Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp thủy châm trong điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
[\





TRẦN THỊ KIỀU LAN







§¸NH GI¸ T¸C DôNG CñA
§IÖN CH¢M KÕT HîP THñy CH¢M TRONG §IÒU TRÞ
§AU TH¾T L¦NG DO THO¸I HO¸ CéT SèNG






LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC











HÀ NỘI - 2009

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
[\




TRẦN THỊ KIỀU LAN





§¸NH GI¸ T¸C DôNG CñA
§IÖN CH¢M KÕT HîP THñy CH¢M TRONG §IÒU TRÞ
§AU TH¾T L¦NG DO THO¸I HO¸ CéT SèNG


Chuyên ngành : Châm cứu
Mã số : 60.72.60





LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC




Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VIẾT THÁI



HÀ NỘI - 2009
lời cảm ơn

Sau hai năm học Cao học tại Bộ môn Châm cứu - Trờng Đại học
Y H Nội, đến nay tôi đã hon thnh chơng trình học tập. Nhân dịp
hon thnh luận văn, tôi xin chân thnh cảm ơn:
- Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học Trờng Đại học Y H Nội.
- Ban giám đốc Bệnh viện Châm Cứu Trung ơng
- Ban giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Điện Biên
Đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề ti ny.
Tôi xin by tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Viết Thái,
ngời thầy trực tiếp hớng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tận
tâm dìu dắt tôi từng bớc hon thnh luận văn.
Tôi xin by tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS. TS. Phạm Văn Trịnh, Nguyên Phó trởng khoa Y học
cổ truyền trờng Đại học Y H Nội.
- PGS. TS. Phạm Thiện Ngọc, Trởng phòng đo tạo SĐH,
Trởng bộ môn hoá sinh trờng Đại học Y H Nội.
- PGS. TS. Lê Ngọc Hng, Trởng bộ môn sinh lý học trờng

Đại học Y H Nội.
- TS. Nghiêm Hữu Thnh, Giám đốc bệnh viện Châm Cứu Trung
ơng.
- TS. Nguyễn Thờng Sơn, Phó giám đốc bệnh viện Châm Cứu
Trung ơng.
L những ngời thầy, những nh khoa học dạy dỗ tôi suốt quá
trình học tập v đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để tôi hon
thnh luận văn ny.

Tôi xin gửi lời biết ơn đến tập thể y bác sỹ khoa điều trị ngoại trú
bệnh viện Châm Cứu Trung ơng, khoa đông y Viện 103, bạn bè,
những ngời thân yêu, những ngời luôn đứng bên tôi chia sẻ, động
viên tôi trong những giai đoạn khó khăn khi tôi lm luận văn.
Cuối cùng tôi xin dnh những tình cảm trân trọng nhất cho bố mẹ,
anh chị em, chồng con thân yêu của tôi, những ngời vất vả vì tôi,
những ngời m thiếu họ, tôi không thể có ngy hôm nay.

Trần Thị Kiều Lan
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả, số liệu thu được trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ một luận văn nào khác.

Tác giả


TrÇn ThÞ KiÒu Lan




MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chươ : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.
nghĩa 3
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu vùng thắt lưng 3
1.1.3. Nguyên nhân
1.1.4. Thoái hóa c
1.1.5. C
1.1.6. Tri ận lâm sàng của đau thắt lưng do thoái
1.1
1.1 14
1.2. Đau thắt lưng theo y học cổ truyền 14
1.2.1. Bệnh danh 14
1.2.2. Nguyên nhân 15
1.2.3. Các thể lâm sàng 15
1.3. Phương pháp điều trị bằng châm cứu 16
1.3.1. Khái niệm về châm cứu 16
1.3.2. Phương pháp điều trị bằng điện châm 16
1.4. Phương pháp thủy châm 18
1.5. Một số kết quả nghiên cứu về điều trị ĐTL. 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học hiện đại 24
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền 25
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 25
ng 1
1. Đau thắt lưng theo y học hiện đại 3
1.1.1. Định

đau thắt lưng 7
ột sống thắt lưng
8
ơ chế gây đau thắt lưng 10
ệu chứng lâm sàng, c
hoá cột sống
11
.7. Phân loại đau thắt lưng
13
.8. Điều trị




2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.2.6. Xử lý số liệu 36
2.2.7. Y đức trong nghiên cứu 37
Chươ
3.1.
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp của hai nhóm 40
3.1.4. Phân bố thời gian mắc bệnh của hai nhóm 41
3.2.5. Kết quả điều trị chung của hai nhóm 49
3.3. Đánh giá kết quả sự biến đổi một số chỉ số sinh lý của nhóm nghiên cứu 51
4.1.2. Giới 58

2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 28
2.2.3. Quy trình nghiên cứu 29
2.2.4. Theo dõi và đánh giá 32
2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu 32

ng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 38
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi của hai nhóm 38
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới của hai nhóm 39
3.2. Kết quả điều trị giảm đau thắt lưng do thoái hoá cột sống 42
3.2.1. Kết quả về thay đổi ngưỡng đau của hai nhóm 42
3.2.2. Đánh giá kết quả mức độ đau của hai nhóm theo thang điểm VAS 43
3.2.3. Đánh giá kết quả về độ giãn cột sống thắt lưng của hai nhóm . 45
3.2.4. Đánh giá kết quả về tầm vận động CSTL của hai nhóm 47
3.4. Đánh giá kết quả sự biến đổi một số chỉ số sinh hoá của nhóm
nghiên cứu 52
Chương 4: BÀN LUẬN 57
4.1. Bàn luận về đối tượng nghiên cứu 57
4.1.1. Tuổi 57



4.1.3. Nghề nghiệp 59
4.1.4. Thời gian mắc bệnh 59
4.
4.4
KẾT
KIẾN

PHỤ
2. Bàn luận về kết quả điều trị 59
4.2.1. Ngưỡng đau 59
4.2.2. Sự cải thiện về mức độ đau 60
4.2.3. Sự cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng 62
4.2.4. Sự cải thiện tầm vận động cột sống thắt lưng 63

4.2.5. Kết quả điều trị chung 65
4.3. Sự biến đổi một số chỉ số sinh lý, sinh hoá 68
4.3.1. Sự biến đổi một số chỉ số sinh lý 68
4.3.2. Sự biến đổi một số chỉ số sinh hoá. 69
. Chọn kinh huyệt. 73
LUẬN 75
NGHỊ 76
I LIỆU THAM KHẢO
LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSTL : Cột sống thắt lưng
ĐTL : Đau thắt lưng
KQ : Kết quả
L : Đốt sống thắt lưng
LS : Lâm sàng
n : Số lượng bệnh nhân
NC : Nghiên cứu
NP : Nghiệm pháp
SĐT : Sau điều trị
TĐT : Trước điều trị
VAS : Visual analogue scale
XN : Xét nghiệm
YHCT : Y học cổ truyền
YHHĐ : Y học hiện đại


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bả
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5. Sự cải thiện độ giãn CSTL sau 14 ngày điều trị 46
Bảng 3.6. Sự cải thiện tầm vận động CSTL sau 7 ngày điều trị 47
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bả
ng 1.1. Phân loại đau thắt lưng theo phương pháp Mooney 13
Biến đổi giá trị trung bình ngưỡng đau sau 30 phút điều trị. 42
Sự cải thiện về mức độ đau sau 7 ngày điều trị 43
Sự cải thiện về mức độ đau sau 14 ngày điều trị 44
Sự cải thiện độ giãn CSTL sau 7 ngày điều trị 45
Sự cải thiện tầm vận động CSTL sau 14 ngày điều trị 48
Sự biến đổi tần số mạch 51
ng 3.9. Sự biến đổi của huyết áp động mạch 51
Bảng 3.10. Sự biến đổi của nhịp thở 52
Bảng 3.11. Hàm lượng Adrenalin, Noadrenalin, β-endorphin 52




D
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới. 39
ANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi 38
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 40
Biểu đồ 3.4. Thời gian mắc bệnh 41

Biểu đồ 3.5. Kết quả sau 7 ngày điều trị 49
Biểu đồ 3.6. Kết quả sau 14 ngày điều trị 50





DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các đốt sống thắt lưng 4
Hình 1.2. Đốt sống thắt lưng 5
Hình 1.3. Thoái hóa cột sống 13
Hình 2.1. Thước đo độ đau VAS 34
Hình 3.1. Hình ảnh thoái hoá CSTL của bệnh nhân 54
Hình 3.2. Hình ảnh thoái hoá CSTL của bệnh nhân 55
Hình 3.3. Hình ảnh thoái hoá CSTL của bệnh nhân 55
Hình 3.4. Hình ảnh điện châm 56
Hình 3.5. Hình ảnh đo ngưỡng đau 56




4,5,3
1
4,38-41,49-50,54-56
-3,6-33,35-37,42-48,51-53,57-82



1
ĐẶT VẤN ĐỀ


Đau thắt lưng (ĐTL) là một chứng bệnh thường xảy ra trong cuộc
sống hàng ngày. Ai cũng có thể bị ĐTL vài lần trong đời với cường độ từ
đau thoáng qua đến đau rất nặng phải nằm liệt giường. Nam nữ, già trẻ, lao
động trí óc hoặc chân tay đều có thể mắc bệnh này. Theo thống kê của Hội
chỉnh hình Mỹ (Orthopedics Knowledge 1993): 60 - 80% dân Mỹ bị đau
lưng ít nhất một lần trong đời và mỗi năm toàn nước Mỹ tốn từ 20 đến 50
tỷ đô la cho việc chăm sóc và điều trị, trong đó 85 đến 90% là các trường
hợp đau lưng kéo dài, thiệt hại 100 triệu ngày công/năm [14].
Một công trình nghiên cứu về tình hình ĐTL ở một số đơn vị quân đội và
công nhân thuộc địa phận Yên Hưng - Quảng Ninh từ tháng 4 - 12 năm 1995 cho
thấy: tỷ lệ ĐTL ở quân nhân là 24,18%, ở nhóm công nhân là 27,11%; trong số
người ĐTL có 98,85% giảm khả năng lao động, 23,56% ảnh hưởng đến lao động,
23,18% ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, 19,06% ảnh hưởng đến giấc ngủ và
24,32% cần có sự giúp đỡ của người khác trong sinh hoạt; số người phải nghỉ việc
hàng năm vì ĐTL là 0,56 - 3%, thời gian nghỉ việc trung bình hàng năm cho mỗi
người là 10,99 ± 3,85 ngày [14].
Đau thắt lưng chỉ là triệu chứng của rất nhiều bệnh đa dạng, từ đơn
giản đến phức tạp mà thoái hóa cột sống (hư cột sống) là một nguyên nhân
quan trọng. Tỷ lệ bệnh tăng theo tuổi. Thoái hóa cột sống gặp ở mọi chủng
tộc, dân tộc, mọi miền khí hậu địa lý, kinh tế.Thống kê 1995 của thế giới
cho thấy 0,3 - 0,5% dân số bị khớp trong đó có 20% bị thoái hóa khớp. Ở
Mỹ, 80% người trên 55 tuổi có dấu hiệu X Quang là thoái hóa cột sống. Ở
Pháp bệnh này chiếm 28% các bệnh về xương khớp. Ở Việt Nam, đau
xương khớp (chủ yếu là thoái hóa) chiếm 20% số bệnh nhân, các vị trí
thoái hóa theo thứ tự từ cao đến thấp: cột sống thắt lưng 31%, cột sống cổ
14%, gối 13% [14].




2
Có nhiều phương pháp điều trị ĐTL bằng Tây y với mục đích trả
người bệnh về với công việc và giải phóng người bệnh khỏi nỗi đớn đau,
tránh đau kéo dài để trở thành đau mạn tính [2]. Bên cạnh đó, nền y học
phương Đông đã mô tả chứng yêu thống rất rõ ràng trong các y văn cổ và
có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả: châm cứu, thuốc đông y, xoa bóp
bấm huyệt… trong đó châm cứu đã khẳng định được hiệu quả của mình
trong điều trị ĐTL. Các tác giả đều cho rằng châm cứu có tác dụng rất tốt
đối với ĐTL không những làm giảm đau nhanh mà còn nhanh chóng khôi
phục lại tầm vận động CSTL [25], [34].
Trong giai đoạn phát triển về khoa học kỹ thuật hiện nay, trong lĩnh
vực y học kết hợp giữa hiện đại và cổ truyền là xu thế tất yếu của thời đại.
Thủy châm (hay còn gọi là tiêm thuốc vào huyệt) là một phương pháp chữa
bệnh dùng thuốc của YHHĐ phối hợp với phương pháp chữa bệnh của
châm kim theo YHCT, thông qua tác dụng của thuốc duy trì thời gian kích
thích lên huyệt vị nhằm nâng cao hiệu quả điều trị [36].
Hiện nay ở Việt Nam, trên lâm sàng phương pháp điều trị điện châm
kết hợp thủy châm đã được các bệnh viện chú trọng áp dụng chữa nhiều
bệnh trong đó có ĐTL do thoái hoá cột sống. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu hiệu quả điều trị của phương pháp điện châm kết hợp thủy
châm với bệnh ĐTL còn chưa đầy đủ, rõ ràng.
Để góp phần hiểu rõ hơn về hiệu quả của sự kết hợp hai phương pháp
điều trị này, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của điện
châm kết hợp thủy châm trong điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột
sống’’ nhằm hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp thủy châm trong điều trị
đau thắt lưng do thoái hoá cột sống.
2. Xác định sự biến đổi một số chỉ số sinh lý, sinh hoá sau điện châm kết
hợp thủy châm trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống.





3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đau thắt lưng theo y học hiện đại
1.1.1. Định nghĩa.
Đau thắt lưng là hiện tượng đau cấp tính hoặc mạn tính ở vùng từ
ngang đốt sống L1 đến ngang đĩa đệm L5 - S1 (bao gồm cột sống thắt lưng
và các tổ chức xung quanh) do nhiều nguyên nhân (bệnh lý đĩa đệm, cột
sống, thần kinh, nội tạng…) [20].
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu vùng thắt lưng
1.1.2.1. Cột sống thắt lưng.
Đoạn thắt lưng gồm 5 đốt sống, 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển đoạn
đây là nơi chịu tải 80% trọng lượng cơ thể, và có tầm hoạt động rộng theo
mọi hướng. Để bảo đảm chức năng nâng đỡ, giữ cho cơ thể ở tư thế đứng
thẳng, cột sống thắt lưng hơi cong về phía trước với các góc:
- Góc cùng: tạo bởi đường thẳng ngang và đường thẳng chạy qua mặt
trên: 30 độ.
- Góc thắt lưng cùng: tạo bởi trục L5 và S1: 140 độ
- Góc nghiêng xương chậu: tạo bởi đường thẳng ngang với đường
thẳng nối giữa ụ nhô với bờ trên xương mu [2], [26].



4

Hình 1.1. Các đốt sống thắt lưng [27]


1.1.2.2. Cấu tạo đốt sống thắt lưng
Cấu tạo bởi hai phần chính: thân đốt ở phía trước và cung đốt ở phía
sau.
- Thân đốt: là phần lớn nhất của đốt sống, có hình trụ dẹt. Chiều rộng
lớn hơn chiều cao và chiều dày. Mặt trên và mặt dưới là mâm sụn.
- Cung đốt sống: có hình móng ngựa, liên quan hai bên là mỏm khớp
liên cuống, mỏm khớp chia cung sống thành hai phần: phía trước là cuống
sống, phía sau là lá cung, gai sau gắn vào cung sống ở đường giữa sau, hai



5
mỏm ngang ở hai bên gắn vào cung sống ở gần mỏm khớp, giữa thân đốt
sống với cung sống là ống tuỷ. Riêng L5 thân đốt ở phía trước cao hơn ở
phía sau để tạo độ ưỡn thắt lưng.
- Mỏm ngang: có hai mỏm ngang chạy từ cung đốt sống ra ngoài.
- Gai sống: có một gai dính vào cung đốt sống.
- Lỗ đốt sống nằm ở giữa, thân đốt sống nằm ở trước và cung đốt sống
nằm ở sau tạo nên ống sống trong đó có tuỷ sống.

Hình 1.2. Đốt sống thắt lưng [27]
1.1.2.3. Cơ - dây chằng
* Cơ vận động cột sống
Gồm hai nhóm chính: Nhóm cơ cạnh cột sống và nhóm cơ thành bụng:
- Nhóm cơ cạnh cột sống: chạy từ cổ đến xương cùng, có đặc điểm
càng nằm sâu thì càng ngắn, nhóm cơ này gồm có cơ cùng thắt lưng (cơ
chậu sườn), cơ lưng dài và cơ ngang gai, ba cơ này hợp thành khối cơ
chung nằm ở rãnh sống cùng và rãnh thắt lưng. Tác dụng làm duỗi cột
sống, đồng thời có thể phối hợp với nghiêng, xoay cột sống.






6
- Nhóm cơ thành bụng, gồm có:
+ Cơ thẳng: Nằm ở phía trước thành bụng, có hai bó cơ thẳng nằm ở
hai bên đường giữa. Vì nằm phía trước trục cột sống, nên cơ thẳng bụng là
cơ gập thân người rất mạnh.
+ Nhóm cơ chéo: Có hai cơ chéo (cơ chéo trong, cơ chéo ngoài). Các
cơ chéo có chức năng xoay thân người, khi xoay sang bên trái cần cơ chéo
ngoài phải và cơ chéo trong trái hoạt động và ngược lại.
* Dây chằng cột sống:
Các dây chằng giúp cho cột sống vững vàng đồng thời hạn chế những
vận động quá mức của cột sống. Dây chằng dọc trước và dây chằng dọc sau
là hai dây chằng dài nhất, đều bắt đầu từ xương chẩm chạy tới xương cùng.
- Dây chằng dọc trước, phủ mặt trước cột sống, bám vào thân đốt và
đĩa đệm.
- Dây chằng dọc sau, phủ mặt sau các thân đốt, bám vào đĩa đệm,
không bám vào mặt sau thân đốt, bám vào thân đĩa đệm nhưng không phủ
kín phần sau bên của phần tự do.
- Dây chằng vàng dầy và khỏe phủ mặt sau của ống sống.
- Các dây chằng liên gai, dây chằng liên mỏm gai, dây chằng trên gai
nối các gai sống với nhau. Ngoài những dây chằng, trên đốt L4-L5 còn
được nối với xuơng chậu bởi những dây chằng thắt lưng chậu, những dây
chằng này đều bám vào đỉnh mỏm ngang L4, L5 và bám vào tận mào chậu
ở phía truớc và phía sau. Dây chằng thắt lưng chậu căng dãn giúp hạn chế
sự di động quá mức của hai đốt sống thắt lưng L4, L5.
1.1.2.4. Lỗ liên đốt, sự phân bố thần kinh cột sống

* Lỗ liên đốt sống:
Rễ thần kinh thoát ra khỏi ống sống qua lỗ liên đốt, lỗ này được giới
hạn ở phía trước là bờ sau bên của đĩa đệm, ở phía trên và phía dưới là
cuống sống của hai đốt kế cận nhau, ở phía sau là mỏm khớp là khớp liên



7
cuống, phủ phía trước khớp liên cuống là bao khớp và phần bên của dây
chằng vàng.
* Phân bố thần kinh cột sống:
Từ phía trong rễ thần kinh chọc thủng màng cứng đi ra ngoài tới hạch
giao cảm cạnh sống tách ra các nhánh:
- Nhánh trước: phân bố cho vùng trước cơ thể.
- Nhánh sau: phân bố cho da, cho cơ vùng lưng cùng bao khớp và diện
ngoài của khớp liên cuống.
- Nhánh màng tủy: đi từ hạch giao cảm, chui qua lỗ liên đốt vào ống
sống, chi phối cho các thành phần bên trong bao gồm khớp liên cuống, dây
chằng dọc sau, bao tủy. Do có sự liên quan về giải phẫu nên bất cứ sự thay
đổi nào của những thành phần liên quan ở lỗ liên đốt cũng sẽ kích thích rễ
thần kinh gây ra đau đớn.
1.1.3. Nguyên nhân đau thắt lưng [20]
1.1.3.1. Thoát vị đĩa đệm
1.1.3.2. Bệnh lý đĩa đệm nhưng không thoát vị:
- Hư đĩa đệm
- Viêm đĩa đệm
- U đĩa đệm
- Vôi hoá và xương hoá đĩa đệm
- Loạn dưỡng sụn
- Chấn thương đĩa đệm

- Không có đĩa đệm
1.1.3.3. Bệnh lý cột sống
- Thoái hoá cột sống thắt lưng
- Viêm cột sống (viêm cột sống dính khớp, lao…)
- Dị dạng bẩm sinh ở cột sống (gù vẹo, gai đôi, cùng hoá L5, thắt
lưng hoá S1)



8
1.1.3.4. Chấn thương cột sống thắt lưng
- Gãy lún cột sống
1.1.3.5. Khối u cột sống
- Ung thư cột sống thắt lưng
- Khối u lành tính của cột sống
- Bệnh Kahler
1.1.3.6. Mất vôi cột sống thắt lưng
- Bệnh loãng xương
- Bệnh nhuyễn xương
- Mất chất vôi rải rác tạo nên các ổ, hốc, hang, khuyết
1.1.3.7. Đặc xương cột sống thắt lưng
1.1.3.8. Các bệnh loạn sản, rối loạn chuyển hoá
- Bệnh paget
- Bệnh to cực….
1.1.3.9. Các bệnh máu gây tổn thương cột sống
1.1.3.10. Các nguyên nhân khác
- Đau thắt lưng do tư thế nghề nghiệp. Một số bệnh nghề nghiệp, tư
thế có thể gây ĐTL như: thợ may, lái xe, công nhân bốc vác, nghệ sỹ xiếc,
múa, lực sỹ cử tạ. Nguyên nhân gây ra ĐTL là tình trạng thoái hoá thứ phát
các đĩa đệm cột sống.

- Đau thắt lưng do tâm thần.
1.1.4. Thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống, còn được gọi là hư xương sụn đốt sống
(osteochondrosis). Hư xương sụn đốt sống bao gồm cả thoái hóa đĩa đệm
và thoái hóa đốt sống [2].



9
1.1.4.1. Thoái hóa đĩa đệm
Quá trình thoái hóa đĩa đệm diễn biến theo 5 giai đoạn:
1- Vòng sợi ở phía sau bị yếu, lồi ra phía sau ở một điểm do nhân
nhầy ấn lõm vào, quá trình này có sự rách đồng tâm trong vòng sợi, tuy
nhiên đĩa đệm vẫn còn giữ được chức năng sinh-cơ học và chưa có biểu
hiện lâm sàng.
2- Có sự rách các sợi Collagen của vòng sợi ở khu vực bờ viền giữa
nhân nhầy và bản sụn và lấn tới dần dần hướng ra phía ngoài, áp lực nội đĩa
đệm giảm làm cho các đốt sống tiến gần nhau hơn. Có thể gặp trường hợp
ĐTL cấp khi có tác động cơ học gây chuyển dịch khối lượng đĩa đệm.
3- Vòng sợi bị rách cả ở phần ngoại vi của đĩa đệm, đường rách ở một
số điểm đã đi hết cả chiều dày vòng sợi. Giới hạn giữa nhân nhầy và lớp
trong của vòng sợi biến dạng, lồi lõm, có sự xâm nhập của các tổ chức liên
kết, dẫn tới hình thành các tổ chức sợi hạt đĩa đệm. Trên lâm sàng thường
gặp ĐTL cấp nếu rễ thần kinh bị kích thích hoặc bị chèn ép do lồi, thoát vị
đĩa đệm kèm theo, co thể bị đau thắt lưng hông.
4- Lớp ngoài và lớp trong của vòng sợi đều bị biến dạng lồi lõm, chiều
dày của vòng sợi bị giảm mỏng ở vài chỗ. Có rách vòng sợi ở nhiều phía,
trên lâm sàng biểu hiện ĐTL mạn tính xen lẫn các đợt đau cấp tính.
5- Lớp ngoài và lớp trong của vòng sợi biến dạng thành hình đa giác,
chiều dày vòng sợi bị phá vỡ, rách nặng ở nhiều phía, vòng sợi rất mỏng ở

toàn bộ chu vi. Trên lâm sàng biểu hiện ĐTL mạn hay tái phát.
1.1.4.2. Thoái hóa đốt sống
Hậu quả tiếp sau thoái hóa đĩa đệm là các sợi đàn hồi của vòng sợi
giảm và được thay thế bởi các tổ chức xơ, dẫn tới sự giảm linh động giữa
hai đốt sống. Áp lực nội đĩa đệm giảm, các đốt sống gần nhau hơn, khả
năng chống rung sóc giảm, bao sợi và các dây chằng của nó trở nên chùng



10
lỏng. Chỗ dây chằng bám vào màng xương đốt sống bị yếu và dễ dàng bị
bong khỏi điểm bám do bất kỳ một lực nào tác động hoặc do khối lượng
đĩa đệm mất tính đàn hồi đẩy ra. Các chất thoát ra ngoài tiếp tục làm giảm
số lượng mô đĩa đệm, các đốt sống tiến lại gần nhau hơn, các dây chằng
căng trung ương lỏng lẻo càng dễ bóc tách… tạo ra một vòng bệnh lý luẩn
quẩn, các chất bị bong trở thành dị vật và gây nên phản ứng kích thích,
những kích thích này có thể gây nên xơ hóa kéo theo can xi hóa dẫn tới
viêm khớp thoái hóa, viêm khớp, phì đại [31].
1.1.5. Cơ chế gây đau thắt lưng
Đau thắt lưng là triệu chứng của nhiều bệnh, do nhiều nguyên nhân
khác nhau gây ra. Tuy nhiên có 3 cơ chế gây ĐTL sau [1], [2].
1.1.5.1. Cơ chế hoá học
Theo cơ chế này ĐTL là sự kích thích các đầu mút thần kinh của các
cấu trúc nhậy cảm như dây chằng dọc sau, màng tuỷ, bao khớp liên cuống,
rễ thần kinh…Chất kích thích được giải phóng ra từ những tế bào viêm
hoặc những tế bào của tổ chức tổn thương. Các chất kích thích hoá học bao
gồm: Hydrogen hoặc các enzym. Những chất này kích thích trực tiếp các
đầu mút thần kinh của các cấu trúc nhạy cảm gây nên triệu chứng đau,
nóng với tính chất vị trí và cường độ đau không thay đổi khi thay đổi tư thế
cột sống. Đau theo cơ chế này có thể giảm hoặc loại bỏ bằng 2 cách: Giảm

các chất kích thích hoá học (vai trò của các thuốc chống viêm) và giảm tính
nhạy cảm của các receptor của các cấu trúc nhạy cảm (tác dụng của phóng
bế rễ thần kinh).
1.1.5.2. Cơ chế cơ học
Cơ chế này được nói đến nhiều và cũng là cơ chế chủ yếu gây ĐTL ở
nhiều bệnh nhân. Áp lực cơ học quá mức ảnh hưởng tới chức năng sinh lý



11
của đĩa đệm, khớp liên cuống và các tổ chức phần mềm xung quanh cột
sống. Kích thích cơ học là sự kéo căng tổ chức liên kết, không có sự tham
gia của các chất hoá học trung gian. Kích thích cơ học gây đau như thế nào
còn chưa rõ. Theo Nikola Budog khi các bó sợi của dây chằng, bao khớp bị
kéo căng sẽ làm hẹp, biến dạng khoảng trống giữa các bó Colagen, các sợi
thần kinh bị kích thích do bị ép giữa các bó Colagen. ĐTL theo cơ chế này
có đặc điểm là đau như nén ép, châm chích, như dao đâm, đau thay đổi cả
về cường độ, và tần số khi thay đổi tư thế cột sống.
1.1.5.3. Cơ chế phản xạ đốt đoạn
Có một sự liên quan về giải phẫu giữa thần kinh cảm giác nội tạng
với thần kinh tuỷ sống. Khi một nội tạng ở trong ổ bụng bị tổn thương thì
không những gây đau ở tạng mà còn có thể lan tới vùng cột sống có cùng
khoanh tuỷ chi phối.
Như vậy, ĐTL có thể do một, hai hoặc cả ba cơ chế kết hợp, việc xác
định được cơ chế đau sẽ giúp cho việc tìm nguyên nhân được dễ hơn và
điều trị có kết quả tốt hơn.
1.1.6. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của đau thắt lưng do thoái
hoá cột sống
1.1.6.1. Triệu chứng lâm sàng
Hội chứng cột sống:

* Đau:
- Khởi phát từ từ, đau mạn tính tái phát nhiều lần, lần sau đau tăng lên
kéo dài mà không thấy biểu hiện thoái lui.
- Đau nửa đêm về sáng, thay đổi thời tiết đau tăng là đau của thoái hóa.
- Đau cả ngày lẫn đêm mà các biện pháp giảm đau thông thường
không có tác dụng là đau của nhiều bệnh kết hợp [20], [23].




12
* Các dấu hiệu thực thể của hội chứng cột sống:
a. Điểm đau cột sống: Ấn hoặc gõ trên các mỏm gai đốt sống bệnh
nhân phát hiện được điểm đau. Trường hợp tổn thương rễ thần kinh thường
có điểm đau ở cột sống tương ứng.
b. Điểm đau cạnh sống (cách đường liên mỏm gai khoảng 2cm).
c. Co cứng cạnh cột sống thắt lưng: Quan sát bệnh nhân ở tư thế đứng
thẳng hoặc nghiêng, thấy rõ cơ bên nào bị co cứng sẽ nổi vồng lên. Khi sờ
nắn, ấn tay thấy khối cơ căng, chắc.
d. Các biến dạng cột sống: Bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng, nhìn vùng thắt
lưng theo hướng nghiêng, có thể đánh giá độ ưỡn, gù, vẹo của cột sống [19].
e. Tầm hoạt động của cột sống thắt lưng: Yêu cầu bệnh nhân cúi ngửa
nghiêng phải, nghiêng trái, xoay và quan sát thấy tầm hoạt động bị hạn chế.
- Đo độ giãn cột sống thắt lưng (NP Schober), ở tuổi vị thành
niên bình thường khoảng cách này giãn thêm khoảng 4-5 cm, chỉ số
Schober bình thường từ 14/10 cm đến 15/10 cm [2].
- Độ ưỡn cột sống: Bình thường góc nghiêng, góc xoay, góc
ngửa khoảng 30
o
. Nếu góc độ nhỏ hơn 10

o
bệnh lý [2].
1.1.6.2. Cận lâm sàng, X-quang
Có 3 dấu hiệu cơ bản:
- Hẹp khe khớp: hẹp không đồng đều, bờ không đều, biểu hiện bằng
chiều cao của đĩa đệm giảm, hẹp nhưng không dính khớp.
- Đặc xương: mâm sụn có hình đặc xương.
- Gai xương (ostéophyte): ở rìa ngoài của thân đốt, gai xương có thể
tạo thành những cầu xuơng, khớp tân tạo. Đặc biệt những gai xuơng ở gần
lỗ gian đốt sống dễ chèn ép vào rễ thần kinh.


×