Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ tại Việt Nam Eximbank.
3.1. Phương hướng hoạt động của Eximbank trong năm
2008.
Năm 2007 có thể được coi là một cột mốc điểm cho bước tiến mạnh mẽ của
Việt Nam Eximbank, không chỉ khẳng định thương hiệu của mình đối với các nhà
đầu tư quốc tế và khách hàng tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh và thị trường Nam Bộ.
Bằng những bước tiến đầy ngoạn mục mà điển hình là việc bán cổ phần cho Mitsui
Finance – Banking Corporation, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ 2 trong
khối NHTMCP và vốn chủ lớn nhất. Eximbank cũng đang dần khẳng định thương
hiệu tại thị trường miền Bắc nơi vốn chỉ được coi là sân chơi của các NHTMNN.
Trên đà phát triển mạnh mẽ trên, Đại hội cổ đông lần 21 của Eximbank đã
diễn ra ngày 21/03/2008 tại Tp. Hồ Chí Minh nhằm thông báo tình hình hoạt động
của Eximbank năm 2007, kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2007 và phương án
tăng vốn điều lệ năm 2008 của Eximbank như sau:
Phương hướng phân phối lợi nhuận của năm 2007
- Lợi nhuận trước thuế TNDN: 628,864 tỷ đồng.
- Lợi nhuận sau thuế : 463,416 tỷ đồng
- Lợi nhuận chia cổ tức: 386,706 tỷ đồng.
(tỷ lệ chia cổ tức là 14%)
Phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2008.
- Vốn chủ sở hữu đạt 13.500 tỷ đồng (Vốn điều lệ đạt 7.380 tỷ đồng)
- Tổng tài sản đạt 52.000 tỷ đồng
- Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư: 32.000 tỷ đồng
- Tổng dư nợ cho vay: 24.000 tỷ đồng
- Tổng chi nhánh và phòng giao dịch: 105 (Mở mới thêm 40)
- Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ < 2%
- Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu: 2,9 tỷ USD
- Đầu tư XDCB, TSCĐ, phần mềm, thiết bị CNTT: 1.188 tỷ đồng.
- Lợi nhuận trước thuế: 1.300 tỷ đồng
- Tỷ lệ chia cổ tức: 16%
- Chấp nhận để Eximbank niêm yết cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán
Tp. Hồ Chí Minh vào cuối năm 2008 hoặc đầu năm 2009.
Phương án phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ năm 2008
của Việt Nam Eximbank.
- Vốn điều lệ năm 2007: 2.800 tỷ đồng.
- Vốn điều lệ phát hành thêm năm 2008: 4.580 tỷ.
- Số cổ phần phát hành thêm: 458.000.000 cổ phần, mệnh giá 10.000
VND/ Cổ phần.
3.2. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng
từ tại Việt Nam Eximbank.
3.2.1. Tăng cường huy động vốn ngoại tệ, cùng với việc tăng
cường nguồn lực vốn chủ sở hữu.
Với mức vốn chủ sở hữu dự kiến tăng năm 2008 của Việt Nam Eximbank
lên mức 13.500 tỷ thì việc nỗ lực đạt con số 1 tỷ USD (khoảng 17.000 trỷ VND)
vốn chủ sở hữu vào năm 2012 (mức độ trung bình của một ngân hàng trong khu
vực) là một điều hoàn toàn nằm trong khả năng của ngân hàng này.
Thị trường Việt Nam được Financial Times đánh giá khá cao trong báo cáo
năm 2007, theo họ thị trường Việt Nam và Ấn Độ đang cạnh tranh nhau để thay
thế vị trí của Trung Quốc trong ngành công nghiệp hàng giá rẻ. Theo đó, luồng vốn
nước ngoài sẽ không ngừng đổ vào Việt Nam, hoạt động ngoại thương của Việt
Nam cũng sẽ có những bước phát triển nhảy vọt, ngoài việc huy động vốn thị
trường nội địa, Eximbank có thể tìm kiếm đối tác nước ngoài và các nhà đầu tư
Việt Kiều tầm cỡ tại Nga và Mỹ là chính yếu. Việc Eximbank bán cổ phần cho
Mitsui Finance – banking Corporation là một lựa chọn khôn ngoan của ngân hàng
này, MFC là một trong những tập đoàn tài chính-ngân hàng hùng mạnh nhất của
Nhật Bản thị trường lớn của Việt Nam cả trên hai phương diện xuất nhập khẩu.
Việc MFC là một đối tác của Việt Nam Eximbank giúp cho Eximbank có ưu thế rõ
rệt trong việc thu hút những khách hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá từ
Nhật, đối tượng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong hoạt động ngoại thương
của Việt Nam hiện nay, đồng thời cũng tăng tính an toàn và uy tín cho ngân hàng
này. Theo báo cáo của Bộ Công – Thương năm 2007, tổng kim ngạch buôn bán 2
chiều của Việt Nam - Nhật Bản là 12,5 tỷ USD trong đó xuất khẩu là 6,5 tỷ USD
và dự báo đạt 15 – 17 tỷ USD vào năm 2010 và ngày càng gia tăng cùng tốc độ
phát triển kinh tế của Việt Nam và mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam-Nhật Bản. Tuy
nhiên, để đảm bảo vị trí của minh, Eximbank cần nhiều đối tác hơn nữa tại các thị
trường lớn, là các tập đoàn ngân hàng-tài chính lớn để khảng định vị trí của mình
trên thị trường tài chính quốc tế, đồng thời có những động thái chuẩn bị tích cực để
trợ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có khuynh hướng xuất khẩu sang thị trường
Châu Phi, vừa chủ động giảm thiểu rủi ro trong thanh toán quốc tế cho chính ngân
hàng, vừa mang lại lợi nhuận lớn từ thị trường tiềm năng này của Việt Nam. Việc
kiểm soát nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu là yếu tố
cần thiết để tạo thế chủ động cho ngân hàng đồng thời làm giảm chi phí cũng như
tăng khả năng thanh toán nhanh chóng, kịp thời.
3.2.2. Thuê chuyên gia nước ngoài làm việc tại Eximbank kết hợp
với việc cử cán bộ đi tu nghiệp ở nước ngoài.
Đã có những tranh luận về việc chúng ta nên thuê chuyên gia nước ngoài với
mức lương theo tiêu chuẩn quốc tế làm việc tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam, kết hợp với việc đào tạo tại chỗ cán bộ của ngân hàng đó và trường phái cho
rằng cử cán bộ của ngân hàng đi tu nghiệp tại nước ngoài. Theo quan điểm của cá
nhân, tôi nghĩ việc thực hiện đơn lẻ sẽ không mang lại hiệu quả mà nếu Việt Nam
Eximbank muốn thực hiện chủ trương phát triển ngân hàng mang tầm quốc tế thì
cần kết hợp cả hai phương án trên mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất.
- Về việc thuê chuyên gia nước ngoài: Việc Quốc hội đang dần hình thành
một bộ khung phát lý cho việc sở hữu tài sản của người nước ngoài tại
Việt Nam, tạo ra một môi trường tương đối bình đẳng giữa người nước
ngoài làm ăn tại Việt Nam và các doanh nhân Việt Nam cũng như lực
lượng Việt kiều đông đảo. Sẽ tạo điều kiện để họ vay vốn và sử dụng
dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam một cách tiện dụng
nhất, nhằm mục tiêu hướng vào đối tượng khách hàng này đang ngày
một gia tăng tại thị trường Việt Nam thì việc xuất hiện những chuyên gia
không chỉ trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và luật thương mại quốc tế là
một đảm bảo cho năng lực và tầm cỡ của ngân hàng. Theo thoả thuận ký
giữa Việt Nam Eximbank và Mitsui Bank, Mitsui Bank sẽ cử người của
họ vào Hội đồng Quản trị giúp Eximbank điều hành công việc, đây là
một động thái tích cực nhưng Eximbank nên yêu cầu nhiều hơn nữa lực
lượng chuyên gia của Eximbank xuất hiện tại những chi nhánh trọng
điểm của mình tại Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương,… và những nơi có
đông đảo nhà đầu tư nước ngoài. Việc xuất hiện của những chuyên gia
này vừa đảm bảo cho uy tín của Eximbank, nếu họ ở những vị trí lãnh
đạo sẽ tạo nên tính chuyên nghiệp mang tầm quốc tế cho đội ngũ của
Eximbank, tạo áp lực tích cực lên nhân viên của Eximbank trong việc
hoàn thành năng lực ngoại ngữ và kỹ năng cần thiết khác chuẩn bị cho
những kế hoạch dàih hơi của Eximbank sau này.
- Về việc cử nhân viên tu nghiệp tại nước ngoài: Cùng với việc thuê
chuyên gia nước ngoài tại Eximbank thì việc cử nhân viên tu nghiệp tại
nước ngoài cũng cần phải được tiến hành song song. Những nhân viên
khi đi tu nghiệp tại nước ngoài trong một khoảng thời gian tuỳ thuộc vào
đặc thù công việc khi trở về nước sẽ là cộng sự tốt nhất của các chuyên
gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam Eximbank, bổ sung sự khác biệt về
văn hoá, từng bước thay thế vị trí của những chuyên gia này và thuận tiện
hơn cho việc đào tạo tại chỗ lực lượng có chất lượng của ngân hàng.
3.2.3. Thực hiện có hiệu quả công tác dự báo rủi ro.
Vấn đề cốt yếu trong công tác dự báo rủi ro là phải nắm bắt được thông tin.
Vì vậy cần phải làm tốt công tác lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin kịp thời về
các vụ lừa đảo, tranh chấp trong thanh toán quốc tế. Ngoài ra phải hoàn thiện mạng
thông tin đầy đủ, chính xác với các bộ phận, các ngân hàng khác và với các doanh
nghiệp. Việc theo dõi diễn biến kinh tế, chính trị trên thế giới cũng rất cần thiết
trong việc dự báo những rủi ro liên quan đến rủi ro hối đoái, rủi ro quốc gia, rủi ro
chính trị và rủi ro pháp lý.
Sau khi có được thông tin, nhiều chiều cần phải có một đội ngũ nhân viên tài
năng, có kinh nghiệm phân tích và phán đoán.
3.3. Kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán theo phương
thức tín dụng chứng từ tại Việt Nam Eximbank.
3.3.1. Kiến nghị đối với NHNN và quản lý vĩ mô.
3.3.1.1. Hoàn thiện chính sách kinh tế của nhà nước và tạo
môi trường pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động
Về hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế hầu như chưa có,
mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều văn bản ban hành nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động ngân hàng nhưng như thế vẫn là chưa đủ, do đó cần thực hiện
gấp rút những nhiệm vụ sau:
- Phổ biến luật ngân hàng đến từng cán bộ ngành và các ngành có liên
quan.