đây là loại lưỡi có thân dài, uốn tròn phía cuối lưỡi.
Câu vàng đáy thường hoạt động vào sáng sớm. Sử dụng kẹp câu bằng gỗ hoặc
tre giữ lưỡi câu. Lưỡi được tháo ra lần lượt từ kẹp câu và được mắc mồi trước khi thả
xuống biển.
Câu chạy: Câu chạy là hình thức được sử dụng để khai thác cá thu, cá ngừ phổ
biến ở Malaysia. Hoạt động khai thác không cần nhiều người trên tàu và không cần
phải tàu lớn. Thông thường ngư dân sử dụng tàu có chiều dài từ 5 - 10m. Tiến hành
khai thác vào khoảng thời gian sáng sớm (khi mặt trời mọc) và chiều tối (khi mặt trời
lặn). Sử dụng mồi giả hoặc mồi thật để câu cá. Tốc độ kéo câu khoảng từ 3 - 5 hải
lý/giờ [21].

 Quốc đảo Bắc Marianna (Northern Marianna Islands):
Trong những năm từ 1988 - 1990, uỷ ban nghề cá Nam Thái bình dương đã tiến
hành dự án Phát triển nghề cá biển sâu vùng Nam Thái bình dương. Trong thời gian 3
năm đã tiến hành 3 chuyến đánh bắt thử nghiệm bằng nghề câu vàng tầng đáy. Kết quả
thu được cho thấy năng suất khai thác bình quân đạt 0,49 kg/10 lưỡi/giờ.
Ngư cụ là câu vàng tầng đáy được thiết kế cho tàu có chiều dài từ 6 - 8 m sử
dụng. Vàng câu tương đối đơn giản có khoảng 30 lưỡi được thả ở độ sâu từ 50-300m.
Một số được làm để thả ở độ sâu nhỏ hơn từ 50 - 60m nước để dự báo sản lượng khai
thác của loài cá gáy. Câu vàng cũng sử dụng để khai thác ở độ sâu lớn hơn từ 200 -
300m khai thác các đối tượng cá đổng, cá chình và cá mú [19].
 Mỹ:
Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc cải tiến công nghệ khai thác cá tuyết và cá
mập bằng nghề câu vàng. Ngư cụ câu vàng khai thác cá tuyết có chiều dài lên tới 20
8

km. Quy trình khai thác hoàn toàn tự động, kể cả công đoạn cắt mồi và mắc mồi cũng
đều do hệ thống máy móc thức hiện. Kết cấu vàng câu cá tuyết gồm có 3 bộ phận: dây
câu chính là dây PE, đường kính 5 mm; dây câu nhánh là dây Nilon, chiều dài khoảng
0,4 - 0,6 m, khoảng cách 2 dây câu nhánh từ 2 - 3 m. Nghề câu vàng sử dụng mực làm
mồi câu. Năng suất khai thác thác của nghề này khoảng 60 – 90 kg/100 lưỡi câu [19].
 Argentina:
Nghề câu vàng khai thác cá đáy ở vùng biển Argentina bắt đầu từ năm 1992. Đối
tượng khai thác là cá thu và cá tuyết đen (Patagonian toothfish) ở độ sâu lớn trong vùng
đặc quyền kinh tế của Argentina. Kết cấu ngư cụ câu vàng của Argentina tương tự như
kiểu câu của các nước Châu Âu và Mỹ. Quy trình khai thác trên các tàu câu vàng hoàn
toàn tự động hóa. Những báo cáo hoạt động cho thấy tầm quan trọng của tổng thu nhập
từ nghề này trong những năm 1990 với ước tính cho nghề khai thác cá tuyết đen khoảng
80 triệu USD cho 10.000 - 12.000 tấn cá cập cảng Argentina. Có 8 tàu cá công nghiệp
hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Argentina. Trong đó có 1 tàu câu cá thu và
7 tàu khai thác cá tuyết trắng và và cá tuyết đen. Sản lượng khai thác của 8 tàu câu công

nghiệp này chiếm khoảng 85% sản lượng cá tuyết cập cảng [19].
 Như vậy, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu hướng
dẫn sử dụng nghề câu vàng đáy. Một số nước đã phát triển đội tàu câu công nghiệp
với quy mô hiện đại và áp dụng công nghệ tự động hóa trong khai thác. Tuy nhiên, để
có thể ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật của nghề câu vàng trên thế giới vào nước ta
thì cần phải có những nghiên cứu, áp dụng cụ thể đối với từng điều kiện của vùng
biển, đặc điểm tàu thuyền, tập quán khai thác và đối tượng khai thác.
1.1.2. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế nghề cá trên thế giới
Năm 1998, Tổ chức FAO đã xuất bản tài liệu hướng dẫn phát triển nghề cá bền
vững dựa vào các chỉ số nghề cá. Trong đó, một loạt các chỉ số về sinh học, kinh tế -
xã hội được đưa ra như: cường lực khai thác, sản lượng khai thác, sản lượng khai thác
bền vững tối đa, cường lực khai thác hợp lý, hiệu quả nghề, đóng góp xã hội, việc
làm, Các chỉ số này có thể giúp các nhà quản lý nắm được quan hệ giữa hoạt động
khai thác và khả năng nguồn lợi, lợi nhuận từ nghề cá, để có các giải pháp điều chỉnh
hợp lý theo hướng sản xuất bền vững (quản lý thích ứng) dựa vào biến động giá trị các
chỉ số theo chuỗi thời gian. Có nghĩa là các chỉ số cho biết xu hướng biến động (định
tính) mà không cho biết hiện trạng sản xuất nghề cá đang ở mức nào (định lượng). Nói
9

cách khác, các chỉ số này phục vụ tốt cho công tác quản lý và điều chỉnh sản xuất trên
cơ sở số liệu phụ thuộc nghề cá.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế nghề cá nói chung và nghề khai thác hải sản nói
riêng các quốc gia thuộc các khu vực châu Âu, Phi, Châu Á đã tiến hành nghiên cứu từ
năm 2002-2003, nhấn mạnh nghiên cứu cấu trúc chi phí và hiệu quả kinh tế của từng
đội tàu khai thác. Các chỉ số liên quan đến hiệu quả kinh tế nghề bao gồm: lợi nhuận,
chi phí, doanh thu, dòng tiền luân chuyển, vốn đầu tư, Các kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra được yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của đội tàu như: công suất
máy tàu, tỷ lệ trang bị động lực, cho từng đội tàu từng vùng.
Có thể sử dụng mô hình kinh tế lượng để tìm ra những nhân tố kỹ thuật tác
động đến việc thay đổi doanh thu đội tàu khai thác hải sản. Thông qua kỹ thuật phân

tích kinh tế lượng, sự phù hợp của các mô hình và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh
thu sẽ được đánh giá, từ đó phục vụ cho việc gợi ý các khuyến nghị nhằm tăng doanh
thu cho đội tàu, góp phần nâng cao thu nhập cho ngư dân. Mô hình nghiên cứu là hàm
mũ xác định các nhân tố kỹ thuật tác động đến doanh thu. Xây dựng các biến cụ thể
đưa vào mô hình kinh tế lượng dựa trên lý thuyết cơ bản về các nhân tố tác động đến
kết quả hoạt động khai thác của đội tàu. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động đánh bắt của tàu khai thác gồm có:
- Nhóm nhân tố về đặc điểm kỹ thuật của tàu: đặc điểm về vỏ tàu, đặc điểm
máy tàu; đặc điểm trang thiết bị trên tàu, tuổi tàu.
- Nhóm nhân tố về đặc điểm ngư cụ (các nghề tham gia, nghề chính, nghề phụ).
- Nhóm nhân tố về quản lý Nhà nước (các loại thuế, các chương trình, dự án).
- Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên (đặc điểm về trữ lượng và sinh học; đặc
điểm về ngư trường; đặc điểm về thời tiết; đặc điểm về mùa vụ).
- Nhóm nhân tố về lao động và quản lý (đặc điểm về chủ tàu; đặc điểm về
thuyền trưởng; đặc điểm về nhân công).
- Nhóm nhân tố về thị trường (thị trường đầu vào, thị trường đầu ra).
Thông qua hàm lý thuyết về hàm sản xuất, quan hệ giữa biến phụ thuộc và các
biến độc lập có tiềm năng là quan hệ bậc cao, nên dùng mô hình hàm số mũ bậc 3 để
nghiên cứu mô hình.
 Như vậy, đã có những nghiên cứu cụ thể về đánh giá hiệu quả kinh tế đội tàu
trên thế giới. Tổ chức FAO cũng đã xuất bản tài liệu hướng dẫn phát triển nghề cá
10

bền vững dựa vào các chỉ số nghề cá. Đối với nghề cá đa loài, đa công cụ như của
nước ta, việc đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác hải sản dựa vào các chỉ số kinh tế
đội tàu là hướng đi phù hợp. Vì phương pháp này sử dụng nguồn số liệu đầu vào là số
liệu phụ thuộc nghề cá. Dạng số liệu này dễ điều tra, chi phí điều tra thấp, nguồn số
liệu lịch sử nhiều.
1.2. Nghiên cứu trong nước
1.2.1. Nghiên cứu về công nghệ khai thác nghề câu

Những năm gần đây được sự giúp đỡ của một số nước có nghề cá phát triển,
Viện Nghiên cứu Hải sản đã kết hợp cùng các chuyên gia nghiên cứu áp dụng một số
công nghệ khai thác hải sản bằng nghề câu vàng tầng đáy vào vùng biển Việt Nam.
Tháng 7/2004, tàu M.V. SEAFDEC 2 của Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á
(SEAFDEC) đã vào vùng biển Việt Nam để hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật thăm dò
và thử nghiệm khai thác bằng lồng bẫy và câu vàng đáy ở dốc thềm lục địa ngoài khơi
Nha Trang. Kết quả bước đầu đã cho thấy Việt Nam có khả năng phát triển các loại
nghề này để khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao mà các nghề khác không
khai thác được [14].
- Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Long và ctv năm 1997 cho thấy ngư dân Phú
Quý - Bình Thuận sử dụng ngư cụ câu tay khai thác cá đáy. Ngư trường khai thác là
quanh các gò nổi, rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa, nơi có độ sâu từ 54 - 123 m.
Đối tượng khai thác chính là cá đổng sộp tía, đổng sộp trắng, các loại cá mú và cá sơn
thóc. Mùa vụ khai thác thuờng thực hiện từ tháng giêng đến tháng 5 âm lịch hàng năm,
với mỗi chuyến biển thường kéo dài từ 15 - 20 ngày. Sản lượng khai thác trung bình
mỗi chuyến biển của đội tàu điều tra đạt từ 1.000 - 1.600 kg cho mỗi chuyến biển từ 11
- 14 ngày. Sản lượng khai thác trung bình ngày đạt từ 87 - 132 kg/tàu/ngày [9].
- Kết quả nghiên cứu của Lê Văn Bôn và Lại Huy Toản ở Phú Quý, tỉnh Bình
Thuận năm 2003 cho thấy: Ngư cụ nghề câu tay tương đối đa dạng, tuỳ theo mỗi tàu
mà cấu tạo của các loại câu tay khác nhau. Tuy nhiên chúng cũng gồm 2 dạng đó là
câu có mồi và câu dùng mồi giả.
Đối với nghề câu cá mập, mùa vụ khai thác của nghề câu vàng cá mập thường
bắt đầu từ 15/1 đến cuối tháng 5 âm lịch hàng năm và bắt đầu từ tháng 8 đến cuối
tháng 10 âm lịch. Trong các tháng 5 - 7 tàu chuyển sang làm nghề mành khai thác
11

mực. Các tháng 11, 12 biển động, tàu hoạt động cầm chừng như đi câu mực quanh khu
vực đảo Phú Quý [1].
- Nghiên cứu của Nguyễn Phi Toàn năm 2007 về nghề câu vàng ở vùng dốc
thềm lục địa Việt Nam như sau: Nghề câu vàng cá đáy được ngư dân sử dụng để khai

thác các loài cá đáy như cá song, cá hồng, cá đổng, cá lượng, Câu vàng cá đáy được
ngư dân sử dụng thường có chiều dài vàng câu từ 3.000 – 5.000 m với khoảng 1.000 -
1.500 lưỡi câu cho mỗi vàng. Vật liệu sử dụng cho dây câu chính và dây câu nhánh là
PA sợi đơn. Lưỡi câu được là bằng thép. Ngoài ra vàng câu còn được trang bị thêm
một số trang thiết bị khác như cờ câu, chì dằn để vàng câu luôn nằm sát đáy, giỏ đựng
dây câu và các kẹp câu chứa lưỡi câu [14].
- Năm 2005 - 2007, Viện Nghiên cứu Hải sản đã chủ trì thực hiện đề tài
“Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ mới trong nghề câu cá ngừ đại dương ở
vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ”. Với kết quả đạt được như sau:
Đề tài đã nghiên cứu xác định độ sâu ăn mồi và cải tiến vàng câu cá ngừ đại
dương cho phù với điều kiện vùng biển và trình độ công nghệ khai thác của Việt Nam.
Xác định loại mồi để câu cá ngừ đại dương có hiệu quả cao, kết quả cho thấy sử dụng
mồi câu là mực đại dương cho năng suất khai thác cao gấp 5,2 lần sử dụng mồi câu
bằng cá chuồn.
+ Nghiên cứu áp dụng nghề câu tay quanh chà của Philippin vào ngư trường Việt
Nam, bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định, chuyến biển có sản lượng cao đã
câu được 1.276 kg cá ngừ đại dương.
+ Đề xuất được mô hình tổ chức khai thác nghề câu vàng cá ngừ đại dương dành
cho các tàu qui mô nhỏ < 300 cv của ngư dân và mô hình tổ chức khai thác nghề câu
tay cá ngừ đại dương quanh chà [11].
- Kết quả nghiên cứu của Đỗ Văn Khương năm 2007 cho thấy, ngư cụ câu vàng
đáy, câu đáy thẳng đứng có năng suất khai thác từ 1,4 - 3,4 kg/100lưỡi/5giờ và 0,7 -
1,8 kg/100lưỡi/5giờ. Câu vàng đáy có khả năng áp dụng khá tốt cho hoạt động khai
thác nguồn lợi hải sản tầng đáy vùng dốc thềm lục địa. Tuy nhiên, cần có những
nghiên cứu sâu hơn về ngư trường, thiết kế ngư cụ và đối tượng khai thác ở vùng biển
này nhằm nâng cao hiệu quả khai thác [8].


12


1.2.2. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế nghề cá
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Kháng năm 2002 về kinh tế - xã hội của
nghề cá ven bờ các tỉnh Nam Trung bộ và Nam bộ cho thấy:
+ Phân phối sản phẩm (lợi nhuận) theo tỷ lệ vốn góp của những người cùng đi
khai thác trên một tàu. Các thành viên góp vốn mua sắm tàu thuyền, ngư cụ,… và cùng
đi khai thác. Sau mỗi chuyến biển hoặc mỗi tháng các thành viên tiến hành tính lợi
nhuận và chia theo tỷ lệ vốn đóng góp. Đối với những người không có vốn đi làm công
cho chủ tàu thì được chia theo tỷ lệ từ 3-4 phần lợi nhuận và chủ tàu hưởng từ 6-7
phần lợi nhuận sau khi đã trừ đi các khoản chi phí trong chuyến biển. Ngoài ra, người
lao động hưởng lương theo tháng và cách trả lương theo tháng không những tồn tại
trên những phương tiện của quốc doanh mà còn được thực hiện cả ở những con tàu của
tư nhân.
+ Tiêu thụ sản phẩm sau đánh bắt theo các hình thức bán trực tiếp trên biển, bán
cho các chủ nậu tại các bến cá và bán ở chợ cá ven biển. Đối với hình thức bán trực
tiếp trên biển diễn ra hầu hết ở các vùng biển và sử dụng hình thức này tiết kiệm được
đáng kể chi phí nhiên liệu, tăng thời gian khai thác, sản phẩm được bảo quản ngắn
ngày và đạt chất lượng cao [6].
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh và ctv năm 2006 về hiệu quả kinh tế
nghề lưới rê thu ngừ tại Nha Trang cho thấy: Nhóm tàu 1 có chiều dài lớn nhất của tàu
<15,5m: tổng giá trị đầu tư trung bình 739,9 triệu đồng, trong đó đầu tư ngư cụ chiếm
53,0%, đầu tư vỏ tàu chiếm 29,9%, máy tàu chiếm 11,1%, trang thiết bị chiếm 5,9%
tổng giá trị đẩu tư. Nhóm tàu 2 có chiều dài lớn nhất của tàu từ 15,5-17,0m: tổng giá
trị đầu tư trung bình 989,9 triệu đồng, trong đó đầu tư ngư cụ chiếm 59,5%, vỏ tàu
chiếm 24,3%, máy tàu chiếm 10,4% và trang thiết bị chiếm 5,6%. Nhóm tàu 3 có
chiều dài lớn nhất của tàu >17m: tổng giá trị đầu tư trung bình 1.238,5 triệu đồng,
trong đó đầu tư ngư cụ chiếm 54,4%, vỏ tàu chiếm 26,0%, máy tàu 14,1% và trang
thiết bị chiếm 5,5%.
Lợi nhuận trung bình năm 2005 của nhóm tàu 1 đạt 212,7 triệu đồng, nhóm tàu
2 lợi nhuận chỉ đạt 78,2 triệu đồng và nhóm tàu 3 chỉ đạt 33,7 triệu đồng. Như vậy,
nhóm tàu có chiều dài càng nhỏ thì vốn đầu tư nhỏ và mang lại lợi nhuận cao hơn

nhóm tàu có chiều dài lớn hơn. Đa phần tàu có chiều dài lớn hơn17m là tàu được vay
vốn từ chương trình khai thác hải sản xa bờ của chính phủ với chủ trương tạo điều kiện
13

cho ngư dân vay vốn ưu đãi và những người ít có kinh nghiệm cũng tham gia khai thác
hải sản. Hơn nữa, do tàu có chiều dài lớn hơn 17m, lắp máy với công suất lớn nên dẫn
đến tiêu hao nhiên liệu nhiều và làm tăng chi phí sản xuất [17].
- Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Long và ctv năm 2007 về hiệu quả kiêm nghề
giữa nghề câu vàng cá ngừ đại dương và nghề chụp mực 4 tăng gông cho thấy, sản
lượng khai thác bình quân của nghề chụp mực đạt 17,1 kg/mẻ (166 con/mẻ). Nếu một
đêm tiến hành đánh bắt 6 mẻ lưới thì sản lương mực khai thác được là 102,6 kg (996
con). Chiều dài thân của mực xà đánh bắt được bằng lưới chụp mực tập trung từ 120 -
130 mm là phù hợp để làm mồi câu cá ngừ đại dương. Lượng mồi này có thể dùng cho
một mẻ câu có từ 850 - 950 lưỡi câu. Nếu một chuyến biển thực hiện 18 mẻ câu thì số
lượng mồi cần dùng là 15.300 - 17.100 con, tương ứng với mức chi phí mồi câu là
15,3 - 17,1 triệu đồng.
Theo kết quả điều tra trên các tàu câu vàng cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam
Trung bộ, sản lượng câu tay mực xà trên thúng đạt 5,0 kg/giờ/người (38
con/giờ/người). Nếu một đêm tiến hành câu trong 3 giờ thì sản lượng mực trung bình
của một người câu được là 15,0 kg (114 con). Một đêm có 6 người xuống thúng thì
tổng sản lượng mực câu được trên một tàu là 90,0 kg (684 con). Lượng mực này
không đủ để thực hiện một mẻ câu có 850 lưỡi câu. Lượng mực này sẽ được tính vào
chi phí hoạt động của mẻ câu.
So sánh kết quả hoạt động của nghề lưới chụp mực và nghề câu tay mực xà trên
thúng của các tàu câu vàng cá ngừ đại dương, thấy rõ ràng hiệu quả mang lại của nghề
chụp mực cao hơn nghề câu tay. Vì vậy, cần khuyến khích áp dụng nghề chụp mực đại
dương trên các tàu câu vàng, nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất khai thác
và giảm tai nạn lao động cho những người đi biển [11].
- Kết quả nghiên cứu của Đỗ Văn Khương năm 2007 cho thấy: Doanh thu của
nghề câu trên vùng rạn khá cao nhưng mức lợi nhuận thu được khá thấp. Với nghề câu

vàng quanh rạn, doanh thu trung bình của một tàu câu vàng mỗi năm đạt từ 97 đến 238
triệu đồng/năm, nhưng lợi nhuận thu được chỉ chiếm từ 8 đến 31 triệu đồng/năm
(chiếm tỷ lệ khoảng 27% doanh thu). Các đảo mà nghề câu vàng đạt doanh thu cao là
Cồn Cỏ, Phú Quí và Bạch Long Vĩ. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận theo doanh thu đạt cao
lại ở các đảo Cù Lao Chàm, Phú Quí và Lý Sơn.
14

Với nghề câu tay, doanh thu và lợi nhuận thấp hơn nhiều so với nghề câu vàng.
Doanh thu trung bình của một tàu nghề câu tay ở ba đảo chính là Phú Quốc, Côn Đảo
và Lý Sơn khoảng 10 đến 98 triệu đồng/năm và lợi nhuận thu được hàng năm của mỗi
tàu khoảng 3 đến 17 triệu đồng (chiếm trung bình khoảng 23% doanh thu). Các đảo có
lợi nhuận cao của nghề câu tay là Lý Sơn và Côn Đảo [8].
- Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phi Toàn và ctv năm 2007 về hiện trạng kinh
tế - xã hội và tình hình khai thác hải sản của cộng đồng ngư dân 9 tỉnh khu vực vịnh
Bắc Bộ cho thấy: Tuỳ theo nghề hoạt động mà các đội tàu thu được mức lợi nhuận
khác nhau. Lợi nhuận đạt cao ở các đội tàu làm nghề câu vàng, chụp mực, lưới kéo,
lưới rê và đạt thấp ở các nghề còn lại.
+ Nghề câu vàng, lợi nhuận đạt cao ở các nhóm tàu có công suất 20 - 49 cv; 50
- 89 cv của Quảng Ninh và nhóm tàu có công suất máy < 20 cv của Thừa Thiên - Huế,
đạt từ 488 - 553 tr.đồng/tàu/năm. Lợi nhuận thấp ở nhóm tàu < 20 cv của Quảng Ninh
và Hải Phòng (đạt từ 3,5 - 12,8 tr.đ/tàu/năm).
+ Nghề chụp mực, lợi nhuận đạt cao ở các nhóm tàu có công suất 50 - 89 cv của
Quảng Ninh đạt 540 tr.đồng/tàu/năm, tiếp đến là các đội tàu chụp mực của Hải Phòng
đạt từ 126,5 - 199,5 tr.đ/tàu/năm và thấp nhất ở các đội tàu của Thừa Thiên - Huế, đạt
từ 18,97 - 21,59 tr.đồng/tàu/năm.
+ Nghề lưới kéo đơn, lợi nhuận đạt cao ở các nhóm tàu có công suất máy từ 50
- 89 cv của Quảng Ninh và Hải Phòng, đạt 303,77 tr.đồng và 109,66 tr.đồng. Thấp
nhất ở nhóm tàu có công suất máy < 20 cv của Hải Phòng, chỉ đạt 2,14 tr.đồng.
+ Nghề lưới rê: Lợi nhuận đạt cao nhất ở nhóm tàu có công suát máy từ 20 - 49
cv của Quảng Ninh làm nghề rê đáy và rê trôi, đạt 415,68 tr.đồng/năm và 362,8

tr.đồng/năm. Lợi nhuận thấp nhất thu được cũng ở nhóm tàu này của Thừa Thiên -
Huế, chỉ đạt 1,95 triệu đồng.
+ Các nghề còn lại cho lợi nhuận trên 1 đơn vị tàu 1 năm thấp hơn, thường chỉ
đạt từ vài chục triệu đến dưới 100 triệu đồng/tàu/năm. Cá biệt có đội tàu làm nghề câu
mực của Quảng Ninh bị lỗ vốn [15].
- Nghiên cứu của Vũ Duyên Hải năm 2008 về hiệu quả kinh tế của nghề câu cá
ngừ đại dương cho thấy:
Năng suất khai thác trung bình của lao động trên tàu câu cá ngừ đại dương đạt
1,44 tấn/người/năm, tương ứng giá trị đạt 102,37 triệu đồng/người/năm, cao hơn so với

×