Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống trong nuôi thương phẩm cá chình (anguilla marmorata) tại hà nội (giai đoạn 40 đến 150g)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 74 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG








HỒNG MINH TUYẾT







NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ THỨC ĂN ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG TRONG NUÔI THƯƠNG PHẨM
CÁ CHÌNH (Anguilla marmorata) TẠI HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 40 ĐẾN 150G)









LUẬN VĂN THẠC SĨ


















Nha Trang – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG









HỒNG MINH TUYẾT







NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ THỨC ĂN ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG TRONG NUÔI THƯƠNG PHẨM
CÁ CHÌNH (Anguilla marmorata) TẠI HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 40 ĐẾN 150G





CHUN NGÀNH: NI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 60 62 70




LUẬN VĂN THẠC SĨ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

: PGS. TS. LẠI VĂN HÙNG
TS. TRẦN ĐÌNH LN











Nha Trang – 2013
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng cam đoan rằng mọi gúp đỡ cho
việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và những thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2012
Người viết cam đoan


Hoàng Minh Tuyết




























ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, xin bày tỏ lòng biết ơn đối với trường Đại học Nha Trang, Viện nghiên

cứu Hải sản Hải Phòng, Ban giám đốc, phòng đào tạo đã tạo mọi điều kiện để cho tôi
được học tập, thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cán bộ hướng dẫn PGS.TS. Lại Văn Hùng và
TS. Trần Đình Luân đã tận tâm chỉ dẫn, động viên và cho tôi nhiều lời khuyên quý báu
trong quá trình tiến hành thí nghiệm và viết luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Trung tâm giống Thủy sản Hà Nội, ban giám đốc trung tâm,
các anh chị kỹ thuật viên đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tham gia thực hiện đề tài tại
cơ sở.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, lớp cao học nuôi trồng thủy sản 2010 đã nhiệt tình
giúp đỡ, động viên và góp nhiều ý kiến trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời
gian tiến hành thí nghiệm.

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2012
Người thực hiện

Hoàng Minh Tuyết











iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Đặc điểm sinh học của cá chình hoa 3

1.1.1. Hệ thống phân loại: 3

1.1.2. Đặc điểm hình thái 3

1.1.3. Đặc điểm sinh thái 4

1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 5

1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng 5

1.1.6. Đặc điểm sinh sản 6


1.2. Tình hình nuôi cá chình trên thế giới và Việt Nam 7

1.2.1. Trên thế giới 7

1.2.2. Ở Việt Nam 10

1.3. Tình hình nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá chình 13

1.3.1. Nhu cầu Protein 13

1.3.2. Nhu cầu Lipid 14

1.3.3. Nhu cầu Vitamin 15

1.3.4. Nhu cầu về chất khoáng 15

1.4. Thức ăn sử dụng trong nuôi cá chình 16

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18

2.2. Vật liệu nghiên cứu 18

2.3. Phương pháp nghên cứu 18

2.3.1. Bố trí thí nghiệm 18

iv


2.3.2. Chăm sóc và quản lý bể thí nghiệm 21

2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu 22

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 23

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24

3.1. Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường 24

3.1.1. Nhiệt độ 24

3.1.2. Hàm lượng oxy hòa tan (DO) 24

3.1.3. pH 25

3.2. Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chình 25

3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ lên tỷ lệ sống 25

3.2.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chình 26

3.2.3 Tỷ lệ sống của cá chình 27

3.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Chình 28

3.3.1. Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng 28

3.3.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chình 29


3.3.3. Tỷ lệ sống của cá chình 29

3.4. Tính hiệu quả kinh tế sơ bộ 30

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 32

A. Kết luận 32

B. Đề xuất ý kiến 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Nhu cầu chất khoáng trong thức ăn của cá chình Nhật Bản 15
Bảng 2.1: Công thức thức ăn cho từng thí nghiệm 19
Bảng 3.1: Biến động nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước trong thời gian thí nghiệm 24
Bảng 3.2: Biến động hàm lượng oxy hoà tan trong quá trình thí nghiệm 24
Bảng 3.3: Biến động của pH trong quá trình thí nghiệm 25
Bảng 3.4: Tăng trưởng về khối lượng của cá ở các nghiệm thức nuôi 25
Bảng 3.5: Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá qua các tháng nuôi 26
Bảng 3.6: Tỷ lệ sống của cá tại các mật độ nuôi 27
Bảng 3.7: Tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức nuôi 28
Bảng 3.8: Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá qua các tháng nuôi 29
Bảng 3.9: Tỷ lệ sống của cá ở các công thức thức ăn 29
Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế sơ bộ 30


















vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Hình dạng ngoài cá chình hoa 3
Hình 1.2: Vòng đời của cá chình hoa (A. marmorata) 7
Hình 2.1: Cá chình nuôi trong quá trình thí nghiệm 18
Hình 2.2: Hệ thống bể thí nghiệm 19
Hình 2.3: Chế biến thức ăn trong quá trình thí nghiệm 20
Hình 2.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 21
Hình 3.1: Khối lượng cá tăng lên qua các tháng nuôi 26
Hình 3.2: Tỷ lệ sống của cá khi kết thúc thí nghiệm 27
Hình 3.3: Khối lượng cá tăng lên qua các tháng nuôi 28
Hình 3.4: Tỷ lệ sống của cá khi kết thúc thí nghiệm 30
vii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CT1: Công thức thức ăn 1
CT2: Công thức thức ăn 2
CT3: Công thức thức ăn 3
KLBD: Khối lượng ban đầu
KLTL: Khối lượng tăng lên
MĐ1: Mật độ nuôi 1
MĐ2: Mật độ nuôi 2
MĐ3: Mật độ nuôi 3
TN: Thí nghiệm

















1


MỞ ĐẦU

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm
thủy sản (hàng năm tiêu thụ khoảng 25 - 30.000 tấn thủy sản). Với hơn 30 nghìn ha mặt
nước có khả năng nuôi trồng thủy sản trong đó có 6.700 ha ao hồ, 19.800 ha ruộng trũng
đã mở ra cho Hà Nội một tiềm năng lớn về diện tích để phát triển nuôi trồng thủy sản.
Trong những năm gần đây các đối tượng thủy đặc sản như cá trắm đen, cá lăng, cá chình
đã và đang được người nuôi quan tâm. Đặc biệt là cá chình với chất lượng thịt thơm ngon,
được nuôi khá phổ biến trên thế giới và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Cá chình là loài cá dữ thiên về ăn động vật là chính, trong tự nhiên thức ăn của cá là
tôm, cá con, động vật đáy nhỏ và côn trùng thủy sinh. Các mô hình nuôi cá chình được
thực hiện tại Hà Nội cho kết quả chưa cao do việc kiểm soát môi trường chưa chặt chẽ,
thức ăn chưa được cung cấp đầy đủ Trong đó kỹ thuật nuôi có vai trò quyết định đến
năng suất và hiệu quả nuôi. Nghiên cứu để chọn ra mật độ nuôi và thức ăn phù hợp cho cá
chình là rất cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện quy trình nuôi cá chình theo hướng thâm
canh nhằm đưa lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao cũng như tạo ra các sản phẩm có chất
lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Với mục tiêu đó tôi tiến hành thực hiện đề tài

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống trong
nuôi thương phẩm cá chình (Anguilla marmorata) giai đoạn 40 đến 150g tại Hà Nội”.

Mục tiêu: Góp phần hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm cá chình hoa theo
hướng thâm canh
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định mật độ phù hợp để nuôi thâm canh cá chình hoa trong hệ thống tuần
hoàn giai đoạn từ 40g đến 150g.
2. Đánh giá khẳ năng sử dụng thức ăn tự chế trong quy trình nuôi thâm canh cá
chình hoa giai đoạn từ 40 đến 150g.
Nội dung:

1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chình
giai đoạn 40-150g.
2

2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chình
giai đoạn 40-150g.
3. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế đối với việc sử dụng các loại thức ăn khác nhau
trong quá trình nuôi.






























3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Đặc điểm sinh học của cá chình hoa
1.1.1. Hệ thống phân loại:

Hình 1.1: Hình dạng ngoài cá chình hoa
Lớp: Osteichthyes
Phân lớp: Acfinopterygill
Bộ: Angguilliformes
Phân bộ: Anguilloidei
Họ: Anguillidae
Giống: Anguilla
Loài: A. marmorata
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Thân dài, dạng rắn, phía sau dẹp bên. Chiều dài đầu lớn hơn khoảng cách từ khe
mang đến khởi điểm vây lưng; bằng, lớn hoặc nhỏ hơn một chút với khoảng cách giữa
khởi điểm vây lưng và khởi điểm vây hậu môn. Mõm nhọn, chiều dài mõm lớn hơn chiều
rộng của đáy miệng. Miệng khá rộng, rạch miệng kéo dài về phía sau tới qua viền sau của
mắt. Răng trên xương gian hàm và xương lá mía tạo một dải rộng ở phía trước, hẹp dần ở
phía sau và kết thúc bởi đuôi nhọn. Răng trên xương hàm trên có khoảng trống giữa hàng
phía trong và phía ngoài. Dải răng trên xương lá mía kết thúc trước dải răng trên xương

hàm trên.
4

Khởi điểm vây lưng ở trước khởi điểm vây hậu môn, gần khe mang hơn hậu môn.
Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn liền với nhau. Cá có màu thẫm phía lưng, sáng màu
phía bụng.
1.1.3. Đặc điểm sinh thái
Cá chình hoa là loài cá có tính thích ứng rộng với độ mặn, cá có thể sống được ở nước
mặn, nước lợ, nước ngọt. Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày thường chui rúc
trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi khác.
Da và ruột cá có khả năng hô hấp, dưới 15
o
C chỉ cần giữ cho da cá ẩm ướt là có thể
sống được khá lâu. Trời mưa cá hoạt động rất mạnh, bò trườn khắp ao.
Cá chình là loài cá rộng nhiệt. Nhiệt độ từ 1 – 38
o
C cá đều có thể sống được, nhưng
trên 12
o
C cá mới bắt đầu ăn mồi. Nhiệt độ sinh trưởng là 13 – 30
o
C thích hợp nhất là 25 -
27
o
C (Nguyễn Đình Trung, 2004). Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng lớn tới lượng
thức ăn cá chình sử dụng. Đối với cá chình có trọng lượng từ 100 ÷ 200g/con, khi nhiệt
độ môi trường thấp hơn 18
o
C, lượng thức ăn mà chúng sử dụng ít hơn 2% khối lượng cơ
thể; từ 18 ÷ 23

o
C lượng thức ăn vào từ 2 ÷ 2,8%, tại nhiệt độ 23 ÷ 28
o
C lượng thức ăn cá
sử dụng là 2,8 ÷ 3,2% và trên 28
o
C lượng thức ăn giảm xuống còn từ 2 ÷ 2,8% khối
lượng cơ thể (Ngô Trọng Lư, 2000).
Hàm lượng oxy hòa tan (DO): Trong thủy vực DO có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động của cá chình. Hàm lượng oxy hoà tan trong nước yêu cầu phải trên 2mg/l, thích hợp
nhất cho cá sinh trưởng là 5mg/l. Các nghiên cứu về khả năng chịu đựng của cá chình đối
với hàm lượng oxy hòa tan là rất khác nhau. Theo Wantanabe (1989) khả năng chịu đựng
cực đại và cực tiểu của cá chình là 0,43mg/l và 11,2mg/l. Theo Inaba (1959) giá trị này là
0,06mg/l và 22,39mg/l. Theo Ikemoto giá trị cực tiểu và cực đại đối với hàm lượng DO là
0,74mg/l và 9,81mg/l, phụ thuộc vào nhiệt độ nước. Nhìn chung, cá chình thích sống ở
các thủy vực nước chảy, độ trong và hàm lượng oxy hòa tan cao.

Độ pH: Trong tự nhiên cá chình có thể sống ở môi trường có giá trị pH từ 4 ÷ 10,
pH thích hợp từ 6,5 ÷ 8,5. Giá trị pH thích hợp nhất cho cá phát triển là từ 7,0 ÷ 8,0
(Boestius, 1980; dẫn theo Chu Văn Công, 2006)
5

Ở Trung Quốc yêu cầu kỹ thuật của ao nuôi cá chình có giá trị pH từ 7,2 ÷ 8,5, ở
Nhật Bản giá trị pH từ 7,0 ÷ 9,0; pH dưới 7,0 bất lợi cho sinh trưởng của cá chình
(Atsuishi Usui, 1991)
Ánh sáng: Cá chình là loài sống đáy, chui rúc trong hang đá, hốc cây, vùi mình
xuống bùn cát. Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng, ban ngày chúng tìm nơi có ánh sáng yếu để
ẩn nấp, ban đêm mới ra kiếm mồi.
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng


Các kết quả cho thấy các loài cá chình trong giống Anguilla là những loài cá dữ ăn
động vật. Thành phần thức ăn của chúng bao gồm những loài trong các nhóm ngành động
vật như giun ít tơ, thân mềm, giáp xác, cá, lưỡng cư và một số loài động vật trên cạn khác
(Isao Matsui, 1979).
Cá chình sống ở các môi trường khác nhau chúng sử dụng thức ăn khác nhau. Cá
chình sống ở trong các ao, hồ ăn cá, côn trùng và giáp xác là chính. Cá chình sống ở vùng
nhiệt đới và ở biển thành phần thức ăn chủ yếu là giun đốt và cua, tôm, tép. Cá sống ở các
vùng biển chúng ăn cả bọn động vật da gai. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau thành
phần thức ăn của cá chình không giống nhau. Cá chình con khi mới nở đi vào vùng nước
cửa sông trong ruột và dạ dày của chúng có chứa một lượng đáng kể mùn bã hữu cơ. Ở
giai đoạn con giống, thức ăn chủ yếu của chúng là động vật phù du, như Neomysis;
Alona… Ở giai đoạn trưởng thành thức ăn chủ yếu của chúng là cá, tôm, và các loài động
vật đáy (Isao Matsui,1979).
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ tăng trưởng của cá chình sống trong tự nhiên được xác định là thấp hơn
nhiều so với các loài cá khác. Các ấu trùng và ấu thể của cá chình châu Âu phải mất 3
năm mới đến được cá thủy vực nội địa. Cá chình nuôi trong điều kiện nhân tạo thường có
tốc độ tăng trưởng khác nhau tùy theo điều kiện môi trường, mật độ nuôi và chất lượng
thức ăn. Sau 2 năm nuôi, cá đạt kích cỡ 50 - 200g. Nếu thức ăn tốt sau 1 năm nuôi kể từ
lúc vớt ngoài tự nhiên có thể đạt cỡ 4 - 6 con/kg.
Cá sinh trưởng chậm, nhất là cỡ từ 300g trở lên tốc độ sinh trưởng chỉ bằng 1/10 tốc
độ sinh trưởng của giai đoạn cá có trọng lượng 70 - 100g. Khi còn ở giai đoạn con non,
tốc độ sinh trưởng của cá trong đàn tương đương nhau, nhưng khi đạt chiều dài hơn 40cm
6

con đực lớn chậm hơn con cái. Trong kỹ thuật nuôi cá chình người nuôi phải thường
xuyên lọc phân cỡ cho cá để có biện pháp chăm sóc phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển.
1.1.6. Đặc điểm sinh sản
Cá chình là loài cá di cư, cá mẹ đẻ ở biển sâu, cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển,
cửa sông, vùng nước ngọt kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành, cá lại di cư ra biển sâu

để đẻ trứng.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, kích thước của cá chình đực và cá chình cái
có sự sai khác khá lớn. Cá chình cái phát triển nhanh hơn nhiều so với cá chình đực, và cá
chình cái sống trong nước ngọt lâu hơn trước khi quay trở lại biển để đẻ (Moriarty, 1986;
Naismith & Knights, 1988; Baras và etv, 1996).
Thông thường các cái thành thục sinh dục khi kích thước cơ thể đạt từ 40 – 80cm và
sau 7 – 8 năm tuổi. Các chỉ tiêu đó đối với cá chình đực là < 40cm và tuổi trung bình là 6
tuổi (White & Knights, 1997). Cá cái khi chín muồi sinh dục có tỷ lệ mỡ trong cơ thể rất
lớn, chiếm khoảng 20,35% trọng lượng cơ thể, để cung cấp năng lượng cho sự di cư ra bãi
đẻ (Larsson và evt., 1990) (Knights B.White E., 1998).
Mùa vụ đẻ trứng của cá chình ở khu vực châu Á bắt đầu vào mùa xuân và kết thúc
vào giữa hè (Isao Matsui, 1979). Cả hai quá trình đẻ trứng và nở của cá chình phải thực
hiện ở vùng biển có độ sâu 400 – 500m, nhiệt độ nước 16 – 17
o
C và độ mặn trên 35‰
(Atsushi Usui,1991). Cá cái đẻ một lần trong năm. Một cá cái có thể đẻ từ 7-13 triệu trứng.
Trứng của cá chình thuộc loại trứng trôi nổi, có đường kính gần 1mm. Cá bột khi mới nở
ra bơi lên tầng trên từ từ cho đến khi cách mặt nước 30 cm thì chúng dừng lại và sống ở
đó (Isao Matsui,1979).
Cá con mới lớn có hình lá liễu, sau 1 năm mới trôi dạt vào cửa sông. Trải qua nhiều
biến thái hình thành cá chình hương màu trắng, cá ngược dòng sắc tố đen tăng dần thành
màu đen. Vòng đời của cá chình hoa được minh họa trong hình 2.

7















Hình 1.2: Vòng đời của cá chình hoa (A. marmorata)
1.2. Tình hình nuôi cá chình trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Các loài cá chình trong giống Anguilla là đối tượng có giá trị dinh dưỡng cao, chất
lượng thịt thơm ngon được người dân ở nhiều nước trên thế giới ưa chuộng và coi cá
chình như “nhân sâm ở dưới nước” [2]. Nhiều nước trên thế giới đã đầu tư nuôi rất mạnh
đối tượng này như: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Hà Lan, Đan
Mạch… Trong các loài cá chình hiện nay thì loài A. japonica và A. anguilla được nuôi
khá phổ biến.
Cá chình đực thường phát triển chậm hơn cá chình cái. Sự khác biệt này thể hiện rõ
khi cá đạt kích cỡ từ 30 cm trở lên. Đối với cá chình Nhật (A. japonica) vào giai đoạn
thành thục cá chình đực có khối lượng (70 gam/con), dài (30-35 cm); cá chình cái có khối
lượng từ (300-350 gam/con), chiều dài (57-60 cm).
Trong điều kiện nuôi nhân tạo cá chình thường có tốc độ tăng trưởng khác nhau tuỳ
theo mật độ nuôi, điều kiện môi trường, chất lượng thức ăn và kỹ thuật nuôi. Ở Nhật Bản
cá chình nuôi thương phẩm sau 18 tháng tăng từ 160-180 g/con (9-10 g/con/tháng) [9].
Khi môi trường đảm bảo ổn định nhiệt độ (nhà kính), cá chình nuôi có khối lượng ban đầu

8

(20 g/con), sau 1 năm có thể đạt kích cỡ 150-200 g/con. Cá cùng kích thước đó được nuôi
ở Đài Loan chỉ cần thời gian là 8-10 tháng có thể đạt 18-25g/con/tháng [1].

Trên thế giới, cá chình được coi là một món ăn bổ dưỡng, cao cấp. Các nước Tây Âu
và Nhật Bản là thị trường tiêu thụ cá chình mạnh nhất thế giới [1].
Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của nghề nuôi cá chình ở Nhật làm thức
dậy mối quan tâm của các nhóm, các cơ sở nuôi cá thâm canh ở các nước châu Âu, đặc
biệt là Ý, Đức, Pháp. Tuy nhiên, do những hạn chế về điều kiện khí hậu, nhiệt độ môi
trường thường quá thấp, nên diện tích và quy mô nuôi ở khu vực này còn phát triển rất
chậm. Từ Nhật Bản nghề nuôi cá chình đã lan rộng ra một số nước như Đài Loan, Hàn
Quốc, Trung Quốc. Đài Loan đã học nghề nuôi cá chình từ Nhật, nghiên cứu ứng dụng
lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1952. Sau đó nuôi cá chình thương phẩm quy mô
nhỏ đã được tổ chức thực hiện vào năm 1958. Nuôi cá chình trong các trang trại với quy
mô lớn được thực hiện vào năm 1964. Đến năm 1964 tổng diện tích nuôi cá chình của Đài
Loan xấp xỉ 3000 ha.
Trung Quốc nghề nuôi cá chình phát triển chậm hơn so với các nước khác trong khu
vực. Tuy nhiên, do nhu cầu của thị trường cũng như nguồn lợi về con giống rất lớn, nên cá
chình đã được chú ý nuôi rất mạnh. Các hình thức nuôi đã được nghiên cứu cải tiến cho
phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Ban đầu, cũng như Đài Loan, Trung Quốc đã du
nhập kỹ thuật nuôi cá chình của Nhật vào nuôi thử nghiệm.
Vào những năm 80 – 90 của thập kỷ XX, Trung Quốc đã thành công kỹ thuật nuôi cá
chình trong ao đất, giúp cho nghề nuôi cá chình trong ao đất ở Trung Quốc phát triển
nhanh chóng, giảm giá thành và cạnh tranh được với Đài Loan.
Nuôi cá chình cũng được thực hiện ở Mỹ. Tuy nhiên do nhu cầu của người dân
không cao, nguồn lợi tự nhiên khá phong phú và ổn định nên số lượng các trang trại nuôi
cá chình ở Mỹ chỉ vào khoảng 50 trang trại. Kỹ thuật nuôi du nhập từ bên ngoài, đặc biệt
là Nhật.
Ở New Zealand, cá chình đang được nuôi thử nghiệm bởi nghề cá New Zealand và
trường đại học Victoria, bang Wellington. Mục đích chính của chương trình là làm thế nào để
khai thác ổn định một cách tối đa nguồn lợi, thúc đẩy nghề nuôi cá chình phát triển và nghiên
9

cứu thêm đặc điểm sinh học của các loài cá chình New Zealand. Hoạt động nuôi cá chình ở

Australia nằm trong giai đoạn thử nghiệm và không có nhiều thông tin về lĩnh vực này.
Nuôi cá chình ở các nước Đông Nam Á và Nam Á được biết là không phát triển. Lý
do của sự không phát triển này là người dân ở các nước này còn nghèo, bữa ăn của họ còn
thiếu nhiều protein nghiêm trọng, như vậy việc nuôi cá chình đồng nghĩa với việc cạnh
tranh nguồn thức ăn protein của người. Hơn nữa, do mức sống của người dân ở đây còn rất
thấp nên họ không có điều kiện để ăn những loại thực phẩm cao cấp như cá chình. Chính
do những quan điểm đó mà đến nay những nghiên cứu ứng dụng cho việc phát triển nuôi
cá chình ở đây thật sự chưa được quan tâm đúng mức.
Trên thế giới hiện nay có 4 nước phát triển nghề nuôi cá chình mạnh nhất là Nhật
Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước khác sản lượng không đáng kể.
Nhật Bản là nước có nghề nuôi cá chình phát triển và có nhiều kinh nghiệm nhất
trong nghề này. Các trang trại nuôi cá chình ở Nhật chủ yếu áp dụng hình thức nuôi nước
tĩnh và nguồn nước chủ yếu sử dụng là nước ngầm. Theo kết quả thống kê năm 1988 cho
thấy, diện tích ao nuôi cá chình ở Nhật đạt 1.036,7 ha và năng suất trung bình là 7 tấn/ ha.
Ở Đài Loan nghề nuôi cá chình phát triển muộn hơn so với Nhật, nhưng với các điều
kiện thuận lợi (nguồn cá giống, nhiệt độ môi trường cao, nhân công rẻ…) nên chỉ trong
vòng 30 năm đã phát triển vượt qua cả Nhật Bản về lĩnh vực này. Đến năm 1987, Đài
Loan đã đứng đầu thế giới về sản lượng cá chình nuôi (424.890 tấn), tổng diện tích nuôi
vào khoảng 2930 ha, năng suất trung bình là 14.5 tấn/ha [1].
Theo số liệu thống kê của cục nghề cá Đài Loan, trong tất cả các mặt hàng thuỷ sản
nuôi cá chình có sản lượng đứng thứ 3 sau tôm sú (78.548 tấn/năm) và cá rô phi (50.984
tấn/năm). Tuy nhiên, khi so sánh về tổng doanh thu thì cá chình lại chiếm vị trí hàng đầu
(12.230.887 nghìn Đài tệ), tiếp sau đó mới là tôm sú (11.233.106 nghìn Đài tệ).
Hệ thống nuôi: hiện nay trên thế giới có 2 phương thức nuôi là nuôi ao nước tĩnh và
nuôi ao nước chảy. Nuôi cá chình trong nhà kính với hệ thống nước chảy tuần hoàn và cấp
nhiệt độ chủ động đã được thực hiện ở các nước Châu Âu đã đưa lại kết quả tốt.
Các loài cá chình nuôi phổ biến hiện nay: có 6 loài cá chình được nuôi trên thế giới
là: A. anguilla, A. japonica, A. rostrata, A. celebesencis, A. bicolor pacifica, A. marmorata.
10


Ở Nhật và Đài Loan thì cá chình Nhật (A. japonica) là loài được nuôi chính và tiếp
theo đó là cá chình Châu Âu (A. anguilla). Loài cá chình hoa (A. marmorata) tuy không
được phân bố nhiều ở Đài Loan nhưng do giá trị cao nên vẫn được nuôi với quy mô nhỏ ở
một số vùng [43].
Do hiện nay nuôi với mật độ quá lớn, thành phần thức ăn không đầy đủ chất dinh
dưỡng đã làm cho dịch bệnh tấn công nhiều. Quản lý dịch bệnh đã được các nhà khoa học
và người sản xuất quan tâm nhưng hiện nay vẫn chưa giải quyết được triệt để.
Việc kết hợp nuôi trồng thủy sản với trồng cây trong nước để sản xuất cá và cây
trong một hệ thống kín. Aquaponics được thiết lập và triển khai rất tốt, đặc biệt ở Hoa Kỳ
và tại Đại học Virgin Island (Croix, Hoa Kỳ, Đảo Virgin). Nuôi cá kết hợp với trồng rau
(Aquaponic) có thể trở thành một phần quan trọng trong quá trình sản xuất thực phẩm và
quá trình phát triển bền vững. Ở Hoa Kỳ và Austrailia, hệ thống aquaponic đang được áp
dụng trong các dự án nông nghiệp đô thị [8]. Việc triển khai Aquaponic trong quá trình
sản xuất thủy sản đã giúp cho người dân Austrailia phát triển nuôi cá thâm canh cao, đồng
thời qua việc dùng dễ cây để hấp thụ chất dinh dưỡng trong nước đã giúp cho việc giảm sử
dụng các hóa chất trong quá trình nuôi trồng thủy sản, tiết kiệm nguồn nước, có thêm
nguồn rau cho động vật hoặc con người có thể trực tiếp sử dụng.
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cá chình được nghiên cứu từ những năm đầu thập kỷ 30, nhưng các
công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc công bố thành phần loài, đặc điểm phân loại của
chúng. Năm 1934, Chevey đã nghiên cứu và công bố ở miền Trung Việt Nam có 2 loài cá
chình: A. elphinstonei và A. australis. Năm 1937, Chevey và Lemsson xác định ở vùng
Bắc Bộ có cá chình Nhật A .japonica. Mẫu cá được các ông thu về sông Hồng năm 1935
[54]. Tuy nhiên, hiện nay theo các kết quả điều tra cho thấy không còn bắt gặp loài này ở
sông Hồng nữa [5].
Năm 1974 Orsi đã xác định được 4 loài ở vùng biển Việt Nam: A. elphinstonei, A.
japonica, A. marmorata, A. bicolor pacifica. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu
Phụng, Nguyễn Nhật Thi (1994) trong Danh Mục Cá Biển Việt Nam xác định có 3 loài là:
A. japonica, A. marmorata, A. celebesensis. Võ Văn Phú, Lê Văn Miên (1997) đưa ra
trong danh sách khu hệ cá của đầm phá Thừa Thiên- Huế 2 loài A. bicolor pacifca và A.

11

marmorata. Vũ Trung Tạng (1999) công bố ở đầm Trà Ổ gồm có 3 loài: A. marmorata, A.
bicolor pacifca, A. bornessnsis. Nguyễn Hữu Phụng (2000) đã xác định có 5 loài cá chình
thuộc họ Anguillidae: A. japonica phân bố ở miền Bắc (sông Hồng); A. marmorata, A.
nebulosa, A. bicolor pacifica, A. celebesensis phân bố ở khu vực miền Trung từ khu vực
Hà Tĩnh đến Khánh Hoà.
Một số nhà nghiên cứu ngư loại khác như Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực đã xác
định ở nước ta hiện nay có 4 loài cá chình trong giống Anguilla, đó là: A. bicolor pacifca,
A. marmorata, A. bornessnsis, A. japonica. Kết quả xác định thành phần này cũng được
xác nhận bởi Hoàng Đức Đạt và Võ Văn Phú.
Nghiên cứu về sự phân bố của các loài cá chình trong giống Anguilla cho thấy, sự
phân bố của cá chình từ khu vực phía nam tỉnh Hà Tĩnh (sông Ngàn Phố) trở vào, các khu
vực khác ở phía bắc rất hiếm. Khu vực cá chình phân bố nhiều và có ý nghĩa kinh tế trong
khai thác tự nhiên tập trung ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hoà. Cá chình tập trung
nhiều ở khu vực này có thể vì biển ở đây có các dòng hải lưu chạy sát gần bờ tạo điều kiện
thuận lợi cho các ấu thể từ vùng biển mà cá đẻ trứng tiếp cận vào sát bờ. Đồng thời khu
vực này có nhiều vũng, vịnh, đầm phá nước lợ là môi trường chuyển tiếp phù hợp cho cá
con xâm nhập vào các cửa sông để đi lên các sông, suối, ao hồ.
Năm 2000, Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản I (Bắc Ninh) thực hiện đề tài
“Nghiên cứu thử nghiệm nuôi cá chình Nhật (A. japonica) ở khu vực miền Bắc Việt Nam”
được triển khai với nguồn giống và thức ăn nhập từ Trung Quốc. Kết quả thử nghiệm cho
thấy cá chình Nhật có thể sống và phát triển khá tốt trong ao đất, nhưng hệ số sử dụng
thức ăn còn cao [1].
Nghề nuôi cá chình ở Bình Định và Phú Yên bắt đầu vào năm 2000. Loài nuôi chủ
yếu là cá chình hoa (A. marmorata) và cá chình mun (A. bicolor pacifica) trong đó cá
chình hoa chiếm 90-95%. Bao gồm các hình thức nuôi trong lồng, trong ao hoặc bể xi
măng với thức ăn chủ yếu là cá tạp, tôm tép. Năm 2004 được sự hỗ trợ của hợp phần
SUFA, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III thực hiện đề tài ”Nghiên cứu xây dựng
qui trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chình (A. marmorata) tại miền Trung” do Thạc sĩ

Chu Văn Công làm chủ nhiệm. Kết quả nuôi trong ao đất với mật độ 2-4 con/m
2
, tỷ lệ
sống đạt 51-57%, năng suất 4,5 tấn/ha.

12

Năm 2001 người dân Phú Yên cũng đã tiến hành nuôi cá chình trong lồng trên sông,
thời kỳ cao điểm có trên 200 lồng. Đối tượng cá chình được nuôi gồm 2 loài là cá chình
bông (A.marmorata), cá chình mun (A. bicolor pacifica). Tuy nhiên, do nắng hạn kéo dài
cá bị chết hàng loạt làm thiệt hại lớn về kinh tế, nên đến tháng 12 năm 2001 Phú Yên chỉ
còn khoảng 20 – 30 lồng nuôi. Ở Huế, trại cá Cư Chánh đã nuôi thử nghiệm trong bể xi
măng. Năm 2008, 2009 đã có nhiều người nuôi cá chình ở Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh và
một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và nghề này đã cho người nuôi cá chình có những
thu nhập khá cao so với những loài cá khác. Cho đến nay thì nghề nuôi cá chình đã được
mở rộng nuôi ở nhiều nơi nhưng năng suất vẫn chỉ đạt 8-10 tấn/ha. Tuy nhiên với giá cá
thương phẩm giao động trong khoảng 200-250 ngìn đồng/kg người nuôi vẫn có lãi 400-
500 triệu/ha.
Ở Vũng Tàu việc Trung tâm khuyến ngư xây dựng thành công mô hình nuôi cá
chình, hoàn thiện quy trình nuôi đã nhân rộng mô hình ra cho người dân đến nay đã có
nhiều hộ chuyển từ nuôi cá truyền thống sang nuôi cá chình mang lại hiệu quả cao. Đặc
biệt đã có nhiều người trở thành tỷ phú nhờ nuôi cá chình như ông Võ Văn Linh ở ấp 3,
xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đầu tư nuôi cá
chình và trở thành tỷ phú.
Ở Nghệ An, từ thành công của mô hình trình diễn nuôi cá chình thương phẩm trong
bể xi măng năm 2009, đến nay nhiều huyện, thị đã phát triển mạnh nghề nuôi này, xuất hiện
nhiều điển hình như: ông Nguyễn Xuân Thành, xóm 4 xã Quỳnh Hưng với viện tích nuôi
5.00 m
2
ao, nuôi mật độ 1 con/m

2
, nuôi bằng thức ăn cá tạp, sau 10 tháng nuôi với tỷ lệ
sống 70 %, thu lãi gần 80 triệu đồng, hay anh Trần Đình Hoàn, xóm 5, xã Diễn Yên huyện
Diễn Châu, với diện tích nuôi 1.000 m
2
ao, nuôi trong 10 tháng, tỷ lệ sống đạt 80%, thu lãi
hơn 100 triệu (Báo cáo tổng kết chương trình NTTS nước ngọt của Sở NN&PTNT, 2010).
Tại Hà Nội hiện nay việc nuôi cá chình còn chưa có nhiều mô hình nuôi được xây
dựng. Năm 2009 Chi cục Thủy sản Hà Nội kết hợp với phòng Kinh tế huyện Thanh Trì đã
xây dựng mô hình nuôi cá chình trong ao đất với diện tích nuôi 1000m
2
, mật độ nuôi là
2con/m
2
. Trong thời gian năm 2009 cá phát triển khá tốt đạt cỡ trung bình 250g/con. Kết
quả mô hình năm 2010 cỡ cá trung bình đạt 450g/con. Tuy nhiên qua đánh giá chung thì
việc quản lý chăm sóc đàn cá nuôi không tốt: kiểm soát môi trường nuôi, không chuẩn bị
13

đủ thức ăn cho cá, thất thoát cá do kết cấu bờ ao kém đã dẫn đến kết quả mô hình nuôi
không đạt như mục tiêu đặt ra. Cho đến nay trên địa bàn ngoài Bắc việc đưa con cá chình
vào nuôi hầu hết vẫn chưa có nhiều.
Tuy nhiên để đưa nghề nuôi cá chình theo hướng phát triển nuôi công nghiệp, năng
suất cao và bền vững thì cần phải có những nghiên cứu để đưa mô hình nuôi ngày một
hoàn thiện hơn.
1.3. Tình hình nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá chình
Cá chình thuộc giống Anguilla đều là những loài cá dữ, tính ăn của chúng thay đổi
tùy từng giai đoạn phát triển. Để phát triển và duy trì các hoạt động sinh lý bình thường,
cá chình cần phải được cung cấp protein, muối khoáng, vitamin và các nguồn năng lượng
khác. Về cơ bản các chất dinh dưỡng cung cấp cho việc nuôi cá chình đều được lấy từ

thức ăn. Sự thiếu hụt của một hay một vài chất dinh dưỡng khác nhau sẽ dẫn đến tỷ lệ tăng
trưởng giảm, cá dễ bị bệnh và có thể bị chết (Atsuishi, 1991; Berg, 1990; Nguyễn Phi
Nam, 2003).
Theo mạng lưới ngư nghiệp phương Nam của Trung Quốc (2006) thì hầu hết các trại
nuôi cá chình của Trung Quốc đều sử dụng thức ăn dạng bột cho cá chình do Nhật sản xuất,
lúc cho ăn thì bổ sung thêm dầu và nước. Khi cho ăn thì trộn đều thành bột nhão dính và thả
vào sàng cho ăn cố định. Sử dụng loại bột này có ưu điểm là dễ luyện ăn nhưng thức ăn bột
nhão lại không chịu được nước dễ tan trong nước và làm cho nước bị ô nhiễm.
1.3.1. Nhu cầu Protein
Protein là vật chất hữu cơ chủ yếu xây dựng nên các tổ chức mô của cá cũng như
của động vật, protein chiếm khoảng 60 ÷ 70% tổng số vật chất khô của cơ thể. Cá sử dụng
protein để đáp ứng nhu cầu amino acid. Nhu cầu protein của cá chình cao hơn so với các
loại cá nước ngọt khác. Theo Nose và Arai (1972), tiến hành nghiên cứu nhu cầu protein
đối với cá chình Nhật Bản là 45,5%.
Arai và ctv (1986) xác định nhu cầu protein cho cá chình châu Âu (nguồn protein là
casein) là 30%. Degani và ctv (1985) kiểm tra tỷ lệ khác nhau giữa bốn nguồn protein và
các mức protein khác nhau, chỉ ra rằng hàm lượng 45% protein trong khẩu phần thức ăn
của cá chình giống châu Âu đạt đến mức sinh trưởng cao nhất. Nhu cầu protein của cá
chình cao (450g protein/1kg thức ăn khô), cao hơn so với những loài cá nước ngọt khác.
14

Spannhof và Kuhne (1977) đã báo cáo rằng khẩu phần có chứa 48% protein thô, 22% chất
béo và 18% tinh bột ngũ cốc là hiệu quả nhất trong bảy hỗn hợp khác nhau được sử thử
nghiệm trong việc thúc đẩy tăng trưởng của cá chình châu Âu cỡ 70 – 90g.
Hàm lượng protein trong thức ăn nuôi cá chình khác nhau ở từng giai đoạn phát triển,
cá chình kính và cá chình đen hàm lượng protein thô trên 49%, cá chình giống là 47%, cá
chình trưởng thành là 45% trở lên (Wu, 2002).
Higuera (1989) đã tiến hành thí nghiệm trên cá chình cỡ 40g và nuôi ở nhiệt độ 25
o
C

trong 60 ngày với các công thức thức ăn sử dụng có hàm lượng protein khác nhau (35, 40,
45, 50 và 55%). Protein sử dụng từ 2 nguồn là thịt cá trắng và bột cá trích, theo dõi thử
nghiệm riêng biệt. Kết quả, thức ăn bằng thịt cá trắng tốt hơn từ bột cá trích ở tất cả các hàm
lượng protein khác nhau thể hiện qua tăng trưởng của cá và mức độ tiêu hóa. Với cả 2
nguồn protein trên, lượng protein tối ưu hàng ngày cho cá tăng trưởng tối đa là 1,4g/100 con.
1.3.2. Nhu cầu Lipid
Lipid được coi là chất dinh dưỡng quan trọng thứ 2 trong thức ăn của cá (Cho,
1985; Cowey, 1985). Tùy theo các loài cá khác nhau mà nhu cầu lipid trong thức ăn cũng
khác nhau. Hàm lượng lipid trong thức ăn nuôi cá biến động trong khoảng 2,5 – 15% (Isao,
1979). Hàm lượng lipid trong thức ăn cho cá chình châu Âu (A. anguilla) là 3 – 5% (Pillay,
1995); cá chình Nhật (A. japonica) là 4% (Atsuishi, 1991).
Theo Runge và ctv (1987), nhu cầu acid béo của cá chình với họ acid béo 18:n-6 và họ
20:4n-6 đều là 0,5% khối lượng thức ăn và không cần nhiều các họ acid béo 18:3n-3, 20:5n-
3 và 22:6n-3. Do đặc điểm phải tích tụ năng lượng cho quá trình di cư sinh sản nên hàm
lượng lipid trong cá chình rất cao. Theo Tekeuchi và ctv (1980), việc cung cấp bổ sung acid
béo 18:3n-3 thì sẽ làm tăng hiệu quả chuyển đổi thức ăn, làm tăng tốc độ sinh trưởng.
Theo Gallego và ctv (1993) thì nuôi cá chình châu Âu cho kết quả tốt nhất khi sử
dụng thức ăn có thành phần protein 30%, chất béo 20%, tỷ lệ protein/năng lượng là
16,10g/MJ năng lượng thô so với tổng năng lượng là 19,0 MJ/kg. Xu hướng chung cho
thấy tỷ lệ protein/năng lượng giảm dần đến giá trị là 16,10g/MJ thì tốc độ sinh trưởng của
cá chình tăng, hệ số chuyển đổi thức ăn giảm, hiệu suất sử dụng protein trong thức ăn
cũng được cải thiện.

15

1.3.3. Nhu cầu Vitamin
Vitamin có vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng động vật. Vitamin tham gia vào
hệ thống enzym và biến dưỡng, thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau và giúp cơ thể khãng
bệnh và duy trì các hoạt động trao đổi chất (New, 1987). Trong thức ăn cho cá chình được
bổ sung một lượng vitamin cần thiết. Hàm lượng vitamin trong thức ăn ở mỗi khu vực đều

khác nhau, từ 1÷10%. Ở Nhật Bản, hàm lượng vitamin bổ sung cho cá chình thay đổi theo
nhiệt độ môi trường nước. Khi nhiệt độ thấp hơn 18
o
C lượng vitamin bổ sung là 5%,
nhung khi nhiệt độ trên 18
o
C lượng vitamin bổ sung là 10% (Atsuishi, 1991).
Theo nghiên cứu của Arai và các ctv (1972) đối với cá chình Nhật Bản, sự thiếu hụt
acid nicotinic sẽ dẫn đến khả năng tiêu thụ thức ăn giảm, tốc độ tăng trưởng chậm, sự
không bình thường trong hoạt động di chuyển bơi lội và điều hòa áp suất thẩm thấu. Sau
10 tuần nuôi thì dừng phát triển, sau 14 tuần nuôi da bị xám đen lại và viêm loét. Còn
theo Yamakawa và các ctv (1975), thì cá chình Nhật Bản nếu thiếu hàm lượng vitamin E
trong thức ăn cá sẽ giảm ăn đồng thời giảm tốc độ sinh trưởng do đó hàm lượng vitamin E
yêu cầu tối thiểu là 200 mg/kg thức ăn khô.
1.3.4. Nhu cầu về chất khoáng
Chất khoáng là những nguyên tố hóa học cần thiết để xây dựng nên cơ thể và tham
gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể động vật. Chất khoáng có vai trò như là chất
xúc tác đối với các enzyme hormone và protein. Ngoài ra chất khoáng còn có vai trò điều
hòa áp suất thẩm thấu. Căn cứ vào hàm lượng nhiều hay ít các loại chất khoáng trong cơ
thể động vật có thể chia thành những nguyên tố thông thường hoặc nguyên tố vi lượng.
Cá chình Nhật Bản yêu cầu trong hàm lượng tối thiểu trong khẩu phẩn thức ăn
170mg/kg.
16

Bảng 1.1. Nhu cầu chất khoáng trong thức ăn của cá chình Nhật Bản
(Arai và Nose, 1979)
Chất khoáng Nhu cầu hàm lượng
Ca 300mg ÷3g
P 6g
Mg 400 ÷ 700 mg

Fe 170mg
Se 0,3 ÷ 0,5 mg

1.4. Thức ăn sử dụng trong nuôi cá chình
Các nghiên cứu về dinh dưỡng của cá chình đặc biệt là cá chình hoa nhằm tìm ra
loại thức ăn thích hợp còn rất ít và chủ yếu dựa trên một số nghiên cứu trên cá chình châu
Âu hay cá chình Nhật.
Theo thí nghiệm số 80/2 của Chiristoph Meske (1985), thực hiện trên cá chình châu
Âu giai đoạn bột, trung bình 0,3g/con. Thí nghiệm được thực hiện trong 114 ngày với 4
loại thức ăn là naupilus của Artemia shrimp, cá chép tươi xay, trùn chỉ và thức ăn hỗn hợp.
Thí nghiệm chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 2 tháng, mỗi thí nghiệm lặp lại 2
lần và nuôi 100 con trong bể kính 20 lít.
Kết quả của giai đoạn 1 cho thấy chỉ có nhóm cho ăn trùn chỉ tăng trọng lượng
(+156,64%). Cá trong các lô khác đểu giảm khối lượng.
Ở giai đoạn 2 cũng cho kết quả tương tự đối với nhóm cá ăn trùn chỉ như ở thí
nghiệm 1 là 422,34%, nhóm kế tiếp cũng có tốc độ tăng trưởng cao là nhóm cho ăn trùn
chỉ (giai đoạn 1) và sau đó cho ăn thức ăn tổng hợp (giai đoạn 2) với 189,9%.
Nước ta trong những năm gần đây việc nghiên cứu sản xuất thức ăn trong nuôi trồng
thủy sản cũng được quan tâm tuy nhiên hiện chưa có kết quả chính thức nào nhằm giải
quyết thức ăn nuôi cá chình. Quá trình ương cá giống thường sử dụng trùn chỉ kết hợp với
thức ăn nhập từ Đài Loan và Trung Quốc. Giai đoạn nuôi cá thịt thường cho ăn cá tạp và
phụ phế phẩm từ các cơ sở chế biến thủy sản hoặc nhà máy thực phẩm.
Chu Văn Công (2005) đã thử nghiệm nuôi cá chình trong ao đất và trong bể xi măng
bằng 3 loại thức ăn tự chế với hàm lượng protein là 14,80%; 38,25%; 44,49% trong 4

×