Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.58 MB, 136 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





HUỲNH PHẠM DẠ THẢO





CÁC BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO
TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM
– CHI NHÁNH KHÁNH HÒA



Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
T.S. Nguyễn Thị Trâm Anh







Nha Trang - 2010
i

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Trang

Mục lục …

i

Lời cam đoan

v

Lời cảm ơn

vi

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng


viii

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

ix

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ R
ỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG TH
ỨC TDCT TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1

1.1 THANH OÁN QUỐC TẾ

1

1.1.1 Khái niệm
1

1.1.2 Đặc điểm cơ bản của hoạt động TTQT
1

1.1.2.1 Hoạt động TTQT chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế


1

1.1.2.2 Hoạt động TTQT chịu rủi ro cao

2

1.1.2.3 Đồng tiền sử dụng trong TTQT có thể là nội tệ hoặc ngoại tệ

4

1.1.3 Vai trò của TTQT

4

1.1.3.1 Vai trò của TTQT đối với nền kinh tế

4

1.1.3.2 Vai trò của TTQT đối với NHTM

6

1.1.4 Hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT

7

1.1.5 Các phương thức TTQT
10

1.1.5.1 Chuyển tiền (Money Transfer)


10

1.1.5.2 Tài khoản mở (Open Account)

11

1.1.5.3 Nhờ thu (Collection)

11

1.1.5.4 Tín dụng chứng từ (Documentary Credit/Letter of Credit)

11

1.1.6 Phương thức tín dụng chứng từ

13

1.1.6.1 Nội dung của thư tín dụng

13

1.1.6.2 Các bên tham gia quá trình thanh toán

14

1.1.6.3 Quy trình thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ

15


1.1.6.4 Các loại chứng từ trong phương thức thanh toán bằng TDCT

21

1.1.6.5 Các loại L/C đặc biệt

21

1.2 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG TDCT
25

1.2.1 Khái niệm
25

1.2.2 Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ

25

ii

1.2.2.1 Rủi ro từ phía người nhập khẩu

25

1.2.2.2 Rủi ro đối từ phía người xuất khẩu

26

1.2.2.3 Rủi ro từ phía ngân hàng

27

1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NHỮNG RỦI RO TRONG
THANH
TOÁN BẰNG TDCT CỦA CÁC NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TRÊN TH

GIỚI



35

1.3.1 Rủi ro người xuất khẩu không cung cấp hàng hóa

36

1.3.2 Rủi ro do thanh toán chứng từ gi
ả ,chứng từ không trung thực, mâu
thuẫn giữa hàng hóa và ch
ứng từ
36

1.3.3 Rủi ro trong nghiệp vụ phát hành, thông báo, xác nhận thư tín d
ụng
37

1.3.4 Rủi ro trong nghiệp v
ụ kiểm tra chứng từ
38


1.3.5 Rủi ro lỗi chứng từ

38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ R
ỦI RO TRONG THANH TOÁN
BẰNG PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NGÂN H
ÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA

40

2.1 GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔN
G
THƯƠNG

40

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân h
àng TMCP Công thương
Việt Nam

40

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân h
àng TMCP Công thương

Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa

41

2.1.2.1 Sơ lược về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh
Khánh Hòa

41

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi
nhánh Khánh Hòa

42

2.2 CÁC NGUỒN LỰC KINH DOANH CỦA NGÂN H
ÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA

44

2.2.1 Nguồn nhân lực
44

2.2.2 Nguồn lực tài chính
45

2.2.3 Công nghệ thông tin
47


2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Vi
ệt
Nam – Chi nhánh Khánh Hòa…

48

2.2.4.1 Về nghiệp vụ huy động vốn

51

2.2.4.2 Về nghiệp vụ tín dụng
53

2.2.4.3 Về các hoạt động thu dịch vụ phí

56

2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TRONG PH
ƯƠNG

iii

THỨC HOẠT ĐỘNG TDCT TẠI VIETINBANK KHÁNH HÒA

57

2.3.1 Những bất cập trong mô hình XLTT

58


2.3.2 Các yếu tố khách quan

65

2.3.2.1 Khả năng cung ngoại tệ

65

2.3.2.2 Bất đồng về cách hiểu UCP600

65

2.3.2.3 Sự cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành

66

2.3.3 Các yếu tố chủ quan

66

2.3.3.1 Yếu tố con người …

66

2.3.3.2 Công nghệ, đường truyền

67

2.4 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG PHƯƠNG TH

ỨC TDCT TẠI
VIETINBANK KHÁNH HÒA 68

2.4.1 Kết quả hoạt động thanh toán bằng phương thức TDCT tại Ngân h
àng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa

68

2.4.1.1 Nguồn lực trong thanh toán bằng TDCT của VietinBank Khánh Hòa

68

2.4.1.2 Kết quả hoạt động thanh toán bằng TDCT của VietinBank Khánh H
òa
71

2.4.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương th
ức
TDCT tại VietinBank Khánh Hòa

76

2.4.2.1 Rủi ro về phía người nhập khẩu
76

2.4.2.2 Rủi ro về phía người xuất khẩu
78

2.4.2.3 Rủi ro về phía ngân hàng


80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

89

CHƯƠNG 3: GI
ẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG TH
ỨC TDCT TẠI VIETINBANK
KHÁNH HÒA

90

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRI
ỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC
TẾ CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

90

3.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

90

3.1.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Khánh Hòa

91


3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NG
ỪA HẠN CHẾ RỦI RO TRONG
THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG TH
ỨC TDCT CỦA VIETINBANK
KHÁNH HÒA

91

3.2.1 Đối với người nhập khẩu

94

3.2.2 Đối với người xuất khẩu
96

3.2.1 Đối với ngân hàng ……
98

3.2 ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ

102

3.2.1 Đối với khách hàng

102

iv

3.2.2 Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam


102

3.2.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

104

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

106

TÀI LIỆU THAM KHẢO

107

PHỤ LỤC 1

A

PHỤ LỤC 2

C

PHỤ LỤC 3

I

PHỤ LỤC 4

J


PHỤ LỤC 5

K

PHỤ LỤC 6

L

v




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào
khác.

Nha Trang, ngày 15 tháng 09 năm 2010
Tác giả luận văn.


HUỲNH PHẠM DẠ THẢO
vi


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu, Khoa Kinh tế, Phòng

Đào tạo Đại học và sau Đại học - trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện cho tôi
trong suốt khoá học và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Trâm
Anh, người đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Sau cùng, tác giả xin cảm ơn các đồng nghiệp VietinBank Khánh Hòa đã giúp đỡ
cung cấp thông tin cho tác giả hoàn thành luận văn này.

Nha Trang, ngày 15 tháng 09 năm 2010
Tác giả luận văn.


HUỲNH PHẠM DẠ THẢO
vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt Diễn giải
1 CBKH Cán bộ Phòng Khách hàng của VietinBank Khánh Hòa
2 CBNV Cán bộ nghiệp vụ của SGD
3 BHL Bất hợp lệ
4 KSV Kiểm soát viên của VietinBank Khánh Hòa/Sở Giao dịch
5 L/C Thư tín dụng
6 NH Ngân hang
7 NHCĐ Ngân hàng chỉ định
8 NHCK Ngân hàng chiết khấu
9 NHCT Hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
10 NHCTVN Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
11 NHHT Ngân hàng hoàn tiền

12 NHNN Ngân hàng Nhà nước
13 NHPH Ngân hàng phát hành
14 NHTB Ngân hàng thông báo
15 NHTL Ngân hàng thương lượng
16 NHXN Ngân hàng xác nhận
17 SGD Sở giao dịch
18 SWIFT Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication
19 TDCT Tín dụng chứng từ
20 TTD Thư tín dụng
21 TTQT Thanh toán quốc tế
22 TTTM Tài trợ thương mại
23 TTXNK Thanh toán xuất nhập khẩu
24 VietinBank Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry And
Trade
25 VietinBank
Khánh Hòa
Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry And
Trade – Khanhhoa Branch
26 XLTT Xử lý tập trung
27 XNK Xuất nhập khẩu


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số bảng Tên bảng Trang


Bảng 2.1 Nguồn nhân lực của VietinBank Khánh Hòa năm 2006 - 2009 45

Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán VietinBank Khánh Hòa năm 2006 – 2009 47

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Khánh Hòa 2006
– 2009
49

Bảng 2.4 Tình hình huy động vốn tại VietinBank Khánh Hòa năm 2006 –
2009
51

Bảng 2.5 Tình hình cho vay tại Vietinbank Khánh Hòa năm 2006 – 2009 54

Bảng 2.6 Các doanh nghiệp truyền thống sử dụng dịch vụ TTQT tại
VietinBank Khánh Hòa thời điểm năm 2009
69

Bảng 2.7 Tên các ngân hàng đại lý thông dụng của VietinBank 70

Bảng 2.8 Số liệu thanh toán bằng phương thức L/C phân theo ngành hàng
từ năm 2006– 2009
72

Bảng 2.9 Doanh số thanh toán bằng phương thức L/C từ năm 2006 – 2009

73

Bảng 2.10 Số liệu tổng thu dịch vụ phí từ năm 2006 – 2009 75


Bảng 2.11 Tổng hợp Rủi ro – Nguyên nhân – Hậu quả trong thanh toán
bằng L/C nhập khẩu tại VietinBank Khánh Hòa
86

Bảng 3.1 Tổng hợp Rủi ro – Nguyên nhân – Giải pháp phòng ngừa trong
thanh toán bằng L/C
92


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1 Tổng tài sản VietinBank Khánh Hòa năm 2006 - 2009 46

Biểu đồ 2.2 Lợi nhuận của VietinBank Khánh Hòa năm 2006 – 2009 50

Biểu đồ 2.3 Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của VietinBank
Khánh Hòa năm 2006 - 2009
50

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu huy động vốn và sử dụng vốn theo loại tiền của
VietinBank Khánh Hòa năm 2006 - 2009
51

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu nguồn tiền huy động năm 2006 52

Biểu đồ 2.6 Cơ cấu nguồn tiền huy động năm 2007 52


Biểu đồ 2.7 Cơ cấu nguồn tiền huy động năm 2008 53

Biểu đồ 2.8 Cơ cấu nguồn tiền huy động năm 2009 53

Biểu đồ 2.9 Cơ cấu cho vay theo thời gian năm 2006 55

Biểu đồ 2.10 Cơ cấu cho vay theo thời gian năm 2007 55

Biểu đồ 2.11 Cơ cấu cho vay theo thời gian năm 2008 55

Biểu đồ 2.12 Cơ cấu cho vay theo thời gian năm 2009 56

Biểu đồ 2.13 Tình hình thu dịch vụ phí của VietinBank Khánh Hòa
năm 2006 – 2009
56

Biểu đồ 2.14 Tình hình thanh toán nhập khẩu bằng phương thức L/C
phân theo ngành hàng năm 2006 - 2009
72

Biểu đồ 2.15 Tình hình thanh toán xuất khẩu bằng phương thức L/C phân
theo ngành hàng năm 2006 - 2009
73

Biểu đồ 2.16 Giá trị thanh toán L/C NK và XK từ 2006 – 2009 74

Biểu đồ 2.17 Tình hình thu phí dịch vụ thanh toán L/C từ 2006 – 2009 75

Biểu đồ 2.18 Tỷ lệ thu phí dịch vụ TTTM từ L/C và thu phí TTTM ngoài

L/C từ 2006 – 2009
75

Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng 13

Sơ đồ 1.2 Quy trình mở thư tín dụng 15

Sơ đồ 1.3 Quy trình thanh toán L/C tại Ngân hàng mở L/C 17

Sơ đồ 1.4 Quy trình thanh toán L/C tại Ngân hàng chỉ định trên L/C 17

x

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức và mạng lưới của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa
44

Sơ đồ 2.2 Mô hình xử lý tập trung trong hệ thống NHCT 58

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VietinBank Khánh Hòa
62

Sơ đồ 2.4 Sơ đồ thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại VietinBank Khánh Hòa
63

1




MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết của đề tài
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cùng với hoạt động
thanh toán quốc tế của các ngân hàng ngày càng trở nên sôi động sau khi Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của WTO (World Trade Organization) vào ngày
11/01/2007. Tuy nhiên, đi đôi với điều kiện thuận lợi và cơ hội do nền kinh tế hội nhập
là những thách thức và rủi ro.
Là một mắt xích quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước và hoạt động
kinh doanh của ngân hàng, thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế vốn dĩ phức tạp
và nhiều rủi ro hơn so với thương mại và thanh toán nội địa, bởi vì nó chịu chi phối
không những luật pháp trong nước mà còn cả những luật pháp và tập quán quốc tế.
Chính vì vậy, việc các bên liên quan tham gia quá trình thương mại và thanh toán quốc
tế cần phải am hiểu thấu đáo không những về quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, mà còn cả
các thông lệ, tập quán, luật pháp trong nước và quốc tế.
Trong sự lớn mạnh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, hoạt động
thanh toán quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ đóng góp vào lợi nhuận của toàn hệ
thống, trong đó tổng thu phí từ hoạt động tài trợ thương mại năm 2008 đạt trên 239,7
tỷ VND, tăng 31% so với năm 2007 (183,9 tỷ VND). Riêng đối với Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa, thanh toán bằng phương thức tín
dụng chứng từ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng phí dịch vụ thu được từ hoạt động
tài trợ thương mại. Cụ thể năm 2009, tổng phí tài trợ thương mại từ là 3,4 tỷ đồng
chiếm hơn 45,68%.
Trải qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đặc
biệt là thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại VietinBank Khánh Hòa đã
đạt được những thành tựu đáng kể như: thu hút thêm khách hàng (tính đến năm 2009
30 khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT), mở rộng thị trường, tăng doanh thu dịch vụ
phí và lợi nhuận (năm 2009 phí dịch vụ tài trợ thương mại thu được là 3,4 tỷ đồng
nâng tổng thu phí dịch vụ đạt 7,4 tỷ đồng, góp phần tăng lợi nhuận năm 2009 lên gần

60 tỷ đồng).
2

Trong các phương thức thanh toán quốc tế, TDCT là phương thức thanh toán
phức tạp nhất và chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Nguyên nhân phương thức TDCT
được điều chỉnh bởi các tập quán, thông lệ quốc tế, trong khi các bên tham gia ở các
nước khác nhau có cách hiểu và vận dụng tập quán quốc tế UCP khác nhau dễ dẫn đến
bất đồng và tranh chấp khi thanh toán theo phương thức này. Tháng 8/2009, khi
VietinBank Khánh Hòa chuyển đổi sang mô hình XLTT theo định hướng của Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam, các rủi ro này ngày càng nổi cộm. Sở dĩ tồn tại
điều này là để xử lý các giao dịch TTQT của toàn hệ thống NHCT một cách thông
suốt, an toàn và hiệu quả theo mô hình mới, ngoài các yếu tố về công nghệ và con
người ra, NHCT cần một quy trình xử lý tối ưu đảm bảo hai tiêu chí “an toàn và nhanh
chóng” cho khách hàng từ các Chi nhánh của VietinBank đến SGD. Tuy nhiên, thực
trạng những rủi ro nội tại của thanh toán bằng phương thức TDCT tại VietinBank bắt
nguồn từ thời gian xử lý, trình độ không đồng đều của đội ngũ cán bộ và những rủi ro
thông thường trong phương thức này phần nào ảnh hưởng về mặt tài chính và uy tín
của VietinBank Khánh Hòa trên thị trường quốc tế.
Chính vì vậy việc tìm ra những biện pháp để hạn chế và phòng ngừa rủi ro của
phương thức thanh toán bằng TDCT có ý nghĩa thiết thực đối với VietinBank Khánh
Hòa trong những thời gian đầu sử dụng mô hình XLTT, đồng thời cũng góp phần
nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT của ngân hàng. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài
“Các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán bằng tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Khánh
Hòa”.
II. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài, đã có các luận văn, công trình nghiên cứu, sách báo và tài
liệu các cuộc tập huấn và Hội nghị TTTM của các ngân hàng, cụ thể như sau:
- “Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa”
của tác giả Bế Quang Minh. Trong đề tài nghiên cứu, tác giả đã trình bày và phân tích

những rủi ro thực tế xảy ra tại VPBank giai đoạn năm 2005 – 2007 đồng thời đưa ra
một số giải pháp phòng ngừa thiết thực trong lĩnh vực TTQT tại VPBank.
- “Giải pháp hạn chế rủi ro phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
TMCP Á Châu” của tác giả Dương Thị Phương Loan giai đoạn năm 2005 – Quý
3

II/2008. Tác giả nhận diện và đánh giá khả năng xảy ra rủi ro đồng thời đề ra giải pháp
hạn chế rủi ro trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
- “Nâng cao hiệu quả hoạt đông thanh toán quốc tế của các NHTM Việt
Nam” của tác giả Lê Thị Phương Liên. Trong đề tài nghiên cứu, tác giả nhấn mạnh
tầm quan trọng của TTQT, lượng hóa hiệu quả TTQT và nhận định những bất cập
trong TTQT, từ đó có giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT.
Tuy nhiên, mô hình Xử lý tập trung là bước tiên phong của NHCT trong hệ thống
các NHTM Việt Nam, do đó đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu rủi ro trong phương thức
thanh toán bằng TDCT của một ngân hàng xử lý TTQT theo mô hình tập trung.
III. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý thuyết về thanh toán quốc tế, tín dụng chứng từ và rủi ro trong
phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa,
nhấn mạnh đến những bất cập của mô hình Xử lý tập trung.
- Phân tích các tình huống rủi ro trong phương thức thanh toán bằng tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa giai
đoạn 2006 - 2009.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán bằng
tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Khánh
Hòa.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và phương pháp
thống kê trên cơ sở số liệu qua các năm 2006 – 2009 của chi nhánh và các tài liệu về

môn thanh toán quôc tế. Cu thể:
- Mô tả, phân tích, tổng hợp các tư liệu thực tế về rủi ro trong tín dụng chứng từ
tại VietinBank Khánh Hòa.
- Case study bằng việc chọn lọc minh họa các tình huống rủi ro trong phương
thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ được mô tả, phân tích định tính thông qua
4

nghiên cứu tình huống phát sinh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi
nhánh Khánh Hòa giai đoạn 2006 - 2009.
V. Bố cục luận văn
Luận văn gồm có 3 chương và có kết cấu như sau:
Chương 1: Thanh toán quốc tế và rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng
phương thức TDCT tại các ngân hàng thương mại.
Chương 1 làm rõ rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ đồng thời phân tích
những rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ của các ngân hàng hiện đại trên thế
giới làm bài học kinh nghiệm quý báu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng và rủi ro trong thanh toán bằng phương thức TDCT
tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa.
Chương 2 xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán bằng phương thức tín
dụng chứng từ. Đồng thời phân tích các tình huống rủi ro đã xảy ra tại VietinBank
Khánh Hòa. Các rủi ro được phân loại: (1) Rủi ro về phía người nhập khẩu; (2) Rủi ro
về phía người xuất khẩu; (3) Rủi ro về phía ngân hàng
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng
phương thức TDCT tại VietinBank Khánh Hòa.
Chương 3 đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh
toán bằng tín dụng chứng từ tại VietinBank Khánh Hòa đối với người nhập khẩu,
người xuất khẩu và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Khánh
Hòa.
1




CHƯƠNG 1:
THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
BẰNG PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1.1 Khái niệm
Hoạt động xuất nhập khẩu đã có từ ngàn xưa mà hình thức đầu tiên của nó là
hàng đổi hàng (barter). Đó là hình thức mua và bán diễn ra đồng thời khi hai bên đối
tác tự thoả thuận về chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hóa. Sự xuất hiện của ngân
hàng cũng như sự phát triển của kỹ thuật nghiệp vụ và mạng lưới hoạt động, ngân
hàng không còn giới hạn vai trò của mình ở việc cung cấp dịch vụ của bên mua và bên
bán mà còn là tác nhân chính giúp hai bên mua bán hiểu và tín nhiệm lẫn nhau.
Khi ngoại thương phát triển, bằng các nghiệp vụ của mình, ngân hàng trở thành
gạch nối giữa hai bên mua và bán cách xa nhau về mặt địa lý, những hàng rào ngôn
ngữ và phong tục tập quán, tiến hành các giao dịch mua bán với nhau. Ngân hàng đồng
thời cung cấp thêm dịch vụ mới giúp các đối tác kinh doanh xuất nhập khẩu thuận lợi,
an toàn.
Do đó, thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ hoạt
động mậu dịch và phi mậu dịch giữa các cá nhân, tổ chức tại quốc gia này với cá
nhân và tổ chức ở quốc gia khác hoặc giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông
qua hệ thống ngân hàng. Trước khoảng cách địa lý, rào cản ngôn ngữ, phong tục tập
quán…, ngân hàng đóng vai trò cầu nối giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu để giúp
cho việc thanh toán diễn ra mau chóng và thuận lợi hơn.
1.1.2 Đặc điểm cơ bản của hoạt động TTQT
1.1.2.1 Hoạt động TTQT chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế
Các chủ thể tham gia hoạt động TTQT là các tổ chức, cá nhân ở các quốc gia
khác nhau. Do có sự khác biệt về địa lý, phong tục tập quán, ngôn ngữ, luật pháp…
nên dễ dẫn đến việc các bên không thống nhất cách hiểu và khả năng xảy ra tranh chấp
2


và rủi ro là rất lớn. Vì vậy, hoạt động TTQT chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm,
nguồn luật khác nhau như: Luật quốc tế, tiêu chuẩn pháp lý của nước đối tác Luật
điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán và thanh toán chứa đựng yếu tố quốc tế. Trong
trường hợp xảy ra tranh chấp, không thể xử lý đơn giản như trong nước mà phải dựa
vào những quy định pháp lý chung. Ngoài ra, một vài nước có những quy định rất đặc
biệt về các điều kiện thanh toán và khả năng cung ứng những chứng từ cần thiết, do đó
NH và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tìm hiểu và xem xét kỹ càng, đầy đủ mọi
yếu tố để thực thi trôi chảy các nghiệp vụ ngoại thương.
1.1.2.2 Hoạt động TTQT chịu rủi ro cao
Như đề cập ở trên, hoạt động TTQT vượt qua khỏi biên giới của các quốc gia nên
chứa đựng yếu tố rủi ro rất cao. Nguyên nhân bao gồm:
- Khoảng cách địa lý.
- Luật lệ điều chỉnh.
- Bất đồng ngôn ngữ.
- Tâm lý và tập quán kinh doanh.
- Hệ thống chính trị và pháp lý khác nhau.
Các rủi ro thường gặp trong TTQT có thể liệt kê như sau:
(1) Rủi ro không hoàn trả tín dụng
Đây là rủi ro gắn liền với hoạt động NH. Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt
động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác như các
hoạt động bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại
(2) Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ
Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ là những rủi ro hình thành do những sai sót mang tính
kỹ thuật trong quá trình thanh toán, như sự khác biệt giữa bộ chứng từ thanh toán với
nội dung L/C, hay việc các bên tham gia thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp
vụ thanh toán hoặc trái với điều khoản của UCP500.
- Rủi ro đối với NH mở thư tín dụng (Issuing bank): đó là những rủi ro về tỷ giá,
rủi ro trong quá trình vận chuyển, rủi ro do nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán
3


hoặc bị phá sản, rủi ro do nhà xuất khẩu có hành vi lừa đảo, rủi ro do NH mở không
hành động đúng theo UCP mà L/C đã dẫn chiếu
- Rủi ro đối với NH thông báo thư tín dụng (Advising bank): đó là rủi ro khi NH
thông báo quyết định thông báo nhầm phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không
có ghi chú gì, thì theo thông lệ quốc tế phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với bên liên
quan.
- Rủi ro đối với NH xác nhận (Confirming bank): đó là khi NH xác nhận không
nắm được năng lực tài chính của NH mở mà vội đi xác nhận theo yêu cầu của họ để
rồi cuối cùng NH xác nhận phải nhận trách nhiệm thanh toán thay cho NH mở do NH
mở thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản.
- Rủi ro đối với NH chiết khấu chứng từ (Negotiating bank): đó là rủi ro xảy ra
do những nguyên nhân bất khả kháng; rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán; rủi
ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ;
rủi ro do NH mở bị phá sản; rủi ro do NH chiết khấu không hành động đúng theo quy
định của UCP.
(3) Rủi ro về mặt đạo đức kinh doanh
Rủi ro đạo đức là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện
đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên khác.
(4) Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi (rủi ro chính trị)
Rủi ro chính trị thường gặp khi môi trường pháp lý, nền kinh tế của một nước
chưa ổn định, thường xuyên được sửa đổi, bổ sung. Trong thực tế những thay đổi này
thường khiến các NH và các bên xuất nhập khẩu không thể thực hiện được cam kết
của mình, làm cho quá trình thanh toán bị ngưng trệ thậm chí bị huỷ bỏ, gây thiệt hại
cho các bên.
(5) Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro mà NH phải chịu khi có các khoản cho vay hoặc nợ theo
lãi suất cố định, do diễn biến lãi suất về sau gây ra.
(6) Rủi ro hối đoái
4


Các rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại
tiền tệ khác nhau do tác động của kinh tế và chính trị của một đất nước.
(7) Rủi ro mất khả năng thanh toán
Rủi ro mất khả năng thanh toán là rủi ro riêng có của NH và liên quan đến sự
sống còn của NH. Nó thường là hậu quả của một hay nhiều rủi ro nói trên xảy ra mà
NH không lường trước được. Mặc dù khó nhận ra một cách chính xác được nguyên
nhân của những vụ phá sản NH, song lịch sử của hàng loạt các vụ phá sản NH lại cho
thấy các điều kiện mất khả năng thanh toán của NH cũng là một trong số những
nguyên nhân góp phần rất quan trọng.
Một NH hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán. Khả
năng thanh toán tức là đáp ứng được các nhu cầu thanh toán hiện tại, đột xuất khi có
vấn đề nảy sinh và đáp ứng được khả năng thanh toán trong tương lai. Khi NH thiếu
khả năng thanh toán, nếu không được giải quyết một cách kịp thời có thể dẫn đến mất
khả năng thanh toán. Khi NH thừa khả năng thanh toán sẽ dẫn đến đọng vốn, làm giảm
khả năng sinh lời, thu nhập của NH giảm.
(8) Rủi ro uy tín
Là rủi ro dư luận đánh giá xấu về NH, gây khó khăn nghiêm trọng cho NH trong
việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ NH. Ngoài những rủi ro cơ bản nêu
trên, trong hoạt động của NH còn chịu những rủi ro do biến động của thiên nhiên
mang lại như: thiên tai, hoả hoạn, động đất hoặc các rủi ro như lừa đảo, trộm cắp, tham
nhũng… làm thiệt hại hay phá huỷ các tài sản của NH. Các rủi ro này xảy ra cũng gây
mất mát, thiệt hại không nhỏ cho NH.
1.1.2.3 Đồng tiền sử dụng trong TTQT có thể là nội tệ hoặc ngoại tệ
1.1.3 Vai trò của TTQT
1.1.3.1 Vai trò của TTQT đối với nền kinh tế
Trên thế giới mỗi quốc gia đều có những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội riêng
biệt. Do vậy, mỗi nước có những lợi thế riêng để sản xuất ra những hàng hoá mà các
nước khác không thể sản xuất ra được hoặc sản xuất ra với chi phí sản xuất cao hơn.
Trên cơ sở đó phân công lao động quốc tế được hình thành và ngày càng phát triển,

các hoạt động buôn bán trao đổi giữa các quốc gia ngày càng đa dạng phong phú. Hơn
5

thế nữa, trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận các luồng tư bản từ nước này sang nước
khác đan xen chồng chéo lên nhau với một tốc độ dày đặc. Quá trình tiến hành các
hoạt động trên, tất yếu nảy sinh những nhu cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ
thể ở các quốc gia khác nhau. Dẫn đến nhu cầu thực hiện các hoạt động TTQT.
TTQT là một khâu rất quan trọng trong hoạt động ngoại thương. Thông qua hoạt
động TTQT, các luồng hàng hoá và dịch vụ được chuyển từ quốc gia này đến quốc gia
khác và kéo theo nó là sự di chuyển luồng tiền giữa các quốc gia. TTQT đem lại nguồn
thu ngoại tệ lớn, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
TTQT là điều kiện để thúc đẩy hàng hoá phát triển. Thông qua hoạt động TTQT,
các chủ thể kinh doanh mua bán được các hàng hoá, dịch vụ. Điều đó đảm bảo cho quá
trình tái sản xuất được tiến hành bình thường, lưu thông hàng hoá dịch vụ được thông
suốt. Vì vậy, không có hoạt động TTQT phát triển thì sản xuất và lưu thông hàng hoá
không thể phát triển được. Thông qua việc mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường,
TQT có vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiêu dùng nâng cao mức
hưởng thụ của các cá nhân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất và mở rộng
phân công lao động xã hội, thực hiện cách mạng khoa học công nghệ trong các ngành
của nền kinh tế quốc dân.
TTQT là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất
nước. Hoạt động TTQT đã khai thác triệt để lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, đạt quy
mô tối đa cho mỗi ngành sản xuất, tạo điều kiện xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn,
nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy các nhân tố phát triển
theo chiều sâu, trao đổi và ứng dụng nhanh chóng các công nghệ mới, thu hút vốn đầu
tư từ bên ngoài, nâng cao tốc độ tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.
Cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật, mạng lưới TTQT ngày càng được mở rộng, đồng thời sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các nước ngày càng tăng. Vì vậy, có thể nói TTQT đã có từ lâu đời, nó tồn tại
như một yếu tố khách quan và sự phát triển của nó luôn gắn liền với sự phát triển văn

minh xã hội loài người. TTQT có vai trò là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với
nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách kinh tế mở cửa.
6

1.1.3.2 Vai trò của TTQT đối với NHTM
Nghiệp vụ TTQT của NHTM giúp cho đồng vốn chu chuyển liên tục trên
phạm vi toàn cầu, qua đó hỗ trợ ngoại thương phát triển không ngừng. Đằng sau các
luồng dịch chuyển tài chính đối ứng ngược chiều với luồng dịch chuyển hàng hoá,
dịch vụ là sự chuyển động của hệ thống NH luân chuyển vốn bằng ngoại tệ nhằm phục
vụ nhu cầu thanh toán khách hàng. Phương thức cùng các công cụ thanh toán chỉ là
các sản phẩm tài chính để khách hàng tuỳ chọn phù hợp từng nhu cầu cụ thể thoả mãn
các tiêu chí: nhanh, gọn, an toàn, rẻ.
TTQT là chức năng NH quốc tế của NHTM. Nó được hình thành và phát triển
trên cơ sở sự phát triển ngoại thương của một nước và NHTM được Nhà nước giao
cho độc quyền làm công tác thanh toán này. Do vậy, các giao dịch thanh toán trong
ngoại thương đều phải thông qua NH. Đây là nghiệp vụ đòi hỏi trình độ chuyên môn,
ứng dụng công nghệ NH, tạo sự hoà nhập hệ thống NH nội địa vào hệ thống NHTM
thế giới, an toàn và hiệu quả đối với NHTM.
TTQT làm tăng tính thanh khoản cho NH, thúc đẩy tăng cường quan hệ kinh
tế đối ngoại. TTQT tồn tại là cần thiết, khách quan trong vai trò thúc đẩy giao lưu hàng
hoá, tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới với nhau.
Một hoạt động thanh toán được coi là TTQT khi có sự di chuyển qua lại các
yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra, giữa người cư trú và phi cư trú mà kết quả của nó
sẽ làm tăng hoặc giảm dự trữ ngoại hối của một nước thì được coi là hoạt động TTQT.
Những hướng tiền tệ như vậy gồm các yếu tố đầu vào như: bán hàng hoá ra nước
ngoài bằng ngoại tệ; đầu tư vốn ngoại quốc vào trong nước; nước ngoài trả nợ hay lãi
phát sinh từ các nghiệp vụ đầu tư ra nước ngoài; vận tải phí, bảo hiểm phí, NH hoặc
chi phí hoa hồng khác được trả bằng ngoại tệ; bán tài sản ở nước ngoài, bồi thường
chiến tranh và các khoản thanh toán khác của Chính phủ; du lịch, các nghiệp vụ khác
nhau về phi mậu dịch. Và các yếu tố đầu ra như: nhập khẩu bằng tiền nước ngoài; đầu

tư vốn vào nước khác bằng ngoại tệ; trả nợ vay và lãi bằng ngoại tệ cho nước vay;
thanh toán các loại chi phí về vận tải, bảo hiểm, NH, bồi thường chiến tranh, chuyển
tiền cho nước ngoài phát sinh do họ bán tài sản của họ ở nước mình; chi phí về du lịch
và phi mậu dịch.
7

Khác với thanh toán trong nước, TTQT thường gắn với việc trao đổi giữa đồng
tiền quốc gia này lấy đồng tiền quốc gia khác. Khi ký kết hợp đồng mua bán ngoại
thương, các bên phải đàm phán và thống nhất về ngoại tệ sử dụng trong giao dịch: là
đồng tiền của nước người bán, người mua hoặc đồng tiền của một nước thứ ba. Tiền tệ
trong TTQT thường không phải là tiền mặt mà tồn tại dưới hình thức là các phương
tiện thanh toán như điện chuyển tiền, hối phiếu, séc ngoại tệ.
Cơ sở kỹ thuật để thực hiện TTQT là mạng TTQT giữa các thành viên tham
gia ở các quốc gia riêng biệt. Hiện nay, phần lớn việc chi trả trong TTQT được thực
hiện thông qua mạng SWIFT (chiếm hơn 90% các giao dịch tài chính tiền tệ quốc tế
hàng ngày) và các mạng thanh toán khác như chuyển tiền, thanh toán bù trừ châu lục
và toàn cầu.
Một ngân hàng thương mại thông thường đảm nhiệm 3 vai trò chính: (1) Huy
động, (2) Cho vay và (3) Dịch vụ trung gian. TTQT là một trong các hoạt động trung
gian của ngân hàng thương mại, trong đó, ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện
các nghiệp vụ thu, chi phát sinh từ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
Cùng với sự lớn mạnh của các hoạt động kinh doanh dịch vụ, sự phát triển về
công nghệ ngân hàng, sự hội nhập kinh tế quốc tế và sự cạnh tranh gay gắt giữa các
ngân hàng, TTQT ngày càng tỏ rõ tầm quan trọng của nó trong hoạt động ngoại
thương thể hiện ở những điểm sau:
- Giúp cho ngân hàng thương mại thu hút khách hàng và mở rộng thị trường.
- Tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại phân tán rủi ro.
- Góp phần mở rộng quy mô và mạng lưới ngân hàng.
1.1.4 Hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT

1.1.4.1 UCP (Uniform Custom and Practice for Documentary Credits)
Các hoạt động thanh toán thương mại quốc tế, đặc biệt là các hoạt động liên
quan đến phương thức TDCT đòi hỏi phải có sự hiểu biết thấu đáo và thống nhất trong
phạm vi toàn thế giới. Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng và đẩy mạnh giao
lưu thương mại quốc tế, giúp cho các công ty, các tập đoàn khác nhau ở các quốc gia
khác nhau quan hệ buôn bán, thanh toán được dễ dàng, ICC đã ban hành Quy tắc và
8

thực hành thống nhất về TDCT mà bản sửa đổi mới nhất là UCP600 có hiệu lực từ
ngày 01/07/2007.
1.1.4.2 ISBP (International Standard Bankinh Practice)
Tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng dùng cho việc kiểm tra chứng từ
trong TDCT của phòng Thương Mại Quốc Tế, số xuất bản 681 năm 2007 -
International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under
Documentary Credit (ISBP681). ISBP giải thích chi tiết và rõ ràng hơn cách áp dụng
các quy tắc của UCP trong giao dịch TDCT để giảm sự cách biệt giữa những nguyên
tắc chung quy định trong các Quy tắc của UCP và công việc hàng ngày của những
người thực hiện thanh toán bằng TDCT vì vậy giảm đi đáng kể một lượng chứng từ bị
từ chối thanh toán do có sự khác biệt khi xuất trình lần đầu tiên.
1.1.4.3 Bản phụ trương UCP600 về việc xuất trình chứng từ điện tử. Bản diễn
giải số 1.1 năm 2007 (eUCP-2002)
Do trình độ công nghệ hiện đại hóa ngày càng cao nên việc xuất trình chứng từ
điện tử ngày càng nhịều. Chính vì vậy ICC đã nghiên cứu và đưa ra quy định chung
cho việc xuất trình chứng từ bằng điện tử. Bản phụ trương này có 12 điều và có một số
quy định khác biệt với UCP.
1.1.4.4 URR725 (Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursement)
Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng Ấn bản ICC số 725 (Uniform
Rules for Bank-to-Bank Reimbursement – URR 725) có hiệu lực áp dụng từ ngày
1/10/2008 thay cho URR 525.Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng
theo thư tín dụng URR725 được áp dụng cho các giao dịch hoàn trả giữa các ngân

hàng. Quy tắc này ràng buộc các bên tham gia trừ khi có sự thỏa thuận rõ ràng khác
trong Ủy quyền hoàn trả. Ngân hàng phát hành L/C có trách nhiệm quy định trong thư
tín dụng là: ‘yêu cầu hoàn trả tuân thủ theo URR725’. Trong việc hoàn trả tiền giữa
các ngân hàng tuân thủ quy tắc này, ngân hàng hoàn trả hành động theo chỉ thị hoặc
theo sự ủy quyền của ngân hàng phát hành. Quy tắc này không loại bỏ hoặc thay đổi
các điều khoản của UCP. Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng (Uniform
Rules for Bank-to-Bank Reimbursements Ấn bản ICC số 525) gọi tắt là URR 525
được ICC xuất bản vào tháng 11/1995 và có hiệu lực áp dụng vào ngày 1/7/1996. Vào
lúc đó, các uỷ quyền hoàn trả đã bắt đầu được phát hành bằng các đồng tiền khác với
9

đồng tiền đã được sử dụng phổ biến là đô la Mỹ, do vậy, sự ra đời của một bộ các quy
tắc quốc tế được xem là cần thiết. Cũng cần lưu ý rằng trước đó nhiều năm ở Mỹ đã có
quy tắc về hoàn trả giữa các ngân hàng và chính quy tắc này đã hình thành cơ sở cho
việc thiết lập các nguyên tắc để xem xét trong quá trình dự thảo URR 525.
Hiện nay, hầu hết LC được phát hành cho phép thanh toán bằng chiết khấu và
NHPH đều quy định việc hoàn trả đối với một sự xuất trình phù hợp trên cơ sở trả
ngay hoặc vào một ngày trong tương lai. Hình thức phát hành này phủ nhận nhu cầu
đối với các chỉ thị hoàn trả giữa các ngân hàng xuất hiện trong L/C. Tuy nhiên, vẫn có
cơ hội để các hoàn trả giữa các ngân hàng tuân thủ theo URR.
1.1.4.5 ISP98 (International Standby Practices)
International Standby Practices (Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc tế)
do Phòng Thương Mại Quốc Tế ban hành, cung cấp các quy tắc về thực hành nghiệp
vụ ngân hàng tiêu chuẩn đối với TTD và các cam kết độc lập có liên quan như thư tín
dụng dự phòng. ISP98 là một sản phẩm mang tính cách mạng về việc áp dụng UCP
đối với thư tín dụng dự phòng. Tuy nhiên, thư tín dụng dự phòng vẫn có thể được phát
hành theo UCP nếu các bên quyết định như vậy.
1.1.4.6 Incoterms 2000
Incoterms, quy tắc chính thức của Phòng Thương Mại Quốc tế về giải thích các
điều kiện thương mại, tạo điều kiện cho giao dịch thương mại quốc tế diễn ra một cách

trôi chảy. Việc dẫn chiếu đến Incoterms 2000 trong một hợp đồng mua bán hàng hoá
sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên và làm giảm nguy cơ rắc rối về
mặt pháp lý. Incoterms 2000 đã sửa đổi và thể hiện nội dung của 13 điều kiện thương
mại một cách đơn giản hơn và rõ ràng hơn.
1.1.4.7 Các điều kiện bảo hiểm ICC clauses 1982
Sau nhiều năm thực hiện sửa đổi, ngày nay hầu hết các nước trên thế giới áp
dụng các điều kiện bảo hiểm hàng hoá (Institute cargo clauses, viết tắt ICC) của Hội
bảo hiểm Luân đôn (ILU - Institute of London Underwriters). ICC 1982 gồm các điều
kiện sau đây:
- Điều kiện bảo hiểm C (Institute Cargo Clauses C)
- Điều kiện bảo hiểm B (Instute Cargo Clauses B)
10

- Điều kiện bảo hiểm A (Institute Cargo Clauses A)
- Điều kiện bảo hiểm chiến tranh (Institute War Clauses)
- Điều kiện bảo hiểm đình công (Institute Strikes Clauses).
1.1.4.8 Quy tắc thống nhất về chứng từ nhờ thu của Phòng thương mại Quốc tế
Quy tắc thống nhất về chứng từ nhờ thu Uniform Rule for collection of
commercial paper, revision 1978 ICC – URC, Publication No. 522. Bản quy tắc này
quy định những vấn đề về khái niệm, quyền lợi của các bên liên quan, thủ tục, chi phí
và chứng từ nhờ thu.
1.1.4.9 Luật thống nhất về Hối phiếu
Luật thống nhất về Hối phiếu (Uniform law for Bill of Exchange) giải thích
những vấn đề thuộc nội dung, khái niệm, tính chất của Hối phiếu, lệnh phiếu quốc tế,
cách tạo lập và lưu thông, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
1.1.4.10 Công ước Giơ-ne-vơ về Séc 1931
Công ước Giơ-ne-vơ về Séc 1931 (Geneve Conventions for Check 1931) được
ký vào năm 1931 tại Giơ-ne-vơ. Công ước này quy phạm hóa tất cả những vấn đề về
hình thức, nội dung, tính chất, cách phát hành và lưu thông séc, trách nhiệm và quyền
hạn của các bên liên quan.

1.1.5 Các phương thức TTQT
Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng bậc nhất trong các điều kiện
TTQT. Phương thức thanh toán tức là chỉ người bán dùng cách nào để thu tiền về,
người mua dùng cách nào để trả tiền. Trong buôn bán người ta có thể chọn lựa nhiều
phương thức thanh toán khác nhau, nhưng xét cho cùng việc lựa chọn phương thức
nào cũng xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và từ yêu
cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. Các phương
thức TTQT thông dụng gồm có:
1.1.5.1 Phương thức Chuyển tiền (Money Transfer)
Đây là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người trả tiền,
người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu NH phục vụ mình chuyển một số tiền nhất
định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ…) ở

×