Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho nghề lưới kéo ven bờ huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.52 MB, 88 trang )

1

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục…… ………………………………………….…………………… 1
Danh mục các bảng…………………………….…………………………… 4
Danh mục các hình……………………………………………………………5
Danh mục các ký hiệu viết tắt……………………………… ……………….6
Mở đầu…………………… …………………………………………………7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……………. …… 10
1.1. Tổng quan về địa phương nghiên cứu 11
1.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Vạn Ninh 11
1.1.1. Vị trí địa lý 11
1.1.1.2. Thủy triều 11
1.1.1.3. Nhiệt độ 13
1.1.1.4. Mưa 13
1.1.1.5. Chế độ gió 13
1.1.1.6. Thủy văn………………………………………………………… 13
1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 14
1.1.2.1. Giao thông: Cảng sông biển…………… …… …… 14
1.1.2.2. Đặc điểm dân cư địa phương………………………………… 14
1.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế ở địa phương 15
1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 17
1.2.1. Giảm số lượng tàu thuyền khai thác và chuyển đổi nghề nghiệp 18
1.2.2. Áp dụng các mô hình toán trong quản lý khai thác thủy sản 19
1.2.3. Áp dụng hệ thống quản lý nghề cá có trách nhiệm. 19
1.2.4. Áp dụng hệ thống quản lý khai thác theo hạn ngạch 20
1.2.5. Hệ thống quản lý thủy sản ở các nước trong khu vực Đông Nam Á.22
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước 24
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……….… 28


2.1 Nội dung nghiên cứu 29
2.1.1. Thực trạng nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh 29
2.1.2. Thực trạng hoạt động của nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh có gây
hại nguồn lợi thủy sản 29
2.1.3. Đề xuất giải pháp 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1 Phương pháp chung 30
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 30
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp…………….… …….31
2

2.2.4. Phân tích xử lý số liệu thống kê 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………… 33
3.1 Thực trạng nghề lưới kéo tại huyện Vạn Ninh 34
3.1.1 Đặc điểm ngư trường vùng bờ huyện Vạn Ninh 34
3.1.1.1. Phạm vi giới hạn, diện tích…………………………… … 34
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình đáy biển…………………………… …36
3.1.1.3. Đặc điểm địa chất trầm tích……………………………… …37
3.1.1.4. Đặc điểm thời tiết bất thường 39
3.1.2 Nguồn lợi thủy sản ven bờ huyện Vạn Ninh 39
3.1.3.Thực trạng tàu thuyền và trang bị nghề LKVB huyện Vạn Ninh… 41
3.1.3.1.Tình hình biến động số lượng tàu thuyền LKVB theo địa phương. 41
3.1.3.2. Tình hình biến động tàu thuyền LKVB theo nhóm công suất 43
3.1.3.3. Cơ cấu tàu thuyền LKVB theo địa phương và nhóm công suất 44
3.1.3.4. Đặc điểm tàu thuyền LKVB huyện Vạn Ninh 46
3.1.3.5. Trang thiết bị cho tàu thuyền LKVB huyện Vạn Ninh 48
3.1.4. Thực trạng về ngư cụ nghề LKVB huyện Vạn Ninh 49
3.1.5. Thực trạng về lao động nghề LKVB huyện Vạn Ninh 51
3.2. Thực trạng hoạt động của nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh có gây
hại nguồn lợi thủy sản 52

3.2.1. Thực trạng tàu thuyền lưới kéo hoạt động ven bờ huyện Vạn Ninh 52
3.2.2. Thực trạng về sản lượng và thành phần sản phẩm khai thác 53
3.3. Thực trạng công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản huyện Van Ninh 57
3.3.1. Thực trạng bộ máy quản lý 57
3.3.1.1. Chi cục Khai thác-Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa 57
3.3.1.2. Thanh tra chuyên ngành thủy sản Khánh Hòa 59
3.3.2. Thực trạng về cơ sở vật chất cho công tác BVNLTS 61
3.3.3. Các hoạt đông phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản 61
3.3.4. Công tác tuyên truyền hướng dẫn về bảo vệ nguồn lợi thủy sản 62
3.3.5. Công tác phối hợp trong kiểm tra, giám sát hoạt động nghề cá 63
3.3.6. Phân tích đánh giá thực trạng công tác BVNLTS huyện Vạn Ninh 63
3.3.6.1. Thực thi các văn bản, chính
sách62 63
3.3.6.2. Nhân sự và năng lực của cán bộ quản lý 64
3.3.6.3. Quản lý tàu thuyền 65
3.3.6.4. Quản lý ngư trường 66
3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản của nghề lưới kéo ven
bờ huyện Vạn Ninh………………………………………………………. 68
3.4.1. Đặt vấn đề 68
3

3.4.2. Nội dung giải pháp 69
3.4.3. Cơ sở khoa học của giải pháp 69
3.4.4.1. Xác định vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh 71
3.4.4.2. Tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết của ngư dân 72
3.4.4.3. Chuyển đổi nghề cho tàu Lưới kéo lắp máy công suất dưới 20cv
họat đông trong vùng bờ huyện Vạn Ninh 73
3.4.4.4. Quản lý hoạt động cuả tàu thuyền lưới kéo trong vùng bờ huyện
Vạn Ninh 75
3.4.4.5. Thành lập tiểu khu bảo tồn biển cấp thôn, xã 76

3.4.4. Phân tích đánh giá kết quả giải pháp mang lại 77
3.4.4.1. Về nội dung của giải pháp 77
3.4.4.2. Về tính khả thi của các biện pháp thực hiện giải pháp 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ …………………………………….……80
Kết luận 80
Khuyến nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………… 82
PHỤ LỤC ………………………………………… …84















4

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-1: Tăng dân số tự nhiên qua các năm 8
Bảng 1-2: Giá trị sản xuất của các ngành 15
Bảng 1-3: Tốc độ phát triển của các ngành 17
Bảng 2-1: Phân bố mẫu điều tra theo địa phương 31

Bảng 3-1: Các nhóm hải sản chủ yếu 40
Bảng 3-2: Những đối tượng khai thác chủ yếu của nghề LKVB Huyện Vạn Ninh 41
Bảng 3-3: Phân bố tàu thuyền LKVB theo địa phương từ 2006-2010 41
Bảng 3-4: Cơ cấu tàu thuyền LKVB theo nhóm công suất từ năm 2006-2010 43
Bảng 3-5: Cơ cấu tàu thuyền LKVB theo địa phương và công suất từ năm 2010 44
Bảng 3-6: Đặc điểm tàu thuyền LKVB huyện Vạn Ninh 46
Bảng 3-7: Tình hình trang bị máy khai thác hàng hải cho tàu thuyền LKVB Vạn
Ninh 48
Bảng 3-8: Thống kê trang bị dụng cụ an toàn hàng hải cho tàu thuyền LKVB Vạn
Ninh 48
Bảng 3-9: Các thông số cơ bản của LKVB Vạn Ninh 50
Bảng 3-10: Thực trạng bố trí thuyền viên trên tàu thuyền LKVB Vạn Ninh 51
Bảng 3-11: Trình độ học vấn, chứng chỉ thuyền viên tàu LKVB Vạn Ninh 51
Bảng 3-12: Thực trạng tàu thuyền lưới kéo các địa phương bạn vào khai thác ngư
trường ven bờ huyện Vạn Ninh 53
Bảng 3-13: Sản lượng và thành phần sản phẩm khai thác của nghề LKVB huyện
Vạn Ninh 54
Bảng 3-14: Phương tiện hỗ trợ phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn lợi 61
Bảng 3-15: Một số dự án nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản ven bờ 61
Bảng 3-16: Một số dự án bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học 62





5

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1: Bản đồ vị trí huyện Vạn Ninh 6
Hình 3-1: Bản đồ ngư trường nghề LKVB huyện Vạn Ninh 39

Hình 3-2: Đồ thị biến động tàu thuyền LKVB theo địa phương từ 2006-2010 42
Hình 3-3: Đồ thị biến động tàu thuyền LKVB theo công suất từ 2006-2010 44
Hình 3-4: Đồ thị cơ cấu tàu thuyền LKVB theo địa phương-công suất 2010 45
Hình 3-5: Máy chính trên tàu LKVB huyện Vạn Ninh 45
Hình 3-6: Tàu thuyền LKVB huyện Vạn Ninh 46
Hình 3-7: Biểu đồ đặc điểm tàu LKVB huyện Vạn Ninh 47
Hình 3-8: Kích thước mắt lưới ở đụt của LKVB huyện Vạn Ninh 49
Hình 3-9: Biểu đồ trình độ học vấn thuyền viên tàu LKVB huyện Vạn Ninh 52
Hình 3-10: Sản phẩm một mẻ lưới tàu LKVB huyện Vạn Ninh 54
Hình 3-11: Một mẻ lưới thàn công 56
Hình 3-12: Sơ đồ tổ chức bộ máy chi cục Khai thác –BVNLTS Khánh Hòa 57
Hình 3-13: Sơ đồ tổ chức bộ máy thanh tra chuyên ngành thủy sản Khánh Hòa 59
Hình 3-14: Hệ thống phao đánh dấu tuyến bờ huyện Vạn Ninh Khánh Hòa 71
















6



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
FAO: Tổ chức lương thực thế giới.
HST: Hệ sinh thái;
KTTS: Khai thác thủy sản;
KT&BVNLTS: Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
LKVB: Lưới kéo ven bờ;
NLTS: Nguồn lợi thủy sản;
NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
NTTS: Nuôi trồng thủy sản;
PTBV: Phát triển bền vững;
RNM: Rừng ngập mặn.
UBND: Ủy ban nhân dân












7

MỞ ĐẦU
Khánh hòa có khoảng 13.000 tàu thuyền đánh cá biển, tập trung chủ yếu ở

TP Nha Trang, TP Cam Ranh và các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa. Tuy nhiên, số tàu
thuyền có khả năng đánh bắt xa bờ chỉ có 500 chiếc, số còn lại đều có công suất nhỏ
tập trung khai thác ven bờ, nhất là trong các đầm, vũng, vịnh. Điều đáng nói là trong
số những tàu thuyền đánh cá Khánh Hòa, có một đội tàu lưới kéo khoảng 1600 chiếc
tập trung phần lớn ở TP Nha Trang và huyện Vạn Ninh.
Huyện Vạn Ninh có vịnh Vân Phong và vịnh Đại Lãnh là ngư trường ven
bờ rất thuận lợi cho nghề lưới kéo phát triển. Vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh bao
gồm cả vùng ngoài ven bờ xã Đại Lãnh, xã Vạn Thọ, xã Vạn Thạnh, bán đảo Hòn
Gốm và một phần vịnh Vân Phong. Vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh và vịnh Vân
Phong là nơi chưa đựng nhiều nguồn lợi thủy sản đa dạng và phong phú. Trong vịnh
Vân Phong có nhiều hệ sinh thái, rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn cũng đang bị
con người ở đây khai thác triệt để. Những hệ sinh thái, môi trường đáy biển ở đây
cũng đang bị nghề lưới kéo ven bờ ngày càng hủy diệt.
Với lợi thế về ngư trường như trên, huyện Vạn Ninh có một nghề lưới kéo
khá phát triển. Trong số 1600 tàu lưới kéo của tỉnh Khánh Hòa thì huyện Vạn Ninh
có 571 chiếc (đứng sau Nha Trang có 668 chiếc). Đội tàu lưới kéo của huyện Vạn
Ninh hầu hết công suất nhỏ (số tàu lắp máy dưới 90cv chiếm 97%) cho nên chủ yếu
hoạt động ở vùng biển ven bờ.
Ngư trường ven bờ huyện Vạn Ninh cũng rất thuận lợi cho tàu thuyền lưới
kéo của các địa phương bạn đến tham gia khai thác như Phú Yên, Bình Định, Nha
Trang, Ninh Hòa Thực trạng này càng gây áp lực lớn cho nguồn lợi vùng ven bờ
huyện Vạn Ninh.
Nếu để tình trạng này diễn ra thiếu sự kiểm soát điều chỉnh thì chắc chắn
một thời gian không xa, nguồn lợi, môi trường và các hệ sinh thái biển ở vịnh Vân
Phong nói riêng và vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh nói chung sẽ bị suy thoái dưới
tác động xấu của nghề lưới kéo ven bờ khó vực dậy được. Vì vậy, việc khảo sát thực
trạng tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra ”Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ
nguồn lợi thủy sản cho nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa”
là viẹc làm mang tích thời sự, cấp thiết.
8


Mục tiêu chính của đề tài luận văn là đề xuất được giải pháp có tính khả thi nhằm
nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi ở vùng biển ven bờ huyện Van Ninh tỉnh Khánh
Hòa.
Đề tài luận văn được thực hiện từ tháng 03/2010 đến tháng 07/2011, tại huyện Vạn
Ninh tỉnh Khánh Hòa với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Điều tra, phân tích thực trạng nghề lưới kéo khai thác thủy sản tại vùng biển ven
bờ huyện Vạn Ninh
2. Điều tra, phân tích thực trạng hoạt động nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh có
gây hại nguồn lợi thủy sản.
3. Phân tích thực trạng công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Vạn Ninh
4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven
bờ huyện Vạn Ninh.
Đề tài luận văn sẽ là tài liệu khoa học góp phần giúp các nhà quản lý nghề
cá nói chung và nghề Lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh nói riêng có cơ sở để đề xuất
và thực thi các biện pháp nhằm làm cho nguồn lợi vùng biển ven bờ ngày càng phát
triển bền vững.








9


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

CÁC VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU










10

1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA PHƯƠNG NGHIÊN CỨU
1.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Vạn Ninh
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Vạn Ninh nằm ở phía Bắc của tỉnh Khánh Hoà, phía Nam dãy Đèo Cả -
Vọng Phu. Địa giới hành chính giáp các huyện Đông Hòa, Tây Hòa, Sông Hinh của
Phú Yên về phía Bắc và phía Tây; giáp thị xã Ninh Hòa về phía nam. Huyện có 12
xã (Đại Lãnh, Vạn Thọ, Vạn Thạnh, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn Bình, Vạn Khánh,
Vạn Phú, Vạn Lương, Xuân Sơn, Vạn Hưng, Vạn Thắng) và 1 thị trấn (Vạn Giã).
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Vạn Ninh là 550 km², với khoảng 75% là
rừng (Quản lý những khu vực nào thuộc về biển). Tổng dân số là 129.578 người,
mật độ dân số 229 người/ km
2
. Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngư nghiệp
và lâm nghiệp. Trong Hơn 90% dân số ở đây sống bằng nghề đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản.
1.1.1.2 Thủy triều

Chế độ thủy triều ở khu vực vùng biển Vạn Ninh biến đổi khá lớn từ vùng này
sang vùng khác. Chế độ triều ở đây là triều hỗn hợp thiên về nhật triều tuy nhiên
Thủy triều tại vịnh VP mang đặc trưng nhật triều không đều, vào các tháng VI – VII,
XII – I tính nhật triều thể hiện rõ hơn các tháng khác.
Biên độ triều đạt cực đại vào các kỳ hạ chí (tháng VI) và đông chí (tháng VII),
cực tiểu vào thời kỳ xuân phân (tháng III) và thu phân (tháng IX). Trong tháng
thường có 7 - 10 ngày là 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng (bán nhật triều trong kỳ
nước sinh). Trong các tháng mùa hè (tháng V - IX) nước cường, nước cạn vào buổi
chiều. Trong các tháng mùa đông (XI - III) nước cường, nước cạn vào buổi sáng.
Các giá trị mực nước đo tại trạm Cầu Đá (Nha Trang) được tính toán ngoại
suy cho vịnh VP là: Cực đại mực nước đo được là 238 cm (XI-1976), cực tiểu là 0
cm (VI-1979). Biến động mực nước lớn nhất trong năm là 234 cm (1976), nhỏ nhất
là 192 cm (1986, 1988). Mực nước từ 130 cm trở lên có tần suất xuất hiện là 50%, từ
235 cm trở lên – 0.005%.
Trong năm mực nước đạt cực đại vào gió mùa Đông Bắc, cực tiểu vào gió
mùa Tây Nam. Trong năm mực nước đạt cực đại có thể chênh nhau 68 cm, chênh
11

lệch mực nước cực tiểu tháng tới 66 cm, mực nước trung bình tháng có thể chênh
nhau tới 43 cm. Mực nước trung bình vào gió mùa Tây Nam thấp hơn mực nước
trung bình trong gió mùa Đông Bắc là 25 - 30 cm.





























Hình 3.1: Bản đồ vị trí huyện Vạn Ninh trong tỉnh Khánh Hòa
12

1.1.1.3 Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm của khu vực là 26,7
0
C, tổng lượng nhiệt hàng
năm là 9600 - 9700
0
C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng 01. Nhiệt độ thấp nhất
quan trắc được là 15,8

0
C (năm 1984). Các tháng nóng nhất là tháng 5 và tháng 7,
nhiệt độ trung bình của các tháng này là 28 - 29
0
C, nhiệt độ cao nhất đã quan trắc
được là 37,9
0
C (tháng 8 năm 1976).
1.1.1.4. Mưa
Huyện Vạn Ninh là một trong những vùng ít mưa của tỉnh Khánh Hoà. Tổng
lượng mưa bình quân một năm là 1100 - 1300. Năm mưa nhiều nhất 2195,5 mm
(1981). Năm mưa ít nhất 541,7 mm (1982). Lượng mưa tập trung vào các tháng mùa
mưa (I, X, XI). Các tháng mùa khô (I - VIII) lượng mưa chỉ chiếm 20 - 30% tổng
lượng mưa năm. Nhìn chung trong năm của khu vực vịnh VP có không quá 100
ngày mưa. Theo số liệu quan trắc (1977 - 1995) số lượng mưa trung bình hàng năm
là 73 ngày. Tháng có mưa nhiều nhất là 22 ngày (tháng XI) năm 1983. Trong các
tháng mùa khô, có tháng không có ngày mưa nào.
Độ ẩm trung bình nhiều năm trong khu vực là 80%. Độ ẩm trung bình
trong các tháng VIII - II là 83%. Độ ẩm trung bình trong các tháng III - VIII
là 77%. Các tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng VI, VII có ngày độ ẩm xuống
dưới 50% (2 ngày/ tháng). Mỗi năm thường có 15 - 20 ngày có nhiệt độ không
khí  350C, độ ẩm nhỏ  55% (tháng VI - VIII).
1.1.1.5. Chế độ gió
Chế độ gió ở vịnh Vân Phong – vùng biển huyện Vạn Ninh mang đặc trưng
của chế độ nhiệt đới gió mùa có sự luân chuyển các hướng gió theo hai mùa trong
năm rất rõ rệt. Mùa gió Đông Bắc từ khoảng tháng X-III, tốc độ gió trung bình đạt từ
4,0-6,0m/s, tốc độ gió lớn nhất có thể đạt trên 30m/s. Mùa gió Tây Nam thường xuất
hiện gió Tây khô, nóng thịnh hành từ tháng IV-IX, các đợt gió Tây có thể kéo dài 5-
7 ngày, tốc độ gió trung bình đạt từ 3,0-4,0m/s và tốc độ gió lớn nhất đạt từ 12-
16m/s.

1.1.1.6. Thủy văn
13

Biến đổi nhiệt độ nước và độ muối khá rõ theo thời gian (chu kỳ ngày-đêm,
chu kỳ mùa khí hậu) và không gian (giữa các khu vực và tầng nước khác nhau trong
vịnh).
 Mùa khô: Biến trình ngày của nhiệt độ tại tầng mặt có một cực đại và một
cực tiểu, biên độ dao động trên các tầng nước là 1- 4
0
C. Biến trình dao động độ
muối không có quy luật rõ ràng, biên độ ngày - đêm là 0,2 - 4,3 ppt.
 Mùa mưa: Biên độ nhiệt độ chỉ xảy ra mạnh ở tầng mặt tại đây biên độ ngày
-đêm 1,27
0
C. Tại tầng giữa và tầng đáy biên độ nhỏ hơn 1
0
C. Biến động theo thời
gian của độ muối chỉ thấy rõ ở tầng giữa có biên độ 1,12ppt.
Biến đổi theo các tầng nước của nhiệt muối trong chu kỳ ngày - đêm tại khu
vực đầm Môn cho thấy: Biên độ dao động xảy ra mạnh nhất ở tầng nước mặt (nhiệt
độ 27,47 ± 2; độ muối 33,7 ± 0,2); ở tầng 5m là nhiệt độ 26,8 ± 0,92; độ muối 34,17
± 0,1) và ở tầng 10m - nhiệt độ 26,31 ± 0,75; độ muối 34,2 ± 0.
Phân bố mặt rộng của nhiệt - muối cho thấy: Các đặc trưng này thể hiện rõ
tính chất nóng của vịnh nhiệt đới và tính chất mặn cao của nước đại dương.
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.1.2.1. Giao thông: cảng sông, biển
Nằm ở cửa ngõ đầu phía Bắc của tỉnh Khánh Hòa, huyện Vạn Ninh nằm trên
trục đường giao thông đường bộ huyết mạch và có tuyến đường sắt quan trọng nối
liền các tỉnh miền Bắc và miền Nam với nhau. Hệ thống giao thông quốc lộ đường
bộ đang được củng cố, đặc biệt là đường tỉnh lộ nối liền quốc lộ 1A và đường sắt

Bắc Nam, đường 26 đi từ Ninh Hòa đi Buôn Mê Thuật, đường 27 đi Đà Lạt.
Nằm trong chương trình phát triển khu hậu cần nghề cá phía Bắc tỉnh, dự án
Cảng cá Đại Lãnh (huyện Vạn Ninh) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 27 tỷ đồng. Theo kế hoạch, Cảng cá Đại Lãnh sẽ
đưa vào sử dụng cuối năm 2010. Dự án sẽ góp phần nâng cao năng lực hậu cần nghề
cá cho phía Bắc Khánh Hòa và các tỉnh lân cận
Ngoài ra hệ thống đường thủy đang có triển vọng được mở rộng với các dự án
xây dựng cảng biển sâu. Hiện nay, khu vực vịnh Vân Phong – Vạn Ninh có một số
cảng nhỏ chủ yếu phục vụ kinh tế địa phương:
14

- Cảng Phú Hội ở Vạn Ninh, tàu 10 tấn có thể cập bến với lượng 100
chiếc/ngày.
- Cảng Chào Tai (Vạn Giã) phục vụ ghe tàu tối đa là 8 tấn, sức chứa 80
chiếc/ngày.
- Cảng Vạn Lương (Đầm Môn) với tàu 8 tấn trọng tải,có sức chứa 50
chiếc/ngày.
- Cảng truyền tải cát ở Đầm Môn có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 3 vạn tấn.
- Cảng ở thôn Mỹ Giang phục vụ cho đóng tàu và chữa tàu
1.1.2.2. Đặc điểm dân cư địa phương
Tổng dân số trên địa bàn huyện: 128.162 dân, mật độ dân số khoảng 229
người/km². Huyện Vạn Ninh có ít khu công nghiệp nên chủ yếu dân cư sinh kế bằng
nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp, thời gian lao động theo mùa vụ. Ước tính
thì thời gian nông nhàn trong toàn vùng khảo sát là 0 – 180 ngày/năm, trung bình
46,9 ngày/ năm. Nghề có số ngày nông nhàn lớn là nông nghiệp (trung bình 53
ngày/năm), giã cào (47 ngày/năm). Nghề bận rộn và hoạt động quanh năm là nghề
nuôi biển, nghề đánh bắt thủy sản trong vịnh.
Bảng 1-1: Tăng dân số tự nhiên qua các năm
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tỷ lệ tăng(‰) 11,8 12 11,4 10,36 9,9 8,91


Tổng thu nhập của các hộ 5,6 – 116 triệu đồng/ hộ/ năm, trung bình 16,8
triệu/hộ/năm. Thu nhập thấp là các hộ làm nông nghiệp, khai thác hải sản trong vịnh
(< 16 triệu/hộ /năm). Thu nhập cao nhất là hộ khai thác hải sản xa bờ, nuôi biển,
nuôi tôm Sú, dịch vụ,
Thu nhập bình quân tính theo đầu người mỗi tháng dao động trong khoảng
250.000–2.400.000đ/khẩu, trung bình 495.000đ/ khẩu. Thu nhập thấp nhất là hộ làm
nông nghiệp, nguyên nhân nghèo là do trồng cây tạp (trồng chuối, cam, đu đủ), trình
độ văn hoá thấp (6/12), đông con (4 con, trong đó 3 con nhỏ đang đi học tiểu
học), Số hộ có bình quân thu nhấp dưới trung bình (< 495.000đ/khẩu/ tháng) là
61,4% TSPĐT.
Thống kê tiện nghi sinh hoạt và điều kiện sống của các hộ cho thấy: Nhà tranh
15

lá chiếm khoảng 24% TSPĐT, nhà trệt không kiên cố 56,6%, nhà kiên cố 19,4%. Số
hộ có xe đạp chiểm 41% TSPĐT, xe gắn máy – 35%, TV – 78%, tủ lạnh – 3,6%,
thuyền máy – 57,8%,
1.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế ở địa phương
Đối với huyện Vạn Ninh nhìn chung nghề khai thác thủy sản ở địa phương là
nghề cá quy mô nhỏ, chủ yếu đánh bắt ven bờ, thời gian đi biển ngắn từ 01 đến 03
ngày. Ngư trường đánh bắt ở Vạn Ninh chủ yếu trong vịnh Vân Phong rộng khoảng
440km
2
, ngoài ra còn khai thác ở biển khơi nhưng không quá 30km. Toàn huyện có
khoảng 3.000 chiếc tàu thuyền các loại, về nghề cá tập thể có 03 hợp tác xã thủy sản
chuyên khai thác nghề đầm Đăng nhưng chỉ khai thác được khoảng 4-5 tháng (từ
tháng 3 đến tháng 7 dương lịch hàng năm). Ngư dân tại đây đánh bắt quanh năm, tùy
theo mùa vụ để sử dụng phương tiện khai thác hợp lý. Một chủ tàu có thể thuần thục
đánh bắt các loại nghề khác nhau như câu, giã cào, vây… tùy thuộc vào từng mùa
vụ. Tổng sản lượng khai thác hàng năm ước đạt từ 8 đến 10 ngàn tấn thủy sản các

loại.
Tuy nhiên trong những năm gần đây kinh tế thủy sản Vạn Ninh đã chuyển dịch
theo hướng chuyển từ khai thác là chính sang nuôi trồng, chuyên về các loại hải sản
có giá trị cao về kinh tế phục vụ xuất khẩu. Giá trị sản lượng của ngành nuôi trồng
thủy sản cũng tăng mạnh, đến năm 2008 đạt gần 400 tỷ đồng. Những năm gần đây,
mặc dù gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh diễn biến phức tạp, vốn đầu tư eo hẹp
nghề nuôi tôm hùm ở Vạn Ninh vẫn có bước phát triển đáng kể. Ðến nay, toàn
huyện có khoảng 2.000 hộ nuôi tôm hùm, sản lượng thu hoạch hằng năm khoảng
300 tấn. Ðây được coi là một trong những thế mạnh về kinh tế của huyện Vạn Ninh.
Ngoài ra, hiện nhiều hộ ngư dân phát triển nuôi ốc hương, song sụn, cá bớp, cá
chẽm góp phần tạo sự đa dạng trong nuôi trồng thủy sản.
Bảng 1-2: Giá trị sản xuất của các ngành. ( đơn vị tính triệu đồng )
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng
Nông nghiệp 91.999 99.045 103.132 97.582 117.256 119.312 628.326
Thủy sản 327.660

334.213

313.416 342.300 314.442 357.929 1.989.960
Công nghiệp

43.120 48.133 57.900 71.343 80.017 102.912 403.425
16


Bảng 1-3. Tốc độ phát triển của các ngành ( năm trước = 100%)
Đơn vị tính %
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Giá trị SX Nông nghiệp 84,8 107,7 104,1 94,6 120 101,7
Giá trị Thủy sản 126,6 102,0 99,8 109,2 91,9 113,8

Giá trị Công nghiệp
TTCN
114,7 111,6 120,3 114,0 121,2 128,6

Qua số liệu thống kê trong vòng 5 năm (từ năm 2005 đến 2010) ta thấy Thủy
sản đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của địa phương thể hiện rõ
nét ở giá trị sản xuất của ngành Thủy sản chiếm gấp đôi giá trị sản xuất của cả hai
lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp cộng lại. Tuy nhiên giá trị thủy sản lại trên đà
sút giảm liên tục từ năm 2005 đến 2009 và chỉ đến năm 2010 thì mới trên đà phục
hồi.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
Tình hình nghiên cứu và quản lý theo hướng phát triển bền vững nghề khai
thác thủy sản trên thế giới.
Sản lượng khai thác hải sản trên toàn thế giới giảm 2% trong giai đoạn 2000 -
2002. Một số quốc gia có sản lượng khai thác giảm nhưng bù lại là sản lượng nuôi
trồng thủy sản tăng. Sản lượng khai thác trên thế giới năm 2002 đạt 93,2 triệu tấn.
Tuy nhiên nếu tính trên đầu người thì lượng thực phẩm khai thác giảm nhẹ từ 10,8kg
(1997) xuống còn 9,8kg (2002) [15].
Theo thống kê của FAO, trong giai đoạn 1970 - 2000 trữ lượng cá giảm từ 10 –
25%. Việc khai thác quá mức vẫn còn diễn ra ở nhiều nước, do đó các chương trình
khôi phục trữ lượng và ngăn chặn việc khai thác quá mức cần phải thực hiện nhanh
chóng ở mỗi quốc gia [15].
FAO thống kê từ 12 trong 16 vùng nghiên cứu cho thấy ít nhất 70% trữ lượng
cá đã bị khai thác hoàn toàn hay khai thác quá mức. Điều này cho thấy chúng ta đã
17

khai thác vượt ngưỡng tối đa và cần có những biện pháp quản lý để hạn chế việc
khai thác nhằm phục hồi nguồn lợi.
Để hướng đến phát triển bền vững có sự tham gia của cộng đồng, thông qua
FAO và Hội nghị thượng đỉnh phát triển bền vững Thế giới tổ chức tại Nam Phi năm

2002, các quốc gia đang xúc tiến mở rộng chính sách và quản lý tập trung vào việc
bảo vệ nguồn lợi và hệ sinh thái. Các vấn đề quản lý quan trọng nhất cần đề cập đến
là ảnh hưởng của nghề cá đến sinh cảnh, quần thể và mối tương tác sinh thái học
cũng như các hoạt động trong đất liền và sự thay đổi khí hậu. Đa số các loại ngư cụ
khai thác không có tính chọn lọc đã làm gia tăng việc loại bỏ các loài khai thác chưa
đạt kích cỡ thương phẩm trên biển. Do việc loại bỏ cá này đã làm gia tăng áp lực
khai thác lên nguồn lợi có thể dẫn đến việc khai thác quá mức, ảnh hưởng tới một số
loài đang có nguy cơ bị đe dọa [15].
Theo báo cáo của Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), hơn 2/3 nguồn lợi hải
sản trên thế giới bị khai thác quá mức. Đến năm 2025, dân số thế giới đạt 9,3 tỷ
người thì nhu cầu thực phẩm thủy sản ngày càng gia tăng. Điều này có thể làm cho
hoạt động nghề cá chuyển sang quy mô lớn hơn và việc sử dụng các ngư cụ hủy diệt
cũng gia tăng nhằm khai thác cá triệt để. Theo chương trình bảo vệ môi trường của
Liên hợp quốc, các phương pháp khai thác hủy diệt là mối đe dọa lớn nhất vì nó
không những làm cho nguồn lợi suy giảm một cách nhanh chóng nhất mà còn tàn
phá hệ sinh thái cần thiết cho sinh trưởng, tồn tại và sinh sản của các loài sinh vật.
Các phương pháp khai thác hủy diệt nguy hiểm nhất phải kể đến là thuốc nổ, chất
độc, xung điện mạnh và một số nghề như lưới kéo đáy, tác hại của nghề lưới kéo đáy
là làm hư hại nền đáy và đe dọa đến đa dạng sinh học.
Khai thác bằng chất độc Cyanua rất phổ biến ở các nước Đông Nam Châu Á.
Các phương pháp khai thác này tập trung vào các loài cá rạn san hô có giá trị kinh tế
cao như: cá Mó (Cheilinus undulatus) và cá Mú chuột (Cromoleptis altevi,
Epinephelus lanceolatus) để bán cho Hồng Kông. Năm 1997 Hồng Kông đã nhập
khẩu khoảng 32.000 tấn cá rạn tươi sống. Trong đó 2 loài cá này đang nằm trong
danh mục những loài quý hiếm đang có nguy cơ đe dọa nằm trong sách đỏ của
IUCN. Mặc dù việc nghiêm cấm khai thác hai loài cá này ở một số quốc gia như
Philippines, Indonesia và Maldives, nhưng các loài cá này vẫn được tìm thấy trên thị
trường Hồng Kông.
18


Khai thác thủy sản cũng là sinh kế chính cho các nước Châu Á. FAO (2002)
ước tính có khoảng 27 triệu người hoạt động trong khai thác thủy sản trên thế giới,
trong đó Châu Á có 22 triệu người.
Trước nguy cơ nguồn lợi suy giảm, hệ sinh thái bị tàn phá. Một số phương
pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi hợp lý đang được áp dụng trên thế giới như sau:
1.2.1. Giảm số lượng tàu thuyền khai thác và chuyển đổi nghề nghiệp
Năm 2004, tổng số tàu thuyền trên thế giới khoảng 4,1 triệu chiếc. Số lượng
thuyền khai thác tập trung nhiều nhất ở Châu Á (85%). Tiếp theo là Châu Âu
(8,9%), Bắc và Trung Mỹ (4,5%) [15]
Trước sự gia tăng số lượng và công suất tàu thuyền, một số nước đã thực hiện
nghiêm túc việc cắt giảm số lượng tàu thuyền dư thừa. Việc giảm số lượng tàu
thuyền công suất lớn là rất cần thiết, tuy nhiên việc khai thác xa bờ luôn luôn đòi hỏi
phải dùng tàu công suất lớn mới đảm bảo an toàn trong điều kiện thời tiết xấu.
Ngoài ra các tàu công suất lớn thì khai thác cá nổi ngoài biển khơi hiệu quả hơn. Do
đó theo dự báo thì số lượng tàu cỡ lớn sẽ gia tăng trong thời gian tới [15].
Tuy nhiên, ở một số nước đang thực hiện chương trình cắt giảm số lượng tàu
cỡ lớn. Trung Quốc đang nỗ lực giảm kích thước thuyền, số lượng người tham gia
khai thác nhằm hạn chế việc khai thác quá mức. Năm 2000, số lượng lao động khai
thác giảm 2% và có khoảng 4% được chuyển qua làm các nghề khác. Trung Quốc cố
gắng loại bỏ một số thuyền cũ, kém hiệu quả và tăng cường tập huấn cho họ về nuôi
trồng thủy sản. Kết quả là số người nuôi trồng thủy sản tăng 6% năm 2002 so với
năm 2000 và nguồn lợi dần được khôi phục.
Xu hướng chuyển đổi lực lượng lao động khai thác sang NTTS cũng được tiến
hành ở nhiều quốc gia khác nhau. Các nước công nghiệp, đặc biệt là Nhật Bản và
một số nước Châu Âu, lực lượng lao động KTHS giảm qua các năm vừa qua. Đây là
kết quả của các chương trình cắt giảm cường lực khai thác và áp dụng khoa học
công nghệ tiên tiến [15].
Năm 2003, một số quốc gia đã giảm một lượng lớn tàu 100 tấn. Nhật Bản là
nước đầu tiên với số lượng giảm là 140 chiếc. Hơn 90% tàu Nhật Bản có công suất
dưới 5 tấn. Số lượng loại này giảm từ giữa năm 1997 – 2000. Đặc biệt số tàu trên 50

tấn giảm 20%.
19

Khối liên minh châu Âu cắt giảm 2% tàu khai thác hàng năm. Số lượng tàu
thuyền của liên minh châu Âu giảm từ 96.000 chiếc (năm 2000) xuống còn 88.701
chiếc (năm 2003). Trong đó 13% là lưới kéo, 6% lưới rùng, 3% lưới rê, 16% câu còn
lại là các nghề khai thác khác.
Theo thống kê của FAO thì tàu khai thác cá ngừ vượt quá công suất cho phép.
Do đó việc đóng tàu công suất lớn cần phải tạm ngưng, đồng thời di chuyển một số
tàu khai thác xa bờ vào vùng ven bờ [15].
Iceland giảm 8% lượng tàu khai thác năm 2002 và 10% trong 5 năm trước đó.
Ở Nauy có 9.569 chiếc tàu khai thác đăng ký đến thời điểm tháng 12/2002. So
với năm 2000 thì số lượng tàu đã giảm 48% [15].
Như vậy việc cắt giảm số lượng tàu thuyền đã góp phần đáng kể đến việc khôi
phục nguồn lợi ở một số quốc gia.
1.2.2. Áp dụng các mô hình toán trong quản lý khai thác thủy sản.
Cùng với sự gia tăng số lượng tàu thuyền một cách nhanh chóng, một số mô
hình toán về quản lý nguồn lợi đã được sử dụng nhằm quản lý nguồn lợi thủy sản.
Các mô hình này là sự kết hợp giữa sinh học và kinh tế (Hannesson, 1978). Sự phát
triển mô hình động học quần thể của Beverton và Holt (1957) đã góp phần quan
trọng trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Trong các mô hình này có sự kết hợp kinh tế – xã hội và nguồn lợi tự nhiên đã
đưa đến khái niệm mới trong nghiên cứu nguồn lợi: mô hình kinh tế sinh học. Mô
hình động học quần thể của Beverton và Holt, Gordon Schaefer và Fox là những mô
hình đang được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế thủy sản, đặc biệt là đối với
các nước nhiệt đới, nơi có nghề cá đa loài khó dự báo trữ lượng chính xác (Gordon,
1954). Các mô hình cho phép tính toán hiệu quả kinh tế và sinh học trong thủy sản,
khả năng dự báo, lập kế hoạch và điều chỉnh số lượng tàu thuyền cũng như cường
lực một cách tốt hơn.
1.2.3. Áp dụng hệ thống quản lý nghề cá có trách nhiệm.

Mặc dù việc khai thác quá mức ở Châu Âu được xem xét trong hơn 20 năm
qua, nhưng Liên minh Châu Âu chưa thực hiện thành công quản lý thủy sản bền
vững. Nhà nước hỗ trợ hàng triệu Euro vào ngành công nghiệp khai thác làm cho số
20

lượng tàu công suất lớn gia tăng rất nhanh. Việc xây dựng hệ thống quản lý mới là
giảm số lượng tàu thuyền và nâng cao trách nhiệm giữa những người quản lý và
người dân trong việc khôi phục nguồn lợi và hệ thống này cần phải khẩn trương thực
hiện nhanh chóng [24].
Hệ thống quản lý mới là chuyển quyền khai thác có trách nhiệm cho người
dân, trong đó mọi người dân xem nguồn lợi thủy sản là tài sản chung của mọi người
và cần phải được bảo vệ. Với hệ thống quản lý này cho thấy có những thành công
lớn trong việc bảo vệ và phục hồi nguồn lợi. Các thành viên EU đã thực hiện hiệu
quả việc khôi phục trữ lượng, giảm áp lực khai thác và đem lại lợi ích kinh tế cao
cho ngành công nghiệp khai thác của mình
Từ 1990, số lượng tàu thuyền thuộc khối EU gia tăng một cách nhanh chóng.
Dựa trên số liệu thống kê, EU dự báo số tàu thuyền khai thác ở EU cao hơn 40% so
với đăng ký thực tế. Kết quả là khai thác quá mức và nguồn lợi bị suy giảm. Đầu
những năm 1990, EU đã thỏa thuận hiệp định cơ bản về khai thác hạn ngạch, giới
hạn cường lực khai thác và xây dựng các khu bảo tồn biển. Theo Hiệp định này,
nghề khai thác phải được quản lý sao cho trữ lượng nguồn lợi hiện có phải cân bằng
với tốc độ tử vong của từng loài. Thế nhưng theo Hội đồng bảo vệ môi trường biển
Đông Bắc Đại Tây Dương thì 2/3 trữ lượng cá ở vùng này vẫn không được quản lý
một cách bền vững [15].
1.2.4. Áp dụng hệ thống quản lý khai thác theo hạn ngạch.
Đầu những năm 1980, do nguồn lợi thủy sản ngày càng ít trong khi đó số
lượng thuyền khai thác quá nhiều. Ngành công nghiệp khai thác Newzealand và
Chính phủ nước này nhận thấy rằng cần phải có một hệ thống quản lý mới trong
khai thác hải sản. Vào tháng 10/1986, sau 2 năm lập kế hoạch và thẩm định, hệ
thống quản lý theo hạn ngạch được áp dụng. Nguyên tắc của khai thác hạn ngạch là

các cá nhân hay công ty đăng ký sẽ được quyền khai thác với một số lượng nhất
định của một loài nào đó. Hạn ngạch đã trở thành một dạng tài sản có thể cho thuê,
mua, bán hoặc chuyển nhượng.
Hàng năm các nhà khoa học và ngành khai thác sẽ cùng nhau đánh giá trữ
lượng của từng loài. Sau đó quy định hạn ngạch cho phép khai thác cho ngư dân và
các công ty. Khi đã đủ hạn ngạch các các nhân hay công ty phải dừng và mua hạn
21

ngạch của người khác. Theo lý thuyết không ai cho phép khai thác vượt hạn ngạch
của mình và tổng lượng khai thác không vượt quá tổng hạn ngạch cho phép. Tuy
nhiên trong thực tế, sản lượng khai thác thường lớn hơn hạn ngạch cho phép. Những
trường hợp này phải nộp phạt hoặc phải trả tiền thuế rất cao cho phần sản lượng
vượt quá hạn ngạch cho phép.
Theo sau hệ thống quản lý bằng hạn ngạch, trong những thập niên vừa qua, có
nhiều Quốc gia áp dụng hệ thống quản lý định mức khai thác cá nhân. Thông qua
quy định này người dân có thể chuyển nhượng, bán hoặc cho thuê như tài sản cá
nhân của mình. Nhiều Quốc gia đã áp dụng thành công hệ thống quản lý này như:
Canada, Australia, Chilê, Mỹ…và kết quả có nhiều dẫn chứng cho thấy trữ lượng đã
được hồi phục.
Các nghiên cứu về hệ thống quản lý theo hạn ngạch của Newzealand cho thấy
giá trị quyền chuyển nhượng quyền khai thác đã được nâng cao. Trữ lượng đã được
hồi phục ở nhiều vùng khác nhau, trữ lượng quần thể đã ổn định và một số loài có
biểu hiện gia tăng.
Trữ lượng ổn định cũng được thấy ở Hà Lan khi áp dụng hệ thống quản lý theo
hạn ngạch. Nhờ áp dụng hệ thống này, giá trị sản lượng khai thác trên một đơn vị
thuyền ở biển Bắc năm 1998 tăng 33 lần so với 15 năm trước. Ở Iceland, tổng giá trị
hạn ngạch khai thác năm 2000 tăng gấp 20 lần so với năm 1984. Sản lượng khai thác
hàng năm của Iceland tăng hơn 4% so với trước đây (chỉ 2,8%) (1974-1995). Lợi
nhuận công nghiệp khai thác của Iceland tăng 10 lần từ 1984 – 1996.
Trải qua 30 năm sau nghề khai thác tự do, nghề khai thác của Nauy đã được

quản lý bằng việc đăng ký định mức khai thác nhằm ngăn chặn việc khai thác quá
mức và suy giảm nguồn lợi. Sự di chuyển của một số loài cá đến vùng địa phận quốc
tế làm cho áp lực khai thác của nhiều quốc gia ở vùng này gia tăng. Do đó việc thực
hiện hiệp định khai thác quốc tế bảo vệ nguồn lợi hải sản là rất cần thiết. Nauy có
truyền thống lâu đời về hợp tác quốc tế khai thác hải sản. Nauy đã ký hiệp định thủy
sản với nhiều quốc gia. Năm 1995, Hiệp định Liên hợp quốc về bảo vệ nguồn lợi và
trữ lượng cá di cư là bước đi đúng hướng và họ đã chú trọng đến việc thực hiện hiệp
định này.
Mục tiêu của Nauy là bảo vệ và hồi phục nguồn lợi cá để khai thác bền vững
hàng năm theo định mức dựa vào nghề cá có trách nhiệm. Để thực hiện thành công,
22

Chính phủ Nauy đã đầu tư rất nhiều nghiên cứu về đánh gái trữ lượng cá. Nauy đang
cố gắng trở thành quốc gia hàng đầu về công nghệ khai thác thủy sản. Chính vì thế,
nghề cá Nauy đứng thứ 2 sau ngành dầu khí của nước này.
Năm 1981, ở châu Á, chính sách đăng ký thuyền khai thác bắt đầu ở Malaysia.
Theo chính sách này thì kích thước thuyền, loại ngư cụ và vùng khai thác phải được
đăng ký. Việc hạn chế người khai thác dựa vào hệ thống hạn ngạch một khi nguồn
lợi có nguy cơ suy giảm. Đối với các tàu khai thác truyền thống thì hoạt động trong
vùng 5 hải lý (loại A), các tàu lưới kéo và lưới rùng có công suất <40cv thì khai thác
trong vùng 5 – 12 hải lý (loại B), các tàu lưới kéo có công suất <70cv thì được khai
thác trong vùng từ 12 – 30 hải lý (loại C). Ngoài 30 hải lý thì cho phép tất cả các tàu
thuyền được khai thác.
Trong thực tế, hệ thống quản lý khai thác theo hạn ngạch còn tồn tại một số
nhược điểm sau: khai thác hạn ngạch chỉ tốt khi chúng ta có đầy đủ cơ sở dữ liệu về
trữ lượng đàn cá, tốc độ hồi phục quần thể, tỷ lệ tử vong và mức đe dọa sinh thái.
Tuy nhiên hầu hết chúng ta không có dữ liệu chính xác như vậy và hạn ngạch chỉ
mang tính dự báo khoa học. Khoảng 15% trữ lượng cá chúng ta không có đầy đủ dữ
liệu. Hầu hết các nghiên cứu về trữ lượng chỉ tập trung đánh giá đơn loài mà bỏ qua
tác động đa loài.

Ngoài ra trong quản lý khai thác theo hạn ngạch không đề cập đến bảo vệ sinh
cảnh, đa dạng sinh học và ngư cụ mang tính hủy diệt, do đó một số lượng lớn cá đã
bị vứt ra biển trước khi tàu vào bờ do vấn đề hạn ngạch.
Như vậy khai thác theo hạn ngạch không thể đảm bảo tính bền vững, mặc dù
nó đã có những cải thiện tốt về nguồn lợi. Vì vậy chúng ta cần có những giải pháp
quản lý khác phù hợp hơn với nghề cá Việt Nam.
1.2.5. Hệ thống quản lý thủy sản ở các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Các vùng ven biển và nông thôn Châu Á thường nghèo, KTHS là sinh kế quan
trọng của họ. Có khoảng 22 triệu người Châu Á có mức sống thấp hơn 1USD/ngày
phụ thuộc vào nghề cá. Do đó nếu có biện pháp quản lý tốt nguồn lợi thủy sản sẽ
nâng cao thu nhập cho những người sống ven biển. Sản lượng KTHS ở châu Á
chiếm 90% so với tổng sản lượng khai thác trên thế giới [15].
23

Các đánh giá cho thấy nguồn lợi thủy sản trong khu vực châu Á đang có nguy
cơ suy giảm trầm trọng, khai thác quá mức đang xảy ra trong khu vực. Điều này cho
thấy chưa có biện pháp quản lý khai thác hiệu quả trong vùng. Do đó các nước trong
vùng cần phải thiết lập các chương trình bảo vệ để khôi phục nguồn lợi bằng cách
giảm số lượng tàu thuyền và cường lực khai thác. Các chiến lược cần phải thực hiện
ở cấp quốc gia và tập trung vào phát triển hệ thống quyền khai thác theo định mức.
Năm 1998, Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã phát
triển kế hoạch chiến lược để đánh giá hoạt động trong vùng trong vòng 30 năm. Kế
hoạch chiến lược của SEAFDEC là giúp đỡ các nước thành viên để thực hiện quản
lý nghề cá bền vững. Mục tiêu của kế hoạch là: (1) thực hiện các biện pháp kỹ thuật
để xác định chính sách và quyền ưu tiên trong vùng, (2) xúc tiến hợp tác thực hiện
chính sách gần gũi hơn nữa giữa các nước thành viên ASEAN. Theo kế hoạch chiến
lược này, các mục tiêu này đã đem lại hiệu quả cao giữa các nước thành viên.
Một trong những thành tựu đạt được là xây dựng mã số cho nghề cá có trách
nhiệm (CCRF) với sự hợp tác của FAO. CCRF đã xây dựng các nguyên tắc và tiêu
chuẩn quốc tế cho nghề cá có trách nhiệm để đảm bảo việc khai thác nguồn lợi thủy

sản một cách bền vững.
SEAFDEC đã xuất bản nhiều bản hướng dẫn về quản lý nghề cá (2003), khai
thác thủy sản (2000) và các phương pháp bảo quản và chế biến sau thu hoạch. Ngoài
ra, SEAFDEC cũng ban hành một số quy định như: quy định buôn bán thủy sản, các
chỉ số bền vững nghề cá, nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, thống kê
nghề cá, các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (HACCP) và danh mục loài nguy
cơ, đe dọa và tuyệt chủng (CITES).
Theo sau kế hoạch chiến lược của SEAFDEC thì nhóm tư vấn thủy sản giữa
các nước ASEAN và SEAFDEC được hình thành năm 1998 nhằm xúc tiến trao đổi
hàng năm về các quy định, chính sách giữa các nước ASEAN và SEAFDEC. Các
chương trình hành động của SEAFDEC bao gồm các chương trình về quản lý thủy
sản, chương trình nuôi trồng thủy sản, chương trình quản lý chất lượng vệ sinh an
toàn và thú y thủy sản.
Với các chính sách quản lý cấp toàn cầu, khu vực và cấp quốc gia; một số nước
trên thế giới đã và đang phát triển nghề cá trên cơ sở bền vững; và Việt Nam cũng
đang có rất nhiều nỗ lực nhằm quản lý nghề khai thác một cách bền vững. Để nỗ lực
24

này được thực thi một cách có hiệu quả, cần có những giải pháp phù hợp và một hệ
thống quản lý năng động cũng như có trách nhiệm. Và hơn nữa sự thực thi các giải
pháp này cần phải được tiến hành đồng bộ từ trên xuống dưới, từ Trung ương xuống
địa phương và đặc biệt là cộng đồng ngư dân ven biển.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Vấn đề phát triển bền vững cho nghề khai thác hải sản nói riêng và ngành Thuỷ
sản nói chung chỉ mới được đề cập trong một vài năm trở lại đây. Phát triển bền
vững nói chung đã trở thành quan điểm và mục tiêu của Đảng và chính sách của Nhà
nước. Thể chế hóa phát triển bền vững bằng văn bản luật trong các chỉ thị, Nghị
quyết; Quyết định của các cấp chính quyền nhà nước như: Chỉ thị số 36/CT-TW của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1998), Nghị quyết số 41/NQ-TW của

Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường (2004). Đặc biệt, ngày 17 tháng 8 năm 2004, Thủ
tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 153/2004/QĐ -TTg ban hành Định hướng
chiến lược PTBV ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Trong đó,
thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế được xác định cần phải ưu tiên nhằm
PTBV.
Đã có một số nghiên cứu bước đầu về PTBV nghề khai thác và bảo vệ nguồn
lợi hải sản ở Việt Nam nói chung. Một số mô hình quản lý nguồn lợi có sự tham gia
của cộng đồng cũng đã được tiến hành thí điểm tại một số địa phương như: Dự án
Bảo tồn biển Rạn Trào tại huyện Vạn Ninh do IMA tài trợ; Dự án Bảo tồn sinh vật
biển ở Hòn Mun tại Vịnh Nha Trang; Dự án quản lý nguồn lợi có sự tham gia của
cộng đồng tại Phù Long - Cát Bà - Hải Phòng. Qua nhiều Hội thảo khoa học đều
cho rằng mô hình đồng quản lý nghề cá tỏ rõ có khả năng thực hiện mô hình quản lý
nghề cá bền vững ở Việt Nam. Thành phố Nha Trang có mô hình quản lý Hòn Mun
đang là điểm sáng trong cả nước.
Giải pháp nhằm giảm số lượng tàu thuyền công suất nhỏ khai thác ở vùng biển
gần bờ, đầu tư các tàu thuyền có công suất lớn khai thác ở những vùng biển xa bờ đã
được chú trọng thông qua Chương trình vay vốn ưu đãi đóng tàu khai thác hải sản xa
bờ của Chính phủ thực hiện từ năm 1997. Nhưng hiệu quả chưa đạt được theo
mong muốn, đặc biệt số lượng tàu thuyền nhỏ vẫn có xu hướng gia tăng và hiệu quả
25

kinh tế của nhiều đội tàu xa bờ còn thấp.
Các giải pháp nhằm quản lý số lượng tàu thuyền cũng đã được thực hiện thông
qua việc đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền. Tuy nhiên, khi có Quyết định 289/QĐ-TTg
ngày 18/3/2008 về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ
thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân thì số tàu thuyền của tỉnh
Khánh Hòa tăng lên đột biến từ hơn 6.300 chiếc (cuối năm 2007) tăng lên hơn
13.000 chiếc (cuối năm 2009).
Luật Thuỷ sản (năm 2003) và các văn bản dưới Luật ra đời nhằm quản lý các
hoạt động thuỷ sản, trong đó có việc quản lý khai thác thuỷ sản. Tuy nhiên Luật

cũng như các biện pháp cấm và hạn chế các nghề khai thác gây xâm hại nguồn lợi
chưa thực sự đi vào cuộc sống vì chưa có các giải pháp quản lý và các chính sách
đồng bộ nhằm tạo sinh kế cho người dân.
Tại tỉnh Khánh Hòa và một số tỉnh trong nước cũng đã có các giải pháp nhằm
giảm áp lực khai thác và tạo sinh kế cho cộng đồng như:
- Năm 1999, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có biện pháp chỉ đạo trong việc
chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân làm các nghề: Lưới kéo, xiệp điện trong đầm
Nha Phu sang nuôi vẹm xanh và ương tôm hùm giống đã thu được kết quả bước đầu
khả quan.
- Dự án thí điểm khu bảo tồn biển Hòn Mun, Khánh Hòa; Dự án thí điểm khu
bảo tồn biển Rạn Trào, Vạn Ninh, Khánh Hòa; Dự án quy hoạch tổng thể quản lý
khai thác thủy sản đầm phá Thừa Thiên Huế; Dự án quản lý nguồn lợi thủy sản ven
bờ dựa vào cộng đồng, khu bảo tồn nguồn lợi Phù Long; Dự án xây dựng mô hình
phát triển bền vững ngành thủy sản tại Cát Bà, Hải Phòng; Dự án quản lý tổng hợp
vùng bờ vịnh Hạ Long Tuy nhiên hiệu quả của các hoạt động này đưa lại còn quá ít
ỏi so với yêu cầu bức thiết của thực tế đặt ra.
- Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Hải sản (Dự án ALMRV), tỷ lệ cá
tạp trong thành phần sản lượng khai thác của các nghề khai thác hải sản ven bờ như
te xiệp, lưới rùng, lưới kéo ven bờ chiếm tới 70÷90%. Rõ ràng sự hoạt động của các
nghề khai thác ven bờ mang lại tác hại không nhỏ đối với nguồn lợi hải sản.
- Viện Nghiên cứu hải sản Hải Phòng liên tục trong nhiều năm nghiên cứu đã
có được những con số dự báo tiềm năng nguồn lợi hải sản và khả năng đánh bắt tại
các khu vực biển trong cả nước. Dựa vào dự báo đó hàng loạt quy hoạch khai thác

×