Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

slide thuyết trình thanh chăn tôi yêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.89 MB, 16 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LOWRENCES.TING
Cuộc thi bài giảng e.learning
Với chủ đề “Dư địa chí Việt Nam”
Tiêu đề:
Nhóm thực hiện: Trường mầm non Thanh Chăn
E-mail:
Điện thoại: 02303951948
Trường: Mầm non Thanh Chăn
Huyện Điện Biên – Tỉnh Điện Biên
Tháng 5 năm 2014

Thanh chăn là 1 trong 11 xã của cả nước được chọn xây dựng thí điểm mô hình nông
thôn mới theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, đến tháng 2 năm 2014 xã Thanh Chăn
đã đạt được những kết quả bước đầu, diện mạo nông thôn nơi đây đang khởi sắc từng
ngày. Với 1.245 hộ, 5.220 nhân khẩu, gồm các dân tộc Thái, Kinh,Tày, Nùng ở 18 thôn,
bản

Nhưng chiếm đa số là dân
tộc Thái. Núi rừng Tây Bắc
với những cô gái Thái trong
trang phục truyền thống áo
cóm, váy đen và chiếc khăn
piêu. Với trang phục khéo
léo làm tôn vẻ đẹp của người
con gái. Áo cóm của người
Thái đen có cổ cao khác với
áo của người Thái trắng thì
cổ hình trái tim. Đằng trước
trang trí viền cổ với hàng cúc
bằng bạc hình con bướm


mang ý nghĩa nhân sinh tinh
tế để tôn lên cái cổ trắng
ngần của cô gái Thái và nét
trang phục đặc trưng vốn có
từ lâu đời.

Áo dài là biểu tượng của người
phụ nữ Việt Nam. Áo dài mang
lại nét đẹp duyên dáng, đằm
thắm làm say lòng người của
người phụ nữ Việt. Bởi vậy đã
có biết bao nhà thơ, nhà văn hết
lời ca ngợi:
“Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay”

Bộ y phục của người Nùng được cắt may từ vải đen nhuộm chàm,
phần lớn chúng không có nhiều hoa văn và đường nét.

Thật không khó để nhận ra đây là
trang phục đặc sắc của người dân tộc Tày,
thực sự là một tác phẩm nghệ thuật, với sự
khéo léo, tỉ mỉ, tinh tế góp phần tô điểm cho
sắc phục dân tộc Việt Nam.
Không rõ tự bao giờ và từ đâu, màu
chàm đã trở thành màu truyền thống của
trang phục Tày, với vẻ đẹp giản dị, trang
nhã, hài hòa. Y phục cổ truyền thường mặc

quần áo nhuộm chàm đen, không thêu hoa
văn trang trí.
Trang phục Tày đa dạng hơn gồm
áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt
lưng, khăn đội đầu, hài vải, vòng cổ, vòng
tay, xà tích… bằng bạc, tạo vẻ đẹp khỏe
khoắn, duyên dáng của thiếu nữ Tày.
Trang phục dân tộc Tày mang đậm nét
bản sắc văn hóa độc đáo, đơn sơ, giản dị,
đẹp như tâm hồn, trái tim người Việt .

Hệ thống đường giao thông liên thôn, bản đã được bê tông hóa tại các thôn, bản giúp nhu
cầu đi lại, trao đổi thông thương hàng hóa của người dân được thuận lợi, dễ dàng.

Đời sống người dân chủ yếu vẫn trông chờ vào sản xuất nông nghiệp.
Được Đảng và nhà nước quan tâm hỗ trợ đời sống của nhân dân được đi lên.

Những ngôi nhà sàn mới đã được dựng lên, nhưng bản sắc dân tộc Thái nơi đây
vẫn luôn được gìn giữ

Những chiếc khăn piêu mộc mạc, đơn sơ nhưng chứa đựng đầy những nét tinh tế,
khéo léo mang đậm bản sắc dân tộc và đức tính cần cù nhẫn nại của người con gái
Thái.

Trong mâm cơm của người Thái có rất nhiều món ăn, mỗi món đều có hương vị đặc trưng
riêng và chúng còn hấp dẫn hơn bởi cách chế biến cầu kỳ, lạ mắt. Đặc trưng nhất là món
nướng bởi hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng làm mê hoặc lòng người. như món Rêu
nướng, cá nướng, thịt nướng gói lá, Thịt sáy khô, rau ban nộm, măng đắng đó là những
món ăn truyền thống của dân tộc Thái.


Dù cuộc sống vẫn luôn bận rộn theo nhịp đà công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất
nước nhưng người dân tộc Thái nơi đây vân giữ được bản sắc của dân tộc mình
được thể hiện qua đám cưới được ghi hình tại bản Co Mị xã Thanh Chăn


Xên bản là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc
Thái.Trong lễ hội này, dân bản tổ chức nghi lễ dâng hương các vị thần linh đã có
công khai sáng, xây dựng bản làng, Cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi
tốt, bà con dân bản ai cũng đều khỏe mạnh, cuộc sống được ấm no, hạnh phúc.Xên
bản là một trong những lễ hộicòn giữ được những nét văn hóa truyền thống của
dân tộc Thái.


Tài liệu tham khảo
-
Website google
-
Bài viết nhà báo Thanh Thảo
-
Phóng sự của Kim Oanh – Minh Tuân
-
Website Điện Biên Phủ online
-
Trang thông tin điện tử ảnh báo chí.org

×