Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NHA TRANG




LÊ VĂN NGHIÊM



QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ðỘI
CHI NHÁNH KIÊN GIANG



LUẬN VĂN THẠC SĨ






Khánh Hòa – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NHA TRANG



LÊ VĂN NGHIÊM



QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ðỘI
CHI NHÁNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ðỖ VĂN NINH
Th.S THÁI NINH


Khánh Hòa – 2013

i


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñề tài này là công trình nghiên cứu của tôi, chưa công bố tại
bất cứ nơi nào. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong ñề tài là chính xác và
trung thực, ñề tài không trùng với bất kỳ ñề tài nghiên cứu khoa học nào.
Tác giả luận văn



Lê Văn Nghiêm
ii


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn ñến tất cả các Quý Thầy, Cô khoa Quản Trị
Kinh Doanh của Trường ðại Học Nha Trang cũng như các Thầy, Cô bên ngoài trường ñã
nhiệt tình giảng dạy và truyền ñạt ñể em có ñược những kiến thức hữu ích cho mình.
ðặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc ñến Thầy ðỗ Văn Ninh và Thầy Thái
Ninh, các thầy ñã tận tình chỉ bảo và góp ý cho em rất nhiều trong quá trình nghiên
cứu ñể hoàn thành ñược ñề tài này.
ðể hoàn thành ñược ñề tài nghiên cứu này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, còn có sự hỗ trợ rất nhiều từ các Quý Thầy, Cô, các anh chị ñồng nghiệp và bạn
bè ñang công tác tại các Ngân hàng bạn ñã nhiệt tình giúp ñỡ.
Cuối cùng tôi chân thành cảm ơn ñến Ban lãnh ñạo, các Trưởng - Phó phòng
nghiệp vụ, các anh chị ñang công tác tại MB Kiên Giang và các ñơn vị bạn ñã ñồng
hành và hỗ trợ nhiệt trong suốt thời gian vừa qua, qua ñó ñã tạo ñiều kiện thuận lợi ñể
tôi hoàn thành ñề tài nghiên cứu này.
Xin chân thành cám ơn!

Kiên Giang, ngày tháng 01 năm 2013
Học viên thực hiện


Lê Văn Nghiêm











iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC ðỒ THỊ ix
DANH MỤC SƠ ðỒ x
LỜI NÓI ðẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TIN DỤNG TRONG
HOẠT ðỘNG NGÂN HÀNG (CREDITS RISK MANAGEMENT) 5
I – Tín dụng và Rủi ro tín dụng 5
1. Tín dụng (Credits) 5
1.1. Khái niệm: 5
1.2. Vai trò của tín dụng: 5
2. Rủi ro tín dụng (Credits Risk): 6
2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng (Credits Risk Definition) 6
2.2. Phân loại rủi ro: 7
2.2.1. Rủi ro giao dịch (Transactions Risk) 7
2.2.2. Rủi ro danh mục (Portfolio Risk): 8
3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng: 8
3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan: 8
3.2. Nhóm nguyên nhân thuộc về người ñi vay: 8
3.3. Nhóm nguyên nhân thuộc về Ngân hàng cho vay: 9
4. Tác ñộng của rủi ro tín dụng: 10

4.1. Tác ñộng ñến hoạt ñộng kinh doanh của Ngân hàng: 10
4.2. Tác ñộng ñến nền kinh tế xã hội: 10
II - Quản trị rủi ro trong hoạt ñộng tín dụng: 11
1. ðịnh nghĩa: 11
2. Ý nghĩa: 11
iv

3. Nguyên tắc: 11
4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng: 12
III - Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng 12
1. Bài học kinh nghiệm của các Ngân hàng Thái Lan về phòng chống Rủi ro tín dụng: 12
2. Bài học kinh nghiệm của các NHTM Việt Nam: 22
2.1. Những mặt ñược trong chính sách cho vay của hệ thống Ngân hàng thương mại: 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ðỘI CHI NHÁNH KIÊN GIANG 25
I - Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam hiện nay: 25
II - Giới thiệu sơ lược: 30
1. Giới thiệu sơ lược về Ngân Hàng Quân ðội: 30
1.1. Một số chỉ tiêu kinh doanh qua các năm: 32
1.2. Mô hình tổ chức giai ñoạn 2010 – 2015: 36
2. Giới thiệu về Ngân hàng Quân ðội chi nhánh Kiên Giang: 37
2.1. Mô hình tổ chức: 38
2.2. Tình hình hoạt ñộng của MB Kiên Giang trong những năm qua: 38
III - Thực trang rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân ðội Chi nhánh
Kiên Giang: 41
1. Tình hình hoạt ñộng tín dụng: 41
1.1. Bảng tổng hợp số liệu dư nợ: (Phụ lục 1) 41
1.2. Doanh số cho vay 41
1.3. Doanh số thu nợ: 42
1.4. Nợ quá hạn 43

1.5. Nợ xấu: 44
1.6. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: 46
2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại MB Kiên Giang: 46
IV - Kết quả ñiều tra nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng: 51
1. Bảng câu hỏi ñiều tra: (Phụ lục 2) 51
2. Qui mô ñiều tra: 51
3. Kết quả ñiều tra: 52
v

V- Phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân ðội
Chi nhánh Kiên Giang trong thời gian qua: 54
1. Nguyên nhân khách quan 54
1.1 Môi trường kinh doanh khó khăn: 54
1.2. Tình hình An ninh – Xã Hội còn nhiều bất ổn: 54
1.3. Bất cập về pháp lý: 55
2. Nguyên nhân thuộc về khách hàng vay: 57
3. Nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị Ngân hàng: 57
VI - Chính sách tín dụng: 58
1. Về mục ñích: 58
2. Phạm vi và ñối tượng: 58
3. Kết cấu chính sách tín dụng: bao gồm các nội dung sau: 58
4. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của MB: 59
5. Các nguyên tắc và ñịnh hướng chung: 59
6. ðịnh hướng về cơ cấu ngành/ lĩnh vực của Khối SME và CIB: 65
7. ðịnh hướng về hoạt ñộng bảo lãnh 71
8. Về hoạt ñộng mở và thanh toán LC 73
9. ðịnh hướng về hoạt ñộng ñầu tư trái phiếu doanh nghiệp: 74
10. Chỉ ñạo về chất lượng tín dụng: 75
11. Chỉ ñạo về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 77
12. Về lãi suất, phí dịch vụ: 78

13. Các giới hạn an toàn trong hoạt ñộng tín 79
14. Cơ chế xử lý các trường hợp không thuộc chính sách tín dụng năm 2013: 80
VI - Công tác phân loại rủi ro và nhận diện rủi ro: 81
1. Công tác phân loại rủi ro: 81
2. Công tác nhận diện rủi ro: 81
3. Công tác phòng ngừa rủi ro, khắc phục và xử lý rủi ro tín dụng: 83
3.1. Công tác phòng ngừa rủi ro: 83
3.2. Công tác khắc phục và xử lý rủi ro tín dụng: 83
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MB KIÊN GIANG 87
vi

I - ðịnh hướng phát triển tín dụng của NHTM Quân ðội chi nhánh Kiên Giang: 87
1. Mục tiêu: 87
2. Nguyên tắc phát triển tín dụng của MB: 87
3. Các chương trình tín dụng trọng ñiểm trong thời gian tới: 88
II - Mục tiêu ñề xuất giải pháp: 88
III - Công cụ ñề xuất các giải pháp: 89
IV - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại MB Kiên
Giang: 89
1- ðối với khía cạnh CON NGƯỜi: 89
2 – ðối với khía cạnh QUY TRÌNH: 90
3 – Khía cạnh YẾU TỐ BÊN NGOÀI: 90
4 – Khía cạnh về QUẢN LÝ: 90
V - Kiến nghị: 91
1 – ðối với Ngân hàng Quân ðội: 91
2 - ðối với Ngân Hàng Nhà Nước: 92
3 – ðối với Chính Phủ: 93
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO i

PHỤ LỤC iii






vii

DANH MỤC VIẾT TẮT
NHTM: Ngân hàng Thương mại
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
TCTD Tổ chức Tín dụng
RM Chuyên viên quan hệ khách hàng
QLRR Quản lý rủi ro
QTTD Quản trị tín dụng
QHKH Quan hệ khách hàng
MB Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân ðội
DATC Công ty mua bán nợ và tài sản tồn ñọng
MB Kiên Giang Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân ðội Chi
Nhánh Kiên Giang
QTRR Quản trị rủi ro
QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng
VND Việt Nam ðồng
VAMC Công ty quản lý nợ và Khai thác tài sản Việt
Nam
viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Chỉ tiêu kinh doanh 32

Bảng 2: Chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng qua các năm 2010-2011-2012 40
Bảng 3: Doanh số cho vay 41
Bảng 4: Doanh số thu nợ 42
Bảng 5: Nợ quá hạn 55
Bảng 6: Nợ xấu 44
Bảng 7: Trích lập dự phòng 46
Bảng 8: Dư nợ tín dụng theo loại hình doanh nghiệp 47
Bảng 9: Dư nợ theo quy mô cho vay 48
Bảng 10: Dư nợ theo mục ñích vay vốn 49
Bảng 11: Quy mô ñiều tra 51
Bảng 12: Kết quả ñiều tra từ câu 1 ñến câu 3 52
Bảng 13: Kết quả ñiều tra từ câu 4 ñến câu 8 53
Bảng 14: Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 59
Bảng 15: Chỉ tiêu dư nợ tối ña trên một khách hàng theo sản phẩm 65
Bảng 16: Cơ cấu danh mục cho vay 66
Bảng 17: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể ñịnh hướng 77
Bảng 18: Tỷ lệ trích lập dự phòng chung 78

ix

DANH MỤC ðỒ THỊ

ðồ thị 1: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng qua 9 tháng ñầu năm 26
ðồ thị 2: Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên dư nợ cho vay khách hàng tại thời ñiểm
27
ðồ thị 3: Tổng tài sản 32
ðồ thị 4: Huy ñộng vốn từ TCKT & Dân cư 33
ðồ thị 5: Tổng dư nợ cho vay khách hàng 33
ðồ thị 6: Lợi nhuận trươc thuế 33
ðồ thị 7: Các chỉ tiêu cơ bản của MB Kiên Giang 40

ðồ thị 8: Lợi nhuận trước thuế và thu thuần ngoài lãi 41
ðồ thị 9: Doanh số cho vay 42
ðồ thị 10: Doanh số thu nợ 42
ðồ thị 11: Tổng dư nợ quá hạn 43
ðồ thị 12: Tỷ trọng cơ cấu nợ quá hạn 2010 – 2011 - 2012 44
ðồ thị 13: Tỷ lệ nợ xấu 45
ðồ thị 14: Trích lập dự phòng 46
ðồ thị 15: Dư nợ theo quy mô cho vay 48
ðồ thị 16: Dư nợ theo mục ñích vay vốn 49
ðồ thị 17: Dư nợ theo thời gian vay vốn 50






x

DANH MỤC SƠ ðỒ

Sơ ñồ 1: Phân loại rủi ro tín dụng 7
Sơ ñồ 2: Xây dựng qui trình quản trị rủi ro tín dụng 12
Sơ ñồ 3: Quy trình cho vay 13
Sơ ñồ 4: Cơ cấu tổ chức liên quan ñến quy trình ñánh giá, thẩm ñịnh tín dụng tại SCIB 15
Sơ ñồ 5: Quy trình thẩm ñịnh tín dụng 16
Sơ ñồ 6: Quy trình chấp nhận cho vay tại SCIB 17
Sơ ñồ 7: Mô hình tổ chức của Ngân Hàng TMCP Quân ðội 36
Sơ ñồ 8: Mô hình tổ chức của Ngân Hàng TMCP Quân ðội – CN Kiên Giang 38



















1

LỜI NÓI ðẦU
1. Sự cấp thiết của ñề tài
Kể từ năm 2010 ñến nay, căn bệnh lạm phát nổ lên và lan ra toàn cầu, khủng
hoảng nợ công ñang diễn ra tại châu Âu, nền kinh tế thế giới tăng trưởng không ổn
ñịnh, xung ñột lợi ích kinh tế và bất ổn chính trị giữa các nước….ðây là khái quát
chung bối cảnh của nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Nền kinh tế Việt Nam ñã và ñang hội nhập toàn diện với nền kinh tế thế giới.
Sau khi chính thức gia nhập WTO năm 2007, ñây là cơ hội nhưng cũng là thách thức
cho các doanh nghiệp Việt Nam. ðể ñối mặt, ñứng vững và phát triển trong ñiều kiện
NHNN thắt chặt tín dụng, hạn chế ñầu tư công nhằm kềm chế lạm phát, ổn ñịnh kinh
tế vĩ mô thì các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng ñến phát triển hiệu quả nhưng
phải an toàn và bền vững.

Ngân Hàng Thương Mại vốn ñược xem là huyết mạch của mọi nền kinh tế, tại Việt
Nam ñều ñó càng thể hiện rỏ nét vì nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào Ngân hàng mà không
phải là thị trường chứng khoán như các nền kinh tế lớn trên thế giới. Hoạt ñộng của NHTM
bao gồm nhiều hoạt ñộng khác nhau như: Huy ñộng vốn; Thanh toán; Tín dụng; Bảo lãnh;
Thanh toán quốc tế; và mỗi hoạt ñộng ñều có vai trò khác nhau trong tổng thể hoạt ñộng
chung của NHTM.
Trong các năm qua tuy hệ thống Ngân Hàng ở Việt Nam ñã phát triển mạnh và
thu lợi nhuận lớn từ các nguồn thu ngoài lãi như: chuyển tiền, thanh toán quốc tế, bảo
lãnh, bao thanh toán… nhưng trong tổng thu của Ngân Hàng thì thu từ tín dụng vẫn là
mảng thu lớn nhất và ñóng một vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ hoạt ñộng của
NHTM. Tính quan trọng của hoạt ñộng tín dụng ñược thể hiện trước hết mang lại
nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của NHTM, bên cạnh ñó nhờ
hoạt ñộng này mà NHTM có thể bán chéo sản phẩm, tạo nền tảng thu hút hỗ trợ cho
các hoạt ñộng khác như Bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển tiền Tuy nhiên trong
bối cảnh kinh tế hiện nay, hàng loạt doanh nghiệp rơi vào khó khăn thậm chí phá sản
thì hoạt ñộng tín dụng có mang lại hiệu quả cao như vai trò vốn có của nó hay không
thì hoàn toàn phụ thuộc vào những cách quản trị các rủi ro tiềm ẩn do nó mang lại.
Những rủi ro này không những làm cho hoạt ñộng của NHTM kém hiệu quả, mà nó
làm cho NHTM mất ñi tính thanh khoản vốn hết sức cần thiết và nhạy cảm gây ra
những tổn thất thậm chí là sự phá sản ñối với NHTM.
2

Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của NHTM
trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày nay và ñóng góp tích cực vào sự vận hành
của nền kinh tế thông qua sự tác ñộng của cung - cầu tiền tệ dẫn ñến làm thúc ñẩy tăng
trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát giúp cho NHNN thực hiện tốt vai trò quản lý
trong nền kinh tế thị trường. Với tôn chỉ ñưa ra là hiệu quả, chất lượng và bền vững.
Bản thân ñang công tác trong ngành ngân hàng và ñang ñảm nhiệm các công việc liên
quan ñến phán quyết tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Quân ñội – Kiên Giang. Do ñó,
với kiến thức từ khoá học cao học vừa qua và kinh nghiệm thực tiễn thì việc chọn ñề

tài nghiên cứu “QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN
ðỘI – CHI NHÁNH KIÊN GIANG” là chủ ñề rất thiết thực và hữu ích cho công việc
hiện tại của học viên nói riêng và cho hệ thống Ngân Hàng TMCP Quân ðội nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng và những bài học kinh
nghiệm từ những Ngân hàng nước ngoài.
- Thu thập dữ liệu ñiều tra, phân tích, ñánh giá thực trạng rủi ro tín dụng,
nguyên nhân dẫn ñến rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Quân ðội Chi nhánh Kiên Giang.
- Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng, từ
ñó ñưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Quân ðội Chi nhánh Kiên Giang.
3. ðồi tượng và phạm vi nghiên cứu:
ðối tượng của ñề tài: Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân ðội
Chi nhánh Kiên Giang.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Ngân hàng TMCP Quân ðội Chi nhánh Kiên Giang.
- Về thời gian: Từ năm 2010 ñến năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp ñiều tra: ðể tìm ra các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng
trong hoạt ñộng Ngân hàng, tác giả ñã gởi các phiếu ñiều tra tới một số lãnh ñạo, cán bộ
quản lý, chuyên viên ñang công tác tại các bộ phận liên quan ñến công tác tín dụng tại MB
Kiên Giang và một số Ngân hàng thương mại khác trên ñịa bàn tỉnh Kiên Giang.
3

- Phương pháp phân tích thống kê, so sánh và tổng hợp: Kết hợp kết quả ñiều
tra với các số liệu từ báo cáo kết quả cuối năm tại Ngân hàng TMCP Quân ðội Chi
nhánh Kiên Giang ñể phân tích, so sánh, ñánh giá và tổng hợp.
- Phương pháp từ duy: Tác giả sử dụng phương pháp tư duy logic trong phân

tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng và ñề xuất các giải pháp.
5. Ý nghĩa thực tiễn:
Việt Nam chúng ta ñang trên ñường hội nhập toàn diện quốc tế mà trong ñó hội
nhập tài chính là một công việc rất quan trọng ñể quyết ñịnh chúng ta có thể khai thác
tối ña các lợi ích từ hội nhập quốc tế mang lại hay Việt Nam chúng ta lại bị các yếu tố
bất lợi của hội nhập quốc tế ảnh hưởng.
Nhận thức ñược tầm quan trọng ñó Ngân hàng Nhà Nước ñã ñưa ra các quy
ñịnh có tính ñịnh hướng cao cho các Ngân Hàng Thương Mại về phân loại nợ, trích lập
và sử dụng quỹ dự phòng của Ngân hàng, về các tỷ lệ an toàn trong hoạt ñộng của các
Tổ chức tín dụng. Các quy ñịnh này ñã ñược NHNN xây dựng dựa trên ñịnh hướng của
chuẩn mực và thông lệ quốc tế, trong ñó vận dụng một số nguyên tác của Ủy ban Basel
tạo tiền ñề cho hệ thống NHTM gia nhập thị trường tài chính Ngân hàng thế giới.
Do ñó, ñây là ñề tài ñầu tiên dựa trên các quy ñịnh mới của NHNN Việt Nam
ñể phân tích, ñánh giá ñúng thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Quân ðội Chi nhánh Kiên Giang nhằm tìm ra các giải pháo
giúp cho công tác quản trị Rủi ro tín dụng hiệu quả hơn ñể hoạt ñộng Ngân hàng theo
sát các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
6. Tổng quan tài liệu:
- Khái niệm về tín dụng [trg 7] Hồ Diệu, Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê
- Khái niệm về rủi ro tín dụng [trg 9] Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng,
Nhà xu

t b

n Th

ng kê
- Rủi ro giao dịch [trg 31] Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, Nâng Cao Năng Lực
Quản Trị Rủi Ro, NXB Phương ðông, 2005.

- Rủi ro danh mục [trg 35] Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, Nâng Cao Năng Lực
Quản Trị Rủi Ro, NXB Phương ðông, 2005.
- Quản trị rủi ro trong họat ñộng tín dụng [trg 46] Nguyễn ðăng Dờn, (2012),
Quản
Trị Ngân Hàng Thương Mại Hiện ðại
, NXB Phương ðông
4

- Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng [trg 16] Joel Bessis, Quản Trị Rủi Ro
Trong Ngân Hàng (Risk Management In Bank), NXB Lao ðộng Xã Hội, 2011.
7. Kết cấu của ñề tài:
Bao gồm:
- Lời mở ñầu
- Nội dung gồm 3 chương:
+ Chương I
: Cơ sở khoa khọc về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt ñộng Ngân hàng.
+ Chương II
: Thực trạng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng
TMCP Quân ðội Chi nhánh Kiên Giang.
+ Chương III
: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro
tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Quân ðội Chi nhánh Kiên Giang.
- Kết luận

5

CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TIN DỤNG
TRONG HOẠT ðỘNG NGÂN HÀNG
(CREDITS RISK MANAGEMENT)

I – Tín dụng và Rủi ro tín dụng
1. Tín dụng (Credits)
1.1. Khái niệm:
Tín dụng
là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng
hóa. Tín dụng ra ñời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ tín dụng
ñược phát sinh ngay từ thời kỳ chế ñộ công xã nguyên thủy bắt ñầu tan rã. Khi chế ñộ
tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng là ñồng thời xuất hiện quan hệ trao ñổi hàng
hóa. Thời kỳ này, tín dụng ñược thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật -
hàng hóa. Về sau, tín dụng ñã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ.
Cho vay
, còn gọi là
tín dụng
, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài
chính cho ñối tượng khác (bên ñi vay) trong ñó bên ñi vay sẽ hoàn trả tài chính cho
bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt ñộng
này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên ñi vay gọi là
con nợ. Do ñó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là người cho
vay, và một bên là người ñi vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng,
thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả,
Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo
lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục ñích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá
trình tái sản xuất và ñời sống, theo nguyên tắc hoàn trả.
1.2. Vai trò của tín dụng:
- Tín dụng là công cụ thúc ñẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và góp phần ñiều
tiết vĩ mô nền kinh tế;
- Tín dụng góp phần thúc ñẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn;
- Tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thong xã hội;
- Tín dụng góp phần thực hiện chính sách xã hội.
6


2. Rủi ro tín dụng (Credits Risk):
2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng (Credits Risk Definition)
Có rất nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng trong hoạt ñộng Ngân hàng:
-

Theo ñịnh nghĩa ñơn giản nhất thì rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá
trình cấp tín dụng của Ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả
ñược nợ hoặc trả nợ không ñúng hạn cho Ngân hàng.
-

Căn cứ theo Khoản 1 ðiều 03 của Qui ñịnh về Phân loại, trích lập và sử dụng
dự phòng ñể xử lý rủi ro, theo quyết ñịnh số 493/2005/TT-NHNN ngày 22/04/2005
của Thống ðốc NHNN thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt ñộng Ngân hàng là tổn thất có
khả năng xảy ra ñối với nợ của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước do khách
hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa
vụ của mình theo cam kết”.
-

Theo Thomas P. Fitch thì: rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay
không thanh toán ñược nợ theo thỏa thuận hợp ñồng dẫn ñến sai hẹn trong nghĩa vụ trả
nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong
hoạt ñộng cho vay của Ngân hàng (Dictionary of Bank terms, Barron’s Edutional
Series, Inc,1997).
-

Còn theo Hennie van Greuning – Sonja Brajovic Bratanovic thì: rủi ro tín dụng
ñược ñịnh nghĩa là nguy cơ mà người ñi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả
vốn gốc so với thời hạn ñã ấn ñịnh trong hợp ñồng tín dụng. ðây là thuộc tính vốn có
của hoạt ñộng Ngân hàng. Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn

là không hoàn trả ñược toàn bộ. ðiều này gây ra sự cố ñối với dòng chu chuyển tiền tệ,
và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của Ngân hàng (The World Bank).
Tóm lại rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất, quan trọng nhất trong hoạt ñộng Ngân
hàng, là loại rủi ro chủ yếu của rủi ro ngân hàng (Banking Risk), có thể nhận diện qua
một số ñiểm như sau:
-

Là loại rủi ro có khả năng phát sinh xuyên suốt trong quá trình cấp tín dụng của
Ngân hàng ñối với khách hàng.
-

Khả năng xảy ra tổn thất cho Ngân hàng khi khách hàng không trả ñược nợ hoặc
trả nợ không ñầy ñủ, không ñúng hạn cho Ngân hàng hoặc không thực hiện nghĩa vụ
theo cam kết (ðiều 3 Quyết ñịnh 493/2005).
7

2.2. Phân loại rủi ro:
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh thì rủi ro tín dụng ñược phân thành những loại sau:















Sơ ñồ 1: Phân loại rủi ro tín dụng
2.2.1. Rủi ro giao dịch (Transactions Risk)
Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn
chế mang tính chủ quan trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, ñánh giá khách
hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là:
-

Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro liên quan ñến quá trình ñánh giá, phân tích, lựa chọn
khi tác nghiệp chưa tốt:
+ Phân tích khách hàng, ñánh giá thiếu bao quát, còn nhiều sơ hở;
+ Phân tích lựa chọn phương án vay vốn của khách hàng còn lỏng lẻo, qua loa.
+ Lựa chọn phương án thu nợ thiếu cân nhắc, có nhiều sơ hở dẫn ñến rủi ro.
-

Rủi ro ñảm bảo: Là rủi ro liên quan ñến vấn ñề tài sản ñảm bảo:
+ ðiều khoản ñảm bảo tài sản thiếu chặt chẽ rõ ràng;
+ Danh mục tài sản ñảm bảo thiếu tính cụ thể;
+ Hình thức ñảm bảo và phương pháp xử lý tài sản còn bất cập;
Rủi ro tín dụng
Rủi ro giao
dịch
Rủi ro danh
mục
Rủi ro
lựa chọn
Rủi ro
ñảm bảo
Rủi ro

nghiệp
vụ
Rủi ro
nội tại
Rủi ro
tập
trung
8

+ Tỷ lệ tài sản ñảm bảo thiếu dứt khoát rõ ràng.
-

Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan ñến công tác quản lý khoản vay và hoạt
ñộng cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các
khoản vay có vấn ñề.
2.2.2. Rủi ro danh mục (Portfolio Risk):
Là loại hình rủi ro tín dụng phát sinh trong quản lý danh mục cho vay của Ngân
hàng. Rủi ro danh mục là loại rủi ro vừa mang tính chủ quan, lại vừa chịu tác ñộng bởi
yếu tố yếu tố khách quan. Rủi ro danh mục gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung:
-

Rủi ro nội tại: Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các ñặc ñiểm riêng có, mang
tính riêng biệt trong mỗi chủ thể ñi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ
ñặc ñiểm hoạt ñộng hoặc ñặc ñiểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố bên không của khách hàng vay vốn, ngành
nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt ñộng.
-

Rủi ro tập trung: Là loại rủi ra phát sinh trong trường hợp Ngân hàng tập trung
vốn cho vay quá nhiều ñối với một khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt

ñộng trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng ñịa lý nhất
ñịnh; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng:
3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân khách quan gây tác ñộng và ảnh hưởng trên bình diện rộng
+ Do sự biến ñộng của môi trường kinh tế (nội ñịa, toàn cầu)
+ Những bất cập trong cơ chế, chính sách của nhà nước
+ Hành lang pháp lý cho hoạt ñộng ngân hàng chưa hoàn thiện
+ Những nguyên nhân bất khả kháng: thiên tai, dịch bệnh.
3.2. Nhóm nguyên nhân thuộc về người ñi vay:
+ Tình tình hình sản xuất kinh doanh thiếu ổn ñịnh vững chắc
+ Tình hình tài chính không tốt
+ Công tác quản lý kinh doanh còn hạn chế
+ Thái ñộ thiếu thiện chí và bất hợp tác của người ñi vay
+ Hiện tượng cố tình lừa ñảo
+ Người ñi vay sử dụng vốn sai mục ñích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay.
9

+ Năng lực quản lý kinh doanh yếu kém.
+ Qui mô vốn vay vượt quá vốn chủ sở hữu.
3.3. Nhóm nguyên nhân thuộc về Ngân hàng cho vay:
+ Chính sách tín dụng chưa hợp lý
+ Chưa nêu cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt ñộng tính dụng
+ Chưa xác ñịnh ñúng qui mô và tốc ñộ tăng trưởng tín dụng
+ Chưa có chính sách khách hàng hợp lý
+ Chưa linh hoạt trong lãi suất và ưu ñãi lãi suất
+ Chưa ñơn giản hóa qui trình, thủ tục cấp tín dụng
+ Chưa có chiến lược cạnh tranh và Marketing hợp lý
+ Quá cứng nhắc trong quyết ñịnh và kiểm soát hạn mức tín dụng
+ Quy trình cho vay có nhiều kẽ hở và bị khách hàng lợi dụng

+ Trình ñộ chuyên môn cán bộ tín dụng còn hạn chế
+ ðạo ñức kinh doanh chưa tốt
Các nguyên nhân nêu trên, trước hết phải nói ñến các Ngân hàng còn thiếu một
chính sách tín dụng nhất quán, chính sách ở ñây phải bao gồm ñịnh hướng chung việc
cho vay, chế ñộ tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, các qyu ñịnh về bảo ñảm tiền vay,
danh mục khách hàng trong từng giai ñoạn.
Ngân hàng không có ñủ thông tin về các số liệu thống kê ñể phân tích và ñánh giá
khách hàng, dẫn ñến việc ñánh giá sai hiệu quả của phương án vay vốn hoặc xác ñịnh thời
hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng.
Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trước, trong và sau cho vay làm cho Ngân
hàng không phát hiện kịp thời dù vốn vay ñã bị sử dụng sai mục ñích.
Ngân hàng quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, bảo lãnh, bảo
hiểm, xem ñó là vật ñảm bảo chắc chắn cho việc thu hồi vốn vay.
Chạy theo thành tích số lượng hoạc chỉ tiêu kế hoạch mà xem nhẹ chất lượng
khỏa tín dụng, quá tin tương vào phương án kinh doanh của khách hàng
Năng lực chuyên môn và ñạo ñức của một số cán bộ kinh doanh có vấn ñề. Quản
lý, sử dụng, ñãi ngộ cán bộ Ngân hàng chưa thỏa ñáng, không giữ ñược người tài.
Cạnh tranh giữa các Ngân hàng quá gay gắt, thậm chí không lành mạnh. Chạy
theo qui mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, ñiều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm ñến chất
lượng khoản vay.
10

4. Tác ñộng của rủi ro tín dụng:
4.1. Tác ñộng ñến hoạt ñộng kinh doanh của Ngân hàng:
Khi rủi ro xảy ra Ngân hàng không thu hồi ñược vốn gốc và lãi cho vay nhưng
vẫn phải trả vốn và lãi khoản tiền ñã huy ñộng khi ñến hạn, ñiều này sẽ làm cho Ngân
hàng mất cân ñối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho Ngân hàng
kinh doanh không hiệu quả trong, ñông thời chi phí tăng hơn dự kiến.
Nếu một khoản vay nào ñó bị mất khả năng thu hồi thì Ngân hàng phải sử dụng
các nguồn vốn khác ñề chi trả cho người gửi tiền, ñến một lúc nào ñấy Ngân hàng

không còn ñủ thanh khoản thì sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Kết quả là
phải thu hẹp qui mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh
giảm không nhựng trong thị trường nội ñịa mà còn lan rộng ra các nước. Kết quả kinh
doanh của Ngân hàng ngày càng xấu, có thể dẫn ñến thua lỗ hoặc ñưa ñến bờ vực phá
sản nếu không có biện pháp xử lý khắc phục kịp thời.
4.2. Tác ñộng ñến nền kinh tế xã hội:
Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy ñộng
vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế ñể cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu
cầu vay lại. Do ñó khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những Ngân hàng chịu thiệt hại
mà quyền lợi của người gởi tiền cũng bị ảnh hưởng.
Khi một Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng với một mức ñộ lớn sẽ ảnh hưởng ñến người
gởi tiền, khiến cho họ hoang mang, lo sợ và kéo nhau ñến rút tiền. Không những Ngân hàng
có sự cố mà còn ảnh hưởng chung ñến cả hệ thống Ngân hàng của quốc gia ñó.
Hệ thống Ngân hàng bị ảnh hưởng, hoạt ñộng không hữu hiệu sẽ ảnh hưởng ñến
toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Nó có thể làm cho nền kinh tế bị suy giảm, lạm phát tăng
sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn ñịnh
Tóm lại, rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng xảy ra ở những mức ñộ khác nhau, rủi
ro cấp ñộ nhẹ cũng làm cho lợi nhuận Ngân hàng bị suy giảm, rủi ro cấp ñộ nặng làm
cho Ngân hàng không thu ñủ vốn lãi, hoặc mất cả vốn lẫn lãi, dẫn ñến Ngân hàng bị
thua lỗ. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục ñược Ngân hàng sẽ bị phá sản,
gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng.
Chính vì vậy ñòi hỏi các nhà quản trị Ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những
biện pháp thích ñể ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
11

II - Quản trị rủi ro trong hoạt ñộng tín dụng:
1. ðịnh nghĩa:
Là việc sử dụng các biện pháp ñược tổ chức thành các chính sách mang tính hệ
thống nhằm lượng hóa hay ño lường ñịnh lượng và ñịnh tính về rủi ro (Risk) tiềm ẩn
trong hoạt ñộng tín dụng có thể ñem ñến cho Ngân hàng nguy cơ thua lỗ thậm chí có

thể phá sản.
2. Ý nghĩa:
Giúp cho Ngân hàng nhận diện ñược các nguy cơ ñể ñưa các biện pháp thích
hợp nhằm hạn chế tối ña các ảnh hưởng tiêu cực của nó có thể gây nguy hại cho chính
bản thân Ngân hàng và nền kinh tế
3. Nguyên tắc:
Quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM nhìn từ góc ñộ chính sách cho vay sẽ dựa
trên những nguyên tắc cơ bản của luật các TCTD ban hành 2010 như:
- Các nội dung cơ bản của chính sách tín dụng của một NHTM ñã ñược luật hóa,
nguyên tắc vay vốn, ñiều kiện vay vốn, loại cho vay, những ñiều khoản căn bản của
hợp ñồng tín dụng cần có tuân thủ các ñiều luật từ ñiều 90 ñến 106 của Mục I & II
Chương IV Hoạt ñộng của NHTM, trong Luật các TCTD 2010.
- Những ñối tượng không ñược cho vay, các tỷ lệ an toàn, tỷ lệ vốn tự có trên tài
sản có rủi ro qui ñổi (ñiều 126, 127)
- Quyền và nghĩa vụ của khách hàng vay vốn
- Qui ñịnh rõ trách nhiệm giữa khâu thẩm ñịnh và khâu cho vay
- Phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo thong lệ quốc tế
- Qui trình cho vay, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
12

4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng:


















Sơ ñồ 2: Xây dựng qui trình quản trị rủi ro tín dụng
- Bước 1: Nhận biết và xác ñịnh các nguy cơ
- Bước 2: Phân tích ño lường các nguy cơ có thể xảy ra
- Bước 3: Lựa chọn mức ñộ
- Bước 4: Xây dựng chính sách
- Bước 5: ðánh giá tác ñộng
- Bước 6: Báo cáo kết quả
III - Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng
1. Bài học kinh nghiệm của các Ngân hàng Thái Lan về phòng chống Rủi ro tín dụng:
Hệ thống Ngân hàng Thái Lan có bề dày hoạt ñộng hàng trăm năm, nhưng ñứng
trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997 – 1998 ñã bị chao ñảo. Nhiều
công ty tài chính và Ngân hàng thương mại bị phá sản hoặc buộc phải sáp nhập. ðứng
trước tình hình ñó buộc các Ngân hàng Thái buộc phải xem xét lại toàn bộ các chính
sách, cách thức, qui trình hoạt ñộng Ngân hàng, trong ñó ñặc biệt là lĩnh vực tín dụng,
Nhận biết và xác
ñịnh nguy cơ
Phân tích ño lường
mức ñộ tác ñộng
Lựa chọn về mức ñộ
và phạm vi tác ñộng
Xây dựng các chính
sách phù hợp ñể kiểm

soát và quản lý
ðánh giá mức ñộ tác
ñộng
Báo cáo ñánh giá về
quản trị rủi ro
13

nhằm giảm thiểu rủi ro…ði ñôi với việc ña dạng hóa sản phẩm dịch vụ, xác ñịnh
khách hàng mục tiêu, chủ ñộng tiếp thị khách hàng … một loạt thay ñổi cơ bản trong
tín dụng ñã ñược các Ngân hàng Thái Lan triển khai nhanh chóng và triệt ñễ. Dưới ñây
là một số nét ñặc trưng ñáng quan tâm của quá trình ñó.
 Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu
trong qui trình giải quyết các khoản vay.
Hoạt ñộng Ngân hàng bán lẻ là một xu hướng của các Ngân hàng Thái Lan. Hoạt
ñộng này trong tín dụng càng phát triển thì sự tách bạch các bộ phận có lien quan trong
trình tín dụng càng cần thiết.
Tại Bangkok, trước ñây các bộ phận trong qui trình này gộp làm một, nay Ngân
hàng ñã tách hẵng thành 2 bộ phận ñộc lập với nhau: Bộ phận tiếp nhận và giải quyết
hồ sơ và bộ phận thẩm ñịnh. Trong ñó bộ phận thẩm ñịnh phải có báo cáo thẩm ñịnh
tín dụng, gồm: chiến lược và kế hoạch kinh doanh, báo cáo xếp hạng rủi ro … ðây là
một căn bản của Bangkok Bank nhằm ñảm bảo tính ñộc lập, khách quan trong quá
trình xử lý hồ sơ.
Tương tự, tại Siam commercial Bank (SCB) cũng ñã xây dựng mô hình tổ chức
triển khai dịch vụ tín dụng theo nguyên tắc phân ñịnh rõ trách nhiệm của ba bộ phận:
Marketting khách hàng, bộ phận thẩm ñịnh và bộ phận quyết ñịnh cho vay.
Ngân hàng ñã phân loại khách hàng theo từng nhóm khác nhau : khách hàng tiêu dùng
(nhiều nhất), khách hàng kinh doanh, khách hàng cá nhân (giàu, nghèo, từ ñó, nhận rõ
tính chất khác nhau làm cơ sở cho việc xác ñịnh nhiệm vụ cụ thể có những nét khác
nhau cho từ bộ phận nêu trên trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, thẩm ñịnh và
quyết ñịnh.

KASIKORN Bank ñã tổng kết qui trình cho vay cần ñược tuân thủ như sau:







Sơ ñồ 3: Quy trình cho vay
Tiếp xúc
khách
hàng
Phân
tích tín
dụng
Thẩm
ñịnh tín
dụng
ðánh
giá rủi
ro tín
dụng
Quyết ñị
nh
cho vay
Thủ tục
giấy tờ,
hợp ñồng
giải ngân
ðánh giá

chất lượng,
xem lại
khoản vay

×