Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

hoàn thiện công tác quản lý tài chính của viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.69 KB, 106 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




ĐẶNG MINH CHÂU





HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I



LUẬN VĂN THẠC SĨ














Nha Trang - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



ĐẶNG MINH CHÂU




HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số : 60.34.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HIỂN






Nha Trang - 2012


i
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2
5. Ý nghĩa của đề tài 2
6. Kết cấu của luận văn 2
Chƣơng 1 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC TỔ CHỨC KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP 3
1.1. Tổng quan về tổ chức khoa học và công nghệ công lập 3
1.1.1. Khái niệm và cách phân loại tổ chức khoa học và công nghệ 3
1.1.1.1. Khái niệm. 3
1.1.1.2. Cách phân loại tổ chức khoa học và công nghệ 3
1.1.2. Vai trò của tổ chức khoa học và công nghệ trong nền kinh tế quốc dân. 4
1.1.3. Đặc điểm hoạt động của các tổ chức KHCN công lập. 5
1.2. Công tác quản lý tài chính ở các tổ chức KHCN 6
1.2.1. Nội dung của công tác quản lý tài chính 6
1.2.1.1. Khái niệm quản lý tài chính 6
1.2.1.2. Nguồn tài chính: 7
1.2.1.3. Các nội dung chi 7

1.2.1.4. Đặc điểm quản lý tài chính của các tổ chức KHCN 9
1.2.1.5. Cơ chế quản lý tài chính của các tổ chức KHCN 10
1.2.1.6. Công tác kế hoạch tài chính của các tổ chức KHCN 12
1.2.1.7. Công tác tổ chức hạch toán kế toán tại các tổ chức KHCN 13
1.2.1.8. Công tác đầu tư và quản lý tài sản của tổ chức KHCN 13


ii
1.3. Sự cần thiết phải tăng cƣờng công tác quản lý nguồn tài chính trong tổ chức
khoa học và công nghệ công lập 15
1.4. Những kinh nghiệm trong quản lý và phát triển của các tổ chức KHCN trong
nƣớc và quốc tế. 16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 22
Chƣơng 2 23
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA VIỆN NGHIÊN
CỨU NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN I 23
2.1. Khái quát về Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I 23
2.1.1. Mô hình tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ của Viện NCNTTS1 23
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của Viện NCNTTS1 24
2.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Viện NCNTTS1 26
2.2.1. Các văn bản pháp quy chính liên quan đến công tác quản lý tài chính của
Viện NCNTTS1 26
2.2.2. Thực trạng các nguồn thu của Viện NCNTTS1 27
2.2.2.1. Các nguồn thu của Viện NCNTTS1 27
2.2.2.2. Cơ cấu các nguồn thu của Viện NCNTTS1 28
2.2.3. Thực trạng các nội dung chi tại Viện NCNTTS1 38
2.2.3.1. Các nội dung chi tại Viện NCNTTS1 38
2.2.3.2 Cơ cấu chi của Viện NCNTTS1 43
2.2.4 Thực trạng công tác quản lý và sử dụng tài sản của Viện NCNTTS1 55
2.2.5. Thực trạng về công tác kế toán - tài chính của Viện NCNTTS1 59

2.2.5.1. Tổ chức bộ máy tài chính kế toán của Viện NCNTTS1 59
2.2.5.2 Lập, thẩm tra và phê duyệt kinh phí tại Viện NCNTTS1 60
2.2.5.3 Cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp III (Phân Viện,
Trung tâm thuộc Viện) 61
2.2.5.4. Năng lực đội ngũ làm công tác tài chính kế toán của Viện NCNTTS1 62
2.3. Nhận xét chung 63
2.3.1. Những kết quả đạt được 63


iii
2.3.2. Những hạn chế 65
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 69
Chƣơng 3 70
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN I 70
3.1. Định hƣớng phát triển của Viện NCNTTS1 trong những năm tới 70
3.1.1. Nghiên cứu 70
3.1.2. Phát triển 72
3.1.3. Dịch vụ 73
3.1.4. Tài chính 74
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Viện NCNTTS 1 75
3.2.1. Giải pháp về cơ chế tài chính 75
3.2.1.1. Tăng cường nguồn kinh phí 75
3.2.1.2. Chi trả lương cho cán bộ viên chức 75
3.2.1.3. Tăng cường khả năng đóng góp của các Trung tâm trực thuộc Viện 80
3.2.2. Đẩy mạnh công tác quản lý tài chính, tài sản 80
3.2.2.1. Công tác quản lý tài chính 80
3.2.2.2. Công tác quản lý và sử dụng tài sản. 81
3.2.3. Kiện toàn, nâng cao năng lực và vai trò của công tác kế toán tài chính. 81
3.2.4. Tăng cường phân cấp và giám sát các đơn vị trực thuộc. 82

3.2.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hoá trong quản lý tài
chính. 83
3.3. Các kiến nghị 84
3.3.1. Công tác nghiên cứu Khoa học và quản lý các đề tài, dự án KHCN 86
3.3.1.1. Nhiệm vụ thường xuyên giao trực tiếp 86
3.3.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đề nghị giao trực tiếp 88
3.3.2. Cơ chế quản lý kinh phí các đề tài, dự án 90
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 94


iv
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96


v
Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Thực trạng nhân lực Viện NCNTTS1 đến thời điểm 31/12/2011 25
Bảng 2.2: Nguồn tài chính của Viện NCNTTS1 năm 2008 - 2011 29
Bảng 2.3: Nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp của Viện NCNTTS1 năm 2008-2011 32
Bảng 2.4: Nguồn viện trợ, liên doanh, liên kết của Viện NCNTTS1 năm 2008-2011 . 35
Bảng 2.5: Nguồn thu SXKD của Viện NCNTTS1 từ năm 2008 – 2011 37
Bảng 2.6: Cơ cấu chi của Viện NCNTTS1 từ năm 2008-2011 44
Bảng 2.7: Cơ cấu chi thƣờng xuyên của Viện NCNTTS1 năm 2008-2011 47
Bảng 2.8: Kết quả tiết kiệm chi thƣờng xuyên của Viện NCNTTS1 năm 2008-2011 . 50
Bảng 2.9: Cơ cấu chi viện trợ, liên doanh, liên kết của Viện NCNTTS1 năm 2008-
2009 51
Bảng 2.10: Tình hình trích lập các quỹ của Viện NCNTTS1 năm 2008-2011 53
Bảng 2.11: Tình hình sử dụng các quỹ của Viện NCNTTS1 năm 2008-2011 54
Bảng 3.1: Lƣơng cơ bản 76

Bảng 3.2: Lƣơng công việc của khối khoa học và nghiệp vụ 77
Bảng 3.3: Lƣơng của khối phục vụ 79
Bảng 3.4: Phụ cấp trách nhiệm 79
Bảng 3.5. Tóm tắt các nhiệm vụ thƣờng xuyên đề nghị Bộ giao trực tiếp cho Viện 87
Bảng 3.6: Một số đề xuất đề nghị thay đổi 91



vi
Danh mục các hình

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I 24
Sơ đồ quản lý tài chính của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I 59




1
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I (Viện NCNTTS1) là tổ chức khoa học và
công nghệ công lập thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng nghiên
cứu khoa học và công nghệ thuỷ sản, bao gồm: Nghiên cứu các vấn đề về giống, nuôi
trồng, bệnh, môi trƣờng thuỷ sản; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản nội địa và ven
biển; công nghệ sau thu hoạch; nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới vào sản
xuất. Nhằm thực hiện nhiệm vụ của mình, Viện đã thành lập các Trung tâm, Phân Viện
nằm rải rác trên một số tỉnh của Miền Bắc. Một nguồn tài chính đảm bảo, một sự quản
lý phù hợp, sử dụng có hiệu quả là một vấn đề hết sức quan trọng. Hiện tại, cơ chế quản
lý tài chính đối với các tổ chức KHCN nói chung và Viện NCNTTS1 nói riêng còn

nhiều bất cập. Do vậy hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Viện NCNTTS1 là một
vấn đề hết sức cấp bách đặt ra hiện nay. Để có thể áp dụng một cách hiệu quả các quy
định cho việc quản lý tài chính giữa Viện và các Trung tâm trực thuộc Viện, đồng thời
giúp Viện có đủ sức mạnh tài chính vững vàng thực hiện chuyển đổi thành Tổ chức
khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí thì việc "Hoàn thiện công tác quản lý tài
chính của Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I" là rất cần thiết.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về công tác quản lý tài chính trong các tổ chức
khoa học và công nghệ công lập.
Phản ánh thực trạng về công tác quản lý tài chính tại Viện NCNT thuỷ sản I, rút
ra ƣu, nhƣợc điểm và đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài
chính trong đơn vị.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng: Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là công tác quản lý tài chính tại
Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực tế công tác quản lý tài
chính tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I


2
- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2008 – 2011.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính : Quan sát, điều tra, phân tích
tổng hợp số liệu để phân tích thực tiễn công tác quản lý tài chính tại Viện nghiên cứu
nuôi trồng thuỷ sản I.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa về học thuật: Kết quả nghiên cứu của luận văn đánh giá kết quả quá
trình học tập của bản thân. Nghiên cứu lý luận, chính sách về tài chính trong tổ chức
KHCN công lập.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho
bản thân trong công việc hàng ngày. Có thể làm tài liệu tham khảo cho bạn bè, đồng
nghiệp.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, trang mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục biểu, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về quản lý tài chính của các tổ chức KHCN công
lập.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Viện nghiên cứu nuôi trồng
thuỷ sản I.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Viện nghiên cứu
nuôi trồng thuỷ sản I.











3
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC TỔ CHỨC
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP

1.1. Tổng quan về tổ chức khoa học và công nghệ công lập
1.1.1. Khái niệm và cách phân loại tổ chức khoa học và công nghệ

1.1.1.1. Khái niệm.
Theo Thông tƣ liên tịch Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài Chính - Bộ Nội Vụ
số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 5 tháng 6 năm 2006 hƣớng dẫn thực hiện
Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 của Chính Phủ quy định cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập thì tổ
chức khoa học và công nghệ công lập đƣợc xác định bởi các tiêu thức sau:
Là các đơn vị do cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định thành lập.
Hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa
học và công nghệ.
Nhà nƣớc đầu tƣ cơ sở vật chất, đảm bảo một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt
động thƣờng xuyên để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đƣợc giao.
Có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
1.1.1.2. Cách phân loại tổ chức khoa học và công nghệ
1. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ khoa
học và công nghệ tự bảo đảm kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, trong hai hình thức sau
đây:
a) Tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thƣờng xuyên
(gọi tắt là tổ chức tự trang trải kinh phí);
b) Doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
2. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ khoa
học và công nghệ chƣa tự bảo đảm kinh phí hoạt động thƣờng xuyên.
3. Tổ chức nghiên cứu khoa học hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên
cứu chiến lƣợc, chính sách phục vụ quản lý nhà nƣớc đƣợc ngân sách nhà nƣớc bảo đảm
kinh phí hoạt động thƣờng xuyên theo nhiệm vụ đƣợc giao.


4


1.1.2. Vai trò của tổ chức khoa học và công nghệ trong nền kinh tế quốc dân.

Trong thời đại ngày nay, có lẽ không còn ai không nhận thức đƣợc rằng khoa học
và công nghệ có vai trò rất quan trọng về nhiều mặt đối với sự phát triển của đất nƣớc.
Khoa học và công nghệ là cái không thể thiếu đƣợc trong đời sống kinh tế – văn hoá của
một quốc gia. Vai trò này của khoa học và công nghệ càng trở lên đặc biệt quan trọng
đối với nƣớc ta đang trên con đƣờng rút ngắn giai đoạn phát triển để sớm trở thành một
xã hội hiện đại. Ngay từ khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới đất nƣớc, Đảng ta đã
xác định khoa học và công nghệ giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển lực lƣợng sản
xuất và nâng cao trình độ quản lý, bảo đảm chất lƣợng và tốc độ phát triển của nền kinh
tế. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc vì mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh xã hội công
bằng, văn minh, khoa học và công nghệ phải trở thành “quốc sách hàng đầu”.
Nƣớc ta đang bƣớc vào một thời kỳ phát triển mới- thời kỳ đẩy mạnh CNH-
HĐH. Nghị quyết Trung ƣơng hai của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII đã
xác định rõ : “CNH- HĐH đất nƣớc phải bằng và dựa vào khoa học và công nghệ”;
“Khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho CNH- HĐH”. Chỉ
bằng con đƣờng CNH- HĐH, phát triển khoa học và công nghệ mới có thể đƣa nƣớc ta
từ nghèo nàn lạc hậu trở thành một nƣớc giàu mạnh văn minh. Việc đƣa khoa học và
công nghệ, trƣớc hết là phổ cập những tri thức khoa học và công nghê cần thiết vào sản
xuất và đời sống xã hội là một nhu cầu cấp thiết của xã hội ta hiện nay.
Với tầm quan trọng của khoa học công nghệ trong công cuộc phát triển đất nƣớc
hiện nay thì vai trò của các tổ chức khoa học và công nghệ trong nền kinh tế quốc dân
càng quan trọng hơn. Với vai trò là tổ chức thực hiện các chức năng khoa học công nghệ
của đất nƣớc từ lĩnh vực nghiên cứu sáng tạo, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, cải tiến
công nghệ,… trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của nhà nƣớc thì các tổ chức khoa
học và công nghệ là thành tố chính góp phần nên sự thành công của nền khoa học –
công nghệ nƣớc nhà.


5
Trong thời gian qua cơ chế chính sách đối với lĩnh vực khoa học công nghệ đã
có nhiều chuyến biến, từng bƣớc tạo điều kiện cho các tổ chức KHCN nâng cao chất

lƣợng và hiệu quả hoạt động.

1.1.3. Đặc điểm hoạt động của các tổ chức KHCN công lập.
- Căn cứ vào định hƣớng ƣu tiên phát triển khoa học và công nghệ của Nhà
nƣớc, nhu cầu của xã hội, nhu cầu của doanh nghiệp, chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực
hoạt động của mình, các tổ chức khoa học và công nghệ tự xác định nhiệm vụ khoa học
và công nghệ và biện pháp tổ chức thực hiện.
- Căn cứ vào danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và
Công nghệ, các Bộ, ngành và địa phƣơng công bố hàng năm, các tổ chức khoa học và
công nghệ tự quyết định việc tham gia tuyển chọn, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ khoa
học và công nghệ của Nhà nƣớc và biện pháp tổ chức thực hiện.
- Các tổ chức khoa học và công nghệ tự quyết định biện pháp tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nƣớc giao hoặc đặt hàng, đảm
bảo chất lƣợng và tiến độ theo yêu cầu.
- Các tổ chức khoa học và công nghệ đƣợc quyền:
+ Ký hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, dịch vụ khoa học
và công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; hợp tác với các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nƣớc để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ.
+ Trực tiếp quyết định việc mời chuyên gia, các nhà khoa học nƣớc ngoài vào
Việt Nam và cử cán bộ ra nƣớc ngoài công tác.
+ Quyết định việc đầu tƣ phát triển từ vốn vay, vốn huy động các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nƣớc, từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của tổ chức khoa học
và công nghệ.
Ngoài các đặc điểm nêu trên, các tổ chức khoa học và công nghệ đƣợc thực hiện
các quyền sau đây:
1. Sản xuất, kinh doanh hàng hoá, thực hiện các dịch vụ thuộc lĩnh vực hoạt động
chuyên môn của tổ chức khoa học và công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của
pháp luật; đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.



6
2. Liên doanh, liên kết sản xuất với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nƣớc.
3. Xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp công nghệ và sản phẩm hàng hóa thuộc lĩnh
vực hoạt động chuyên môn của tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp
luật.

4. Tham gia đấu thầu thực hiện các hợp đồng sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch
vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của tổ chức khoa học và công nghệ.
Do vậy, nguồn tài chính của các tổ chức khoa học và công nghệ không chỉ có từ
kinh phí NSNN cấp mà còn từ nguồn liên doanh, liên kết, hoạt động SXKD, dịch vụ
khác.
- Tổ chức khoa học và công nghệ chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản
(Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố). Đồng thời chịu sự quản lý về mặt chuyên
môn của các Bộ, ngành chức năng quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực nghiên cứu của mình.
Nhƣ vậy, hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ chịu sự quản lý của nhiều
cấp quản lý với mối quan hệ đan xen, phức tạp ảnh hƣởng đến cơ chế quản lý của đơn
vị.
1.2. Công tác quản lý tài chính ở các tổ chức KHCN
1.2.1. Nội dung của công tác quản lý tài chính
1.2.1.1. Khái niệm quản lý tài chính
Quản lý tài chính là một nội dung cụ thể của khoa học quản lý nói chung. Quản
lý tài chính là sự tác động có mục đích thông qua các tổ chức, công cụ và phƣơng pháp
nhất định nhằm điều chỉnh quá trình tạo lập và sử dụng của các nguồn lực tài chính.
Quản lý tài chính có thể khái quát đó là hệ thống các nguyên tắc, luật định, chính
sách, chế độ về quản lý tài chính và mối quan hệ tài chính giữa các đơn vị dự toán các
cấp với cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý Nhà nƣớc.
Quản lý tài chính còn là mối quan hệ tài chính theo phân cấp:
+ Giữa Chính phủ (Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tƣ) với các Bộ, ngành, các
địa phƣơng.
+ Giữa Bộ chủ quản, Bộ quản lý ngành với các đơn vị trực thuộc ở trung ƣơng;

giữa UBND tỉnh với các đơn vị địa phƣơng.


7
+ Giữa các đơn vị sự nghiệp, cơ quan quản lý nhà nƣớc với các bộ phận, đơn vị
dự toán trực thuộc.
1.2.1.2. Nguồn tài chính:




Theo điều 7 của NĐ115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 - quy định về nguồn tài
chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ thì phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và
hoạt động, tổ chức khoa học và công nghệ có thể có các nguồn kinh phí sau đây:
a. Kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp, bao gồm:
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nƣớc do các
cơ quan nhà nƣớc giao, đặt hàng trực tiếp hoặc thông qua tuyển chọn, đấu thầu và đƣợc
cấp theo phƣơng thức khoán trên cơ sở hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ giữa cơ quan nhà nƣớc và tổ chức khoa học và công nghệ.
- Kinh phí hoạt động thƣờng xuyên.
- Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản; vốn đối ứng dự án; kinh phí mua sắm trang thiết
bị và sửa chữa lớn tài sản cố định.
- Các nguồn kinh phí khác (nếu có).
b. Nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, bao gồm: thu từ phí và lệ phí theo quy
định; thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ; thu từ hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ; thu từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh; thu sự nghiệp khác (nếu có).
c. Nguồn kinh phí khác của tổ chức khoa học và công nghệ, bao gồm: vốn khấu
hao tài sản cố định; thu thanh lý tài sản đƣợc để lại theo quy định; vốn huy động của các
cá nhân, vốn vay các tổ chức tín dụng; vốn tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng của các cá

nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc; các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của
pháp luật (nếu có).
1.2.1.3. Các nội dung chi


8
Theo điều 8 của NĐ115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 - quy định quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị sự nghiêp công lập, việc phân phối và sử dụng nguồn tài chính của các tổ chức
khoa học và công nghệ công lập theo các nội dung chi sau:
1) Chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Áp dụng phƣơng thức khoán chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà
nƣớc (dƣới dạng các chƣơng trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ) thuộc


tất cả các lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ (kể cả nhiệm vụ khoa học và
công nghệ thuộc các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, nhiệm vụ khoa học và công nghệ
giao đột xuất) do các cơ quan nhà nƣớc giao, đặt hàng hoặc thông qua tuyển chọn, đấu
thầu. Tổ chức khoa học và công nghệ đƣợc tự quyết định việc sử dụng kinh phí đƣợc
khoán để thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở đảm bảo yêu cầu về chất lƣợng và tiến độ thực
hiện theo hợp đồng.
2) Chi tiền lƣơng
Tổ chức khoa học và công nghệ phải đảm bảo chi trả tiền lƣơng và các khoản
trích theo lƣơng cho cán bộ, viên chức và ngƣời lao động tối thiểu bằng quy định của
Nhà nƣớc về ngạch lƣơng, bậc lƣơng và chức vụ.
Khi Nhà nƣớc điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu, ngạch, bậc lƣơng và các khoản
trích theo lƣơng, tổ chức khoa học và công nghệ phải sử dụng các nguồn kinh phí của
đơn vị để trả lƣơng và các khoản trích theo lƣơng cho cán bộ, viên chức và ngƣời lao
động của đơn vị theo sự điều chỉnh của Nhà nƣớc. Đối với các tổ chức nghiên cứu khoa
học hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc, chính sách phục vụ

quản lý nhà nƣớc đƣợc ngân sách nhà nƣớc bảo đảm kinh phí hoạt động thƣờng xuyên theo
nhiệm vụ đƣợc giao, cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền sẽ xem xét việc cấp bổ
sung kinh phí đối với từng tổ chức khoa học và công nghệ cụ thể.
3) Trích lập quỹ
Hàng năm, sau khi trang trải tất cả các khoản chi phí hợp lý, thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ đối với nhà nƣớc theo quy định, trong phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại


9
(nếu có), tổ chức khoa học và công nghệ đƣợc trích lập các quỹ theo quy định của pháp
luật. Riêng mức kinh phí trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp tối thiểu phải
bằng 30% tổng số chênh lệch thu lớn hơn chi.
Việc sử dụng các quỹ do Thủ trƣởng tổ chức khoa học và công nghệ quyết định
theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
4) Chi thực hiện các hoạt động khác
a) Đối với nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản; vốn đối ứng dự án; kinh phí mua
sắm trang thiết bị và sửa chữa lớn tài sản cố định , tổ chức khoa học và công nghệ phải
thực hiện theo quy định của Nhà nƣớc về các tiêu chuẩn, định mức và nội dung chi.
b) Tổ chức khoa học và công nghệ đƣợc tự quyết định việc sử dụng các nguồn
kinh phí để chi cho các hoạt động của đơn vị (ngoại trừ một số hoạt động đã có quy
định cụ thể nhƣ nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, kinh phí chi
tiền lƣơng, kinh phí chi đầu tƣ XDCB, kinh phí chi vốn đối ứng, kinh phí mua sắm trang
thiết bị và sửa chữa lớn tài sản cố định).
5. Về chi thu nhập tăng thêm
Số dƣ kinh phí còn lại sau khi đã trừ tất cả các khoản chi và trích lập quỹ theo
quy định, tổ chức khoa học và công nghệ đƣợc tự quyết định việc sử dụng để chi tăng
thêm thu nhập cho cán bộ, viên chức và ngƣời lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ của
đơn vị.
1.2.1.4. Đặc điểm quản lý tài chính của các tổ chức KHCN
Quản lý tài chính là một nội dung cụ thể của khoa học quản lý nói chung. Quản

lý tài chính là sự tác động có mục đích thông qua các tổ chức, công cụ và phƣơng pháp
nhất định nhằm điều chỉnh quá trình tạo lập và sử dụng của các nguồn lực tài chính.
Quản lý tài chính có một vị trí đặc biệt quan trọng có tác dụng chi phối đến hiệu
quả của các loại hình quản lý khác. Thông qua quản lý tài chính để phát huy các chức
năng vốn có của tài chính: kiểm tra, giám đốc tài chính của đơn vị nhằm phục vụ cho
hoạt động của đơn vị đƣợc phát triển.
Khác với các đơn vị sự nghiệp đơn thuần, các tổ chức khoa học và công nghệ
đƣợc quyền:


10
+ Ký hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, dịch vụ khoa học
và công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; hợp tác với các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nƣớc để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ.
+ Trực tiếp quyết định việc mời chuyên gia, các nhà khoa học nƣớc ngoài vào
Việt Nam và cử cán bộ ra nƣớc ngoài công tác.
+ Quyết định việc đầu tƣ phát triển từ vốn vay, vốn huy động các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nƣớc, từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của tổ chức khoa học
và công nghệ.
+ Sản xuất, kinh doanh hàng hoá, thực hiện các dịch vụ thuộc lĩnh vực hoạt động
chuyên môn của tổ chức khoa học và công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của
pháp luật; đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Liên doanh, liên kết sản xuất với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nƣớc.
+ Xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp công nghệ và sản phẩm hàng hóa thuộc lĩnh vực
hoạt động chuyên môn của tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.
+ Tham gia đấu thầu thực hiện các hợp đồng sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch
vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của tổ chức khoa học và công nghệ.
1.2.1.5. Cơ chế quản lý tài chính của các tổ chức KHCN
a) Về nguồn kinh phí: Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và hoạt động, tổ chức
KHCN có các nguồn kinh phí sau đây:

- Kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp để thực hiện các nhiệm vụ KHCN do các
cơ quan nhà nƣớc giao, đặt hàng trực tiếp hoặc thông qua tuyển chọn, đấu thầu và đƣợc
cấp theo hợp đồng thực hiện nhiệm vụ KHCN giữa cơ quan nhà nƣớc và tổ chức
KHCN.
- Kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp cho hoạt động thƣờng xuyên cho các tổ
chức KHCN.
- Kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp để đầu tƣ xây dựng cơ bản; vốn đối ứng
dự án; kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ.
- Nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, bao gồm thu từ hoạt động cung ứng
dịch vụ; thu từ hợp đồng nghiên cứu khoa học, hợp đồng chuyển giao công nghệ; thu từ
hoạt động sản xuất kinh doanh ;


11
- Nguồn kinh phí khác của tổ chức khoa học và công nghệ, bao gồm: vốn khấu
hao tài sản cố định; thu thanh lý tài sản đƣợc để lại theo qui định; vốn huy động của các
cá nhân , vốn vay các tổ chức tín dụng, vốn tài trợ, viện trợ, quà biếu tặng của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc ; các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo qui định
của pháp luật (nếu có).
b) Về sử dụng nguồn kinh phí: Việc sử dụng các nguồn kinh phí của tổ chức
KHCN đƣợc qui định nhƣ sau:
- Về chi thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ: Áp dụng phƣơng thức khoán
chi thực hiện nhiệm vụ KHCN của nhà nƣớc dƣới dạng các chƣơng trình, đề tài, dự án
KHCN thuộc tất cả các lĩnh vực hoạt động KHCN (kể cả các nhiệm vụ KHCN thuộc các
chƣơng trình mục tiêu quốc gia, nhiệm vụ KHCN giao đột xuất) do các cơ quan nhà
nƣớc giao, đặt hàng, hoặc thông qua tuyển chọn, đấu thầu. Tổ chức KHCN đƣợc tự
quyết định việc sử dụng kinh phí đƣợc khoán để thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở đảm bảo
yêu cầu về chất lƣợng và tiến độ thực hiện theo hợp đồng và các qui định hiện hành.
- Về chi tiền lƣơng và thu nhập tăng thêm, trích các quỹ và chi thực hiện các
hoạt động khác : Phải đảm bảo chi trả tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng cho cán

bộ, viên chức và ngƣời lao động tối thiểu bằng mức quy định của Nhà nƣớc về ngạch
lƣơng, bậc lƣơng và phụ cấp chức vụ; tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động tài chính trong
năm, mức chi trả tiền lƣơng thực tế có thể cao hơn mức quy định của Nhà nƣớc. Khi
Nhà nƣớc điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu, ngạch, bậc lƣơng và các khoản trích theo
lƣơng, tổ chức KHCN phải sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị để trả lƣơng và các
khoản trích theo lƣơng cho cán bộ, viên chức và ngƣời lao động của đơn vị theo chính
sách của Nhà nƣớc.
c) Ƣu đãi về tài chính đối với các tổ chức KHCN chuyển đổi:
- Nguyên tắc ƣu đãi về tài chính đối với các tổ chức KHCN chuyển đổi:
Các tổ chức KHCN khi chuyển đổi sang loại hình tổ chức tự trang trải kinh phí
hoạt động đƣợc quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đƣợc hƣởng những ƣu đãi về tài
chính nhƣ doanh nghiệp mới thành lập và ƣu đãi khác theo quy định của Nghị định
115/2005/NĐ-CP đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời vẫn đƣợc hƣởng
những ƣu đãi về tài chính đối với hoạt động KHCN theo các quy định hiện hành.


12
- Trong thời gian quá độ chuyển đổi và sau khi chuyển đổi, tổ chức KHCN
chuyển đổi có thực hiện hoạt động KHCN, lập báo cáo tài chính, thuyết minh rõ mức
tăng trƣởng bình quân trong 3 năm của đơn vị, trình cơ quan chủ quản xác nhận và đƣợc
cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định hỗ trợ đầu tƣ phát triển trong phạm vi
nguồn vốn đầu tƣ phát triển giao hàng năm cho Bộ, ngành và địa phƣơng.
- Điều kiện để xét hỗ trợ đầu tƣ phát triển là mức tăng trƣởng của đơn vị đƣợc
tính trên cơ sở mức nộp ngân sách nhà nƣớc và tăng trƣởng từ 10%/năm trở lên trong 3
năm liên tục. Đối với tổ chức KHCN chuyển đổi, có sản xuất kinh doanh các sản phẩm
thuộc lĩnh vực đƣợc ƣu đãi về thuế, mức nộp ngân sách đƣợc tính cả phần thuế đƣợc
miễn giảm để làm căn cứ tính tốc độ tăng trƣởng.
- Khoản kinh phí hỗ trợ đầu tƣ phát triển theo tiêu chí tăng trƣởng chỉ đƣợc sử
dụng để đầu tƣ cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực nghiên
cứu của tổ chức KHCN.

Ngoài kinh phí hỗ trợ đầu tƣ phát triển đƣợc cấp theo tiêu chí tăng trƣởng này, tổ
chức KHCN chuyển đổi vẫn đƣợc hƣởng các dự án đầu tƣ nhƣ các tổ chức KHCN khác.
1.2.1.6. Công tác kế hoạch tài chính của các tổ chức KHCN
- Căn cứ Luật ngân sách nhà nƣớc số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; Nghị định
số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003; Thông tƣ số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 để lập
dự toán NSNN hàng năm:
+ Dự toán ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách phải phản ảnh đầy đủ các
khoản thu, chi NSNN, bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị và thực hiện những
nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ ở từng lĩnh vực theo chiến lƣợc, quy hoạch, kế
hoạch phát triển của Ngành.
+ Dự toán ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách phải đảm bảo tính hiện
thực, đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức, đơn giá do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
ban hành.
- Nội dung lập dự toán NSNN hàng năm
+ Đối với chi thƣờng xuyên: dự toán NSNN đƣợc xác định trên cơ sở đánh giá
kết quả chi năm trƣớc, biên chế và định mức phân bổ ngân sách theo quy định của cấp


13
có thẩm quyền hoặc số kinh phí đƣợc nhà nƣớc giao ổn định hàng năm (đối với đơn vị
sự nghiệp có thu).
+ Đối với các nhiệm vụ chi sử dụng kinh phí từ nguồn vốn vay, viện trợ phải lập
dự toán chi tiết theo từng dự án và tính toán đủ số vốn đối ứng của phía Việt Nam theo
cam kết và chế độ quy định.
+ Đối với các nhiệm vụ chi thực hiện các chƣơng trình, dự án, đề án, nhiệm vụ
chuyên môn, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, Chƣơng trình mục tiêu
quốc gia, chi thực hiện nhiệm vụ nhà nƣớc đặt hàng, nhiệm vụ đặc thù, đơn vị lập dự
toán chi NSNN theo nguyên tắc sau:
Đối với nhiệm vụ có định mức kinh tế-kỹ thuật: dự toán đƣợc xác định bằng khối
lƣợng nhân đơn giá đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành.

Đối với nhiệm vụ chƣa có định mức kinh tế-kỹ thuật: dự toán căn cứ vào nhiệm
vụ, khối lƣợng công việc cụ thể và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
1.2.1.7. Công tác tổ chức hạch toán kế toán tại các tổ chức KHCN
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nƣớc số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; Luật Kế
toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày
31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật
Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nƣớc; Bộ Tài Chính đã ban hành Chế độ kế
toán hành chính sự nghiệp số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006
Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, gồm 4 phần:
+ Phần thứ Nhất: Hệ thống Chứng từ kế toán gồm tám quy định về chứng từ kế
toán và danh mục các chứng từ kế toán.
+ Phần thứ Hai: Hệ thống Tài khoản kế toán
+ Phần thứ Ba: Hệ thống Sổ kế toán và hình thức kế toán
+ Phần thứ Tƣ: Hệ thống Báo cáo tài chính.
1.2.1.8. Công tác đầu tư và quản lý tài sản của tổ chức KHCN
Khác với các đơn vị sự nghiệp công lập chƣa tự chủ tài chính, cơ chế quản lý sử
dụng tài sản nhà nƣớc tại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm kinh
phí hoạt động thƣờng xuyên đƣợc đổi mới cơ bản theo hƣớng tạo điều kiện cho các đơn
vị chủ động trong việc sử dụng tài sản đƣợc giao để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, đồng


14
thời khai thác tối đa công suất của tài sản để nâng cao chất lƣợng phục vụ công, cải
thiện đời sống của cán bộ nhân viên. Một số nội dung đổi mới nhƣ sau:
Thứ nhất, Điều 30 của Luật quản lý tài sản số 09/2008/QH12 ngày 3/6/2008 quy
định: Các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính đƣợc Nhà nƣớc xác định giá trị tài
sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp.
Thứ hai, Điều 31 của Luật quy định: Các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài
chính có các quyền, nghĩa vụ chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị đƣợc giao quản lý, sử
dụng tài sản nhà nƣớc theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Luật; đồng thời có các

quyền và nghĩa vụ sau:
1) Sử dụng tài sản nhà nƣớc vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê,
liên doanh, liên kết theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Luật;
2) Bảo toàn, phát triển vốn và tài sản nhà nƣớc đƣợc giao quản lý, sử dụng;
3) Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.
Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch
vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính phải đảm
bảo các yêu cầu sau đây:
Yêu cầu thứ nhất là “không ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ
được giao”
Yêu cầu thứ hai là “sử dụng tài sản đúng mục đích đầu tư, mua sắm”. Điều đó có
nghĩa là khi sử dụng tài sản nhà nƣớc vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh,
liên kết cũng phải hƣớng tới mục tiêu đảm bảo cho việc cung cấp dịch vụ công theo
chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao ngày càng tốt hơn.
Yêu cầu thứ ba là “phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước”.
Yêu cầu này đảm bảo cho việc khai thác tối đa công suất sử dụng của tài sản nhà nƣớc
tại đơn vị, đồng thời khi xem xét, quyết định việc sử dụng tài sản nhà nƣớc vào mục
đích cho thuê, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, liên doanh, liên kết phải tính toán sao cho
việc sử dụng tài sản có hiệu quả.
Yêu cầu thứ tƣ là “thực hiện cơ chế thị trường và tuân thủ các quy định về pháp
luật có liên quan”. Yêu cầu này quán triệt nguyên tắc thứ tƣ trong quản lý, sử dụng tài
sản nhà nƣớc đó là việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê,


15
liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác đƣợc thực hiện theo
cơ chế thị trƣờng. Có nghĩa là việc xác định giá cho thuê tài sản, xác định vốn góp khi
liên doanh, liên kết phải theo giá thị trƣờng; tài sản đƣợc sử dụng vào mục đích kinh
doanh dịch vụ phải đƣợc trích khấu hao, hạch toán đầy đủ chi phí để có nguồn tái tạo lại
tài sản mới.

Thứ ba, Điều 33 của Luật quy định
+ Tiền thu đƣợc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê tài sản, liên
doanh, liên kết phải đƣợc hạch toán đầy đủ theo quy định của pháp luật kế toán.
1.3. Sự cần thiết phải tăng cƣờng công tác quản lý nguồn tài chính trong tổ
chức khoa học và công nghệ công lập
Nguồn tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong các tổ chức khoa học và công
nghệ công lập. Các nguồn thu tài chính trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có
cùng mục đích sử dụng là đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Từ các nguồn thu
này, các tổ chức khoa học và công nghệ đƣa ra các định mức chi hợp lý, các chiến lƣợc
định hƣớng cho sự phát triển của đơn vị mình. Do đó quản lý nguồn tài chính có vai trò
quan trọng, ảnh hƣởng đến quyền tự chủ tài chính, nâng cao thu nhập cho cán bộ công
nhân viên trong đơn vị từ việc tăng thu, tiết kiệm chi. Ngoài việc nâng cao đời sống cán
bộ công nhân viên, tăng tính hiệu quả của hoạt động, thực hiện nhiệm vụ nhà nƣớc giao
còn đƣợc sử dụng để bổ sung tạo lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để bổ sung vốn
đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc, trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc,
chi nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tƣ liên doanh, liên kết, trợ giúp
hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực cho đơn vị. Để có thể giữ đƣợc
sự ổn định của các nguồn thu, tăng thêm doanh thu và sử dụng hợp lý các khoản thu mà
pháp luật đã quy định thì phải quản lý và khai thác nguồn thu tốt. Đối với tổ chức khoa
học và công nghệ công lập, ngoài nguồn ngân sách nhà nƣớc thì thu từ hoạt động
SXKD, liên doanh, liên kết có xu hƣớng gia tăng, vai trò của nguồn thu từ hoạt động sự
nghiệp đang dần đƣợc nâng cao, giữ vị trí quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch,
nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Nguồn thu này không những góp
phần quan trọng trong việc tăng nguồn tài chính cho đơn vị mà còn có tác động tích cực


16
thay đổi tƣ duy và cách làm thụ động, trông chờ vào Ngân sách nhà nƣớc nhƣ trƣớc kia.
Vịêc quản lý nguồn tài chính nhằm mục đích:
- Quản lý chặt chẽ các nguồn thu từ ngân sách, từ viện trợ hay từ sản xuất kinh

doanh của đơn vị, trên cơ sở đó đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động của đơn vị.
- Tạo khuôn khổ chi tiêu phù hợp với tình hình tài chính tại đơn vị là cơ sở cho
việc hạch toán kế toán tại đơn vị.
- Nguồn tài chính của đơn vị đƣợc ổn định đảm bảo cho hoạt động của đơn vị. Từ
đó đơn vị đƣa ra những kế hoạch, định hƣớng phát triển cho phù hợp với từng giai đoạn
của sự phát triển.
- Các khoản chi đƣợc thực hiện theo đúng kế hoạch, đạt hiệu quả hoạt động cao
đồng thời tiết kiệm chi phí. Đó là điều kiện để tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên,
phát huy tính chủ động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Nhƣ vậy, việc quản lý hiệu quả nguồn tài chính đối với tổ chức khoa học và công
nghệ công lập là thực sự cần thiết. Nó ảnh hƣởng mạnh đến sự phát triển cả về quy mô
lẫn chất lƣợng cung cấp dịch vụ của đơn vị, đồng thời nó còn có tác động đến thu nhập
của cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Quản lý nguồn tài chính trở thành một nhiệm
vụ trọng tâm trong các hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập trong nền
kinh tế hiện nay.
1.4. Những kinh nghiệm trong quản lý và phát triển của các tổ chức KHCN
trong nƣớc và quốc tế.
* Kinh nghiệm trong quản lý và phát triển của Viện Nghiên cứu Ngô
Trong khi đa số các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nƣớc còn
đang rất lúng túng trong việc thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định
115/2005-NĐCP thì Viện Nghiên cứu Ngô đã không chỉ tự lực tồn tại mà còn đẩy mạnh
sản xuất kinh doanh, vƣơn lên chiếm tới hơn 40% thị phần ngô giống trên cả nƣớc.
Nguyên nhân dễ thấy nhất cho thành công trong sản xuất kinh doanh của Viện Nghiên
cứu Ngô (Viện Ngô) là bề dày kinh nghiệm. Đặc thù kinh doanh vốn luôn có rủi ro,
trong khi giai đoạn ban đầu còn thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm về các hoạt động đầu tƣ và
thị trƣờng, các quy định và cơ chế quản lý của Nhà nƣớc còn nhiều bất cập, đây là


17
những khó khăn cơ bản mà các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ ở Việt Nam

lâu nay vẫn gặp phải và không dễ vƣợt qua. Bên cạnh đó, một trở ngại khác cho các tổ
chức này khi muốn chuyển sang tự chủ là “đa số các nhà khoa học không thích làm kinh
doanh” mà thƣờng chỉ muốn tập trung vào chuyên môn nghiên cứu. Trong điều kiện hạn
chế nhƣ vậy, giải pháp giúp Viện Ngô triển khai đƣợc các nghiên cứu vào các hoạt động
sản xuất kinh doanh là kết nối với các doanh nghiệp kinh doanh ngô giống trong nƣớc.
Trong thời kỳ đầu, những mối liên kết và giao dịch giữa Viện Ngô và các doanh nghiệp
này chủ yếu qua 1 trong 3 hình thức: doanh nghiệp mua giống bố mẹ và trả tiền bản
quyền cho Viện Ngô; doanh nghiệp mua giống bố mẹ của Viện Ngô để sản xuất hạt
giống và bán lại cho Viện một phần; doanh nghiệp trực tiếp gia công sản xuất hạt giống
cho Viện Ngô. Sau này, trải qua quá trình phát triển và thích nghi với thị trƣờng, mối
quan hệ giữa Viện Ngô và các doanh nghiệp chuyển sang 2 hình thức chính, đó là doanh
nghiệp mua bản quyền giống và công nghệ của Viện, hoặc doanh nghiệp mua quyền sử
dụng, khai thác sản phẩm nghiên cứu của Viện và trả dần theo hiệu quả kinh doanh mà
sản phẩm đó mang lại. Những mối giao dịch và liên kết với các doanh nghiệp nhƣ trên
đã giúp Viện Ngô triển khai nhanh đƣợc các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất mà
không phải đầu tƣ quá nhiều vốn, đồng thời giúp đội ngũ cán bộ, chuyên gia có nhiều cơ
hội tích lũy thông tin và kinh nghiệm qua cọ xát thực tế, cả về chuyên môn nghiên cứu
lẫn sản xuất, kinh doanh.
Sau hơn 3 thập kỷ tổ chức sản xuất kinh doanh, có thể rút ra một số kết luận từ
mô hình của Viện Ngô mà các cơ sở khoa học công nghệ trong nƣớc có thể học tập, đó
là trong giai đoạn khởi đầu khó khăn, khi còn thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm tổ chức sản
xuất kinh doanh, thì mối liên kết giữa tổ chức NCKH với các doanh nghiệp có thể sẽ rất
hữu ích, giúp các bên tận dụng đƣợc lợi thế của nhau (nhà nghiên cứu có bí quyết công
nghệ, doanh nghiệp có vốn và kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh và đầu mối tiêu
thụ trên thị trƣờng), đồng thời cùng chia sẻ đƣợc rủi ro. Những mối liên kết này sẽ giúp
cơ sở khoa học tập trung đƣợc cho chuyên môn nghiên cứu, hoặc cũng có thể tích lũy
thêm kinh nghiệm, vốn, những mối quan hệ trong sản xuất kinh doanh, để đến khi gặp
điều kiện thuận lợi thích hợp thì có thể tự lực hình thành doanh nghiệp riêng.

×