Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

nâng cao hiệu quả quản lý điện khu vực nông thôn của công ty điện lực nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.25 KB, 109 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG







LÊ QUANG THANH



NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐIỆN
KHU VỰC NÔNG THÔN CỦA CÔNG TY
ĐIỆN LỰC NGHỆ AN




LUẬN VĂN THẠC SĨ






Khánh Hòa – 2013


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





LÊ QUANG THANH


NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐIỆN
KHU VỰC NÔNG THÔN CỦA CÔNG TY
ĐIỆN LỰC NGHỆ AN




Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02




LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ HIỂN




Khánh Hòa - 2013

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý điện khu vực nông thôn
của Công ty điện lực Nghệ An” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi và chưa
được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin nào. Mọi sự giúp đỡ để hoàn thành đề
tài nghiên cứu này đã được cảm ơn đầy đủ, các thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên
cứu này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả đề tài




Lê Quang Thanh




























ii
LỜI CÁM ƠN!

Để có thể hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi
còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô
giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và hoàn
thiện luận.
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Kinh tế, khoa
Sau đại học trường Đại học Nha trang đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu
cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên
cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn đến lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Công ty
Điện Lực Nghệ An đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo, TS. Nguyễn Thị Hiển là người trực
tiếp hướng dẫn khoa học và đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn

thành tốt nhất luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn đứng bên cạnh tôi
động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù
bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi
mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo; đồng chí và đồng nghiệp
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Khánh Hoà, tháng 11 năm 2013
Tác giả



Lê Quang Thanh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐIỆN
NÔNG THÔN 4
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN VÀ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG 4
1.1.1. Đặc điểm của điện 4
1.1.2. Đặc điểm kinh doanh điện năng 4
1.1.3. Đặc điểm về công nghệ sản xuất điện năng 5
1.1.4. Đặc điểm về tổ chức vận hành và bảo dưỡng hệ thống 6
1.1.5. Đặc điểm quan hệ cung cầu điện năng 6

1.1.6. Đặc điểm cơ chế quản lý 7
1.2. ĐIỆN NÔNG THÔN 8
1.2.1. Điện khí hoá nông thôn 8
1.2.2. Đặc điểm quản lý điện nông thôn 8
1.2.3. Vai trò của phát triển mạng lưới điện đối với nông thôn Việt Nam 9
1.3. QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN 14
1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý điện nông thôn 14
1.3.2. Nội dung quản lý điện nông thôn 15
1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng và yêu cầu đặt ra đối với quản lý điện nông thôn 17
1.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG
THÔN 18
1.4.1. Chỉ tiêu phát triển hệ thống điện nông thôn 18
1.4.2. Tỷ lệ tổn thất điện năng khu vực nông thôn 19
1.4.3. Tốc độ tăng doanh số tiền điện của khu vực nông thôn qua các năm 20
iv
1.4.4. Số hộ tiêu dùng điện khu vực nông thôn trên tổng số hộ KVNT 21
1.4.5. Chỉ tiêu an toàn lưới điện nông thôn 21
1.5. KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ QUẢN LÝ ĐIỆN
NÔNG THÔN 22
1.5.1. Kinh nghiệm phát triển mạng lưới điện nông thôn ở Pháp 22
1.5.2. Kinh nghiệm điện khí hoá nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá 24
1.5.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả phân phối điện nông thôn Quảng Ninh. 25
1.5.4. Kinh nghiệm phát triển lưới điện nông thôn của Điện lực Thừa Thiên Huế 26
1.5.5. Những bài học rút ra cho Công ty Điện lực Nghệ An trong công tác quản
lý điện khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An 29
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN
CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC NGHỆ AN 32
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An 32
2.2. Giới thiệu về Công ty điện lực nghệ An 35

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Điện Lực Nghệ An 35
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Điện Lực Nghệ An 37
2.2.3. Đặc điểm hoạt động 38
2.2.4. Cơ cấu tổ chức quản lý chung của Điện lực Nghệ An 39
2.3. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN VÀ SẢN XUẤT KINH
DOANH ĐIỆN CỦA ĐIỆN LỰC NGHỆ AN 40
2.3.1. Hệ thống nguồn cung cấp điện 40
2.3.2. Hệ thống lưới điện 41
2.3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh điện năng 43
2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 44
2.4.1.Tình hình tiêu thụ điện ở vùng nông thôn Nghệ An 44
2.4.2. Về giá bán điện nông thôn 44
2.4.3. Thực trạng sử dụng điện an toàn và tiết kiệm khu vực nông thôn 45
2.4.4. Thực trạng quy trình kinh doanh điện năng khu vực nông thôn Nghệ An46
v
2.4.5. Thực trạng quản lý lưới điện nông thôn trên địa bàn 47
2.4.6. Thực trạng mô hình tổ chức kinh doanh điện nông thôn tại Nghệ An 49
2.4.7. Tình hình hỗ trợ quản lý điện nông thôn 51
2.5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN CỦA CÔNG TY
ĐIỆN LỰC NGHỆ AN 52
2.5.1. Phát triển hệ thống điện nông thôn 52
2.5.2. Hiệu quả quản lý giảm tổn thất điện năng 54
2.5.3. Về doanh số bán điện khu vực nông thôn 54
2.5.4. Chỉ tiêu hộ nông thôn được sử dụng điện 55
2.5.5. Đảm bảo an toàn lưới điện khu vực nông thôn 56
2.6. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐIỆN
NÔNG THÔN NGHỆ AN 57
2.6.1. Hiệu quả quản lý lưới điện nông thôn và đầu tư phát triển lưới điện nông
thôn 57

2.6.2. Hiệu quả quản lý giá bán điện và giảm tổn thất điện khu vực nông thôn. 58
2.6.3. Công tác đảm bảo an toàn lưới điện khu vực nông thôn Nghệ An 59
2.6.4. Công tác tập huấn, đào tạo nhân lực quản lý điện nông thôn 59
2.6.5. Công tác kiểm định và hiệuquả quản lý công tơ điện nông thôn 59
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 60
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
ĐIỆN NÔNG THÔN TẠI NGHỆ AN 61
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 61
3.1.1. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến
năm 2020 61
3.2. ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI MỚI QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN NGHỆ AN 65
3.2.1. Định hướng chung về phát triển hệ thống điện nông thôn Nghệ An 65
3.2.2. Định hướng đổi mới hoàn thiện quản lý điện nông thôn Nghệ An 66
3.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐIỆN
NÔNG THÔN Ở NGHỆ AN 67
3.3.1. Giải pháp huy động và sử dụng vốn xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp hệ
thống lưới điện hiện có 67
vi
3.3.2. Giải pháp về quản lý kỹ thuật điện nông thôn 69
3.3.3. Giải pháp quản lý và xây dựng hệ thống giá bán cho các tổ chức bán điện
nhằm giảm giá điện đến người tiêu dùng ở nông thôn Nghệ An 70
3.3.4. Đổi mới và hoàn thiện mô hình quản lý điện nông thôn 71
3.3.5. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ở Điện lực Nghệ An 72
3.3.6. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra điện nông thôn 72
3.3.7. Một số giải pháp nghiệp vụ đặc thù 73
3.3.8. Các giải pháp khác 81
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 83
3.4.1. Đối với Nhà nước 83
3.4.2. Đối với EVN 84
3.4.3. Đối với tỉnh Nghệ An 85

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 85
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 90








vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa
ATLĐCA An toàn lưới điện cao áp
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
DSM (Demand Side Management): Quản lý nhu cầu phụ tải
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
ĐLNA Công ty Điện lực Nghệ An
ĐNT Điện nông thôn
EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam
HLATLDCA Hành lang an toàn lưới điện cao áp
HLATLDTA Hành lang an toàn lưới điện trung áp
HLATLDHA Hành lang an toàn lưới điện hạ áp
HTX Hợp tác xã
HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp

IRR Tỷ suất sinh lời nội bộ
KVNT Khu vực nông thôn
NSLĐ Năng suất lao động
NPV Giá trị hiện tại ròng
NNNT Nông nghiệp, nông thôn
NT Nông thôn
PC: Power Company Công ty điện lực
PC1 Tổng công ty điện lực 1
SXKD Sản xuất kinh doanh
XD NTM Xây dụng nông thôn mới






viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tình trạng vận hành các trạm 220;110 Kv tỉnh Nghệ An 40
Bảng 2.2: Thống kê thực trạng mang tải các đường dây cao thế trên địa bàn tỉnh Nghệ
An 40
Bảng 2.3: Thống kê khối lượng trạm biến áp hiện có 41
Bảng 2.4: Thống kê khối lượng đường dây hiện có 42
Bảng 2.5: Bảng thống kê điện nhận qua các năm 43
Bảng 2.6: Các kết quả kinh doanh của Điện lực Nghệ An 44
Bảng 2.7: Tổng lượng điện tiêu thụ hàng năm của tỉnh Nghệ An 44
Bảng 2.8: Tình hình an toàn lưới điện tại khu vực nông thôn tỉnh Nghệ An 2010-2012 45
Bảng 2.9: Bảng thống kê tổn thất điện năng thực tế tại khu vực nông thôn Nghệ An
qua năm 2008 đến 2012 46

Bảng 2.10: Kế hoạch giảm tổn thất điện năng cho khu vực nông thôn của tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2013- 2017 46
Bảng 2.11: Tổng số công tơ điện khu vực nông thôn được thay mới giai đoạn 2010-
2012 49
Bảng 2.12: Tình hình hỗ trợ đào tạo công nhân quản lý điện khu vực nông thôn Nghệ
An từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2013 51
Bảng 2.13: Tình hình hỗ trợ kiểm định công tơ điện sử dụng khu vực nông thôn Nghệ
An từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2013 52
Bảng 2.14: Hệ thống lưới điện nông thôn đã được Công ty Điện Lực Nghệ An đầu tư
xây dựng mới giai đoạn 2011-2013 53
Bảng 2.15: So sánh doanh số bán điện khu vực nông thôn với tổng doanh thu của
Công ty 54
Bảng 2.16: So sánh một số chỉ tiêu liên quan đến điện khí hoá nông thôn ở Nghệ An
năm 2007, 2010 và năm 2012 56




ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1.1: Tổ chức của EVN (lĩnh vực phân phối điện) 7
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Điện lực Nghệ An 39
Hình 2.2: Sơ đồ kinh doanh bán điện tại khu vực nông thôn Nghệ An 47
Hình 2.3. Sơ đồ quản lý công tơ điện tại khu vực nông thôn Nghệ An 47
Hình 2.4: Biểu đồ tỷ lệ tổn thất điện năng khu vực nông thôn giai đoạn 2008-2012 54
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của đề tài
Cùng với khoa học và công nghệ, điện khí hóa có vị trí chiến lược cực kỳ quan

trọng trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và là nhân tố hàng đầu thúc đẩy sự
phát triển kinh tế- xã hội các vùng nông thôn (bao gồm đồng bằng, miền núi và hải
đảo). Điện về nông thôn đã và sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
từng bước thay thế lao động thủ công truyền thống bằng máy móc nhằm tăng năng
suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của điện năng đối với tiến trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn và chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới (CT XD NNM); trong thời gian qua ngành điện đã nỗ lực, cùng với sự phối
hợp chặt chẽ của các ngành liên quan, đã phát triển và củng cố lưới điện nông thôn,
hoàn thiện và đầu tư xây dựng mới, đổi mới và bổ sung cơ chế, chính sách về quản lý
điện nông thôn. Trong thời gian qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tập trung
huy động các nguồn lực để đầu tư cải tạo và mở rộng lưới điện trung và hạ áp, đặc biệt
lưới điện tại các khu vực nông thôn sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp nhận
quản lý từ các tổ chức bán điện của địa phương với hiện trạng lưới điện quá cũ nát,
không đảm bảo chất lượng và an toàn trong cung cấp điện cũng như trong quản lý, vận
hành lưới điện.
Với nhu cầu đầu tư cải tạo lưới điện nông thôn của các địa phương là rất lớn,
EVN đã nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn vay từ các tổ chức, ngân hàng trong nước
cũng như từ các tổ chức quốc tế. Sau nhiều nỗ lực cố gắng của EVN, Ngân hàng Tái
thiết Đức đã đồng ý cho EVN vay 120 triệu EURO để thực hiện dự án “Nâng cao hiệu
quả năng lượng khu vực nông thôn” với mục đính cải tạo và mở rộng lưới điện trung
và hạ áp của khu vực nông thôn tại 26 tỉnh, thành phố trong đó có tỉnh Nghệ An [3].
Theo quyết định phê duyệt thiết kế của Tổng công ty Điện lực Miền Bắc thì
Nghệ An được đầu tư xây dựng cải tạo và nâng cấp lưới điện trung, hạ áp nông thôn
trên địa bàn tại 274 xã của 17 huyện và 02 thị xã. Gồm các huyện: Diễn Châu, Nghi
Lộc, Hưng Nguyên, Quế Phong, Quỳ Châu, Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Thanh
Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Yên
Thành, Quỳ Hợp, Thị xã Thái Hòa và Thị xã Cửa Lò. Với quy mô đầu tư xây dựng
2

mới 104,606 km đường dây trung áp, xây dựng mới 187 TBA với tổng dung lượng
30.100 kvA và xây dựng mới, cải tạo 2.878,908 km đường dây hạ áp trong đó đầu tư
xây dựng mới 185,599 km và đường dây cải tạo 2.693,310 km.
Nghệ An là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, với sự đầu tư của Nhà nước và
những nỗ lực huy động nguồn đóng góp của nhân dân, lưới điện nông thôn đã phủ kín
các vùng trên địa bàn. Tuy nhiên, những bất cập trong quá trình quản lý, điều hành và
kinh doanh điện dần bộc lộ qua quá trình hoạt động, đặc biệt là công tác quản lý điện
tại các vùng nông thôn. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của hệ thống lưới điện, công tác quản
lý còn nhiều bất cập, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công cuộc CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Từ đó đã và đang đặt ra
những vấn đề cả về lý luận và thực tiễn cần giải quyết nhằm hoàn thiện công tác này
trong thời gian tới, góp phần thực hiện thành công công cuộc CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn và chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn
mới tại tỉnh Nghệ An sớm thành công.
Với những lý do trên, tác giả “Nâng cao hiệu quả quản lý điện khu vực nông
thôn của Công ty Điện lực Nghệ An” làm đề tài luận văn thạc sĩ cuối khoá học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung:

Làm rõ một số vấn đề về lý luận, thực tiễn về quản lý điện nông thôn, phân tích
thực trạng quản lý điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đề xuất hệ thống giải
pháp mang tính khả thi nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý điện nông thôn trên địa bàn,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội nông thôn nói riêng, toàn tỉnh Nghệ An
nói chung.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa lý luận về điện nông thôn.
- Phân tích hiệu quả quản lý điện nông thôn của Công ty điện lực Nghệ An để
thấy rõ các mặt hạn chế, nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý điện nông
thôn tại Nghệ An

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả quản lý điện khu vực nông
thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An của công ty điện lực Nghệ An, bao gồm: chiến lược,
3
quy hoạch, kế hoạch, quản lý kinh doanh điện nông thôn, mô hình tổ chức quản lý điện
nông thôn,
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nông thôn tỉnh Nghệ An và tại Công ty Điện lực Nghệ An giai đoạn từ
năm 2008 - 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp như: phân tích dựa vào số liệu thứ cấp được
cung cấp bởi Công ty Điện lực Nghệ an.
5. Đóng góp dự kiến của đề tài
5.1. Về mặt lý luận:
Bổ sung hoàn chỉnh hệ thống cơ sở lý luận chung về hiệu quả quản lý điện nông
thôn nói chung và công tác quản lý điện khu vực nông thôn Nghệ An nới riêng làm cơ sở
cho việc đề ra các giải pháp khả thi để ngày càng hoàn thiện công tác quản lý điện nông
thôn trong thời gian tới tại Công ty Điện lực Nghệ An.
5.2. Về mặt thực tiễn:
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý điện nông thôn ở Nghệ An hiện nay,
luận văn nêu lên những tồn tại chủ yếu của việc quản lý xây dựng và quản lý vận hành
hệ thống lưới điện nông thôn, phân tích những nguyên nhân tồn tại một cách khách
quan, làm căn cứ cho những kiến nghị biện pháp giải quyết. Luận văn đề xuất những
giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống điện nông góp
phần phát triển nông nghiệp và góp phần cho sự thành công của chương trình xây
dựng nông thôn mới tại tỉnh Nghệ An.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hiệu quả quản lý điện nông thôn.

- Chương 2: Thực trạng hiệu quả quản lý điện khu vực nông thôn của Công ty Điện Lực
Nghệ An.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý điện nông thôn tại Nghệ An.




4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐIỆN
NÔNG THÔN


1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN VÀ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG

1.1.1. Đặc điểm của điện
Điện năng là một loại hàng hóa như mọi loại hàng hoá khác, có quá trình sản
xuất- phân phối, tiêu dùng, trao đổi, có kẻ bán người mua. Tuy nhiên đây là một hàng
hoá đặc biệt, thể hiện:
- Điện là một loại hàng hoá được sản xuất ra và truyền tải lên lưới điện đến hộ
tiêu dùng cùng một lúc, không thể dự trữ được sau khi đã sản xuất ra, cân bằng giữa
sản xuất và tiêu thụ tại mọi thời điểm, đó là quy luật cơ bản của chu trình sản xuất và
kinh doanh điện.
- Điện chỉ có thể chuyển tới khách hàng thông qua lưới điện truyền tải và phân
phối của hệ thống.
- Nhu cầu về điện thường xuyên thay đổi trong từng giờ, từng phút. Vì vậy, cần
thiết phải duy trì một hệ thống các nhà máy điện đủ khả năng, cần một hệ số dự trữ về
công suất phát điện nhằm đáp ứng nhu cầu của các hộ tiêu thụ điện tại mọi thời điểm.
- Điện năng có thể tiếp tục được chuyển hoá thành dạng năng lượng cuối cùng
để phục vụ đời sống con người như ánh sáng, nhiệt, làm mát hoặc quay động cơ. Hàng

hoá thay thế điện trên thị trường năng lượng cuối cùng là một số loại năng lượng như
ga, dầu, năng lượng mặt trời, địa nhiệt
- Kinh doanh điện năng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do Nhà nước
thống nhất quản lý.
- Thị trường điện mang tính đặc thù, rất phức tạp. Tại thị trường này người bán
không trực tiếp bày hàng hoặc có hàng mẫu để người mua lựa chọn mà mọi hoạt động
kinh doanh thông qua các quy định cụ thể của Nhà nước.
Trong điều kiện ở Việt Nam, do quan hệ cung cầu mất cân đối, thị trường điện
mang tính độc quyền nên giá điện được tính theo giá lũy tiến bậc thang.
1.1.2. Đặc điểm kinh doanh điện năng
Do tính đặc thù của điện năng nên việc sản xuất và kinh doanh điện năng phải tuân
thủ quy trình, quy phạm kỹ thuật và quy trình kinh doanh bán điện rất chặt chẽ, phải luôn
5
đảm bảo một phương thức vận hành hợp lý, liên tục, đúng chất lượng, số lượng, mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho ngành điện và khách hàng tiêu thụ điện.
Trong nền kinh tế thị trường “định hướng XHCN” như nước ta, doanh nghiệp
kinh doanh điện năng có đặc thù:
Một là, do doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đặc biệt là điện năng nên tính
chất phục vụ được coi là điểm quan trọng, vừa kinh doanh điện năng vừa phục vụ lợi
ích công cộng.
Hai là, ngành điện thuộc sở hữu nhà nước (gồm một phần phát điện, truyền tải
và phân phối). Chuyển sang kinh doanh theo mô hình tập đoàn, hoạt động theo cơ chế
thị trường, ngành điện chuyển dần từ hình thức sở hữu đơn nhất là nhà nước thành sở
hữu của nhiều thành phần kinh tế. Tuy nhiên đối với đa số các Công ty Điện lực tỉnh,
Nhà nước vẫn là chủ sở hữu 100% vốn, đây là DNNN hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh điện năng.
Ba là, cũng mang tính chất kinh doanh nên việc

quản lý kinh doanh điện năng
phải đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa không ngừng nâng cao chất lượng, số

lượng sản phẩm điện, vừa giảm thiểu lượng điện năng tổn thất nhằm đảm bảo sản
lượng điện thương phẩm ngày càng cao.
Bốn là, ở nước ta hiện nay, giá bán điện năng do Chính phủ quy định tùy theo
mục đích sử dụng, cấp điện áp, thời điểm sử dụng điện năng nên việc vận dụng các
quy luật kinh tế thị trường trong kinh doanh điện năng phải kết hợp hài hòa các lợi ích
như chính trị, xã hội; toàn nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp.
Năm là, việc tổ chức kinh doanh điện năng phải có hiệu quả trên một địa bàn
rộng khắp cả nước và phục vụ tới từng hộ dân cư, từ miền xuôi đến miền ngược, từ
thành thị đến nông thôn.
Sáu là, doanh nghiệp phải phục vụ số lượng lớn khách hàng với yêu cầu và nhu
cầu đa dạng.
1.1.3. Đặc điểm về công nghệ sản xuất điện năng
Quá trình sản xuất kinh doanh điện năng thực hiện theo hệ thống: phát điện -
truyền tải - phân phối. Trên hệ thống đó, phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy
phạm kỹ thuật, an toàn điện. Sự vận hành toàn hệ thống đó diễn ra tức thời, rộng khắp trên
các đường dây, trạm biến áp và các thiết bị điện, nếu chỉ một loại thiết bị nào đó trên các
đường dây, trạm biến áp bị sự cố hoặc có sai sót sẽ gây ra sự cố mất điện từ phạm vi hẹp
6
(khu vực, tỉnh, huyện, xã) cho đến phạm vi miền và cả nước, làm thiệt hại lớn về kinh tế -
xã hội. Để nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong kinh doanh điện năng phải
phối hợp nhịp nhàng cả hệ thống, bảo đảm cho việc sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu
dùng điện như một dòng chảy liên tục, có hiệu quả.
1.1.4. Đặc điểm về tổ chức vận hành và bảo dưỡng hệ thống
Trong vận hành hệ thống, yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm cung ứng điện cho các
nhu cầu kinh tế - xã hội an toàn, liên tục với chất lượng điện năng cao vì vậy hầu hết
các thiết bị được vận hành liên tục 24/24 giờ tất cả các ngày trong năm, nhiều thiết bị
thường xuyên phải vận hành trong điều kiện quá tải do đó cần

định kỳ


bảo dưỡng, đại
tu các thiết bị điện sau một thời gian sử dụng. Không chỉ có vậy, công tác cải tạo, đầu
tư nâng cấp các tuyến đường dây, các trạm biến áp truyền tải…đáp ứng nhu cầu phụ
tải cũng được đặt ra một cách thường xuyên. Đây là các công việc có tính chất công
nghiệp và định kỳ, vì vậy mỗi khi tiến hành đại tu, sửa chữa các thiết bị điện sẽ có một
số thiết bị điện được tách ra khỏi vận hành làm ảnh hưởng đến việc cung cấp điện
năng, làm giảm sản lượng điện thương phẩm. Do đặc thù của ngành, khi thiết bị trên
lưới cần phải đại tu thường phải tranh thủ lúc thấp điểm mới tách được, thời gian tách
thiết bị để đại tu rất ngắn, đại tu trong điều kiện các thiết bị xung quanh vẫn còn mang
điện…Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng cần phải tính toán thời điểm
hợp lý để tiến hành đại tu, sửa chữa các thiết bị điện và có phương án cấp điện thay thế
từ các đường dây và trạm biến áp khác. Mặt khác phải xử lý nhanh để trả lưới về vận
hành đúng yêu cầu.
1.1.5. Đặc điểm quan hệ cung cầu điện năng
Thị trường hàng hóa điện năng ở Việt Nam hiện nay, thế mạnh độc quyền bán
chi phối các quan hệ cung cầu trên thị trường, và do đó chi phối hành vi ứng xử trong
quản lý và điều hành của ngành điện. Mà quy luật chung của độc quyền bán là chi phí
có xu hướng tăng, để nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng cần thực hiện triệt để
tiết kiệm các chi phí và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Mặt khác, quan hệ cung cầu về điện năng còn biểu hiện thông qua sự mất cân
đối lớn giữa giờ cao điểm và thấp điểm trong ngày, trong đó có các nhu cầu sinh hoạt
thiết yếu của nhân dân. Điều này làm cho nhu cầu tiêu thụ điện vào giờ cao điểm (từ
18 giờ - 22 giờ hàng ngày) tăng vọt so với các thời gian khác trong ngày. Ngành điện
phải bố trí nhân lực hợp lý cho lực lượng ứng trực sản xuất, cung ứng điện vào giờ cao
7
điểm. Thực tế cho thấy, vào lúc hệ thống quá tải, đòi hỏi sự tập trung cao độ của người
lao động, tránh mọi sơ suất, đồng thời triển khai và giải quyết nhanh có hiệu quả các
sự cố xảy ra trên toàn hệ thống.
1.1.6. Đặc điểm cơ chế quản lý
EVN được thành lập theo quyết định số 148/2006/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6

năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở sắp xếp lại Tổng Công ty Điện lực
Việt Nam. Cơ cấu tổ chức EVN theo mô hình: công ty mẹ - công ty con (hình 1.1):

Hình 1.1: Tổ chức của EVN (lĩnh vực phân phối điện)
Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN thì:
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ngoài nhiệm vụ SXKD với tư cách là doanh
nghiệp trong thị trường hoạt động vì lợi nhuận, còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước ngành điện. Doanh nghiệp kinh doanh điện năng vừa
đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận vừa chịu sự điều hành của Chính phủ trong việc thực hiện
các nhiệm vụ Nhà nước giao.
- Giá cả điện năng tại Việt Nam do Nhà nước quyết định. Do đó, EVN mặc dù là
nhà độc quyền bán sản phẩm điện nhưng không giành được lợi nhuận độc quyền
T
ập đo
àn Đi
ện lực
Việt Nam (EVN)

TCty ĐL
Miền Bắc
TCty ĐL
Miền Trung

T
CT ĐL
Hà N
ội,

TP Hồ Chí Minh
TCty ĐL

Miền Nam

Điện lực quận, huyện
Công ty
Đi
ện lực tỉnh
trong đó có Cty ĐLNA
Các
Đ
i
ện
l
ực

huyện
8
1.2. ĐIỆN NÔNG THÔN
1.2.1. Điện khí hoá nông thôn
Điện khí hoá nông thôn là quá trình đầu tư nguồn và lưới điện để đưa điện về
nông thôn, ứng dụng vào sản xuất và đời sống, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động
và nâng cao đời sống của nhân dân. Điện khí hoá nông thôn gắn liền với quá trình
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Nội dung của điện khí hoá nông thôn được xác định gồm: (1) Quy hoạch phát
triển lưới điện nông thôn; (2) Đầu tư và phát triển lưới điện nông thôn; (3) Khai thác
và vận hành có hiệu quả và an toàn lưới điện nông thôn; (4) Quản lý kinh doanh có
hiệu quả lưới điện nông thôn.
Chương trình điện khí hoá nông thôn ở nước ta được triển khai từ đầu những
năm 90 của thế kỷ XX, qua nhiều giai đoạn đã được đầu tư xây dựng và phát triển cơ
sở vật chất – kỹ thuật và đổi mới, hoàn thiện quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế, một số
tỉnh, huyện có 100% xã có điện (được coi là đã hoàn thành điện khí hoá nông thôn)

trong khi vẫn còn những bản, làng và những hộ dân trong xã đó là chưa có điện để sử
dụng. Điều này đặt ra yêu cầu mới về quản lý điện nông thôn phù hợp với tình hình
mới, khi mà chương trình điện khí hoá nông thôn chuyển sang giai đoạn cao hơn, cần
quan tâm nhiều đến các yếu tố về tiêu chuẩn hệ thống điện, chuẩn hoá mô hình quản lý
vận hành và kinh doanh điện, giá bán điện đến hộ nông dân từng bước nâng cao chất
lượng điện năng cung cấp, thực hiện công bằng xã hội thông qua giá điện ở nông thôn
và thành thị.
1.2.2. Đặc điểm quản lý điện nông thôn
Quản lý điện nông thôn có nội hàm rộng, từ quản lý con người, sản xuất, truyền
tải, phân phối, tiêu dùng với nhiều góc độ tiếp cận, bao gồm những nội dung chủ yếu
của quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh điện nông thôn.
Quản lý nhà nước về điện nông thôn: Chủ thể quản lý là nhà nước các cấp từ
Trung ương đến cơ sở, đối tượng quản lý là hệ thống kinh doanh và hộ tiêu dùng điện.
Quan hệ giữa hệ thống kinh doanh với hộ dùng điện là quan hệ đối tác (mua và bán
điện).
Quản lý kinh doanh: Chủ thể là hệ thống tổ chức của tập đoàn Điện lực Việt
Nam, các điện lực khu vực tỉnh và các tổ chức kinh tế quản lý kinh doanh bán điện
nông thôn. Đối tượng quản lý là những cán bộ, nhân viên và công nhân hoạt động
9
trong ngành điện và các tổ chức kinh tế quản lý và kinh doanh điện nông thôn. Các hộ
sử dụng điện là đối tác (khách thể) của chủ thể quản lý kinh doanh điện.
Xuất phát từ đặc điểm của điện năng, yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội nông
thôn, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nông thôn, sự khác biệt giữa nông
thôn với thành thị và khu công nghiệp đặc điểm của quản lý điện nông thôn bao
gồm:
Một là, đầu tư phát triển lưới điện nông thôn là loại đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng
kinh tế- xã hội, tạo tiền đề phát triển kinh tế- xã hội và góp phần làm thay đổi bộ mặt
nông thôn, phục vụ mục tiêu kinh tế- xã hội hơn là mục tiêu lợi nhuận cho các doanh
nghiệp quản lý kinh doanh điện nông thôn.
Hai là, đối tượng sử dụng điện ở nông thôn chủ yếu là các hộ nông dân có thu

nhập thấp, mức sử dụng điện của các hộ dân nông thôn thường rất thấp nên doanh thu
tiền điện không đủ để trang trải chi phí quản lý và khấu hao tài sản, thậm chí không có
khả năng thu hồi vốn.
Ba là, vận hành hệ thống lưới điện nông thôn sau khi các dự án, công trình đã
xây dựng xong và đưa vào hoạt động gặp nhiều khó khăn, do địa hình phức tạp, địa
bàn rộng, dân cư sống thưa thớt, điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, thu nhập và lượng
tiêu thụ điện của dân cư nông thôn thấp trong khi khối lượng trạm biến áp và đường
dây cấp điện cần quản lý rất lớn nên việc quản lý vận hành theo đúng các quy định là
rất khó khăn.
Bốn là, bộ máy quản lý điện nông thôn kém hiệu quả, lao động có trình độ
chuyên môn thấp. Do cơ cấu tổ chức quản lý không ổn định, chưa có cơ chế rõ ràng,
nên lao động làm việc chủ yếu là con em địa phương chưa qua đào tạo, lương thấp và
chưa có các ưu đãi khác nên không thu hút được những lao động được đào tạo cơ bản.
1.2.3. Vai trò của phát triển mạng lưới điện đối với nông thôn Việt Nam.
1.2.3.1.Vai trò của điện năng đối với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn, miền núi vùng sâu, vùng
xa và hải đảo, điện đóng vai trò quan trọng và là nhân tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh,
nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Những năm qua, Ðảng và Nhà
nước luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống điện ở
khu vực nông thôn, góp phần thay đổi tập quán và quy mô canh tác, thâm canh, tăng
10
năng suất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, đẩy
nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
Theo Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN), hết năm 2011, cả nước đã có thêm
1,6 triệu hộ dân có điện phục vụ đời sống và sản xuất kinh doanh. Tính đến đầu năm
2012, 100% số huyện, 98,84% số xã, 97,38% số hộ dân trong cả nước đã có điện. Việt
Nam đang nằm trong nhóm đầu của châu Á về điện khí hóa nông thôn, góp phần xóa
đói, giảm nghèo. Ðến thời điểm này, EVN đã bán điện trực tiếp đến hộ dân nông thôn
tại hơn 7.310 xã (chiếm 81,32% số xã có điện), hơn 12,56 triệu hộ dân nông thôn mua

điện trực tiếp từ điện lực (chiếm 80,18% số hộ dân nông thôn) sử dụng điện cùng một
giá như người dân đô thị.
Theo đánh giá của Bộ Công thương và Ngân hàng Thế giới (WB), quá trình
điện khí hóa nông thôn ở Việt Nam đã đóng góp khoảng 30 đến 40% vào việc phát
triển kinh tế cho khu vực này. Hàng loạt dự án cấp điện cho các thôn, buôn ở Tây
Nguyên, đồng bào Khmer ở Trà Vinh và Sóc Trăng với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng
đã đem lại hiệu quả thiết thực. Nhờ có điện, cuộc sống của đồng bào dân tộc ở các xã
Ia Ka, (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), xã Ðác Năng (TP Kon Tum), Ðác Kan (huyện
Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đã thay đổi rõ rệt: đào giếng và sắm máy bơm tưới vườn,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư cây cao-su, cà-phê năng suất cao, đầu tư cơ sở chế
biến nông sản, cải thiện rõ rệt thu nhập, xóa đói, giảm nghèo; sắm các thiết bị điện,
trang bị ti-vi, đài tiếp thu các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, kiến thức
trong sản xuất, góp phần nâng cao dân trí. Hiện, tỷ lệ người dân Khmer sử dụng điện ở
tỉnh Sóc Trăng đạt hơn 80%. Cũng nhờ được sử dụng điện lưới, nông dân ở các tỉnh
Bình Thuận, Tiền Giang đã áp dụng ngay vào sản xuất, như thắp đèn để "kích" thanh
long ra trái vụ, tạo thu nhập lớn
Nét nổi bật về vai trò của điện năng đối với kinh tế nông thôn là sự chuyển biến
tích cực từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Biểu hiện quan trọng của
sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp là sản xuất lương thực tăng nhanh không chỉ đủ
đáp ứng nhu cầu trong nước, đảm bảo giữ vững an ninh lương thực quốc gia, mà còn
có lương thực xuất khẩu, đưa nước ta từ một nước nhập khẩu gạo trở thành một nước
xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Cơ cấu mùa vụ và cây trồng thì có sự chuyển
biến theo chiều hướng tích cực đã tạo điều kiện tăng năng suất lúa từng vụ và cả năm.
Trong nông lâm ngư nghiệp đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình mới về sự
phát triển kinh tế xã hội; mô hình kinh tế mới do nông dân sáng lập với hàng trăm lao
11
động với quy mô từ 300 đến 500 ha được hình thành trên cơ sở tổ chức quản lý thích
hợp và có sự áp dụng khoa học vào sản xuất [11]
Những thành tựu đáng kể trên đây đã được đóng góp tích cực của ngành điện
trong các chương trình điện khí hoá nông thôn trên toàn quốc và chương trình mục tiêu

quốc gia xây dựng nông thôn mới. Điện về nông thôn đã góp phần thay đổi cơ cấu cây
trồng, thay đổi quy mô và tập quán canh tác và chăn nuôi, tăng năng suất và tăng sản
lượng lương thực hoa màu, cây công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp, phát triển
công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, phát huy các làng nghề truyền thống, mở ra các
làng nghề mới, cải thiện đời sống văn hoá làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo chủ trương
của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hơn nửa thế kỷ qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về nguồn và lưới điện
truyền tải với phương châm " Nhà nước và nhân dân, Trung Ương và địa phương cùng
làm" lưới điện nông thôn đã từng bước hình thành và không ngừng vươn dài, trải rộng
đưa nguồn năng lượng và ánh sáng đến các thôn xã ngoại thành, ngoại thị cũng như
các bản làng vùng ca, phục vụ sự đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn.
Ở miền bắc, việc đưa lưới điện về nông thôn được bắt đầu thực hiện vào cuối
những năm 60 và đầu những năm 70 cùng với việc đưa vào vận hành Nhà máy điện
Vinh, Lào Cai, Thái Nguyên. Trong suốt thời kỳ này điện đưa về nông thôn chủ yếu
nhằm phục vụ cho nhu cầu bơm nước phục vụ cho nông nghiệp và cơ khí nhỏ (xay xát,
truốt lúa, bơm rửa chuồng trại, nghiền thức ăn gia súc v.v ). Việc phát triển mạng
lưới điện nông thôn miền Bắc chỉ được đẩy mạnh từ năm 1984, sau khi Nhà máy thuỷ
điện Hoà Bình được đưa vào vận hành cùng với chính sách đổi mới của Đảng. Nền
kinh tế của nông thôn được cải thiện và phát triển rõ rệt.
Ở miền Nam, việc phát triển mạng lưới điện nông thôn chỉ bắt đầu sau giải
phóng, cũng chủ yếu phục vụ bơm tưới tiêu. Từ đầu năm 1998 khi Nhà máy thuỷ điện
Trị An được đưa vào vận hành thì mạng lưới điện phục vụ nông thôn ở khu vực phía
Nam thực sự phát triển, đáp ứng các nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt.
Ở miền Trung, giai đoạn trước năm 1975, hầu như toàn bộ vùng nông thôn chưa
có điện, giai đoạn từ 1975 đến 1990 miền Trung vẫn thiếu điện nghiêm trọng. Nguồn
điện chỉ là những cụm máy Điêzen công suất thấp, lưới điện nhỏ hẹp tập trung ở một
số thành phố, thị xã, phục vụ chủ yếu cho sinh hoạt khu vực đô thị. Sau khi điện miền
Bắc đưa vào, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, với nhiều chủ trương và
12
chính sách cụ thể. Việc đưa điện về nông thôn đã có bước phát triển vượt bậc. Trong

đó có nhiều huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng và kháng
chiến cũ, số hộ nông dân đã được sử dụng lưới điện đạt 76,3 %. Đến nay tỷ lệ số xã, số
hộ nông dân có điện trên nước ta đã cao hơn một số nước trong khu vực như :
Inđônêxia, Bang la đét, Xrilanca, ấn độ
Tuy còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với kết quả đạt được trong hơn
50 năm qua là đáng ghi nhận. Đồng thời tiếp tục phát huy phương châm " Nhà nước và
nhân dân, Trung Ương và địa phương cùng làm" đã được thể chế hoá. Tổng công ty
điện lực Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các ngành các cấp các địa phương phấn
đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa điện về nông thôn, góp phần tích cực vào sự
nghiệp xây dựng nông thôn mới giàu mạnh, văn minh hiện đại.
Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với việc hoàn thành tiêu chí điện nông thôn vẫn
là vốn. Theo Quyết định số 800/QÐ-TTg ngày 4-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt CTNTM giai đoạn 2010-2020 đã xác định: đến năm 2015: 20% số xã đạt chuẩn
NTM; năm 2020: 50% số xã đạt chuẩn NTM. Trong đó, đến năm 2015, có ít nhất 85%
số xã đạt chuẩn NTM về tiêu chí điện, năm 2020 đạt 95%. Ðây là giai đoạn phấn đấu
quyết liệt và cần số vốn đầu tư rất lớn cho việc hiện đại hóa lưới điện hạ áp nông thôn
(LÐHANT). Do vậy, Chính phủ và các bộ, ngành cần có cơ chế, hướng dẫn huy động
vốn theo phương châm "Nhà nước và nhân dân, T.Ư và địa phương cùng làm". Ðặc
biệt, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách, vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi trong
nước giao cho EVN thực hiện nâng cấp cải tạo lưới điện, nhằm bảo đảm phục vụ tốt
yêu cầu cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất của các xã xây dựng NTM.
Việt Nam đang tiến gần tới đích 100% số hộ dân nông thôn có điện. Mục tiêu
xây dựng NTM, nhất là hoàn thành tiêu chí về điện chỉ đạt được khi có sự chung tay
nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, sự huy động và kết hợp nhiều
nguồn lực.
1.2.3.2 Vai trò của phát triển điện năng đối với công tác thông tin liên lạc ở khu vực
nông thôn.
Khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học
ngày càng có bước nhảy vọt và trở thành lực lượng sản xuất thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, biến đổi sâu sắc trong lĩnh vực đời sống

xã hội. Chu trình sản phẩm ngày càng được rút ngắn, các điều kiện kinh doanh trên
13
trường quốc tế luôn thay đổi, đòi hỏi các quốc gia cũng như các doanh nghiệp phải rất
nhạy cảm nắm bắt và thích nghi. Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nền
kinh tế đa phần là nông nghiệp nếu không tranh thủ nắm bắt thông tin để đưa vào sản
xuất đầu tư các phương tiện máy móc hiện đại, giống cây trồng
Ngoài ra, sản phẩm của khu vực này ngày càng được mở rộng và hình thành thị
trường ra bên ngoài, nhất là sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay là các sản phẩm truyền
thống của vùng. Muốn cho sản phẩm được thị trường trong và ngoài nước biết đến, thì
người dân ở đay phải được nắm bắt đầy đủ các thông tin để có thể đưa sản phẩm của
mình đi xa hơn.
Tóm lại vai trò của thông tin là rất quan trọng trong việc phát triển khu vực
nông thôn. Tuy ngành điện không trực tiếp tham gia vào việc đưa thông tin, nhưng lại
tham gia một cách gián tiếp và hầu hết các phương tiện thông tin đều có sự tham gia
cuả điện. Chính vì vậy, muốn phát triển thông tin liên lạc ở những khu vực nông thôn
thì ngành điện phải là một trong những ngành đi tiên phong.
1.2.3.3. Vai trò của phát triển điện nông thôn với phát triển y tế và giáo dục ở khu
vực nông thôn
Kế hoạch phát triển mạng lưới điện nông thôn là quá trình xây dưng và thực
hiện các dự án có quy mô lớn, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước
về điện khí hoá nông thôn miền núi. Vì vậy trong quá trình lựa chọn các tỉnh để đưa
vào kế hoạch, Chính phủ và Tập đoàn điện lực Việt Nam rất chú trọng đến các tỉnh mà
có tỷ lệ số xã và số hộ nông thôn được cấp điện còn thấp ( xã <80%, số hộ nông dân
<60 %). Đặc biệt là các xã ở miền núi, vùng sâu vùng xa, thuộc các khu vực mà Chính
phủ có chính sách đầu tư đặc biệt cho cơ sở hạ tầng và thúc đẩy các mặt kinh tế - xã
hội, các xã các vùng căn cứ cách mạng chịu nhiều hậu quả chiến tranh nặng nề và có
những đóng góp lớn trong hai cuộc kháng chiến.
Kế hoạch phát triển mạng lưới điện nông thôn xét theo chiều sâu sẽ thấy nó đem lại
hiệu quả tổng hợp về mặt kinh tế và xã hội. Mà đó chính là hiệu quả lâu dài mang tính
chiến lược của Nhà nước. Trước hết khi có điện đời sống văn hoá, trình độ dân trí của

người dân nông thôn được nâng lên rất nhiều, kéo theo sự phát triển của các công trình
trường học và phúc lợi khác như: Trạm y tế, nhà văn hoá xã…Từ đó đồng bào dân tộc
ở nông thôn được đi học được biết chữ, được phục vụ về nhu cầu y tế chữa bệnh và
nhu cầu vui chơi giải trí. Những điều kiện trên sẽ góp phần hạn chế và xoá bỏ nạn du
cach du cư, giúp đồng bào định cach định cư ổn định sản xuất.
14
1.3. QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN
1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý điện nông thôn

Ngành điện là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn có vai trò rất
quan trọng trong nền kinh tế. Điện năng cung cấp “lương thực” cho toàn bộ nền kinh
tế quốc dân, một yếu tố không thể thiếu để phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác các
nguồn năng lượng nói chung và điện năng nói riêng sau khi tiêu dùng xong thì không
có khả năng tái sinh nên chịu sự tác động rất mạnh của quy luật khan hiếm các nguồn
lực. Dự báo việc mất cân bằng năng lượng sẽ còn xảy ra, lượng điện năng sản xuất sẽ
tiềm ẩn nguy cơ không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Ngày nay
vấn đề khan hiếm các nguồn năng lượng ngày càng trở lên bức xúc đối với hầu hết
các Quốc gia và là vấn đề toàn cầu. Việc sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn
năng lượng đã trở thành cấp thiết để phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt đối với Việt Nam đa phần dân số tập trung ở khu vực nông thôn, lấy
sản phẩm nông nghiệp làm chính. Vì vậy mà biện pháp đầu tiên nhằm thúc đẩy sự
chuyển dịch kinh tế, nâng cao đời sống xã hội ở nông thôn là vấn đề đưa điện để đầu
tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ. Nhanh chóng đưa máy móc thiết bị kỹ thuật vào hoạt động
sản xuất, tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu vực nông thôn, đồng thời nâng cao
dân trí cải thiên điều kiện sống ở nông thôn Việt Nam.
Cùng với khoa học và công nghệ, điện khí hóa có vị trí chiến lược cực kỳ quan
trọng trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và là nhân tố
hàng đầu thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội các vùng nông thôn (bao gồm đồng
bằng, miền núi và hải đảo). Điện về nông thôn đã và sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước thay thế lao động thủ công truyền thống bằng
máy móc nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Điện về nông thôn đã góp phần thay
đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi quy mô và tập quán canh tác và chăn nuôi, tăng năng
suất và tăng sản lượng lương thực hoa màu, cây công nghiệp trong sản xuất nông
nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, phát huy các làng nghề
truyền thống, mở ra các làng nghề mới, cải thiện đời sống văn hoá làm thay đổi bộ mặt
nông thôn thực hiện chủ trương của Nhà nước trong công cuộc xây dựng nông thôn
mới.

×